27 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 133

Cuộc đời là một thương vụ mua hàng trả góp

Chú ý: Trước hết cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Mặc dù bài viết chỉ là quan điểm cá nhân của tôi khi nhìn cuộc đời dưới góc độ mua hàng trả góp, và dĩ nhiên góc nhìn này không phải hoàn toàn chính xác. Nếu các bạn thấy nội dung có những điểm phù hợp với hoàn cảnh và tư tưởng của bạn, hãy ứng dụng nó vào cuộc sống của bạn. Còn nếu nó không phù hợp với hoàn cảnh và tư tưởng của các bạn, không cần phải ứng dụng nó mà chỉ đọc kham thảo thôi. Trân trọng và cám ơn.

Có khi nào bạn đã từng có ý định mua một món đồ nhưng không đủ tiền và muốn trả góp chưa? Khi chúng ta quyết định mua những món hàng như: Điện thoại, xe máy, laptop… hay những thứ lớn hơn như nhà cửa, đất đai, bất động sản… thường có vấn đề trả góp. Mỗi tháng có thể trả bao nhiêu tiền hay phần trăm tùy thuộc vào giá trị của món đồ và quy định của người bán. Bạn có thể nhanh hay có thể chậm nhưng tất cả đều chung một mục đích cuối cùng là thanh toán đủ số tiền cho món hàng mà chúng ta đã mua. Thông thường, khi chúng ta trả góp, tổng số tiền trả góp thường lớn hơn so với số tiền trong một lần trả. Trả càng lâu, tổng số tiền trả góp càng lớn. Tổng số tiền trả góp có thể là số tiền trả cho sự rủi ro của món hàng trong trường hợp khách không thể thanh toán, sự lạm phát đồng tiền, món hàng bị mất giá, bảo hành cho món hàng…

Cuộc đời cũng giống như vậy. Có những lúc trên đường đời chúng ta mong muốn thành công và đạt được một thành tựu, nhưng chúng ta không chịu trả một lần mà chúng ta thích trả góp, vì khi trả góp chúng ta sẽ cảm thấy trả ít hơn và có thể thanh toán nó dễ hơn… Nhưng ít người để ý đến một thứ mà chúng ta cũng trả với giá không kém đó là thời gian, thời gian trả nợ cho món hàng đó kèm với tổng số tiền trả góp lớn hơn giá trị của món hàng trong một lần trả.

Món hàng trả góp bây giờ trở thành một thứ khá xa xỉ. Thành công trên cuộc đời cũng giống vậy, khi chúng ta muốn đạt được một thành tựu bắt buộc chúng ta phải trả giá, nhưng đôi lúc trong những lúc ta yếu lòng hay những cám dỗ trên đường đời khiến ta phải mềm yếu và từ bỏ việc trả một lần mà chấp nhận trả góp cho thành công của mình.

Dù muốn làm giàu nhưng chúng ta không cản lại sự cám dỗ của những món hàng đẹp như điện thoại, quần áo mới, đồ trang sức,… Dù biết phải dậy sớm và làm việc thật chăm chỉ  nhưng chúng ta không thể ra khỏi chiếc nệm ấm áp trong khi ngoài trời đang mưa gió và lạnh buốt. Thế là, con đường làm giàu của chúng ta lại kéo dài ra như vụ mua hàng trả góp.

Có thể, chúng ta cũng sẽ biện hộ rằng tiền bạc làm ra để dùng, để hưởng thụ chứ không phải để tiết kiệm, tôi phải dành thời gian cho bạn bè, gia đình, vợ con tôi… Rồi khi thời gian trôi qua, mọi thứ đi vào bế tắc và chán chường, chúng ta hối hận và than trách bản thân hay đỗ lỗi cho gia đình, bạn bè, môi trường sống và biện hộ với mọi người về sự yếu kém của mình. Trong khi sâu thẳm trong tim, chúng ta đã che dấu và phớt lờ sự thật về chính bản thân mình.

Khi chúng ta quyết tâm tập thể dục giảm cân, nếu cố gắng trong một lần duy nhất, chúng ta sẽ đạt được điều mình muốn. Nhưng đôi khi chúng ta không chịu nỗi cám dỗ của những món ăn và chúng ta ăn, ăn thật nhiều, ăn cho một lý do là bù đắp năng lượng đã mất do tập thể dục… Để rồi, con đường giảm cân thành công của chúng ta kéo dài hơn. Thay vì chúng ta chỉ mất từ 3 đến 6 tháng, mà chúng ta phải mất từ 3 đến 4 năm, hay thậm chí không bao giờ đạt được cân nặng mong muốn.

Sau đó, chúng ta lại hối tiếc và biện hộ rằng: “Tại sao tôi cố gắng tập thể dục mà vẫn không giảm được cân?” “Tạng người của tôi không giảm cân được.” “Việc này quá khó với tôi và tôi đã cố gắng nhưng thất bại.” “Gia đình không cho tôi giảm cân.” hay “Việc thừa cân là do di truyền không thể giảm được đâu.” Kết cục, cái giá của việc mua trả góp sẽ là: Thừa cân, không mặc vừa những bộ quần áo trước đây vì chúng đã trở nên chật chội, cơ thể thường mệt mỏi và khó chịu,…

Trong thời đại ngày nay, chúng ta đều biết rằng muốn thành thạo bất cứ ngôn ngữ nào chỉ cần mất từ 6 tháng đến 1 năm. Chúng ta khởi đầu học ngoại ngữ với lòng nhiệt huyết và quyết tâm, nhưng chỉ vài ngày, hay vài tuần, chúng ta mất tập trung do quá tải công việc ở cơ quan, do mệt mỏi, do một lý do cỏn con nào đó như chuyện buồn, đi nhậu nhẹt với bạn bè… Chúng ta trì hoãn và bỏ bê nó một thời gian và thay vì trả luôn cái giá từ 6 tháng đến 1 năm. Để giỏi ngoại ngữ, chúng ta có thể mất từ 3 đến 6 năm hay thậm chí 10 năm cũng chưa chắc thành thạo ngôn ngữ đó. Chúng ta phải gánh chịu nhiều hậu quả như: Không thể vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh, không vượt qua buổi phỏng vấn tiếng Anh, mất đi cơ hội làm việc lương cao hơn dù có kinh nghiệm,…

Trả góp cho món hàng bằng vật chất có thể hoàn thành bằng số tiền trả góp và thời gian trả. Nhưng trả góp cho thành công thì không rẻ như thế. Có khi cả đời chúng ta chưa trả hết và không biết khi nào đạt được kết quả mong muốn dù đã trả góp nhiều lần rồi… Trả góp cho cuộc đời rất khác. Nó không phải là vật chất hay tiền bạc mà nó liên quan đến nhiều yếu tố như: Động lực, thời gian, công sức, cơ hội,…

Chúng ta không biết rằng, không phải thời gian nào cũng có thể trả góp được và cũng không biết rằng cuộc đời có những thời điểm bắt buộc khi đó chúng ta phải kiềm chế bản thân và phải tập trung hoàn thành công việc. Nhưng do yếu lòng và không thể trì hoãn sự hưởng thụ hay vì một lý do bận rộn nào đó, chúng ta từ bỏ… Rồi khi thời gian trôi qua, mọi thứ thay đổi và chỉ có bản thân không thay đổi.

Năm mới lại đến chúng ta lại tiếp tục nhai lại mục tiêu cũ, rồi lại bỏ cuộc rồi lại nhai chính mục tiêu cũ ấy… Động lực lúc đầu chúng ta cũng chẳng còn nữa. Dù có đạt được nhưng cái giá trả quá đắt. Có thể, chúng ta sẽ phải hy sinh nhiều thứ khác nhưng với kết quả không đã bằng một lần trả.

Trong cuộc sống, có những trường hợp chúng ta thấy thời gian cố gắng của người này ngắn hơn người kia mà kết quả đạt được lại nhiều hơn so với người cùng lãnh vực có số thời gian nhiều hơn. Tại sao vậy? Câu trả lời là người đó không chịu trả góp, mà quyết định trả ngay trong một lần duy nhất để đạt được thành công của mình. Dĩ nhiên trả trong một lần đầu sẽ gặp nhiều thất bại và phải liên tục học hỏi, liên tục thay đổi, phát triển bản thân, sửa những lỗi sai, từ bỏ những khoảng thời gian bên gia đình hay bạn bè, những thú vui của bản thân… Số lượng thất bại cũng bằng với người người trả góp cho thành công. Người trả góp cho thành công có số lượng thất bại bằng với người trả một lần cho thành công nhưng thời gian kéo dài hơn. Vì trong khoảng thời gian của người trả góp cho thành công nó còn xen kẽ nhiều các hoạt động khác như vui chơi, nhậu nhẹt hay những công việc khác…

Bản thân tôi có rất nhiều mục tiêu mà đã nhai đi nhai lại trong nhiều năm. Khi đọc báo hay xem tin tức trên mạng, đăng những thông tin về những người đạt được thành tựu mà mình đang hướng đến, và thời gian hoàn thành của họ ngắn hơn mình dù xuất phát điểm của họ thấp hơn mình, tôi thấy hổ thẹn và hối hận cho sự yếu đuối của bản thân. Thay vì có thể hoàn thành mục tiêu đó trong 6 tháng, tôi lại mất hơn 4 năm mà vẫn chưa hoàn thành. Đó là cái giá của sự trả góp cho thành công.

Khi bạn trì hoãn, do dự, hay không thể kiểm soát được việc chạy theo những cám dỗ ở thời điểm quan trọng bạn phải cố gắng, bạn đang trả góp cho thành công. Khi bạn trì hoãn với thành công, thành công cũng trì hoãn bạn.

Cuộc đời là như thế, rất công bằng khi bạn chịu trả giá trước thì nó thường rẻ hơn rất nhiều so với trả lâu dài. Tôi chắc chắn rằng xung quanh bạn có những ví dụ như: Có những người làm khoảng 2 – 3 năm đã thăng chức hay trở thành tài năng xuất sắc trong một lãnh vực, trong khi có những người đã làm công việc đó từ 10 -15 năm nhưng chẳng có gì tiến triển cả. Bên cạnh đó, bản thân họ cũng vậy, không hề thay đổi so với ban đầu dù xung quanh mọi thứ đã thay đổi.

Chúng ta có thể có nhiều lời giải thích cho sự thành công nhanh chóng của một người như: Họ là con ông cháu cha, có nhiều mối quan hệ, xuất phát điểm cao hơn người bình thường, hay thông minh bẩm sinh hay làm ăn bất chính… Nhưng đó chỉ là những lý do biện hộ nhằm đổ trách nhiệm cho những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát bản thân trong khi chúng ta quên đi những thứ mình có thể nắm bắt và thay đổi. Chúng ta có thể đổ trách nhiệm cho bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, hay sử dụng những lời biện hộ và các lý do hoàn hảo cho sự thất bại của bản thân. Nhưng cuối cùng, hậu quả và cái giá chúng ta đều phải trả.

Chỉ khi chúng ta chịu trách nhiệm 100% cho những kết quả và quyết định trả nó trong một lần duy nhất thì chúng ta mới đạt được thành công mà mình mong muốn. Cuộc đời này vốn dĩ không hề công bằng về xuất phát điểm hay những yếu tố khác… Nhưng chúng ta cũng không thể đổ trách nhiệm cho nó. Bản thân nên nhớ một quy luật rằng: “Chúng ta có thể đổ lỗi nhưng người chịu hậu quả vẫn là chính mình.”

Do vậy quyết định trả góp cho thành công hay trả duy nhất một lần cho thành công là lựa chọn của bạn.

Tác giả: Tăng Kim Long

*Featured Image: Maryam62

[THĐP Translation] Vạch trần lời đồn đại sai sự thật rằng bạn cần uống 8 ly nước mỗi ngày

tumblr_inline_nv60jevO831s09z1b_1280

Có một lời đồn đại không bao giờ là cũ, đó là: Bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Điều này không hề đúng. Không hề có cơ sở khoa học nào chứng minh nó. Và trong mỗi mùa hè, chúng ta lại bị tràn ngập trong các tin tức báo cáo trên các phương tiện truyền thông cảnh báo rằng sự mất nước rất nguy hiểm và phổ biến. Ta hãy đặt lời tuyên bố này dưới sự suy xét kĩ lưỡng.

Tôi từng là một đồng tác giả của một bài báo xuất bản năm 2007 của tờ BMJ về những lời đồn đại thuộc về lĩnh vực y khoa. Lời đồn đại đầu tiên nói về mỗi người nên uống 8 ly (mỗi ly 235ml) nước mỗi ngày. Bài viết này nhận được nhiều sự quan tâm từ giới truyền thông (ngay cả tờ The Timeshơn bất cứ nghiên cứu nào tôi đã làm.

Nó không tạo nên sự khác biệt nào cả. Vào thời điểm hai năm sau đó, chúng tôi xuất bản một cuốn sách về những lời đồn đại thuộc về lĩnh vực y khoa để một lần nữa vạch trần những ý tưởng rằng chúng ta cần uống 8 ly nước mỗi ngày, tôi nghĩ rằng điều này sẽ thuyết phục mọi người dừng lo lắng lại. Tôi đã lại sai lầm.

Nhiều người cho rằng nguồn gốc của lời đồn đại này là vào năm 1945 Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng khuyến khích mỗi người cần khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhưng mọi người đã bỏ qua dòng chữ theo sát phía sau lời khuyến nghị đó. Nội dung của nó là, “Hầu hết lượng nước này được chứa trong thực phẩm chín.”

image

Photo: Konaklimedical.com

Nước hiện diện trong trái cây và rau. Nó nằm trong nước ép hoa quả, trong bia, và cả trong trà và cà phê. Trước khi có ai đó viết cho tôi nói rằng cà phê sẽ làm tôi mất nước, nghiên cứu cho thấy rằng điều này không hề đúng.

Mặc dù tôi khuyến khích nước là một thứ nước giải khát tốt nhất để hấp thụ, nó chắc chắn không phải là nguồn duy nhất có thể cung cấp nước cho cơ thể bạn. Bạn không cần phải hấp thụ tất cả lượng nước bạn cần chỉ thông qua đường uống. Bạn cũng không phải quá lo lắng về việc bạn không cảm thấy khát nước. Cơ thể con người được tinh chỉnh để báo hiệu bạn đi uống nước rất lâu trước khi cơ thể bạn thực sự bị mất nước.

Trái với nhiều câu chuyện mà bạn có thể đã nghe, không hề có bằng chứng khoa học chứng minh rằng uống thêm nước là có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, những đánh giá đã thất bại trong việc tìm ra bất kì bằng chứng chứng minh uống nhiều nước giúp làn da trông khỏe hơn và không có nếp nhăn. Đúng là có những nghiên cứu của các đoàn thể trong quá khứ đã chứng minh uống nhiều nước hơn sẽ cho kết quả tốt hơn, nhưng đây là những chủ đề có liên quan tới chuyện dịch tễ học thông thường, ví dụ như không chứng minh được nguyên nhân. Hơn nữa, họ định nghĩa mức tiêu thụ nước “cao” ít hơn nhiều so với 8 ly nước.

Những nghiên cứu tiềm năng thất bại trong việc tìm ra lợi ích cho hoạt động của thận hoặc ảnh hưởng lên tuổi thọ khi một người khỏe mạnh tăng lượng nước uống họ hấp thụ. Những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát cũng thất bại trong việc tìm kiếm mặt lợi, ngoại trừ trong một số trường hợp cụ thể – ví dụ, ngăn chặn sự tái phát của một số loại sỏi thận.

Rất nhiều các quảng cáo và tin tức báo cáo truyền thông đang cố gắng thuyết phục bạn ngược lại. Số người mang nước theo mình tăng lên theo mỗi năm. Thị trường bán nước uống đóng chai tiếp tục phát triển.

Câu chuyện về bệnh phát ban vào mùa hè này được lấy cảm hứng từ một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Y tế Công cộng nước Mỹ. Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ những cuộc Khảo sát kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2009-2012 khảo sát trên 4134 trẻ em tuổi từ 6 đến 19. Cụ thể hơn, họ đã tính toán độ thẩm thấu nước tiểu trung bình của những người được khảo sát, tương tự thước đo nồng độ nước tiểu. Các chỉ số này càng cao, nước tiểu càng đặc.

Họ phát hiện ra rằng hơn một nửa số trẻ em có độ thẩm thấu nước tiểu ở mức 800 mOsm/kg hoặc cao hơn. Họ cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ uống 8 ounces (0.236588 lít) nước một ngày hoặc hơn, tính trung bình, có chỉ số thẩm thấu nước tiểu thấp hơn những đứa không uống khoảng 8 mOsm/kg.

Vậy nên nếu bạn định nghĩa người “mất nước” là người có độ thẩm thấu nước tiểu bằng 800 mOsm hoặc cao hơn chỉ số đó, thì kết quả của nghiên cứu trên thật sự đáng lo ngại. Bài viết này đã làm như vậy. Vấn đề là hầu hết các bác sĩ đều không tính như thế.

Tôi là một bác sĩ khoa nhi, và tôi có thể nói với bạn rằng hiếm khi, nếu có bao giờ, tôi sử dụng độ thẩm thấu nước tiểu làm phương tiện để quyết định liệu đứa trẻ đó có bị mất nước hay không. Khi tôi hỏi các đồng nghiệp của tôi, không ai nghĩ mức 800 mOsm là giá trị mà ta phải lo lắng. Trong một lần tìm kiếm trên web,hầu hết các nguồn mà tôi tìm thấynghĩ rằng ở mức 1200 mOsm/kg vẫn nằm ở ngưỡng sinh lý bình thường và rằng giá trị ở trẻ em thay đổi nhiều hơn ở người lớn. Không có một ai tuyên bố rằng ngưỡng 800 mOsm/kg là ngưỡng mất nước ở trẻ em.

Nói cách khác, có rất ít lí do để tin rằng đứa trẻ có mức thẩm thấu nước tiểu ở 800 mOsm/kg cần phải lo lắng. Trong tực tế, quay lại vào năm 2002, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa, nghiên cứu này có bản chất thăm dò hơn so với việc đi tìm kiếm sự mất nước, và nghiên cứu đã tìm thấy rằng những bé trai người Đức có độ thẩm thấu nước tiểu trung bình ở mức 884 mOsm. Đoạn văn thứ ba từ dưới lên trong bài nghiên cứu đã thuật lại một số lượng rất lớn những nghiên cứu trên khắp thế giới về việc tìm kiếm một nồng độ mOsm/kg trung bình ở trẻ nhỏ dao động từ 392 mOsm/kg tại Kenya tới 964 tại Thụy Điển.

Điều đó không hề ngăn cản những bài báo gần đây trong việc tiếp tục sử dụng tiêu chuẩn 800 mOsm/kg để thông báo về việc có một số lượng lớn trẻ em bị mắc chứng mất nước. Một nghiên cứu năm 2012 trong cuốn Lịch sử về Dinh Dưỡng và Trao đổi chất dùng con số đó để tuyên bố rằng có tới gần 2 phần 3 số trẻ em ở Pháp mắc chứng mất nước. Một tạp chí khác, tờ tạp chí Sức khỏe Dinh dưỡng Công cộng dùng điều này để tuyên bố rằng có gần 2 phần 3 trẻ em ở Los Angeles và New York City không được cung cấp đủ nước. Nghiên cứu đầu tiên được tài trợ bởi Nestlé Waters; nghiên cứu thứ hai bởi Nestec, một chi nhánh của Nestlé.

Có khả năng rằng một số đứa trẻ cần uống nhiều nước hơn. Đôi khi, chúng ta đang liều lĩnh xem một điều kiện sức khỏe bình thường là bị bệnh. Trong khi 2 phần 3 số trẻ em khỏe mạnh, năm này qua năm khác, được tìm thấy trong phòng thí nghiệm mà bạn đã gán cho cái nhãn “bất thường,” có thể đó là do cái định nghĩa, chứ không phải sức khỏe của các em, có vấn đề.

Không điều gì trong số đó có thể làm chậm lại cơn thủy triều thúc đẩy việc uống nhiều nước hơn. Nó còn là một phần của chiến dịch “Uống Hết” của Michelle Obama. Vào năm 2013, Sam Kass, về sau là Cố vấn về Chính sách Dinh dưỡng của Nhà Trắng, tuyên bố “40 phần trăm dân Mỹ uống ít hơn một nửa lượng nước yêu cầu được hấp thụ mỗi ngày.”

Không hề có đề nghị chính thức nào cho lượng nước mọi người cần phải hấp thụ trong một ngày. Lượng mọi người cần rõ ràng là khác nhau phụ thuộc vào họ ăn gì, sống ở đâu, họ to lớn bao nhiêu và họ đang làm gì. Nhưng khi người dân của đất nước này sống lâu hơn trước, và có quyền tiếp cận một cách tự do hơn với nước giải khát nhiều hơn hầu hết những thời điểm trong lịch sử loài người; thật sai lầm khi nói rằng tất cả chúng ta đều bị mất nước.

Nguồn: Aaron E. Carroll – The New York Times
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy

Aaron E. Carroll là một bác sĩ nhi khoa tại Đại Học Indiana University School of Medicine. Ông blog về các nghiên cứu sức khỏe và chính sách cho tờ The Incidental Economist.

*Featured Image: congerdesign

Những đứa trẻ tự kỷ hoàn toàn không tồn tại cái tôi, bản ngã

Tôi từng đọc bài viết trên THDP về tự kỷ, tôi sẽ không gọi đó là bệnh, vì tự kỷ không phải là bệnh.

Vì một lý do gì đó, những đứa trẻ tự kỷ không thể bám lấy được một thực tại, trong trường hợp này, thật không may cho chúng, lại là thực tại của chúng ta. Và đây là nơi tất cả rắc rối bắt đầu.

Để dễ tưởng tượng, tôi cho phép các bạn được giữ lại cái tôi, cái bản ngã, vì nếu tôi bắt các bạn từ bỏ luôn hẳn cái tôi thì khó hình dung cho các bạn quá. Nhưng hãy nhớ những đứa trẻ tự kỷ hoàn toàn không tồn tại cái tôi, cái ngã.

Bạn ở đó, giữa vũ trụ lơ lửng, nhưng đừng hình dung có những vì sao hay mặt trời, vì những thứ đó cũng thuộc về thực tại vật chất của bạn hiện tại, cái vũ trụ sơ khai không có gì cả.

Rồi để dễ hình dung, tôi cho bạn đeo một cái kính VR, kính thực tại ảo, đây là loại kính trùm vào mắt, khi nó chiếu ra cảnh gì, thì cảnh đó là thật đối với bạn. Nên nhớ, nó rất thật, thật đến độ bạn có thể chạm vào, ngắt một bông lúa và ăn được nếu tôi chiếu cho bạn cánh đồng lúa.

Bây giờ bạn tưởng tượng cái kính đó không chiếu liên tục một cảnh, mà bị hư. Nó trống rỗng và đen thui. Người ta bật cho bạn một thực tại, bạn trải nghiệm nó được 1 giây rồi nó bị vỡ ra, trở về lại trống rỗng. Bạn gãi lưng, cảm giác ở da đưa bạn đến một thực tại khác, nhưng cũng tương tự, nó chỉ tồn tại được 1 giây rồi lại bị băm ra.

Tương tự như thế với thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, và cả ý thức. Ý thức vẫn có thể kéo ta về thực tại, nhưng nó cũng chả đủ mạnh như 5 giác quan kia. Bạn sẽ thấy tất cả chỉ là những điều kiện để đưa bạn tiếp xúc một thực tại, mà thực tại này hoàn toàn do bạn tạo ra. Đây là điểm kinh khủng của nó.

Vì bạn tạo ra được, cho nên mỗi khi bạn bị băm nát thực tại, bạn cố gắng tạo ra cái khác để duy trì vào nó. Giả sử như bạn hoàn toàn không có kiến thức, không có ý niệm gì về một thực tại nào đó, thì có thể sẽ khác, nhưng rồi bạn vẫn sẽ học được gì đó từ 1 giây ngắn ngủi, bạn sẽ tiếp tục cố gắng tạo ra thực tại kế tiếp dựa trên nhận thức và kinh nghiệm của thực tại vừa bị vỡ, để tạo tiếp thực tại kế tiếp và cứ thế tiếp diễn. Điều này giải thích vì sao trẻ tự kỷ thường có những hành động lặp đi lặp lại, CHÚNG CỐ GẮNG TẠO RA VÀ BẤU VÍU VÀO MỘT THỰC TẠI MÀ CHÚNG QUEN THUỘC.

Hãy tưởng tượng việc tạo dựng thực tại và việc bị băm nát nó diễn ra vô cùng tận. Không có điểm dừng, không có điểm đầu, không có điểm cuối. Thời gian, lúc này không tồn tại. Nó chỉ tồn tại khi một thực tại được dựng lên, nhưng vì thực tại đó cũng bị băm nát, nên thời gian cũng bị băm nát theo. Thời gian là cách mà thực tại được định hình lại một cách trơn tru.

Theo ý kiến cá nhân tôi, đây là cách mà luân hồi hoạt động, và vì một lý do gì đó, chúng không chấm dứt nơi những đứa trẻ. Chúng mang nhận thức mới mẻ này vào một thực tại mà chúng được sinh ra. Đây là sự nguyền rủa? Một món quà? Một lỗi hay bug gì đó trong chương trình vũ trụ? Tôi không biết. Tôi chỉ biết trong cái lặng thinh đó, tình yêu là thứ duy nhất tồn tại được. Chúa cũng vỡ nát, Phật cũng vỡ nát. Thầy Nhất Hạnh cũng không là gì cả và tất cả mọi thứ đều dễ dàng vỡ vụn.

Cho nên, nếu bây giờ tôi gặp một đứa trẻ tự kỷ, tôi sẽ trân trọng mọi cảm giác, cảm xúc, vì mỗi cái chạm tay, mỗi cái nhìn, mỗi hơi thở, mỗi âm thanh mà tôi tiếp xúc với em, chắc chắn sẽ là đầu tiên và duy nhất, vì nó sẽ bị vỡ, và em sẽ phải làm lại từ đầu để tìm lại nó.

Về phần bạn, bạn hãy tiếp tục tưởng tượng, sẽ ra sao nếu một lúc nào đó, chiếc kính VR dần dần không ngắt kết nối, mà cho bạn xem một thực tại kéo dài hơn 1 giây, đến 2 giây, rồi 3 giây, rồi n giây… Bạn sẽ biết rằng, rồi cái thực tại này cũng sẽ vỡ vụn ở giây thứ n+1 nào đó, và bạn, chỉ duy nhất bạn ở đó, với cái tôi trống rỗng, tạo dựng lại một thực tại trong muôn vàn thực tại, cố gắng bám vào một cái để có cảm giác mình là thực.

Bởi vì chẳng có cái thực tại nào là thực cả.

Tác giả: Sang Dang

*Featured Image: Free-Photos

[THĐP Review] Buồn làm sao buông, Anh Khang – Màu blue phủ đầy 200 trang giấy

1

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280

Tôi đã rất vật vã mới đọc hết được tập tản văn đầy chữ nghĩa thơ vần này (vì không hợp gu), nhưng cuối cùng sự vật vã ấy lại là động lực giúp tôi nhìn ra được nguyên nhân vì sao con người cứ mãi mắc kẹt trong thứ tình cảm gọi là tình yêu đó khi họ đã lỡ sa chân vào địa hạt của nó. Tất nhiên, Buồn làm sao buông không chỉ ra được đích xác gốc rễ của vấn đề buồn khổ, buồn thương, buồn nhớ, buồn vu vơ, nhưng nó đã thể hiện rất rõ ràng bức tranh điển hình của một kẻ đang lạc lối trong tâm trí của chính mình, và khi kết hợp thêm với những suy tư mang dáng dấp ngôn ngữ đa chiều thì sự lạc ấy dường như càng thêm trầm trọng.

Ấn tượng đầu tiên khi tôi đọc Buồn làm sao buông đó là cảm giác ngộp thở như bị rơi vào một vùng toàn nước là nước. Nếu đặt giọng văn của cuốn sách này vào giữa một cái hồ thì khả năng nó sẽ tạo nên được những gợn sóng dập dềnh bởi những âm vần được gieo một cách khéo léo và đều đặn dù đang ở đoạn văn xuôi đi chăng nữa.

“Cuối cùng thì cũng đến ngày này. Cuối cùng thì cũng đã rời tay. Cuối cùng thì yêu nhiều hay thương nhạt, hai đứa mình đều phải chấp nhận rằng tình cảm ấy đã đổi thay. Nhưng đến bao giờ, nỗi nhớ về nhau mới đi đến cuối cùng, để thôi không còn nhọc lòng về cái gọi là yêu-thương-đã-từng?”

Nhưng cảm giác về nước ấy phần lớn là do hiệu ứng tạo nên từ những câu chữ mà tôi cho rằng hơi lan man và rườm rà, đôi lúc lại nhuốm màu phức tạp khiến tôi phải đọc 3-4 lần mới thật sự nắm được ý tứ của câu nói đó, trong khi không nhất thiết phải như vậy. Chưa kể, việc sử dụng quá nhiều tính từ trong một đoạn văn lại càng tạo nên cảm giác mất tập trung và dường như mang đến “cơn bội thực miêu tả” cho người đọc. Giống như một bữa ăn phải thưởng thức quá nhiều món cùng một lúc thì người ta sẽ bị mệt mỏi vậy.

Vì rằng những diễn biến của chuyện tình cảm trong tác phẩm chỉ thỉnh thoảng mới lóe lên như một tia manh mối để người đọc lắp ghép, nên phần còn lại trở nên ướt sũng những cảm xúc, suy tư và liên tưởng. Nếu gọi đây là một bản nhạc buồn thì tôi cho rằng nó đang tự làm quá lên sự buồn của chính mình hòng đạt đến một trạng thái tột đỉnh của sự sầu lụy, giúp khổ chủ có thể đi qua xuyên nó nhanh hơn. Đây có thể gọi là một hành động tạo gia tốc dương cho sự dàn trải nỗi buồn, hay một sự cộng hưởng sóng để kẻ lang thang ở vùng đất ngập nước đó sẽ khám phá được mọi ngóc ngách có thể theo ý nguyện của hắn. Tôi cho rằng đây là một ý tưởng hay, nhưng nó chất chứa phần nào màu sắc cực đoan, dù rằng cũng chỉ là màu blue.

Tuy nhiên, âm hưởng chung của tác phẩm vẫn là một chữ buồn thì cảm giác sau khi ngộp thở dưới nước của tôi tiếp tục chuyển sang một trạng thái ngờ vực (mà tôi cho là rất cần thiết) đó là: “Buồn đó đã buông được chưa?” Chính sự nghi ngại ấy đã trở thành động lực khiến tôi đào sâu hơn vào tập tản văn này ở những lý lẽ được thể hiện một cách đầy thi vị về nỗi buồn muôn thuở này – chia tay người yêu.

Sự mơ hồ trong tư tưởng của tác giả đã khiến cho cảm xúc tiêu cực ấy không được đào sâu vào tận gốc rễ mà lại trở thành một thứ cỏ dại “lãng mạn đậm chất thơ” tiếp tục đâm rễ sâu hơn vào tâm hồn người đọc. Khi chưa đi đến tận cùng bản chất của nỗi buồn hay bất kỳ nỗi gì khác thì việc gán cho chúng những giá trị, vẻ đẹp trên đoạn đường “buông bỏ” là một sự nguy hiểm. Thậm chí đôi lúc đọc cuốn sách này tôi có cảm giác mình đang thưởng thức một thứ gì đó giống như: “Ôi chao, vết dao nàng cứa vào tim tôi đang tạo ra những dòng nhựa tươi hồng mà con sông lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ ắt sẽ phải ghen tỵ khi trông thấy sắc màu sự sống ấy.” Đại loại thế!

Đẹp ư? Có người đã nói thế khi nhắc đến nỗi buồn trong tác phẩm này. Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ sử dụng một chút hương buồn làm vốn liếng, cộng với một ít năng khiếu điều khiển ngôn từ giàu tính thơ và đôi lúc phức tạp hóa chúng, thì nỗi buồn ấy sẽ được diễn ra theo một cách mơ màng như một nàng công chúa vậy. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể đạt đến ngưỡng của một bà hoàng – sâu sắc, quyến rũ và ẩn chứa nguy hiểm.

Như đã nói lúc ban đầu đó là cuốn sách chỉ mới gợn lên được những dấu hiệu nhận biết một kẻ đang lạc lối trong tâm trí đó là sự bám víu vào quá khứ, kỷ niệm, thói quen và đánh rơi mất giây phút sống hiện tại. Nhưng Buồn làm sao buông không đi tới được những câu hỏi gốc rễ, như là “Tại sao bám víu?” “Cái gì bám víu?” “Cái gì đó thật sự là cái gì?” Nếu đã đặt ra câu hỏi “Buồn làm sao buông” thì hãy mang đến đây một câu trả lời. Ngoài việc rắc vào bầu không khí thêm những nỗi buồn thì tôi không thấy một lời giải đáp nào xứng đáng trong tất cả những gì được nêu ra trong cuốn sách. Tác giả mới chỉ chạm tới bề nổi của vấn đề mà thôi, còn tảng băng chìm vẫn đang ở đâu đó đợi đến một ngày nó sẽ được viết thành tập tản văn dày như cuốn tiểu thuyết.

Ha, nhưng không đâu, nếu đã đụng chạm đến lãnh địa của khối băng chìm đó thì văn phong rườm rà và thái độ nhu mì sẽ không thể có cửa làm ăn. Vì rằng một hồ nước gợn sóng sẽ không thể phá được khối đá đông lạnh khổng lồ đó, cái chúng ta cần là một tàu phá băng, nơi mà mọi thứ được rèn dũa, được tôi luyện và được tập trung sức mạnh.

Nếu được trả lời cho câu hỏi “Buồn làm sao buông” ấy thì có lẽ tôi sẽ nói rằng “Hãy ôm ấp lấy chính mình trước đã, còn việc buông cứ để nỗi buồn tự lo”

Ta buồn khổ cũng không khác gì một đứa trẻ đang khóc lóc vì đau ốm. Chúng không cần mẹ nó quát nạt rằng hãy im lặng ngay trước khi bà ấy rút roi ra, chúng cần hơn cả tình yêu thương và sự quan tâm. Vì yếu đuối là thức ăn nuôi dưỡng cho những cảm xúc tiêu cực nên khi một kẻ không có đủ tình yêu – nguồn sức mạnh lớn nhất – thì kẻ đó sẽ chẳng thể buông bỏ được bất kỳ điều gì hết, chưa kể sẽ gánh thêm một vài trạng thái tiêu cực khác nữa. Và sau một thời gian pha trộn, chế biến, hắn sẽ được nhấm nháp món sinh tố có màu đen đục và vị nặng nề.

Người ta đã sai lầm ngay từ khi đặt ra câu hỏi “Buồn làm sao buông” và tập trung hết sức lực vào việc phũ phàng, lạnh nhạt, hoặc thì tìm mọi lý lẽ lấp liếm, hoặc đánh lạc hướng bản thân bằng một cảm giác xiên xẹo khác, với mục đích cắt đứt bằng được mối liên hệ với trạng thái tiêu cực đó. Rồi họ ngạc nhiên khi kết quả nhận được sau cùng là một trái tim băng giá, thân thể kiệt quệ và tinh thần rối bời. Chính thái độ phán xét với nỗi buồn là thứ khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ, nếu như không nói rằng nó là vấn đề nghiêm trọng hơn cả nỗi buồn lúc ban đầu.

Mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều nếu người ta biết hỏi rằng “Tôi có đang yêu thương chính mình hay không?” Vì cuối cùng, chúng ta sẽ nhận ra rằng nỗi buồn hay tất cả những nỗi gì đi chăng nữa chỉ là những cái cớ để kéo mỗi người quay về với chính mình mà thôi. Khi nào một kẻ đứng trụ được vào bản thân, không còn nháo nhác ra bên ngoài nữa, thì khi ấy hắn sẽ được chứng kiến một hiện tượng tuyệt vời (ngoài cảm giác dòng sự sống ào ạt đổ về), đó là những điều tiêu cực đeo bám theo hắn bao lâu nay tự gỡ mình ra mà bay đi, nhẹ như những nhánh bồ công anh.

Có một nội dung rất lớn trong cuốn sách này khiến tôi không thể không dành chút thời gian mà làm sáng tỏ – tình yêu vô điều kiện. Anh Khang đã thể hiện quan điểm rằng tình yêu thật sự là không còn quan tâm đến được – mất, hơn – thua, mà một lòng vẫn kiên trì với tình cảm dành cho đối phương, dù họ cũng đã trở thành “người dưng” và ở một phương trời xa lắc. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây đó là tại sao một người mang trong mình tình yêu thuần khiết và trong sáng ấy lại vẫn có thể buồn được? Có điều gì mâu thuẫn ở đây chăng? Đừng nói rằng đây chỉ là một nỗi buồn đậm chất thơ, chỉ như cơn gió thoảng qua nhé! Dù chỉ bằng một con kiến mới nở thôi thì cũng là một sự vô lý to đùng rồi.

Nếu một người đã coi người khác là một đối tượng tách biệt thì ắt hẳn khi đó sẽ có một dòng chảy năng lượng giữa hai người khi họ tương tác với nhau, chúng ta có thể gọi đó là một mối quan hệ. Vì khi đã sinh là cực âm thì sẽ có một cực dương tương ứng để cân bằng lại. Vậy nên chuyện một người dành hết tình yêu thương cho người còn lại mà lượng được đáp trả của người này nhỏ hơn lượng họ trao đi, thậm chí bằng 0, thì mối quan hệ đó sẽ không thể tồn tại. Hoặc nếu nó đang tồn tại thì sẽ sớm đi đến hồi tan vỡ.

Nếu tình yêu xuất hiện trong trạng thái hợp nhất – rằng chỉ có một điểm trụ chính là bản thân mình, nó sẽ tự tràn ra từ trong tâm hồn của kẻ đó và lan tỏa ra xung quanh, tới mọi nơi hắn tới, mọi người hắn tiếp xúc, tương đương với mọi mối quan hệ hắn có. Vậy là, kẻ đó chỉ dưỡng nuôi một tình yêu, một sức sống bên trong trái tim mình mà hắn có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh (dù không cố ý sử dụng), và đây mới gọi là tình yêu vô điều kiện vì tự thân nó khi lan tỏa đã không cần bất kỳ một lý do nào khác ngoài chính việc lan tỏa đó cả. Tình yêu vô điều kiện không có đối tượng cần chạm tới, nhưng lại chạm tới mọi đối tượng.

Vậy nên chuyện Anh Khang vẫn cứ cố gắng nói đến tình yêu vô điều kiện quan trọng như thế nào trong chuyện yêu đương 1-1 và thể hiện quan điểm rằng tình cảm như thế là một điều gì đó đẹp đẽ, lãng mạn thì tôi coi đây là một sự hết sức phi lý. Tác giả đã đặt biểu lộ của một trạng thái hợp nhất làm chuẩn mực cho mối quan hệ mà hai cá thể coi người kia là một sự tách biệt. Vậy nên mọi thứ cứ rối tinh rối mù lên hết thảy.

Chưa kể, Anh Khang cũng đã đề cập tới tình yêu với bản thân mình, sự cân bằng trong tình yêu nhưng cả hai đề tài này đều không được đi tới nơi tới chốn và đôi lúc khiến tôi bị xao nhãng bởi ma trận của ngôn từ diễn đạt.

Xét về tính xúc cảm và nghệ thuật văn chương, tôi đánh giá cao Buồn làm sao buông, nhưng về mặt minh triết thì tôi cho rằng tác phẩm này chưa đủ tầm để soi sáng cho nhiều con người. Nó đến được với đông đảo người đọc phần lớn vì đã mô tả đúng trạng thái của đám đông khi họ rơi vào những nỗi phiền muộn của chuyện yêu đương. Thêm một lý do nữa đó là văn phong ở đây giống như nước – mềm mại, êm dịu, có tính nuôi dưỡng – nên rất phù hợp với thị trường người đọc có tính chất tương tự, hoặc hoàn toàn trái ngược – khô khan, cứng nhắc, xét đoán.

Buồn làm sao buông đánh trúng vào những gì mà đám đông muốn – muốn biết chính mình khi thất tình, muốn được đồng cảm, muốn được yên lành ngồi một góc quán caffe và nhâm nhi từng dòng văn ngọt ngào để thấy đời có chút lãng mạn, muốn được tìm về những xúc cảm quá khứ để thấy cuộc đời hiện tại bớt nhàm chán. Tuy nhiên, nó lại không đi vào những gì người ta cần, đó là sáng tỏ về bản chất của vấn đề – những cảm xúc và suy tiêu cực. Có thể, vì những thứ người ta cần ấy quá khó nuốt. Tốt hơn hết họ cứ để chúng ở trạng thái mông lung, thơ mộng là sẽ thỏa mãn cả đôi đường.

Nếu tác giả nói rằng để đi qua một nỗi buồn thì hãy đi sâu vào nó và đi xuyên qua nó, nhưng tôi thấy tất cả những gì biểu hiện ở đây chỉ là một sự giậm chân tại chỗ ở tầng trên cùng của nỗi buồn đó. Và nếu đây thật sự là tất cả những gì tác giả có thì tốt hơn tôi nên tự đi viết nốt phần mong mỏi còn lại của chính mình vậy!

Review tác phẩm này khá khó vì bản chất của nó đã không có một điểm trụ hay một khung xương để nương tựa. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng tản văn là một thể loại rất tốt để một người có thể bộc lộ hết những tư tưởng và xúc cảm của bản thân. Tuy nhiên, với một nỗi buồn nhè nhẹ thì ta có thể dung túng vung tay thêm thắt vài dấu ấn nghệ thuật, còn với một trạng thái muốn tự tử thì có lẽ chỉ văn tả thực mới đủ sức gánh gồng cho khổ chủ.

Nhưng chợt đến phút cuối cùng, tôi tự hỏi Buồn làm sao buông là một câu hỏi hay nó là một câu cảm thán thốt lên đầy bất lực rằng “Buồn làm sao mà buông được!”, và toàn bộ cuốn sách là một sự đào sâu tìm kiếm câu trả lời hay chỉ là một cuộc chơi với những ngôn từ mĩ miều thuộc đề tài tình yêu? Thật sự, cuốn sách này đã làm tôi rất bối rối.

7/10 là điểm dành cho tác phẩm này.

(Tôi vẫn rất bối rối khi cho điểm!)

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured image: Ngo MyLinh

[Trải nghiệm] Nấm thần và mantra

Tôi chỉ có thể ghi ra đại ý thôi, vì lúc đó thông tin đến ào ạt như thác lũ, không cách gì ngôn từ hữu hạn của chúng ta có thể diễn tả hết được, chỉ hy vọng các bạn, bằng nhiều phương tiện, có thể tiếp cận được tình yêu của thiên nhiên.

Chúng ta bắt đầu bằng việc đơn giản nhất, tắm rửa sạch sẽ, lên bàn ngồi và khe khẽ cầu nguyện rằng mình tin tưởng, mong nấm giúp mình gặt hái được nhiều thứ đáng để học, và hứa với nấm rằng mình không lạm dụng nó ngoài mục đích học tập. Mình nói rằng mình muốn tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống này, vũ trụ này. Sau khi dùng nấm với nước cam ép, mình ngồi thiền một lúc rồi lên giường đọc sách của thầy Nhất Hạnh, lúc đó khoảng 21:00 tối.

Cảm giác hạnh phúc đầu tiên

Tầm 20 phút thì bắt đầu có cảm giác đầu tiên. Tôi cố gắng nhịn cười vì sợ vợ tôi thức giấc, cảm giác hạnh phúc khá giống lúc nhập định, chỉ khác là nhìn thấy một số ảo giác nhỏ như cánh cửa đang dần đóng lại, nhưng thực ra nó đứng im, chỉ là cảm giác của mình thôi. Tầm 5 phút sau thì hết ảo giác. Tôi không biết những người khác gặp ảo giác gì, nhưng riêng tôi thì hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được thực tại, dù đôi lúc nó bị đông cứng lại, còn ảo giác méo mó hay biến dạng thực tại thì hoàn toàn không có.

Lúc này tay và mắt bắt đầu mỏi, tôi ngừng đọc sách, và tự dưng lại nhớ đến mantra Om mani padme hum tôi thường hay nghe trên Youtube. Tôi mở nó lên và nằm nghe.

Om mani padme hum

Xin nói thêm về mantra này. Om mani padme hum, có thể tưởng tượng nó như một dòng thác lũ đầy ngọc ngà, kim cương và châu báu, lợi lạc của nó là vô cùng. Ngày xưa lúc tôi luyện võ, bình thường trung bình tấn tôi chỉ luyện được 4-5 phút là mệt, nhưng nếu nghe mantra trong lúc đứng tấn, tôi từng kéo dài đến tận 45 phút, một kỷ lục mà tôi cho là không tưởng. Tôi đã phải dừng vì mẹ tôi kêu công việc giúp mẹ, chứ không phải vì mỏi. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho cái lợi lạc của nghe mantra này.

Việc nghe mantra này trong lúc dùng nấm là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có chủ đích trước. Tôi chỉ cảm thấy rất may mắn vì mantra này dẫn tôi đi sang các mantra khác, mà nhờ đó việc học của tôi có nhiều tiến bộ.

Đi về các miền xa của tiềm thức

Đây là phần hay nhất, tuyệt vời nhất mà tôi học được. Nhờ có mantra, tôi hoàn toàn tập trung được vào chuyến đi do nấm dẫn dắt. Nấm chỉ cho tôi cảm nhận hết, tất cả những sợ hãi, đau đớn, cô đơn của những con người đầu tiên sử dụng nấm. Tôi không nhìn thấy rõ, nhưng tôi cảm nhận rất rõ sự cô đơn giữa rừng sâu, của những người lỡ ăn phải nấm, và bị mọi người xa lánh. Nấm cũng cho tôi cảm nhận tất cả sự cô đơn của những người tù, những người đang bị giam cầm, bức hại vì những điều họ làm nhân danh tình yêu, công lý. Có lẽ nấm muốn tôi ý thức rằng, tôi nên cảm ơn những người đi trước, đã dày công khai phá con đường này.

Kế đến tôi bị dắt ngược về thời tiền sử, lúc chưa có loài người. Lúc đó chỉ có một chủng người mập lùn, tròn vo, trông rất dễ thương. Họ thông minh nhưng hiền lành. Rồi chiến tranh, họ bị giết hại từng người một cho đến khi bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Trải nghiệm cái chết, không phải chỉ một lần

Lúc tuổi teen tôi có lần thất tình, định tự tử. Cảm giác sợ chết rất đặc biệt. Nấm cho tôi trải nghiệm cảm giác bị giết hại không phải chỉ một lần, mà là hàng ngàn lần, cảm giác của cả một chủng tộc bị xóa sổ nó kinh khủng hơn cái chết của một cá thể, nhiều lắm.

Rồi nấm đưa tôi đi hết chiều dài lịch sử, chiến tranh khắp nơi, người giết con vật, người giết người, con vật giết người, nấm lý giải tại sao có bạo lực, tại sao chúng sinh giết nhau, tại sao tất cả điều này diễn ra. Nhưng xin mọi người đừng lầm lẫn, không hề có cảm giác sợ hãi hay kinh tởm ở đây. Tất cả được trình bày hiển nhiên như điều đó bắt buộc phải xảy ra.

Có lẽ nấm muốn mình hiểu ra rằng, tự nhiên là như thế. Tôi cảm nhận được cái chung của sự giết hại đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Rất nhiều cái chết bị gây ra bởi nỗi sợ hãi. Vì sợ hãi, u minh, không hiểu được vạn vật cho nên họ mới phải giết chóc. Nấm muốn dạy rằng, nếu mình vượt qua được sự ngu dốt, chế ngự được nó, mình sẽ không còn giết chóc nữa.

Có được cảm giác này, bạn sẽ thấy những gì mà nhà tù đang làm rất nực cười. Ý chí tự do và tình yêu không thể bị giam cầm. Bạn có thể giam thân xác họ, nhưng không thể giam cầm ý chí. Giống như bạn lấy rổ úp ánh trăng dưới sông vậy, giống như bạn lấy hộp sắt cầm tù cái vảy trên thân cây xà cừ vậy. Ý chí tự do nó chảy bên trong mạch sống của thân cây xà cừ, giống như ánh trăng chiếu rọi trên đầu.

Kết nối với nhiều ba mẹ

Sau đó, không hiểu vì lý do gì, tôi đổi mantra. Những mantra sau này cũng khá lý thú. Nếu các bạn hình dung ra cảm giác của bạn và ba mẹ hiện tại, rồi copy nó ra, rằng bạn biết là bạn có nhiều hơn một ba một mẹ. Ít nhất trong lần này, tôi may mắn kết nối được với 3-4 đời ba mẹ. Cảm giác yên ấm vô cùng, như đứa trẻ nằm trong nôi, nghe mẹ ru. Tôi không hiểu lúc đó mẹ ru gì, nhưng tôi cảm nhận được tình yêu của ba mẹ dành cho tôi, y hệt như ba mẹ hiện tại vậy, hạnh phúc vô cùng.

Bản thể thực sự của vũ trụ

Sau đó tôi đổi mantra cuối cùng, lần này không còn những cảm nhận nào khác ngoài việc tôi tự quay về và nói chuyện với chính mình. Thực ra cũng chả có gì để nói. Chỉ nhìn và cảm nhận thôi. Nhắc lại là không hề có ảo giác, tức là nếu tôi mở mắt, tôi vẫn hoàn toàn nhận thức được thực tại. Tôi đi đắp mền cho hai đứa con, mở cửa sổ vì thấy vợ bị đổ mồ hôi do nóng nực, uống nước khi thấy bị khát v…v… Tất cả nằm ở phần cảm thấy.

Mantra cuối này tôi nghe cho tới khi chấm dứt chuyến đi với nấm. Với mantra này tôi nhìn thấy được mẹ vũ trụ, bà ôm tất cả mọi người, mọi vật, bà có mặt ngay lúc này, trước mũi chúng ta, bằng tình yêu và nhựa sống của mình. Tất cả chúng ta đều đang kết nối với bà. Bà chưa bao giờ rời bỏ chúng ta, chỉ có chúng ta rời bỏ bà.Tất cả chiến tranh là bullshit, tất cả văn hóa, phong trào bảo vệ trái đất là bullshit. Mẹ tự nhiên lớn hơn trái đất nhiều, nhiều lắm. Con người cũng chỉ là một trong 4-5 thế hệ được mẹ nuôi dưỡng, rồi lớp người này cũng chết đi, để xuất hiện chủng tộc khác. Cho nên có cứu cũng bằng thừa. Trái đất rồi cũng chết đi, có cứu cũng bằng thừa. Mẹ mới trường tồn.

Lời kết

Khi bạn biết ra và thấy được cách mà tự nhiên đang đi, bạn sẽ không cổ súy cho chiến tranh, bạn sẽ không tham gia chiến tranh, bạn yêu hòa bình, yêu thiên nhiên. Đây là lý do các chất thức thần bị cấm. Ai sẽ đi lính, ai sẽ làm cảnh sát, ai sẽ giết người và làm những công việc nhớp nhúa? Không ai cả! Đây mới chính là lý do mà nó bị cấm. Một lần nữa, tôi khuyên các bạn nên tránh lạm dụng nấm. Trong suốt buổi, có những lúc tôi mải mê tận hưởng cảm giác yên bình, hạnh phúc, tôi chợt nhớ tới lời hứa với nấm, là phải cố gắng học. Tôi không được bỏ bê, mọi giây phút mà nấm đưa ra, là cơ hội cực kỳ hiếm hoi để học hỏi những gì mà trí óc bình thường chúng ta không thể đạt được. Nhờ vậy, ý thức tôi quay về và chăm chú học những gì nấm đang muốn dạy. Tôi kết thúc lúc 01:00 sáng, cảm giác hoàn toàn tỉnh táo, không giống như thức giấc sau khi say xỉn bia rượu. Nếu muốn ví dụ, bạn có thể tưởng tượng bia rượu làm bạn ngu đi và mụ mị một khoảng thời gian dài gấp 3-4 lần thời gian say xỉn thực sự, còn nấm thì hoàn toàn thay đổi trong tích tắc, giống như bạn xuống xe bus vậy. Không nhức đầu, không đau bụng, không tác dụng phụ gì. Tôi đi ăn một chút cơm rồi lên giường đi ngủ. Một giấc ngủ hoàn toàn khỏe mạnh, sâu, và thức dậy với một tâm ý muốn chia sẻ điều này thật mãnh liệt. Cảm ơn nấm, cảm ơn Tibet, cảm ơn mantra. Chúc các bạn sớm cảm nhận được tình yêu của Mẹ thiên nhiên.

Đặng Sang

Featured image: Wiki Commons

[Exclusive] Đấng được xức dầu: Bằng chứng cho thấy Chúa Giê-su đã làm phép lạ bằng dầu cần sa

tumblr_inline_nv60jevO831s09z1b_1280.png

tumblr_inline_nv60jq1gsi1s09z1b_1280.jpg

Ảnh: Chúa Giê-su chữa bệnh cho những người mù, thế kỉ thứ 12 Basilica di Santa Maria Catedrale Nouva di Monreale ở Sicily.

Vào tháng trước, trang Salt Lake City Tribune đã đăng một câu chuyện mang tên Nhiều gia đình đang di cư đến Colorado vì Phép màu Cần sa Y tế. Câu chuyện đó đã thống kê vài trăm trẻ em và phụ huynh hiện đang di chuyển khỏi nơi ở và đổ xô đến Rocky Mountain State để tìm kiếm một liều thuốc cần sa phi-kích thần (non-psychoactive,) cái đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc điều trị các bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ em, thậm chí khi tất cả những phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả.

“Bạn đang thiết lập lại toàn bộ cuộc sống của bạn,” người cha của một bệnh nhân động kinh giải thích về quyết định gần đây của gia đình ông khi chuyển nhà từ Tennessee. “Chúng tôi không hề có một hệ thống hỗ trợ. Chúng tôi không có bạn bè. Chúng tôi phải tìm một nhà thờ mới.”

“Chúng tôi không thể rời khỏi bang này với cần sa vì chúng tôi sẽ trở thành những tên tội phạm liên bang.” Vợ ông nói thêm. “Nhưng chúng tôi chỉ cảm thấy nếu chúng tôi biết rằng có thể có thứ gì ở ngoài đó có thể có ích mà chúng tôi không thử thì chúng tôi sẽ phải nói câu “giá như” suốt cuộc đời.”

Những câu chuyện về sự chữa lành “kì diệu” thông qua việc sử dụng dầu cần sa đậm đặc được tuyền tải trong cộng đồng cần sa toàn cầu trong gần mười năm nay, nhưng điều đó chỉ vừa nhiều người chú ý tới hồi tháng Tám này, khi Tiến sĩ Sanjay Gupta, Phóng viên trưởng mảng Y tế của CNN, đã gửi đến hàng triệu khán giả lời xin lỗi vì trước đó đã bác bỏ những bằng chứng có liên quan đến việc ủng hộ cần sa y tế, ông mô tả mình đã“lầm lẫn một cách có hệ thống” về vấn đề này.

Sau đó Tiến sĩ Gupta đã giới thiệu với thế giới một đứa trẻ sáu tuổi có tên Charlotte Figi đến từ Colorado Springs, Colorado, đã từng chịu 300 cơn động kinh co giật mỗi tuần, thậm chí sau khi trải qua tất cả các chu kì thuốc chống co giật trong từ điển dược học và trải qua một loạt các quy trình đầy đau đớn khiến cô bé không thể đi lại, nói chuyện hay ăn uống. Những cơn co giật bắt đầu xuất hiện từ lúc Charlotte mới ba tháng tuổi, và ngay cả trong suốt khoảng thời gian đó, không một chuyên gia y tế nào đề cập đến cần sa. Phụ huynh của cô bé chỉ biết được về loại thảo dược cần sa có thể giúp chữa hội chứng Dravet – một loại động kinh hiếm gặp, khó chữa đang hành hạ đứa con của họ – sau khi xem một đoạn video trên Youtube, và mặc dù vậy họ chỉ quyết định thử dùng đến cách này sau khi mọi cách khác đã thất bại.

Lần đầu tiên họ cho con gái của họ sử dụng một liều dầu cần sa phi-kích thần có nồng độ CBD cao với nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, những cơn co giật của cô bé đã ngừng lại trong bảy ngày liên tục – một phản ứng hoàn toàn đáng kinh ngạc. Những cơn co giật của cô bé giờ đây đã giảm xuống từ 1200 cơn co giật nặng mỗi tháng xuống còn 2, 3 cơn co giật nhẹ. Ở phần cuối của phân khúc CNN, lúc Charlotte đạp xe đạp một cách hạnh phúc, cha cô bé đặt câu hỏi “Vì sao chúng tôi phải là những người phải đi ra ngoài kia để tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh mang tính tự nhiên này? Làm thế nào mà những vị bác sĩ lại không biết đến điều này?”

Phân tán hạt giống

Bây giờ hãy thử tưởng tượng Charlotte Figi không được sống ở Colorado hiện đại, mà là ở vùng Trung Đông, gần 2000 năm trước. Cho dù là một đối tượng của sự thương hại, kinh miệt, sợ hãi, hay sự thích thú, đứa trẻ tội nghiệp ấy có thể đã bị người ta nghĩ là bị quỷ ám – cộng đồng tôn giáo sùng tín của em sẽ không thể có những khái niệm về chứng động kinh như chúng ta hôm nay. Ít nhất là cho đến khi một người lạ đến thành phố, tự xưng là Chúa Giê-su thành Nazareth, nhưng được các môn đệ gọi Ki-tô – tiếng Hy Lạp có nghĩa làngười được xức dầu.

Lần theo công thức của dầu thánh được tìm thấy trong Cựu Ước (Xuất hành 30:22-23), vị thầy thuốc nổi tiếng ở địa phương này sẽ pha 9 cân Anh một loài cây được biết đến với tên ở tiếng Aram là kaneh-bosm (mía thơm) vào khoảng 6 lít dầu ô liu, cùng với chiết xuất quan trọng của chất nhựa thơm, cây quế, và trái bã đậu. Sau đó ông ta sẽ dùng liều thuốc cao này ở các chỗ tàn phế, cho phép tại vị trí đó thuốc được hấp thụ qua da.

Theo những quy ước Kinh thánh học thuật, “250 shekel kaneh-bosm” được liệt kê trong các phiên bản tiếng Hebrew cổ của Cựu Ước được cho là có liên quan tới cây mây, nhưng Chris Bennett, tác giả của cuốn sách năm 2001 Tình dục, ma túy, và bạo lực trong Kinh Thánh cho rằng đây là một quan niệm sai lầm, và cũng như một sự đánh lạc hướng, bắt nguồn có lẽ là từ một sai lầm có chủ đích khi lần đầu Cựu Ước được dịch sang tiếng Hy Lạp.

Kaneh-bosm, ông viết, chính là cần sa.

Bằng chứng vững chắc đầu tiên về việc người Bebrew sử dụng cần sa được xây dựng vào năm 1936 bởi Sula Benet, một nhà ngữ nguyên học Ba Lan ít nổi tiếng đến từ Viện Khoa học Nhân chủng học Warsaw. Từ cần sa thường được cho là có nguồn gốc từ Scythia, nhưng Benet đã cho thấy nó có nguồn gốc sớm hơn nhiều trong những ngôn ngữ Semetic như Hebrew, và nó xuất hiện nhiều lần trong Cựu Ước. Benet đã giải thích “trong văn bản gốc tiếng Hebrew của Cựu Ước có những tài liệu tham khảo về cây gai dầu, cả hai được xem như nhang, là một phần không thể thiếu của các lễ mang tính tôn giáo, và như một chất gây say.”

Benet đã chứng minh từ cần sa ở đây là kaneh-bosm, cũng được giải thích trong truyền thống Hebrew là kaneh hoặc kannabus. Gốc kan trong từ này có nghĩa “cây lau” hoặc “cây gai dầu,” còn bosm nghĩa là “mùi hương.” Từ này xuất hiện năm lần trong Cựu Ước; trong sách Xuất Hành, Diễm Ca, Isaiah, Jeremiah và Ezekiel …. và đã bị dịch sai thành cây mây, một loại cây phổ biến ở vùng đầm lầy không có những phẩm chất và giá trị được cho là của kaneh-bosm. Có nhiều lỗi sai trong bản dịch tiếng Hi Lạp cổ nhất của Kinh thánh Hebrew, bản Septuagint thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, và bị lặp đi lặp lại trong những bản dịch sau.

Mặc dù những tranh luận mang tính từ vựng không đóng góp như một bằng chứng về nguyên liệu, “thuyết cây lau có mùi hương” có thể phục vụ như một cơ sở cho tập hợp các giả định. Giả sử loại dầu được mô tả trong sách Xuất Hành trong thực tế chứa hàm lượng cần sa cao, một liều có hiệu quả của hợp chất dược liệu của cây chắc chắn sẽ đủ vững chắc để giải thích cho sự chữa lành bệnh một cách kì diệu của Chúa Giê-su, cần sa đã được chứng minh là một phương pháp điều trị có hiệu quả cho tất cả các bệnh từ bệnh ngoài da, tăng nhãn áp, chứng thoái hóa thần kinh và chứng đa xơ cứng.

Ngoài ra, trong khi rất khó có khả năng vào thời điểm đó có bất kì ai sở hữu loại thảo dược có khả năng cạnh tranh với loại 20-25% THC siêu mãn tính đã giành Cúp Cần sa vào thời điểm hiện tại, cũng không có lí do nào để tin rằng những nhà nghệ thuật thực vật của thế giới cổ đại không thể lai tạo và gây giống những loại cây có hàm lượng THC ở mức 10% – có thể với mức CBD cao hơn cả những giống hiện đại của chúng ta – một giống cannabinoid mà nhiều người ủng hộ khẳng định là đủ vững chắc để gây ra một phản ứng thực sự sâu sắc khi được hấp thụ với một lượng lớn.

Mô-sê – Vị Shaman say thuốc

Kaneh-busm xuất hiện lần đầu tiên một cách lành mạnh trong Kinh thánh với câu chuyện Moses và bụi cây bốc cháy, trong khi những nhà tiên tri Do Thái đáng kính nhận được công thức dầu xức trực tiếp từ Chúa, cùng với những hướng dẫn rõ ràng rằng chỉ được xức dầu cho giới linh mục – sau đó những hạn chế cũng được nới lỏng cho giới vua chúa.

Xuất hành 30:31

Ngươi hãy nói với dân Israel, “Ðây sẽ là dầu thánh của Ta, dùng cho phép xức dầu trải qua các đời. Dầu ấy không được phép dùng để xức trên cơ thể người thường. Các ngươi không được dùng công thức đó để pha chế một thứ dầu khác tương tự như dầu ấy. Dầu ấy là dầu thánh, nó sẽ là dầu thánh đối với các ngươi. Kẻ nào chế biến một thứ dầu nào khác tương tự như dầu ấy, hoặc đem dầu ấy xức trên kẻ không xứng đáng sẽ bị khai trừ khỏi dân.”

Không may cho những linh mục và sự độc quyền về cần sa lỗi thời của họ, tuy nhiên, nhiều tôn giáo mang tính cạnh tranh khác và những con đường tâm linh hoạt động vào thời điểm đó – bao gồm cả những người ngoại đạo và những người thờ Nữ thần Ashera – đã sở hữu rất nhiều nguồn cung cấp kaneh-bosm. Cần sa, dù sao đi nữa, đã được gieo trồng như một loại cây lương thực ít nhất là từ 6000 năm trước Công nguyên và đã trở nên nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian của Moses.

“Có thể có một chút nghi ngờ về vai trò của cần sa trong tôn giáo của những người Do Thái cổ,” theo Carl P. Ruck, một giáo sư thần thoại cổ tại Đại học Boston, người nghiên cứu về những cách chất thức thần đã ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm linh của nhân loại. “Không lý nào mà một loại cây có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn sợi cho ngành dệt và dầu dinh dưỡng và lại rất dễ để trồng lại bị lờ đi… đơn thuần chỉ cần thu hoạch nó thôi là đã gây ra một phản ứng kích thích.”

Có nghĩa không chỉ riêng gì cây cây sa mà những linh mục tôn giáo Do Thái cổ muốn giữ riêng cho họ, cũng như dầu xức có tiềm năng chữa bệnh công hiệu cao được truyền lại bởi Moses. Một sự cấm đoán được họ duy trì bằng cách nhắm đến việc thủ tiêu những người dám vi phạm giới răn của Chúa bằng cách truyền bá nước thuốc cho dân chúng, trong trường hợp kaneh-bosm là cần sa.

Giê-su – Kẻ nổi loạn

Ngoài việc chịu bị đóng đinh, sự rửa tội của Chúa Giêsu được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là một sự thật lịch sử duy nhất về cuộc đời của Chúa. Những câu chuyện sống động trong Tân Ước về nghi lễ làm rõ ràng hơn chuyện các tông đồ cho rằng cuộc gặp gỡ giữa vị cứu tinh của họ với Gio-an tẩy giả là một sự kiện mấu chốt và mang tính chuyển hóa, một việc đánh dấu sự khởi đầu việc công khai thánh chức.

Mark-cô 1: 9-13

Trong những ngày ấy Ðức Chúa Jesus từ Nazareth thuộc miền Galilee đến và được Gio-an làm phép rửa dưới Sông Jordan. Vừa khi ra khỏi nước, Ngài thấy các tầng trời mở ra, và Ðức Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như một chim bồ câu. Bấy giờ có tiếng từ trời phán rằng, “Con là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn.” Ðức Thánh Linh liền đưa Ngài vào đồng hoang. Ngài ở trong đồng hoang bốn mươi ngày, bị Sa-tan cám dỗ. Ngài ở chung với các thú rừng, và các thiên sứ hầu hạ Ngài.

Nhưng nếu nước là một chất xúc tác cho sự thăng thiên về tâm linh của Chúa Giêsu, tại sao Ngài không bao giờ thực hiện một phép rửa tội? Tại sao lấy danh xưng Ki-tô? Và tại sao xức dầu cho con chiên trước khi gửi họ đi xức dầu cho những người khác, như đã được mô tả trong Mark-Cô 6: 13: Họ xua đuổi nhiều quỷ dữ, xức dầu cho nhiều người bệnh tật và chữa lành cho họ.

Với những người tin rằng Chúa Giêsu đã sử dụng dầu cần sa, câu trả lời nằm trong những văn bản Kitô giáo phi chính thống. Các bản văn kinh điển của Tân Ước, đó là những cuốn sách của Matthew, Mark, Luke, v.v, đã không được chọn cho đến tận khoảng 235 năm sau cái chết của Chúa Giêsu, khi Giáo hội Công giáo La Mã tiêu hủy một số lượng lớn những thứ cạnh tranh với hy vọng thống nhất tất cả các tín đồ Cơ đốc giáo dưới một ngọn cờ–của chính họ. Giáo hội sau đó đã tìm kiếm và tiêu hủy tất cả mọi chương mục khác với phiên bản sự kiện chính thức của họ hiện nay. Cho phép đế chế Giêsu, đã từng một lần bị chống đối dữ dội, đoạt quyền kiểm soát toàn bộ Kitô giáo trong giai đoạn một nghìn năm còn được biết đến với cái tên Thời Đại Đen Tối (Thời Trung Cổ).

Trong khi đó, bất kì tín đồ Kitô giáo nào tiếp tục phát huy quan điểm khác với Giê-su và giáo lý của Ngài đều bị gắn mác là dị giáo và bị đàn áp một cách dã man. Phần lớn thánh thư và những mệnh lệnh của họ bị thất lạc mãi mãi như một hệ quả, cho tới năm 1945, khi một người nông dân Ai Cập đào phân bón trong một hang động khai quật được một tá những quyển sách bìa da trong một chiếc bình kín, một kho báu bị chôn cất có chủ đích bởi những người chép kinh ở một tu viện gần đó vào khoảng năm 367 sau công nguyên, khi lần đầu tiên Giáo hội lên án việc sử dụng những bản kinh không chính thức.

Trong những tập này – nhiều trong số đó có trước trong những quyển sách của Tân Ước – những chuyên gia về Kinh thánh phái hiện ra được một câu chuyện song song nhưng khác biệt hoàn toàn về cuộc đời Chúa Giê-su, câu chuyện này đặt lễ xức dầu của Chúa làm trọng tâm cho Kitô giáo. Đến nỗi những giáo phái này đã được trùm lên một tấm mền bằng tên gọi Gnostic (“kiến thức” trong tiếng Hy Lạp) để làm nổi bật lên trọng tâm trải nghiệm trực dầu thánh trực tiếp, cái định nghĩa một Ki-tô hữu, chứ không phải đức tin gián tiếp vào Kinh thánh hay vào các linh mục.

Thánh thư Gnostic Tin mừng Thánh Phillip, lấy ví dụ, tuyên bố rằng bất kì ai “được xức dầu… không còn là một Ki-tô hữu mà trở thành Ki-tô.” Một sự chuyển đổi sau đó được so sánh với hành động giả được dùng trong lễ rửa tội được thông qua bởi Giáo hội Công giáo La Mã, trong đó các tân tòng sẽ bắt đầu đi “xuống nước và lên trở lại mà không nhận được gì… [Bởi vì] có nước ở trong nước, có lửa ở trong dầu thánh [để xức].”

Về cơ bản, các Gnostics tin rằng phép rửa tội của Chúa đã diễn ra, nhưng chỉ như một hình thức thanh tẩy, để chuẩn bị cho việc tiếp nhận xức dầu thánh – một tiệc thánh thực sự. Như Chris Bennett đã viết: “Những mô tả còn sót lại của Gnostic về tác động của nghi thức xức dầu cho thấy rõ rằng dầu thánh có tính chất thức thần mãnh liệt đã chuẩn bị cho người nhận một lối vào “hạnh phúc vĩnh hằng.”

Những người hoài nghi

Lytton John Musselman, một giáo sư thực vật tại Đại học Old Dominion và tác giả của cuốn Từ điển thực vật Kinh Thánh (Cambridge 2011), cho biết ông có nghe qualý thuyết kaneh-bosm ám chỉ cần sa, nhưng vẫn hoàn toàn hoài nghi, nói rằng các bằng chứng khẳng định cần sa là một phần của dầu xức thánh là “yếu đến nỗi tôi sẽ không theo đuổi nó.” Ông cũng bảo vệ quan điểm cây mây có khả năng sản xuất những loại thuốc có tác dụng ngang với những loại được mô tả trong Kinh thánh.

“Cây mây là một thành phần rất quan trọng của y học Ayurvedic và đã được chứng minh là có hiệu quả,” theo Musselman. “Lấy ví dụ, ở Sri Lanka nó có sẵn trong bất cứ cửa hàng thảo dược nào và cũng được trồng phổ biến trong vườn nhà. Những giống Bắc Mỹ đã và đang rất quan trọng đối với người Mỹ bản địa ở vùng Đông Bắc mà những vùng đất có những quần thể trong tự nhiên được săn lùng.“

Giống như hầu hết các học giả Kinh Thánh, Musselman ít quan tâm tới ý tưởng Chúa Giê-su đã sử dụng cần sa để thực hiện những phép lạ trong chữa bệnh chúng ta thấy ngày hôm nay ở trên CNN và đọc trên trang Salt Lake City Tribune.

Rất dễ hiểu, với những đứa trẻ như Charlotte và gia đình của chúng, tôn giáo, lịch sử, chính trị, y học và pháp luật đều phải lùi một bước trước những hiệu quả tích cực họ đang trải nghiệm khi điều trị bệnh với cần sa. Như Chúa Giê-su nói với các môn đệ sau khi rao giảng tại hồ Galilee:

Mark-Cô 4: 21-23

Ngài nói với họ, “Có ai đem đèn ra rồi để dưới thùng hoặc dưới gầm giường chăng? Chẳng phải người ấy để nó trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà không có lúc bị phơi bày, không có gì bí mật mà không có ngày bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, để họ nghe.”

Hãy nhớ rằng, vào thời đó người ta dùng dầu để đốt đèn.


Tác giả: David Bienenstock – VICE
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy

[THĐP Review] Deep Web – Không phải một bộ phim dành cho những con cừu

0

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280.png

“BÙMMMMMM!”

Tôi đang không mô phỏng tiếng bom hay pháo hoa giữa đêm giao thừa gì đâu, mà là tiếng của tâm trí khi nó nổ tung đấy các bạn ạ!

Một phần của sự nổ ấy bắt nguồn từ những tình tiết quá đỗi phức tạp dẫn đến việc não bộ của người xem phải làm việc hết công suất trong suốt 90 phút bộ phim tài liệu mang tên Deep Web về thế giới mạng “ngầm”, những phiên tòa và những câu hỏi bỏ ngỏ đầy ám ảnh. Phần còn lại vì những sự thật bất ngờ mang tính cách mạng sâu sắc đã được phơi bày về những đề tài khó xơi như chính trị, quyền con người, an ninh mạng và thậm chí cả tâm thức đa chiều.

Silk Road được mô tả là một web đen kinh doanh đủ mọi loại hàng cấm mà bạn có thể tưởng tượng được như cần sa, cocain, LSD, các thuốc giảm đau, chất kích thích, v.v… với nền tảng vật lý dựa trên sự kết hợp giữa phần mềm Tor và đồng tiền Bitcoin đã tạo nên một thị trường ẩn danh nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Đằng sau đó, cũng không kém phần quan trọng, là một nền tảng tinh thần tuyệt vời của những quản trị viên với những nguyên tắc chặt chẽ xuyên suốt mạch hoạt động của website dựa trên niềm tin lớn lao vào chủ nghĩa tự do, vô chính phủ và không bạo lực.

Câu chuyện về việc bắt giữ được Ross Ulbricht – kẻ được cho là một trong những người điều hành Silk Road, người cầm đầu mang cái tên Dread Pirate Roberts (DPR) cùng với phiên tòa xét xử chàng thanh niên 29 tuổi này đã trở thành một điểm nút quan trọng giúp mở ra rất nhiều những tư tưởng quan trọng mà chúng có thể sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc đời sau này của rất nhiều con người.

Tư tưởng đầu tiên mà bộ phim truyền tải thực chất chính là tư tưởng đến từ những người điều hành Silk Road, hay sâu thẳm là của bất kỳ linh hồn nào đang trải nghiệm cuộc đời trên Trái Đất này: Sống tự do.

Tự do ở đây có nghĩa là làm mọi điều mình thích mà không xâm hại đến bất kỳ một ai khác và cũng không để bất kỳ kẻ nào kiểm soát mình – kể cả đó là chính phủ đi chăng nữa. Vấn đề thật sự không phải ở việc Silk Road “buôn bán ma túy một cách trắng trợn” theo cách mà những nhà cầm quyền Mỹ đã nhận định, mà nó nằm ở việc DPR đã tự tạo nên thẩm quyền cho chính mình cũng như những thành viên trong cộng đồng, thách thức mọi sự “nhúng mũi” và thao túng của chính phủ, bằng việc biến những điều coi là phạm pháp trở thành hợp pháp (thật ra là chẳng còn “pháp” nào nữa.) Vậy nên, có thể coi Silk Road là một bản tuyên ngôn về tự do, còn DPR là chiến binh tử vì đạo.

Điều này giống như việc một kẻ nhờ thiền định hay một cách nào đó mà đã đi sâu được vào tâm thức của chính mình, hắn ta đã nhận ra được ma trận kinh hồn của tâm trí bây lâu nay đã dẫn cổ hắn như thể ông chủ bụng phệ dắt chihuahua đi tiêm phòng dại. Hắn đứng sang một bên và nhìn ra toàn bộ sự thật về mớ dây dợ lằng nhằng ấy và đã quay về được thế giới xinh đẹp của chính mình – sự tự do.

Tuy nhiên, nếu những hiệp sĩ trắng vùng lên phá tan xiềng xích thì phù thủy đen cũng nhào tới với những phép thuật tinh vi mới. Deep Web đã chỉ ra rất rõ ràng sự thao túng, giật dây của chính phủ đã khiến cho sự thật khi đến được với dân chúng thì chỉ còn là một thứ giả dối kinh tởm. Điều đó cũng có nghĩa rằng chính phủ có thể biến tất cả thành cừu, một thành phố cừu, một dân tộc cừu với một hệ tư tưởng cừu, cừu toàn tập. Đó chính là điều thứ hai đáng để luận bàn ngay bên cạnh bản tuyên ngôn tự do và những chàng chiến binh thời đại số, như thể chúng ta đang nói về hai mặt của một đồng tiền vậy!

Việc mô tả phiên tòa xét xử Ross Ulbricht đã “chụp được” cận cảnh “những phép màu” lấp lánh sự lộng quyền, giả dối và không hề công bằng của chính phủ khi những luận điệu tranh cãi của bên khởi tố thì xả tới như mưa rào, trong khi những bằng chứng để bảo vệ bên bị cáo thì chẳng được cho phép đem ra soi xét. Rồi kết hợp với việc sử dụng truyền thông để tạo nên những làn sóng hoài nghi trong lòng người dân, gây nên những bất lợi, đồng thời bôi nhọ danh tiếng của chàng thanh niên Ross khi phiên tòa chưa hề đưa đến kết luận cuối cùng là cậu “có tội” hay không. Chưa kể, bộ phim còn vạch mặt sự thiếu trong sạch trong quá trình điều tra và trong diễn biến phiên tòa đầy chấn động này, đó là việc bên khởi tố đưa ra những bằng chứng không khớp với những gì nêu ra trong bản cáo trạng. Điều này có thể được hiểu rằng chính phủ đã sử dụng kỹ thuật đen tối để kết tội kẻ có hành vi ấy giống như mình. Hẳn đây là một loại phép màu nực cười!

Tôi cho rằng đó là hai nội dung song song quan trọng nhất bộ phim muốn truyền đạt. Nó xoay quanh nhận thức tự do của con người trước sự thao túng, áp đặt và bóc lột của chính quyền. Đây là điều mọi người nên dành sự quan tâm cho nó càng nhiều càng tốt. Vì rằng trải nghiệm ở thế giới vật lý này của mỗi chúng ta đa phần đang bị kiểm soát trong cái bọc nô lệ của những kẻ cầm đầu một chế độ. Đến khi nào chúng ta mới nhận ra xã hội cần hướng đến một dạng thức như Flower of Life chứ không còn quanh quẩn nơi tận đáy của hình Tháp Một Chóp nữa?

Điều này tiếp tục mở ra một nội dung thứ ba đó chính là Bản Chất Của Bạo Lực. Silk Road đáng là một thứ gì đó để thế giới đem ra nghiên cứu và học hỏi thay vì lên án một cách mù quáng. Vì rằng bằng cách thức giao dịch online mà các vấn đề bạo lực liên quan đến ma túy đã được giải quyết đáng kể. Nó đã tránh được việc sa chân vào cuộc chiến phân cực trong chính trị giữa chính phủ và tội phạm thế giới ngầm. Vấn đề không nằm ở việc buôn bán, sử dụng ma túy có hại hay không, mà vấn đề nằm ở việc hợp pháp hóa chúng hay không, và quyết định tuyên chiến với chúng hay không.

Chính tư tưởng chia rẽ, phán xét, áp đặt là gốc rễ của mọi động thái bạo lực.

Nói không đâu xa, ngay trong chính bản thân mỗi người đã đầy những phân mảnh rồi và chúng đang đấu đá nhau suốt ngày khiến ta chẳng làm được gì nên hồn ngoại trừ việc thể hiện toàn bộ những sự rối loạn và xung đột đó ra thế giới bên ngoài. Tổ hợp của vài tỷ cá thể bạo lực như vậy ắt sẽ cộng hưởng nên một phức hợp nhân loại bạo lực. Vậy nên, cuộc chiến chống ma túy, nhà tù chính phủ hay tư nhân, chuyện đánh bom, giết người, cướp bóc các thể loại cứ thế mà thành hình. Và rồi chúng lại được lên TV báo đài như một sự vụ gì đó gây sốc ghê lắm. Chẳng có cái quái quỷ gì đáng phải ngạc nhiên khi bản chất bạo lực từ trong những tư tưởng chẳng hiểu gì về sự tự do và hợp nhất đã được phơi bày trần truồng hết thảy.

Tôi không quan tâm rằng bằng cách nào mà những kẻ đứng đầu Silk Road có được hệ tư tưởng sâu sắc đến vậy (ngay đến cả chính phủ cũng phải thừa nhận lợi ích của cách thức hoạt động trong cộng đồng này mang lại thông qua những giao thức buôn bán đứng tách ra khỏi vòng bạo lực.) Tôi quan tâm rằng DPR đã tạo ra được niềm tin và nguồn cảm hứng về một con đường dành cho mỗi người để có thể đi tới được trạng thái quan trọng – Tự do và Hòa bình.

Chưa dừng lại ở đó, bộ phim tài liệu này tiếp tục gieo rắc những ý tưởng về vấn đề quyền riêng tư và sự bảo mật khi chính phủ đã nhúng mũi quá nhiều vào đời sống của người dân. Những ý tưởng đó được thể hiện thông qua việc đào sâu mô tả về cơ chế hoạt động của những phần mềm ẩn danh cũng như phương thức giao dịch sử dụng đồng tiền đã được mã hóa Bitcoin. Sự thao túng và lộng hành của chính phủ càng khiến cho những phát minh bảo vệ quyền riêng tư của người dùng internet được sinh sôi nảy nở và càng lúc càng tinh tế hơn. Điều này giúp ta có thể nhìn nhận bức tranh về hai cực âm dương rất rõ ràng giữa: Nguy Hiểm và An Toàn. Các bạn có thấy rằng nơi nào chúng ta phải ra sức để dành lấy sự yên ổn cho chính mình thì chính là nơi náo loạn nhất, và chốn nào chúng ta phải vật vã để kiếm tìm tự do thì đó là vùng đất mà sự áp đặt và kìm kẹp xuất hiện nhiều nhất.

Sự lên ngôi của những dạng thức ẩn danh trên mạng, sự nổi loạn của đồng tiền Bitcoin chỉ cho thấy một sự thật rằng chúng ta đang sống trong một xã hội ít quyền riêng tư nhất, kẻ đứng đầu thì bạo lực nhất, còn bản thân mỗi người thì lại “cừu” nhất. Nhưng đồng thời nó cũng chiếu những tia mừng vui le lói vào lòng những kẻ ưa chuộng sự tự do rằng trong một tương lai không xa, những công cụ mang tính bảo mật chặt chẽ này sẽ được tích hợp vào mọi mặt cuộc sống, để rồi chính phủ sẽ tự cảm thấy sự tồn tại của mình là vô nghĩa và sẽ quyết định dùng Bitcoin để mua một cái khăn tay trắng vẫy xin thua cuộc.

Nếu như ở khúc dạo đầu, kẻ tham thiền đã nhận ra được mớ bòng bong của tâm trí, thì bây giờ hắn đã phát minh ra được một mật chú tương đương với Bát Nhã Tâm Kinh để truyền đạt đến hàng triệu người khác vậy. Cuộc cách mạng trong tâm thức sẽ kéo theo những pha chuyển mình vĩ đại ở thế giới vật lý. Và khi chứng kiến những làn sóng thay đổi trong thế giới vậy lý ấy, chúng ta lại thấy được con đường để biến mình thành một phượng hoàng lửa. Vấn đề không nằm ở thời gian, mà nằm ở sự lựa chọn có tiến tới cuộc biến động ấy hay không. Vì lúc nào chúng cũng nằm ngay trước mũi ta rồi.

Bằng việc tích hợp mọi góc nhìn, cùng việc liên kết, đối chiếu thông tin, Deep Web đã dựng lên một bức tranh đa chiều, một cách nhìn nhận vấn đề khách quan nhất về sự thật đằng sau vụ việc Ross Ulbricht bị bắt giữ và xét xử. Thông tin được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau, như: Người bán hàng trên Silk Road, đặc vụ ngầm phỏng vấn DPR, tư liệu về cuộc sống của Ross, gia đình, bạn bè, luật sư của cậu, nhân viên FBI, các thượng nghị sĩ, các chuyên viên an ninh mạng và truyền thông.

Tuy nhiên, phần quan trọng nhất đó là những thông tin đến từ chính Ross Ulbricht thì chẳng hề xuất hiện chút nào vì bộ phim cũng đã nêu rõ rằng việc phỏng vấn người bị gán cho quá nhiều tội danh nguy hiểm là không được phép. Sự nực cười ở đây đó là những tội danh ấy chưa được xác thực và những luận điệu nêu ra chỉ dựa vào cảm tính (hoặc mưu đồ) của chính phủ. Vậy là ngay bản thân bộ phim này cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự thao túng của giới cầm quyền. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thật rằng Ross có tội hay không, nhưng chúng ta lại có thể biết được chắc chắn rằng mọi chuyện ở trước mắt mình chẳng còn nguyên vẹn. Chúng chỉ là một nửa sự thật, hoặc không có một sự thật nào cả!

Deep Web đã cho người ta thấy được những nguy hại dành cho con người khi đặt mình vào trong sự kiểm soát của chính phủ. Nó đã làm gợn lên những câu hỏi như: Tôi có thật sự đang được tự do dưới sự dẫn dắt của nhà nước? Những gì mà chính phủ cung cấp có đang phục vụ cho lợi ích của xã hội trong đó có tôi? Và thậm chí đơn giản là Những cuộc chat sex trên điện thoại của tôi với nàng liệu có bị đang bị nghe lén?

Bộ phim đã chỉ ra rằng: Chúng ta đang sống trong một đất nước chẳng hề an toàn và công bằng chút nào vì nó vẫn nằm dưới sự cai trị của nhà nước.

Bằng việc sử dụng hình thức là phim tài liệu với trích dẫn giá trị cao cùng cách hành văn đơn giản nhưng đầy nội lực, tác giả của Deep Web đã truyền tải một cách tối đa những thông tin trực quan nhất cho người xem, thay vì viết tất cả trên một tập truyện ngắn. Nó cũng là tiếng nói của khát khao tìm kiếm sự thật và công lý khi người dân chỉ đơn thuần đứng bên ngoài nhìn vào vụ việc và chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra dù chỉ một tấc.

Tuy nhiên, bộ phim này sử dụng rất nhiều những kiến thức chuyên môn về pháp luật, an ninh mạng cũng như truyền đạt những tư tưởng chính trị sâu sắc nên người xem khó lòng nuốt trôi được ngay từ lần đầu thưởng thức. Vậy nên, việc tiếp cận và đánh động phần đông khán giả là điều không hề đơn giản. Chưa kể bên cạnh đó luôn có một sự thật rằng ta không thể thay đổi được một kẻ u mê, mà chỉ có thể trợ giúp và làm mạnh hơn những kẻ đã thức tỉnh mà thôi. Deep Web không sinh ra để dành cho những con cừu!

Câu chuyện về Silk Road, DPR sẽ trở thành con sư tử ám ảnh chính quyền, là tiếng gầm của những kẻ đi tìm tự do và là bản anh hùng ca của những con người nhất định đứng về phía sự thật. Ma túy chẳng là điều gì đáng bàn ở đây khi cuộc nổi dậy của những linh hồn mang trong mình dòng máu cách mạng đã thật sự bùng nổ.

“You can take down a man but cannot take down an idea.”

(Hạ gục một con người thì dễ nhưng hạ gục một ý tưởng thì không thể.)

8.5/10 là điểm dành cho thước phim tài liệu tuyệt vời này.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

[THĐP Translation] Nghiên cứu từ Đại Học Harvard đã xác nhận Fluoride làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ

Một bài phân tích được xuất bản gần đây của Đại học Harvard, được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã kết luận rằng những đứa trẻ sinh sống trong khu vực có nguồn nước có chất fluor với nồng độ cao sẽ có chỉ số IQ “thấp hơn đáng kể” so với những đứa trẻ sống ở các khu vực có nồng độ flour thấp hơn.

Trong một bản báo cáo dài 32 trang có thể được tải về miễn phí ở Environmental Health Perspectives, các nhà nghiên cứu cho biết:

Một báo cáo gần đây của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC 2006) đã kết luận rằng tác hại của nước uống có nồng độ fluor cao cần phải được quan tâm và cần có thêm nhiều nghiên cứu. Fluor có thể gây nhiễm độc thần kinh ở động vật được thí nghiệm, bao gồm các tác hại lên việc học hỏi và ghi nhớ …

Để tóm tắt các tài liệu hiện có, chúng tôi đã thực hiện một cuộc rà soát mang tính hệ thống và phân tích một cách tổng hợp các nghiên cứu đã được công bố về sự gia tăng tiếp xúc với flour trong nước uống và sự trì trệ trong việc phát triển hệ thần kinh. Chúng tôi đặc biệt hướng đến mục tiêu của nghiên cứu được thực hiện ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi chưa được giáo dục tuyên truyền rộng rãi, qua đó bổ sung cho các nghiên cứu đã có trong phần đánh giá kì trước và báo cáo đánh giá các rủi ro …

Những phát hiện của chúng tôi từ việc phân tích tổng hợp 27 nghiên cứu được công bố trong vòng 22 năm qua đã cho thấy một mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa sự phơi nhiễm fluor nồng độ cao với trí thông minh của trẻ em … Kết quả cho thấy fluor có thể là một chất độc ức chế thần kinh phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển của não, ít hơn rất nhiều so với nồng độ có thể gây ngộ độc ở người lớn…

Nồng độ fluor dạng lỏng được cơ thể hấp thụ từ nước uống có thể vượt quá 1 mg/L, hoặc 50 Smol/L, nhiều hơn 1000 lần so với nồng độ của một số chất độc thần kinh khác để có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh. Để hỗ trợ tính hợp lý của kết quả nghiên cứu, những con chuột tiếp xúc với 1 ppm (50 Smol/L) nước fluor trong một năm đã có sự biến đổi hình thái của não và nồng độ nhôm trong mô não tăng cao hơn so với những con khác …

Kết luận, kết quả của chúng tôi cho thấy những tác động xấu của việc phơi nhiễm fluor lên phát triển thần kinh ở trẻ em là có căn cứ. Những nghiên cứu về sau này cần phải đánh giá một cách chính thức quan hệ giữa liều lượng fluor – phản ứng của cơ thể dựa trên sự tương quan giữa liều lượng mỗi cá thể đã tiếp xúc qua thời gian, bao gồm việc đánh giá chính xác hơn việc tiếp xúc trong giai đoạn mang thai và tăng cường việc chuẩn hóa đo lường bao quát hơn hơn về hiệu suất phản ứng thần kinh, ngoài ra cần cải thiện việc đánh giá và kiểm soát các yếu tố có tiềm năng cùng tham gia.

Các nghiên cứu đã nhiều lần nêu lên mối liên hệ giữa Flour với sự sút giảm chỉ số IQ và gây tổn thương não bộ

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy một cách trực tiếp, fluor có ảnh hưởng xấu lên cơ thể bạn, thực sự đáng chú ý vì vấn đề này KHÔNG nhận được sự đồng thuận giữa các nhà khoa học cho đến giờ. Mặc dù có nhiều bằng chứng chống lại nó, flour vẫn chiếm tỉ lệ 70 phần trăm trong nguồn nước công cộng ở Mỹ.

Điều làm tôi ngạc nhiên là các cộng đồng y tế (và nha khoa) rất ngoan cố chống lại việc liên kết các bằng chứng khi nói đến sự suy giảm nhận thức ở người lớn và những vấn đề về hành vi ở trẻ em (ADD, ADHD, trầm cảm và giảm thiểu khả năng học tập ở tất cả các loại bệnh nêu trên). Trong thực tế, đã có hơn 23 nghiên cứu trên con người và 100 nghiên cứu trên động vật có liên quan đến việc fluor gây tổn thương não. Fluor cũng có thể làm tăng sự hấp thu mangan và làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, vì mangan trong nước uống cũng liên quan đến việc gây suy giảm chỉ số IQ ở trẻ em.

Các báo cáo về tác hại của florua lên bộ não của bạn bao gồm:

• Giảm các thụ thể nicotinic acetylcholine

• Tổn thương vùng hồi cá ngựa

• Sự hình thành các mảng bám beta-amyloid (những bất thường ở não thường thấy trong bệnh Alzheimer)

• Giảm hàm lượng lipid

• Tổn thương các tế bào Purkinje

• Các tổn thương gây ra do thiếu iốt

• Suy giảm hệ thống chống oxi hóa

• Tăng sự hấp thu nhôm

• Tích lũy fluor trong tuyến tùng (Cái mà Descartes, triết gia người Pháp nổi tiếng, gọi là “Tòa ngự của linh hồn”, cộng đồng tâm linh gọi là con mắt thứ 3)

image

6 sự thật bạn cần phải biết về nước có chứa fluor

1.Fluoride là loại thuốc DUY NHẤT bị bắt buộc sử dụng trên diện rộng mà không có giới hạn liều lượng.

2.Hai loại fluor thường gặp nhất trong nước uống của bạn là Natri silicofloride và axít hydrofluorosilicic, những chất thải từ hệ thống cọ rửa trong ngành công nghiêp phân bón và được phân loại như một chất độc nguy hiểm.

3.23+ nghiên cứu ở người, 100+ nghiên cứu ở động vật chứng minh fluoride có liên quan đến tổn thương não.

4.50% lượng fluoride hấp thụ qua đường tiêu hóa ở trẻ em lắng đọng vào xương, trong khi tỉ lệ đó chỉ là 10% ở người lớn

5.41% trẻ em ở Mỹ bị nhiễm flour răng miệng do tiếp xúc fluoride quá độ, theo các bằng chứng từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC)

6.99% lượng fluoride được thêm vào nguồn nước theo các đường ống và hấp thụ thẳng vào môi trường

Theo các bằng chứng từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC)

Những tác hại đã được biết đến từ nửa thế kỷ trước

Đáng ngạc nhiên nhất là những tác động có hại của fluoride đã được biết đến bởi các tổ chức y tế thông thường từ hơn nửa thế kỷ trước. Ví dụ, trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho biết vào ngày 18 tháng 9 năm 1943, đã gặp vấn đề fluor chính là chất độc nguyên sinh cơ bản, thứ thay đổi tính thấm của màng tế bào ở một số enzyme. Và, một bài xã luận đăng trên Tạp chí Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ vào ngày 01 Tháng 10 1944, đã khẳng định:

Uống nước có nồng độ ít nhất 1,2 ppm fluor sẽ gây rối loạn phát triển. Chúng tôi không thể đánh liều để tạo ra những nguy cơ gây rối loạn đến hế thống nghiêm trọng như vậy. Những tác hại trong việc này đã áp đảo những lợi ích mà nó đem lại.

Một phần của vấn đề là fluor là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe chứ không phải là sự tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao. Trong một bài báo năm 2005 mang tên Fluor – Một chất thải độc hại hiện đại, Tiến sĩ Lita Lee đã viết:

Cuốn sách của Yiamouyiannis, Florua, Yếu tố gây lão hóa, nêu dẫn chứng về các tác động tích lũy flour như gây tổn thương mô, thường được xem như lão hóa (phá hủy collagen), phát ban trên da và mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa, và nhiều trường hợp khác, bao gồm cả bệnh loãng xương. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và Quỹ nước an toàn đã báo cáo rằng 30.000 đến 50.000 trường hợp tử vong xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm nằm trong các khu vực có nguồn nước chỉ có nồng độ 1 ppm fluor …

Fluor ức chế hệ miễn dịch: Fluor ức chế sự dịch chuyển của bạch cầu đến 70 phần trăm, do đó làm giảm khả năng để bạch cầu có thể hoàn thành công việc của mình. Yiamouyiannis trích dẫn 15 tài liệu trong cuốn sách nhỏ của ông, Chỉ dẫn Cấp cứu fluoride, nêu dẫn chứng hiệu ứng ức chế miễn dịch chiếm ít nhất 10% tổng lượng fluor trong nguồn nước đã flo hóa. Hậu quả của việc ức chế miễn dịch rất rộng, từ một đợt cảm lạnh mãi không khỏi cho đến ung thư và các bệnh truyền nhiễm khác.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm độc fluoride có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

• Tăng hấp thụ chì

• Phá vỡ sự tổng hợp collagen

• Tăng động và/hoặc thờ ơ

• Rối loạn cơ bắp

• Bệnh tuyến giáp

• Viêm khớp

• Giảm trí tuệ

• Loãng xương

• Giảm chức năng tuyến giáp

• Ung thư xương (osteosarcoma)

• Làm bất hoạt 62 loại enzyme và ức chế hơn 100 loại

• Ức chế sự hình thành kháng thể

• Tổn thương hệ gen và gây chết tế bào

• Tăng khối u và tỉ lệ mắc ung thư

• Làm gián đoạn hệ thống miễn dịch

• Tinh trùng bị hư hại và tăng tỉ lệ vô sinh

Khoa học bị che giấu: Fluoride có liên quan đến ung thư

Nghiên cứu đã bị thất lạc từ lâu về mối liên quan giữa floride và ung thư đã xuất hiện trở lại trong một clip của Hà Lan gồm Tiến sĩ Dean Burk, người đồng sáng lập vào năm 1937 của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) và đứng đầu bộ phận hóa học tế bào của Viện suốt hơn 30 năm. Trong một cuộc phỏng vấn được ghi âm lại, ông so sánh chất fluor trong nước với một kẻ “giết người công khai,” và đề cập đến một nghiên cứu đã được thực hiện trên 10 thành phố có lượng fluor lớn nhất nước Mỹ so với 10 thành phố lớn nhất mà không có mặt của fluor. Nghiên cứu đã chứng minh rằng số lượng người chết vì bệnh ung thư tăng đột biến trong ít nhất là một hoặc hai năm sau khi bắt đầu có sự fluor hóa. Nghiên cứu này và những nghiên cứu khác để chứng minh sự liên hệ giữa fluoride với ung thư được ra lệnh thực hiện bởi chính phủ, nhưng đã nhanh chóng được chôn sâu một lần nữa vì fluor đã được biết là có liên quan đến sự gia tăng mạnh mẽ trong các trường hợp ung thư.

Tác giả: Bác sĩ Joseph Mercola – Huffington Post
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy

Featured Image: Nguồn nước

7 điều bạn chưa biết về mỡ béo

Để khỏi mất thời gian cho bạn đọc, tôi xin nói rằng bài viết này khá dài và không dựa trên bất kỳ “cơ sở khoa học” nào cả. Nếu bạn muốn tìm cơ sở khoa học để tin thì không nên mất thời gian đâu. Nội dung bài viết chỉ dựa trên sự “biết” của bản thân. Bạn chỉ có thể đồng ý hoặc không đồng ý thôi

Vậy tôi biết gì về chất béo của mình?

Để biết được thì bạn phải biết cơ chế đi vào và hoạt động của chất béo trong cơ thể như thế nào đã. Bắt đầu từ việc ăn uống, tất nhiên chất béo chỉ có một lối vào này thôi.

Khi vào miệng, chất béo chỉ được nhai thôi, không có tiêu hóa gì ở đây cả. Sau đó, một ít chất béo (lipit) và protein (chất đạm) được tiêu hóa ở dạ dày, và dạ dày chỉ có nhiệm vụ tiêu hóa hai loại này thôi. Cho nên đừng ngạc nhiên khi đọc được thông tin kiểu “sau hơn 2 giờ mà sợ bún vẫn còn nguyên hình dạng trong dạ dày”, không phải do người làm bún bỏ cái chất bảo quản gì vào đó khiến không thể tiêu hóa được đâu. Mà là vì dạ dày khi đã tiết ra axit rồi thì nó sẽ không tiêu hóa tí tinh bột nào cả. Khi được đẩy vào ruột non thì dịch tụy, dịch ruột và quan trọng nhất là dịch mật sẽ giúp tiêu hóa phần lipit trong thức ăn. Ở đây sau khi xử lý xong, chất béo sẽ được hấp thụ qua thành ruột non dưới dạng axit béo và glyxerol, còn những thành phần “thừa” khác như cholesterol, vâng là cholesterol xấu xa bạn vẫn thường nghe trên đài báo đấy, sẽ không bị đào thải mà được hấp thu ở chỗ khác. Quay trở lại chỗ axit béo và glyxerol, sau khi hấp thu nó sẽ tổng hợp lại thành lipit trở lại và được đưa vào máu, và phần lớn (khoản 70%) lipit hấp thu sẽ được đưa vào hệ bạch huyết. Vâng, hệ bạch huyết đấy, không nhầm đâu. Như vậy đa số lượng chất béo mà bạn ăn vào nó đi vào hệ bạch huyết nhé. Đến đây xin dừng phần tiêu hóa chất béo.

Xong phần tiêu hóa, giờ đến lượt phần những câu hỏi đặt ra:

1. Bạn biết gì về hệ bạch huyết?

Hệ bạch huyết là nơi thu lấy nhiều chất béo nhất sau quá trình tiêu hóa. Lâu nay chất béo ít được coi trọng nên hệ bạch huyết cũng ít được nhắc đến. Hệ bạch huyết chính là doanh trại của những đội quân hùng hậu sẽ bảo vệ cho cơ thể bạn đấy. Hệ bạch huyết bao gồm các loại tế bào mà tôi muốn gọi tên chung là bạch cầu. Hệ bạch huyết có những mạch nhỏ như dạng túi, hệ này không có “tim” để đẩy như hệ tuần hoàn mà nó dựa vào vận động của các cơ bắp xung quanh để di chuyển hoặc được bơm vào hệ tuần hoàn cũng theo cơ chế này. Nên khi nào có cảm giác bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể hãy đứng dậy vận động cơ bắp một chút để “bơm” bạch cầu vào máu nhé. Đến đây các bạn cũng đã thấy tầm quan trọng của chất béo đối với hệ thống miễn dịch rồi chứ, nếu thiếu hụt các axit béo bão hòa trong các bạch cầu sẽ làm giảm đi khả năng nhận biết và tiêu diệt những kẻ lạ xâm nhập vào cơ thể.

2. Sỏi mật là do đâu?

Số người bị sỏi mật tôi gặp khá là ít. Nhưng nếu ai đó làm việc ở bệnh viện thì chắc gặp nhiều. Nguyên nhân của sỏi mật vẫn còn đang bàn cãi, (rất nhiều thứ khác cũng đang ở trạng thái bàn-cãi này). Nhưng có một nguyên nhân được nêu ra là do ăn nhiều chất béo? Vâng, mật chính là nơi chứa dịch mật để tiêu hóa chất béo, khi chất béo đến tá tràng sẽ kích thích sự co bóp của túi mật để đẩy dịch mật vào tá tràng nhằm tiêu hóa chất béo. Nếu theo cơ chế này thì tại sao lại có sự kết tủa lại của các khối cholesterol (thành phần chính của dịch mật) trong túi mật? Bình thường dịch mật rất loãng, thành phần chủ yếu là cholesterol và các loại muối khoáng… Dòng mật loãng này sẽ chảy vào tá tràng để tiêu hóa chất béo, vậy thì nguyên nhân nào khiến nó trở nên cô đặc và hình thành sự kết tủa? Chính là do nó không liên tục luân chuyển, tức là không được đẩy vào tá tràng và sản sinh lượng dịch mật mới mà khi sinh ra nó không được sử dụng và nằm ở đó suốt một thời gian dài và cô đặc lại, chẳng phải đây là chế độ ăn ít béo đó sao. Thử xem xét toàn bộ cơ thể bạn, có cơ quan hay bộ phận nào của bạn hoạt động theo đúng chức năng của nó mà nó trở nên suy yếu chưa? Cơ bắp vận động nhiều, bộ não suy nghĩ nhiều, tim đập nhiều do vận động thể thao chúng có trở nên suy yếu không? Khớp xương bị thoái hóa là do vận động nhiều? Nó chỉ suy yếu khi bạn nuôi dưỡng nó không đúng cách thôi. Cho nên hãy để dòng mật luân chuyển thường xuyên bằng cách ăn chất béo đầy đủ.

3. Bạn biết gì về cholesterol xấu xa?

Vâng, cholesterol là cái từ xuất hiện khá nhiều trên đài báo, ví dụ một dạng kiểu như “dầu ăn thực vật không có chứa cholesterol”. Đúng thế, tất cả các chất béo từ thực vật đều không có chứa cholesterol. Cholesterol chỉ có trong chất béo động vật (mỡ). Để nói về cholesterol một chút, nó hiện nay được và đang mang tội là “chất béo gây xơ vữa động mạch”. Bạn hiểu thế nào về kết luận “mỡ trong máu tăng cao” của các bác sĩ? Là tế bào mỡ có nhiều trong máu? (SAI), là lượng lipit, axit béo có nhiều trong máu?(SAI), chính là cholesterol có nồng độ cao trong máu. Nếu gán cho việc ăn mỡ là nguyên nhân gây ra bệnh về tim mạch thì bạn hãy nghĩ lại điều này: Dù bạn có ăn mỡ nhiều như thế nào đi nữa thì nồng độ cholesterol không tăng lên quá 10% đâu bởi vì đa số, nói đúng hơn là hơn 85% lượng cholesterol (hoặc 99% nếu bạn không ăn mỡ bao giờ) được sản xuất ra tại gan của bạn và chuyển vào máu. Được sản xuất nhé, gan của bạn sản xuất nhiều cholesterol như thế mỗi ngày đấy, mà nó lại gây bệnh tim mạch, bạn bắt đầu thấy lo chưa? Cho nên có nhiều người không ăn mỡ, nhưng cholesterol lại rất cao là vì vậy. Và cũng đồng nghĩa có người ăn nhiều mỡ nhưng cholesterol trong máu lại thấp. Rồi, bạn thấy sự liên kết giữa ăn mỡ và bệnh tim mạch trở nên lõng lẽo chưa? Còn nữa nhé, nếu một bộ phận nào đó của bạn có cấu tạo gồm 70% thành phần là cholesterol và nó chứa hết ¼ toàn bộ lượng cholesterol trong cơ thể bạn thì bạn nghĩ bộ phận đó có quan trọng không? Bộ phận đó là não của bạn đấy, chất cholesterol xấu xa có nhiều nhất trong bộ não, đây chính là lý do cơ thể chúng ta phải tự túc sản xuất cholesterol để sử dụng với số lượng lớn. Quay về với bệnh tim mạch, câu chuyện của 50 năm trước đã phán quyết cholesterol là thủ phạm, và bằng chứng là mỗi ca tử vong vì bệnh tim mạch đều tìm thấy lượng cholesterol cùng với các vữa máu gây nghẽn hệ thống tuần hoàn. Cơ chế nó thế này, cholesterol trôi trong máu trên thuyền LDL và bám vào thành mạch máu, bám vào nhiều làm cản trở gây cao huyết áp, khi mảng bám này và vữa máu tróc ra trôi trên động mạch làm nghẽn đường đi của máu gây nên đột quỵ. Nhưng thực tế, thành mạch máu rất trơn tru, việc bám vào đó là khó có khả năng xảy ra, nguyên nhân chính là do mạch máu bị viêm hoặc thương tổn, cholesterol giống như xe cứu thương đến nơi để chữa trị, và mỗi khi chữa trị thất bại tội lại đổ lên đầu xe cứu thương vì gây ùn tắt giao thông nơi nó dừng lại, trong khi ít ai chú ý đến tai nạn đã xảy ra trước đó khi xe cứu thương này chưa tới. Câu chuyện tiếp nữa là thuốc statins hạ cholesterol, thị trường dược phẩm lớn nhất hiện nay, có tác dụng hạ cholesterol và giảm tỉ lệ bệnh tim mạch. Như thế chẳng phải thuốc đã có tác dụng sao? Vâng, nhưng statin đồng thời làm giảm tiểu huyết cầu, làm cho máu khó đông lại và khó đóng vữa, vì vậy statin ngăn ngừa bệnh tim mạch nhưng theo cơ chế này thì chả dính dáng gì tới cholesterol cả. Nói chung uống statins là có tác dụng, nhưng không chắc là nhờ giảm cholesterol. Thôi thì tới đây để các bạn tự phán quyết xem cholesterol có tội không nhé. À không, phải nói là mỡ béo có tội không nhé, vì bài này nói về chất béo.

4. Vitamin trong mỡ béo?

Các vitamin A, D, K và E là vitamin hòa tan được trong chất béo và có thể được vận chuyển trong cơ thể bởi chất béo. Qua cơ chế này chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể. Nếu nói ớt đỏ chứa vitamin A thì chưa đúng, chúng chỉ chứa chất tiền vitamin A thôi và nếu không có đủ lipit béo thì quá trình hấp thụ này không diễn ra. Vitamin D kiểm soát hấp thu canxi và nó có nguồi gốc từ… cholesterol, tất cả các thực phẩm chứa vitamin D đều có gốc động vật.

5. Ketonsis là gì?

Từ này đối với những người đã thực hiện việc giảm béo, giảm cân bằng phương pháp lowcarb thì không có gì xa lạ cả. Đây là trạng thái mà khi máu có nồng độ đường thấp và nhiều lipit thì trạng thái này được kích hoạt. Cơ thể sẽ sử dụng năng lượng từ việc chuyển hóa axit béo thành năng lượng quá trình này sinh ra ketone. Khi đã vào trạng thái ketonsis thì cơ thể đã quen với việc đốt mỡ thành năng lượng và từ đó đốt các mô mỡ trong cơ thể, giúp giảm mỡ và giảm cân hiệu quả.

6. Cơ thể dẻo dai nhờ ăn gì?

Có một nghịch lý trong cơ thể bạn là thế này, các tinh bột, đường sẽ được chuyển thành đường glucose là thành phần cung cấp năng lượng cho cơ bắp(ngoài thể ketone). Khi lượng đường dư thừa trôi nổi trong máu không dùng đến, nó sẽ được chuyển hóa thành glycogen lưu trữ trong gan và cơ bắp và nếu dư thừa nữa thì nó dự trữ trong cơ thể dưới dạng mô mỡ (đường, tinh bột là nguyên nhân chính gây nên béo phì nhé). Trong quá trình trôi nổi của glucose, xảy ra quá trình glycation là sự kết hợp giữa đường glucose và các protein hình thành AGEs, quá trình này chính là sự lão hóa cho cơ thể bạn. Thật không may, cái cung cấp năng lượng cho chúng ta là glucose lại chính là thứ làm cho chúng ta già đi. Quá trình glycation xảy ra có sự kết hợp giữa glucose và collagen (protein) là thứ tạo nên sự dẻo và kết dính của các mô cơ thể, collagen là protein quan trọng cho sự trẻ trung của da, xương, và các bộ phận khác nữa. Khi collagen bị mất đi quá nhiều, da sẽ có nếp nhăn, xương sẽ trở nên loãng và dễ gãy (xương cấu thành từ protein, collagen và canxi). Món ăn tốt để cơ thể dẻo dai không phải là đường và tinh bột, để giảm đi lượng đường trong máu, làm chậm quá trình glycation thì hãy thường xuyên luyện tập thể thao để đốt đường, tập thể thao nhiều thì cơ thể càng dẻo dai. Một loại thức ăn có chứa nhiều collagen đó là… da lợn, thành phần rất gần với mô mỡ và nhiều collagen nhất là chân giò lợn, rất nhiều collagen và cũng béo ngậy nữa. Trạng thái ketonsis là trạng thái mà ở đó nồng độ đường glucose trong máu ở mức thấp nhất và quá trình glycation cũng ở mức thấp nhất.

7. Ăn chất béo gì? Mỡ hay dầu thực vật?

Mỡ chứa chủ yếu chất béo bão hòa, dầu thực vật chứa chủ yếu chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa (không no) tức là nó vẫn còn liên kết còn trống trong phân tử nên có tính oxy hóa cao, dễ dàng kết hợp ở gốc liên kết còn trống đó với chất khác ở nhiệt độ cao hoặc tự biến thành hợp chất oxy hóa. Những hợp chất oxy hóa cao này dễ tác động lên protein của tế bào và AND khi nó vào cơ thể và phá hủy cơ thể bạn bằng cách này. Vâng, dầu thực vật thực sự là một chất độc khi nấu ở nhiệt độ cao. Ngoài ra đa số dầu thực vật đang bán trên thị trường đều là sản phẩm qua xử lý chiết tách, lọc, khử mùi và tạo ra các sản phẩm hexane độc. Các vitamin và khoáng chất đã mất hoàn toàn trong quá trình xử lý này. Ăn ít dầu thực vật càng tốt. Tuy nhiên, dầu dừa là dầu thực vật nhưng có hơn 90% là chất béo bão hòa, nó còn tốt hơn cả mỡ.

Khi nhìn kỹ lại hệ thống tiêu hóa của con người, bạn sẽ thấy cơ thể con người dù ăn tạp nhưng vẫn sinh ra để tiêu hóa nguồn gốc động vật nhiều hơn. Những loại củ quả nhiều tinh bột đều gây đầy bụng hoặc không tiêu hóa được nếu không được nấu chín. Thực tế thì con người mới chỉ ăn đồ nấu chín vài ngàn năm gần đây. Còn tổ tiên xa xôi của chúng ta đã nhọc công với cuộc sống nguy hiểm là đi săn. Chúng ta có thể ăn các thịt sống mà không sao cả như tôm, mực, cá sống, trứng sống, thịt bò, (một số loại thịt do mùi nặng nên ít ăn sống thôi chứ ăn vẫn bình thường)… nhưng với tinh bột còn sống như khoai, sắn, bắp, đậu… ăn sống sẽ là một hình phạt cực kỳ khó chịu cho ngày hôm sau.

Những điều ghi nhớ trong việc ăn mỡ béo (chất béo bão hòa).

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ sỏi mật
  • Tăng hấp thu vitamin, đặc biệt là A và D
  • Giảm cân, giảm béo
  • Phổi khỏe mạnh
  • Giúp cơ thể dẻo dai
  • Giúp giảm stress
  • Sữa mẹ có tỉ lệ béo bão hòa là 55%
  • Cải thiện sức khỏe của gan
*Photo: Health is future

5 lý do khiến một người không dám sống hết mình

Tôi là một người trẻ, giống như bao người đang ở tuổi “xuân mùa”, tôi cũng đang rất hối hả đi tìm lý tưởng sống cho mình và thực hiện nó. Tôi biết có nhiều bạn đi qua xuất phát điểm của mình (tuổi 18) 5 năm, 10 năm, thậm chí là cả nữa cuộc đời rồi mà vẫn chưa tìm ra được “mục đích cuối cùng”. Qua quan sát, tôi tìm hiểu được một số lý do sau đây.

1. Bạn không có chính kiến

Có phải từ nhỏ các bạn đã được sinh ra trong một gia đình bình thường, không thể gọi là giàu, nhưng cũng chẳng phải nghèo. Rồi cứ thế các bạn lớn, các bạn cứ đi, cứ chạy theo quán tính mà chẳng biết mình đang đến đâu. Các bạn thả mình theo dòng đời trôi nổi, kiểu như bạn đến trường, học thuộc lòng những gì giáo viên dạy để làm bài kiểm tra, đến khi tốt nghiệp thì thầy cô, gia đình bạn chọn trường giúp bạn sao cho sau này dễ xin vào “biên chế nhà nước.” Một số người gọi đó là êm đềm, nhưng với tôi cuộc sống đó nhạt nhẽo đến vô cùng (và chắc có đổ thêm vài ký muối vào cũng chẳng khá lên được.) Tôi nghĩ đợi đến lúc bạn cảm thấy được một từ nhạt nhẽo thì chắc bạn cũng đã già nua rồi. Lúc đó bạn làm được gì nữa? Hay tự than than trách phận, trách ông trời quá bất công,… Đừng trách số phận, trách ông trời, mà hãy trách bản thân rằng: Sao lúc đó mình không dám nói về ước mơ của mình, sao lúc đó mình không dám lên tiếng với ba mẹ rằng: “Con không muốn học ngành mà ba mẹ chọn, con muốn theo đuổi đam mê của con!”

2. Bạn là nạn nhân của hoàn cảnh

Nói về chuyện ước mơ, có bạn lại nói rằng: “Mình ước mơ nhiều lắm nhưng hoàn cảnh không cho phép mình thực hiện những điều đó.” Ngụy biện! Chẳng có hoàn cảnh nào cản trở được bạn cả, trừ khi bạn cho phép nó. Bạn sống hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào môi trường xung quanh. Bạn cứ thả mình cho dòng đời trôi nổi. Và điều đó giải thích rằng, tại sao bây giờ bạn vẫn ngồi đây than vãn.

3. Bạn sợ thay đổi

Bạn muốn cuộc sống mình bình yên, không sóng gió. Chính vì vậy, ngày qua ngày, bạn cầu nguyện cho hôm nay trôi qua giống y ngày hôm qua, bạn vẫn an toàn và sống tiếp cho những ngày mai, ngày mai sau đó. Rồi dần dần thói quen ngại thay đổi hình thành trong bạn. Vì bạn sống tốt nên tội gì bạn phải thay đổi, đúng không nào? Đó là một suy nghĩ sai lầm cực lớn. Nếu bạn vẫn giữ nguyên suy nghĩ này thì tôi đảm bảo rằng đến lúc nào đó, bạn sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội ngay.

Bạn hãy luôn luôn thay đổi. Điều đó không đồng nghĩa với việc hôm nay bạn sống với tính cách này, ngày mai bạn sống với tính cách khác. Mà hãy thay thói quen xấu bằng một thói quen tốt, chẳng hạn như bạn không bao giờ tập thể dục hay dành thời gian cho gia đình,… Vậy bắt đầu từ giây phút này, hãy làm những điều trên đi nhé! (Một điều nữa tôi muốn lưu ý với các bạn rằng, đừng thay đổi ước mơ của mình liên tục và nhiều lần. Ước mơ, mục đích, nó cũng gần giống như tính cách vậy. Nếu cứ thay đổi liên miên thì tất cả những gì bạn vừa đọc điều biến thành vô nghĩa.)

4. Bạn sợ dư luận

“Nếu như việc đó không thành thì mọi người sẽ cười vào mặt mình, họ sẽ nói mình thấp mà cứ mơ trèo cao, không biết lượng sức. Việc vỡ lỡ nhiều người biết thì còn ai thèm chơi với mình nữa chứ, thôi khỏi làm cho yên chuyện.” Khi ý tưởng vừa mới lóe lên trong đầu mà bạn đã có những nỗi lo sợ kiểu đó thì tôi chắc rằng bạn sẽ chẳng còn dũng khí để mà thực hiện những bước tiếp theo đâu!

Tôi biết, áp lực dư luận là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới biết bạn đang làm gì, bạn là ai. Vì vậy, đừng bao giờ cố nặng óc ra để nghĩ người ta nói gì sau lưng bạn, bạn sẽ càng mệt hơn thôi. Nếu họ nói trực tiếp với mình, hãy tránh xa ra, đừng nghe những câu nhảm nhí kiểu như: “Mày chẳng bao giờ làm được đâu.”

5. Bạn sợ thất bại

Nếu thế giới này toàn là “thành công” thì sẽ chẳng bao giờ có hai từ thành công và thất bại. Có thất bại mới có thành công, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Bạn muốn thành công, bạn phải đi qua thất bại. Nhiều người nghĩ thất bại là cái gì đó ghê gớm lắm. Nhưng không, người ta thường nói về giá trị của thành công, vậy có bao giờ bạn nghe giá trị của thất bại chưa? Thất bại giúp ta trân quý thành công, thất bại giúp ta cố gắng nỗ lực hơn trong mọi công việc, thất bại tập cho ta chữ nhẫn.

Và còn một điều nữa, đó là thay đổi tính kiêu kỳ, ngạo mạn của một kẻ đang đứng trên đỉnh của thành công bỗng nhiên bị rớt xuống cái hố thất bại. Hãy nhớ rằng thất bại nào cũng chỉ là tạm thời, và tất nhiên thành công cũng vậy. Không có cái gì gọi là bất biến, mọi thứ sẽ thay đổi theo quy luật của nó.

Và bây giờ, quyết định là ở bạn. Bạn sẽ sống hết mình với tuổi trẻ, hay để 20, 30 năm sau ngồi nói: “Giá như hồi đó…”

*Featured Image: thanh262k