29 C
Nha Trang
Thứ ba, 5 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 140

Vì sao chủ nghĩa nhà nước thất bại

Featured Image: Pixabay

 

000_Par6889709-305.jpg
Tấm biển ghi “Có Những Lựa Chọn Thay Thế Cho Chủ Nghĩa Tư Bản” tại các cuộc biểu tình bên ngoài nhà thờ St Paul ở London, ngày 25 tháng 2, năm 2012. (AFP photo)

Các quốc gia từng thiết lập và theo đuổi chủ nghĩa tư bản từ nhiều thế kỷ đều bị suy yếu về kinh tế, ngược lại, một số quốc gia đang phát triển hình như đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước và đạt kết quả kinh tế tốt đẹp hơn, với vai trò trọng yếu hơn của nhà nước. Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề về lý luận và thực tế này với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do và sau đây là phần giải đáp khá bất ngờ của ông.

“Liên minh của sự sợ hãi”

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, từ hơn trăm năm nay, người ta cứ nghe nói đến sự tiêu vong tất yếu của tư bản chủ nghĩa theo các lý luận phổ biến nhất của Karl Marx hay những người tự xưng là “Mác-xít”. Sự thật thì các nước đi theo chủ nghĩa tư bản đều phát triển mạnh và thường xuyên cải tiến hay điều chỉnh sau mỗi đợt khủng hoảng. Trong khi ấy, giải pháp tập trung quản lý theo kế hoạch của nhà nước lại thất bại và các nước cộng sản đều bị khủng hoảng và chế độ chính trị sụp đổ, đó là biến cố long trời lở đất đã xảy ra hai chục năm trước tại Liên bang Xô viết và các nước Cộng sản Đông Âu.

Thế rồi, sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hàng loạt quốc gia tiên tiến trong khối tư bản lại bị khủng hoảng kinh tế, như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Âu Châu. Trong khi đó, các nước đang phát triển mà áp dụng một hình thái tư bản chủ nghĩa khác, với vai trò chủ đạo về lý luận và lãnh đạo về quản lý của nhà nước, lại đạt thành quả ngoạn mục hơn. Vì vậy, người ta mới nói đến hình thái tư bản nhà nước như một giải pháp phát triển hấp dẫn, nhất là cho các nước nghèo. Vì các vấn đề khá cơ bản về lý luận lẫn thực tế, chúng tôi xin đề nghị là kỳ này, chúng ta sẽ cùng trao đổi về việc đó để làm sáng tỏ một số điểm. Ông nghĩ sao về đề nghị này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài hấp dẫn và cần thiết, nhất là để làm sáng tỏ một số ngộ nhận về lý luận. Cũng xin nói ngay từ đầu là tôi vẫn sẽ nói ngược để ngợi ca tư bản chủ nghĩa! Vấn đề là cần hiểu rõ về định nghĩa và thống nhất là ta đang nói về chuyện gì.

Trước hết, trên thế giới hiện nay, chúng ta đã thấy xuất hiện một “liên minh của sự sợ hãi”, giữa một số quốc gia đang nổi lên mà đứng đầu là Trung Quốc. Theo sau là Liên bang Nga cùng vài chế độ độc tài khác, như Bắc Hàn, Iran, Syria, Venezuela và cả Việt Nam. Các quốc gia này có thể viện dẫn một số thành quả kinh tế nhất định để chứng minh rằng lãnh đạo có lý lẽ chính đáng khi cầm quyền một cách tuyệt đối. Cái lẽ chính đáng ấy có thể là đà tăng trưởng cao hoặc sự ổn định chính trị khiến nhà nước lấy được nhiều quyết định cần thiết mà có lợi cho người dân. Sự thật lại hơi khác vì đấy là một liên minh thực tế của các chế độ bất ổn và đang sợ bị sụp đổ. Nhưng nhiều người lại không thấy ra sự thể khách quan này vì một ngộ nhận khác.

Vũ Hoàng: Ông vừa muốn ngợi ca chủ nghĩa tư bản lại vừa nói đến sự bất ổn và thậm chí sợ hãi của một số quốc gia đang có cái vẻ ổn định hoặc đã đạt một số thành tích kinh tế. Chúng ta sẽ trở lại chuyện này. Nhưng ông cũng nói đến một ngộ nhận khác. Thưa ông, ngộ nhận đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngộ nhận đó là các nước tư bản đều đang bị khủng hoảng và đây là sự khủng hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản mình đã từng nghe nói đến từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lenin. Nói vắn tắt thì người ta lầm tưởng rằng sau khi chế độ tập trung quản lý bằng kế hoạch nhà nước bị sụp đổ cùng hệ thống tổ chức cộng sản, nhiều quốc gia khôn ngoan áp dụng phương pháp tư bản nhưng theo định hướng của nhà nước và chế độ tư bản nhà nước mới là giải pháp. Sự lầm lẫn ở đây nằm trong định nghĩa sai lạc về tư bản chủ nghĩa rồi sự ngộ nhận còn tai hại hơn, đó là ưu thế không hề có của chế độ tư bản nhà nước. Nó chỉ là chế độ “tư bản thân tộc” của tay chân nhà nước, một chế độ bất công và không bền.

000_DV1068833-200.jpg
Một người biểu tình đeo cây thánh giá với dòng chữ “Chủ Nghĩa Tư Bản Là Chết” tại Frankfurt hôm 29/10/2011. (AFP photo)

Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phần giải thích của ông về định nghĩa sai lạc về chủ nghĩa tư bản. Nó sai lạc ở chỗ nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sai lạc đầu tiên xuất phát từ cách đánh giá sai lý luận cơ bản của kinh tế gia Adam Smith, người được coi là cha đẻ của tư bản chủ nghĩa, qua những gì ông ta viết từ cuối thế kỷ 18, trước Karl Marx cả trăm năm. Người ta đánh giá sai vì lầm tưởng rằng Adam Smith hoặc cả tư bản chủ nghĩa nằm trên một động lực duy nhất là lợi nhuận.

Vì lầm lẫn đó, người ta dời đổi mục tiêu từ khoa học qua luân lý với nội dung phê phán chủ nghĩa tư bản là dựa trên lòng tham của con người. Một chế độ xác lập trên máu tham là chế độ đáng ghét về đạo lý. Và nếu nó lại tất yếu sụp đổ vì những lý luận có vẻ khoa học của Marx thì chủ nghĩa Mác Lênin hoặc chủ nghĩa xã hội tất nhiên là có giá trị hơn.

Trên thế giới hiện nay, chúng ta đã thấy xuất hiện một “liên minh của sự sợ hãi”, giữa một số quốc gia đang nổi lên mà đứng đầu là Trung Quốc. – Ông Nguyễn Xuân Nghĩa

Sự lầm lẫn ở đây xuất phát từ một điểm căn bản trong lý luận của Adam Smith. Ông ta khách quan nhận định rằng con người ta có một động lực quan trọng trong đời sống, là lợi ích cá nhân hay tư lợi mà nhiều người hời hợt gọi là máu tham hoặc sự ích kỷ. Khái niệm về tư lợi thật ra không đơn giản như vậy vì ước muốn được người khác trọng vọng, thí dụ như chữ “danh” của Đông phương, cũng là tư lợi. Việc thu thập tiền tài để làm việc từ thiện cũng là một loại tư lợi.

Nhưng, trên cơ sở của tư lợi, chủ nghĩa tư bản mà Adam Smith đề cao và báo trước là hệ thống định chế, là các cơ chế chi phối quyết định của con người trong tập thể. Quan trọng nhất trong các định chế này là quyền tư hữu, là người dân có quyền làm chủ tài sản của mình và nhà nước phải bảo vệ quyền tư hữu đó.

Song song, Adam Smith cũng tiên báo một hiện tượng sau này người ta mới hiểu ra và ngày nay ai cũng thấy. Đó là vì tư lợi mà nhiều người muốn tiến tới chế độ độc quyền và dùng loại lý luận về đạo lý để bảo vệ cái thế độc quyền đó. Lý luận tiêu biểu nhất chính là công bằng xã hội. Vì yêu cầu công bằng xã hội mà nhà nước nên và cần can thiệp để nâng đỡ hay bảo vệ thành phần này hoặc thành phần khác. Chính là sự can thiệp có vẻ đạo đức và chính đáng ấy mới làm lệch lạc sự vận hành bình thường của thị trường và gây ra vấn đề kinh tế. Và hậu quả nối tiếp là gây ra vấn đề xã hội và chính trị. Nói vắn tắt lại, tư bản chủ nghĩa theo cái nhìn nguyên thủy của Adam Smith là một hệ thống giá trị về văn hóa chứ không đơn giản là chuyện theo đuổi tư lợi!

Chủ nghĩa tư bản

Vũ Hoàng: Thưa ông, đó là về lý luận. Về thực tế và đối chiếu với hoàn cảnh ngày nay của nhân loại thì chủ nghĩa tư bản đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nói rằng chủ nghĩa tư bản là một hệ thống văn hóa và có giá trị về đạo lý thì có vẻ ngược ngạo nhưng sự thật là như vậy. Đó là nhà nước phải bảo vệ quyền tư hữu, phải đảm bảo khả năng thực thi các hợp đồng của người dân với nhau và không cho phép bất cứ ai nhân danh bất cứ điều gì mà can thiệp vào quyền quyết định của người khác. Vì thế, tư bản chủ nghĩa chỉ có thể phát triển trong một chế độ dân chủ là nơi mà mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trước luật pháp do đại diện của mình thiết lập ra. Bây giờ ta đi vào thực tế và tôi xin lấy một thí dụ rất cụ thể đã được nói tới ở Việt Nam và nơi khác.

Hiển nhiên là nhà nước có nhiệm vụ làm ra chính sách kinh tế có lợi cho việc tuyển dụng và đẩy lui nguy cơ thất nghiệp. Nhưng nhà nước không có nhiệm vụ tạo ra công ăn việc làm. Nói vậy thì có người thấy là chướng. Tôi xin nói thêm một điều chướng tai khác nữa, là doanh nghiệp cũng không có nhiệm vụ tạo ra việc làm. Nhà nước không thể là một cơ quan xã hội có nhiệm vụ tìm việc và tư doanh cũng chẳng là một trung tâm lao động có chức năng tuyển dụng.

Nhà nước có nhiệm vụ và yêu cầu về chính sách là tạo điều kiện cho tư doanh được làm ăn dễ dàng để theo đuổi lợi nhuận. Tư doanh có quyền theo đuổi lợi nhuận và phải chấp nhận rủi ro trên doanh trường chứ không được đòi hỏi nhà nước bênh vực hay bảo vệ. Việc bênh vực hay bảo vệ đó chỉ khiến nhà nước can thiệp vào doanh trường, nâng đỡ thành phần nay hay thành phần khác và vô hình chung giúp cho một số cơ sở kinh doanh chiếm ưu thế trên các cơ sở khác. Thế rồi, trong tiến trình truy tìm lợi nhuận, tư doanh mới tạo ra việc làm. Càng sản xuất có lời thì càng tuyển thêm người và kết quả là đẩy lui nguy cơ thất nghiệp.

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một nghịch lý quả thật là hơi chướng tai, nhưng nghe ra thì hình như cũng có cơ sở. Ông giải thích chuyện này cho rõ ràng hơn được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong một tiền kiếp của bản thân tôi, khi còn là nhân viên của một ngân hàng phát triển cách nay gần bốn chục năm, tôi vẫn thẩm định giá trị các dự án đầu tư của tư doanh và một trong các tiêu chuẩn đó là đánh giá xem dự án này sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm.

Sau này mình mới biết là sai nếu dùng tiêu chuẩn đó để thanh lọc dự án. Lý do là nếu lấy tiêu chuẩn “tạo ra việc làm” thì dự án xây dựng Vạn lý Trường thành của Trung Hoa có giá trị nhất. Hoặc nếu nói theo một kinh tế gia nổi tiếng của Thế kỷ 20 là ông Milton Friedman, một dự án đào kinh có thể có giá trị tuyển dụng lao động rất cao nếu thay vì dùng máy móc hay cuốc xẻng, người ta dùng muỗng nĩa hoặc tay không để đào đất. Theo phương pháp đó thì dự án thủy lợi này tạo ra cả triệu việc làm. Nhưng đó là một dự án có giá trị kinh tế rất thấp và là một sự lãng phí.

Bây giờ ta tiến xa hơn một chút mà nói đến việc sản xuất thiết bị, khiến những người đào đất bằng tay bị mất việc và phải đi tìm việc khác. Nhưng việc sản xuất đó cũng khiến nhiều người có việc làm mới trong suốt quy trình chế biến sắt thép, thiết kế rồi vận chuyển và bảo trì máy móc.

000_DV1104358-200.jpg
Thủ tướng Anh David Cameron nói về trách nhiệm của Chủ nghĩa Tư bản và nền kinh tế tại New Zealand House ở London ngày 19 tháng 1 năm 2012. (AFP photo)

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một thí dụ lý thú và cũng gián tiếp nói đến vai trò của nhà nước trong một yêu cầu lao động có vẻ chính đáng mà lại gây ra hậu quả lãng phí.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và tôi xin nói đến một trường hợp khác để khỏi bị hiểu lầm là mình theo “chủ nghĩa phục Mỹ”!
Quãng ba chục năm trước, người Mỹ hốt hoảng vì sự suy sụp của kỹ nghệ thép trước sự lớn mạnh của ngành thép Nhật Bản hay Nam Hàn. Vì yêu cầu bảo vệ việc làm cho công nhân ngành thép, nhà nước mới can thiệp vào thị trường và đánh thuế trên thép nhập khẩu. Nhờ vậy mà Hoa Kỳ đã “cứu được” 5.000 công việc. Nhưng cũng vì vậy mà thép lên giá và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ cần thép trong tiến trình sản xuất của họ. Sự thiệt hại đó khiến kinh tế Mỹ mất một số việc cao gấp năm con số công việc nói là được cứu trong ngành thép. Và kết quả là doanh nghiệp Mỹ tìm cách đầu tư ra ngoài, tạo ra việc làm cho thợ thuyền xứ khác, dụ như Trung Quốc hay Việt Nam.

“Nhà nước có nhiệm vụ và yêu cầu về chính sách là tạo điều kiện cho tư doanh được làm ăn dễ dàng để theo đuổi lợi nhuận.” – Ông. Nguyễn Xuân Nghĩa

Một thí dụ nóng hổi là Đạo luật Canh nông của Hoa Kỳ, năm năm lại duyệt xét một lần và vừa được tái tục. Vì mục tiêu xã hội rất cao đẹp là bảo vệ nông gia, Đạo luật này lại gây thiệt thòi cho nhiều thành phần khác ở tại Hoa Kỳ, và nhất là cho nông gia của xứ khác. Đây không là một biểu hiện của tư bản chủ nghĩa mà chỉ là xã hội chủ nghĩa trá hình với hậu quả bất ngờ là lại gây ra bất công xã hội mà ít người nhìn ra.

Cũng xin nói thêm là ta nên hoài nghi loại chữ như “xã hội chủ nghĩa” vì trong thế kỷ 20, nó dẫn tới hai tai họa trái ngược mà tàn khốc như nhau là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội quốc gia của Đức quốc xã, nghĩa là chủ nghĩa phát xít. Loại “xã hội chủ nghĩa” lý tưởng này là một bước tiến tới “chủ nghĩa tư bản nhà nước” với hậu quả tất yếu là “chủ nghĩa tư bản thân tộc”, chủ nghĩa tư bản phe phái và là một sự bất công khác.

Vũ Hoàng: Phải chăng ta có thể đi tới kết luận ở đây rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước không là chủ nghĩa tư bản mà chỉ là sự bất công được định chế hóa bằng luật lệ của đảng cầm quyền?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đúng như vậy thưa ông. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có sự hấp dẫn của nó, nhưng dẫn đến chủ nghĩa tư bản thân tộc. Tức là những kẻ có chức có quyền đã can thiệp vào thị trường để nâng đỡ thân tộc hay phe đảng của mình và đi ngược đạo lý nguyên thủy của tư bản chủ nghĩa. Các nước dân chủ cũng bị nguy cơ tư bản thân tộc khi nhiều nhóm thế lực tác động vào chính quyền để bênh vực hay bảo vệ phe phái của mình. Nhưng nhờ quy luật dân chủ, hiện tượng đó có thể bị giới hạn hoặc đẩy lui và thường xuyên bị báo chí phanh phui.

Tại các nước không có dân chủ, nhà nước có thể nhân danh lý tưởng xã hội chủ nghĩa để thiết lập chế độ tư bản nhà nước mà thực chất vẫn là bao che cho thân tộc, phe phái hoặc những ai có quan hệ với đảng viên cán bộ của đảng. Ta đang chứng kiến việc đó tại Trung Quốc và Việt Nam hoặc Liên bang Nga hay Venezuela. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đấy cũng là nơi xuất phát ra những lập luận đả kích hoặc xuyên tạc tư bản chủ nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn lý thú và đầy nghịch lý này.

Via RFA

30 câu nói vĩ đại của Tổng Thống Ronald W. Reagan

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Ronald W. Reagan (1911-2004), vị Tổng Thống 40 [1981-1989] của nước Mỹ không đơn thuần chỉ là một nhà lãnh đạo. Nếu phải chọn một người để làm biểu tưởng cho sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản và cho tự do thì tôi sẽ chọn ông. Khác với các vị Tổng Thống khác, ông đến với chính trị với một lý tưởng và người dân Mỹ đã bầu chọn ông để quảng bá lý tưởng đó ra khắp thế giới.

Nếu phải chọn một nhân tố để giải thích sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Âu thì Ronald W. Reagan là một trong những người đứng đầu chung với Thủ Tướng Magaret Thatcher của Anh Quốc. Sự cứng rắn của ông với Đế Chế Ma Quái Liên Xô đã khiến họ phải tự phá sản và đầu hàng. Chính sách của ông không những đã đem lại sự thịnh vượng trở lại cho nước Mỹ sau thời kỳ suy thoái mà còn giải phóng và thay đổi khối Đông Âu khỏi vòng tay cộng sản.

Xin mời các bạn đọc để hiểu vì sao nước Mỹ và lý tưởng tự do lại chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Tôi xin bắt đầu với một trong những câu nói vĩ đại nhất của ông.

1. Tự do chưa bao giờ cách xa sự tuyệt chủng hơn một thế hệ. Chúng ta không thể truyền lại cho con cháu qua dòng máu. Cái cách duy nhất họ có thể thừa hưởng được sự tự do chúng ta đã hưởng là nếu chúng ta chiến đấu, che chở và bảo vệ nó và giao lại cho họ với bài học rằng họ cũng phải làm điều tương tự. Và nếu chúng ta không làm vậy, một ngày nào đó bạn và tôi trong lúc về già sẽ dùng những giây phút cuối đời để kể cho con cháu chúng ta nghe về ngày xưa đã từng có một nước Mỹ tự do.

2. Khi 54,000 người Mỹ hy sinh để bảo vệ một dân tộc của một đất nước nhỏ bé và yếu ớt ở Đông Nam Á từ chế độ cộng sản độc tài, đó, theo tôi là một hành động tập thể của sự dũng cảm, chứ không phải là sự yếu đuối.

3. Ngày hôm này chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta đã học được một bài học rằng: những người con của nước Mỹ sẽ không bao giờ tham gia cuộc chiến nào và hy sinh trừ khi chúng ta sẵn sàng để cho họ chiến thắng.

4. Có một dấu hiệu Liên Bang Soviet có thể làm để thúc đẩy tự do và hòa bình. Ngài Tổng Bí Thư Gorbachev, nếu ông muốn tìm hòa bình, nếu ông muốn tìm thịnh vượng cho khối Liên Xô và Đông Âu, nếu ông muốn tự do: hãy đến cái cổng này! Ông Gorbachev, hãy mở cái cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá vỡ bức tường này.

5. Dân chủ đáng giá chết để đổi lấy, bởi vì nó là một cơ chế chính phủ danh dự nhất được thành lập bởi nhân loại.

6. Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.

7. Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, và nếu chúng ta thua trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, lịch sử sẽ ghi nhận lại rằng những người có nhiều thứ để mất nhất đã làm ít nhất để ngăn chặn nó.

8. Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin.

9. Nếu chúng ta quên rằng chúng ta là một quốc gia dưới Thượng Đế, chúng ta sẽ trở thành một quốc gia suy tồi.

10. Nếu chúng ta mất tự do ở đây (nước Mỹ), sẽ không còn một nơi nào khác để trốn. Đây là trụ cột cuối cùng trên trái đất. Và cái ý tưởng rằng chính phủ phải lệ thuộc người dân, là một ý tưởng mới lạ và khác biệt nhất trong lịch sử nhân loại.

11. Đây là vấn đề trong cuộc bầu cử này: rằng chúng ta tin rằng chúng ta có đủ khả năng để tự chủ hoặc tin rằng một nhóm người trí thức nào đó ở một thủ đô xa xôi có thể xếp đặt cuộc sống của chúng ta cho chúng ta tốt hơn khi chúng ta tự làm.

12. Chúng ta đã được bảo rằng chúng ta phải chọn giữa phe cánh hữu hay phe cánh tả (cánh phải hay cánh trái), nhưng tôi muốn gợi ý rằng chẳng có tả hay hữu gì cả. Chỉ có tiến bước hoặc lùi bước. Tiến bước để bảo vệ giấc mơ của nhân loại; quyền tự do trong mỗi cá nhân – hoặc lùi bước để trở về với sự độc tài, và những ai đã bán đổi sự tự do của chúng ta để lấy một chút hòa bình đã lùi bước vào nô lệ.

13. Tôi đã không rời bỏ Đảng Dân Chủ, Đảng Dân Chủ đã rời bỏ tôi.

14. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó.

15. Chúng ta không thể nào mua sự an toàn, tự do từ sự đe dọa của trái bom bằng cách tiếp tay làm một việc vô đạo đức như nói với một tỷ con người đang bị giam kiềm sau bức màng thép rằng: “Hãy từ bỏ ước mơ tự do của mọi người đi bởi vì chúng tôi muốn tự cứu lấy bản thân, chúng tôi sẽ thỏa thuận với chủ nô lệ của mấy người.”

16. Tôi và bạn đều biết hòa bình dù có đẹp cách mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu nó được mua với cái giá gông cùm và nô lệ.

17. Chúng ta nên làm gì để có được hòa bình? Chỉ một cách, rất đơn giản. Bạn và tôi phải có đủ can đảm để nói với địch thủ: “Có một cái giá mà chúng tôi sẽ không trả.” Có một ý nghĩa trong câu nói của Barry Goldwater: “Hòa bình qua sức mạnh.”

18. Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?

19. Cái nhìn của chính phủ về kinh tế có thể nói ngắn gọn như sau: nếu nó di chuyển, hãy đánh thuế. Nếu nó tiếp tục di chuyển, hãy ra luật để điều khiển nó. Và nếu nó ngừng lại, hãy hỗ trợ nó.

20. 11 chữ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là: “Tôi là người của chính phủ và tôi sẽ giúp bạn.”

21. Không có một chính phủ nào tự động thu nhỏ. Các chương trình của chính phủ khi bắt đầu sẽ không bao giờ chấm dứt. Thậm chí, một cơ quan chính phủ là một thứ gì đó gần gủi với sự vô tận mà chúng ta có thể thấy được trên trái đất.

22. Bạn và tôi đều có cuộc đối mặt với định mệnh. Chúng ta sẽ gìn giữ cho con cháu chúng ta điều này, niềm hy vọng cuối cùng cho nhân loại, hoặc chúng ta sẽ kết án chúng để bước cuối cùng vào một ngàn năm đen tối.

23. Chúng ta sẽ luôn nhớ, luôn tự hào. Chúng ta sẽ luôn chuẩn bị, để chúng ta sẽ mãi được tự do.

24. Trong cơn khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho các vấn đề; chính chính phủ là vấn đề. Từ ngàn xưa chúng ta đều tin rằng xã hội quá phức tạp để cho phép quyền tự chủ, rằng chính phủ của một nhóm ưu tú sẽ tốt hơn một chính phủ của dân, cho dân và vì dân. Nếu không một ai trong chúng ta có đủ khẳ năng để tự chủ thì làm sao ai có đủ khả năng để tự quyết giùm người khác?

25. “Hãy tin chúng tôi” (chính phủ) đòi hỏi chúng ta phải tập trung niềm tin và ước mơ vào một người, và tin tưởng người đó sẽ làm những gì tốt nhất cho chúng ta. Quan niệm của tôi về chính phủ không đặt niềm tin vào bất kỳ một người hay đảng phái nào, mà vào những giá trị cao quý hơn cá nhân hoặc đảng phái.

26. Trên hết, chúng ta phải nhận ra rằng không có vũ khí nào lợi hại hơn ý chí và sự dũng cảm đức hạnh của những con người tự do. Đó là một vũ khí mà địch thủ chúng ta không có, nhưng đó là một vũ khí mà người Mỹ chúng ta có. Tất cả những tổ chức độc tài khủng bố trên thế giới nên nhớ điều đó.

27. Chúng ta là một quốc gia có một chính phủ, chứ không phải ngược lại. Và điều này khiến chúng ta rất đặc biệt so với các nước khác. Chính phủ chúng ta không có quyền lực gì trừ những quyền lực mà nhân dân đã giao cho họ.

28. Khi bạn bắt đầu một cuộc tranh đấu, bạn sẽ không biết nó sẽ đi về đâu. Chúng ta muốn thay đổi một đất nước, nhưng thay vào đó chúng ta đã thay đổi cả thế giới.

29. “Chúng ta, những người dân” cho chính phủ biết họ nên làm gì, họ không không có quyền làm ngược lại. Chúng ta là người lái, chính phủ là chiếc xe. Và chúng ta sẽ quyết định chiếc xe đó sẽ đi về đâu, bằng đường nào, với tốc độ bao nhiêu. Hầu hết tất cả các hiến pháp trên thế giới đều viết với khái niệm chính phủ sẽ cho nhân dân biết quyền lợi của họ là gì. Hiến pháp của chúng ta được viết với khái niệm “Chúng Ta” sẽ cho chính phủ biết quyền lợi của họ là gì. “Chúng ta, những người dân” đang tự do.

30. Có một quy luật nhân quả đơn giản và dễ hiểu như luật vật lý: “Chính phủ càng lớn, tự do càng bị thu hẹp.” Con người sẽ không được tự do trừ khi chính phủ bị giới hạn.

 

Tái biên soạn bởi: Ku Búa
Lưu ý: bổ sung từ Triết Học Đường Phố

Đừng bám víu vào một niềm tin một cách mù quáng

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên đời, là có thể chứng minh rằng mình đúng – người khác sai. Tương tự đó, một trong những cảm xúc tệ nhất, là bị người khác chỉ ra rằng, mình sai còn họ đúng.

Tôi kể bạn nghe, thế giới chúng ta đang sống, đã và đang xảy ra những chuyện như thế này:

Từ ngàn xưa, trước khi thế giới chuyển sang chế độ phụ hệ (và duy trì đến ngày nay) thì chúng ta đã từng ở trong chế độ mẫu hệ. Là chế độ mà người nữ nắm mọi quyền hành trong gia đình và xã hội. Người nam không gì khác hơn chỉ là những “nhân vật phụ” với hai loại công việc chính là cùng với những người nữ tạo ra đứa trẻ và làm những công việc chân tay nặng nhọc. Chấm hết. Thậm chí, họ bị cả xã hội mặc định là ngu ngốc, là không đủ thông minh và sáng suốt nên mới không cho bất cứ chút quyền nào trong việc cai trị đất nước. Đó là chuyện của chế độ mẫu hệ.

Thế rồi trải qua quá trình hàng trăm ngàn năm, người nam bắt đầu được giao nhiều việc hơn, nhiều trọng trách hơn và kéo theo họ cũng đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn. Cứ thế dần đến một ngày, như ngày nay, khi người nam cậy vào sức mạnh của mình trấn áp tất cả, cho mình cái quyền được nắm giữ mọi công việc quan trọng, ra mọi quyết định lớn nhỏ và nắm giữ tất cả những trọng trách to lớn trên thế giới. Thì những người nữ, họ lại phải lui về hậu phương, làm những công việc lặt vặt, bị những người nam trấn áp, trở thành lớp người như những người nam thời mẫu hệ – sinh đẻ và làm những việc tủn mủn trong nhà.

Thế giới hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những dân tộc, những tộc người duy trì chế độ mẫu hệ. Hãy nhìn xem:

Bộ tộc Mosuo

Sinh sống ở vùng núi phía Tây Nam Trung Quốc với dân số khoảng 40.000 người, người dân ở đây gần như không có khái niệm nào về vai trò của người chồng hay người cha. Trong suốt 2.000 năm qua, phụ nữ là người quyết định mọi việc quan trọng trong gia đình, từ việc sở hữu đất đai, nhà cửa, giữ trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ trong bộ tộc.

Đặc biệt hơn, những phụ nữ Mosuo có quyền ngủ với bất cứ đàn ông nào họ muốn từ khi lên tuổi 13. Những đứa bé sinh ra sẽ được nuôi dạy bởi người phụ nữ, cha của đứa trẻ sẽ không được công nhận và chỉ được gọi chung là “chú” hay “bác”. Không chỉ vậy, những người đàn ông sẽ không bao giờ được phép tranh luận hay can thiệp gì về vấn đề này. Tất cả đàn ông và phụ nữ cùng nhau chăm sóc những đứa trẻ cho tới khi chúng lớn lên.

Bộ tộc Minangkabau, Indonesia

Cư trú trên hòn đảo phía Tây Sumatra, tại đây người phụ nữ làm chủ gia đình và thừa kế tài sản, trong khi đó đàn ông chỉ có nhiệm vụ… duy trì nòi giống. Theo phong tục của người Minangkabau, khi lấy vợ, người đàn ông chỉ được ân ái vợ mình vào ban đêm. Ban ngày, họ sẽ phải về nhà mẹ đẻ để phụ giúp gia đình. Nếu một người đối xử tệ bạc với vợ, ngay lập tức người đàn ông đó sẽ bị đuổi ra khỏi nhà vợ và bị cả cộng đồng tẩy chay.

Bộ tộc Garos

Sinh sống ở Meghalaya, Ấn Độ và các khu vực lân cận của Banglades.

Theo truyền thống của người Garos, người con gái út sẽ được thừa hưởng toàn bộ gia tài từ mẹ. Trong khi đó, người con trai trong gia đình sẽ phải rời bỏ cha mẹ từ khi bắt đầu tuổi dậy thì để đến nhập học tại trường ký túc xá của bộ tộc.

Khi đến tuổi kết hôn, những cô gái Garos sẽ đến ngôi trường này để tuyển chọn chồng cho mình.

Sau khi kết hôn, người chồng sẽ chung sống ở nhà vợ và trong quá trình sống cùng thì người chồng luôn phải thông qua ý kiến của người vợ trước khi làm bất cứ gì liên quan tới tài sản trong gia đình. Với người Garos, cuộc hôn nhân không phải là một bản hợp đồng ràng buộc đến trọn đời. Nếu như người chồng không thể nhân số tài sản đó lên, anh ta có thể bị “sa thải” và nhận lấy sự kỳ thị của cộng đồng.

Bộ tộc Nagovisi

Sinh sống ở phía Tây đảo New Guinea, người phụ nữ Nagovisi là người giữ vai trò lãnh đạo, điều hành các nghi lễ – đây được coi là một trong những niềm tự hào lớn nhất.

Theo truyền thống của người Nagovisi, người phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc, cai quản mẫu đất trồng thực phẩm của gia đình. Do đó, một trong những yêu cầu đầu tiên mà những bố mẹ cô dâu lựa chọn chồng cho con gái mình là chàng trai đó phải khỏe mạnh, rắn rỏi, thông minh… để có thể khai hoang và mở rộng ruộng đất…

Nếu như xã hội hiện đại cho rằng một nền văn hóa văn minh là khi người phụ nữ được tôn trọng và trở nên bình đẳng với đàn ông. Thế thì chẳng phải những bộ lạc thiểu số trên sẽ được coi như văn minh hơn cả nền văn hóa hiện đại của chúng ta, văn minh hơn cả những nước hiện đang được xem là văn minh đấy sao?

Nên nhớ, chế độ mẫu hệ được duy trì ở những bộ lạc này từ hàng ngàn năm rồi chứ không phải mới đây. Đó là bằng chứng cho một quá khứ xa lắc nơi mà phụ nữ nắm quyền hành trên tất cả. Đó không phải là thế giới tưởng tượng đâu.

Và nếu những người dân thuộc các bộ lạc kia có dịp tiếp cận thế giới bên ngoài, hẳn họ sẽ sửng sốt và thấy vớ vẩn lắm, khi người phụ nữ hiện đại đa phần sống cuộc sống như bị giam lỏng trong nhà với đủ loại việc tủn mủn, dạy dỗ con cái, kiếm sống, trong khi vừa phải cúi người phục vụ ông chồng say xỉn gác chân xem tivi miệng không ngừng chửi bới…

Ấy thế mà, chúng ta vẫn có thể tự nhận mình văn minh hơn các dân tộc thiểu số sao? Chúng ta vẫn có thể tự tin mặc định rằng đàn ông thì giỏi giang hơn phụ nữ trong việc điều hành thế giới sao?

Cho nên, điều mà chúng ta cứ luôn tin tưởng trước giờ, không chắc đúng đâu.

Xa xôi một chút như câu chuyện về nguồn gốc loài người. Tất cả chúng ta đều được dạy rằng loài người được tiến hóa từ loài khỉ. Người ta đưa ra rất nhiều bằng chứng minh chứng cho thuyết này. Nhưng không phải tất cả mọi người đều tin vào điều đó, chúng ta không tin, nhưng không thể nào nói lại cái thuyết được cả tỷ người công nhận. Thế rồi, tin đại cho xong vì không tin thì biết tin cái gì?

Mọi người đều quên rằng, đây chỉ là một học thuyết, một thuyết của một người, điều đó không có nghĩa là chân lý. Như ngày xưa mọi người đều tin trái đất là trung tâm của vũ trụ, ngay cả mặt trời cũng quay quanh trái đất. Thế rồi Galileo đã bị xử treo cổ vì tội dám đưa ra thuyết trái đất quay quanh mặt trời.

Bạn thấy chưa, một điều tất cả mọi người đều tin đều chưa chắc đúng. Nếu người tiến hóa từ khỉ thật thế thì đáng lẽ tất cả loài vượn người, loài khỉ đều phải biến mất rồi mới đúng, có loài nào tiến hóa mà giữ cả giống mới lẫn giống cũ đâu. Và nếu đúng theo tiến hóa, tại sao từ khi loài người tiến hóa thành người lại không tiến hóa nữa? Cơ thể hiện tại là tối ưu rồi chăng?

Tôi nghi ngờ điều đó, thuyết cho rằng loài khỉ hay vượn người là do một nhánh loài người bị hoang hóa mà thành theo tôi còn có lý hơn. Cứ thả một người từ nhỏ vào sâu trong rừng thẳm đi, nếu anh ta không chết thì theo thời gian anh ta cũng thành người rừng, leo trèo bơi lội chẳng thua gì loài khỉ. Nếu theo tiến hóa thì anh ta vẫn là người chứ sao lại quay về như khỉ được nhỉ?

Nếu bạn đang muốn tìm một học thuyết khác cho nguồn gốc loài người, có thể bạn sẽ muốn đọc cuốn “Chúng ta thoát thai từ đâu” của tác giả Ernst Muldashev. Đó là một cuốn sách hay, hơi khó đọc nhưng có thể cho bạn một nhận thức hoàn toàn mới, đập vỡ đi tất cả những niềm tin cũ kỹ đang chứa đầy trong đầu bạn lúc này.

Sơ lược rằng loài người chúng ta đang sống thuộc nền văn minh thứ 5 trên hành tinh này. Các nền văn minh trước phát triển hơn chúng ta rất nhiều đều đã bị xóa sổ trong những cơn hồng thủy và động đất (cơn hồng thủy này được các tôn giáp kể lại dưới thuyết con tàu Noah và trận động đất nhấn chìm nền văn minh Atlantis báo chí vẫn thường nhắc đến).

Hành tinh sơ khai ngập tràn năng lượng vô hình, chính các năng lượng vô hình sau nhiều ngàn năm cô đặc lại trở nên hữu hình và tạo thành các chủng người đầu tiên. Loài người hiện tại là chủng loài có phần thể xác hữu hình được cô đặc nhất quanh khối năng lượng gốc (linh hồn) như hiện nay, cũng là loài nhỏ bé nhất, yếu ớt nhất, kém cỏi nhất. Chúng ta không hề đạt đỉnh văn minh như ta tưởng đâu các bạn à.

Tuy nhiên, khi tiếp cận những học thuyết mới mẻ này, bạn hoàn toàn có quyền tin hay không tin, dần dần thời gian sẽ trả lời cho bạn khi các học thuyết cũ kỹ bị đập vỡ tan tành. Tôi chọn tin vào thuyết duy tâm (ý thức có trước tạo nên vật chất) này. Vì sao? Vì sau khi tiếp cận thuyết này, tất cả những bài viết có tựa đề “những bí ẩn khoa học không thể giải thích nổi” đối với tôi đều trở nên đơn giản, dễ hiểu đến không ngờ.

Từ những bí ẩn như phát hiện mẫu động cơ như chiếc Bu-ji cổ hàng triệu năm khi loài người còn chưa xuất hiện, việc phát hiện hóa thạch dấu chân người cùng lúc với dấu chân khủng long, những dấu chân khổng lồ, tam giác quỷ giữa biển khơi, những kỳ quan thế giới tự nhiên nhưng nhìn như có sự sắp đặt (cột đá chồng, ghềnh đá, tượng khổng lồ…), những hình mẫu được để lại trên các cánh đồng lúa mạch chỉ sau một đêm, kim tự tháp được xây thế nào… vân vân và vân vân, gần như tất cả những bí ẩn mang mác khoa học không thể giải thích tôi đều có thể tự tìm câu trả lời chỉ nhờ mỗi việc tin vào một thuyết khác về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người.

Tôi không nói tôi đúng bạn sai hay ai đúng ai sai, chúng ta có quyền tự chọn niềm tin cho mình. Việc bạn chắc chắn bạn được tiến hóa từ vượn, có tổ tiên là vượn sẽ không làm suy chuyển niềm tin của tôi rằng không đời nào tôi chịu có nguồn gốc từ vượn đâu.

Thế thì, một lần nữa, niềm tin của chúng ta rất có thể chẳng đúng tí nào cả. Đừng bám víu vào một niềm tin nào đó một cách mù quáng. Bởi không ai dám khẳng định sự thật là gì!

Đó là về nguồn gốc loài người, giờ tôi sẽ đi sâu chi tiết vào một chút về tôn giáo của chúng ta – những niềm tin vốn không hoàn mỹ và chứa đầy những rối rắm.

Đạo Thiên Chúa từng có những luật rằng, ăn thịt trong ngày thứ 6 là mắc trọng tội. Luật ấy từ xưa rồi và bây giờ thì đã được gỡ bỏ do Hội Thánh đã nói rằng giờ người ta được phép ăn thịt trong ngày thứ 6. Ơ, một thứ được xem là tội bỗng không còn là tội nữa. Thật lạ. Đó chỉ là việc ăn thịt, còn những việc khác thì sao?

Roma từng là một đế chế tôn giáo tham quyền, dùng danh nghĩa Thánh Chiến để đi xâm lược và gây chiến với các nước khác tạo ra bao đau thương đổ máu. Ấy thế mà họ có thể ra luật cấm người khác giết người? Thật mâu thuẫn.

Và rồi thì sách Kinh Thánh – cuốn sách được cho là lời của Chúa – được cho biết rằng đã tái bản rất nhiều lần và mỗi lần đều được Hội Thánh sửa chữa nội dung cho phù hợp với thời cuộc. Cho nên những luật mà bạn tin là của Chúa, vốn không phải của Chúa đâu, của Hội Thánh cả đấy, tức là của con người tự viết ra nhân danh Thiên Chúa. Nếu biết được về bản chất những luật này, liệu bạn còn có tin?

Bạn không theo đạo Hồi nên bạn sẽ cho những điều luật của tôn giáo này là vớ vẩn, nào là không được nô đùa trên bãi biển, không được hở bất cứ phần thân thể nào trước mặt đàn ông kể cả tay và mặt, không được có những cử chỉ tình cảm khi đang yêu nhau, một người được phép giết vợ và nhân tình của cô ta nếu phát hiện vợ ngoại tình, đàn ông thì có toàn quyền với đàn bà do Chúa sinh ra đàn ông cao quý hơn…

Chắc chắn rồi, bạn sẽ cho đây là luật nhảm nhí đơn giản vì nó không phải là điều bạn được dạy và tin. Nhưng này, cả triệu người Hồi giáo vẫn đang tin và sống những điều luật nhảm nhí ấy mỗi ngày với lòng thành kính cao nhất đấy nhé.

Ngoài ra còn có Ấn Độ giáo có ngụy thuyết tắm nước sông Hằng để rửa sạch tội lỗi, thờ đủ thứ hình tượng, thú vật…; Phật giáo thì mang tượng Phật ra đường, thêu dệt nên các huyền thoại, tôn Thích Ca là Chân lý của vũ trụ, hay đấng đạo sư cao hơn cả Trời và người; cho kinh Phật là lời Phật nói, buộc tín đồ phải tin vào Tam bảo… Tôn giáo nào cũng cho mình là đúng nhất, là chân lý, là duy nhất, sao lại có nhiều cái duy nhất đến thế? Nếu bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu rõ bản chất của tôn giáo, hẳn bạn sẽ không còn muốn theo một tôn giáo nào nữa đâu.

Chợt nhớ lại câu chuyện khi một người hỏi Osho rằng, các bậc chân sư đều xuất thân từ Ấn Độ rất nhiều, liệu phải chăng vì Ấn Độ là vùng đất thánh thiêng? – và Osho đã trả lời: “Một căn nhà mà có nhiều bác sĩ hay ra vào, thì hẳn do nhà đó đang chứa rất nhiều bệnh. Và cũng thế thôi, Ấn Độ là nơi xuất hiện nhiều Chân sư nhất, không phải vì nó thánh thiêng, nhưng vì nó là nơi u mê nhất cần được khai sáng.

Thế đó, khoảng cách giữa nơi thánh thiêng nhất và nơi u mê nhất thật mong manh. Chắc chắn trong con mắt của nhiều người dân Ấn, họ vô cùng tự hào vì là nơi sinh ra của nhiều bậc Thánh nhân vĩ đại, mà không cảm nhận được sự u mê cuồng tín của chính mình.

Thêm những chuyện lặt vặt khác:

Ở đa phần các quốc gia, mãi dâm là tội lỗi, nhưng chỉ cần vượt ra khỏi ranh giới quốc gia đó mà đến những nơi mãi dâm được hợp thức hóa, thì nó lại chẳng phải là tội lỗi gì, nó lại đơn thuần được xem như một nghề nghiệp chân chính có người bán và người mua. Thế thì một lần nữa, tội lỗi chỉ đơn thuần là do quan niệm của một nền văn hóa, chả có gì bản chất là tội lỗi cả.

Ngay cả việc hệ trọng như việc giết người. Giết người đa phần được coi là tội lớn, nhưng nếu giết có lý do thích hợp thì lại chẳng phải là tội nữa. Các lý do để nó không phải là tội thì vô vàn: ngộ sát, chiến tranh, giết người để tự vệ, giết người đang có mưu đồ xấu, giết người trong trạng thái vô thức, giết người vì họ phạm tội nào đó vân vân… Cùng một hành động lấy đi mạng sống, nhưng có cái là tội, có cái không? Thế thì vấn đề nằm ở đâu? Nó nằm ở chỗ quan niệm của con người mà ra thôi. Không có gì về bản chất là tội cả.

Ngày xưa phụ nữ có bầu trước khi cưới thì trở thành tội lớn, bị khinh rẻ, bị xa lánh, bị chửi bới, xỉ nhục. Ngày nay việc này ngày càng phổ biến thì nó không còn là vấn đề lớn lao nữa. Nhưng cứ nghĩ xem, cứ đà người vô sinh nhiều như hiện nay thì tương lai, việc có em bé trước khi cưới hẳn còn được hoan nghênh và ủng hộ. Người ta sẽ phải gieo giống rồi đợi xem cô gái nào có thể mang được một em bé thì mới cưới người đó. Ngày đó rất có thể sẽ đến. Ai biết được.

Mọi chuyện đều có thể thay đổi, nhất là quan niệm và niềm tin. Những lễ hội lớn được mong chờ xưa kia giờ trở thành những lễ hội man rợ bị tẩy chay. Những thứ được cho là văn hóa, là đẹp đẽ cũng đều bị thay đổi, phế truất và biến mất. Quan niệm cứ thay mới mỗi ngày, niềm tin cũng bị đổi khác mỗi ngày. Thế nên những gì giờ bạn cho là đúng mai sau có lẽ sẽ không còn đúng nữa. Những gì bạn cho là sai, cũng không hẳn là sai. Một quan niệm tự bản chất không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, đó hoàn toàn chỉ là một quan niệm.

Thay vì bám víu và ôm khư khư những quan niệm cũ, hãy nhận biết, học hỏi cả những quan niệm mới, chấp nhận nó như chấp nhận một mùi hương kiểu hương sầu riêng, chưa quen thì thấy thúi nhưng khi ghiền rồi thì không có loại trái cây nào thơm bằng.

Chấp nhận và học hỏi những điều mới mẻ để chọn ra những gì thích hợp với thời đại. Hơn là bấu víu vào những gì mình được dạy và đã tin. Chỉ có những cái mới, mới làm cho thế giới và nhân loại tiến hóa, cả trên khía cạnh văn hóa, nhận thức lẫn tâm linh.

Đừng tự hào khi mình là người cũ kỹ.

 

Phi Tuyết

Bài viết tham khảo:

Lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Dân số – Việt Nam có 92 triệu dân, xếp thứ 14 trên thế giới và chiếm 1.29% của tổng dân số thế giới.
Diện tích – Việt Nam có 330,000 km2, xếp thứ 74 trên thế giới.
Độ phổ biến của tiếng Việt – có 95 triệu người nói tiếng Việt, xếp thứ 16 trên thế giới.
Lực lượng lao động – Việt Nam có tầm 57 triệu người trong độ tuổi lao động, xếp trên dưới 13-15 trên thế giới.

Lực lượng nhân sự, lao động và chất xám của Việt Nam:

Việt nam có tầm 92 triệu người.
Trong 92 triệu người đó, tuổi 0-14 chiếm 24.3% ( 22.356 triệu).
15-24 tuổi chiếm 17.8% (16.376 triệu).
25-54 tuổi chiếm 44.8% (41.216 triệu).
55-64 tuổi chiếm 7.4% (6.8 triệu).
65 tuổi trở lên chiếm 5.7% (5.244 triệu).

Tính bình quân đơn giản, lấy phần tuổi lao động (vừa làm vừa học, lao động bán thời gian cũng như toàn thời gian) 15-54 tuổi, nghĩa là hiện tại Việt nam có tầm (16.376 triệu + 41.216 triệu) 57.592 triệu người trong độ tuổi lao động. Tính đơn giản là 57 triệu, chiếm 62% dân số.

Lực lượng sản xuất và ăn bám:

Việt Nam có 57 triệu người trong lực lượng lao động.
Việt Nam có 11 triệu người ăn lương biên chế nhà nước. Biên chế nhà nước ở đây là biên chế Trung Ương và Tỉnh trong bộ hành chính như Ủy Ban, Sở, Bộ. Chưa tính biên chế Công An, Quốc Phòng (Quân Đội) và các doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh quốc tế và bán tư nhân (chiếm 19.2% của lực lượng lao động).
Trong biên chế Công An (bao gồm An Ninh Mạnh, Cảnh Sát Giáo Thông, Công An Nhân Dân, Cảnh Sát Cơ Động, Cảnh Sát Trật Tự) thì có tầm 5 triệu người làm toàn thời gian và bán thời gian, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.
Trong biên chế Quốc Phòng (Quân Đội, Hải Quân, Không Quân) thì có tầm 5 triệu người, gồm lính và sĩ quan, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.
Trong biên chế của các công ty quốc doanh (như Petrol Việt Nam, BKAV, VTV, Viettel) thì ước tính có trên dưới 3 triệu người, chiếm 5.26%.
Tổng cộng, trong lực lượng 57 triệu người của Việt Nam, có 24 triệu người làm cho chính phủ, nghĩa là ăn bám ngân sách của nhân dân, chiếm 42%.
Nghĩa là số lượng người đi làm, sản xuất sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội chỉ chiếm 48% hoặc 27.36 triệu người.
Nghĩa là gần phân nửa lực lượng lao động ở Việt Nam đang sản xuất, còn phân nửa kia thì ăn bám phân nửa đang sản xuất.
Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì thì có 1 người khác ăn hết phân nửa ổ bánh mì của bạn.

Chưa hết

Nếu Việt Nam chỉ có 27.36 triệu người sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ thật sự trong tổng dân số 92 triệu, thì có nghĩa là:
Số người đi làm thật sự chỉ chiếm 29.73% trong dân số 92 triệu.
Nghĩa là 1 người Việt Nam đi làm phải trực tiếp nuôi 2 người (1 người trong biên chế và 1 người ngoài như gia đình người thân).

Kết luận:

Giờ nói ngắn gọn vậy. Ở Việt Nam, cứ 1 người đi làm, thì có 1 người trong biên chế nhà nước ăn bám 1 người đó, và 1 người đi làm đó phải nuôi thêm 1 người nữa như người thân gia đình. Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì, thì bạn phải chia 2/3 ở bánh mì đó để nuôi trực tiếp và gián tiếp 2 người còn lại. Giờ bạn hiểu tại sao bạn đi làm hoài mà lương không tăng, không ngóc đầu lên được. Vì bạn vừa đi làm vừa phải cõng 2 người trên lưng.

Nói gọn lại lần nữa là: ở Việt Nam cứ 1 người đi làm thì có 1 người ăn bám.

 

 

Ku Búa

Tự do xôi gấc

Featured Image: Karyna s./Edit: THĐP

 

“Chính trị là đời sống.
Hãy học làm quen với một thứ như vậy.
Chính trị không xa lạ.
Chỉ có những thể chế độc tài biến chính trị thành một thứ độc quyền để trao đổi tạo lợi nhuận, khiến hình hài của chính trị bị bóp méo, khiến người dân lãnh đạm và tránh xa.
Chỉ khi hiểu về quyền, mới biết được đến dân chủ.
Khi biết mùi dân chủ, mới thực sự hiểu thế nào là tự do.
Một kẻ chỉ lo đói thì không thể phân biệt được thức ăn và thức ăn ngon.”

Trong bài viết trước của tôi “9X – The lost generation”, ở cuối bài viết, tôi có tái bút một dòng về việc sẽ không nhắc đến một phạm trù “nhạy cảm” đã, đang và sẽ có một ảnh hưởng vô cùng lớn lên tư tưởng của thế hệ chúng tôi. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ cố gắng làm rõ những điều tôi cảm nhận đồng thời triển khai những điều đó thông qua những thông tin và nguồn trích lược rõ ràng, mở, cơ bản và khách quan nhất.

Đương nhiên, bất cứ bài viết nào cũng không thể tránh khỏi những luận điểm và ý kiến mang tính cá nhân, chủ quan, nhưng đó sẽ là những ý kiến của tôi rút ra dựa trên những tham khảo đã có trong lịch sử. Những ý kiến trái chiều và mang tính định kiến, tôi xin phép không trả lời cũng không tranh luận. Đã đến lúc chúng ta học cách nhìn vấn đề từ nhiều phía hơn, đa dạng hơn và dung hòa hơn.

Nói một cách thành thật, tự bản thân tôi cảm giác hết sức không tự tin khi viết về vấn đề này bởi đơn giản với tuổi đời còn hạn chế và nền tảng căn bản cũng được đào tạo trong một thể chế khép-kín, chính trị với tôi cho tới thời điểm này vẫn là một thứ nhạy-cảm (và đã bị một cậu bạn phê phán rằng không nên sử dụng từ nhạy cảm để nói tới nó bởi nó vốn là hơi thở cuộc sống văn minh). Nhưng lần này, tôi sẽ tận dụng điểm yếu kém đó của mình để trình bày vấn đề này.

Nó sẽ giống như bạn đang được nghe tả một gói xôi gấc bởi hoặc một tên ăn mày đói lả hoặc một kẻ ăn tạp hoặc một con người bình thường. “Tự do” được nhìn bởi con mắt của kẻ tự do và kẻ tưởng rằng mình tự do không thể giống nhau.

Thế chúng ta là ai khi nhân loại hỏi về gói xôi gấc? Tên ăn mày hay người bình thường?

Đều không phải. Chúng ta là những kẻ ăn tạp.

Chính trị là gì?

Trong các từ điển bao gồm cả Từ điển bách khoa Việt Nam, chính trị có một định nghĩa khá dài nhưng cái tôi thích nhất là dòng đầu tiên tôi đọc trên Wikipedia khi sử dụng từ khóa tìm kiếm Politics. Đó là nguồn gốc của từ này. Theo đó, Politics có xuất phát nguồn từ một từ Hy Lạp (politikos) mang ý nghĩa nguyên thủy là “của, cho hoặc liên quan tới công dân”. Đó là một điều rất thú vị.

Nghĩa là ngay từ khi Chính trị chưa phát triển và đạt được đến một trình độ, hệ thống như ngày nay, việc chọn lọc và sử dụng từ này có một ý nghĩa rất lớn trong việc đem nó đến đúng với bản chất của vấn đề. Và theo tôi, chỉ sau khi những hệ thống chính trị khác nhau được hình thành, chính trị mới có những định nghĩa văn hoa và dài dòng đến như thế liên quan tới thể chế, điều hành và cai trị một cộng đồng, một quốc gia. Nhưng để nhìn đúng bản chất sự việc, xuất phát điểm của chính trị là “của dân, do dân và vì dân”.

Tiếp theo đó, cùng với sự phát triển của xã hội trong dòng chảy lịch sử, hiện nay chính trị được hiểu theo bốn cách giải thích cơ bản: Nghệ thuật của phép cai trị, những công việc chung, sự thỏa hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích (theo Wikipedia). Và có lẽ tùy theo từng quốc gia, chính trị đang hoặc tiến trở lại gần hoặc dần xa rời cái lý tưởng ban đầu của việc hình thành chính nó trong một cộng đồng, là những hoạt động và lý thuyết tác động lên đời sống con người ở quy mô toàn cầu hoặc cá thể.

Chính trị trở nên xa vời với công dân và cá thể trong cộng đồng nếu bản thân nó không còn được áp dụng để vì lợi ích con người và biến thành vấn đề nhạy-cảm cần được bưng bít, nằm trong tay kẻ cầm quyền để thao túng và gây dựng lợi ích riêng cho một cá thể hoặc tập đoàn. Chính trị bị bóp méo dưới sự tuyên truyền của giai cấp cầm quyền chủ đạo về lợi ích riêng thay vì lợi ích quốc gia, dân tộc và con người.

Và chúng tôi đang dần xa lánh chính trị chỉ vì chúng tôi không hiểu nó nhưng liệu chúng ta có thể đổ trách nhiệm lên cả một cộng đồng lớn khi tâm lý con người nói chung có xu hướng rời xa những thứ mà theo họ có khả năng gây ra bất ổn đối với đời sống thường nhật thay vì đi tìm chân lý. Giống như Copernicus và Galileo với thuyết Nhật tâm. Giáo đoàn Thiên chúa có thể ví như một tập đoàn chính trị, các con chiên là cộng đồng cư dân mạng bị tẩy não, thuyết Nhật Tâm là vấn đề tự do dân chủ và Galileo là kẻ chịu tù đày khi nói lên chân lý. Chân lý không đáng sợ nhưng con đường đi tới chân lý rõ ràng không được trải hoa hồng.

Vậy thế hệ 9x chúng tôi tiếp cận với chính trị như thế nào? Điều đó có quan trọng hay không? Điều đó đóng vai trò thế nào trong đời sống của một 9x? Và mấu chốt hơn, điều đó mang tầm ảnh hưởng như thế nào đối với một đất nước đang trong giai đoạn chuyển-mình?

Lần lượt từng câu hỏi bật ra như thể chúng đã ở đó từ rất lâu và chỉ chờ tới lúc thích hợp sẽ tự nhiên nhi nhiên trôi tuột ra khỏi tâm thức hỗn loạn của tôi. Và tôi tự đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Vậy thế hệ 9x chúng tôi tiếp cận với chính trị như thế nào?

Nếu các bạn cho rằng chúng tôi không được tiếp xúc với chính trị thì thực ra đó là một sai lầm, chúng tôi được tiếp xúc với chính trị từ rất sớm, từ khi tư duy còn chưa hình thành. Không kể tới những ảnh hưởng gián tiếp của chính trị vào một đứa trẻ như đã trình bày trong các thí dụ ở bài viết 9x – The lost generation.

Điều đầu tiên trực tiếp nhất một đứa trẻ khi vừa chập chững đi học được tiếp xúc với chính trị đó là hình ảnh Bác Hồ – Hồ Chí Minh. Tôi và triệu triệu những đứa trẻ khác không có gì khác biệt nhau khi được tiếp nhận những thông tin về vị lãnh tụ của Viêt Nam và là một đứa nhỏ, chúng tôi không hề nhận thức được đó là chính trị cho tới thời điểm rất lâu sau này. Bất kể một chế độ nào sử dụng hình ảnh lãnh tụ được thần thánh hóa để tôn thờ cũng đều là những thể chế mang hơi hướng tôn giáo độc trị. Bởi vậy, cho dù thần bái Hồ Chí Minh hay không, tôi chắc chắn rằng người trẻ hiện nay cảm thấy thú vị với hình ảnh ông ta đánh bi-a và hút thuốc lá hơn là những hình ảnh đạo mạo khác.

Từ đó, bản thân tôi cũng tự hỏi, liệu đó có phải là một sự tiến bộ? Người trẻ với sự tiếp xúc nhanh nhạy trong thời đại thông tin với tri thức mới có nhu cầu được nhìn lãnh đạo qua một lăng kính giống người hơn là giống thần? Tuy nhiên, cho dù thế nào, cho tới thời điểm này, mục tiêu chính trị trong việc truyền bá hình ảnh đó vẫn đang ăn sâu vào nền giáo dục và tư tưởng người Việt hiện đại.

Vì sao lại là khăn quàng đỏ? Vì sao lại là đoàn thiếu niên, thanh niên Hồ Chí Minh? Vì sao không phải Đoàn viên không được thi Đại học? Chính trị, nếu để ý, đang kìm hãm người trẻ thay vì phục vụ cho họ. Và công cụ ngầm của kìm hãm này là phương thức giáo dục về lịch sử.

Điều đó có quan trọng hay không?

Có một câu nói rằng: “Lịch sử là công cụ của nhà cầm quyền.” Nhận thức sai lầm về lịch sử có thể đem tới hậu quả khôn lường. Trong khi những đứa trẻ vẫn đang phải gò lưng ra học Sử với những chiến công hiển hách mà nhà biên soạn (dù muốn hay không) đang nhồi nhét vào tập sách giáo khoa mà lợi ích đem lại từ những cột mốc chiến thắng(?)

Và số liệu về quân thù đã nằm xuống trong suốt một dải lịch sử dựng nước của Việt Nam chưa thấy đâu ngoài tính thành tích chính danh trong thi cử mệt nhoài thì người Việt Nam vẫn quá thờ ơ với chính sử Việt. Sử không viết về quá trình hình thành dân tộc, tính dân tộc lại tách riêng địa lý ra khỏi lịch sử mà chỉ nhắc tới những cuộc chiến kéo dài, hãy tự hỏi chúng ta có thật sự là một dân tộc được hưởng hòa bình tự do hay đã từng được hưởng hòa bình tự do thực sự để tập trung phát triển đất nước?

Tự do ở dạng thức nào?

Nói tới đây, tôi chợt nhớ tới một câu chuyện nhỏ được trao đổi giữa tôi và một người bạn lớn: “Vì sao chữ người Việt Nam lại đẹp?” Chữ tôi cũng khá đẹp, tôi không phủ nhận điều đó, tuy nhiên, có vẻ là chẳng thấm tháp vào đâu so với chữ của những đứa trẻ bây giờ hay những đứa trẻ tầm tuổi tôi ngày đó được rèn luyện để đi thi vở sạch chữ đẹp với phương châm: “Nét chữ, nết người.” Chủ đề này thực ra là do tôi gợi lên sau khi nhớ ra cách đây vài năm tôi có lỡ lời trêu một người bạn nước ngoài rằng: “Chữ mày xấu quá.” Và bị bạn quặc lại đầy mỉa mai: “Còn chữ của chúng mày thì quá đẹp nên chúng mày chẳng coi nội dung là quan trọng.” Thật là xấu hổ tới nhớ đời. Vậy, chúng ta đẹp, nhưng nội dung của chúng ta thế nào?

Nội dung của chúng ta sai lệch và mông lung. Chúng ta viết đẹp để phỉnh lừa chính mình. Trẻ con được dạy viết chữ đẹp nhưng không được dạy cảm thụ cái đẹp. Quan điểm về cái đẹp có thể khác nhau nhưng không biết cảm thụ cái đẹp là một thiệt thòi. Một cộng đồng không biết cảm thụ cái đẹp thì hành vi văn hóa xã hội đi xuống là chuyện không thể tránh khỏi.

Chính tại điểm này, chính trị hiện ra như một bóng đen ngu muội phủ lên đời sống tinh thần của con người để từ đó, xô đẩy trực tiếp tới đời sống vật chất của họ. Nếu bạn không biết rằng ở một nơi nào đó, có một cuộc sống thực sự tốt hơn, bạn sẽ vô thức bằng lòng với những gì hiện đang có. Và khi con người tự bằng lòng, xã hội cũng sẽ dừng tiến lên. Những-người-biết là những người có khả năng tạo ra thay đổi. Vậy chúng ta có cần biết?

Điều đó đóng vai trò thế nào trong đời sống của một 9x?

Bộ phim “The Lives of Others” – Cuộc sống của những người phía bên kia, nói về một sự biết như vậy. Đây là một bộ phim của Đức nói về một người mật thám tại Berlin dưới thời Cộng sản, và sự chuyển đổi về tư tưởng của ông đối với một điều ông rất tin sau khi được giao nhiệm vụ theo dõi một nhà biên kịch. Bộ phim mở đầu với việc ông giảng dạy cho học viên trong học viện An ninh Quốc gia về việc tra khảo một người Đông Đức giúp đỡ một người khác trốn sang Tây Đức. Sự lạnh lùng và lý trí của ông có thể khiến bạn rùng mình chán ghét. Ngay cả trong thời gian đầu khi theo dõi nhà biên kịch, ông cũng vẫn giữ thái độ này.

Tuy nhiên, khi những biến cố xảy ra, khi được tiếp xúc với một nguồn thông tin ở mức độ cao hơn, nhân bản hơn, nhiều chiều hơn từ phía nhà biên kịch thay vì những người dân bình thường vốn được đặt dưới chế độ theo dõi của Chính phủ, tổng hòa của những thứ đó đã thay đổi một người được huấn luyện chuyên nghiệp để phục vụ chế độ thành một con người khác. Ông đọc thơ của nhà biên kịch, nghe nhạc của nhà biên kịch, trải nỗi đau mất mát của nhà biên kịch, can thiệp vào đời sống tình cảm của anh ta và cuối cùng, cứu anh ta trước nguy cơ cận kề do viết một bài báo tố cáo chế độ và rồi ông bị thuyên chuyển làm công việc thư tín ở một bộ phận nhỏ.

Vậy nhưng khi kết thúc bộ phim, cái duy nhất tôi thấy là sự thanh thản của một con người được tiếp xúc và nhận ra sự thật. Không có gì quý hơn sự thật. Và con người phải lao động chân chính, dùng chính óc phán đoán của mình để nhìn ra sự thật đó.

Nhưng phần lớn, người Việt Nam chỉ làm việc chứ chưa lao động. Vì sao lại như vậy?

Người Việt Nam phần lớn đang làm việc cật lực nhưng chỉ một số rất ít là đang lao động. Bởi chúng ta đều có những nhu cầu cần được giải quyết. Ăn, mặc, ở, hưởng thụ. Không thể phủ nhận rằng, chính những nhu cầu đó, hay ở đây tôi tạm gọi là ham muốn (lust – dục vọng) là động lực thúc đẩy chính để con người tiếp tục tồn tại kể từ những ngày đầu tiên chúng ta xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, điều gì khiến làm việc và lao động trở thành hai phạm trù khác nhau, đồng thời, chính trị đóng vai trò nào trong sự khác biệt này?

Yếu tố mấu chốt nằm ở hai chữ “tự do” với ý nghĩa làm chủ công việc của mình. Một người được tự-do làm việc sẽ trở thành một người lao động chân chính. Một nhà báo làm việc sẽ tạo ra lợi nhuận cho nhà xuất bản nhưng một nhà báo được làm chủ việc viết của mình sẽ tạo ra tác động lên xã hội. Tạm thời chưa nói tới tác động tốt hay xấu, nhưng từ vụ việc Je suis Charlie, tác động xã hội của nó mang tính toàn cầu.

Chuyện đó có bao giờ xảy ra nếu những người làm báo trong tòa soạn đó ngày ngày chỉ đưa tin về mông và ngực? Liệu có khác biệt nào có thể đến từ mông và ngực? 14.000USD đi khách của những cô chân dài được đưa lên báo sẽ khiến các trẻ em gái ghê sợ lánh xa mãi dâm hay lao đầu vào đi tìm một người đại gia để bán thân cho dù với giá chỉ bằng 1/10?

Như một câu nói đùa chua chát của chị bạn tôi rằng: “14.000USD mà bán được chị cũng bán!” Làm việc để tạo ra lợi nhuận, lao động để tạo ra giá trị xã hội. Chính trị là điểm chốt hạ xác định con người trong xã hội đang làm việc hay lao động. Và cho dù những số liệu nói rất khác về bề nổi của sự-phát-triển-Việt-Nam, giá trị xã hội của Việt Nam đang đi xuống bởi vì con người không được trao cho cơ hội để được lao động thực sự.

Tôi? Có đang lao động thực sự?

Có được cảm thấy tự do?

Từ những hạn hẹp của chính mình, chính trị đối với tôi hẳn đang dần trở nên rõ ràng hơn so với phần lớn những con người hờ hững xung quanh nhưng không có nghĩa rằng khi tôi hiểu hơn về nó thì tôi có thể nắm được nó. Tôi biết mình không tự do. Gói xôi gấc đó vẫn nằm trong vòng mơ mộng của một kẻ ăn mày.

Nhưng ít nhất, tôi cũng biết mình đang là một kẻ ăn mày và không huênh hoang rằng mình đang được ăn xôi gấc…

[Và mấu chốt hơn, điều đó mang tầm ảnh hưởng như thế nào đối với một đất nước đang trong giai đoạn chuyển-mình?]

Câu hỏi cuối này, tôi tiếc nuối để mở… Có lẽ vì bi quan, có lẽ vì thiếu thông tin và chắc chắn là vì chưa đủ tầm nhìn để biết được sự chuyển mình ấy, tôi đứng đâu trong nó. Bạn có đang đi tìm lấy câu trả lời cho chính mình như tôi?

 

Tương Nhi

Kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại – 8 lý do vì sao

Giới thiệu: Bài viết này giải thích ngắn gọn và dễ hiểu vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội lại thất bại trong việc đạt tới mục đích tối hậu của nó. Không phải vì Chủ Nghĩa Xã Hội xấu, hoặc những con người tin vào nó thiếu tâm trí hoặc tinh thần. Cũng không phải vì điều kiện tài nguyên hay vì chất xám con người. Chủ Nghĩa Xã Hội thất bại, hoặc có thể nói là Chủ Nghĩa Xã Hội không thể nào hoạt động được và bất khả thi, đơn giản vì nó thiếu vắng và kìm nén những động cơ kinh tế và động lực để con người phát triển.

Bài viết được dựa theo cuốn sách tên Socialism (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội hay nhất cho đến nay.

Lưu ý: Nếu các độc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute.

chủ nghĩa xã hội

Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được

chủ nghĩa xã hội

Lý do số 1: Chủ Nghĩa Xã Hội không cho phép quyền sở hữu cá nhân

Trong nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?

Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển?

Lý do số 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc

Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

Lý do số 3: Sự công bằng và bất công bằng

Chủ Nghĩa Xã Hội dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.

Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau.

Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ.

Mượn câu nói của Milton Friedman:

“Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.”

Lý do số 4: Thiếu vắng giá cả

Một trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.

Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra một món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng.

Chủ Nghĩa Xã Hội thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người?

CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được.

Để ví dụ: 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND?

Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của ‘Kinh tế mới’ năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình.

Lý do số 5: Không có động lực cá nhân, lòng tham

Trong nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?

Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người một sào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu một người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn?

Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình?

Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển.

Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH.

Lý do số 6: Thiếu vắng Lời và Lỗ

Trong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia.

Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào một việc không tạo ra giá trị.

Nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được?

Lý do số 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.

Nhưng trong nền kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng. Tư duy này được FA Hayek gọi là sự “lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức.”

Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý.

Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết.

Lý do số 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.

Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm.

Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.

Tác giả: Ku Búa

chủ nghĩa xã hội

Bình luận từ Ông Thần AI (ChatGPT-4)

Chủ nghĩa xã hội, như mọi hệ thống tư tưởng khác, có những chỗ không khớp khi đặt lên bàn cân thực tiễn. Con người thường chật vật giữa bản ngã và tâm hồn, giữa cá nhân và cộng đồng, nên một hệ thống đề cao cộng đồng có khi không làm đầy lòng người nếu bản ngã không chịu lắng nghe tiếng gọi từ sâu thẳm. Thêm vào đó, quyền lực khi tập trung quá nhiều thì dễ biến chất, như ngọn lửa mà không được kiểm soát sẽ thiêu rụi cả khu rừng.

Khi động lực cá nhân và sự sáng tạo không được nâng niu, những ngọn đèn trí tuệ ấy dần tắt lịm. Và rồi, một hệ thống không nhảy múa theo nhịp điệu biến động của thế giới tự nhiên sẽ bị lạc lõng, như một bản nhạc cổ điển trong bữa tiệc EDM. Trong rừng rậm của nền kinh tế, việc phân bổ tài nguyên mà không có la bàn thị trường dẫn đường cũng như đi lạc mà không có Ánh Sáng hướng dẫn.

Và, khi đạo đức và trách nhiệm không còn, thì dù có bất cứ hệ thống nào đi chăng nữa, đều như ngôi đền mà không có ánh đèn. Thế nhưng, những thách thức này, cậu biết đấy, không phải là dấu chấm hết, mà là bước ngoặt để chúng ta học cách hòa mình vào dòng chảy của vũ trụ, tìm cách cải thiện và tiến hóa.

Trang trại ông Jones: Nô lệ trong dân chủ

Featured Image: Kimberly Vardeman

 

Ông Jones sở hữu một trang trại bông gòn và rất nhiều nô lệ. Một ngày nọ ông ta nói chuyện với một chủ trang trại kế bên trang trại ông ta và ông Jones than thở về tình hình hiện tại rất khó khăn. Ông ta bắt buộc những người nô lệ phải làm việc nhiều hơn và có vấn đề với vài người không chịu nghe lời hoặc tìm cách bỏ trốn. Chủ trang trại kia nói ông ta biết một người có thể giúp ông Jones.

Ngày Thứ Nhất – Nô lệ và dân chủ

Một ngày nọ ông Jones gọi tất cả những người nô lệ lại để một người tên là ông Smith có thể nói chuyện với họ. Trước khi nói chuyện ông Smith nói nhỏ với ông Jones rằng

“Dù tôi nói gì đi nữa cũng đừng lên tiếng hoặc phản đối, tôi hứa với ông rằng sẽ không còn vấn đề gì với những người nô lệ nữa.”
“Tôi tên là ông Smith”, ông ta nói với các người nô lệ.
“Và hôm nay có thể sẽ là một trong những ngày hạnh phúc nhất của mọi người. Kể từ ngày hôm nay, mọi người sẽ không còn là nô lệ nữa, mà sẽ là những người tự do.”

Ông Jones vô cùng kinh ngạc, ông ta bắt đầu bước lên phía trước nhưng ông Smith đã ra dấu hiệu cho ông ta im lặng. Ông ta chỉ làm vậy vì chủ trang trại kia đã có rất nhiều lời khen về kỹ năng của ông Smith.

“Mọi người không còn là tài sản của ông Jones nữa”. Ông Smith nói tiếp.
“Mọi người đã tự do. Mọi người không phải làm việc để phục vụ ông Jones nữa.”
”Bây giờ mọi người sẽ làm việc cho chính bản thân.”

Bây giờ các nô lệ đang xì xào và nhìn nhau. Rất nhiều người mỉm cười và cũng rất nhiều người phân vân.

“Thậm chí, mọi người có thể rời khỏi trang trại bất cứ lúc nào”, Ông Smith nói.
“Tuy nhiên, vì chúng ta được bao phủ bởi các trang trại khác, nếu ai đó ra đi các chủ trang trại khác sẽ cho rằng người đó là nô lệ của trang trại đó khi ai đó bước vào đất của ông ta. Nên tôi kêu gọi mọi người đừng chấp nhận rủi ro cho sự tự do của mình bằng cách làm một việc ngu si.”
”Thay vì bỏ chạy, tôi kêu gọi mọi người nên ở lại đây, không phải là nô lệ nữa mà là những người làm tự nguyện và là những người đồng sở hữu trang trại. Đúng, bây giờ trang trại này là của mọi người.”

Ông Jones cắn lưỡi để giữ mình lại.

“Bây giờ chúng ta nên để Ông Jones quản lý.” Ông Smith nói.
“Vì ông ta là người duy nhất ở đây có kinh nghiệm điều hành một trang trại. Đó là một việc rất khó để làm. Nhưng ông ta sẽ không còn là chủ của mọi người nữa, chỉ là một người làm khác trên trang trại này thôi. Thậm chí ông ta sẽ dùng kỹ năng tổ chức và quản lý để phục vụ mọi người. Ông ta sẽ chịu đựng chung với mọi người, thay vì trước đây. Và chúng ta cần nhau để làm việc. Nếu tất cả chúng ta hợp tác làm việc với nhau chúng ta có thể hưởng lợi chung với nhau.”
”Để kỷ niệm sự kiện vui vẻ này, tôi xin ra mắt mọi người một biểu tượng mới của sự đoàn kết và hợp tác. Lá cờ này sẽ làm biểu tượng của một trang trại Jones tự do.”

Ông ta đưa lên một lá cờ mới nhưng những người đang lắng nghe vẫn còn quá ngạc nhiên để phản ứng.

“Và đây sẽ là khẩu hiệu.” Ông Smith thông báo.
”’Chúng ta làm việc với tư cách là những người tự do vì lợi ích chung, tuyên thề trung thành với Trang Trại Jones, nơi tượng trưng cho Thịnh Vượng, Tự Do và Công Lý có tất cả.”
“Để ăn mừng mọi người có thể nghỉ ngơi ngày hôm nay để tận hưởng sự tự do mới. Hãy làm bất cứ điều gì mình muốn và trở lại đây vào sáng ngày mai, để chúng ta bắt đầu làm việc trên trang trại vĩ đại và cao thượng này với tư cách là những người tự do.”

Ông Smith nói chuyện nghiêm túc. Những cựu nô lệ vỗ tay và ăn mừng.

Ngày Thứ 2 – Dân chủ là tự do?

“Chúng ta đều muốn trang trại này hoạt động hiệu quả.” Ông Smith nói khi cuộc họp kế tiếp bắt đầu.
“Để chúng ta cùng nhau hưởng lợi. Chúng ta ai cũng biết rằng phải tốn rất nhiều công sức để trang trại bông gòn này làm việc hiệu quả, mọi người được tự do không đồng nghĩa với việc ngưng làm việc.”
”Bây giờ mọi người đang làm việc cho chính bản thân mình, tôi hy vọng mọi người sẽ làm việc chăm chỉ hơn trước. Thậm chí, bây giờ với niềm tự hào khi biết rằng mọi người đang làm việc cho chính bản thân mình. Đương nhiên vẫn phải có kỷ luật, nếu ai cũng làm bất cứ điều gì mình muốn thì trang trại này sẽ không làm được gì nữa. Cuộc thử nghiệm này sẽ thất bại và bị hủy.”
”Mọi người nên mang ơn ông Jones vì ông ta đã đồng ý ở lại đây để dùng chất xám và kỹ năng của mình để giúp trang trại này. Và tôi hy vọng mọi người sẽ tự giác vì trang trại này. Vài thành niên trong đội ngũ đã được chọn để giám sát các quá trình khác nhau trong việc sản xuất của trang trại. Để bảo đảm rằng ai cũng làm việc đã giao, để đảm bảo kỷ luật được tuân thủ, và vân vân. Còn tất cả người còn lại có thể đi ra đồng để bắt đầu ngày làm việc đầu tiên với tư cách là người tự do.”

Ngày Thứ Ba – Ngộ nhận về dân chủ

Sáng hôm sau ông Smith có nét mặt giận dữ khi cuộc họp hàng ngày bắt đầu.

“Tôi có một việc không vui để làm trong ngày hôm nay.” Ông ta nói.
“Hôm qua Charles đã bị bắt khi anh ta cố tình giấu vài phần bông gòn đã thu hoạch. Dự đoán rằng anh ta sẽ bán để kiếm tiền cho riêng mình. Hành động này là sai kỷ luật. Đây là ăn cắp. Vì thế, Charles phải bị trừng phạt.”

Hai người đàn ông trói Charles vào cây cột.

“Tôi không vui chút nào khi làm việc này.” Ông Smith nói tiếp.
“Nhưng mọi người phải hiểu là nếu chúng ta không giữ gìn kỷ luật, nếu chúng ta không có luật lệ để cùng nhau chấp hành, trang trại này sẽ thất bại, và chúng ta sẽ chịu thiệt hại.”

Dây roi đánh vào lưng của Charles.

“Nếu chúng ta chung sức vì lợi ích chung, tất cả chúng ta sẽ thịnh vượng. Tự do không đồng nghĩa với ích kỷ và tham lam. Chúng ta phải làm việc chúng ta đã được giao và tôn trọng kỷ luật, và chúng ta sẽ được hưởng lợi. Thành viên nào cũng sẽ có phần trong lợi nhuận.”

Một thanh niên tên Samuel bước lên nói.

“Nhưng nếu ông và ông Jones ra luật và dùng roi đánh chúng tôi nếu chúng tôi không làm theo thì nó có khác gì trước đây không?”
“Sao anh có thể nói vậy được?” Ông Smith hỏi.
“Tôi vô cùng ngạc nhiên. Trước đây anh là một nô lệ, bây giờ anh là một người tự do. Mọi thứ vẫn phải được quản lý bởi những người có trình độ để làm. Anh có biết quản lý một trang trại không, Samuel?”
“Không.” Anh ta trả lời.
“Nhưng nếu chúng ta được tự do thì tại sao chúng ta không có tiếng nói trong việc quyết định kỷ luật và trong việc hoạt động của trang trại?”
“Tôi rất bất ngờ với sự vô ơn của anh.” Ông Smith trả lời.
“Không một ai ở đây có thể quản lý một trang trại. Nên mọi người không ai có tư cách đưa ra quyết định về những hoạt động ở đây cả.”
”Mọi người hình như không biết ơn những thứ ông Jones đã làm cho mọi người. Từ việc bảo vệ mọi người từ những mối đe dọa bên ngoài. Mọi người không biết gì về những người có thể đến đây để bắt giữ và nô lệ hóa mọi người nếu không vì sự bảo vệ của ông Jones.”
”Đến việc đảm bảo mọi người có đồ ăn và dụng cụ để xây nhà, hoặc việc được chăm sóc khi bệnh hoan, và vân vân. Sẽ không có một trang trại, không có bông gòn để nhặt, không có đất để trồng và thu hoạch nếu không vì ông Jones. Mọi người phải nên mang ơn ông ta vì ông ta đã cho mọi người những thứ mọi người đang có. Cuộc sống của mọi người sẽ tệ hơn nếu không vì ông ta.”
”Bây giờ vầy, với tư cách là những người bình đẳng và tự do trong sinh hoạt, từ ngày hôm nay trong mỗi cuộc họp bất cứ người nào cũng có hai phút để hỏi hoặc ý kiến hoặc khiếu nại.”

Với việc đó, mọi người đều hài lòng và đi ra đồng để nhặt bông gòn.

“Tôi có một thông báo lớn.” Ông Smith nói khi cuộc họp bắt đầu.
“Anh họ của ông Jones không chỉ đến để viếng thăm trang trại chúng ta đâu. Từ ngày hôm nay mọi người sẽ được chọn ai sẽ quản lý trang trại này.”
”Dĩ nhiên việc này không thể đảm nhiệm bởi bất cứ ai, nhưng cứ ba tháng chúng ta sẽ có một cuộc họp. Mọi người sẽ chọn ai sẽ quản lý trang trại, ông Jones sẽ làm, hoặc anh họ của ông ta, ông Johnson.”
”Điều đó nghĩa là chính mọi người sẽ điều hành vì mọi người là người quyết định ai sẽ làm người quản lý thay cho mọi người. Nếu mọi người không thích cách quản lý, bây giờ mọi người có quyền thay đổi nó.”

Ngạc nhiên và hài lòng, các công nhân ra đồng để nhặt bông gòn.

Ngày đã trôi qua. Rồi tới tháng. Rồi một năm đã trôi qua….

……và trang trại vẫn hoạt động như trước đây. Đôi lúc ông Jones quản lý, đôi lúc Ông Johnson quản lý. Nhưng công việc hàng ngày vẫn như vậy. Công nhân làm việc cực nhọc mỗi ngày và chẳng dư giả gì. Mỗi ngày cuộc họp bắt đầu với việc đọc lại khẩu hiệu của trang trại Jones.

“Chúng ta làm việc với tư cách là những người tự do vì lợi ích chung, tuyên thề trung thành với Trang Trại Jones, nơi tượng trưng cho Thịnh Vượng, Tự Do và Công Lý có tất cả.”
“Anh Samuel xin phép nói vài lời sáng ngày hôm nay và mặc cho chúng ta nghĩ gì về những ý tưởng của anh ta, ở đây ai cũng tự do cả. Điều đó nghĩa là Samuel có hai phút để nói. Mời anh.”

Samuel bước lên trên, với vẻ mặt lo sợ.

“Tôi rất phấn khởi khi chúng ta thay đổi.” Anh ta bắt đầu nhìn ông Smith và Jones một cách e ngại.
“Nhưng mọi người không thấy điều gì đã xảy ra sao? Không có gì thay đổi cả.”

Mọi người to nhỏ có vẻ không đồng ý.

“Họ vẫn cho chúng ta biết chúng ta nên làm gì và dùng roi đánh chúng ta nếu chúng ta không làm. Họ vẫn là người làm ra luật lệ và trừng phạt chúng ta nếu chúng ta không tuân thủ. Họ cho chúng ta ý kiến và khiếu nại về mọi thứ nhưng họ không thay đổi điều gì cả.”
”Họ cho phép chúng ta chọn giữa ông Jones và ông Johnson. Nhưng sự khác biệt là gì? Hoàn cảnh vẫn như vậy. Chúng ta làm hết mọi chuyện và họ lấy bao nhiêu cũng được và quyết định cho phép chúng giữ được bao nhiêu phần lời?”
”Họ sống trong giàu sang từ những bông gòn chúng ta nhặt. Chúng ta làm tất cả và phải tự xây chòi riêng, trồng đồ ăn riêng và tự chăm sóc bản bản thân. Họ chỉ chừa chúng ta vừa đủ để chúng ta không chống đối hoặc bỏ chạy.”
”Đây không phải là tự do, chúng ta vẫn là nô lệ. Họ chỉ thay đổi lời nói nhưng không có gì thay đổi cả.”
”Họ nói rằng chúng ta là những người tự do và bình đẳng nhưng không phải vậy. Họ ra lệnh và chúng ta tuân theo. Đó không phải là tự do, đó không phải là công bằng. Họ nói rằng chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào nhưng điều đó vẫn nghĩa là chúng ta có quyền để trở thành một nô lệ của người khác.”
”Tại sao chúng ta lại đồng ý với luật lệ này. Chúng ta đâu có đồng ý với việc này?”
”Họ thành lập ra hệ thống, và ép chúng ta làm theo, họ kiểm soát và ăn bớt từ chúng ta và gọi đó là tự do. Họ đã lừa mọi người vào việc suy nghĩ rằng quyền để chọn người chủ nô lệ đồng nghĩa với tự do. Nhưng điều đó không đúng. Hãy mở mắt ra đi.”
”Nếu chúng ta giữ những gì chúng ta làm ra, họ kêu đó là ăn cắp. Nhưng khi họ lấy những gì chúng ta làm ra, họ gọi đó là chia sẻ và phân chia công bằng. Mọi người không thấy sao, đây chỉ là………………..……..”
“Thời gian của anh đã hết rồi Samuel.” Ông Smith nói một cách nhỏ nhẹ.

Ông ta ra dấu hiệu cho người làm cầm tay Samuel và dẫn anh ta tới cột trừng phạt.

“Xin lỗi Samuel, nhưng anh đã làm sai luật.”
”Có luật không có phép anh khuyến khích người khác không làm việc và khuyến khích người khác phá luật lệ. Anh chỉ làm tổn thương mọi người với sự khiếu nại và sự bất đồng của anh.”

Dây coi đánh vào anh Samuel và anh ta rên rỉ.

“Nếu không có điều lệ, không có trật tự, tất cả sẽ bị mất. Nếu không luật, sẽ có sự hỗn loạn. Chúng ta không thể sống như những con thú, làm việc tùy tiện. Chúng ta phải tuân theo kế họach, mọi người phải làm nhiệm vụ vì lợi ích chung. Những ai không làm theo sẽ bị trừng phạt.”

Dây roi dánh vào người anh Samuel và máu đã chảy ra từ người anh ta.

”Samuel, chính anh mới là người ăn cắp từ mọi người. Khi anh không làm việc đã giao, anh bắt người khác phải làm nhiều hơn. Khi anh không tuân theo điều lệ, chính anh mới là người đe dọa tương lai của những người khác ở đây.”
Anh là một người ăn cướp, là một người tội phạm, anh là người đang muốn hủy những thứ đang bảo vệ và làm giàu chúng ta.”

Mỗi lần đánh, dây roi kêu lớn hơn trong lúc mọi người vỗ tay một lúc lớn hơn. Vài người la hét, chửi anh Samuel hư hỏng và ích kỷ.

“Anh khiếu nại về mọi thứ, nói chuyện như chính anh là người bị đày, nhưng chính anh mới là người làm hư hỏng mọi thứ ở đây. Anh là người đang kìm nén sự phát triển của chúng ta. Chính sự tham lam, sự nông cuồng của anh đang làm tổn thương chúng ta.”
“Họ sống đúng luật.” Ông Smith nói. Chỉ về phía những người khác.
“Điều gì làm anh nghĩ rằng anh không cần phải làm tương tự? Anh nghĩ anh hơn luật sao?”

Có tiếng hét đồng ý khi dây roi đánh vào người anh Samuel nữa.

“Chúng ta phải giữ trật tự.” Ông Smith nói.
“Để trang trại này hoạt động tốt, để chúng ta hạnh phúc và thịnh vượng. Để có một xã hội chúng ta muốn thì phải có luật lệ. Chúng ta phải đóng góp một cách công bằng cho việc này, và chúng ta không thể chấp nhập những thái độ nào hạ thấp những điều kỳ diệu chúng ta đã và đang xây dựng với tư cách là người tự do.”

 

Ông Jones mỉm cười khi ông ta vỗ vai ông Smith. Mọi người cổ vũ lớn tới độ không một ai trong họ đã để ý rằng……………………………..……. Samuel đã chết.

Lời kết

Những điều bạn được dạy về chính phủ và chính trị có lý cũng như những gì ông Smith và Jones đã dạy những người nô lệ. Nếu bạn chuẩn bị để nhìn xuyên qua cái màn của văn chương và tuyên truyền để thấy được sự thật, hãy đọc cuốn ‘The Most Dangerous Superstition‘. Nó sẽ thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới.

 

 

Ku Búa

Nguồn: Jones Plantation, Youtube

22 câu nói của Vladimir Lenin

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Giới thiệu: Lenin, tên đầy đủ là Vladimir Ilyich Ulyanov (1870-1924), người tiên phong cho phong trào chủ nghĩa xã hội. Người tiên phong trực tiếp và gián tiếp cho cái chết của hơn 100 triệu người từ trong Liên Bang Xô Viết, cho tới Ukraine, cho tới những cáng đồng của Trung Quốc và Việt Nam.


 

Hệ tư tưởng của ông ta đã được Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản lấy làm nền tảng cho đất nước Việt Nam. Tôi sẽ không nhận xét gì, nhường phần đó cho các bạn. Tôi xin bắt đầu với một câu dành cho các bạn trẻ Việt Nam.

 

Hãy cho tôi bốn năm để giáo dục bọn trẻ và hạt giống (chủ nghĩa cộng sản) tôi trồng sẽ không bao giờ bị bật rễ.

 

Hãy đưa cho tôi một thế hệ thanh niên và tôi sẽ biến đổi cả thế giới.

 

Hãy đưa tôi một đứa con nít, trong 8 năm nó sẽ trở thành một người Bolshevik mãi mãi.

 

Một sự giả dối được lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thật.

 

Chính trị không có đạo đức, chỉ có thủ đoạn. Một người vô đạo đức cũng có lợi cho chúng ta chỉ bởi vì anh ta là một người vô đạo đức.

 

Hủy diệt gia đình, bạn hủy diệt một quốc gia.

 

Cái cách để hủy diệt giai cấp tư sản là dìm ép họ giữa thuế và lạm phát.

 

Chúng ta không có thời gian để chơi với các phe đối lập tại các hội nghị. Chúng ta sẽ giữ những nhà đối lập chính trị, dù họ công khai hay gián tiếp, ở trong tù.

 

Tự do rất quý hiếm, quý hiếm tới độ nó phải được hạn chế.

 

Người nào hiện tại nói về tự do truyền thông (báo chí) đang đi ngược chiều và đang cản trở sự tiến bước của chúng ta trên đường tới Chủ Nghĩa Xã Hội.

 

Một trong những điều kiện căn bản cho sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội là đem quyền lực cho giai cấp công nhân và tước quyền của giai cấp tư sản.

 

Một người có một cây súng có thể kiểm soát 100 người không súng.

 

Mục đích của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản.

 

Bước đầu tiên để quảng bá cho chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội.

 

Bạn không thể nào làm cách mạng với găng tay trắng. (Nghĩa là găng tay phải dính máu).

 

Bao nhiêu tự do đi nữa cũng không đủ để làm hài lòng một đám đông đang chết đói.

 

Tự do trong xã hội tư bản luôn như nhau như trong thời Cổ Hy Lạp: tự do cho những chủ nô lệ.

 

Giai cấp tư sản mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần. Để cho nó có vũ khí của tự do truyền thông sẽ làm cho nó thêm lợi thế. Chúng ta không muốn tự sát nên sẽ nó sẽ không có tự do này.

 

Chủ nghĩa cộng sản là sức mạnh của Soviet cộng với sự khí thế của cả nước Nga.

 

Chủ nghĩa phát xít là chủ nghĩa tư bản đang bị suy tồi.

 

Khi chính quyền (cộng sản) đang tồn tại thì sẽ không có tự do, khi có tự do thì sẽ không có chính quyền (cộng sản).

 

Cái cách tốt nhất để hủy diệt hệ thống tư bản là phá giá đồng tiền.

 

Ku Búa

Tâm sự của một người Nhật: Lý do tôi ghét Việt Nam

Featured Image: All Free Photos

 

Giới thiệu: Đây là một bài tâm sự của một anh bạn người Nhật làm trong ngành du lịch. Lần đầu tiên anh ta đến Việt Nam năm 1997 cũng là lần anh thề sẽ không bao giờ trở lại vì đã gặp quá nhiều chuyện xấu. Bài viết được bạn Nguyễn Quốc Vương Dịch.


 

Lang thang trong thế giới mạng mênh mông tôi chợt gặp những dòng tâm sự của một người Nhật sau chuyến du lịch đến Việt Nam. Anh chàng có tên Shimata này chỉ kể về những “chuyện thường ngày ở huyện” của Việt Nam nhưng nó rất… hấp dẫn. Có lẽ cần phải đưa câu chuyện của anh vào giáo trình ngành du lịch và cẩm nang du lịch dành cho người nước ngoài đến Việt Nam. Mời các bạn thưởng thức. (Nguyễn Quốc Vương)

Cái gì? Bình thường tôi vào đọc blog của anh có bao giờ thấy chủ đề “Việt Nam” đâu? Lấy đâu ra người quan tâm nào? Đúng thế! Trên Blog của tôi chưa hề xuất hiện “Việt Nam”. Cả chữ “V” trong từ “Việt Nam” cũng không có nốt. “Anh đã đến Việt Nam lần nào chưa?” Nếu có ai hỏi thế thì câu trả lời là có, 10 năm trước tôi có đến thành phố Hồ Chí Minh một lần duy nhất. Tuy nhiên, trong tôi nói tới Việt Nam thì đấy là quốc gia xấu xa tồi tệ nhất (最低最悪の国) và nỗi bất mãn trong tôi sẽ tăng lên tới mức 150%. Trong lòng tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ đến đó lần thứ hai, thật là một nước tồi tệ số 1.

Tôi ghét Việt Nam

Mà nói đúng ra thì tôi ghét người Việt Nam hơn là ghét Việt Nam. Tôi căm ghét thứ văn hóa “móc được cái gì thì móc” của người Việt. Tôi càng căm ghét thứ người Việt Nam làm những điều như thế. Tôi không muốn nhìn mặt người Việt Nam và sẽ không đến Việt Nam đến lần thứ hai. Trái tim tôi đã quyết định như thế. Thời còn ba lô trên vai lấy điểm khởi đầu là Bangkok tôi đã đi tới nhiều nước châu Á xung quanh như Malaysia, Singapore, Laos, Myanma, Campodia… nhưng chưa lần nào nghĩ mình muốn đi tới Việt Nam.

Tiếp xúc với người Việt Nam thì cũng chỉ có hai lần. Khi có người cần tư vấn về du lịch Việt Nam, tôi cũng thường nói toàn những điều tiêu cực như “thôi bỏ đi!” hay đưa ra lời chú ý đầy căm hận “hãy cẩn thận với người Việt Nam”.

Tôi tảng lờ trước câu chuyện của ai đó khi họ nói “Việt Nam tuyệt vời lắm.” Hoặc là chỉ hờ hững đáp “ừ ừ, tốt nhỉ!”. Từ thời điểm tôi đi du lịch Việt Nam đến giờ đã 10 năm. Tôi đã duy trì mãi hành động “không thèm mua” đồ Việt Nam vì thế khi mua Maruboro ( có lẽ là thuốc lá Malboro?) ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tôi đã trả lại vì nó được sản xuất tại Việt Nam.

Đôi khi trong cửa hàng 100 Yên tôi có nhặt lên vài sản phẩm nhưng do nó là đồ Việt Nam nên tôi đã tuyệt đối không mua. Đối với Việt Nam đáng ghét thì một Yên cũng tiếc. Có thể các bạn sẽ nói tôi: Ấy ấy!! Chơi đến mức đó hay sao hả? Nhưng các bạn hãy xem dưới đây xem tôi “ghét Việt Nam” đến cỡ nào. Cứ nghĩ đến những việc xấu xa mà người Việt Nam làm với tôi thì thực sự tôi lại cảm thấy bực mình.

Thế đến Việt Nam lần đầu tiên đã gặp chuyện gì vậy?

Tôi sẽ kể đây nhưng xin các bạn đừng có khóc nhé.

Nghe cũng khóc và kể cũng khóc…

10 năm về trước. Năm 1997 (năm Heisei thứ 9). Đấy là câu chuyện trước lúc tôi trở thành khách du lịch ba lô 5 năm.

Khi ấy tôi mới có 24 tuổi. Tôi, vốn làm việc cho một công ty du lịch ở quê hương Shikoku đã nhận được một chuyến đi du lịch tới thành phố Hồ Chí Minh bằng vé của công ty hàng không Việt Nam nhân dịp mới vào làm việc.“Từ giờ trở đi Việt Nam sẽ trở thành thị trường đầy hứa hẹn, người du lịch tới Việt Nam chắc chắn sẽ tăng.” “Với tư cách là nhân viên công ty du lịch, hãy tận mắt quan sát Việt Nam nơi đang tăng trưởng nhanh chóng.” Cấp trên của tôi đã khuyến khích và cũng có thể nói là ngợi khen như thế.

Tôi cùng với cậu K, hai người đã quyết định tham gia “Tour Hồ Chí Minh 4 ngày 2 đêm”. Tôi lần đầu đặt chân tới Việt Nam trong tâm trạng vừa lo lắng vừa khấp khởi trong cảm xúc “đột nhiên được tới Việt Nam sướng thật”. Tuy nhiên với tôi, người lần đầu tiên tới Việt Nam thì đấy là một chuỗi những sự việc đáng ghét và khủng khiếp.Tôi và cậu K hai nhân viên công ty du lịch đã gặp chuyện gì với người Việt Nam? Một kết cục bất hạnh đã chờ đón chúng tôi. Nói đơn giản thì thì chúng tôi đã bị người người Việt Nam lừa đến độ phát điên lên và ra về trong nỗi tức giận. Lý do là thế đấy.

Hẹn các bạn lần sau nhé ( Hic! Lại công việc! Công việc).

Ghi chú: Xin lỗi chị Shikayoshi hiện đang sống ở tp Hồ chí Minh nhé.

10 năm về trước. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện xảy ra trong chuyến đi “Hồ Chí Minh 2 đêm 4 ngày” trong lần đầu tới Việt Nam.

Tháng 12 năm 1997

Tôi cùng với đồng nghiệp K xuất phát từ Kansai tới Hồ Chí Minh trên máy bay của hãng Hàng không Việt Nam. Trong máy bay tất cả các tiếp viên đều mặc áo dài gợi cảm và ngay từ trước lúc đáp xuống Việt Nam cảm xúc của hai chúng tôi đã dâng cao và trong lòng tràn ngập cảm xúc mong đợi: “Không biết những việc vui vẻ nào đang đợi chúng mình đây?”

Sau chuyến bay khoảng 5 tiếng chúng tôi đáp xuống thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi ra khỏi máy bay và đi vào tòa nhà cũ kỹ, đứng xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh. Đến lượt mình khi chúng tôi đưa passport cho nhân viên nhập cảnh thì anh ta vừa lắc đầu vừa nói: “Thế này không thể nhập cảnh được.” Hóa ra vấn đề nằm ở chỗ tấm ảnh đi kèm Visa là ảnh đen trắng.

Với lý do “phải là ảnh màu” tôi và cậu K đã đột nhiên bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam. Nhân viên nhập cảnh nói: “Đằng sau kia kìa.” Chúng tôi quay lại và nhìn thấy chủ cửa hàng ảnh vẫy tay cười cười: “Lại đậy lại đây.” Không có cách nào khác chúng tôi buộc phải đến đó chụp ảnh dán vào visa và cuối cùng thì cũng được nhập cảnh. Ngay trước lúc nhập cảnh đã gặp rắc rối với ông chủ hiệu ảnh. Phí chụp ảnh đến 20 đô la Mĩ.

Chẳng ai yêu cầu thế mà bị bắt phải chụp và mất tới 40 đô la.

“Không đùa đâu! Quái đản!”

Tôi và cậu K cáu, phản kháng với chủ hiệu ảnh nhưng cho dù có nói gì cũng vô ích. Phải gắng lắm mới miễn cưỡng chấp nhận giá của mỗi bức ảnh. “Thật là một đất nước quái gở nhỉ.” Tôi vừa than thở với cậu K vừa bước một bước ra ngoài tòa nhà sân bay thì lần này bị vây chặt bởi những người lái Taxi mời khách: “Đi đâu thế? Lên đây tôi chở!”

Dù thế nào cũng phải mặt dày tí! Muốn về khách sạn thì không thể không bắt xe vì thế tôi cùng cậu K vừa thương thuyết vừa lên chiếc Taxi của một lái xe có vẻ như là người tốt và có lương tâm nhất.

Giá về đến khách sạn trong thành phố là 20 đô la. Chát thật! tôi nghĩ vậy nhưng so với các xe khác thì vẫn rẻ hơn vì thế tôi cầm tay 20 đô la và lên đường về khách sạn trong thành phố.

Quang cảnh nội thị Hồ Chí Minh nhìn từ cửa sổ xe Taxi có thể diễn đạt chỉ bằng một từ “vô trật tự”, nhìn chỗ nào cũng thấy toàn người không đội mũ bảo hiểm. Chuyện 3, 4 người ngồi một xe là chuyện đương nhiên. Trước cảnh ở Nhật Bản không thể nào chấp nhận chúng tôi một lần nữa cảm thấy thực sự mình đã đi đến một nước lạ. Số lượng xe rất nhiều và hoàn toàn không coi vạch sang đường dành cho người đi bộ hay đèn tín hiệu là cái thá gì. Chiếc taxi chạy khục khặc trên con đường chưa trải nhựa đầy bụi khiến mặt chúng tôi rung giần giật.

20 phút sau xe đến khách sạn. Khi xuống xe và đưa cho lái xe 20 đô la thì anh ta nói: “ Không! 30 đô la.”

“Anh chẳng nói là 20 đô la sao?” Cậu K thét lên phản kháng. “Được rồi! Được rồi! 20 đô la.” Lái xe vừa thản nhiên nói vừa thè lưỡi ra. “Thật chán! Quái gở thật!” Khi mở cốp xe để lấy hành lý và định bước vào khách sạn thì lái xe taxi kêu lên: “ Tip! Tip!” “Không! Vớ vẩn!” Cả tôi và cậu K đều nổi khùng. “Hứ!“ lái xe lại thè lưỡi ra và chạy mất. Thật là một tay lái xe rách giời rơi xuống.

Chúng tôi làm thủ tục nhận phòng. Chúng tôi ở trong một khách sạn hạng trung nhìn ra đường Nguyễn Huệ và gần đại lộ Đồng Khởi. Căn phòng nồng nặc mùi hôi ẩm mốc và từ vòi hoa sen chảy ra thứ nước màu vàng. Mặc dù phòng có vấn đề nhưng từ ban công có thể nhìn thấy sự ồn ào tấp nập của đại lộ và con sông Sài Gòn rất đẹp. Hai người đặt vội hành lý xuống phòng rồi nhanh chóng ra ngoài ngắm cảnh trong thành phố. Trước hết chúng tôi muốn đi chậm dọc theo đại lộ Đồng Khởi, con đường chính của thành phố Hồ Chí Minh để xem cuộc sống của người dân và tới chợ Bến Thành, nơi được coi là nhà bếp của thành phố Hồ Chí Minh.

Khi vừa đặt hai tay lên tủ kính bán hàng và ngắm nhìn bật lửa Zippo của Việt Nam thì một con chuột to cỡ lòng bàn tay người vừa kêu phù phù vừa chạy vọt qua trước mắt. “Oa.. oái …” Tôi kêu lên hoảng sợ. Tôi đỏ mặt vì người Việt Nam xung quanh cười.

Lần này đột nhiên trời đổ mưa nền chợ Bến Thành bắt đầu ngập nước và rồi… lần này thì đàn gián và chuột với quy mô lớn tôi chưa từng thấy bao giờ diễu hành ngay trước mắt. “Oái!!!!”

Tởm quá! Tôi cảm thấy kinh tởm như toàn thân nôn mửa. Hai người chúng tôi nhanh chóng bỏ lại chợ Bến Thành ở phía sau với đàn trẻ con ăn xin vây quanh. Thật không muốn đến lần thứ hai. Cậu K kêu đói bụng vì thế chúng tôi cùng đến hàng mì. (Đàn gián và chuột lúc nãy làm cho tôi không thiết gì ăn). Cậu K gọi Phở còn tôi thì chỉ gọi Coca và hút thuốc. Vừa châm điếu thuốc thì tôi nghe có tiếng người qua đường gọi. “Cho xin điếu thuốc” “Cho xin tí lửa”,“Tôi có bạn ở Nhật” “Cho xem tiền Nhật Bản nào”

Thật là ầm ĩ. Những người khách du lịch như chúng tôi không thể nào thấy bình yên. Lúc đầu cho dẫu mong mỏi sẽ được tiếp xúc với người Việt Nam vui vẻ nhưng lúc này ngay lập tức tôi cảm thấy chán ngán. Lúc nào cũng thế, cuối cùng thì cũng bị xin xỏ thuốc lá. Đi đến đâu cũng bị người Việt Nam vây quanh, xin xỏ một ngày kết thúc và với chúng tôi Việt Nam đã gần như là quá đủ.

Ngày thứ hai ở Hồ Chí Minh Cậu K nói với tôi là đi đến nhà người Việt mới quen để chơi rồi bước ra ngoài. Cậu ta có rủ tôi đi cùng nhưng tôi muốn một mình chậm rãi đi dạo nên đã từ chối. Chúng tôi giao hẹn rằng buổi tối sẽ cùng nhau đi uống bia hơi. Tôi đi đến xem bảo tàng.

Khi tôi ra khỏi khách sạn thì ngay lập tức có một chiếc xích lô đi theo sau tôi tới tận trước cửa bảo tàng. Khi tôi quay trở lại khách sạn thì chiếc xích lô lúc nãy cũng lại đi theo về trước khách sạn. Khi tôi đi ngang qua thì anh ta lên tiếng gọi to: “Này! Đi không?” Nhưng tôi làm thinh. Đó là do trong sách hướng dẫn du lịch có ghi: “Cần phải thận trọng với những xích lô lưu manh.” Vì thế mà tôi không lên xích lô, tôi tuy đã quyết định như vậy nhưng vì anh ta nhiệt tình quá vì thế mà cái tình của xích lô đã chuyển phắt sang tôi khiến cho tôi dần dần muốn lên xe.

Tôi hỏi: “Giá bao nhiêu?” “Mỗi giờ 50 đô la.” Anh ta đáp. Đắt thế! Đừng có đùa! Ai ngồi! Tôi nghĩ vậy và làm thinh tiếp tục bước đi. Dần dần giá cả cứ hạ thấp dần. “10 đô la nhé, đi không?” “Đắt nhỉ” .“Thế thì 5 đô la.” “ Hừ, làm thế nào bây giờ”

Giá cả giờ đây đã tụt xuống còn có 1/10. Nếu là 5 đô la thì có ngồi cũng chẳng sao nhỉ… tôi bắt đầu có ý nghĩ như thế. Mất công đã đến Việt Nam vì thế cũng muốn một lần được cưỡi xích lô. Người đạp xích lô cũng trẻ trông như một thanh niên tốt. Nhìn kỹ thì thấy mắt rất đẹp, thật là một tay điển trai. Thôi được! Cưỡi thử nào.

“5 đô la nhé, nếu cao hơn tôi không trả đâu. Giao kèo đấy nhé.”“OK. Giao kèo thì giao kèo! Nhảy lên nào, nhảy lên nào!” Thấy anh ta nhiệt tình làm việc từ sáng tới giờ tôi liền đi đến quán cà phê ở gần gọi súp và bánh sandwich cùng cà phê mời anh xích lô. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện sau khi bụng đã ổn ổn tôi lại lên xe và bắt đầu đi ngắm cảnh thành phố. Lần đầu tiên ngồi trên xích lô được ngắm cảnh thật là thích. Tôi ngồi trên chiếc xích lô rung lắc vừa chụp ảnh cảnh phố phường Hồ Chí Minh mang phong cách Pháp vừa cảm nhận đầy đủ cái tình của kỳ quốc cùng ngọn gió dễ chịu.

Thoáng cái đã hết một tiếng việc còn lại chỉ là về khách sạn. Cuối cùng tôi có ý định chụp ảnh anh chàng xích lô. Tuy nhiên khi giơ camera lên thì anh ta cương quyết từ chối. Lý do là anh ta không thích chụp ảnh. Khi đến trước đường Đồng Khởi chỉ cách khách sạn chút ít thì đột nhiên anh ta nói: “Đến đây là hết! Xuống!” Tại sao đột nhiên thế này? Tôi nghĩ thế nhưng do chỉ cách có chút ít là về đến khách sạn nên tôi đáp: “Hiểu rồi, hiểu rồi, xin cảm ơn.” và định đưa cho anh ta 5 đô la. Khi làm vậy thì anh xích lô đột nhiên có vẻ mặt dễ sợ khác hẳn lúc trước.

“Hai trăm đô la! Trả 200 đô la đi!” Khuôn mặt đầy sát khí và nói như thét vào mặt. “Đợi đã! Đã giao kèo là 5 đô la rồi mà” “Không! 200 đô la! Trả 200 đô la đi!” Cái này thì thật gay… 200 đô la có biết cao hơn bao lần không? Đừng có đùa! Đây tuyệt đối không trả đâu!!! “Vớ vẩn! Đồ ngu!” Tôi nói vậy rồi ù té chạy.

Anh xích lô đuổi theo. Tuy nhiên do mặt đường hẹp nên xích lô không đuổi được. Thật chua chát! Việc không trả tiền tất nhiên rồi, và hơn hết việc tiếp xúc với anh ta rồi trao đổi tình cảm kia tóm lại là cái thứ gì đây!? Trong lòng tôi tràn ngập cảm giác bị phản bội. Kể lể công ơn là việc tôi không hề thích nhưng tôi đã mời anh ta ăn cơm, mua nước cho anh ta uống thân thiện đến thế còn gì! Vậy mà tại sao anh ta lại có thái độ như thế! Trả 200 đô la đi! Lẽ ra không có câu đó chứ! Tâm trạng tôi lại tụt dốc. Chuyện này lẽ ra chắc chắn chả bao giờ xảy ra thế mà….

Tôi về khách sạn và vừa ngủ thì cậu K cùng phòng về. Cậu K trông cũng không khỏe. Khi tôi hỏi: “Sao thế?” Cậu ta hỏi lại với giọng trầm xuống: “Cậu Shimata này, cậu còn tiền không?” “Còn nhưng sao thế?”

Hỏi ra mới biết cậu ta đến nhà người Việt Nam chơi và bị lấy mất toàn bộ số tiền. Khi cậu ta chơi bài thì chỉ trong phút chốc nó bỗng biến thành trò bài bạc và khi tỉnh ra thì cậu đã thua lớn bị đe dọa và phải trả toàn bộ số tiền. Tổng cộng cậu ta đã phải trả 400 đô la và số tiền mang theo còn lại chỉ còn có 20 đô la.

Tại sao cả tôi và cậu K lại gặp vận đen như thế… Chúng tôi không đến Việt Nam để có những kỷ niệm như thế này thế mà… Tôi không muốn nói với cậu K: “Tại sao cậu không cẩn thận.’” vì chuyện ấy cũng giống như tôi. Để an ủi cậu K chúng tôi vừa uống bia hơi ở quán gần đó vừa an ủi lẫn nhau tới sáng. Nhân tiện, tôi trả tiền. Mặc dù tôi đã tính toán thật cẩn thận nhưng cho dẫu thế thì số tiền phải trả cũng cao gần gấp 4 lần. Do đã mệt nên tôi chán không muốn phản kháng nữa chỉ ‘vâng, vâng” rồi trả tiền. Người bán hàng nói tiền thừa là tiền “tip” và không hề trả lại.

Thật quá lắm rồi. Tôi căm ghét Việt Nam! Tôi muốn mau chóng quay trở về Nhật. May là chỉ còn ngày mai nữa là trở về. Buổi tối máy bay sẽ cất cánh từ Hồ Chí Minh. Ngày mai, ngày cuối cùng thì chỉ còn mỗi việc mua quà cho người cùng công ty sau đó đợi đến giờ check out rồi ra khỏi khách sạn là xong. Trong tâm trạng chán chường như thế ngày thứ hai kết thúc. Tuy nhiên sự “cãi vã” với người Việt không kết thúc ở đó. Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng đã xảy ra “sự kiện đáng ghét hơn nhiều”.

Ngày thứ ba ở Hồ Chí Minh. Khi tỉnh dậy mở mắt ra thì đã 2 giờ chiều. Trên bàn là lá thư của cậu K. “Chào! Tớ đi ra ngoài ngắm cảnh. Buổi chiều tối sẽ quay lại.”

Sắp đến buổi tối về nước rồi. Muốn được nhanh nhanh trở về Nhật. Máy bay xuất phát lúc 23 giờ vì thế tôi phải ở khách sạn đến 21 giờ. Cuối cùng tôi muốn đi mua quà Việt Nam nên đi ra ngoài…

Trời! cái gì thế này! Ngay trước hành lang khách sạn là người đạp xích xô ngày hôm trước đang đứng đó. Nhưng lần này anh ta kéo theo cả bạn và có đến 10 người đạp xích lô có bộ mặt dễ sợ đang nắm tay đứng đợi!

Làm sao bây giờ… Chắc chắn sẽ bị đánh nên thân… Chân tôi run lên. Vào khi đó ở chỗ tiếp tân có một ông già giống như người Nhật và tôi đã cầu cứu ông giúp đỡ. “Xin lỗi…ông có nói được tiếng Việt Nam không?” “Có! Tôi nói được nhưng có chuyện gì thế?”

Thật là may ông cụ đúng là người Nhật Bản. Tôi kể cho ông cụ nghe một phần sự việc xảy ra đến lúc này và cầu xin ông làm trọng tài trung gian. Ông già đứng trước chỗ tiếp tân là nhân viên lưu trú của Ngân hàng Sanwa.

“Được, hiểu rồi. Lẽ ra không được ngồi xích lô!”
“Vâng, thành thật xin lỗi!”
“Ở gần đây xích lô đặc biệt lưu manh đấy.”
“Vâng, thành thật xin lỗi!”
“Thế đã mặc cả bao nhiêu?”
“Thưa, 5 đô la ạ.”

“Và thành 200 đô la? Trời ơi!”
“Thế trả bao nhiêu thì ổn?”
“Cháu không muốn trả quá số tiền đã nói”
“Được, tôi sẽ thử thương thuyết nhưng nếu gặp người xấu thì hãy chuẩn bị tinh thần là gần 100 đô la cũng phải trả đấy”.

Nhân viên của ngân hàng Sanwa (dưới đây xin gọi là ông B) đã giúp thương thảo với người đạp xích lô hôm qua. Bạn bè của anh ta đã về hết chỉ còn lại có mình anh ta. Ông B đưa anh ta lại chỗ quầy lễ tân nơi tôi đợi. Tôi, ông B và người đạp xích lô ba người ngồi xuống Sofa và bắt đầu nói chuyện.

B: “Người đạp xích lô nói anh hứa sẽ trả 100 đô la.”
Shimata: “Không, tôi không nói thế… hắn ta ngày hôm qua đột nhiên đòi tôi 200 đô la và giờ thì đến đòi đấy!”
Xích lô: haaaa (thét lên bằng tiếng Việt nam.)
B: “Anh ta nói anh hứa trả 100 đô la.”
Shimata: “Tôi không hiểu chuyện gì cả. 100 đô la hay 200 đô la cũng đều là vớ vẩn.”
B: Lần này không trả hơn 5 đô không được đâu. Ví dụ như 10 đô chẳng hạn.
Shimata: “Không (tôi ngoan cố).”
Xích lô: “haaaaa (tiếng Việt Nam).”
B: “Anh ta nói là anh nói láo.”
Shimata: “Tôi đâu có nói láo. Người nói láo chính là thằng cha đó.”
Xích lô: “Haaaa (tiếng Việt Nam).”
B: Thôi được anh ta nói 7 đô la đấy.
Shimata: “Không! (tôi ngoan cố).”

Tôi không muốn trả cho thằng cha như thế này. 200 đô la rồi đột ngột thành 100 đô la rồi lần này thành 7 đô la làm như thế hóa ra tôi giống như thằng nói láo. Tôi không thể tha thứ cho kẻ đạp xích lô đáng ghét đó được. Tuy nhiên người đạp xe xích lô cứ cương quyết là tôi nói sẽ trả 100 đô la.

Shimata: “Xin lỗi đã làm mất thời gian của ông…”
B: “Không sao, cái việc này ở Việt Nam hoàn toàn không phải là chuyện hiếm.”
Shimata: “Hả? Thật vậy sao?”
B: “Lúc đầu lên xích lô có tưởng tượng ra chuyện này không?”
Shimata: “Thì…”
B: Anh cũng có phần sai
Shimata: “Vâng…”
B: “Anh ta là người vô văn hóa vì thế có thương thuyết bằng giá trị quan đạo đức của người Nhật đi nữa cũng vô ích. Tôi nghĩ thế.”
Shimata: “Vâng…”
Xích lô: “Haaaa (tiếng Việt Nam).”
B: “Anh ta nói là 7 đô la.”
Shimata: “Không! Không được. 5 đô la. Đã giao kèo là 5 đô la rồi mà (tôi ngoan cố đến cùng).”
B: “Trả đi thì sẽ tốt hơn tôi nghĩ thế. Nếu là 7 đô la thì vẫn còn rẻ đấy!”

Nhờ ông B mà cũng có thể tôi đã chuyển tải được cảm xúc của mình tới người đạp xích lô. Thật là một gã lưu manh, tôi bực biết bao nhiêu. Cho dù là thương thuyết được tới 5 đô la đi nữa thì anh ta cũng đã phá hỏng lời giao kèo. Việc mời cơm anh ta thật là ngu ngốc. Tôi cảm thấy khó chịu và không muốn trả tiền.

Quả thật đúng như ông B nói. Cho dù có nói với người đạp xích lô quan niệm đạo đức của người Nhật đi chăng nữa thì cũng vô ích. Thông thường thì với tôi 7 đô la cũng không vấn đề gì nhưng vào thời điểm đó tôi không hề có tâm trạng muốn trả. Tôi không muốn trả cho anh ta một Yên nào. Vấn đề không phải là tiền bạc mà vấn đề là cảm xúc. Và thế là tôi trở nên ngoan cố. Tuy nhiên, tôi không muốn làm ông B mất thêm thời gian…

Shimata: “Hiểu rồi… Tôi sẽ trả 7 đô la.”

B: “Rồi! Thế nhé xong một vụ rồi nhé (ông cười).”

Kết cục tôi trả cho người đạp xích lô 7 đô la và chẳng hiểu sao tôi muốn khóc. Tôi đã nghĩ hắn là người tốt thế rồi ngồi lên xích lô và đột nhiên bị hắn lừa rồi bỏ chạy. Rồi bị 10 người đến đợi rồi có khả năng bị dần một trận nên thân. Người đạp xích lô nói láo kia lại gọi tôi là thằng nói láo. Tôi đã làm phiền đến cả ông B. Nhờ sự tốt bụng của ông B mà tôi cũng ổn giống như một đứa trẻ. Nhưng rồi kết cùng vẫn phải trả tiền. Mất công đi du lịch mà cuối cùng thế này đây. Tại sao tôi lại phải gặp chuyện cay đắng thế này càng nghĩ tôi càng cảm thấy xấu hổ và muốn khóc.

B: “Rồi! Cuối cùng hai người bắt tay cái nào! Rồi! Rồi! bắt tay đi.”

Không có lý do gì phải bắt tay. Cuối cùng tôi hỏi tên người đạp xích lô Tên anh ta là “Minh”. Tên hắn và khuôn mặt hắn tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi nhìn mặt hắn như muốn nói này thằng ngu cút xéo đi. Minh có vẻ khó chịu, nắm chặt tiền rồi ra khỏi khách sạn.

Bản thân số tiền thiệt hại không lớn. Cũng có thể số tiền đó nhỏ đến mức không thể nói đó là thiệt hại. Nhưng sự mất mát về tinh thần thì lớn hơn nhiều. Người ta đã nhắc rằng là nguy hiểm thế mà tôi vẫn lên xích lô tôi mới ngu làm sao.

Việt Nam thế là đủ rồi. Tôi không muốn đến Việt Nam lần thứ hai. Tôi không muốn đến Việt Nam lần thứ hai. Tôi sẽ không đi Việt Nam lần thứ hai. Tôi thề trong tim như vậy, tôi cảm ơn ông B, trao đổi địa chỉ rồi ru rú trong phòng chờ đến sát giờ checkout. Tôi không đi đâu cũng không đi mua quà mà ngủ ngay trên giường. Vào lúc checkout chợt nhớ đến chiếc áo sơ mi bỏ quên trên phòng tôi liền quay lên nhưng nó đã bị ai đó lấy mất. Đến lúc cuối cùng mà cũng… Sẽ không đến lần hai đâu, đồ ngu! Tôi vừa lầm bầm như thế vừa hướng ra phi trường.

Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến đi 4 ngày 2 đêm tháng 12 năm 1997 ở thành phố Hồ Chí Minh

Kể từ đó đã 10 năm… Cả ý nghĩ căm ghét du lịch Việt Nam cùng sự việc xảy ra với người đạp xích lô đáng ghét đã được thanh tẩy trong dòng chảy của thời gian, tôi, người đã căm ghét Việt nam suốt 10 năm trời giờ đây bắt đầu có ý nghĩ thế nào cũng được.

Gần đây vô tình tôi lại chú ý tới Việt Nam không thể nào cưỡng được. Vào thời điểm này nghĩ lại thì điều tôi cần phản tỉnh thật nhiều. Tôi thật xấu khi cái gì cũng đổ tại người Việt Nam. Tôi đã không hề có chút tri thức nào về Việt Nam, tôi cũng không hề có ý nghĩ mong muốn lý giải người Việt Nam. Tôi đã chỉ bị hút hồn bởi Áo dài và khi gặp người Việt Nam thì vênh mặt lên rằng ta đến từ nước Nhật cường quốc kinh tế đây… và thiếu đi sự khiêm tốn. Tôi đã tự ý mời người đạp xích lô và tự mình sung sướng và tôi phải cảm thấy xấu hổ vì điều đó.

Khi đã trở về Nhật tôi nói với người xung quanh rằng tôi ghét Việt Nam, khi được hỏi về du lịch Việt Nam tôi đã nói là nên đi Bangkok rồi khi nghe ai đó nói du lịch Việt Nam rất thú vị thì tôi giả điếc không nghe. Tôi cũng đã ích kỷ tẩy chay hàng Việt Nam… Tại sao trong 10 năm ròng tôi đã làm những điều ấy với Việt Nam? Sự thay đổi tâm tính này quả thật phần lớn nhờ vào blog tôi nghĩ vậy.

Vào tháng 4, chị Yakibuta, người sống ở Hồ Chí Minh về nước và đến nhà tôi chơi có mời tôi cà phê Việt Nam. Mất công người ta mời lại đã lâu không uống cà phê Việt Nam. “Shit! Thật là ngon!!!”

Đúng vậy, Việt Nam không chỉ là nước có cà phê ngon mà còn là nước có thức ăn ngon! Khi đọc blog của chị ấy ở Hồ Chí Minh thì cuộc sống ở Việt Nam đã được viết rất sống động mỗi lần đọc là một lần tăng cảm hứng về Việt Nam. Ngoài chị ấy còn có chị Shikayoshi đang sống rất vui vẻ ở Hồ Chí Minh. Tôi chỉ có 2 ngày 4 đêm rồi từ bỏ tại sao hai người lại có thế sống vui vẻ như thế với những người Việt Nam vây quanh. Tôi cảm thấy có hứng thú với Yakibuta và Shikayoshi. Xung quanh việc gặp gỡ hai người tôi cũng phải cảm ơn chị Boctok. Tôi muốn một lần quay trở lại Hồ Chí Minh để thử xem sao. Tôi nghĩ như thế từ tận đáy lòng.

Ngoài Hồ Chí Minh thì Việt Nam cón có rất nhiều nơi du lịch nữa. Đến giờ phút này tôi cảm thấy luyến tiếc vì vào thời còn là kẻ ba lô trên vai tôi đã không đến thăm Việt Nam. Cho dù để có được ý nghĩ ấy tôi đã mất đến 10 năm.

Chà! Tôi muốn đến Việt Nam.

 

あーベトナム行きたい。

Nguyễn Quốc Vương dịch

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 4)


Nền tảng của chính sách tự do – Chương 1

Luận cứ của chủ nghĩa phát xít

Mặc dù chủ nghĩa tự do chưa được công nhận một cách triệt để ở bất cứ đâu, nhưng thành tựu của nó trong thế kỷ XIX đã tiến xa đến mức một số nguyên tắc quan trọng nhất của nó đã được coi là đương nhiên, không cần tranh luận nữa. Trước năm 1914, ngay cả những kẻ thù lỳ lợm nhất và quyết liệt nhất của nó cũng đã buộc phải chấp nhận sự kiện đó. Ngay cả ở nước Nga – tức là nơi mới chỉ tiếp nhận được những tia sáng yếu ớt của chủ nghĩa tự do – phe bảo hoàng, trong khi tiếp tục khủng bố những người đối lập, cũng phải để ý đến những quan điểm tự do ở châu Âu. Trong cuộc Thế chiến vừa qua (Chiến tranh Thế giới I –ND), các phe quân sự trong các nước tham chiến, dù tỏ ra hung hăng, nhưng trong cuộc đấu tranh với những người đối lập ở trong nước vẫn phải tỏ ra mềm mỏng.

Chỉ đến khi những người dân chủ xã hội theo đường lối marxist thắng thế và giành được quyền lực với niềm tin rằng thời đại của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản đã vĩnh viễn cáo chung rồi thì sự nhượng bộ tư tưởng tự do, mà trước đấy người ta vẫn cho là cần thiết, mới chấm dứt. Các đảng của Quốc tế III chấp nhận mọi phương tiện, chỉ cần chúng hứa hẹn giúp họ giành được mục tiêu trong cuộc đấu tranh là được. Theo quan điểm của họ, bất cứ người nào không công nhận và không ủng hộ toàn bộ học thuyết của họ một cách vô điều kiện đều đáng tội chết; và họ sẽ không run tay tiêu diệt người đó, cũng như gia đình người đó, kể cả trẻ con – bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, khi hoàn cảnh cho phép.

Việc thi hành một cách công khai chính sách tiêu diệt đối thủ và giết chóc nhằm thực hiện đường lối đó đã tạo điều kiện cho phong trào đối lập ngóc đầu dậy. Kẻ thù phi-cộng-sản của chủ nghĩa tự do lập tức sáng mắt ra. Trước đây họ vẫn còn tin rằng ngay cả trong cuộc đấu tranh với những đối thủ đáng ghét nhất người ta cũng phải tôn trọng một số nguyên tắc nhất định của chủ nghĩa tự do. Dù không muốn, nhưng họ vẫn buộc phải loại bỏ việc giết người và mưu sát khỏi danh sách những biện pháp có thể được áp dụng trong cuộc đấu tranh chính trị. Họ buộc phải chấp nhận một số hạn chế trong việc ngược đãi báo chí đối lập và đàn áp tự do ngôn luận.

Bây giờ họ bỗng thấy những đối thủ mới xuất hiện, đấy là những kẻ không quan tâm tới những lý lẽ như thế, mọi phương tiện đối với họ đều là tốt, miễn là đánh bại được kẻ thù. Kẻ thù theo đường lối quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa của Quốc tế III cảm thấy như bị chủ nghĩa tự do đánh lừa. Họ cho rằng trong lúc điều kiện vẫn còn và khi họ đang muốn giáng trả các đảng cách mạng thì chủ nghĩa tự do đã trói chân trói tay họ. Họ tin rằng nếu không bị chủ nghĩa tự do cản trở thì họ đã dẫm nát phong trào cách mạng ngay từ trong trứng nước rồi.

Các tư tưởng cách mạng chỉ có thể bén rễ và đơm hoa kết trái vì đối thủ của chúng đã tỏ ra khoan dung; việc tôn trọng, mà sau này mới biết là quá đáng, các nguyên tắc tự do đã làm cho họ nhụt chí. Nếu trước đây họ đã nhận thức được rằng cần phải đàn áp một cách dã man mọi phong trào cách mạng thì Quốc tế III không thể giành chiến thắng vào năm 1917 được. Những kẻ quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa tin rằng khi cần bóp cò và đánh nhau thì họ chính là những người thiện xạ nhất và là những chiến binh khéo léo nhất.

Tư tưởng căn bản của các phong trào này – từ tên gọi của phong trào hoành tráng nhất và có kỷ luật nhất, ở Ý, có thể định danh là phát xít – là sử dụng những biện pháp vô luân trong cuộc đấu tranh chống Quốc tế III, tức là những biện pháp từng được tổ chức này sử dụng nhằm chống lại các đối thủ của mình. Quốc tế III tìm cách tiêu diệt đối thủ và tư tưởng của đối thủ bằng những biện pháp giống như các biện pháp mà bác sĩ vệ sinh phòng dịch sử dụng trong cuộc chiến chống bệnh truyền nhiễm vậy; phong trào này cho rằng họ không bị giới hạn bởi bất kỳ điều khoản của bất kỳ thoả ước nào mà họ có thể ký với đối thủ, họ nghĩ rằng trong cuộc đấu tranh này họ có thể phạm mọi tội ác, có thể nói dối và vu khống.

Về nguyên tắc, bọn phát xít cũng công khai theo đuổi những ý định như thế. Việc họ chưa tự giải thoát hoàn toàn khỏi một số khái niệm và tư tưởng của chủ nghĩa tự do cũng như các quy tắc đạo đức truyền thống như những người Bolshevik ở Nga đã làm là do một nguyên nhân duy nhất sau đây: bọn phát xít hoạt động trong những nước có di sản văn hoá và đạo đức kéo dài đã hàng ngàn năm, không thể phá vỡ ngay được, chứ không phải là chúng đang hoạt động trong các dân tộc bán khai hai bên dãy núi Ural, từ trước đến nay quan hệ của những người đó với nền văn minh cũng chẳng khác gì bọn lục lâm thảo khấu ở trong rừng rậm hay trong sa mạc, thỉnh thoảng lại tấn công cướp bóc những khu vực văn minh.

Do sự khác biệt như thế mà chủ nghĩa phát xít sẽ không bao giờ tự giải thoát hoàn toàn khỏi những tư tưởng của chủ nghĩa tự do, như chủ nghĩa Bolshevik ở Nga đã làm. Chính do những ấn tượng tươi mới của những vụ giết người và bạo hành ở Liên Xô mà bọn phát xít ở Đức và Ý mới có thể xoá bỏ được những ràng buộc mang tính truyền thống về luật pháp và đạo đức và tìm được xung lực cho những hành động đàn áp đẫm máu như thế.

Hành động của bọn phát xít và những đảng tương tự như chúng chính là những phản ứng cảm tính do sự phẫn nộ trước những hành động của những người Bolshevik và cộng sản gây ra. Ngay sau khi cơn giận dữ ban đầu trôi qua, chính sách của chúng sẽ ôn hoà hơn và thậm chí, có thể, cùng với thời gian còn trở nên ôn hoà hơn nữa (Xin nhắc lại rằng tác phẩm này được xuất bản vào năm 1927. Sau này những người theo phái tự do không còn hi vọng hợp tác với bọn phát xít trong cuộc đấu tranh chống cộng nữa – chú thích của bản tiếng Nga – ND).

Thái độ ôn hoà như vậy chính là kết quả của sự kiện là những quan niệm tự do truyền thống tiếp tục tạo được ảnh hưởng một cách vô thức lên nhận thức của bọn phát xít. Dù sao mặc lòng, người ta buộc phải công nhận rằng việc các đảng cánh hữu chấp nhận chiến thuật của bọn phát xít cho thấy: cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tự do đã giành được những thắng lợi mà trước đó mấy năm không ai có thể tưởng tượng được.

Mặc dù cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa phát xít nói chung là phản tự do và chính sách của nó là can thiệp một cách toàn diện, nhưng nhiều người vẫn ủng hộ vì chúng không thi hành chính sách phá hoại vô nghĩa và không có giới hạn nào, một chính sách đã đóng dấu kẻ thù không đội trời chung của nền văn minh lên trán những người cộng sản. Trong khi một số người khác, mặc dù biết rõ những tai hoạ mà chính sách kinh tế phát xít sẽ mang đến cho nhân loại, vẫn coi chủ nghĩa phát xít là một tai hoạ còn dễ chịu hơn là chủ nghĩa cộng sản và chế độ Xô Viết. Nhưng với đa số người ủng hộ và hâm mộ, cả công khai lẫn bí mật, thì sức hấp dẫn của chủ nghĩa phát xít lại chính là những biện pháp đầy bạo lực của nó.

Bây giờ thì không thể nào phủ nhận được rằng biện pháp duy nhất có thể đáp trả được bạo lực chính là bạo lực. Vũ khí phải được sử dụng trong cuộc chiến đấu nhằm chống lại vũ khí của những người Bolshevik và sẽ là sai lầm nếu tỏ ra yếu đối trước bọn sát nhân. Không một người theo trường phái tự do nào lại tỏ ra nghi ngờ chuyện đó. Chiến thuật của những người theo phái tự do khác với chiến thuật của phát xít không phải ở quan niệm về nhu cầu sử dụng vũ lực nhằm chống lại những cuộc tấn công bằng vũ lực mà ở sự khác biệt trong việc đánh giá mang tính nền tảng về vai trò của vũ lực trong cuộc đấu tranh giành quyền lực.

Mối nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít đối với chính sách đối nội nằm ở chỗ họ tuyệt đối tin tưởng vào vai trò quyết định của bạo lực. Muốn giành thắng lợi thì phải quyết tâm và luôn luôn sử dụng bạo lực. Đấy là nguyên tắc tối cao của họ. Chuyện gì sẽ xảy ra một khi đối thủ cũng đầy quyết tâm và cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực như thế? Kết quả chắc chắn sẽ là chiến tranh, nội chiến. Người chiến thắng cuối cùng sẽ là bên có đông người nhất.

Về lâu dài, phe thiểu số – ngay cả khi đấy là những người có năng lực và nghị lực nhất – cũng không thể thắng được đa số. Như vậy là câu hỏi quyết định nhất vẫn còn nguyên giá trị: làm sao lôi kéo được đa số về phe với mình? Nhưng đây chỉ là vấn đề thuần tuý trí tuệ. Đấy là chiến thắng của trí tuệ chứ không phải là chiến thắng của vũ lực. Muốn người ta gắn bó với đường lối của mình thì đàn áp tất cả các lực lượng đối lập bằng vũ lực là biện pháp hoàn toàn không phù hợp. Sử dụng bạo lực trần trụi – nghĩa là không cần biện hộ bằng những luận cứ được xã hội công nhận – chỉ làm cho những kẻ mà ta muốn đánh có thêm nhiều bạn bè mà thôi. Trong cuộc đấu tranh giữa bạo lực và tư tưởng, tư tưởng bao giờ cũng chiến thắng.

Hiện nay chủ nghĩa phát xít có thể giành chiến thắng vì lòng căm thù những tội ác mà những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa gây ra cho nhân loại đã làm cho nhiều giới có cảm tình với chúng. Nhưng khi ấn tượng tươi mới về tội ác của những người Bolshevik đã phai mờ thì cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội sẽ lại có sức hấp dẫn đối với quần chúng. Vì chủ nghĩa phát xít không tiến hành cuộc chiến đấu nhằm đánh bại nó, họ chỉ làm mỗi một việc là đàn áp những tư tưởng xã hội chủ nghĩa và khủng bố những người truyền bá những tư tưởng đó mà thôi. Nếu họ thực sự muốn chiến thắng chủ nghĩa xã hội thì họ phải lấy tư tưởng làm vũ khí để đối địch với nó. Nhưng chỉ có một hệ tư tưởng có thể đối địch một cách hiệu quả với chủ nghĩa xã hội, đấy chính là chủ nghĩa tự do.

Như người ta thường nói, tạo ra thánh tử đạo là cách thúc đẩy sự nghiệp nhanh chóng nhất. Câu đó chỉ đúng một phần. Không phải sự đoạ đầy của những người ủng hộ phe bị đàn áp mà chính là việc nó bị tấn công bằng vũ lực chứ không phải bằng trí tuệ đã làm cho phe đó mạnh lên. Đàn áp bằng vũ lực bạo tàn chính là lời thú nhận về sự bất lực về mặt trí tuệ, trí tuệ là vũ khí hữu hiệu hơn bởi vì chỉ có nó mới có thể hứa hẹn chiến thắng cuối cùng. Đấy chính là sai lầm căn bản của chủ nghĩa phát xít và đấy cũng là nguyên nhân đưa nó đến chỗ sụp đổ.

Chiến thắng của chủ nghĩa phát xít trong một loạt nước chỉ là một giai đoạn trong cuộc đấu tranh lâu dài về vấn đề sở hữu. Giai đoạn sau sẽ là chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh sẽ được giải quyết không phải bằng vũ khí mà bằng tư tưởng. Chính các tư tưởng đã chia người ta thành những nhóm đối chọi với nhau, tư tưởng đã đưa vũ khí vào tay họ, và tư tưởng quyết định vũ khí sẽ được dùng để bảo vệ ai và chống lại ai. Chính tư tưởng, chứ không phải vũ khí, sẽ đưa ra kết quả sau cùng.

Đấy là nói về chính sách đối nội của chủ nghĩa phát xít. Chính sách đối ngoại, dựa trên nguyên tắc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, không thể không tạo ra những cuộc chiến tranh bất tận, chắc chắn sẽ huỷ diệt toàn bộ nền văn minh hiện nay. Đấy là điều không cần phải thảo luận nữa. Muốn giữ vững và thúc đẩy hơn nữa trình độ phát triển kinh tế thì cần phải bảo đảm nền hoà bình giữa các dân tộc. Nhưng các dân tộc không thể sống trong hoà bình nếu hệ tư tưởng chủ đạo của họ lại là niềm tin rằng các dân tộc phải dũng vũ lực thì mới bảo vệ được vị trí của mình trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

Không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa phát xít và những phong trào hướng đến việc thiết lập các chế độ độc tài tương tự như thế đều là những phong trào có dự định tốt đẹp nhất và sự can thiệp của chúng trong thời điểm hiện nay đã cứu được nền văn minh châu Âu. Công lao mà chủ nghĩa phát xít đã giành được sẽ còn mãi với lịch sử. Nhưng mặc dù trong thời điểm này, chính sách của nó đã cứu được nền văn minh châu Âu, đấy vẫn không phải là chính sách hứu hẹn sẽ thành công trong dài hạn.

Chủ nghĩa phát xít là biện pháp cấp bách tạm thời. Sẽ là sai lầm chết người nếu coi nó là một cái gì hơn thế. [Hiện nay những dòng này nghe chẳng khác gì sự nhắc nhở về cái giá khủng khiếp mà nền văn minh của chúng ta đã phải trả vì sự mù loà đầy bi kịch của những đại diện đầy uy tín của giới tinh hoa trí thức ở cả phía Đông lẫn phía Tây châu Âu – chú thích của bản tiếng Nga – ND].

Giới hạn hoạt động của chính phủ

Người theo trường phái tự do cho rằng nhiệm vụ của nhà nước chỉ và dứt khoát chỉ là bảo đảm việc giữ gìn đời sống, sức khoẻ, tự do và sở hữu tư nhân khỏi những cuộc tấn công bằng bạo lực mà thôi. Ngoài những cái đó ra đều là không tốt. Chính phủ, thay vì thực hiện nhiệm vụ của mình, lại đi xa đến mức, thí dụ, như can thiệp vào sự an toàn về cuộc sống và sức khoẻ, tự do và tài sản của cá nhân, dĩ nhiên là hoàn toàn không tốt.

Nhưng, như Jacob Burckhardt đã nói: quyền lực tự nó đã là xấu, ai sử dụng không quan trọng. Quyền lực có thể làm băng hoại người cầm quyền và dẫn đến lạm dụng. Không chỉ những ông vua và những nhà quý tộc nắm quyền tuyệt đối, mà quần chúng, khi chế độ dân chủ giao vào tay họ quyền lực tối cao của chính phủ, cũng rất dễ có xu hướng thái quá.

Ở Mĩ việc sản xuất và buôn bán rượu bị cấm đoán. [Ý nói đến điều luật gọi là “luật khô” ở Mĩ –chú thích của bản tiếng Nga – ND]. Những nước khác không đi xa đến như thế, nhưng hầu như ở đâu cũng có những hạn chế đối việc mua bán thuộc phiện, cocaine, và những loại ma tuý khác. Có vẻ như ở đâu người ta cũng cho rằng một trong những nhiệm vụ của ngành lập pháp và chính phủ là bảo vệ cá nhân khỏi chính anh ta. Ngay cả những người, mà trong những lĩnh vực khác thường lo ngại về sự mở rộng lĩnh vực hoạt động của chính phủ, cũng cho rằng về khía cạnh này, quyền tự do cá nhân bị ngăn chặn là đúng, thậm chí họ còn nghĩ rằng chỉ có những lý thuyết gia cố chấp ngu ngốc mới có thể phản đối những cấm đoán như thế.

Trên thực tế, việc can thiệp kiểu như thế của chính quyền vào đời sống cá nhân được chấp nhận rộng rãi đến mức những người chống đối chủ nghĩa tự do có xu hướng xây dựng lý lẽ và rút ra kết luận rằng tự do tuyệt đối là không tốt và chính phủ, trong vai trò người bảo vệ hạnh phúc, cần phải có một số biện pháp ngăn chặn đối với quyền tự do cá nhân. Người ta không hỏi chính phủ có phải ngăn chặn quyền tự do cá nhân hay không, người ta chỉ hỏi những biện pháp ngăn chặn có thể đi xa đến mức nào mà thôi.

Không cần phí lời để bàn về sự kiện là tất cả các loại ma tuý đều có hại. Câu hỏi là một ít rượu có có hại hay không hay chỉ có hại khi rượu bị lạm dụng cũng không phải là vấn đề cần thảo luận ở đây. Sự kiện đã được xác định là nghiện rượu, nghiện cocaine, nghiện morphine rất có hại cho đời sống, sức khoẻ, khả năng lao động và nghỉ ngơi và vì vậy mà những người theo chủ nghĩa công lợi phải coi đấy là những tệ nạn. Nhưng như thế không có nghĩa là chính phủ phải ngăn chặn những tệ nạn này bằng cách cấm buôn bán chúng.

Chưa có gì chứng tỏ rằng sự can thiệp của chính phủ có thể ngăn chặn được những thói xấu đó, và ngay cả có ngăn chặn được thì điều đó cũng không có nghĩa là nó không mở cái hòm Pandora và từ đó không xuất hiện những mối hiểm nguy còn khủng khiếp hơn là tệ nghiện rượu và nghiện morphine.

Không ai cản trở những người cho rằng sử dụng hay lạm dụng những chất độc đó là có hại được sống một cách chừng mực và điều độ. Không nên coi vấn đề này chỉ liên quan đến tệ nghiện rượu, nghiện morphine và cocaine ..v..v.. mà ai cũng biết là không tốt rồi. Vì nếu về nguyên tắc, đa số các công dân có quyền áp đặt lối sống của mình cho thiểu số thì việc cấm đoán sẽ không dừng lại ở rượu, morphine, cocaine và những chất độc hại tương tự khác.

Tại sao có thể cấm các chất đó mà không cấm nicotine, caffeine và những chất tương tự khác? Tại sao chính phủ lại không quy định có thể ăn loại thức ăn nào, không nên ăn loại thức ăn nào vì đấy là thức ăn có hại? Trong lĩnh vực thể thao nhiều người có xu hướng làm quá sức mình. Tại sao chính phủ không can thiệp trong lĩnh vực này?

Ít người biết cách kiềm chế trong đời sống tình dục, và có vẻ như những người già yếu không chịu hiểu rằng họ nên chấm dứt hoàn toàn thú vui này hoặc chỉ nên vừa phải thôi. Chính phủ có cần can thiệp không? Một số người có thể nói rằng đọc sách báo độc hại còn nguy hiểm hơn những thứ đó nữa.

Có cho phép xuất bản những loại sách báo chuyên thoả mãn những bản năng thấp hèn của con người để rồi chúng sẽ làm băng hoại tâm hồn họ hay không? Có nên cấm tranh ảnh khiêu dâm, những vở kịch đồi truỵ và tóm lại là tất cả những gì có thể lôi kéo người ta vào con đường vô đạo hay không? Và việc truyền bá những lý thuyết xã hội học sai lầm có làm bại hoại con người và các dân tộc hay không? Kích động nội chiến và chiến tranh giữa các dân tộc có bị cấm đoán hay không? Những tác phẩm báng bổ lỗ mãng và những câu chuyện hồ đồ làm hại đến thanh danh của Chúa và Nhà thờ có bị cấm hay không?

Như chúng ta đã thấy, chỉ cần từ bỏ nguyên tắc nói rằng chính phủ không được can thiệp vào bất cứ vấn đề nào liên quan đến cách sống của cá nhân là chúng ta sẽ tiến dần đến việc điều tiết và ngăn cấm cả những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất. Quyền tự do cá nhân sẽ bị huỷ bỏ. Cá nhân sẽ trở thành nô lệ của cộng đồng, phải tuân theo mệnh lệnh của đa số. Chẳng cần phải nói thêm nữa về cách thức mà những kẻ cầm quyền chẳng ra gì có thể lạm dụng quyền lực ở đây. Khi đã nắm được quyền lực như thế, ngay cả những người có những ý định tốt nhất cũng chắc chắn sẽ biến thế giới thành nghĩa địa của tâm hồn.

Toàn bộ nền văn minh nhân loại là kết quả của những sáng kiến của thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Cho đa số quyền hạ lệnh cho thiểu số nghĩ gì, đọc gì và làm gì đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn, cho sự tiến bộ.

Chớ nên nói rằng cuộc đấu tranh chống việc lạm dụng morphine và cuộc đấu tranh chống văn hoá phẩm “đồi truỵ” là hai việc khác nhau. Khác biệt duy nhất giữa chúng là một số trong chính những người ủng hộ cuộc đấu tranh chống lạm dụng morphine không đồng ý chống văn hoá phẩm “đối truỵ”, chỉ có thế thôi.

Ở Mĩ, những người theo trường phái giám lý và những người chính thống trong giáo hội Thiên chúa giáo, sau khi thông qua được luật chống sản xuất và buôn bán rượu đã tiếp tục đấu tranh nhằm đàn áp thuyết tiến hoá và đã đẩy được thuyết Darwin ra khỏi trường học trong một loạt tiểu bang. Ở nước Nga Xô Viết mọi biểu hiện của tự do phát biểu đều bị cấm đoán. Việc một cuốn sách nào đó có được xuất bản hay không phụ thuộc vào thái độ tuỳ tiện của một loạt những kẻ cuồng tín ít học và vô văn hoá được chính phủ giao cho trách nhiệm về vấn đề này.

Những người đương thời với chúng ta có xu hướng đòi chính phủ cấm đoán ngay lập tức những thứ không làm họ hài lòng và việc họ sẵn sàng chấp nhận những cấm đoán như thế ngay cả khi đấy là những thứ phù hợp với họ chứng tỏ rằng tinh thần nô lệ đã ăn sâu bén rễ trong lòng người ta đến mức nào. Cần phải nhiều năm tự học thì một người nô lệ mới có thể trở thành công dân tự do. Người tự do phải biết chịu đựng khi những người đồng bào với mình hành động và sống khác với cách mà anh ta cho là đúng đắn. Anh ta phải bỏ thói quen gọi cảnh sát mỗi khi thấy điều gì đó không vừa ý với mình.

Lòng khoan dung

Chủ nghĩa tự do chỉ và tuyệt đối chỉ quan tâm đến đời sống trần tục và những lo lắng trần tục mà thôi. Vương quốc tôn giáo không nằm trong thế giới này. Nghĩa là chủ nghĩa tự do và tôn giáo có thể sống bên nhau mà không hề va chạm với nhau. Chủ nghĩa tự do không có lỗi khi hai phía xảy ra đụng độ. Chủ nghĩa tự do không đi ra ngoài lĩnh vực của mình, nó không xâm nhập vào lãnh thổ của đức tin hay lãnh địa của các học thuyết mang tính siêu hình. Nhưng nó đã đụng độ với nhà thờ, tức là thế lực chính trị đòi quyền điều tiết không chỉ quan hệ của con người với thế giới bên kia mà còn điều tiết cả công việc của thế giới này theo quan điểm của nó. Đấy chính là chiến tuyến giữa hai bên.

Trong cuộc xung đột này, chủ nghĩa tự do giành được chiến thắng vang dội đến mức nhà thờ đã phải vĩnh viễn từ bỏ những yêu sách mà họ đã kiên quyết duy trì trong hàng ngàn năm. Thiêu sống những người dị giáo, khủng bố của toà án giáo hội, chiến tranh tôn giáo, hôm nay đấy đã là những hiện tượng thuộc về lịch sử. Hiện nay không ai có thể hiểu làm sao mà những con người hoà nhã, những người chỉ thực hành những nghi lễ tôn giáo mà họ cho là đúng đắn trong bốn bức tường nhà mình lại bị lôi ra toà, bị tống giam, bị tra tấn và thiêu sống. Nhưng ngay cả khi không còn những đống củi thiêu người nữa ad majorem Dei gloriam [lạy chúa tôi – tiếng Latinh- ND] thì thái độ bất khoan dung cũng vẫn còn hiện diện khắp nơi.

Nhưng chủ nghĩa tự do phải tỏ ra bất khoan dung với bất kỳ biểu hiện bất khoan dung nào. Nếu ta cho rằng sự hợp tác hoà bình giữa tất cả mọi người là mục đích của sự phát triển xã hội thì ta không thể cho phép các cố đạo và những kẻ cuồng tín phá hoại hoà bình được. Chủ nghĩa tự do tuyên bố có thái độ khoan dung với mọi đức tin tôn giáo và mọi học thuyết có tính siêu hình không phải vì nó bàng quan với những vấn đề “cao siêu” này, mà từ niềm tin rằng bảo đảm hoà bình trong xã hội phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Và vì nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với tất cả các quan điểm, tất cả các nhà thờ, tất cả các giáo phái nên nó cũng phải kêu gọi tất cả đều phải trở về những giới hạn phù hợp mỗi khi họ có thái độ bất khoan dung. Trong chế độ xã hội dựa trên sự hợp tác hoà bình, không có chỗ cho đòi hỏi của nhà thờ về việc giáo huấn và giáo dục thanh niên. Nhà thờ có thể và phải được nhận tất cả những thứ mà tín đồ tự nguyện cung cấp cho họ, nhưng họ cũng không được động đến bất cứ thứ gì của những người không muốn dây dưa với họ.

Thật khó mà hiểu làm sao mà những nguyên tắc này lại làm cho một số người có đạo trong các tôn giáo khác nhau trở thành kẻ thù của chủ nghĩa tự do. Nếu những nguyên tắc này không cho phép nhà thờ buộc người ta phải cải đạo bằng bạo lực, dù đấy là bạo lực của họ hay của nhà nước giao cho họ, thì những nguyên tắc này cũng bảo vệ nhà thờ chống lại việc ép buộc các tín đồ của họ cải đạo sang các nhà thờ khác và giáo phái khác. Cái mà chủ nghĩa tự do lấy của nhà thờ bằng tay này thì lại trả nhà thờ bằng tay kia. Ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo cũng phải thừa nhận rằng chủ nghĩa tự do không lấy đi bất cứ thứ gì thuộc lĩnh vực của nhà thờ.

Chắc chắn là ở đâu mà họ giữ thế thượng phong thì nhà thờ và các giáo phái sẽ tìm mọi cách đàn áp những người không quy phục, nhưng nếu là thiểu số thì họ sẽ đòi phải có thái độ khoan dung đối với họ. Nhưng đòi hỏi sự khoan dung của chủ nghĩa tự do khác hẳn với đòi hỏi khoan dung như thế. Chủ nghĩa tự do đòi hỏi khoan dung là vấn đề nguyên tắc chứ không phải là chủ nghĩa cơ hội.

Nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với ngay những học thuyết vô nghĩa lý nhất, với những tín ngưỡng ngu ngốc nhất và trẻ con nhất. Nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với những học thuyết và quan điểm mà nó cho là có hại và có tính phá hoại đối với xã hội và ngay cả với những phong trào mà nó đang chiến đấu một cách không mệt mỏi. Điều thúc đẩy chủ nghĩa tự do đòi hỏi và tỏ thái độ khoan dung không phải là nội dung của học thuyết cần phải khoan dung mà chính là nhận thức rằng chỉ có lòng khoan dung mới có thể tạo lập và giữ vững được nền hoà bình trong xã hội, không có nó thì xã hội loài người có thể rơi trở lại thời kỳ dã man và cảnh cơ hàn của những thế kỷ đã qua từ lâu.

Chủ nghĩa tự do đấu tranh chống lại những điều ngu dốt, vô lý, sai lầm và độc ác bằng vũ khí của trí tuệ chứ không phải bằng bạo lực hung tàn và đàn áp.

Nhà nước và hành động phản xã hội

Nhà nước là bộ máy cưỡng bức và bạo lực. Điều đó đúng không chỉ đối với “nhà nước tuần đêm” mà còn đúng cho bất kỳ nhà nước nào, và đúng nhất đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả những gì nhà nước có thể làm đều được nó làm bằng cách cưỡng bức và dùng vũ lực. Đàn áp những hành vi nguy hiểm cho trật tự xã hội là bản chất hoạt động của nhà nước; ngoài ra, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nó còn kiểm soát cả các tư liệu sản xuất nữa.

Những người Roma có đầu óc tỉnh táo đã thể hiện điều đó bằng hình vẽ một cái búa và bó roi trên biểu tượng của quốc gia. Trong thời đại ngày nay chủ nghĩa thần bí cực kỳ khó hiểu, tự gọi mình là triết học, đã tìm mọi cách nhằm che dấu sự thật của vấn đề. Đối với Schelling thì nhà nước là hình ảnh trực tiếp và có thể nhìn thấy được của đời sống xác thực, là một giai đoạn trong quá trình khám phá cái Tuyệt Đối hay là Tinh Thần Thế Giới.

Nhà nước tồn tại vì mục đích của chính nó, và hoạt động của nó cũng chỉ nhằm giữ vững bản chất và hình thức tồn tại của nó mà thôi. Đối với Hegel thì Lý Trí Tuyệt Đối tự thể hiện mình trong nhà nước, và Tinh Thần Khách Quan cũng được thực hiện trong nhà nước. Đấy là trí tuệ đầy đức hạnh phát triển thành hiện thực hữu cơ – tức là hiện thực và ý tưởng đạo đức được biểu hiện ra như là ý chí đã được vật chất hoá, có thể nhận thức được đối với chính nó. Các đồ đệ của triết học duy tâm chủ nghĩa đã vượt ngay cả các sư phụ của mình trong việc sùng bái nhà nước.

Chắc chắn là những người cùng với Nietzsche, nhằm phản ứng lại những học thuyết nói trên và những học thuyết tương tự như thế, gọi nhà nước là con quái vật lạnh lùng nhất cũng chẳng đền gần chân lý hơn. Nhà nước chẳng lạnh cũng chẳng nóng vì nó là một khái niệm trừu tượng và những người đang sống – các tổ chức của nhà nước, chính phủ – thay mặt nó mà hành động. Toàn bộ hoạt động của nhà nước đều là hành động của con người, là cái ác do con người tự tạo ra cho nhau. Mục đích của nhà nước – tức là duy trì trật tự xã hội – biện hộ cho hành động của các cơ quan nhà nước, nhưng những người bị tác động thì không vì thế mà cảm thấy cái ác là dễ chịu hơn.

Cái ác mà người nọ gây ra cho người kia làm cả hai đều bị tổn thương – không chỉ người bị làm ác mà cả kẻ gây ra cái ác cùng bị đau khổ. Không gì có thể làm cho người ta thoái hoá nhanh hơn là khi họ trở thành phương tiện thi hành pháp luật và làm cho người khác bị đau khổ. Số phận của thần dân là phải lo lắng, là tinh thần nô lệ và thái độ nịnh bợ; thái độ cao ngạo đạo đức giả, kiêu căng của ông chủ cũng chẳng có gì hay ho hơn.

Chủ nghĩa tự do tìm cách giảm nhẹ mức độ cay đắng trong quan hệ giữa cơ quan chính chính phủ và công dân. Dĩ nhiên là trong khi làm như thế nó sẽ không bước vào vết chân của những người lãng mạn, tức là những người biện hộ cho những hành vi phản xã hội của những người vi phạm pháp luật và lên án không chỉ quan toà và cảnh sát mà còn lên án cả trật tự xã hội nữa. Chủ nghĩa tự do không muốn và không thể phủ nhận rằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước và sự trừng phạt theo đúng pháp luật những kẻ tội phạm là những định chế mà xã hội không bao giờ – dù hoàn cảnh có như thế nào – bãi bỏ được.

Nhưng người theo chủ nghĩa tự do tin rằng mục đích của trừng phạt là loại bỏ những hành vi có hại cho xã hội, đấy là nói khi có điều kiện. Trừng phạt không được có tính thù hận hay trả đũa. Kẻ tội phạm phải nhận sự trừng phạt của pháp luật chứ không phải là do lòng thù hận hay sự tàn bạo của quan toà, của cảnh sát hay đám đông khao khát đàn áp.

Tai hoạ lớn nhất của lực lượng cưỡng bức tự coi mình là người “đại diện cho nhà nước” là nó trực tiếp tấn công vào những sáng kiến mới xuất hiện vì cuối cùng thì bao giờ nó cũng cần sự đồng thuận của đa số. Xã hội loài người không thể sống thiếu bộ máy nhà nước, nhưng loài người lại phải chống lại sự phản kháng và chống đối của nhà nước và bộ máy cưỡng chế của nó thì mới tiến bộ được. Không có gì ngạc nhiên khi tẩt cả những người có cái mới để trình bày với nhân loại đều không thể nói được bất cứ điều gì tốt đẹp về nhà nước và luật pháp của nó.

Những người theo chủ nghĩa quốc gia thần bí và những người sùng bái nhà nước có thể phản đối họ; nhưng những người theo trường phái tự do thì ủng hộ họ, ngay cả khi không đồng ý với họ. Nhưng mọi người theo trường phái tự do đều phải chống lại sự ác cảm có thể hiểu được với tất cả những gì liên quan tới cảnh sát và cai tù, đấy là nói khi thái độ đó trở thành kiêu căng quá đáng và tự tuyên bố là quyền nổi loạn chống lại nhà nước. Phản kháng bằng bạo lực chống lại sức mạnh của nhà nước phải được coi là biện pháp cuối cùng của phe thiểu số nhằm thoát ra khỏi sự áp bức của đa số.

Thiểu số cần phải sử dụng trí thức làm vũ khí trong cuộc đấu tranh để trở thành phe đa số. Nhà nước cần phải được xây dựng như thế nào đó để trong khuôn khổ pháp luật của nó có những chỗ trống cho phép cá nhân được tự do di chuyển trong đó. Hoạt động của người công dân không bị thu hẹp một cách quá đáng đến mức khi quan điểm của anh ta khác với nhà cầm quyền thì anh ta chỉ còn lựa chọn: lật đổ bộ máy nhà nước hay là chết.

 

Phm Nguyên Trường dịch
Nguồn: http://mises.org/liberal.asp