29 C
Nha Trang
Thứ ba, 5 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 139

Lảm nhảm về Magna Carta

 

Featured Image: Wikipedia Commons

 

  • Magna Carta hoặc Magna Carta Libertatum trong tiếng Latin (the Great Charter of the Liberties) nghĩa là ”Đại Hiến Chương” hoặc ”Đại Hiến Chương Về Những Tự Do”.
  • Là một bản văn kiện ký (đóng dấu) vào ngày 15 tháng 6 năm 1215 bởi Vua John của Anh Quốc tại Runnydere, gần Windsor.
  • Magna Carta là một sự thỏa thuận trên văn bản giữa Vua John và một nhóm quý tộc nổi loạn nhằm phản đối những mệnh lệnh lạm quyền của ông.
  • Magna Carta gồm có 63 điều, dài tầm 4000 chữ.
  • Bản Magna Carta gốc được ghi bằng tiếng latin. Phiên bản tiếng Anh được dịch vào năm 1534, hơn 300 năm sau khi ngày ký kết.
  • Phiên bản dịch đầu tiên là từ tiếng Latin sang tiếng Pháp, vì thời đó tiếng Pháp là ngôn ngữ của giới quý tộc. Sau khi Quân Norman cầm quyền vào năm 1066, Pháp là ngôn ngữ chính thức ở Anh Quốc cho hơn 600 năm.
  • Quan niệm của nhà Vua là, Vua sống trên luật pháp, vì ông ta lấy quyền cai trị từ Thượng Đế và chỉ trả lời Thượng Đế, không ai khác.
  • Quan niệm theo các nhà thần học thời đó là nhà Vua sống dưới pháp luật, pháp luật là pháp luật tự nhiên, đó là pháp luật của Thượng Đế. Và nếu đó là luật của Thượng Đế, nhà Vua phải tuân theo cũng như thi hành nó.
  • Magna Carta chấm dứt cuộc tranh luận này và xây dựng lên lý tưởng rằng mọi người, kể cả nhà Vùa đều phải sống dưới luật pháp.
  • Magna Carta là nền cốt cho ngành hành pháp, hiến pháp và nền dân chủ của Anh Quốc và các quốc gia Tây Phương.
  • Xét xử bởi ban hội thẩm được ghi vào trong Magna Carta và trở thành nền tảng cho việc xét xử.
  • Magna Carta có rất nhiều điều khó hiểu cho con người hiện đại vì bối cảnh cũng như văn hóa thời đó khác xưa bây giờ.
  • Magna Carta quy định tiêu chuẩn hóa khối lượng rượu, bắp và trọng lượng.
  • Điều 13 trong Magna Carta quy định và biến thành phố London thành một thành phố tự do.
  • Magna Carta cũng có vài câu khó hiểu đối với con người hiện đại như điều số 11: “Nếu một người chết nợ tiền người Do Thái, vợ anh ta có thể nhận số tiền mà không cần phải trả nợ.”

Magna Carta có 63 điều, nhưng sau đây là 4 điều chính và quan trọng nhất:

  1. ”Vua cũng không được đứng trên pháp luật và không được tùy tiện tăng thuế, bắt người.”
  2. ”Không một công dân tự do nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội. Đây là tiền đề cho chế độ bồi thẩm đoàn hay hội thẩm nhân dân về sau.” (“No free man shall be seized or imprisoned, or stripped of his rights or possessions, or outlawed or exiled, or deprived of his standing in any other way, nor will we proceed with force against him, or send others to do so, except by the lawful judgement of his equals or by the law of the land..”)
  3. ”Công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối (‘Justice delayed is justice denied’), trì hoãn việc xét xử và phán quyết cũng được xem là thiếu trách nhiệm thực thi luật pháp.” (To no one will we sell, to no one deny or delay right or justice.”)
  4. ”Giáo hội Anh được tự do, không bị kiểm soát bởi Tòa Thánh Vatican và các thế lực khác.” (”First, that we have granted to God, and by this present charter have confirmed for us and our heirs in perpetuity, that the English Church shall be free, and shall have its rights undiminished, and its liberties unimpaired.”)

Nếu đọc giả muốn đọc bản gốc và bản tiếng Anh của Magna Carta thì có thể vào đây.

 

Ku Búa

Sự tĩnh lặng trong tâm hồn

Featured Image: Danielle Nelson

 

Lời mở đầu của tác giả:

Trước khi có sự khởi đầu của bài viết. Tôi xin được cảm ơn mọi người đã bỏ một ít thời gian để đọc bài này, đối với tôi thì đây là lần đầu tôi post bài viết đầu tay của mình nhưng cũng phải xem xét lại vì trước khi được công khai tới người đọc thì cũng phải chịu sự kiểm duyệt bài viết và đánh giá khả năng tiêu chuẩn nhầm đáp ứng cho nhu cầu người đọc thêm bổ ích và tránh những dụng ý xấu, không thích hợp để có một bài viết sinh động và đầy kinh nghiệm hữu ít và cũng đây là tiếng nói nhỏ của tôi được rộng rãi cho người đọc để phê bình hay cho lời khuyên để tôi được góp phần cải thiện hơn.

Và nếu bài này chưa được sự chấp thuận từ ban quản lý thì tôi cũng chẳng đáng phải buồn. Vì được viết để trình bày tư tưởng để diễn đạt ý niệm của mình cho cộng đồng được biết thì hẳng là sự vinh hạnh nhưng nếu không được công khai thì cũng có quản lý xem thì cũng vui rồi!


Đối với cuộc sống của chúng ta đang hiện hữu đây thì quả thật là một cuộc sống lao đao và nhộn nhịp chưa một chút dừng chân, ngồi nghĩ. Như Đức Phật có nói: “Đời là bể khổ.” Quả thật câu nói chẳng sai chút nào nhưng cũng phải suy ngẫm nhiều để đạt được một mục đích nào đó mà ta muốn chạm tới, để được hoàn thiện hơn chấp vá thêm cho quy luật đạo đức con người còn thiếu xót trong cuộc sống.

Nhu cầu là thiết yếu, nhưng nhu cầu hiện nay con người đang theo đuổi là tiền bạc, danh vọng và còn khai thác thêm những bản tính vốn xấu của con người như: Tham lam, ích kỷ, độc ác, đố kỵ… nếu chúng ta nhìn về mặt tiêu cực thì tật xấu kể cũng chưa hết. Càng khêu gợi cái xấu xa, thì con người càng đắm chìm trong tội lỗi. Một đất nước đầy dục vọng thì hẳn đất nước ấy chứa đầy sự thâm độc và mưu mẹo, xảo quyệt. Muốn quyền lực hơn, muốn được nhiều hơn, muốn được mạnh hơn, muốn được uy quyền hơn.

Điều gì cũng muốn nhưng bên trong cái muốn đó họ có cảm nhận được hạnh phúc không? Trong tâm hồn họ đã tĩnh lặng chưa? Điều đó nó cứ quay vòng như chiếc kim đồng hồ khi bạn đang tìm kiếm một hạnh phúc để thỏa mãn trong tâm bạn nhưng khi bạn với tới được và đạt được nó, thỏa mãn lòng ao ước trong bạn và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng nó không phải là hạnh phúc viên mãn mà chỉ tồn tại trong chốc lát như sao băng bay qua trước mắt mình và vội biến mất một cách nhanh chóng vậy.

Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ mình tìm kiếm đều không thỏa mãn trong tâm bạn và bạn từ bỏ nó, từ bỏ những nỗ lực bạn đạt nó rồi bạn lại tìm kiếm mục đích khác cao cả hơn mục đích trước. Cứ như thế chỉ như chiếc kim quay từ điểm xuất phát rồi cũng trở về điểm xuất phát thì đến khi nào ta mới tìm kiếm sự hạnh phúc và tĩnh lặng trong tâm hồn mình?

Chúng ta thường có suy nghĩ như người lớn, mọi việc làm đều phải lớn, phải điềm tĩnh, hoài nghi và suy nghĩ nhiều, lao đao nhiều rồi lại bận rộn nhiều cái gì cũng phải sống sao cho như người lớn. Nếu như một đứa bé bảo cha mình chơi đồ hàng xén, nấu ăn bằng cát, rồi makeup thì không biết có ai chấp nhận chơi cùng không? Nếu có thì cũng phần ít nếu không thì hẳn là phần nhiều. Mà xét về mặt có thì chúng ta chơi cùng đứa bé, chúng ta trở thành diễn viên và trở thành một đứa bé cỡ tuổi nó mọi biểu cảm ta làm nhầm đem lại sự hạnh phúc cho đứa bé ấy nhưng chúng ta có còn hồn nhiên, ngây thơ và dữ dội như thở nhỏ khi chúng ta kết thúc cuộc chơi với đứa bé không?

Như lời Chúa Jesus có nói:

“Ai không trở nên như trẻ nhỏ thì không được vào Nước Trời.” (Mat 18:3)

Đó là cách nhìn một cách ngắn gọn để chúng ta tìm kiếm hạnh phúc và tĩnh lặng trong tâm hồn mình, nhưng sẽ có người hỏi: Trở nên như trẻ nhỏ. Về phương diện thể lý tôi không thể thực hành được vì nay tôi đã lớn? Điều đó không phải ép buộc mình phải trở nên như trẻ nhỏ mà nhắc nhở cho ta thấy muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng và hạnh phúc thì hãy nên dẹp bỏ mọi áp lực, những chật chội còn bận rộn trong cuộc sống.

Hãy dành vài phút, tĩnh lặng và tìm lại chính mình. Đó là điều tôi muốn diễn đạt cũng giống như Alexander Đại Đế ông nỗ lực chinh phục các nước với một mục đích ngớ ngẩn làm cho đất nước ông được bình yên. Nhưng thầy của Alexander là triết gia Aristoteles có hỏi ông:

“Sau khi chinh phục cả thế giới con sẽ làm gì?
Alexander nói: Con sẽ nghỉ ngơi.
Aristoteles: Vậy tại sao con không nghĩ ngơi ngay bây giờ.”

Nên hãy tĩnh lặng trong tâm hồn ngay bây giờ, đừng đợi khi ta về già sẽ từ bỏ sự bận rộn, áp lực vì nó sẽ khiến ta ám ảnh và cảm thấy hối tiếc hơn mà thôi! Mọi thứ đều mang cho ta sự tĩnh lặng miễn là hợp với tâm lý của mình. Chúng ta nghe điệu nhạc cũng tạo cho ta cảm giác thanh bình, chúng ta đọc sách cũng tạo cho ta cảm giác yên tĩnh hòa mình vào tri thức, chúng ta làm một buổi công tác từ thiện chúng ta cũng cảm thấy hạnh phúc và bình an trong tâm hồn,… tại sao chúng ta không làm như thế!

“Bầu trời đầy sao ở trên đầu tôi và quy luật đạo đức ở trong tôi.”  – Immanuel Kant

 

Nguyễn Duy

Lảm nhảm về tư duy An Cư Lạc Nghiệp của người Việt và đầu tư bất động sản

Featured Image: Pixabay

 

Giới thiệu: Đây là một bài lảm nhảm. Trong bài viết này, tôi xin được viết về tư duy An Cư Lạc Nghiệp của người Việt Nam và những ngộ nhận về đầu tư Bất Động Sản (BĐS).


 

Khi nghĩ đến đầu tư hoặc đầu cơ, đại đa số người Việt Nam sẽ nghĩ đến kênh đầu tư BĐS. Sau đây là những quan niệm phổ biến và có thể nói là những ngộ nhận về đầu tư BĐS.

  • Họ nghĩ và cho rằng BĐS sẽ không bao giờ xuống giá trong dài hạn.
  • Họ chỉ cần bỏ một % (phần trăm) tiền cọc và vay thế chấp ngân hàng phần còn lại. Thường thì 20-30%. Nghĩa là họ chỉ cần bỏ ra 2-3 đồng để đầu tư vào một thương vụ 10 đồng.
  • Từ trước đến giờ, BĐS là kênh đầu tư duy nhất người Việt Nam có được. Vì thị trường đầu tư tài chính (chứng khoán, quỹ mở, quỹ đóng, trái phiếu) chỉ mới gia nhập vào Việt Nam.
  • Họ có thể dùng tiền nhận được từ việc thuê BĐS để trả góp tiền vay hàng tháng (nếu vay thế chấp).
  • Quan niệm của người Việt Nam là mua nhà sẽ không bao giờ lỗ.

Quan niệm “An Cư Lạc Nghiệp” của người Việt

Người Việt Nam có quan niệm An Cư lạc Nghiệp. Ở đời trước tiên phải lo an cư, nghĩa là phải có một nơi để ở trước, và quan trọng hơn là mình phải là chủ nơi ở đó. Sau đó mới lo lạc nghiệp, nghĩa là xây dựng cuộc sống, làm việc, lập gia đình. Nhưng vì sao người Việt Nam lại có tư duy này còn người Phương Tây thì không phải không có, mà họ không coi trọng điều này cho lắm?

Theo phân tích thì có 8 nguyên nhân:

1. Việt Nam từ trước đến nay là một nước nông nghiệp nên người Việt Nam sinh sống với tư duy nông nghiệp. 1 người làm nông nghiệp sẽ sống trong cái làng cả đời, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ít đi ra ngoài vùng. Nên đời sống họ chỉ là cái nhà và mấy sào ruộng.

2. Cái nhà trong văn hóa người Việt không chỉ là một nơi để ở, mà là một biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một căn nhà thông thường sẽ có 3 thế hệ ở chung.

3. Người Việt Nam có tư duy làng xã. Khi đã sinh ra ở một nơi nào đó, người Việt Nam sẽ sinh sống ở đó cho đến chết. Điều này chỉ bắt đầu thay đổi khi Việt Nam mở cửa và hội nhập vào thị trường quốc tế. Người Việt Nam từ đó cũng thay đổi theo sự công nghiệp hóa của đất nước. Thay vì ở một nơi cố định, họ bắt buộc phải đi làm việc ở địa phương khác.

4. Thời bao cấp chính quyền đã áp dụng chính sách Hộ Khẩu, bắt buộc mọi người phải khai nhân trú và nếu muốn di chuyển sang địa phương khác phải có giấy phép thông hành. Sự di chuyển của người Việt Nam (nhất là người miền Bắc) đã bị kìm nén và kiểm soát toàn diện. Vì vậy nên người Việt Nam không có tư duy di chuyển theo công việc. Thế hệ trẻ sinh sau thời bao cấp không hề biết gì về điều này nhưng đây là một trong những ký ức khó quên của thế hệ trước.

5. Thời bao cấp ai muốn có tem phiếu lương thực phải có Hộ Khẩu, muốn có Hộ Khẩu phải có nhà, không có nhà và Hộ Khẩu thì bị coi như một người vô quốc tịch.

6. Chính sách Hộ Khẩu. Cho dù đã qua thời bao cấp nhưng chính quyền vẫn giữ chính sách Hộ Khẩu. Đây là một thứ ám ảnh tất cả những ai đi làm và sinh sống ở địa phương khác. Hộ Khẩu là một thứ cần thiết cho mọi thủ tục hành chính, nên ai cũng thèm khát để sở hữu một căn nhà ở nơi mình làm việc để có Hộ Khẩu và khỏi phải đối mặt với những thủ tục rườm rà này (Nếu muốn đọc thêm về Hộ Khẩu thì xin đọc giả đọc bài “Hộ Khẩu: một thứ khôi khài, vô lý và ngu ngốc“).

7. Giá nhà ở Việt Nam mắc gấp 20-30 lần thu nhập bình quân một năm của người Việt Nam. Ở các nước Phương Tây thì chỉ 4-10 lần. Nên việc đi làm để mua trả góp một căn nhà là điều ngoài sức tưởng tượng của đại đa số người Việt Nam. Những người sở hữu nhà ở các thành phố lớn luôn sống trên cơ và có nhiều lợi thế hơn những người nhập cư.

8. Người Việt Nam không có văn hóa cho thuê nhà chuyên nghiệp như ở Phương Tây. Thậm chí, một trong những loại người người Việt Nam ghét nhất là chủ nhà trọ. Tiền điện nước thì tính gấp 2-3 lần, tăng giá thuê thì bất thình lình, làm việc thì vô cùng kém chuyên nghiệp (dân thường hay dùng từ “mắc dại”). Vì vậy ở trọ là một điều người Việt Nam ghét nhất. Bản thân tôi cũng đã trải qua cảm giác này khi sinh sống ở Sài Gòn. Hiện tại thì tôi đang sống trong một căn nhà mua trả góp của mình. Nên tôi biết rất rõ cái cảm giác phải đi ở trọ khổ thế nào.

Còn người Phương Tây theo nhận xét và phân tích của tôi thì xem nhẹ việc này hơn, vì:

  • Họ sống trong nền kinh tế công nghiệp và chất xám. Họ thường di chuyển và thay đổi chỗ làm nên không có tư duy phải gắn bó với một địa phương nào. Họ đi đến đâu nơi công việc yêu cầu.
  • Người Phương Tây có văn hóa thuê nhà. Đa số hoạt động rất chuyên nghiệp, qua môi giới, có văn bản luật lệ và quyền lợi. Vì vậy nên họ cho thuê và ở lâu dài.
  • Người Phương Tây có tư duy cá nhân (còn người Việt Nam có tư duy gia đình), khi đã trưởng thành họ sẽ sống tự lập, ít về thăm nhà, người Việt thì ngược lại.

Chuyện của người bạn của tôi

Một người bạn của tôi đã đầu cơ cùng với vợ anh ấy vào một căn nhà cho thuê ở Sydney. Tôi không ở Sydney, cũng chưa bao giờ tận mắt đến xem căn nhà này. Trong thương vụ này, tôi không góp phần nào, mà chỉ làm tư vấn và phân tích. Tôi hoàn toàn không nhận được gì trừ kinh nghiệm. Tôi sẽ không đi quá sâu vào các chi tiết. Trong bài viết này tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm, cũng như những ngộ nhận và rủi ro về đầu cơ BĐS. BĐS không như mọi người thường nghĩ là một kênh đầu tư siêu an toàn, mà nó là một con dao 2 lưỡi, nhất là khi bạn đầu tiên bằng tiền vay thế chấp. Sau đây là chi tiết của thương vụ đó.

  • Căn nhà mua giá: $600,000 AUD cách trung tâm Sydney 30km về phía Tây-Nam, gần thị trấn Campbelltown.
  • Đặc cọc 20%: $600,000 x 0.2 = $120,000
  • Tiền phí mua nhà: $20,000
  • Tiền luật sư, kế toán: $2,000
  • Chi phí làm thủ tục vay: $1,000
  • Thời hạn vay: 30 năm (1,560 tuần)
  • Trả góp hàng tuần: $650
  • Tiền thuê nhà: $550
  • Tiền túi bỏ ra để bù vào: $650-550 = $100. Chưa tính chi phí sửa chửa và phí quản lý của ngân hàng.
  • Sau 3-5 sẽ bán với dự tính là giá nhà sẽ tăng 3-5% mỗi năm.
  • Sau 5 năm, giá nhà sẽ là $765,768. Tính gọn lại là $766,000 (tối thiểu)
  • Tổng chi phí trả trong 5 năm (tiền bù lỗ và chi phí quản lý): ($100 + 50) x 52 tuần x 5 năm = $39,000.
  • Dự tính phần lời trước phí môi giới: $766,000 – $600,000 – $39,000 = $127,000.
  • Lời chỉ 127,000/600,000 = 0.21167 = 21%.
  • Nhưng vì chỉ bỏ ra $120,000 mà lời $127,000. Nên lời là 1.058 = 106% nhờ đòn bẩy tài chính (20% hoặc 1 chọi 5).
  • Nếu bỏ tiết kiệm ngân hàng thì sau 5 năm họ chỉ lời 15%.
  • Còn nếu đầu tư cổ phiếu không đòn bẩy thì họ chỉ lời tầm 20-30%.
  • Nhưng BĐS là còn dao 2 lưỡi.

Mặc dù tôi đã khuyên anh ta không nên đầu cơ vào BĐS lúc này vì theo phân tích của tôi Sydney đang có một bong bóng BĐS. Nhưng anh ta đã quyết định. Tôi chúc anh ấy thành công. Riêng tôi thì không thích đụng tới BĐS. BĐS là một trò chơi với con dao 2 lưỡi. Tôi chỉ đầu tư vào quỹ Exchange Traded Fund (ETF) và dùng đòn bẫy tài chính nếu cần. Đó chỉ là ý kiến riêng của tôi, tôi xin nói thêm trong bài viết khác. Tôi không thích BĐS, vì:

  • Khi mua một căn nhà, bạn khóa vốn (tiền) của bạn vào một nơi. Muốn rút phải mất thời gian và chi phí cao (3-6% phí môi giới và các chi phí hàh chính khác).
  • Giá nhà theo phân tích của tôi chỉ tăng bình quân theo lạm phát, nếu các bạn không tin thì có thể tự tìm hiểu.
  • BĐS tăng trưởng thấp hơn cổ phiếu 5-10%.
  • BĐS không linh động.
  • Quan niệm giá nhà sẽ không xuống là quan niệm hết sức sai lầm. BĐS là trò 2 lưỡi. Đợt bong bóng BĐS vỡ vừa rồi đã chứng minh điều này. Cá nhân tôi biết vài người đã mắc nợ mà không thể nào thoát được. Như tôi đã nói, BĐS là trò 2 lưỡi.

Đó là kinh nghiệm của tôi. Đây chỉ là một bài lảm nhảm.

 

Ku Búa

Tranh luận hoặc trở lại hầm tối

Featured image: Daniel

 

Khoa học không có những cuộc tranh luận là khoa học rùa què!

Chính ngay khi nhà khoa học nghĩ ra được điều gì, họ cũng phải thí nghiệm và thí nghiệm điều ngược lại để xác định lý thuyết. Khi thí nghiệm những điều chống lại lý thuyết, nhà khoa học không cầu mong nó sai, nhưng là tìm cái chỗ sai của mình để sửa lại lý thuyết ấy và cũng có thể bỏ đi để đi tìm cái mới. Vì thế, họ trình bày lý thuyết của họ và mong có được nhiều phản biện, và qua những cuộc tranh luận, lý thuyết của họ càng sáng ra hơn và càng được khẳng định hơn. Đó không phải là sự tự tin mà là cách đi tìm sự thật. Sự thật không phải là chân lý mà chỉ là được họ đang bảo vệ thành công… chưa bị đánh đổ.

Vào năm 1997, Adam Riess từng chắc rằng ông phát hiện ra một sai lầm rành rành trong kết quả nghiên cứu của mình. Khi đó, các phép đo đạc những ngôi sao phát nổ ở xa trong không gian gợi ý rằng vũ trụ đang giãn nở với tốc độ ngày càng nhanh, thay vì chậm lại như ông dự kiến. (1)

Nhà khoa học không bị mặc cảm vì những điều mình nghĩ và nói ra không đúng; nhưng họ thầm cảm ơn nếu họ biết được điều sai đó sớm hơn để họ có thể sửa chữa hoặc từ bỏ nó để đi tìm cái mới hơn. Do đó, họ rất cần những phản biện, điều chỉnh và ngay cả bác bỏ. Các tờ báo Science là mảnh vườn thí nghiệm giống cây trồng mới mà họ vừa lai tạo được ra sầu riêng hột lép hay bắp hột lép..Qua đó, các đồng nghiệp sẽ chỉ cho họ biết điều nhầm lẫn, non kém hay nghịch lý mà họ đang mắc phải. Với họ – những nhà khoa học – xem các báo Science hay các hội thảo khoa học là “trường” (école, université/champ) để học hỏi. Đó là sự thành thật của cái tâm khoa học.

Họ thiếu cái “ngã mạn!”
Họ chưa hề biết “tự mãn!”

Einstein ban đầu không thích ý tưởng về một vũ trụ giãn nở. Năm 1917, khi khám phá rằng các phương trình của mình không chính xác trong một vũ trụ tĩnh, Einstein đưa vào một yếu tố hời hợt là một lực giả thuyết nhằm sửa chữa vấn đề. Lực này được biết với tên gọi “hằng số vũ trụ.” Khi những quan sát sau đó cho thấy vũ trụ không đứng yên mà giãn nở, Einstein đã bỏ ý tưởng đó ra khỏi phương trình và gọi “hằng số vụ trụ” là “sai lầm ngớ ngẩn nhất” trong sự nghiệp của ông. (1)

Một cái “tâm” đáng kính!

Tâm của nhà khoa học là cái tâm rất “thành”…cái tâm rất “thật” …như cái tâm của một em bé mà Lão Tử đề cao:

“Hàm đức chi hậu. Tỉ ư xích tử.” (2)

Tạm dịch: Hàm dưỡng lấy sức cho đầy. Kẻ ấy ví như đứa con đỏ.

Mạnh Tử cũng bảo:

“Bất thất kỳ xích tử chi tâm.” =

Tạm dịch: Bậc đại nhân không đánh mất cái lòng của đứa con đỏ.

“Đứa con đỏ” nghĩa là mới sinh còn “đỏ hoẻn” mà tâm hồn trẻ thơ ấy là cái tâm thức chưa nhuốm buị trần và nói như thời đại môi trường ngày nay là “chưa bị ô nhiễm.” Đó là một tâm hồn trong trắng, chưa chất chứa những mưu mô, những ý đồ hay những manh ý ô tạp. Đó là tâm hồn còn đang “rỗng” (empty/vide), gọi là “tâm hư.”

Chính nhờ cái tâm vô “thành và thật” ấy mà nhân loại được ân hưởng bao nhiêu lợi ích từ những công lao khổ nhọc của họ.

Họ ít nói mà làm nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên (đại học New South Wales, Sydney-Úc) cho chúng ta biết một phản thành tựu rất đáng chú ý, tức là việc bác bỏ PSA, một biện pháp vốn được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán ung thư. Việc biện pháp chẩn đoán sớm ung thư PSA bị bác bỏ cho thấy con đường phát triển của y học dựa trên những phát hiện và phản biện, với các điều chỉnh và sửa đổi không ngừng. (3)

Chưa bao giờ giới khoa học tuyên bố “đó là chân lý,” “đó là sự thật:” Prada hay Vérité!

Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein với phương trình E=MC2, là một bộ phận cơ bản của vật lý học hiện đại. Phương trình này dựa trên khái niệm là không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

Nhưng “các nhà khoa học nói họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra rằng các neutrino này đã đến nơi trong vỏn vẹn có 60 nano giây, tức là 60 phần tỉ của một giây đồng hồ, và như thế là nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.”

“Nếu các phát hiện về neutrino tỏ ra là xác thực, thì các nhà vật lý sẽ bị buộc phải xét lại phần lớn những gì đã phát hiện được trong thế kỷ qua về cách thức vũ trụ vận hành. Nhóm nghiên cứu nói kết quả cuộc thí nghiệm rất khó tin, ngay cả đối với các nhà khoa học đã phát hiện ra nó.”

“Nhóm nghiên cứu yêu cầu các đồng nghiệp ở những nơi khác kiểm tra lại kết quả để bảo đảm không có lầm lẫn nào trong phương pháp cũng như cách tính toán của họ.”(4)

Lời trần tình đó không phải là các nhà khoa học thiếu tự tin mà là sự cẩn trọng trong suy tư, trong việc làm và kể cả trong thành tựu đã thu lượm được.

Sự khiêm tốn và nhã nhặn của khoa học đem lại lợi ích thực sự cho nhân loại hơn là khoa tu từ quỷ biện của tôn giáo và chính trị. Chính vì thế mà Dale Carnegie khuyên chúng ta không nên đem chính trị và tôn giáo vào câu chuyện giữa bạn hữu và trong giao thương.

Khoa học không có phản biện và lòng dũng cảm khiêm tốn thì nhân loại vẫn còn trong đêm trường tăm tối của Đường Minh Hoàng du nguyệt điện và Hậu Nghệ dương cung bắn mặt trời như thằng Cuội nằm gốc cây đa ngắm chị Hằng vậy!

Nhưng còn một thứ tinh thần khác

“Bằng tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng, người ta có thể khiến cho quần chúng nghĩ rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường” và “Tuyên truyền “không ăn nhập gì với sự sáng sủa rõ ràng của khoa học, cũng như bích chương quảng cáo không có ăn nhập gì với nghệ thuật. Đám quần chúng càng rộng lớn bao nhiêu, thì trình độ của tuyên truyền lại càng phải thấp bấy nhiêu.” — Mein Kampf – Adolf Hitler – tr. 240-241 – Robert B.Downs – Hoài Châu và Từ Huệ dịch – Văn Đàn -1970

Đối tựơng để chính trị và tôn giáo vận động là 99.99% dân chúng kém may mắn nhất: những ngừơi ít học nên ít hiểu biết nhất.

Với họ, những nhà chính trị, nói như Machiavelli (Quân vương = Le Prince): “…nhưng bản tính con người vốn chất phát và vốn hoàn toàn bị chi phối vì những nhu cầu trước mắt đến nỗi ai muốn lừa dối họ, sẽ luôn luôn tìm thấy những kẻ sẵn lòng làm kẻ chịu bịp…” – Những tác phẩm biến đổi thế giới – Robert B.Downs – Hoài Châu-Từ Huệ dịch – Văn Đàn -1970 – tr. 25

Đó là cái cách mà bà mẹ Tăng Sâm bị lừa: Có người đến bảo với mẹ Tăng Sâm “Tăng Sâm giết người,” bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Lát sau có người đến nói “Tăng Sâm giết người,” bà khẳng định: “Không bao giờ.” Sau lại có người đến mách “Tăng Sâm giết người,” bà tự hỏi “Có thực không?” Không lâu sau đó, cũng lại có người đến nói cho bà biết “Tăng Sâm giết người,” bà bắt đầu lo lắng và thầm nghĩ “lẽ nào con ta lại làm thế.” Nhưng tiếp theo lại có người hớt ha hớt hãi chạy đến cho bà hay “Tăng Sâm giết người.” Bà liền vứt cả con thoi và bỏ khung cửi chạy đi tìm con. Chuyện đó được Machiavelli (“Le Prince”) lý giải: dầu là sự việc không có thật, nhưng cứ khẳng định. Lúc đầu bị phản đối đấy nhưng cứ lì đi, nói nữa đi sẽ dẫn “người ta” đến chổ nghi ngờ là thành công một nữa rồi. Không nao núng, cứ tiếp tục khẳng định rồi “người ta” sẽ bị lung lạc. Từ chỗ bán tín bán nghi đó mà bạn càng khẳng định như đinh đóng cột thì mối hoài nghi dần dần tan như sương mù buổi sáng… và người ta tin ngay.

Trị thuật là thế ấy! Nói như Hitler, tuyên truyền như quảng cáo thôi, đâu cần sự thật! Vì thế chính trị không cần đến tranh luận là vậy. Tranh luận chỉ làm cho vấn đề được phơi ra ánh sáng, chỉ bồ túc thêm sự rõ ràng làm cho tuyên truyền mất hết khả năng thuyết phục. Chính trị mất hết hiệu năng.

Và còn một thứ tinh thần nữa rõ ràng hơn

“Bất cứ một cuộc tranh luận nào cũng không mang lại thông cảm và đoàn kết, càng tranh cãi, chúng ta càng rời xa chân lý, có chăng chỉ là chạm tới những mảnh vỏ rời rạc cuả chân lý mà thôi! Gần như tất cả mọi cuộc tranh luận đều phù phiếm, chúng không đưa bạn đến đâu cả! Ngay cả khi bạn đã thắng trong cuộc tranh luận, kết quả thắng cuộc đó cũng chỉ là gượng ép mà thôi! Ngày hôm nay, bạn có thể làm đối phương im tiếng, không thể tranh cải gì thêm được nữa, nhưng chưa chắc họ đã chịu thua hay hoàn toàn khuất phục. trong lòng họ vẫn ấm ức.” (Lỗ Trí Thâm ngày nay chứ không phải Lỗ Trí Thâm Luong Sơn Bạc.)

Và rằng: Họ khôn khéo giăng cái bẫy maya “vô minh” để hù dọa người yếu bóng vía và tự cao tự đại sợ mà ấm a ấm ớ hùa theo họ để khỏi bị mang tiếng là “ngu” (ngu lậu). Andersen không hư cấu từ tưởng tượng ra chuyện ông hoàng “mặc áo tồng ngồng” để chọc quê lũ ngu mà tự cho là mình sáng. Chuyện thật 100% này cũng được nhà văn Pháp André Maurois tường thuật lại chuyện một nhạc sĩ dương cầm dấm dớ đăng đàn biễu diễn một đêm “nhạc im lặng”; thính gỉa là những nhà danh gia vọng tộc, những giáo sư, học gỉa ưu tú. Tất cả đều bị ông nhạc sĩ này “bịp” để thử xem cái ngu của họ đến đâu!

Chuyện rằng:

“Chúng ta đã thấy những cái điên khùng không thể tưởng tượng nổi. Nhật báo Anh đã đăng tin một nhà chơi dương cầm vô danh quảng cáo rầm rộ rằng sẽ có một buổi hòa tấu nhạc yên lặng. Đúng ngày đó, phòng chật ních thính giả. Bậc diệu thủ im lặng ngồi trước mặt đàn, làm bộ chơi đàn, nhưng dây đàn đã gỡ hết cho nên cần đàn không gây một âm thanh nào cả. Thính giả liếc trộm các người ngồi bên xem có nên phản kháng không. Nhưng các ông ngồi bên cứ thản nhiên, cử tọa đều kiên nhẫn, ngồi yên. Sau hai giờ yên lặng, buổi tấu nhạc chấm dứt. Nhạc sĩ đứng dậy chào thính giả. Cử tọa nồng nhiệt vỗ tay khen. Hôm sau, trên vô tuyến truyền hình, nhạc sĩ im lặng đó kể lại câu chuyện và kết: “Tôi muốn biết xem cái ngu xuẩn của con người tới mức nào; nó thật vô biên.”

Tôi thì tôi không nói “cái ngu xuẩn” mà nói “cái nhu nhược” của con người. Những thính giả đó biết rằng họ không nghe thấy gì cả, nhưng họ sợ rằng nếu phản kháng thì không hợp thời. Jean Cocteau bảo:

“Công chúng đã từng bị đập quá đến nổi họ tự tát vào má mình chứ không vỗ tay để khen.”

Thói làm ra vẻ tán thưởng mà sự thật chẳng thích mà cũng chẳng hiểu gì cả; cái thói đó gọi là thói “ đua đòi chuộng mốt.”

Nhiệm vụ của các bạn không phải là trừ sạch cái thói đó cho thời đại của bạn (vì vô phương trừ được), mà là ngăn bớt những tai hại của nó lại, và chống lại nó.”(6)

Tôi thì tôi bảo đó là bệnh “a-dua” hèn hạ của lũ lòi tói! Để mượn ngạn ngôn của người Pháp minh họa về bọn này:

“Tant d’hommes ne seraient pas insolents si tant d’autres n’étaient pas si lâches.”
(Tạm dịch: Nếu không có nhiều người khiếp nhược thì cũng không có nhiều người ngạo mạn thế.)

Tôn giáo, họ dùng thủ thật “cả vú lấp miệng em:” nếu là một đưa bé miệng còn hôi sữa thì chỉ còn biết ú ớ mà thôi. Họ đang đêm ra đường trồng cây cột giữa đường rồi hô hoán lên…chửi bới…tấn công…(thật ra không có cây cột đó từ trước)…thế là mọi người cho rằng họ có lý…đúng…vỗ tay hoan nghênh. Họ đạt được mục tiêu: xô người kia vào bẫy việt vị một cách gian trá!

“Tất cả mọi cuộc tranh luận thực ra đều mang ý nghĩa sai lệch, kệch cỡm, bởi vì: Không một ai đạt tới chân lý qua tranh luận cả! Chẳng qua chỉ là để khoa trương cái TỰ NGÃ, nhưng nhiều người đã tự lừa dối mình rằng đã đạt tới chân lý, giác ngộ qua những cuộc tranh luận. Họ lấy sự hơn thua trong các cuộc tranh luận làm dấu móc đo trí thức và mức độ tu tập, giác ngộ cuả họ! Thật hết sức lầm lẫn. Làm sao gọi là chân lý khi đầu óc bạn chứa đầy tư tưởng háo thắng, phải đánh gục đối phương, phải dứt khóat thắng cuộc tranh luận để chứng tỏ cái sở học, sở trường, sở đắc cuả mình! Một khi bạn cố dùng mọi cách để thắng đối phương, bạn tự dưng là một kẻ bạo lực cho dù chỉ là BẠO LỰC TƯ TƯỞNG!”

— Lỗ Trí Thâm

Người này đại diện cho cái bạo lực ấy, kết tội cho người tranh luận là khoa trương cái TỰ NGÃ…lấy sự hơn thua trong các cuộc tranh luận làm dấu mốc đo tri thức…đầy tư tưởng háo thắng…để chứng tỏ sở học…hay chính tác giả thành thật với chính mình…như thế! Lấy bụng ta suy ra bụng người để thành một khẳng định

Họ nói nhiều, rao giảng nhiều; nhưng lỡ có ai đó thắc mắc…đặt lại vấn đề với họ thì họ như đĩa phải vôi và rằng họ cho kẻ ấy là ngã mạn, là kêu ngạo…dám phản biện lại họ…phản bác chân lý của họ.

Có người của tôn giáo này thì cho rằng “ngôn ngữ” thì hồ đồ…mơ hố không có thực chất. Thế nhưng họ lại đầy ngôn ngữ đến tận cùng chữ nghĩa và trượt ra khỏi miền lý luận. Đến cùng đường thì họ kết luận: “không thể nghĩ bàn!” Không thể nghĩ bàn (tức là cùng đường của tranh luận) là họ đóng lại tranh luận, không cho ai bàn đến nữa. Là họ thủ đắc chân lý ngay tại đó…tại chỗ “không thể nghĩ bàn”. Chân lý tại vô ngôn! Và chân lý tại mầu nhiệm! Nhưng nói…viết…giảng thuyết…thì vô cùng vô vàn và vô tận!

“Bất tri, tri, bệnh.” — Lão Tử

Tạm dịch: Không biết mà làm ra vẻ biết là bệnh.

Đó là cái “ bệnh dư chữ” của người thừa chữ… Bệnh này bị Đức Khổng Tử bắt việt vị: “Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Ấy mới thật là biết.” (Luận Ngữ). Và Tổ Tiên ta rút thẻ đỏ đuổi ra khỏi sân, treo giò: “Biết thì thưa thì thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe.” Loại trừ bọn xấu chơi gian. Cho ra ngồi ghế khán giả xem người ta “fair play.” Chơi đúng luật là chơi đẹp đấy!

Trò chơi chữ cũng lắm công phu, nhưng chơi cho thanh, cho lịch mới là chơi: chơi cho đài cát, chơi cho đời biết tay! Chơi như nghệ sĩ trên sân cỏ: hết sức mình, bằng cả tài nghệ với tất cả hăng say chiến thắng nhưng chấp hành luật chơi một cách sòng phẳng – nghĩa là công bằng – nghĩa là chơi đẹp đấy! Fair play!

Tu từ pháp là luật chơi, nhưng dụng nó để leo qua ngụy biện là chơi xấu, chơi gian, chơi bẩn. Người nghe đủ tĩnh sát để bắt liệt vị lối chơi hèn này. Lối chơi lén này sĩ phu Trung Hoa gọi bọn đó là: “Chó.”

“Khuyển nho!” Tôn Ngộ Không sợ nhất bọn này; nên trên trời, dưới đất chẳng sợ ma nào mà chỉ sợ có mỗi “chó!”

Chó Nho là thứ sủa càn, cắn bậy. Nó sủa ra đằng mồm bằng Tống Nho. Nó cắn bậy ra: quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.

Socrates nhất quyết không để mình lẫn lộn vào bọn cyniques (khuyển nho) này tuy cùng dùng cái “nghệ thuật ăn nói”, nhưng Socrates đi con đường logique (biện luận=luận lý) còn lũ kia đi lối sophisme (ngụy biện.)

Trong Dialogues (Đối Thoại) của Plato, Socrates lên án gắt gao bọn khuyển vắt chày ra nước này mà đại diện là Protagoras và Gorgias. Khoa tu từ học là mẹ đẻ của nghệ thuật hùng biện mà phái ngụy biện “học hỏi để biết cách làm cho người khác tin vào cái gì mà ta muốn cho họ tin, ngõ hầu bảo đảm sự thắng lợi, và nếu có thể, cho sự thống ngự của chúng ta.”[André Cresson–Socrates–tr.69–Nguyễn Hữu Dung và Nguyên Sa dịch – Ngôn Ngữ xb.1966]

Tóm lại, ngụy biện là ai? Họ là người vận dụng tu từ pháp để đẩy ngôn ngữ trượt trên sàn chơi chữ nghĩa của họ. Họ đẩy từ ngữ đến đường cùng và hiếp nó ngay tại đó để đẻ ra đứa con của thú cưỡng danh (forcer/violer le mot).

Họ giao lửa cho con nít chơi cái trò chơi “tự do,” qua mặt luôn cả cái trí tuệ “quan phòng” (*), rồi hiếp luôn cả quan phòng và tự do để đẻ non ra đứa con tật nguyền “mầu nhiệm” trong cái rừng rú rậm rạp rối ren và giấu vào đêm đen thủi đen thui mà chẳng ai thấy “nó” ra là cái gì; rồi hô hoán lên rằng đó là “tội hồng ân.” Một lối cưỡng danh thô bạo: “Tội” biến thành “phúc!”

“VÔ” bị đuổi đến “vô không nghĩa là không” và rượt vòng vòng đến “vô không nghĩa là không phải là không có” lọt vào cái rọ “Không Luận” rồi họ đẩy luôn đến “Không Không Luận” làm ta chóng mặt.

Để bảo đảm sự thắng lợi, họ dùng chiến thuật hù dọa: “kêu ngạo!” “vô minh!”

-Kẻ nào kháng biện là trịnh thượng, là kêu ngạo!
-Đứa nào ấm ớ hội tề là ngu độn, là vô minh!

Để chứng tỏ “mình khiêm nhường”/ “giác ngộ” thì đành ngậm bồ hòn: xin chấp nhận dẫu cho khó thương, dầu chẳng biết gì! Cho nên “ai muốn lừa dối họ, sẽ luôn luôn tìm thấy những kẻ sẵn lòng làm kẻ chịu bịp” (Machiavelli)

Có người thì bảo họ ngạo mạn, nhưng cũng có người thì bảo họ sợ ma!

Họ là ai? Kant viết:

“Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy.” Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Vì thế, ông bảo khẩu hiệu của sự Khai minh là: “Sapere aude!” (Latin: “Hãy dám biết!”) hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi “xiềng xích êm ái” ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do..” (Bùi Văn Nam Sơn)

Họ không tự cởi trói cái dây lòi tói mà họ đã tự buộc họ vào cây cột chân lý của họ. Cái “xiềng xích êm ái ấy” chính là cái “hầm tối bình yên” của họ. Họ đang sống trong kỷ văn minh hái lượm của mình.

“Tự mình đóng cửa thì hạn chế tầm nhìn, chỉ có hại cho mình thôi. Niềm tin được củng cố thực sự khi được so sánh và thử thách với các tư tưởng khác.” [Bùi Văn Nam Sơn]

Họ là những con ngựa bị che tầm nhìn hai bên…chỉ còn có mỗi con đường phía trước để mà đi thôi.

“Bối cảnh thế giới bây giờ đã khác hẳn, tất cả phải ngồi lại nói chuyện, bằng lý luận, lập luận trong một sự tỉnh táo, tương nhượng nhau để tìm một sự đồng thuận nào đó để làm việc, để sống và để hy vọng. “Bàn luận với nhau để mà sống,” đó là khẩu hiệu hiện nay của triết học. Sống, để cho người khác sống, và cùng nuôi một chân trời hy vọng, đó là điểm gặp nhau của xã hội loài người.” [Bùi Văn Nam Sơn]

Thảo luận là một hình thức Đối Thoại (dialogue) để luận bàn về một vấn đề hay một chủ đề giữa hai người hay giữa nhiều người cùng quan tâm. Mục đích của một cuộc thảo luận là cùng nhau suy xét kỹ càng một vấn đề để tìm ra cái hay, cái dở hay cái phải cái trái của vấn đề ấy để cùng tiến đến một ý kiến gần sự thật nhất.

Trong một cuộc thảo luận, mỗi bên đều cố gắng đưa ra những chứng cứ thuyết phục cho lập trường của mình để biện bác lý lẽ của bên kia. Như thế, một cuộc thảo luận không tránh khỏi sự tranh luận tức mỗi người phải cố gắng biện luận và chứng minh các chứng cứ của mình để bảo vệ lập trường của mình hòng bác bõ lập trường hay chứng lý của bên kia.

Nhờ những chứng cứ rõ ràng và lập luận chặc chẽ mà người này có thể chứng minh được cho người kia cái phải, cái đúng của mình và cái sai, cái trái của bên kia. Và qua những cuộc bàn cãi như vậy đôi bên có thể rút ra thêm sự hiểu biết mà bên kia cung cấp dù cho vấn đề ngã về bên này hay bên kia.

Tuy nhiên, trong mỗi cuộc tranh luận không tránh khỏi những quá khích mà học giả Trần Trọng Kim nêu ra:

“Số nhiều người mình khi đã cầm bút viết, thì chỉ dùng những giọng khích bác, những lời thô thiển, có khi lại buông lời quá đáng, làm mất cả cái hòa khí trong khi biện luận.”(7)

Và trong một cuộc thảo luận, cũng ý kiến của Trần Trọng Kim:

“Miễn là khi hai bên đối địch chỉ dùng công lý mà tranh luận, chớ không lấy tư ý mà công kích nhau, thì còn có gì ích lợi cho sự học vấn bằng nữa.” [sách dẫn trên -tr.344-]

Socrates là triết gia đầu tiên dùng phương pháp đối thoại để cùng người đối diện thảo luận một vấn đề mà người ấy quan tâm. Socrates gợi ý và người kia bày tỏ ý kiến của mình rồi hai bên cùng xét đến ý kiến của nhau và mỗi bên đưa ra những bằng chứng và lập luận của riêng mình. Với phương pháp này, mục đích của Socrates không nhằm tới việc hơn thua mà chỉ là kích hoạt suy nghĩ của người đối thoại để người đối thoại kia có dịp suy gẫm vấn đề đã được nêu ra.

Như vậy, “thảo luận là một cuốn sách sống” mà ta có thể mở ra để đi tìm thêm hiểu biết, mở tầm nhìn rộng rãi hơn…cho tâm hồn thêm khoáng đạt.

Và triết học là những chuyến viễn du lênh đênh nghìn trùng…vượt phong ba bão táp để tìm đến mép rìa sự thật…còn hơn là ngụp lặn trong biển cả mênh mông vô bờ vô định vô lối vô duyên.

“Đến với triết học là để tìm sự nghi vấn, để làm lay chuyển những định kiến và kiểm chứng lại niềm tin sẵn có. Nó làm ta mất ngủ hơn là an tâm. Tất cả phải được đặt lên bàn bằng sự nghị luận, phải tỉnh táo và lắng nghe người khác nói, đó là tinh thần của triết học và khoa học” (5) [Bùi Văn Nam Sơn]

Và với văn học cũng thế:

“Văn học đích thực _ đó là thứ văn học có khả năng làm đảo lộn trật tự , có thể là trật tự xã hội , trật tự chính trị hay trật tự trong mỗi cá nhân . Nó không làm cho ai đó ngủ quên với cách nghĩ đơn giản, buộc người ta phải nhìn vào cái người ta không quen nhìn . Đó là một trong những tiêu chí cho thấy sách nào là văn học , sách nào không. Nói một cách khác , có những cuốn sách làm ta vui một chút, buồn một chút …..nhưng cũng có những cuốn sách giống như con sâu chui vào trong quả (là người đọc) và khuấy đảo những gì trong đó rồi biến ta thành một người khác.” — Nhà văn kiêm đạo diễn Pháp Philippe Claudel – Tuổi Trẻ – tr.13 – ngày 6.11.09]

Cuộc sống là một trường biện chứng vận động chứ không phải một giấc ngủ bình yên!

 

Vũ Ngọc Anh

Edit: THĐP


Chú thích :
(1) Thanhnienonline: “Định mệnh của vũ trụ được viết trên những ngôi sao”– 05/10/2011 — Nobel Vật lý 2011 cho nghiên cứu đột phá về tốc độ giãn nở vũ trụ
(2) Lão tử, Đạo Đức Kinh – Chương 55
(3) http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20111228-mot-so-thanh-tuu-lon-cua-y-hoc-the-gioi-trong-nam-2011
(4) http://www.voanews.com/vietnamese/news/faster-than-light-article-1st-upd-9-23-11-130446048.html
(5) Bùi Văn Nam Sơn: Đọc lại Bàn về tự do của John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch, NXB Tri Thức, 2006)
(6) André Maurois,  Thư Ngỏ Tuổi Đôi Mươi – Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê – tr.41-42 –
(7) 13 năm tranh luận văn học – Văn Học xb.tp.HCM.1995 – Tập II, bài Mời Phan Khôi tiên sinh trở về nhà học của ta mà nói chuyện-tr.343-]

 

 

“Bạn nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi?”

Featured Image: Bìa sách “Atlas Shrugged”

 

Một trong những bài văn, thực chất là một bài diễn văn của một nhân vật tên Francisco trong tác phẩm tiểu thuyết Atlas Shrugged, nổi tiếng nhất của Ayn Rand là một bài tôn vinh và bảo vệ tiền bạc và chủ nghĩa tư bản cũng như sự cao thượng của thị trường tự do. Các chính trị gia vì lợi ích cá nhân thường đánh vào lòng ghen tỵ của con người để đánh dìm sự thành đạt của những cá nhân thành đạt để thỏa mãn lòng ghen tỵ của đám đông. Trong bài văn này, Ayn Rand đã đứng lên bảo vệ sự thành công của mỗi cá nhân.

Tiền bạc và chủ nghĩa tư bản là hai thứ tất yếu và là dụng cụ để đưa con người lên một nền văn minh mới. Một xã hội văn minh là một xã hội biết bảo vệ, tôn trọng và tôn vinh thành công của mỗi cá nhân. Tiền bạc là biểu tượng cho sự văn minh đó và là đỉnh cao của nhân loại và sự sống. Nếu đọc giả muốn đọc bản gốc của bài diễn văn nổi tiếng này thì xin vào đây, tên của bài diễn văn này là “Francisco’s money speech” hoặc “So you think money is the root of evil?”.


 

Trong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là “vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người”, Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. “Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất…“Tiền bạc chính là thước đo giá trị trí tuệ, đạo đức, năng lực và nhận thức của mỗi con người và của cả xã hội, là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp khi người ta nhận thức đúng đắn về giá trị của nó.

Tiền bạc có phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi không? Nếu không thì nguồn gốc của đồng tiền là gì? Đó là một công cụ trao đổi, là biểu hiện vật chất của nguyên tắc giao dịch thương mại của con người. Trong đó, người ta trả giá cho giá trị họ nhận được. Đó không phải là công cụ của những người ăn mày đi xin ăn bằng những giọt nước mắt, cũng không phải là vũ khí của kẻ cướp dùng vũ lực để chiếm đạt của cải mà chỉ có những người biết lao động mới có khả năng làm ra đồng tiền. Bạn nhận những đồng tiền trả công cho nỗ lực của mình vì biết rằng bạn có thể dùng nó để đổi lấy sản phẩm do nỗ lực của người khác làm ra.

Đồng tiền tồn tại trong cái chân lý rằng mọi người có quyền sở hữu lao động và trí tuệ của anh ta. Nó không cho phép một sức mạnh nào có thể đại diện cho sức lao động của bạn, trừ khi đó là sự tự nguyện của một người bán sức lao động của anh ta để nhận tiền công. Đồng tiền chỉ cho phép những giao dịch đảm bảo lợi ích của hai bên trên cơ sở tự nguyện.

Đồng tiền đòi hỏi bạn phải nhận ra rằng con người làm việc để nhận được lợi ích chứ không phải chịu thiệt hại, để có lợi nhuận chứ không phải mất mát; rằng đồng tiền không phải là trâu ngựa để mang trên vai những nỗi khổ cực của bạn; rằng bạn phải đem lại cho nó giá trị chứ không phải thương tổn: rằng sự ràng buộc giữa người với người là sự trao đổi hàng hoá chứ không phải những khổ đau. Khi đó, khả năng lao động của một người sẽ là những gì mà anh ta được hưởng. Đó là những quy tắc sống mà công cụ biểu hiện của nó là đồng tiền.

Nhưng tiền chỉ là công cụ

Nó có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn nhưng không lái xe thay bạn. Nó giúp bạn thoả mãn những nhu cầu của mình, nhưng không đem lại cho bạn những nhu cầu đó. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc cho con người khi họ không hề biết hạnh phúc là gì, không thể đem lại những quy tắc về giá trị có giá trị, và cũng không đem lại mục đích khi anh ta không biết mình muốn gì.

Đồng tiền không thể mua trí thông minh cho kẻ ngốc, mang lại sự thán phục cho kẻ hèn yếu, sự kính trọng cho kẻ bất tài. Những người muốn mua trí tuệ của những người tài giỏi hơn mình bằng tiền chứ không phải bằng lý trí thì cuối cùng sẽ trở thành nạn nhân của sự kém cỏi của chính anh ta.

Bản án một người đưa ra cho nguồn sống của mình thì cũng là lời tuyên án cho cuộc sống anh ta. Nếu cái nguồn sống ấy bị vấy bẩn thì anh ta đã tự làm hại cuộc sống của chính mình. Nếu bạn kiếm tiền bằng những việc làm không chính đáng, bằng việc thoả mãn những thói hư tật xấu hay sự dốt nát của người khác, bằng việc tiếp tay cho kẻ xấu, bằng việc hạ thấp nhân phẩm, bằng việc làm những điều bạn coi thường với hy vọng nhận được nhiều hơn khả năng của mình, thì đồng tiền bạn kiếm được chẳng đem lại chút vinh quang nào.

Những thứ bạn mua bằng đồng tiền đó không phải là phần thưởng mà là nỗi ô nhục, không phải là chiến lợi phẩm mà là sự hổ thẹn. Khi đó bạn sẽ thấy rằng đồng tiền quả là tội lỗi bởi nó không giữ lại cho bạn lòng tự trọng, không cho phép bạn thích thú với những hành vi xấu xa của chính mình.

Bạn cho rằng lòng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi ư? Ham mê một thứ đồng nghĩa với am hiểu về nó và hiểu bản chất của nó. Ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng nó được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện trao đổi lấy những sản phẩm xứng đáng nhất. Chỉ có những người bán rẻ tâm hồn mình mới là kẻ lớn giọng nói rằng họ căm ghét đồng tiền vì anh ta có lý do để nói như thế. Những người yêu tiền bạc sẵn sàng làm việc để có tiền và tin chắc rằng họ xứng đáng với những đồng tiền đó. Đồng tiền đòi hỏi rất cao về phẩm giá nếu con người muốn kiếm tiền và giữ được nó.

Những người không có lòng can đảm, tự hào hay tự trọng; những người không cảm nhận được mặt tốt đẹp trong quyền lợi của anh ta đối với đồng tiền; những người không sẵn lòng bảo vệ đồng tiền mình làm ra như chính mạng sống của mình; những người cảm thấy có lỗi bởi sự giàu có của mình; tất cả họ sẽ chẳng sung túc được bao lâu. Họ sẽ là con mồi thơm cho những kẻ săn tiền, những kẻ đã rình rập từ lâu và chực xuất hiện khi đánh hơi thấy mùi của những kẻ xin được tha tội vì anh ta đang sở hữu một gia sản.

Đồng tiền là thước đo đạo đức của một xã hội. Khi thương mại được thực hiện không qua thoả thuận mà nhờ sự cưỡng ép, khi để được sản xuất bạn phải xin phép một kẻ không hề lao động, khi tiền chảy vào túi những người buôn bán những ân huệ thay cho hàng hoá, khi người ta trở nên giàu có nhờ vào quyền lực hay tiền hối lộ hơn là lao động, khi luật pháp lại đi bảo vệ những kẻ như thế chứ không phải là bạn, khi dối trá được tôn vinh còn thành thật bị trừng phạt; bạn sẽ thấy rằng xã hội đó đã đến hồi lụn bại.

Đồng tiền cao quý đến nỗi nó không thể chung sống cùng súng đạn hay bạo lực. Nó không cho phép một xã hội tồn tại dựa vào một nửa là của cải kiếm được còn nửa kia là sự cướp bóc. Khi trong xã hội xuất hiện những kẻ phá hoại, chúng sẽ bắt đầu từ đồng tiền bởi đồng tiền là công cụ bảo vệ cho con người và cơ sở tồn tại của đạo đức.

Nếu bạn vẫn chưa khám phá ra đồng tiền là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp thì bạn sẽ phải đi đến chỗ tự huỷ hoại, Khi đồng tiền không còn là phương tiện giao dịch giữa người sẽ trở thành công cụ của chính mình. Xương máu, đòn roi, súng đạn hay đồng tiền – anh chỉ được chọn một và hãy nhanh lên bởi chẳng còn nhiều thời gian cho anh.

 

Biên soạn: Ku Búa
Bản gốc: Capitalism Magazine

Một lý do văn hóa giải thích vì sao người Tây Phương và Đông Á có khái niệm tranh luận khác nhau

Featured Image: Yang Liu

 

Bài viết này giải thích vì sao khi tranh luận, người Tây Phương luôn có một bên đúng và một bên sai, còn khi người Đông Á tranh luận thì họ đa phần sẽ chọn sự ôn hòa hơn là bảo vệ lập trường của mình.


 

Vào mùa xuân năm 23 tuổi, tôi đã sống 13 tháng ở Đông Á, dạy tiếng Anh và đi du lịch khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Là một chàng trai tóc vàng cao hơn 1.8m (6’3”), tôi nhìn rất khác so với những người dân địa phương.

Nhưng có điều khác biệt ít ai có thể nhận ra là một người Tây Phương, tôi suy nghĩ rất khác so với những người bạn Đông Á của tôi. Từ quan niệm về hợp đồng, chấp nhận, bổ nhiệm – có sự khác biệt về văn hóa rất lớn.

Dựa theo những triết gia văn hóa, người Tây Phương và Đông Á có cái nhìn đối lập nhau về quan niệm sự thật và cách nó hoạt động. Điều này đã xảy ra hơn ngàn năm rồi, và đến hôm nay nó vẫn tồn tại trong tâm lý con người.

Nó bắt đầu từ cái nôi của hai nền văn minh: Hy Lạp Cổ Đại và Trung Quốc Cổ Đại. Nó bắt đầu với hai quan niệm (hoặc quy luật) khác nhau:

  • Người Hy Lạp Cổ Đại dựa theo quy luật “luật/nguyên tắc phi trung lập,” nghĩa là nếu 2 người đang tranh luận, thì một người trong 2 người đó phải được công nhận là đúng, và người kia thì bị cho là sai.
  • Người Trung Quốc Cổ Đại thì ngược lại. Họ dựa theo “học thuyết trung lập/ôn hòa”. Học thuyết này cho rằng nếu 2 người đang tranh luận thì có thể 2 người đó đều đúng, hoặc cả 2 đều sai, toàn phần hoặc bán phần. Sự thật, việc đúng hoặc sai có thể không thuộc về ai mà nằm ở giữa cả 2 phe tranh luận.

Hai tư tưởng và lý thuyết này rất khác biệt và có nguồn gốc khác nhau.

Học thuyết trung lập (ôn hòa) bắt nguồn từ hệ tư tưởng và triết lý của Khổng Tử Phu (Khổng Tử Học, Khổng Giáo), cách 2500 năm trước đây. ”Học thuyết này được cho rằng là đỉnh cao của triết lý Khổng Giáo.” Dựa theo nhà nghiên cứu Li-Jun Ji, Albert Lee và Tieyuan Guo trong cuốn “The Oxford Handbook of Chinese Psychology”.

“Dựa theo cuốn sách đó, người Trung Quốc được khuyến khích tranh luận từ cả 2 phía cạnh trong một cuộc tranh luận (nghĩa là nên xem cả 2 phe điều đúng hoặc sai) hoặc phân vai trò công bằng trong một cuộc tranh luận (không ai hoàn toàn đúng, không ai hoàn toàn sai).” Họ đã viết. “Điều này cho thấy một sự khác biệt với quy luật phi trung lập của các nhà triết gia Tây Phương. Họ khuyến khích con người khi tranh luận phải có lập trường và tranh luận đúng sai. Khác với học thuyết Trung Hoa, triết học Tây Phương cho rằng việc giữ ôn hòa hoặc trung lập trong một cuộc tranh luận chẳng có ý nghĩa hoặc thành quả gì.”

Tiếng Latin cho “quy luật trung lập” là: principium tertii exclusi. Aristotle đã viết về điều này trong cuốn “Ethics” 2300 năm trước đây.

“Không thể có một sự trung lập giữa 2 điều đối lập,” ông ta viết, ”nhưng một trong 2 bên phải phản biện – đồng ý hoặc không đồng ý – với bên còn lại.”

Trong một cuộc thử nghiệm xã hội học năm 1999, nhà tâm lý học Kaiping Peng và Richard E. Nisbett đã đưa sinh viên Trung Quốc và Mỹ vài tình huống tranh cãi để xem họ giải quyết các vấn đề đó ra sao.

Kết quả từ cuộc thử nghiểm xã hội đó chứng minh sự khác biệt về triết lý:

  • 72% trong số sinh viên Trung Quốc đã cho những giải pháp thỏa hiệp.
  • 74% trong số sinh viên Mỹ thì cho rằng một bên đã sai.

Như Khổng Giáo đã gợi ý, sinh viên Trung Quốc sẽ đưa những giải pháp biện chứng, hoặc tìm sự đúng và sai trong cả 2 bên. Cũng như sự khác biệt về triết lý của Aristotle và Khổng Giáo, người Tây Phương và Đông Á có 2 phương pháp và quan niệm khác biệt để giải quyết những vấn đề.

Nhưng 2 cách khác nhau đó không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ văn hóa. Trong cuốn “The Geography of Thought (2004)” Nisbett diễn tả quá trình tiến triển như sau.

Địa lý của Trung Quốc bao gồm đa phần là đất nông nghiệp, độ cao thấp, ít núi đồi, nên việc tập trung hóa sự kiểm soát được thực hiện rất dễ dàng. Những người làm nông nghiệp cần phải làm việc với nhau trong sự ôn hòa. Điều này rất cần thiết vì họ sẽ làm việc lâu dài, nhiều lúc sát bên nhau và lâu dài. Điều này khiến con người Trung Quốc phải biết ý tứ trong việc ăn nói để giữ ôn hòa. Vì khi đã mất ôn hòa thì rất khó giải quyết và sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Vì ai cũng muốn giữ ôn hòa, không ai muốn làm mất lòng nhau nên người Trung Quốc thường tìm đến hệ thống kiểm soát tập trung (chính quyền) để giải quyết xung đột. Vì sống với hệ thống quyền lực tập trung và ngại giải quyết vấn đề trực tiếp với nhau nên người Trung Quốc phải sống trong một xã hội đầy những cản trở tâm lý vô hình.

Còn Hy Lạp Cổ Đại thì ngược lại. Địa Lý Hy Lạp (và đa phần Châu Âu) thì có rất nhiều núi đồi chia rẻ các vùng miền, làm cho các vùng miền cô lập, vì vậy nên mỗi bộ tộc có sự riêng tư cao hơn. Địa lý của họ cho phép họ làm nghề săn bắn, bắt cá, thương mai mà ít khi nào phải dụng chạm với các bộ tộc (nền văn hóa) khác. Vì vậy nên họ không cần hoặc ít cần phải giữ ôn hòa với nhau để làm việc.

Địa lý của Châu Âu cho phép và khuyến khích những người làm nông nghiệp sáng tạo và khám phá xa hơn phận địa của họ. Rất nhiều trong số người đó trở thành thương gia hơn là nông dân. Người Hy Lạp Cổ Đại vì đó được làm việc theo ý của họ và có mức độ tự quyết cao hơn người Trung Quốc. Họ không cần phải giữ ôn hòa với nhau mà bất chấp đúng sai. Vì vậy nên họ đã cho ra đời ý tưởng bây giờ chúng ta gọi là “dân chủ.” Hy Lạp Cổ Đại tuy là một vùng đất nhỏ nhưng đã cho ra đời rất nhiều bộ tộc với các nền văn hóa khác nhau như Spartan, Athens, Thebes, Thesaly, và các nền văn hóa này ít khi nào phải nhường bộ nhau trong các vụ tranh chấp địa lý hoặc chính trị.

Còn người Trung Quốc thì ngược lại, họ làm gì cũng phải giáp mặt nhau và không thể nào phát triển nếu không có sự ôn hòa. Đó là lý do tái sao người Tây Phương khi tranh luận thì luôn có sự đối lập và có sự đúng sai, ít khi nào kết thúc bằng lý luận trung lập.

Còn người Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) thì ngược lại. Vì bị ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Giáo họ luôn phải giữ ôn hòa cho nhau, vì đó là đỉnh cao của xã hội họ. Nên khi tranh luận, họ ít khi nào dám giáp mặt và tranh luận đúng sai. Vì họ muốn giữ suộn hòa hơn là tranh luận. Thích lập lờ trong lập trường của mình hơn và bảo vệ nó.

Đó là sự khác biệt giữa triết lý tranh luận Tây Phương và Đông Á.

 

Tác Giả: Drake Baer
Dịch Giả: Gấu TNKT

8 cách sáng tạo người Đông Berlin đã dùng để chạy qua Bức Tường Berlin

 

Vào năm 1961, chính quyền cộng sản Đông Đức đã dựng lên Bức Tường Berlin và cấm tuyệt mọi di chuyển qua bên Tây Berlin một cách bất ngờ. Bức Tường Berlin đã trở thành một biểu tượng của cuộc Chiến Tranh Lạnh. Mặc dù nó được dựng lên để giữ người Đông Đức lại nhưng họ đã tìm đủ mọi cách để chạy qua bên Tây Berlin. Sau đây là 8 phương pháp sáng tạo nhất.

Trên dây kéo căng (dây thừng)

Horst Klein, một nhà biểu diễn xiếc (nhào lộn) Đông Đức đã mạo hiểm trốn chạy sang bên kia thành phố Berlin bằng cách này trong đầu năm 1963. Nhờ vào tài năng nhào lộn của anh, Klein đã biến sợi dây kéo căng thành một con đường để bỏ chạy. Anh ta đã di chuyển từng nhịp tay trong khi cơ thể lơ lửng 18m (60 feet) trên đầu của các bính sĩ Đông Đức. Khi cánh tay anh quá mỏi, anh tung người đáp xuống đất và thoát sang bên kia tầm vài cm. Cơ thể dù đã bị thương nhưng anh ta vẫn cảm thấy mình được phù hộ vì đã qua được bên Tây Berlin.

Trượt dây thừng

Vào ngày 31 tháng 3 1983, Michael Becker và người bạn Holger Bethke đã đưa ý tưởng dùng dây kéo căng của Horst Klein lên một cấp bậc nữa bằng cách dùng quy luật vật lý và trọng lực để đưa họ qua bên kia thành phố. Cả hai người leo lên mái nhà của một tòa nhà 5 tầng bên Đông Berlin và bắn một mũi tên cột với dây thừng qua một tòa nhà thấp hơn bên Tây Berlin. Một người trợ lý đã cầm mũi tên và xiết chặt nó lại với một ống khói. Sau đó Becker và Bethke đã trượt qua bên Tây Berlin bằng cái ròng rọc.

Lái xe không có kính che trước

Khi người điều khiển máy tiện người Áo Heinz Meixner chạy xe đến Cửa Khẩu Charlie vào ngày 5 tháng 5 1963, có một điều gì đó bất thường về chiếc xe mui trần Austin Healey Sprite màu đỏ của anh. Nó không có kính che trước. Nếu quan sát kỹ hơn nữa thì sẽ thấy mẹ anh ta đang núp cốp xe. Khi lính bảo vệ Đông Đức kêu Meixner tắp qua bên đường để kiểm tra, Meixner đã nhấn ga và chạy thẳng qua cửa khẩu. Chiếc xe nhỏ của anh ta đã chui qua dưới cột bảo vệ chắn ngang cao 0.91m (3 feet) thành công và qua được bên Tây Berlin.

Dùng hộ chiếu từ HEF

Trong một bài báo của tờ Los Angeles Times năm 1986 đã diễn tả lại một cách vài người Đông Berlin đã dùng để qua bên Tây Berlin, chứng minh cho sự lạc hậu của con người sống dưới chế độ cộng sản. Theo tác giả Gordon E. Rowley, một số người đã đến cửa khẩu và đưa cho các binh sĩ kiểm tra thẻ thành viên câu lạc bộ Munich’s Playboy Club (CLB Playboy Munich) và các binh sĩ đã cho qua. Nguyên nhân là cái thẻ đó nhìn giống hộ chiếu công vụ của Đông Đức nên các binh sĩ gác cửa khẩu không phân biệt được.

Bằng xe lửa

Trong tháng 12 năm 1961, một người lái xe lửa 27 tuổi tên Harry Deterling đã điều khiển cái anh gọi là “chuyến xe cuối cùng đến tự do” qua khỏi biên giới. Thay vì phải giảm tốc độ khi đến gần bức tường, Deterling đã nhấn ga tăng tốc độ và chạy xuyên qua bức tường. Xe lửa đã ngừng ở trạm Spandau, cho phép Deterling và 7 thành viên trong gia đình anh và 16 người khác trên xe sang Tây Berlin. Nhưng kỹ sư xe và 6 hành khách khác đã chọn trở về Đông Berlin.

Bằng Khinh Khí Cầu

Sự chạy trốn của Hans Strelczyk và Gunter Wetzel vào năm 1979 nghe giống như một câu truyện tranh. Strelczyk, một thợ cơ khí, và Wetzel, một thợ nề, đã dùng kiến thức cơ khí của mình để xây dựng một động cơ cho Khinh Khí Cầu từ các động cơ cũ. Vợ của họ sau đó lắp ráp một Khinh Khí Cầu bằng những miếng vải và những tấm trải giường. Vào ngày 16/9/1979 họ và 4 đứa con đã bay với độ cao hơn 2,400m (8000 feet) để trôi qua bờ bến tự do.

Bằng đường hầm tự đào

Vào tháng 5 1962, tầm 12 người đã bỏ trốn từ Đông Berlin bằng Der Seniorentunnel, có thể dịch là Đường Hầm Cho Người Cao Tuổi. Dẫn dắt bởi một người đàn ông 81 tuổi, một nhóm người cao tuổi đã mất 16 ngày đêm để đào một tường hầm dài 48.7m (160 feet) và cao 1.82m (6 feet) từ một chuồng gà bên Đông Đức sang bên kia biên giới. Dựa theo lời kể của một thành viên tham gia, đường hầm đã được đào cao bởi vì các người đàn ông cao tuổi đó muốn “bước đến tự do với vợ, một cách thoải mái và bất khuất”.

Trong bộ quân phục

Điện ảnh thường miêu tả các binh sĩ cửa khẩu Đông Đúc là những người vô hồn với tinh thần thép để giữ mọi người dân ở lại. Nhưng rất nhiều trong số binh sĩ đó cũng muốn chạy khỏi Đông Đức. Một trong những lợi ích của công việc bảo vệ biên giới là một binh sĩ có thể hạy qua bên Tây Đức bất cứ lúc nào để đến với tự do. Và rất nhiều trong số họ đã làm điều đó. Hơn 1,300 người đã liều mạng trong 2 năm đầu kể từ khi Bức Tường Berlin được dựng lên.

Nhưng vụ chạy thoát nổi tiếng nhất thuộc về một binh sĩ 19 tuổi tên Conrad Schumann vào ngày 15 tháng 8, 1961, chỉ 3 ngày sau khi bức tường được dựng lên. Lúc đó bức tường chỉ là một đóng hàng rào kẽm gai. Schumann đã nhảy qua hàng rào đó trong bộ quân phục và tay cầm chặt cây súng. Một bức ảnh của Schumann nhảy rào đã trở thành một bức ảnh biểu tưởng thời Chiến Tranh Lạnh. Schumann cuối cùng cũng đã ổn định cuộc sống ở bang Bavaria và trở thành một thợ điều khiển máy. Anh ta đã tự tử vào năm 1998.

 

 

Tác giả: Ethan Trex
Dịch Giả: Ku Búa

Đối thoại với Barack Obama: “Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”

 

Sau đây là một cuộc đối giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?” Mời đọc giả đọc lời đối thoại đó và nếu muốn xem clip trọn vẹn thì vào clip kèm theo.

Lời đối thoại được dùng trong bài viết này được cắt khúc 37:25 – 41:31.


 

Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…

Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.

Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?

Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sỡ dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói: “các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH” và rồi một ngày một người như Abraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.

Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.

Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.

Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…

Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cần phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào…

Và bạn không muốn là người cứ nói: ‘Ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cồ gắng tìm ra giải pháp để để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia cà một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi.

Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.

Bethany: Cám ơn ông rất nhiều.

Tác Giả: Hoàng Triết

Biên Soạn: Ku Búa

25 danh ngôn Ayn Rand – Triết gia lớn về chủ nghĩa tự do

Ayn Rand là một trong những triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tự do, cho dù bà ta không bao giờ chấp nhận ngôn từ đó. Triết lý của bà đã là cảm hứng có các thế hệ doanh nhân và lãnh đạo trong thế kỷ 20 trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bà tin vào sự tự do tuyệt đối cho con người và xem chính phủ là một thứ ma quái. Kho tàng văn học của bà quá lớn để có thể tóm tắt lại. Nhưng xin mời đọc giả đọc 25 danh ngôn Ayn Rand để hiểu được một phần về bà cũng như những giá trị bà bảo vệ. Đọc giả nếu muốn đọc thêm những tác phẩm của Ayn Rand có thể bắt đầu với cuốn Suối Nguồn (The Foundtainhead) và Atlas Shrugged, hai tác phẩm tiêu biểu nhất của bà.

1. “Chính phủ là sự đe dọa nguy hiểm nhất đối với quyền con người; nó giữ quyền lợi độc quyền về việc sử dụng bạo lực đối với những nạn nhân (nhân dân).”

2. “Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng giấc mơ của thiên đường và sự vĩ đại có nên chờ đợi chúng ta ở dưới đáy mộ – hay nó có thể thuộc về chúng ta ở đây và ngay bây giờ trên trái đất này.”

3. “Văn minh là sự tiến triển hướng đến một xã hội của sự riêng tư. Sự tồn tại của loài người hoang dại bấy lâu nay đều xảy ra trong sự công khai, điều hành bởi luật lệ của bộ lạc. Văn minh là quá trình giải cứu con người khỏi con người.”

4. “Đừng bao giờ nói rằng sự khát khao làm việc tốt bằng sự ép buộc là một động lực cao cả. Sự tham muốn quyền lực và sự ngu dốt đều không phải là động lực cao cả.”

5. “Từ những thứ nhỏ nhất cho đến những giá trị tôn giáo cao cả nhất, từ cái bánh xe cho tới tòa nhà chọc trời, tất cả mọi thứ chúng ta đang có đến từ một hành động của con người – chức năng của tâm trí lý luận của anh ta.”

6. “Chính phủ giúp doanh nghiệp cũng thảm họa như khi chính phủ kết tội ai đó. Cách duy nhất để chính phủ trở thành một dịch vụ cho sự thịnh vượng quốc gia là đừng xen tay vào.”

7. “Tôi thề, bởi cuộc sống của tôi và tình yêu của tôi cho nó, rằng tôi sẽ không bao giờ sống vì một người khác, và cũng không hỏi một người khác sống vì tôi.”

8. “Quyền lợi cá nhân không phải là một thứ của các lá phiếu bầu cử; đa số không có quyền gì để lấy đi quyền lợi của thiểu số; chức năng chính trị của quyền lợi là để bảo vệ thiểu số từ sự đàn áp của đa số. Thiểu số nhỏ nhất trên trái đất chính là ‘mỗi cá nhân’.”

9. “Nơi nào có sự hy sinh, nơi đó có người nào đó thu thập thành quả của những hy sinh đó. Nơi nào có sự phục vụ, nơi đó có người nào đó được phục vụ. Người nào nói với bạn về sự hy sinh là đang nói về người nô lệ và chủ nô lệ, và muốn trở thành người chủ nô lệ.”

10. “Tính đặc trưng của con người là, khi các con thú tìm cách tồn tại bằng hòa mình vào môi trường xung quanh, con người tồn tại bằng cách thay đổi môi trường xung quanh theo ý mình.”

11. “Tiền bạc là cái thước đo sự cao thượng của một xã hội.”

12. “Chỉ có người nào không cần, mới đủ khả năng nhận tài sản thừa kế, đó là người có thể làm ra của cải cho dù anh bắt đầu ở bất cứ nơi đâu.”

13. “Con người tự đặt ra câu hỏi vì họ quá sợ hãi để nhìn thẳng. Bạn chỉ cần nhìn thẳng là thấy con đường, và khi bạn thấy nó, đừng ngồi đó mà nhìn – hãy bước đi.”

14.” Lý luận không phải tự động. Những ai bác bỏ lý luận không thể nào được nó chinh phục. Đừng mong chờ gì từ họ. Hãy để họ yên.”

15. “Hãy bỏ chạy từ những người nào nói với bạn rằng tiền bạc là tội lỗi. Đó là dấu hiệu của một người ăn cắp đang dần hiện mặt.”

16. “Người nào cho phép một người lãnh đạo chỉ hướng cho anh ta là một thứ tàn trụi đang được kéo đến bãi hoang.”

17. “Quyền lực duy nhất bất cứ một chính phủ nào có được là quyền lực để săn lùng tội phạm. Khi không có đủ tội phạm, chính phủ làm ra tội phạm. Họ tuyên bố quá nhiều thứ thành phạm pháp đến mức con người không thể nào sống mà không cần vi phạm luật lệ.”

18. “Mục đích của đạo đức là để dạy bạn, không phải để chịu đựng và chết, mà để bạn tận hưởng và sống.”

19. “Câu hỏi ở đây không phải là ai sẽ cho phép tôi làm, mà là ai sẽ ngưng tôi làm.”

20. “Vấn đề gì cũng có hai mặt: một mặt là đúng và mặt kia là sai, nhưng ở giữa luôn là tội lỗi.”

21. “Có một cấp độ của sự hèn hạ thấp hơn những kẻ thích nghi: những kẻ thích nghi theo trào lưu.”

22. “Chúng ta đang nhanh chóng tiến đến giai đoạn tối cao của sự đảo ngược: giai đoạn khi chính phủ được tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động với sự cho phép của chính phủ; đó là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, giai đoạn của sự cai trị bởi quyền lực.”

23. “Khi tôi chết, tôi hy vọng sẽ được đi Thiên Đường, mặc dù đó là một Địa Ngục nào đó.”

24. “Sự thịnh vượng là sản phẩm của tư duy con người.”

25. “Loại người vô nghĩa nhất là những người không có mục đích sống.”

Soạn + Dịch: Ku Búa

Lảm nhảm về gái Miền Tây

Hiện tượng, nếu có thể gọi là hiện tượng, lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đã trở thành một trào lưu trong một thập niên gần đây ở Việt Nam. Ước tính cho tới nay đã có hơn 120,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và 40,000 lấy chồng Hàn Quốc. Người Việt Nam nhờ phong trào lấy chồng chớp nhoáng này đã gần như trở thành một dân tộc thiểu số ở Đài Loan và Hàn Quốc. Tiếng Việt đã phổ biến tới độ có thể thấy được bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt ở sân bay Đài Bắc và Incheon.

Nhưng muốn nghe hay không nghe thì có một thực tế nhạy cảm là, đại đa số những phụ nữ lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc là người Miền Tây. Điều này rất lạ. Tại sao lại là gái miền Tây? Bài viết này phân tích từ phía cạnh văn hóa vì sao đại đa số phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc lại là con gái Miền Tây. Không phải ngẫu nhiên đâu.

Bài viết này rất nhạy cảm và sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của rất nhiều người. Tôi thực hiện bài viết này không phải để chê bai hay soi moi bất cứ một vùng miền riêng biệt nào. Tôi chỉ muốn phân tích và giải thích hiện tượng từ phía cạnh văn hóa dựa theo kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét của bạn bè và người thân, những nhận xét về văn hóa trong kho tàng văn học và những quan sát thực tế.

Khổng Giáo và gái Miền tây

Người Việt đã bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo (Nho Giáo) rất nặng. Ở các thành phố lớn thì sự cũng như tầm ảnh hưởng của Khổng Giáo đã bị hạn chế và lấn áp bởi sự hiện đại hóa của đất nước. Nhưng ở những vùng nông thôn, sự ảnh hưởng của Khổng Giáo vẫn còn rất nặng. Những giá trị của Khổng Giáo vẫn còn được truyền đạt trực tiếp và gián tiếp qua từng thế hệ. Trong bài viết này tôi sẽ không nói đến các vùng miền khác mà chỉ nói về Miền Tây.

Tôi sẽ không nói chuyên Khổng Giáo, chỉ những giá trị chính, đó là Tam Tòng Tứ Đức.

Tam tòng

  1. Tại gia tòng phụ: con gái ở nhà phải vâng lời cha mẹ.
  2. Xuất giá tòng phu: con gái khi qua nhà chồng là dâu phải nghe lời chồng. Đã lấy chồng là trở thành người của nhà chồng.
  3. Phu tử tòng tử: khi chồng chết vẫn phải đi theo gia đình bên chồng, đi theo con trai, ở vậy nuôi con, chăm sóc cha mẹ chồng.

Tứ Đức

  1. Công: con gái phải biết nữ công gia chánh, việc nội trợ, việc nhà. Việc đi làm kiếm tiền là việc trọng đại để con trai làm.
  2. Dung: con gái phải biết chăm sóc hình thức bản thân, làm đẹp bản thân.
  3. Ngôn: con gái phải ăn nói nhỏ ngọt, dịu dàng, luôn làm mềm lòng người khác.
  4. Hạnh: con gái phải hiếu thảo, chung thủy, kính trên nhường dưới, sống phải biết vị thế của mình trong xã hội, không ăn nói lớn tiếng, luôn giữ ôn hòa.

Gái Miền Tây nổi tiếng là đảm đang, nét na đoan trang thùy mị là vậy. Họ sẵn sang hy sinh đời mình cho cha mẹ và gia đình, một đức tính hiếm thấy ở các miền khác. Nhưng cũng vì đức tính đó nên họ đã bị kìm nén sự phát triển của bản thân.

Ngay từ nhỏ, cha mẹ Miền Tây đã trực tiếp hoặc gián tiếp dạy cho con gái họ Tam Tòng Tứ Đức. Con gái trong văn hóa gia đình người Miền Tây thì phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ. Khi lớn lên nhiệm vụ chính của họ không phải là xây dựng sự nghiệp mà là lấy chồng và sinh con đẻ cái. Con gái sinh ra là ở nhà cha mẹ, phụ mẹ việc nội trợ để con cha và anh em trai làm việc lớn.

Khi lấy chồng thì phải qua nhà chồng sống để phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ chồng, vì khi đã lấy chồng là con nhà chồng. Khi có thu nhập và ổn định cuộc sống thì phải báo hiếu với cha mẹ. Hàng tháng phải phụ cha mẹ chút tiền coi như tiền hiếu thảo, nếu không thì sẽ bị nói là bất hiếu.

Cha mẹ nào có con cái gửi tiền về cho mình thì coi đó là một vinh dự và rất tự hào đi khoe với mọi người. Niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ Miền Tây nếu con gái là khi con gái mình lấy được một người chồng giàu có để cả gia đình mình được ở nhờ.

Văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây

gái miền tây 2

So về địa lý cũng như tài nguyên môi trường, người Miền Tây có thể nói là sống sướng và dư giả nhất trong các vùng miền ở Việt Nam. Miền Bắc và Trung thì khô cằn, còn Miền Tây thì hoàn toàn ngược lại. Trời ban tặng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một vùng đất mát mẻ, trái cây dư thừa, ruộng lúa cò bay thẳng cánh.

Người Miền Tây thay vì phải làm việc cực nhọc như các vùng khác để kiếm miếng ăn, họ chỉ cần làm việc rất ít cũng có miếng ăn. Người miền Bắc và Trung thức khuya dậy sớm để làm việc nhưng không đủ ăn. Nhưng nguời Miền Tây thì thoải mái vui chơi, chỉ cần đi ra con sông là bắt được còn cá, gạo thì 1 năm chỉ cần thu hoạch 1 mùa là đủ ăn cho vài năm.

Ngày qua ngày, năm qua năm, rồi thế hệ này qua thế hệ khác, tư duy không cần làm nhiều cũng đủ ăn, làm ít cũng dư giả, không cần làm gì cũng không chết đói. Vì lương thực, tài nguyên tự nhiên và ruộng lúa quá dư thừa. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây. Nếu bạn có dịp đi Miền Tây thì bạn sẽ thấy con người Miền Tây rất dễ thương, lúc nào cũng vui cười. Họ sống không có âu lo, họ đi bộ chậm chạp như thời gian không là vấn đề. Đó là lối sống của người Miền Tây.

Quan niệm về con gái của người Miền Tây

Như đã nói, theo Khổng Giáo và văn hóa người Miền Tây, con gái chỉ lo việc nội trợ để cho đàn ông con trai ra ngoài làm việc lớn. Nghĩa là con gái ở nhà lo nấu cơm, đi chợ, giặt đồ, quét nhà, vì mấy chuyện đó là chuyện cho con gái. Còn việc ra ngoài xã hội đi làm kiếm tiền là nhiệm vụ của con trai. Văn hóa người Miền Tây không khuyến khích con gái phát triển hay tiến thân trong xã hội.

Con gái không cần học cao, học nhiều hay học giỏi. Vì con gái trước sau gì cũng lấy chồng rồi sinh con. Học cao học nhiều làm gì cho mắc công? Con gái nên lo làm đẹp, ăn mặc đẹp để sau này kiếm một người chồng tốt và giàu có để giúp ích cho gia đình.

Những quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con gái Miền Tây

Được nuôi dưỡng trong hệ tư tưởng Khổng Giáo và nền văn hóa sông nước nên con gái Miền Tây khi trưởng thành đã có những quan điểm và giá trị sống đặc trưng.

  • Con trai, người yêu phải có trách nhiệm với mình. Muốn yêu mình thì phải trả tiền.
  • Khi đi ăn hoặc đi chơi, con gái Miền Tây sẽ để cho con trai trả tiền thay họ, và họ cảm thấy rất tự hào.
  • Khi mối quan hệ tiến xa hơn thì trả tiền hỗ trợ hàng tháng. Con trai phải mua đồ ăn, dụng cụ, và phải sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ con gái về mọi mặt.
  • Người yêu của mình không chỉ đơn thuần là một người mình yêu, mà là một người mình và gia đình mình có thể dựa vào.
  • Khi mối quan hệ càng tiến xa hơn, tới giai đoạn dẫn về nhà ra mắt, thì người con trai phải lễ phép và lịch sự với gia đình cha mẹ của cô gái.
  • Khi tới nhà chơi phải mang quà thì cha mẹ mới tiếp đón nồng hậu. Vì trong mắt của cha mẹ Miền Tây, con gái mình sinh ra, bây giờ ai muốn cưới nó phải trả lễ nghĩa cho mình, vì đó là công lao của mình nuôi nó lớn khôn.
  • Cha mẹ Miền Tây sẽ soi moi con trai nhất là về của cải vật chất. Dù không nói trực tiếp nhưng họ yêu cầu người con trai phải hỗ trợ họ nếu muốn cưới con gái họ.
  • Trong cái nhìn của con gái Miền Tây họ coi đây là một điều hiễn nhiên, vì từ nhỏ tới lớn họ đã được dạy như vậy. Nhưng trong một xã hội hiện đại và trong thời bình đẳng giới tính, hành động đó được coi là… ăn bám.
  • Con gái Miền Tây xét tuyển người yêu mình dựa theo cơ sở vật chất của người đó và mức độ chịu chi. Không phải tất cả, nhưng có thể nói là đại đa số.
  • Người yêu trong con mắt gái Miền Tây phải là một người có đủ cơ sở vật chất để lo cho cô ấy và gia đình cô ấy. Anh ta không đơn thuần chỉ là một cá nhân, mà là chỗ dựa vật chất.
  • Một người con trai khi muốn cưới một cô gái Miền Tây phải có trên dưới 50-100 triệu để cho việc lễ cưới, tiền cưới, tiền phụng dưỡng gia đình vợ. Ai mà không có thì sẽ mất giá trị trong mắt cha mẹ vợ.
  • Người mẫu Ngọc Trinh đã có 1 câu nói kinh điển “tôi bỏ anh kia vì ta chỉ lo cho tôi mà không lo cho gia đình tôi.” Đó không đơn thuần là cách suy nghĩ cá nhân mà nét văn hóa của các cô gái Miền Tây.

Gái Miền Tây và hiện tượng lấy chồng ngoại

Không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc là gái Miền Tây đâu. Sau đây là những tố chất văn hóa khiến họ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà môi giới hôn nhân.

Như đã nói, gái Miền Tây bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo – Tam Tòng, Tứ Đức – nên họ cam chịu chứ không phấn đấu. Vì từ nhỏ họ đã được dạy “tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu”. Khi đã lấy chồng, sống ở nhà chồng là người của bên nhà chồng. Phải ngoan và vâng lời chồng và phục vụ gia đình chồng. Nếu không sẽ bị cho là con dâu hư, nếu gia đình chồng trả về cho nhà gái thì cô gái sẽ bị coi như một sự sỉ nhục, làm mất danh dự gia đình.

Gái Miền Tây không được dạy phải đi làm tự lực để phát triển, mà chỉ làm đẹp để lớn lên lấy chồng cho cha mẹ nhờ. Nên việc gia đình thúc đẩy họ lấy chồng ngoại để được nhà chồng cung cấp tiền cưới và tiền phụng dưỡng là điều gần như tự nhiên trong văn hóa người Miền Tây. Con gái lấy chồng, nhà chồng trả tiền cho nhà gái. Trong mắt cha mẹ Miền Tây, đó là cách con gái mình báo hiếu với mình. Còn trong mắt con gái Miền Tây, đó là cách nhanh nhất để mình báo hiếu cha mẹ để trả ơn cha mẹ đã nuôi mình lớn lên.

Hầu hết các cô gái đó lớn lên trong gia đình nghèo ở các vùng nôn thôn, nên không được tiếp cận với sự hiện đại hóa của xã hội. Trong tư duy của họ, họ chỉ biết lấy chồng để lo cho gia đình. Đây là một nhận xét rất khó chấp nhận và đụng chạm tới rất nhiều người nhưng suy cho cùng, rất khó để chối bỏ.

Cha mẹ Miền Tây rất tự hào khi con mình lấy chồng giàu và gửi tiền về cho mình. Sống vào tiền trợ cấp của con gái mình không phải là gánh nặng hay điều xấu xa mà là một niềm tự hào.

Những nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây:

Sau đây là 11 lời nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây của những người tác giả đã nói chuyện và thảo luận. Những lời nhận xét này chỉ mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

”Mình đã đi về Miền Tây chơi hơn chục lần, lần nào cũng vậy, không thấy gì thay đổi. Người Miền Tây hình như không có tư duy phát triển. Sáng họ thức dậy ăn sáng, ngồi chơi tới trưa rồi ngủ trưa. Chiều mát mát hẹn bạn bè đi nhậu.”

”Ông chú mình đã 40 tuổi rồi, đã có vợ và con, nhưng đã ly dị để cưới 1 em Miền Tây 20 tuổi về làm vợ. Mình thật sự không hiểu nổi. Cô ấy biết là chú mình đã có gia đình sao vẫn tiếp tục mối quan hệ. Khi mình đi dự lễ cưới nhà gái, thì đó là một căn nhà tranh. Nhưng lần thứ 2 mình về đó chơi thì nó trở thành một căn nhà gạch khang trang.

Nhà gái có 2 chiếc xe tay ga chạy. Trong khi đó chú mình phải bán đất mà không nói cho người nhà bán để làm gì. Khi cưới xong rồi thì cô gái ấy ở nhà sinh con đẻ cái, không làm gì cả. Mình không muốn đánh đồng tất cả, đây chỉ là nhận xét cá nhân.”

”Con bạn thời sinh viên sống cùng phòng ký túc xá với mình là người Miền Tây. Nó coi người yêu nó như….(hơi nhạy cảm) như cái bóp. Đi chơi thì bạn trai nó luôn trả tiền dù nó cũng đi làm có lương. Hôm bữa nó hết dầu gọi đầu, thế là nói gọi nói bóng gió với người yêu “em hết dầu gọi rồi”. Chiều hôm đó anh người yêu nó mang qua vài chay dầu gọi. Thật hết biết. Không chỉ là dầu gọi, mà còn mấy thứ đơn giản như mì gói, thẻ điện thoại có chút xíu nó cũng kêu người yêu nó mua.”

”Ở cơ quan mình bọn mình hay ra quán cà phê uống nước nói chuyện. Lần nào cũng vậy, mấy đứa con gái Miền Tây không bao giờ trả, nhường vinh dự đó cho mấy anh con trai. Ai cũng nhận lương như nhau mà tại sao họ không nhận thức được trách nhiệm cá nhân của mình chứ?”

”Có một lần mình hỏi em Miền Tây, dân thể thao đạt thành tích cao, được tuyển thẳng vô đại học nhưng không chịu đi học. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy nói ’em không thích học anh ơi, học làm, trước sau em cũng lấy chồng.’ Cô ta không đại diện cho đại đa số con gái Miền Tây nhưng tôi đã biết quá nhiều cô gái Miền Tây như vậy. Hình như trong tư duy của họ, lấy chồng là mục đích chính cho tương lai sau này.”

”Tôi phải nói điều này, nếu bị mọi người chửi thì tôi chịu. Dân Miền Tây làm biếng kinh khủng. Đã vậy còn lại bợm nhậu. Nói về nhậu thì dân Miền Tây không có đối thủ. Thứ dân gì mà mới sáng sớm đã đi ra chợ mua mồi về nhậu.”

“Tụi con gái Miền Tây khi xét người yêu là xét cái túi tiền. Mình muốn tán phải có điện thoại mới, xe tay ga, chứ bình dân là mấy em đó cho ra rìa ngay.” – Lời của một bạn nam ở một thành phố ở Miền Tây.

”Tui không biết bà thì sao chứ không dị ứng với gái Miền Tây. Tụi nó thấy ai có tiền là cặp. Tui là con gái mà tui còn phải dị ứng.”

”Gái Miền Tây công nhận là đẹp thiệt, mà tụi nó làm biếng kinh khủng. Suốt ngày chỉ biết làm đẹp. Cua mấy em Miền Tây tốn tiền lắm. Không phải chỉ tốn tiền cho 1 mình nó mà phải tốn tiền cho gia đình nó nữa.”

”Tới nhà ăn tiệc hay đi chơi, nhất là khi về chơi nhà người yêu thì phải có quà cáp. Người ta đánh giá mình từ cái xe, vàng bạc đeo trên người cho tới công ăn việc làm. Họ thẳng thắn và soi mói quá mình chịu không được.”

Năm rồi con nhỏ kia hỏi mình: ‘chị ơi chị, chị tới nhà con Diễm chơi chị thấy sao? Nhà có có giàu không chị? Nhìn nó giống con nhà giàu. Nhà nó nhà gạch hay gì, có đầy đủ hông?” Mình im lặng một hơi rồi hỏi ‘mà em hỏi chi?’ rồi nó trả lời ‘thì em hỏi cho biết thôi, tại em thấy nó giống con nhà giàu.’

Lời kết

Ở đâu cũng có người này người kia. Việc đánh đồng tất cả là một việc sai lầm. Trong trường hợp này, không phải người Miền Tây nào cũng lười biếng và chỉ muốn sống hưởng thụ. Bài viết này là một bài nhận xét về văn hóa. Vì văn hóa không có đúng sai, tác giả chưa bao giờ nói mình đúng. Nhưng nếu chúng ta tự nhìn nhận thì văn hóa Việt Nam, trong trường hợp này, văn hóa Miền Tây thật sự có rất nhiều điều tiêu cực và rất nhiều vấn đề.

Đâu phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng ngoại là người Miền Tây. Cũng không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái làm việc trong ngành ‘nhạy cảm’ là gái Miền Tây. Vai trò văn hóa đóng một phần rất lớn và nếu chúng ta muốn phát triển thì phải thật sự can đảm nhìn vào những giá trị chúng ta lấy làm nền tảng. Và khi chúng ta thật sự nhìn nhận thì sẽ thấy văn hóa và giá trị của chúng ta có quá nhiều điều bất cập.

Tác giả: Ku Búa

P/s: Đây là một bài viết lấy cảm hứng từ lời tâm sự của một người bạn gái, mục đích là phân tích văn hóa chứ ko phải phân chia vùng miền. Bạn nào tự ái tìm cớ để soi thì cứ việc 😘