29 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 131

Thành cha thành mẹ thì dễ, làm cha làm mẹ mới khó

Khi tôi thấy người ta cưới vợ lấy chồng, tôi giật mình nhận ra: “Có quá nhiều cặp vợ chồng chưa đủ khả năng làm cha làm mẹ” Thành vợ thành chồng thì dễ, làm vợ làm chồng mới khó. Thành cha thành mẹ thì dễ, làm cha làm mẹ mới khó. Để trở thành một người cha, người mẹ, chúng ta chỉ cần đủ tuổi sinh đẻ, nhưng để là người cha, người mẹ đúng nghĩa chúng ta cần quá nhiều, quá nhiều điều để làm được điều đó.

Trước tiên, làm cha mẹ là trở thành người thầy, người cô

Ở đời, người ta muốn trở thành thầy cô giáo, ít nhất phải mài đít trên ghế nhà trường 16 năm. 16 năm không phải là dài đối với một đời người, nhưng nó cũng không phải ngắn so với cuộc sống vô định của chúng ta. Làm công việc giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của rất nhiều thế hệ học sinh, vì thế xã hội bắt buộc những ai muốn trở thành người giáo dục, phải là người có kiến thức chuyên môn và trình độ sư phạm. Ấy thế mà, có quá nhiều bậc cha mẹ thiếu đi kiến thức sư phạm khi lập gia đình.

Làm cha làm mẹ khó lắm, vì chúng ta không chỉ chăm sóc con cái về thể xác, mà còn cả về tinh thần. Thầy cô giáo ở trường học, họ chỉ có thể truyền đạt kiến thức hàn lâm và có ảnh hưởng về sự hình thành nhân cách một mức nào đó lên con cái ta. Còn cha mẹ lại truyền đạt sự hiểu biết và gây ảnh hưởng lên nhân cách con cái hầu như suốt cuộc đời.

Tôi tự hỏi tại sao người ta không có những khoá học dạy cho các cặp vợ chồng cách làm cha làm mẹ? Tại sao chúng ta không có những bài kiểm tra, để bất kỳ ai muốn sinh con đều phải vượt qua thì mới chấp nhận cho làm cha làm mẹ?

Tôi muốn nói với các bạn rằng làm cha làm mẹ đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật dạy dỗ và nuôi con cái nên người. Khó lắm nhưng vì tình yêu vô bờ bến chúng ta dành cho con cái, xin hãy học hỏi để trở thành một người sư phạm đích thực trước khi làm cha làm mẹ.

Thứ hai, làm cha làm mẹ là trở thành người bạn của con cái mình

Có quá nhiều người không hiểu rằng làm cha mẹ không phải là một thành quả, mà là đặc ân.

Nếu hiểu con cái như một thành quả của sự nuôi nấng, bao bọc và dạy dỗ từ chúng ta thì chúng ta dễ có khuynh hướng hưởng thụ thành quả đó của chính mình. Ép buộc chúng chọn vợ chọn chồng, ép buộc chúng chọn nghề nghiệp, ép buộc chúng sống theo cách của mình. Phần lớn các bậc làm cha làm mẹ trong xã hội Việt Nam đang làm như thế, và điều này khiến con cái, cháu chắt của mình không bao giờ được sống cuộc đời của chúng.

Nhưng hiểu con cái như một đặc ân của tình yêu vợ chồng, chúng ta sẽ biết lắng nghe, và tôn trọng chúng. Thái độ lắng nghe và tôn trọng chỉ có trong mối quan hệ bạn bè thân thiết. Mà thật sự trong phương pháp giáo dục con cái, cha mẹ coi con cái như một người bạn, họ sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị nơi chính họ và những đứa trẻ.

Làm người bạn để lắng nghe con cái mình. Khi lắng nghe, bạn sẽ biết nhiều điều về con cái bạn hơn khi bạn ép buộc chúng vâng lời. Bạn sẽ biết về tính cách, khuynh hướng sống cũng như khả năng của chúng, các ưu và khuyết điểm của chúng trong nhận thức, tính tình, để từ đó bạn sẽ biết hướng dẫn cho chúng con đường tương lai dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Làm một người bạn để biết cách tôn trọng các quyết định của con cái khi chúng trưởng thành. Bạn bè thật sự sẽ tôn trọng ý kiến của nhau và luôn ủng hộ dù đó là sự khác biệt về quan điểm. Tôn trọng không có nghĩa là thờ ơ với những sai trái mà con cái chúng ta vấp phạm. Thật khó đúng không? Làm sao có thể trở thành bạn của con cái, như vậy sẽ không còn tôn tư trật tự gì trong gia đình ư? Và tệ hơn là làm sao có thể để con cái gọi mình là bạn được trong khi mình là cha, là mẹ chúng?

Nhận thức của chúng ta đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng Khổng Giáo, nên gia đình Việt Nam khó có thể chấp nhận được sự bình đẳng này trong quan hệ cha mẹ và con cái. Tôi không hề biến mối quan hệ cha mẹ con cái thành bạn bè giống như bạn bè cùng trang lứa, tôi đề cập đến lối tư duy, cách suy nghĩ, lối hành động của cha mẹ dành cho con cái. Nên để cho con cái những khoảng trời riêng tư và tự do trong các quyết định tương lai như chọn vợ chọn chồng, chọn nghề nghiệp, dạy dỗ con cái của nó. Tôi biết điều này là khó trong nhận thức của xã hội Việt Nam, nhưng bởi vì nó khó nên tôi mới nói với các bạn: Làm cha mẹ thật khó, đâu phải chuyện đùa.

Cuối cùng, làm cha mẹ là trở thành người “hàng xóm”

Trong mối quan hệ gia đình, phần lớn chúng ta luôn muốn kiểm soát cuộc sống con cái mình, kiểm soát đến hởi thở cuối cùng. Có quá nhiều câu chuyện, nhiều trường hợp cha mẹ kiểm soát cuộc sống gia đình của con cái. Từ việc ở chung hay ở riêng tới việc chăm sóc dạy dỗ cháu chắt, từ việc định hình cách sống của con dâu tới việc kiểm soát tiền lương của con trai. Điều này dẫn đến nhiều câu chuyện đau buồn giữa mẹ chồng nàng dâu và cũng là nguyên nhân khiến hạnh phúc của con cái tan vỡ. Hãy thôi kiểm soát con cái, thay vào đó hãy biến gia đình nhỏ bé nhưng máu thịt kia của mình thành một mối quan hệ “hàng xóm”.

Tôi đặt chữ “hàng xóm” trong ngoặc kép để phân biệt với mối quan hệ hàng xóm bình thường, nhưng vẫn muốn níu giữ lại những tinh tuý mà mối quan hệ “tối lửa tắt đèn có nhau” trong truyền thống xã hội Việt Nam. Đã là hàng xóm thì không dủng dưng với nhau, không thờ ơ với nhau. Vui thì cùng chia sẻ, buồn gánh bớt cho nhau. Nhưng không can thiệp vào nội bộ của nhau, không soi mói nhau, và hơn hết là tôn trọng cuộc sống của từng gia đình. Đừng sợ khi xem gia đình nhỏ bé kia là hàng xóm, bởi chúng vẫn luôn luôn hiểu, nhớ và biết rằng chúng là con cái và chúng ta là cha mẹ – những bậc sinh thành đáng kính.

Tôi biết nhiều người có thể chấp nhận cha mẹ làm người thầy, người cô, miễn cưỡng lắm là người bạn, những thật khó chấp nhận là người “hàng xóm” với con cái mình, với cháu chắt của mình. Nhưng đó là nghệ thuật, mà nghệ thuật là cái gì đó đẹp đẽ nhưng tự do và cá biệt. Nghệ thuật chân chính đều hướng tới trạng thái hạnh phúc thật sự.

Tôi không hề mong muốn thiết lập lại mối quan hệ cha mẹ với con cái, tôi chỉ muốn quay về với đích đến thật sự của mối quan hệ này mà thôi. Mà đích đến của nó không phải là đại gia đình chúng ta hạnh phúc sao. Để đạt tới hạnh phúc, nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc cuối cùng đó là: Mọi người phải được sống cuộc sống của riêng mình trong tự do. Quá khó đúng không, bởi thế mà tôi đã viết: Làm cha mẹ thật khó chứ đâu phải chuyện đùa.

Thân.
Tác giả: Joseptuat

*Featured Image: edsavi30 

 

[THĐP Review] Cà phê cùng Tony, Tony Buổi Sáng – Không phê không về

2

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280

Cà phê cùng Tony, sau khi thưởng thức xong cuốn sách này, tôi rất sung sướng vì gom được một rổ các loại xúc cảm từ xanh mượt đến thở dài thườn thượt, từ âm u đến thương thầy thương u, và từ giông tố đến xấu hổ lặng người. Đơn giản vì Cà phê cùng Tony rất phong phú cả về nội dung và hình thức, khiến người đọc tự quay nhìn lại được rất nhiều góc phần của chính mình. Hay nói cách khác, những mảnh ghép bên trong lũ lượt được rung lên chỉ với một cuốn sách, đến mức có lúc muốn xé sách vì bị nhột ghê quá.

Về mặt nội dung, điều mà tôi thích thú ở Cà phê cùng Tony đó là sự đa dạng và tính thực tế.

Đa dạng ở đây phải nói đến những câu chuyện đời thường được truyền tải đính kèm theo những ý tứ đầy mỉa mai của tác giả. Rất nhiều những góc cạnh của cuộc sống được diễn tả, từ chuyện ăn uống, tắm rửa, chửi thề, cho đến chuyện buôn bán, học hành, giao tiếp. Những đề tài khác nhau được luân chuyển liên tục khiến gió chẳng bao giờ bị cũ để phải đổi. Việc tác giả Tony kể chuyện rất phong phú khiến người đọc thích thú muốn nghe hoài không chán, giống như thể ăn no quá rồi nhưng vẫn ngon miệng nên lại cố gắng tọng thêm chút nữa vậy.

Nội dung cuốn sách là góc nhìn về thực trạng xã hội, quy cách ứng xử của con người và sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Sẽ có rất nhiều điều để bàn luận nếu đi sâu vào các tiểu tiết, như: Chuyện tiêu thụ động vật quý hiếm, thú nuôi, tác phong làm việc tại cơ quan, văn hóa ứng xử nơi công cộng, các giá trị tâm hồn, v.v…. Nhưng tựu chung lại, phần lớn những câu chuyện bộc lộ lối sống, bản tính của bộ phận không nhỏ người Việt Nam với tư duy tiểu nông, tính vô kỷ luật, sĩ diện và sự thụ động. Rồi từ đó, bạn đọc có thể hình dung ra một phần bức tranh một đất nước đang bên lề mục nát. Mục từ bên trong cách suy nghĩ của con người cho đến lối ứng xử, hoạt động bên ngoài xã hội.

Tôi thấy tác giả đá xoáy liên tục ở mọi đề tài, kể đến đâu là có chuyện để mà mỉa mai đến đó. Chuyện này giống như một người theo chủ nghĩa “tinh tươm” bước vào một căn phòng nhìn chỗ nào cũng ngứa mắt vì kết cấu lòi ra thụt vào, bừa bãi, nhếch nhác và bốc mùi thum thủm. Người thường thì tức giận la mắng, kẻ khôn thì chia sẻ góc nhìn sạch sẽ của bản thân. Hay ở chỗ là Tony Buổi Sáng đánh động những điều này với lớp trẻ, những người đang ở độ tuổi sung mãn về thể lực và khao khát về trí tuệ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Thử hỏi ở một quốc gia mục rữa thì ai sẽ là người có tiềm năng lớn lao biến đổi nó trở nên tốt đẹp hơn, sau đó kết quả có ra sao thì họ cũng là người được thụ hưởng hay được gánh nhận? Rửa một cái bát cần xả qua nước mới liên tục hay là cứ đánh tung bọt xà bông mãi ở trong chậu nước cũ rồi cứ thế mang ra úp?

“Chỉ có một tuổi trẻ để nhìn thấy thế giới rộng lớn ra sao. Lớn rồi ngại đi lắm, vì lúc đó có gia đình riêng, rồi sức khỏe cũng giảm, trí tuệ cũng giảm. Mình đi nhiều thì tính tình sẽ cởi mở, phóng khoáng, hào sảng. Học cái hay, cái đẹp, cái văn minh rồi mang về quê hương.”

Đọc lần đầu tiên, tôi bị nhột quá mải nghĩ xem có nên xé sách không nên không nhìn kỹ được tác phẩm này. May quá mần lại lần nữa với độ rắn mặt cao hơn, tôi thấy rằng Cà phê cùng Tony cũng mới chỉ nêu hiện tượng và lần tới được đoạn gần rễ của vấn đề. Gần rễ thôi chứ chưa phải là rễ đâu. Vì có những góc cạnh khác cũng rắn mặt không kém chi phối, thao túng cả cách suy nghĩ của con người thì tác giả vẫn chưa thấy đề cập đến.

Khi đã bớt tự ái, tôi đã có một vài sự trăn trở như thế này các bạn ạ. Tại sao cùng là con người mà ở Việt Nam lối tư duy lại khác biệt so với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phương Tây? Nói toạc móng heo ra thì lối tư duy tiểu nông chia rẽ ấy khiến cho cuộc sống trở nên vụn vặn, gò bó, yếu kém, khổ sở. Tại sao những câu chuyện trong Cà phê cùng Tony vẫn còn diễn ra nhan nhản ngày qua ngày, tháng qua tháng như chuyện thường ở huyện, đến mức lặp lại nhiều quá thành luôn bản tính cố hữu, “nét đẹp văn hóa” của quốc gia? Tại sao không thay đổi được dù biết nó là RẤT cần thay đổi? Có phải là do người Việt không chịu sáng tạo? Hay là sự sáng tạo không được tạo điều kiện để phát triển ở mức tối đa, thậm chí bị đè nát khi vừa mới trong trứng nước?

Cà phê cùng Tony là một cuốn sách đáng để đọc vì tính thực tế của nó. Việc nêu lên vấn đề rồi hướng tới được những hành động cụ thể để cải tiến, thay đổi vấn đề đó khiến cho người đọc có cảm giác lôi cuốn, tin tưởng người đang kể chuyện. Điều này càng khẳng định việc mỗi người nên tự có lấy trải nghiệm của riêng mình, hành động để lắp ghép cuốn sách cuộc đời của mình. Tony kể chuyện của ổng rồi tới chuyện của người khác theo góc độ của bản thân lại càng lộ ra sự từng trải của tác giả. Tôi luôn cho rằng những người đi nhiều, làm nhiều là những người hấp dẫn. Vì họ có nét riêng, có sắc màu cá nhân ở mỗi bước chân họ tới, chứ không phải một nhân vật nhợt nhạt mơ hồ nào đó có câu cửa miệng luôn là “Phật đã nói” hay “Leona Da Vinci từng cho hay”.

Người sống mà hành động càng nhiều thì họ sẽ càng giàu, chưa đến mức biểu hiện ra thành tiền thì cũng giàu có ở trong tâm hồn, trí tuệ. Kẻ giàu kể chuyện thì sẽ toát lên vẻ trù phú và người nghèo sẽ xúm tới xem, hoặc là rủa cho nó đi siêu xe đâm vào cột điện chết sớm, hoặc là ngưỡng mộ rồi răm rắp nghe theo để cho thỏa nguyện “Được như anh ấy”

“Nhưng tưởng tượng cũng phải gắn liền với thực tiễn nghen. Tưởng tượng xong, phải quay về với thực tế ngay, để áp dụng. Chỉ ngồi tưởng tượng và không biết mình là ai, ở miền Nam thì vào Biên Hòa, ở miền Bắc thì vào Trâu Quỳ mà hái hoa, mà bắt bướm.”

Nói đi thì cũng phải nói lại, ý tứ của tác giả hay dở như thế nào là do quan điểm cá nhân của mỗi người. Có một điều tôi chưa thật sự phục sau khi đọc xong cuốn sách này đó là tư tưởng phân biệt trắng – đen, tốt – xấu ở đây vẫn quá nhiều. Nếu có 10 người đọc Cà phê cùng Tony và đều mang trong mình lối tư duy phân cực, thì tác giả sẽ được 5 người yêu mến và bị 5 người “say goodbye” luôn. Sự chia rẽ trong tư tưởng kết hợp với sức mạnh nội tâm của người viết khiến cho lực đẩy giữa hai cực càng trở nên mạnh mẽ. Không thể nói được là người ta sẽ sống có ích hơn sau khi đọc Cà phê cùng Tony hay là càng sa đọa hơn với một tâm trạng cáu kỉnh. Tôi cho rằng một cuốn sách hay là thứ quy phục được cả 10 người kia, hoặc chí ít có 5 cháu lao vào hành động để cải thiện cuộc đời và 5 cháu còn lại cũng có thêm sức mạnh để đọc lại Cà phê cùng Tony thêm lần nữa.

Sự lôi cuốn đặc biệt của cuốn sách khiến tôi liên tưởng đến việc bị thôi miên khi nghe quảng cáo tham gia bán hàng đa cấp. Tôi chợt thấy những kẻ có trí tuệ, sức mạnh bên trong và thêm vào đó là khả năng ăn nói hay viết lách thì thật sự nắm trong tay quyền lực rất lớn. Ngôn ngữ là công cụ rất mạnh trong việc tương tác và trao đổi thông tin. Kẻ nào sở hữu rượu ngon và còn biết đựng trong bình đẹp nữa thì có thể làm thầy hoặc làm kẻ thao túng, tùy thuộc vào mục đích phục vụ người khác hay chuộc lợi cho bản thân.

Để ý kỹ hơn thì thấy nửa đầu sách, Tony Buổi Sáng kể chuyện hài nhiều, bóng gió cũng không ít nhưng người đọc thấy vui. Cái vui đấy bù lại với cái chạnh lòng là vừa đủ, nên là nghe đến đâu thấm bài học đến đó. Đáng tiếc là càng về sau cuốn sách lại càng trở nên nghiêm túc khiến người đọc có cảm giác căng thẳng như bị phân vai đệ tử ngồi nghe thầy thuyết pháp vậy. Hình tròn biến thành hình tháp và những góc cạnh ấy thu hẹp khả năng truyền đạt tối đa của tác giả và mức độ hấp thụ của người nghe. Giống như nửa đầu Tony vừa đấm vừa xoa, nhưng đến cuối chắc một tay mỏi quá nên khỏi xoa luôn.

Cách kể chuyện của tác giả rất sinh động, tự nhiên và sáng tạo, cảm giác giống như đi vào một giấc mơ lúc nào mà chẳng biết, nó cứ như thật, nên người đọc không bị sốc hay gượng ép. Nếu nói về độ sáng tạo thì không thể phủ nhận được rằng đây là tác phẩm đáng để học hỏi, không thì cũng đáng để giải trí. Tóm lại là có giá.

Ngoài nội dung là khung xương cốt tủy, lối hành văn là mông má da thịt cũng đóng góp một phần rất lớn trong sự thành công của cuốn sách. Câu chữ, giọng điệu ở đây biến chuyển khôn lường, rất lôi cuốn. Ngôn ngữ chau chuốt, mang phong cách thậm xưng, châm biếm, và đồng thời cũng rất bình dân, cập nhật trào lưu ngôn ngữ mới nên dễ tiếp cận với giới trẻ – đánh trúng đối tượng cần chia sẻ.

Phải nói rằng, Tony Buổi Sáng đã vận dụng tối đa chức năng của việc viết lách để truyền đạt ý tưởng đến với người đọc, tức là về mặt kĩ thuật thì ổng cũng không phải dạng vừa.

Tóm lại, Cà phê cùng Tony là một cuốn sách đặc sắc về mặt nghệ thuật và có giá trị ứng dụng thực tiễn cao về mặt nội dung nên khi đọc có cảm giác kích não rất đã đời. Hít một hơi cảm hứng từ nó cũng đủ để làm được khối việc chứ chẳng chơi.

8/10 là điểm mà tôi dành cho cuốn sách này.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: nghiensach

[Bài dịch] 10 điều bạn nên biết về LSD

  1. Nếu bạn thích cảm xúc vui vẻ, bạn có thể sẽ thích những tác động của LSD hoặc “acid”. Acid mô phỏng tác động của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tăng cường lượng các endorphins trong cơ thể và nhiều chất khác trong não làm cho bạn phấn chấn và trở nên yêu đời. Nó làm tăng đường liên kết trong não, nghĩa là đôi khi, bạn có thể có thể nhìn thấy được âm thanh hoặc nghe được những cảm xúc trên làn da của mình theo đúng nghĩa đen. Mặc dù nó không thể được giải thích theo hướng thần kinh học, những người sử dụng (trippers) thường xuyên nói rằng cảm thấy có một sự kết hợp giữa việc cảm thấy như đang mơ và trở nên thông minh – cùng với việc có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần và thể chất của bản thân. Nói cho dễ hiểu thì, cảm thấy rất đã, khuyến khích não suy nghĩ nhiều hơn và trở nên yêu đời.

  2. LSD không độc hại. Không giống như rượu, thuốc lá và cần sa, LSD không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mỗi lần bạn uống rượu thì nó còn ảnh hưởng xấu đến não bạn còn nhiều hơn là bị chấn thương sọ, và hút thuốc lá thì làm bạn chết sớm, nhưng LSD sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy một chút mệt mỏi và kiệt sức vào ngày hôm sau. Thực tế, mặc dù acid phổ biến trong thập niên 60 (khi nó còn hợp pháp), chưa hề có một trường hợp sử dụng quá liều nào. Thật xấu hổ khi người ta luôn mặc định acid với những tính chất là phá hủy và ăn mòn cơ thể.

  3. Kết luận đầu tiên vào năm 1938 bởi nhà hóa học người Thụy Sĩ Albert Hoffman rằng LSD không được chú ý bởi vì nó không tạo ra các phản ứng họ đang thử nghiệm ở chuột. Nhiều năm sau, khi Hoffman có sử dụng một ít qua da của mình, ông cảm thấy “mắc cười và hơi say”. Ngày hôm sau, ông đã cho phép mình sử dụng một liều nhỏ và đạp xe về nhà. Trên đường đi, ông tin rằng ông đã có thể làm thời gian đứng yên và thấy Albert Einstein đạp xe kế bên chung với ông. Mặc dù ông đã giật mình bởi những gì đang xảy ra, ông nói trong nhiều lần phỏng vấn khác nhau rằng ông đã chưa bao giờ cảm thấy tuyệt hơn trong đời như vậy. Trong cuốn sách của mình vào năm 1980 nói về LSD, ông mô tả nó như là “một liều thuốc cho tâm hồn”.

  4. Nhiều loại chất thay đổi trạng thái nhận thức chỉ cần xài một hoặc hai gam là thấy có hiệu quả. Nói chung, các tab – có hình vuông làm bằng giấy thấm đã được ngâm trong LSD – chỉ chứa 100-200 phần triệu của một gram. Một tab là đủ để trip trong hưng phấn và ảo giác, kéo dài đến 12 giờ. Do tiềm năng đáng kinh ngạc của mình, LSD không phải là một thứ gì đó dám xem nhẹ: Nó thường gây ảnh hưởng suốt cả ngày (hoặc cả đêm).

  5. Nghiện là tác dụng phụ tiêu cực, khủng khiếp của nhiều loại thuốc gây ra; nên chúng bị đưa vào nhóm chất bất hợp pháp. Khi tác dụng của thuốc đã hết, người dùng thèm muốn, có khi cần sử dụng lại để có thể bình thường. Tuy nhiên, LSD không gây nghiện. Ví dụ: Heroin và nicotine, cả hai gây hại cho người nghiện đến khi họ thỏa mãn được cơn thèm thuốc của mình. Với những loại thuốc làm người dùng thực sự lệ thuộc vào thì tác dụng của nó thường không kéo dài lâu. Họ nói trên truyền hình rằng LSD là chất gây nghiện – điều duy nhất hấp dẫn bạn muốn thử LSD lại một lần nữa là do “bạn muốn”, chứ không phải do “bạn cần”.

  6. Trớ trêu thay, hầu hết các nghiên cứu khoa học được thực hiện trên LSD được tài trợ bởi quân đội Mỹ và CIA trong những năm 50 và 60. Dự án “MKULTRA” là một nỗ lực kéo dài cả thập kỷ để tìm một loại thuốc nào có thể hoạt động như một thiết bị điều khiển trí não, ở một thời điểm nhất định dự án này đã chiếm đến 8% ngân sách của CIA. Một trong những hàng ngàn đối tượng thử nghiệm là Ken Kasey, tác giả của cuốn sách Bay trên tổ chim cúc cu. Cùng với những người bạn của mình, Kasey đã đánh cắp số lượng lớn acid và lái xe vòng quanh nước Mỹ trên một chiếc xe buýt nhiều màu sắc. Họ tự gọi mình là “Merry Pranksters” và phát LSD cho bất cứ ai muốn thử.

  7. Bởi vì nó có tác dụng mạnh và việc sản xuất một số lượng khồng lồ chỉ đòi hỏi một lượng nhỏ hóa chất, nên LSD rất rẻ. Nếu bạn ước lượng mức độ ảnh hưởng đến bạn mạnh như thế nào, và kéo dài bao lâu, xét về giá cả thì không có gì có thể so sánh được với LSD. Thật không may cho người Úc, hầu hết các loại axic của chúng tôi được sản xuất ở nước ngoài. Tuy nhiên, một vài người có thể trip rất lâu với giá của một két bia Coronas.

  8. Mặc dù acid làm tăng hưng phấn, tiềm năng của nó rất đáng kinh ngạc và cần phải được tôn trọng. Nó ảnh hưởng đến nhiều người theo những cách khác nhau, và tùy vào môi trường và ngữ cảnh thì LSD sẽ làm cho bạn trip theo những cách khác nhau – không ai giống ai. Bad trip có thể xảy ra và khiến bạn trở nên sợ hãi hoặc tức giận – vì tình yêu mà bạn cảm thấy đối với những người xung quanh mình, thứ tình yêu bạn đã quay lưng lại với những rào cản tâm lí, đó vừa là điềm lành vừa là lời nguyền cho bạn. Bạn cảm sự thấy đồng cảm lạ thường với những người khác, nhưng cũng có thể là nỗi đau buồn khi đồng cảm với nỗi đau và sự thất vọng của người khác.

  9. Hãy chắc chắn rằng bạn thử LSD ở một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái, với những người mà bạn yêu mến (hoặc ít nhất là tin tưởng) và với những người đang cảm thấy hạnh phúc, vui sướng. Âm nhạc là một thứ rất kì diệu – hãy tạo một danh sách các bài hát yêu thích của bạn, nhưng cũng cố gắng nghe một số bài mà bình thường bạn không nghe. Bất cứ điều gì chuyển động hoặc có nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của bạn, hãy thử thuê một cuốn sách nói về nghệ thuật từ thư viện hay xem các hiệu ứng theo nhạc trên iTunes trong khi bạn nghe nhạc. Nếu bạn chơi nhạc cụ hay vẽ, bạn sẽ nhận ra các kỹ năng của bạn mà bạn không có và thật là tuyệt vời để thử hoặc thậm chí tạo ra những điều đơn giản.

  10. Acid có tác động lớn đến nền văn hóa nhạc pop vì nó giúp mạng lại sự sáng tạo. Nhóm Beatles là những người ủng hộ nó, và bài hát Lucy in the Sky With Diamonds của họ nói về những giấc mơ đẹp thế nào, thế giới sống động ra sao trong một lần trip. Paul McCartney đặc biệt tin rằng nó “đã giúp anh mở mắt” và LSD là công cụ tốt nhất cho nhân loại để “kết thúc nạn đói, chiến tranh và nghèo khổ”. Aldous Huxley, tác giả của cuốn Brave New World, đã viết cả hai cuốn sách về chủ đề ảo giác này và đã yêu cần vợ mình tiêm cho mình liều LSD cuối cùng cho mình ngay trên giường bệnh trước giờ tử. Cũng có những người ủng hộ khác, từ Hunter S. Thompson cho đến The Doors hay Stephen Fry! Không giống như cocaine hay heroin, LSD là một loại thuốc những người nổi tiếng không ngại thử một lần.


Source: Content Consumer
Biên dịch: K. Trương

*Featured Image: MysticDraco

 

Kể chuyện thời còn làm gái cave

Tôi hồi trẻ làm cave, đến khi có tí tuổi, ngực dài, háng rộng, toan về già rồi, thì chuyển qua làm tú bà. Cái này cũng giống như mấy cầu thủ bóng đá, khi hết thời thì quay qua làm huấn luyện viên vậy. Cầu thủ chuyển qua làm huấn luyện viên có nhiều thuận lợi lắm, bởi họ có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên sân cỏ. Còn tôi, từ cave chuyển qua làm tú bà cũng không gặp khó khăn gì mấy, bởi tôi có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên giường.

Có lẽ sau nghề buôn thuốc phiện và trộm cướp thì cave là nghề bị xã hội khinh rẻ nhất. Tôi thấy có chút bất công. Bởi dù gì thì cave vẫn kiếm tiền bằng chính công sức của họ (dù ít hay nhiều), chứ họ không lấy trộm, không cướp giật, không ăn chặn của ai. Trong khi đó, đầy những kẻ làm giàu bằng những cách thất đức, bẩn thỉu hơn thì lại được người đời ngợi ca, trọng vọng.

Người ta bảo mại dâm làm cho đạo đức xã hội suy đồi. Ở vị trí là một tú bà, đương nhiên tôi không đồng tình với quan điểm ấy. Bởi cái việc đàn ông làm với cave về bản chất cũng chẳng khác gì cái việc vẫn được các tiểu thuyết tình yêu hay các sách văn chương gọi là sự thiêng liêng, sự thăng hoa, là đặc ân mà tạo hóa ban cho loài người (và cả loài vật). Đàn ông và cave làm việc đó với nhau sòng phẳng, “tiền đưa, dưa thúc”, chứ họ không loạn luân, không hiếp dâm. Nếu bắt buộc phải chịu cái tiếng xấu là làm cho xã hội suy đồi, thì sự suy đồi mà mại dâm tạo ra cho cái xã hội này cũng nhỏ xíu thôi, chẳng ăn thua gì so với bao nhiêu thứ suy đồi ngoài kia cả.

Người ta còn bảo mại dâm làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các gia đình. Ở vị trí là một tú bà, tôi đương nhiên lại không đồng tình tiếp. Bởi đàn ông tìm đến cave chủ yếu để giải quyết sinh lý, không phải để yêu thương. Hiếm có gã đàn ông nào vì đi chơi cave mà bỏ bê vợ con, chán nản gia đình. Thậm chí, khi quan hệ vợ chồng không được thuận hòa thì việc đàn ông đi chơi cave có lẽ là một cách để giải tỏa, để tránh những cuộc bạo hành trên giường, tránh những cuộc yêu (lẽ ra là thiêng liêng) của chồng của vợ bị biến thành một cuộc cướp giật, cưỡng đoạt ghê sợ giống như ở ngoài đường, ngoài chợ; để không còn cảnh sau mỗi cuộc bạo hành ấy, kẻ nằm hả hê, phì phò, người thì nghẹn ngào, nức nở, co ro.

Có người cho rằng, càng quản lý chặt, càng khắt khe với mại dâm thì sẽ càng làm tăng thêm những vụ hiếp dâm và lạm dụng tình dục. Họ ví von rằng: Hiếp dâm giống hiện tượng vỡ ống nước do dòng lưu thông bị tắc dẫn đến áp suất tăng cao. Nếu không bị bóp nghẹt, nếu cứ cho phép nước chảy thảnh thơi, hiền hòa, thì sẽ thât hiếm khi ống vỡ. Lý luận này dù có vẻ hơi cùn nhưng tôi tin là rất nhiều anh sẽ đồng tình, gật gù tán thưởng.

Tại Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và khoảng hơn chục nước thuộc Châu Âu khác, người ta đã công nhận mại dâm là một nghề, ở đó, cave được bảo vệ và tôn trọng. Tức là những đóng góp của ngành này cho việc cân bằng ham muốn sinh lý của cộng đồng (chủ yếu là nam giới) đã được thừa nhận. Tôi cũng rất mong một ngày không xa, ngành cave ở Việt Nam sẽ được công nhận như thế. Khi ấy, sẽ có một bộ gọi là Bộ Cave, ngày 6-9 sẽ được chọn làm ngày cave. Hằng năm, đúng ngày này, Bộ trưởng Bộ Cave sẽ xuống đường, đến tận các ổ chứa, nhà nghỉ, ra tận các gốc cây, vỉa hè để thăm và tặng quà cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Và tôi tin, cave sẽ là ngành đóng thuế nhiều và ổn định nhất cho ngân khố quốc gia.

Nghề cave còn giống nghề cầu thủ bóng đá ở điểm là tuổi thọ nghề rất ngắn. Với cầu thủ, ngoài 30 tuổi là không chạy nổi nữa rồi, nếu có cố chạy cũng không còn sức chiến đấu. Cave cũng vậy, ngoài 30 là không nằm nổi nữa rồi, nếu có cố nằm cũng không còn sức chiến đấu. Bởi vậy, tôi luôn khuyên nhủ các em cave trong đội của mình rằng khi còn đương trẻ, còn sung sức thì phải cố cày cuốc, dành dụm lấy ít vốn, sau này giải nghệ có cái mà chuyển qua làm ăn buôn bán, hoặc không thì cũng có khoản mà trông vào.

Mới hôm kia thôi, cái Trinh – trước làm cave ở chỗ tôi, giờ sức đã yếu nên về quê mở cửa hàng cắt tóc gội đầu – có gọi cho tôi khoe rằng nó vừa được phong tặng danh hiệu cá nhân ưu tú. Tôi hỏi sao được hay vậy, thì nó bảo là vì nó vừa ủng hộ 10 triệu cho quỹ bảo trợ trẻ em của làng, 10 triệu cho hội phụ nữ, thêm 10 triệu cho hội người cao tuổi. Tôi nể nó quá! Hồi còn xuân trẻ thì làm cave hầu hạ đàn ông, giờ giải nghệ về quê thì góp tiền ủng hộ hội phụ nữ, rồi quan tâm đến trẻ con, lo toan cho người già, thử hỏi còn thành phần nào của xã hội không được hưởng thụ tấm lòng nhân ái của nó? Nó mà không ưu tú thì ai dám ưu tú?

Chưa hết, hôm qua, tôi lại nghe mấy đứa kháo nhau rằng cái Thảo – cũng là cave cũ ở đội của tôi, mới nghỉ hưu – vừa được người làng nó dựng tượng dưới gốc đa, đặt ngoài ngã ba. Lý do là vì nó đã bỏ ra gần nửa tỉ để xây cho làng một cái nhà văn hóa to, đẹp và hiện đại như cái quán bar. Tôi cũng đã xem qua bức tượng con Thảo đăng trên Phây của nó rồi. Nhìn qua là biết bức tượng đó được dựng mô phỏng theo tượng Nữ thần tự do của Mĩ: Tay phải con Thảo cầm cái ca giơ cao, tay trái cầm con ve chuẩn bị bỏ vào, đầu mũ có cái chỏm xinh xinh nhìn như cái bao.

Khá nhiều đứa đang làm cho tôi thì bỗng đâu lại kiếm được một anh tử tế, vậy là chúng xin nghỉ việc để lấy chồng. Dù chúng nó lấy chồng nghĩa là tôi mất đi một nhân viên, nhưng cùng là kiếp cave, tôi hiểu và mừng cho chúng nó.

Mấy đứa cave đi lấy chồng, may mắn vớ được những thằng đàn ông có tư tưởng tiến bộ, phóng khoáng thì không sao, nhưng nếu gặp phải những người có suy nghĩ khắt khe, cổ hủ, đặt nặng chuyện trinh tiết thì các em ấy buộc phải đứng giữa hai lựa chọn: Một là dùng màng trinh giả để thay cho cái màng trinh thật; hai là tìm một lý do giả để giải thích cho sự biến mất của cái màng trinh thật.

Việc dùng màng trinh giả thì dễ rồi, bạn gái nào quan tâm thì lên Google tìm, sẽ ra hết: Từ mẫu mã, giá cả, hướng dẫn sử dụng đến các chương trình khuyến mại. Nhưng xin lưu ý một điều rằng chỉ nên dùng màng trinh giả nếu người đàn ông của bạn là một thằng ngu và chưa làm chuyện đó bao giờ. Cái này giống như việc một người lần đầu được ăn sò huyết vậy: Dù là sò luộc chín tới, miệng khép hờ, ruột hồng tươi, hay là sò bị quá lửa, mồm há toác, ruột nhão nhoét, thì khi cho vào mồm cái thằng ngu ấy cũng đều thành ngon hết. Còn nếu người đàn ông của bạn là một gã sành ăn thì đừng dại gì dùng cách ấy. Bởi một thằng sành ăn sẽ giống như một tên thợ vá xe chuyên nghiệp, tháo cái săm xe ra, nhìn cái săm nát bét, thâm sì là nó biết ngay săm đã bị chọc bao nhiêu nhát, vá bao nhiêu lần.

Tôi vẫn khuyên mấy đứa ở đội của tôi nên chọn cách thứ hai, tức là tìm một lý do thật thánh thiện để biện hộ cho cái sự không hiện diện của cái tấm màng chết tiệt. Chỗ tôi, khá nhiều đứa đã chọn cách này, và giờ chúng đang có một gia đình rất vẹn tròn, hạnh phúc.

Có thể kể ra đây trường hợp của cái Tâm, biệt danh Tâm Giặc (vì nó nghịch như giặc). Hồi ấy, mới đang tán tỉnh nhau, chồng nó rủ nó đi đạp xe. Tuy nhiên, chồng nó chỉ vừa dắt cái xe đạp ra là nó ôm mặt sợ hãi, khóc thét, và không dám leo lên xe. Chồng hỏi tại sao, nó bảo rằng vì hồi nhỏ nó tập xe, đang đi thì cái yên xe bị rơi ra, nó không biết nên cứ vậy ngồi lên, bị cái khung xe dài dài, tròn tròn nó chọc cho một phát. Thành ra, giờ cứ nhìn thấy xe đạp là cái cảm giác đau rát khủng khiếp ấy lại ùa về… Chồng nó nghe thế thì thương nó quá, mới ôm nó vào lòng an ủi, dỗ dành. Vậy là chẳng cần phải giải thích nhiều, chồng nó cũng tự hiểu, nó đã bị cái khung xe đạp cướp mất đời con gái.

Một trường hợp nữa là của cái Thu, biệt danh Thu Kích (vì nó hay kích bác đểu). Mấy hôm đầu mới hẹn hò, đi chơi với chồng, nó ăn mặc rất hở hang, khêu gợi. Thằng chồng nó tất nhiên là không chịu nổi, cứ nhăm nhăm nhào tới đòi xơi. Nó cũng mặc cho chồng ôm hôn, tay chân quờ quạng đủ kiểu, nhưng nhằm lúc chồng đang cuồng nhiệt nhất thì nó đẩy bắn chồng ra, rồi cũng ôm mặt khóc tu tu. Khi chồng vỗ về, hỏi lý do tại sao thì nó mới nức nở rằng hồi mới dậy thì, nó đã bị ông anh họ bên nhà bà dì hiếp dâm, nên giờ, cứ đàn ông chạm vào người là nó rùng mình, hoảng loạn. Khóc một hồi xong, nó nhẹ nhàng ôm chồng từ phía sau, áp chặt bộ ngực to bự vào lưng chồng day day, thì thào vào tai chồng lời xin lỗi và bảo muốn chia tay, vì sợ không hoàn thành được nghĩa vụ của một người vợ.

Chồng nó cũng chỉ là một thằng đàn ông, mà đàn ông thì thường khó giữ được tỉnh táo trước những lời nỉ non và những hành động gợi đòn của đàn bà. Tại sao không thể tỉnh táo? Bởi lúc ấy máu đã không còn dồn về não, mà sẽ tập trung dồn vào chỗ khác, khiến cái chỗ khác ấy u lên thành một cục, và cái cục đó sẽ thay não, điều khiển mọi hoạt động của đàn ông. Bởi thế, thằng chồng nó lập tức quay lại, giọng tha thiết: “Đừng sợ! Có anh ở bên em đây rồi! Chúng ta sẽ cùng nhau phối hợp để giúp em quên đi ký ức đáng sợ ấy! Hãy tin anh, anh sẽ làm được!”

Mà đúng là thằng chồng nó làm được thật. Chỉ sau một hai lần phối hợp, những ám ảnh hãi hùng gây ra bởi ông anh họ bên nhà bà dì đã biến mất, nó đã tìm lại được chính mình: Cuồng nhiệt, đê mê, say đắm, như chưa hề có cuộc hiếp dâm.

Người đời có câu: Lấy đĩ về làm vợ chứ đừng lấy vợ về làm đĩ. Thế nghĩa là quá khứ không quan trọng, quan trọng là khi về với nhau sẽ thế nào. Trong tiếng Anh có từ “white lie” – nghĩa là lời nói dối vô hại. Và tôi cho rằng, việc nói dối chồng như hai trường hợp nêu trên cũng là “white lie”, bởi nó chẳng chết ai, chẳng khiến ai đớn đau, chẳng làm ai đói ăn, chẳng đẩy ai vào đường cùng ngõ cụt.

Mà thực ra đó cũng chỉ là cái màng mỏng tanh, việc nó bị rách bởi cái khung xe hay bởi công cụ chuyên dụng nào khác cũng không ảnh hưởng đến hạnh phúc của một gia đình. Cái quyết định đến hạnh phúc của một gia đình là sự thủy chung, là sự hết lòng yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho nhau – chỉ như thế thôi là đủ rồi, còn cái bí mật về cái màng trinh kia không cần thiết phải phanh phui.

Lại có người bảo rằng nếu nói dối chồng như vậy thì hạnh phúc có được chỉ là hạnh phúc giả tạo. Không hẳn! Hạnh phúc chỉ giả khi tình yêu và sự quan tâm dành cho nhau là giả. Còn nếu bạn yêu thật, và sự quan tâm dành cho người bạn yêu là thật, thì hãy tin tôi, hạnh phúc sẽ luôn là thật.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

[THĐP Review] Ngoại tình, Paulo Coelho – Con sâu nhỏ rồi sẽ hóa thành bươm bướm

0

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280

“Ah Paulo Coelho! Nhà giả kim!” Hẳn là không ít các bạn bật ra điều đó trong tâm trí ngay tắp lự. Nhưng hãy tạm quên chúng đi vì tôi sắp sửa nói về một cuốn tiểu thuyết hoàn toàn khác của tác giả người Brazil này. Nó mang tựa đề Ngoại tình. Những giá trị tinh thần đã được truyền đạt một cách xuất sắc thông qua cuộc hành trình khủng hoảng mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của một người phụ nữ. Rất có thể sau khi thưởng thức cuốn sách, ấn tượng nó để lại sẽ khiến câu cảm thán kia kéo dài ra thành “Ah Paulo Coelho! Nhà giả kim! Ngoại tình!”

(Các bạn biết không? Ông ta còn cuốn Mười một phút nữa đấy!)

Mọi chuyện bắt đầu khi nhân vật chính của tác phẩm, Linda, chợt nhận ra rằng cô đang sống một cuộc đời đơn điệu và nhàm chán ghê gớm, dù có hàng vạn kẻ ngoài kia mơ ước được giống như vậy – một gia đình êm ấm, một sự nghiệp thành công và đời sống vật chất dồi dào. Cô đang dần đánh mất đam mê với mọi thứ khi ở trong tự tẻ nhạt lặp lại ngày qua ngày. Và Linda đã rơi vào một biến động tâm lý khiến cô ấy buộc phải hành động để thay đổi, để thoát khỏi vòng lặp của sự đơn điệu và sau đó là vòng lặp của cơn trầm cảm.

Khi một người nhận ra mình đang ở vùng an toàn, ngọn lửa đam mê với cuộc sống đang ngày một tàn lụi, họ chợt thấy mình dần trở nên giống một cỗ máy được lập trình để làm việc hơn là một thực thể sống sinh động. Tiếng nói của linh hồn người ấy càng kéo đến dồn dập hơn nữa để thúc giục kẻ đó đi tìm giá trị sống đích thực cho chính mình. Ban đầu, họ sẽ hoang mang khi không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở bên trong nội tâm, rồi bất an hàng đêm khi lo sợ ngày mai thức dậy cái máng lợn cũ vẫn ở đó. Và nếu mọi chuyện cứ tiếp tục tái diễn, họ sẽ rơi vào một vực thẳm đen ngòm không lối thoát. Vì sao? Vì họ vừa sợ thay đổi và vừa sợ không thay đổi.

Nhưng cuối cùng Linda đã dám thay đổi, cô ấy đã lắng nghe tiếng nói của trái tim và tìm đến nơi bản thân sẽ lấy lại được niềm cảm hứng sống. Hay nói một cách khác đó là nhân vật chính đã quyết định nổi loạn: Ngoại tình, lên kế hoạch trả thù tình địch, v.v… Những giá trị đạo đức xã hội được thách thức, tòa án lương tâm cũng được một phen điêu đứng khi những hành động của người phụ nữ 31 tuổi đầy thành đạt này hoàn toàn dựa theo trực giác. Có thể nói, Linda là người có một bản năng sống rất mạnh mẽ: Cô ấy làm mọi cách để có thể đi đến câu trả lời cuối cùng cho chính mình, bất chấp việc trái phép tắc và trái pháp luật. Linda biết rằng chỉ có duy nhất một điều sẽ cứu chuộc chính mình khỏi hố đen của cơn trầm cảm đó là không làm trái tiếng gọi của linh hồn.

Không phải ngẫu nhiên tác giả lựa chọn nhân vật chính là một người nữ với một cuộc khủng hoảng tinh thần chứ không phải một người nam. Vì tính nữ là biểu tượng của trực giác, khả năng lắng nghe tiếng nói bên trong, những phức tạp và vi tế nhất của xúc cảm. Sẽ chẳng còn gì thích hợp hơn việc đi sâu vào thế giới tinh thần ấy thông qua bức tranh nội tâm của một người phụ nữ.

Nói đến đây tôi chợt hiểu ra vì sao người ta có cảm giác nhân vật Naoko trong tiểu thuyết Rừng Na-uy giống như một cái giếng không đáy sâu hun hút khi nàng trong cơn trầm cảm. Vì tác giả của Rừng Na-uy để góc nhìn từ một người khác – là nhân vật nam, nên chuyện nắm bắt được Naoko là điều bất khả. Đó là một trong những lý do khiến người đọc bị cuốn tiểu thuyết này ám ảnh và mê hoặc đến mức đắm chìm.

Paulo Coelho đã rất tài tình trong việc mô tả tâm lý nhân vật bằng cách để Linda tự kể lại chuyện đời mình, tự nói lên mọi suy tư, xúc cảm của bản thân. Người đọc không chỉ được nhìn ngắm một linh hồn trần trụi để có thêm cơ may thấu hiểu trạng thái của kẻ đó mà còn được học một bài học về cách đối diện với chính mình trong những giờ phút khó khăn của cuộc đời. Mọi biến cố diễn ra chỉ để chúng ta quay về với chính mình, khám phá ra những góc phần trước kia mỗi người chưa có cơ hội được bước tới. Dù rằng nó đen tối đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta không thể thoái lui được vì ván cờ đã bắt đầu.

Đọc những dòng tâm tư của Linda ta chợt thấy rằng mình cũng đã từng có những phút giây như vậy: Đơn độc, hoang mang, dằn vặt, bất an và bị choáng ngợp. Nhưng chính nhờ việc trải nghiệm những trạng thái đó, người phụ nữ này có thể nhận ra chính xác hành động nào của mình là đúng đắn, vì nó sẽ mang lại cho cô cảm giác về sự bình an trong tâm hồn. Đây chính là điều thú vị nhất tôi thấy được ở trong cuốn sách này khi cuộc hành trình trưởng thành của con người được gây dựng dựa trên bản chất nhị nguyên (hay cá nhân tôi vẫn gọi là “quy tắc phần bù”) Linda ngoại tình rồi sau đó nhận ra tình yêu thương vô bờ của người chồng dành cho mình. Cô trải qua sự nhạt nhẽo đơn điệu để tìm lại được cảm giác đam mê nồng nhiệt. Cô đánh mất điểm trụ vào cuộc sống để biết cách bám rễ vào nó sâu hơn bao giờ hết.

Chúng ta rồi cũng cần phải đi qua mọi thái cực để có một cái nhìn trọn vẹn về cuộc sống. Nếu bạn không yêu ai đó với hàng tá điều kiện đính kèm thì bạn sẽ chẳng có cơ may nào thấu hiểu về tình yêu vô điều kiện. Nếu bạn không điên đảo truy tìm sự bình an thì bạn sẽ không bao giờ biết thế nào là dừng lại cùng với sự tĩnh lặng vô bờ. Và nếu bạn không lạc lối ít nhất là một lần trong đời thì bạn sẽ chẳng thể tìm lại được con đường đích thực dành cho mình.

Chúng ta sống ở Trái Đất và làm một con người với không ít những góc phần ích kỷ, yếu đuối, thậm chí là bốc mùi thối tha. Nhưng chỉ khi nào chúng ta dám nhìn vào và chấp nhận những khía cạnh ấy để rồi hiểu ra sự sống đang biểu lộ hết mình ở mọi điểm cực thì chuyện thối hay thơm sẽ chẳng còn quan trọng nữa. Tất cả những gì còn lại là niềm vui sướng hân hoan khi ta có một trạng thái sống đầy trù phú.

“Ban đêm, với mọi vẻ quyến rũ của nó, là một con đường dẫn đến sự khai sáng, cũng như tận đáy giếng sâu có làn nước làm tan cơn khát, những bí ẩn của màn đêm mang chúng ta đến gần hơn với Chúa, màn đêm chứa ngọn lửa có thể thắp sáng linh hồn ẩn giấu trong bóng tối.”

Vậy nên chẳng cần nghe ngóng, hy vọng sách vở hay Thần Phật gì dạy bảo vì họ chẳng biết chúng ta đang ở giai đoạn nào đâu. Điều chúng ta cần làm là lắng nghe tiếng nói của tâm hồn và cứ thế tiến lên, không cần biết lý trí của mình hay miệng của người khác bảo chuyện đó là sai trái mức nào. Hãy cứ đi vì đến cuối cùng ta sẽ tự biết thế nào là đúng, ta sẽ trưởng thành. Con sâu nhỏ rồi sẽ hóa thành bươm bướm.

Ngoại tình đã mô tả được trọn vẹn cuộc hành trình của một con người tìm đến được khúc ca Khải Hoàn của chính mình. Đó là một sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn phát triển, là điểm nút của quá trình tiến hóa. Linda cần thay đổi, cần phá vỡ cấu trúc cũ để vươn tới một hình hài mới sinh động và tươi mới hơn. Thứ cô cần chính là lửa, sự biến đổi gốc rễ. Có rất nhiều trải nghiệm mang sắc đỏ như chiến tranh, bạo lực, cái chết, tình dục, v.v… Nhưng Paulo Coelho đã chọn tình dục để diễn tả cuộc biến đổi của người phụ nữ đầy ý chí ấy. Tình dục sẽ giúp người đọc dễ dàng thấu hiểu được trạng thái của nhân vật hơn khi sự tiếp cận sẽ đến từ cả cảm nhận vật lý và xúc cảm tinh thần.

Paulo Coelho cũng có một tác phẩm về đề tài tình yêu – tình dục mà tôi đã nhắc tới lúc ban đầu, đó là cuốn Mười một phút. Cô gái ở trong tiểu thuyết ấy đã thông qua những trải nghiệm về thể xác để vươn đến giá trị tinh thần cho chính mình. Họ đều bứt ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm cuộc sống, để thách thức giới hạn của bản thân. Cả hai nhân vật nữ này khiến tôi nhận ra rằng chỉ có kẻ nào dám sống thì sự sống mới ủng hộ, kẻ nào cất bước đi tìm thì trí tuệ mới soi sáng và kẻ nào thương yêu thì mới được tình yêu che chở.

Cuốn sách thật sự mang lại một nguồn cảm hứng và động lực sống mãnh liệt cho những ai đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc hay khủng hoảng tương tự. Nó giúp người ta tin tưởng vào cuộc hành trình mình đang đi sẽ mang lại những điều mà kẻ đó cần nhất để trưởng thành. Không quan trọng bạn là ai, miễn là bạn muốn tiếp tục sống thì hãy cứ dấn bước đừng ngại ngần hay lo sợ. Cơn đau có thể vẫn còn phảng phất và cái hố đen thăm thẳm có thể vẫn đang rình rập để kéo bạn trở lại. Nhưng bằng mọi giá bạn không được dừng chân. Vì dừng chân sẽ tương đương với việc bạn tự đi chôn sống mình vậy.

Tôi rất thích những chi tiết cuối cùng của cuốn sách, khi Linda nhảy dù và cô cảm thấy như mình đã thoát ra được khỏi thực tại đen tối. Người phụ nữ ấy thấy một khoảng không gian bất tận đầy mới lạ, một sự giao tiếp tinh thần rõ ràng với thiên nhiên đất trời, một sự bình an tuyệt đối. Nhưng điều quan trọng là khi trở về với mặt đất, Linda đã tìm lại được tình yêu bên trong mình, dẹp bỏ quá khứ thương tổn sang một bên và nâng niu cuộc đời này hơn bao giờ hết. Chuyến nhảy dù đó khiến tôi liên tưởng đến những người rơi vào trạng thái trầm cảm, khủng hoảng tinh thần nên tìm đến những chất kích thích, chất gây nghiện để trốn tránh cuộc đời. Họ không đủ tỉnh táo và sức mạnh để nhận ra rằng trải nghiệm “bay” đó là lời nhắc nhở người đó cần tách ra khỏi vòng lặp cũ chứ không phải là họ thật sự cần “bay” mãi như vậy. Vì quên mất cách yêu cuộc đời này rồi nên người ấy đang muốn về lại với Cha Trời hơn là sống tiếp với Mẹ Đất.

Paulo Coelho viết về đời sống hôn nhân gia đình cùng những cuộc mây mưa ngoài vòng kiểm soát. Nếu bạn lo ngại rằng mình chưa từng trải qua hôn nhân, cũng chưa từng nếm mùi tình dục hay thậm chí còn chưa từng yêu ai bao giờ nên sẽ chẳng thể hấp thụ được cuốn sách này thì bạn đã nhầm to rồi. Tất cả những thứ đó chỉ là cái vẻ về ngoài, là cái cớ, là phép ẩn dụ. Những giá trị mà cuốn sách truyền đạt nhiều hơn rất nhiều một cuộc ngoại tình.

“Có dò là để bắt thỏ, đặng thỏ, hãy quên dò.”

Văn phong của Paulo Coelho rất cởi mở, vững chãi, ngôn từ không hề rườm rà, hoa mĩ. Kết cấu truyện cũng rất đơn giản, dễ nắm bắt, đi thẳng vào vấn đề nhưng khối lượng nội dung thì thật sự đồ sộ. Phần cuối cùng của tác phẩm hiện ra hàng loạt những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như đại bàng, sông núi, mặt trời, chuyến bay, chân chạm đất, tuyết rơi, năm mới, số 12. Chúng như là những từ khóa đúc kết lại nội dung cốt yếu của toàn bộ tác phẩm về sự bứt phá, rộng mở trong nhận thức tâm linh cũng như sức mạnh nội tại, sự kết thúc một cuộc hành trình, mở ra một cuộc đời mới với nhiều đam mê, sức mạnh và sự lạc quan. Ở đây, Ngoại tình là một câu chuyện kết thúc có hậu.

“Nhưng một điều sẽ mãi mãi để lại dấu vết trong Tâm linh vũ trụ: Tình yêu của tôi. Bất chấp những sai lầm, những quyết định khiến người khác phải đau khổ, và những khoảnh khắc khi bản thân tôi nghĩ nó không tồn tại.”

9/10 là điểm dành tôi cho tác phẩm này.

Chúc các bạn có những cuộc hành trình giàu ý nghĩa.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: adayroi

7 cuốn sách bạn nên đọc thay vì học MBA

VỨT TẤM BẰNG MBA ĐI, CHỈ CẦN ĐỌC BẢY CUỐN SÁCH NÀY LÀ ĐỦ!

Bạn có thể chi 250.000 USD để học một chương trình MBA hoặc dành những ngày cuối tuần để đọc những tác phẩm kinh điển sau đây. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

1. As a Man Thinketh
Tác giả: James Allen

Bài học từ cuốn sách: Hầu hết mọi người thuộc tầng lớp lao động đều có các quan niệm sai lầm rằng cuộc sống của họ là kết quả của số phận, may mắn hoặc do túng thiếu. Nhưng cần nhớ rằng cuộc sống của bạn là do chính tay bạn tạo nên.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Một người đàn ông chỉ thực sự trở thành đàn ông khi anh ấy không còn rên rỉ, chửi rủa hay đi tìm công lý cho cuộc đời mình. Và khi đã điều chỉnh được tâm trí, anh ta không còn buộc tội người khác như một nguyên nhân gây ra tình trạng này, anh ấy trưởng thành hơn trong suy nghĩ, không còn đổ tội tại hoàn cảnh và biết cách sử dụng chúng để hỗ trợ cho mình.”

2. Rich Dad Poor Dad
Tác giả: Robert T.Kiyosaki

Bài học từ cuốn sách: Ngoài những điều cơ bản của tài chính cá nhân (không có thành công nào vô nghĩa), cuốn sách này còn giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp tự tay bạn xây dựng và sở hữu là nguyên nhân đáng tin cậy nhất để đạt được sự giàu có. Nó đập tan định kiến về một công việc làm công ăn lương và chỉ cho bạn cách suy nghĩ giống như một doanh nhân.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Nhân loại được chia thành người giàu và người nghèo, chủ sở hữu và kẻ bị bóc lột, việc trừu tượng hóa bản thân là nguyên tắc cơ bản để phân loại và cũng là nguyên tắc đối lập giữa giàu và nghèo. Hãy trừu tượng hóa bản thân từ những việc đơn giản nhất.”

3. Who Moved My Cheese?
Tác giả: Spencer Johnson

Bài học từ cuốn sách: Có rất nhiều sách viết về sự đổi mới, sự đột phá và mỗi cá nhân, công ty phải làm thế nào để thích ứng với tốc độ thay đổi nhanh chóng này. Trong trường hợp này thì chẳng có sách nào dạy được cả tuy nhiên tác giả giải thích rất ngắn gọn và sinh động.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Những gì bạn sợ hãi không tệ như bạn tưởng. Việc xây dựng nỗi sợ hãi trong tâm trí bạn còn tồi tệ hơn việc bạn phải đối mặt với nó.”

4. The Elements Of Style
Tác giả: William Strunk Jr. and E.B.White

Bài học từ cuốn sách: Bây giờ việc gửi email, nhắn tin và tham gia mạng xã hội là điều cốt lõi của giao tiếp kinh doanh, khả năng viết lách tốt chưa bao giờ cần thiết hơn thế. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành một nhà văn giỏi hơn trước kia và chắc chắn là viết tốt hơn các đồng nghiệp của mình.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Giọng văn đầy khí lực và ngắn gọn. Một câu không nên chứa các từ không cần thiết, hoặc một đoạn không cần thiết. Giống như việc vẽ không cần dòng và một chiếc máy hoạt động không cần những bộ phận vô dụng.”

5. The One Minute Manager
Tác giả: Kenneth Blanchard và Spencer Johnson

Bài học từ cuốn sách: Nếu có một định nghĩa tốt hơn hay đơn giản hơn về một người quản lý tốt thì tôi chưa tìm ra. Nhưng cuốn sách này chứa đựng nhiều kiến thức kinh doanh (và cách để đưa nó vào sử dụng) hơn một chục thư viện nghiên cứu khác. Những ai đã và sẽ trở thành ông chủ thì nên đọc cuốn sách này.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Nếu bạn không thể cho tôi biết những gì bạn mong muốn đạt được, bạn chẳng có vấn đề gì đáng để quan tâm. Thì bạn chỉ đang kêu ca mà thôi. Một vấn đề chỉ tồn tại khi có một sự khác biệt giữa những gì đang xảy ra và những gì bạn mong muốn xảy ra.”

6. How To Lie With Statistics
Tác giả: Darrell Huff

Bài học từ cuốn sách: Cuốn sách này dạy bạn những mánh khóe mà người ta thường hay sử dụng trong kinh doanh. Đó chắc chắn là một trong 10 cuốn sách đọc để “mở mắt” mà mỗi doanh nghiệp nên đọc.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Các ngôn ngữ bí mật của số liệu thống kê được sử dụng để gây giật gân, thổi phồng, gây nhầm lẫn. Các phương pháp thống kê và thuật ngữ thống kê rất cần thiết trong việc báo cáo về dữ liệu của xu hướng kinh tế xã hội, kinh doanh, điều tra dân số… Nhưng nếu người viết không trung thực và có sự hiểu biết thì độc giả đọc cũng chẳng hiểu gì, và tất nhiên kết quả chỉ là những từ ngữ vô nghĩa.”

7. The Greatest Salesman In The World
Tác giả: Og Mandino

Bài học từ cuốn sách: Nếu bạn không thể bán ý tưởng của bạn, sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ của bạn thì bạn không bao giờ thành công trong kinh doanh. Bạn có thể đọc hàng chục cuốn sách về bán hàng nhưng tất cả đều dẫn đến những chân lý cơ bản trong cuốn sách này, mà chắc chắn một điều nó nằm trong 10 cuốn sách dạy về bán hàng bán chạy nhất trong thời gian này. Cuốn sách này không chỉ giúp bạn thành công hơn trong kinh doanh, nó còn giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống.

Đoạn trích dẫn hay nhất: “Tôi sẽ sống ngày hôm nay như thế nó là ngày cuối cùng của tôi. Ngày hôm nay là tất cả những gì tôi có và là vĩnh cửu của tôi, tôi chào đón mặt tròi mọc với tiếng khóc của niềm vui sướng như một tù nhân vừa được ân xá khỏi cái chết, tôi nhấc cánh tay mình lên như một lời cảm ơn vì món quà vô giá này khi cho tôi một ngày mới.

Tôi sẽ đấu tranh quyết liệt với một lòng biết ơn cho những ai chào đón bình minh của ngày hôm qua nhưng đã không còn sống trong ngày hôm nay nữa. Tôi là một người đàn ông thực sự may mắn và ngày hôm nay như là món tiền thưởng, thật không xứng đáng. Tại sao tôi lại được phép sống thêm một ngày nữa trong khi những người khác tốt hơn tôi lại phải ra đi? Có phải họ đã hoàn thành mục đích của họ trong khi tôi vẫn chưa đạt được nó? Đây có phải là một cơ hội cho tôi trở thành người đàn ông mà tôi tin rằng mình có thể làm được?”

Theo Trí Thức Trẻ/Geoffrey James

*Featured Image: TeroVesalainen 

Những nhầm lẫn trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái

Trong tất cả các tình cảm giữa người với người, không có tình cảm nào giàu tính bao dung, vi tha và vô vị lợi như tình yêu cha mẹ dành con cái. Ngay cả tình yêu trai gái, là đề tài muôn thuở của văn chương, cũng không thể nào sánh được với tình yêu vô vị lợi này của các bậc làm cha làm mẹ.

“Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Thế nhưng, không phải đứa con nào cũng có phước đón nhận được tình cảm thiêng liêng và quý báu này của các bậc sinh thành. Có những đứa con ước gì chúng không được sinh ra, vì chúng đã không may được làm con của những bậc cha mẹ xấu xí. Có những đứa con lại thèm thuồng và ao ước được một lần đón nhận tình yêu của cha mẹ, vì họ chưa một lần biết đến mặt cha mẹ của mình từ lúc sinh ra. Còn phần lớn chúng ta sinh ra, ai cũng có cha mẹ, có sự chăm sóc yêu thương của họ. Chúng ta là những người may mắn, những đứa con có phúc.

Và hôm nay, tôi muốn viết cho những đứa con may mắn vì có cha mẹ. Bạn sẽ không tìm được ở đây một bản tình ca hùng tráng đầy lòng vi tha, bao dung của các bậc sinh thành, bởi tôi xin nhường lại người khác viết những lời ngợi ca, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Còn trong bài này, tôi mạn phép viết về những điều chưa hẳn đẹp đẽ trong biển trời bao la cha mẹ dành cho con cái. Không phải để oán trách các bậc sinh thành hay kết án họ, mà để chúng ta cùng nhau hiểu hơn về họ, thông cảm cho họ và hơn hết là để chúng ta, những bậc cha mẹ tương lai không đi lại về xe đổ của cha mẹ mình.

Con cái là sở hữu của cha mẹ?

Một cái gì đó là sở hữu của một cái gì đó, thì thứ bị sở hữu không còn cái quyền đưa ra các quyết định. Quyết định thật sự thuộc về đối tượng được sở hữu.

Tôi sở hữu một chiếc xe máy, một mảnh đất, một con chó… nên tôi có quyền trên mọi thứ đó. Đối với những thứ vô tri, vô giác, quyền của tôi là hoàn toàn hợp lý. Vậy còn đối với con cái của tôi thì sao? Chúng có thật sự là một sở hữu của vợ chồng tôi?

Có lẽ trong những thứ liên hệ với cuộc sống của chúng ta, chẳng có gì phản ánh rõ ràng  thành quả của mình hơn ngoài con cái. Chúng được sinh ra bởi tôi, chúng đón nhận những đặc tính di truyền mà tôi có, chúng mang trong mình sự sống của tôi, và hơn nữa là chính vợ chồng tôi nuôi dưỡng nó nên chúng đương nhiên phải là sở hữu của cha mẹ chúng. Đối với phần lớn gia đình Việt Nam, quan niệm “con cái là sở hữu” của cha mẹ vẫn là một điều được chấp nhận.

Nhưng sự thật, con cái có phải là sở hữu của cha mẹ?

Không, chắc chắn con cái không phải là một cái gì đó để cha mẹ sở hữu như họ sở hữu một tài khoản ngân hàng, một ngôi nhà, hay một con chó. Mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ không phải là giữa nô lệ và ông chủ, giữa kẻ làm thuê và người đi thuê, mà là mối quan hệ đặt trên giá trị sự thăng hoa của sự sống.

Tôi truyền cho con tôi sự sống, và nó là sự tiếp nối của một sự sống sẽ vụt tắt khi thần chết gõ cửa. Bạn sẽ không thể tìm được mối dây liên hệ nào như trên trong các vật sở hữu mà bạn có. Khi sở hữu là chúng ta đã tách rời mối dây liên hệ sự sống này ra khỏi bản thân, và biến thứ sở hữu thành một điều gì đó ngoại lai.

Sự thăng hoa, hay sự tiếp nối sự sống từ cha mẹ đến con cái là một sự liên kết vô hình nhưng có sự ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ và cả ý chí tự do. Nhưng dù sự không rõ ràng trong mối liên kết giữa cha mẹ và con cái, đây vẫn luôn là mối quan hệ được đặt trên tình yêu thương chứ không phải trên sự chiếm đoạt.

Con cái không phải là bản sao của cha mẹ và xã hội.

Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp cho con cái mình, nhưng không phải ai cũng biết điều con cái họ cần là gì. Vì thế, cha mẹ thường áp đặt suy nghĩ, ý muốn, và các dự định của mình cho các con. Các ý muốn của cha mẹ, sự áp đặt của họ lên những đứa trẻ, thường được ngụy trang bởi thứ gọi là “tình yêu”. Ranh giới giữa tình yêu vô vị lợi và vị lợi mong manh chẳng khác nào sự mập mờ của một buổi hoàng hôn, không thể phân biệt khoảnh khắc nào là điểm kết thúc của ngày và sự bắt đầu của đêm. Các bậc cha mẹ đã vô tình biến con cái mình thành một bản sao của chính họ.

Một bản sao dù hoàn chỉnh và đẹp tới đâu thì vẫn là một bản sao, và không bao giờ có thể là bản gốc. Hay nói đơn giản, khi biến con cái thành một bản sao, cha mẹ đã vô tình lấy đi sự sống đích thực mà con cái họ cần vươn tới.

Nếu cha mẹ không có quyền áp đặt suy nghĩ, ý muốn của mình lên con cái, thì họ nên làm thế nào để dạy dỗ con cái đây? Lẽ nào ôm con bỏ chợ, hay là để cho lòng tốt hiếm hoi của xã hội dạy dỗ con cái mình?

Cha mẹ không nên biến con cái mình thành bản sao, không đồng nghĩa là họ không có trách nhiệm phải dạy dỗ con cái họ. Sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ cần đến tình yêu của cha mẹ, và hơn nữa trách nhiệm của cha mẹ là dạy dỗ con cái. Có lẽ câu hỏi lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ là: Nên giáo dục con cái thế nào để chúng là chúng, mà không phải là bản sao của cha mẹ chúng?

Bởi một thực tế là có quá nhiều người đủ tuổi để sinh con đẻ cái, nhưng lại chưa đủ nhận thức, kiến thức để trở thành các bậc cha mẹ. Và vì thế, việc nhầm lẫn giữa ý muốn riêng tư của mình và tình yêu dành cho con cái, hay tệ hơn là phó mặc cho xã hội, chính quyền giáo dục là chuyện đang xảy ra hàng ngày và vô tình biến chúng nếu không là bản sao của mình, thì cũng là bản sao của một ý thức hệ nào đó.

Con cái không phải bao giờ lớn.

Tình yêu các bậc cha mẹ dành cho con cái đi mãi cũng năm tháng, dù thời gian có cộng vào hay trừ đi mọi thứ ở họ như sức khoẻ, nhan sắc, tiền bạc. Chính điều này tạo sự khác biệt giữa các mối quan hệ khác trong xã hội. Nhưng có phải tất cả tình yêu các bậc cha mẹ dành cho con cái đều hữu ích?

Tôi không nói tốt và xấu, vì tình yêu phát xuất từ trái tim chân thành đều tốt đẹp, đặc biệt là tình ruột thịt. Nhưng có những sắc thái làm cản trở sự trưởng thành nơi người được nhận. Có những bậc cha mẹ yêu con họ tới mức hầu như làm mọi thứ thay con của mình, cho dù chúng đã lớn như những con sư tử trưởng thành. Nhưng con người không phải là sư tử để có thể tự lập khi đủ lớn. Nên những đứa trẻ suốt ngày được sự bao bọc của phu huynh chúng sẽ đánh mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ mình, và tự phát triển trong cuộc sống.

Cách giáo dục và yêu thương quá đà này của một số các bậc làm cha làm mẹ khiến xã hội có một bộ phận không nhỏ thanh niên sống như những đứa trẻ. Họ trở nên lười biếng, lệ thuộc, hay ca vãn, thiếu sức đề kháng trước nghịch cảnh. Trong môi trường gia đình như thế, những đứa con chưa bao giờ lớn sẽ đánh mất luôn khả năng tự phân, tự quyết là những điều cần thiết để trở thành một người trưởng thành và độc lập trong cuộc sống.

Những gì tôi vừa trình bày có thể không phán ảnh đúng toàn bộ mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong xã hội Việt Nam, nhưng tôi dám chắc số lượng người có quan điểm trên khi làm cha làm mẹ là không nhỏ. Với mong muốn là đập tan những suy nghĩ sai lầm trong các mối quan hệ giữa người với người, để tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn nên tôi hy vọng các bạn sẽ cùng nhau chia sẻ những suy tư, những tri thức cần thiết để chúng ta cùng nhau học hỏi và phát triển bản thân.
Tác giả: Joseptuat

*Featured Image: hansbenn

 

[THĐP Review] Rừng Na-uy, Haruki Murakami – Những bài học đến từ bệnh tật và cái chết

0

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280

Rừng Na-uy ư? Mình sẽ viết gì đây? Tình yêu ư? Hay lại tình dục? Đã có quá nhiều người nói về những điều đó ở trong cuốn sách này rồi. Sao giờ?”

Tôi đã bối rối như vậy khi đặt bút viết và cũng không phủ nhận rằng những nội dung của cuốn sách đã làm bản thân choáng ngợp ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Nhưng sau khi đã viết ra mọi thứ đánh động chính mình ở lớp bề mặt, tôi bắt đầu nhìn ra được những giá trị hoàn toàn khác. Chúng lẩn khuất ở những góc tối đến từ bệnh tật và cái chết.

Ung thư rồi chết, trầm cảm rồi tự vẫn là những câu chuyện xuyên suốt Rừng Na-uy. Chúng cứ gối chồng lên nhau hết lớp này đến lớp khác trong một sự âm thầm ám ảnh vì những yếu tố thu hút hơn – tình yêu, tình dục – đã lấn át đi phần đáng kể. Đặc biệt, tác giả đã dắt người đọc đi qua những tình huống bệnh và chết ấy rất đỗi nhẹ nhàng như thể chuyện hàng ngày hít thở không khí vậy.

Người ta nói rằng:

“Không có một tinh thần bạc nhược trong một thể xác tráng kiện, hay một tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn.”

Còn bản thân tôi lại thấy con người ta sẽ đều cần đi qua những trạng thái thiếu cân bằng giữa tinh thần và thể chất (tức là tráng kiện và bạc nhược trộn lẫn nháo nhào) để có thể học được một điều gì đó đáng giá đằng sau đó. Nếu không thể đi qua thử thách này, thì đến một ngày không xa, họ cũng sẽ tiến về nơi 100% bệnh hoạn rồi chết – theo đúng nghĩa đen vậy.

Những tổn thương vật lý chính là hồi chuông cảnh báo người ấy cần quay trở về lắng nghe tiếng nói của chính bản thân mình và buông đi những tư tưởng hay thói quen sống tiêu cực. Những biểu hiện của bệnh tật là thứ nhắc nhở chúng ta về điều gì đó bất ổn sâu thẳm bên trong tâm hồn mình và cần được điều chỉnh lại.

Cơ thể là thứ vô cùng trung thực và thông minh, trong khi càng về sau, con người lại càng xa rời với trí tuệ thể xác. Họ đánh mất bản năng, đánh mất niềm tin vào sức mạnh vật chất của mình và để cho những viên thuốc, những mũi tiêm, những lần xạ trị làm mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Tôi không nói rằng y học là điều gì đó không đáng tin cậy. Nhưng trong trường hợp một người không thấu hiểu được trạng thái tinh thần và thể chất của bản thân thì những hỗ trợ y khoa sẽ dễ trở thành nhát rìu cuối cùng vào thân cây sắp đổ.

Việc lắng nghe tiếng nói của cơ thể giúp người ta có thể đi đến tận cùng được nguyên nhân của bệnh tật và đau đớn. Tất cả chúng đều có một hạt mầm trước đó, nhưng họ chỉ loay hoay với việc gạt bỏ đi những triệu chứng khó chịu bên ngoài. Rừng Na-uy đã hướng người đọc đi tìm nguyên nhân của vấn đề khi đẩy những kết cục của các nhân vật đến điểm tận cùng.

Chúng ta biết tại sao Naoko lâm bệnh nhưng sự phục hồi của nàng lại vẫn là điều không thể dự báo được. Không phải cứ nhận ra nguyên nhân của vấn đề là mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó vì những bài học vẫn còn tiếp diễn. Quá trình tương tác với nhau giữa thể xác và tinh thần lại được đặt vào một thử thách mới đó là việc quyết định hỗ trợ lẫn nhau hay đổ lỗi cho phần còn lại. Tức là sẽ có hai loại độc thoại sau ở bên trong một người: “Cứ từ từ rồi mày sẽ khá lên thôi dạ dày ạ, tao biết mày căng thẳng vì chuyện gì rồi” hoặc là “Dạ dày đang đau vậy đấy, làm sao mà tao vui vẻ cho nổi”. Đó là một ranh giới rất mong mạnh giữa việc sử dụng phần mạnh khỏe hơn để xoa dịu phần đau ốm và việc để cho bệnh tật kéo dài thêm bằng việc dựa dẫm hay đổ lỗi.

Sức mạnh và sự yếu đuối tồn tại cùng một lúc, trong cùng một thực thể và khiến cho sự lựa chọn của mỗi người trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Không thể đơn giản nói một câu rằng: “Hãy đứng về phía sức mạnh và mọi thứ sẽ ổn cả”, mà là phải sống trong câu nói đó từng phút giây. Tức là, bản thân phải tự sản sinh ra sự tỉnh táo, kiên trì và nhiệt huyết, dù cho bệnh tật có đang khiến người ấy trở nên mệt mỏi, nóng vội và yếu đuối.

Quá trình quan sát chính mình khi bị bệnh thật sự rất thú vị đối với những ai muốn phát triển và học hỏi. Và chỉ với thái độ đó thì người ấy mới có thể quan sát được. Nếu không thì tất cả những gì họ biết là lịch hẹn gặp bác sĩ, số liều thuốc phải uống sau mỗi bữa ăn và những hình dung mơ hồ về chữ nghĩa khắc trên bia mộ của mình. Hoặc là người đó sẽ tinh chiết ra được sự kiên nhẫn, niềm tin và sự mạnh khỏe khi rơi vào mớ hỗn độn của sự nghi ngờ, hoang mang và lệch lạc hoặc là họ đánh mất dần đi những tinh túy của chính mình khi ngày ngày ở trong vòng xoáy đó.

Rừng Na-uy đã diễn tả được hầu hết những trạng thái của con người trong quá trình vươn lên này. Có kẻ vật vã lâu dài rồi cũng tự kết liễu đời mình, nhưng cũng có kẻ tưởng rằng mãi mắc kẹt thì lại vươn lên vào một phút giây huy hoàng nào đó. Cuốn sách đã trải ra trước mắt người đọc cả một con đường, cả một cuộc chiến dù khi đọc lên người ta chẳng thấy nó có gì đáng chú ý, nhưng thật sự nó lại đang sục sôi hơn lúc nào hết chỉ chực vỡ òa. Rừng Na-uy như một ngày trước bão nhưng lại đang mang cả cơn bão trong mình!

Chưa dừng lại ở những bài học cá nhân của những người trải qua đớn đau và bệnh tật, thần Bệnh còn mang đến những bài học liên đới dành cho những người xung quanh chúng ta. Đó là sự đồng cảm, yêu thương và chia sẻ. Nhìn vào cuốn tiểu thuyết này, chúng ta không thể không nhìn thấy tình yêu của các nhân vật dành cho nhau, sự kiên trì bền bỉ của họ khi đi qua những quãng đường gian khổ nhất của cuộc đời. Họ nâng đỡ nhau dù chẳng biết rằng ngày mai sẽ nhìn thấy điều gì: Sự tái sinh của người kia hay một màn tự vẫn đường đột. Đó là cách con người trưởng thành và kết nối với nhau. Chỉ trong chông gai thử thách, chúng ta mới nhận ra đâu thật sự là người thương yêu mình.

Câu chuyện của Wantanabe, Naoko, Kizuki, Reiko khiến tôi chợt nhớ đến một loạt những tiểu thuyết như Nhật ký, Đoạn đường để nhớ của Nicholas Sparks và Khi lỗi thuộc về những vì sao của John Green. Ở đó, người đọc cũng được chứng kiến sức mạnh của tình yêu và sự kiên trì trong những hoàn cảnh ốm đau ngặt nghèo. Chẳng bệnh nào giống bệnh nào nhưng sự đồng cảm, sẻ chia và đồng hành cùng nhau thì vẫn luôn làm nên những câu chuyện có sức lay động mãnh liệt.

Thần Bệnh mang đến cho ta tình yêu, sức mạnh và sự thông thái thông qua quá trình biến đổi và thanh lọc. Còn Thần Chết cũng mang cho ta bằng đấy món quà nhưng bằng một con đường quyết liệt khác: Buông bỏ.

Người chết, những cái quan tài, những đám ma xuất hiện chỉ là những dấu hiệu nhắc nhở về một sự kết thúc hoàn toàn và đi theo đó là sự tái sinh mới mẻ. Một cánh cửa đã đóng lại và hãy sẵn sàng để đón nhận những cánh cửa khác mở ra. Một vài nhân vật trong Rừng Na-uy đã chết theo đúng nghĩa đen để thấy rằng bản thân họ không thể buông bỏ được những nỗi đau đớn trong quá khứ, những hình bóng cũ đã mục rữa theo thời gian. Họ không thể làm được hành động buông bỏ đó trong tâm hồn nên sự chết chóc đeo bám họ đến tận nơi thể xác. Những con người đó mãi đi cùng với cánh cửa đã khép chặt.

Chúng ta đều cần những cái chết trong tâm hồn, những sự sụp đổ của tượng đài niềm tin hay kỳ vọng. Nếu một người không thể nhận ra được sự sụp đổ đó thì sớm muộn trạng thái ấy sẽ kéo tới thế giới vật lý của họ. Những vỡ nát bên trong là để mỗi người nhận ra rằng chúng không còn phù hợp, không thể cứu vãn được nữa và cần buông đi hoàn toàn để gây dựng nên một hệ thống mới vững chãi hơn. Kizuki đã chết nhưng Naoko vẫn còn quanh quẩn nơi những ký ức xưa cũ, đến mức không thể hiện diện trong thực tại mới có Wantanabe đang thương yêu hết mực. Rồi đến khi Naoko chết thì Wantanabe lại rơi vào một bài học tương tự… Nhưng cậu ấy đã vượt qua được. Đó là những gì khiến cho Rừng Na-uy trở nên đáng giá!

(Nếu lần sau các bạn có nhìn thấy một đám tang thì đừng vội đi ghi số đề, hãy quan sát bên trong mình, hẳn là vừa có điều gì đó kết thúc!)

Bệnh tật và chết chóc có thể trở thành những thứ đáng sợ và ám ảnh chúng ta. Nhưng chúng là một phần của sự sống, mà sự sống luôn trù phú. Vậy nên nếu mỗi người dám đón nhận những món quà mà những trải nghiệm đau đớn mang lại thì kẻ đó sẽ sớm trở nên giàu có và rộng mở về tâm hồn. Bạn đang bị bệnh ư? Đừng vội bỏ cuộc, con đường thành công đang ở ngay trước mặt kia rồi!

Cuốn tiểu thuyết Rừng Na-uy này là một sản phẩm xuất sắc, nơi rất nhiều khía cạnh khác nhau được lồng ghép. Nó không chỉ để cho người ta nghiền ngẫm nhiều ngày về những giá trị của tình yêu, tình dục, bệnh tật, cái chết mà chính là nơi họ nhìn thấy được sự đan xen chồng lớp của thực tại sống. Những gì tôi vừa đề cập qua chỉ là một lớp của tác phẩm này, chỉ là một góc của bức tranh mà thôi.

Âm hưởng chung của cuốn sách là một sự trầm buồn, lúc tỏ lúc mờ, cảm giác như không gian và thời gian đều đang bị kéo giãn ra theo đúng như dòng hồi tưởng của tác giả. Rừng Na-uy mê hoặc người đọc bởi sự âm thầm mà đầy sục sôi của sức mạnh và nghị lực sống. Vì đến cuối cùng tất cả mọi chuyện, chúng ta đều cần quay về với ý chí của chính mình ở thẳm sâu bên trong. Đó là thứ giúp chúng ta định hướng và tồn tại trong cuộc đời. Khi hai ông Thần kia gõ cửa thì hãy sẵn sàng vì những lão già tinh quái đó sẽ bắt đầu lung lay gốc rễ của chúng ta để kiểm tra mức độ bám trụ của mỗi người.

Rừng Na-uy đã vẽ nên bức tranh tường tận về cuộc đời của vô số con người khi chỉ kể chuyện của một vài cá nhân. Tác giả đã khiến người đọc nhìn thấy mình trong mọi nhân vật. Nếu như mất 10 giờ để đọc xong cuốn sách thì 10 giờ đó chúng ta được đi qua hàng loạt những góc phần của chính mình như một thước phim sống động.

Tuy nhiên, chính vì sự quá cuốn hút khiến độc giả dễ dàng chìm đắm mà cuốn sách có thể kéo người ta đến với điểm cực của sức mạnh hoặc dẫn họ tới tận đáy của sự tuyệt vọng. Lần đầu tiên, mọi góc tối của bản thân đều được phơi bày hết thảy chỉ thông qua việc đọc một cuốn sách. Lúc đó, tôi cảm thấy như thể mình đã rơi vào giữa một vùng hiểm họa. Để rồi sau này, tôi nhận ra đây chính là điểm nút của cuộc khai sáng.

9/10 là điểm mà tôi dành cho tác phẩm này. Rừng Na-uy không phải là một thứ để giải trí chơi bời, nó là một thử thách đáng gờm.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Chúng ta có thật sự cần “sự công nhận xã hội” (social approval)?

Tôi là một sinh viên ngành khoa học máy tính, vì vậy sẽ có một số khái niệm liên quan đến máy tính được đưa ra để hỗ trợ cho nội dung của bài viết. Song, bạn không cần hiểu biết về máy tính để hiểu được những gì tôi sắp viết, và mục đích chính vẫn là suy nghĩ về thứ tôi cho là “sự công nhận xã hội”.

Trước hết, “công nhận xã hội” là gì? Đây là một danh từ tôi bắt gặp trong bài viết của Eric S. Raymond, How to become a hacker. Một chút lạc đề, nhưng cần thiết: Định nghĩa về hacker. Rất khó để nói, nhưng với tôi, họ là những người có đam mê tột độ với máy tính, am hiểu mọi thứ về nó. Trong bài viết, tác giả có viết một đoạn tạm dịch sang tiếng Việt như sau:

“Nếu bạn không phải là kiểu người như vậy (như tôi đã nói ở trên, đam mê máy tính), thì bạn cũng phải biến mình thành như vậy. Nếu không, năng lượng hack (hacking energy) của bạn sẽ bị thui chột bởi tình dục, tiền bạc và sự công nhận xã hội (social approval).”

Điều này có liên quan gì? Hacker ở đây, không chỉ là những người nhiệt huyết, mà còn làm công việc chẳng mấy ai làm nổi, trong khi không lấy một đồng thù lao, cũng không cần thiên hạ biết đến.

Nếu bạn thử sống như vậy, làm những điều mình yêu thích đến mức quên đi mọi thứ xung quanh, đạt đến tầm nhận thức sâu nhất, liệu hình ảnh của bạn trong xã hội này, thế giới này có còn quan trọng?

Và tôi thấy được 2 mặt trong nhiều cái 2 mặt khác của xã hội này.

Mặt thứ nhất (cũng có thể là mặt thứ hai, vì 2 mặt đều như nhau) có thể thấy được khi đặt mình vào một con nguời bình thường trong xã hội này. Con người, theo tôi, trong bản chất có nhiều tính chất khác nhau thứ sẽ chiếm ưu thế hơn so với tính chất khác khi được đặt trong môi trường thuận lợi cho sự chiếm ưu thế ấy. Chẳng hạn, làm việc cùng những người nhiệt huyết, bạn thấy khí thế của mình tràn trề; làm việc cùng những người lười nhác, bạn thấy chán nản. Kết quả là bạn sẽ rút lui để tìm môi trường khác nhằm phát huy tính chất mình cần, hoặc bạn sẽ cố chịu đựng cho đến khi bị nuốt chửng bởi môi trường ấy. Nếu không, bạn phải quay lại lựa chọn đầu tiên. Và môi trường tôi đang nói đến ở đây là xã hội hiện tại.

Con người sinh ra và bị kẹp chặt trong vòng luẩn quẩn: Chào đời, tập đi, tập nói, đến trường, trải qua vài cấp học, vào đại học, tốt nghiệp, đi làm, lấy vợ, tái sản xuất, già rồi chết. Và tôi nghĩ rằng, có phải đôi khi, chính những cá nhân nhận thấy cái vòng ấy đã bứt ra, tìm cho mình một chỗ đứng riêng, để được “xã hội công nhận”. Từ đó, có người được cả xã hội biết đến, có người sống cả đời chẳng được ai hay.

Nhưng chính điều này phát sinh mặt thứ 2 của nó: Con người càng ngày càng cho rằng được xã hội biết đến là một điều vô cùng quan trọng mà quên mất rằng con người ấy có xứng đáng được như vậy và điều ấy có ý nghĩa gì không hay là vô nghĩa.

Tôi xin được nói về vế thứ nhất trước. Sống trong xã hội Việt Nam, tôi chỉ nhìn thấy xiềng xích của nó. Tôi không dám nói đến nước ngoài, vì đến giờ những gì tôi biết về họ chỉ qua internet. Tôi thấy buồn, vì đến giờ, tôi vấn thấy vẻ ấu trĩ trong cách suy nghĩ của chúng ta. Không phải là nền giáo dục nói riêng, mà cả một hệ thống tư tưởng nói chung định hình khao khát này.

Thử lấy ví dụ về ô tô. Bạn cũng biết, đất nước Việt Nam nhỏ hẹp, nên đường xá cũng rất keo kiệt. Đó là lý do mà chính quyền đánh thuế mạnh vào ô tô và moto phân khối lớn. Người có tiền để gánh được thuế, thì mua. Người này thấy người kia mua được, cũng cố chết làm việc để mua được cái moto cho bằng người. Cái cố chết ấy, không phải từ khao khát được công nhận, thì từ đâu? Có người sẽ phản biện rằng họ có tiền thì họ mua. Điều ấy hoàn toàn đúng, và tôi chưa hề phủ định. Song ở đây, tôi đang bàn về những quy luật chung nhất.

Hay như cách chọn nghiệp của các bạn trẻ. Theo tôi thấy, đa số người chọn theo ý ba mẹ hoặc chọn bừa, hoặc chọn ngành đang hot, dễ kiếm tiền. Ba mẹ muốn con cái vào trường top, tốt nghiệp mang danh hiệu này nọ, cũng chỉ là để oai với thiên hạ. Nếu không phải, thì sao nhiều bậc phụ huynh lại phát khùng khi biết đứa con mình bỏ học thi lại. Vì thương con? Đúng! Cha mẹ nào mà không thương con, nhưng tư tưởng cốt lõi vẫn là để con mình được thiên hạ biết đến. Hay như người ngoại đạo hay ca tụng Bill Gates, vì ông ấy là một super-nerd, tỷ phú, nhà từ thiện, nhà cách mạng công nghệ. Nhưng không biết rằng ông ấy chỉ là một thành phần trong cuộc cách mạng ấy, cũng không biết rằng ý tưởng về Windows là được đánh cắp từ Steve Jobs.

Bạn có biết rằng nếu không bị quốc hội Mỹ lôi ra tòa, giờ này bạn cũng chẳng có iphone, android, mac os x mà xài? Tiền của ông ấy cũng là từ thiên hạ mà ra, ông ấy đã lấy đủ, thì trả lại cũng chẳng có gì lạ. Còn Ken Thompson, Dennis Ritchie, Linus Torvalds, Richard Stallman, những người đã tạo nền tảng cho sự tự do trên thế giới số của chúng ta lại không được biết tới. So sánh công lao của những người trên, tôi lại tự hỏi ý nghĩa của sự công nhận ấy là gì? Bạn hãy mở rộng đôi tai, đôi mắt, lắng nghe, quan sát, rồi bạn nhận ra rằng những ví dụ tôi nêu trên, lúc ấy, chỉ là cái nhìn thật nhỏ bé của một kẻ non nớt.

Vậy “sự công nhận từ xã hội” thật sự ý nghĩa hay là vô nghĩa? Bạn chắc hẳn nhớ cảm giác bồi hồi khó tả khi được tuyên dương trước một toàn thể, được cha mẹ khen ngợi về thành tích học tập, được họ hàng ca tụng là lễ độ, được xã hội tung hô là có nhiều đóng góp. À, hay như lúc bạn cũng có ô tô như nhà người ta, hoặc đỗ vào đại học có tiếng. Lúc như vậy, có lẽ ta chỉ nghĩ cả đất trời nằm gọn trong tay mình rồi. Tôi nhìn thấy một chiếc Posche. Nó thật đẹp đẽ, sang trọng, đẳng cấp. Nhưng 30 năm nữa, nó chỉ là đồ bỏ. Tôi nhìn thấy chiếc Hypermotard mà hoa cả mắt. Nhưng đến khi con người tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho xăng dầu thì siêu xe sẽ cho hết vào bảo tàng, bãi tái chế. Cái oai của ta lúc này, dưới con mắt của chính ta, 30 năm sau, chỉ là sự ngu dốt của một giống mọi tầm thường.

Khi tôi ngước lên bầu trời vào ban đêm, ngắm những vì sao lấp lánh và biết rằng, đó chỉ là bóng ma của chúng, là ánh sáng của nhiều triệu năm trước, tùy theo khoảng cách. Rồi tôi tự hỏi mình rằng tại sao những điều kỳ diệu như vậy lại có thể xảy ra? Tôi mở máy tính lên và thấy một biển kiến thức mà phải mất 10 năm miệt mài nghiên cứu mới lĩnh hội hết được. Rồi tôi quay lại, thấy những khao khát của con người, của chúng ta. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… thật nhỏ bé so với sự vô tận của vũ trụ này.

Cuối cùng, chẳng phải vì khao khát nhỏ bé ấy mới mang đến cho con người sự hỗn loạn sao? Phong kiến, quả đầu, tư bản, cộng sản. Tôi tự hỏi những mô hình ấy có ý nghĩa gì không? Hay chúng chỉ như một khung xương giúp con người tồn tại để đi đến cái tận cùng của vũ trụ này? Ồ, quá nhiều câu hỏi, và tôi xin được dừng lại tại đây.

Tác giả:  hieunguyen271

*Featured Image: sik-life

 

Bức thư tình cô gái trẻ gửi người yêu

0

Ngày… Tháng… Năm…

Gửi người yêu dấu,

Cuối cùng thì miền Bắc cũng trở lạnh thật rồi anh ạ. Nhưng em lại lấy làm vui mừng vì nó làm nổi bật lên sự ấm áp trong trái tim mình lúc này. Có thể, em biết lý do là gì sau một hồi ngồi phân tích và suy luận như mọi khi em vẫn làm, nhưng là đối với những điều đau đớn. Vậy mà hôm nay em chẳng quá quan tâm đến những cuộc truy tìm ấy nữa. Ở đây đang có một ly cacao nóng, một cuốn sách ngấu nghiến đọc từ hôm qua và một trái tim ngập tràn hạnh phúc. Tại sao không tận hưởng chúng chứ? Nói đến đây em chợt nhận ra rằng mình cần học cách tận hưởng cả những tan nát bên trong cõi lòng, một cuốn sách mãi chẳng bao giờ yêu mến và một gáo nước lạnh dội vào mặt khi mình chẳng hề mong đợi điều đó.

Đã có quá nhiều những đau khổ và sụp đổ diễn ra với em những ngày vừa qua, như thể những tia sét giáng xuống và làm vỡ vụn tất cả lâu đài và thành lũy mà em đã gây dựng trong suốt tháng ngày sống (ít nhất là những phần mà em có thể ý thức được). Mọi thứ em học được trước đó trở nên vô dụng đối với cơn đau này, cứ như thể những điều nhiễu sự ấy đã được biến đổi để có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt hơn vậy. Thế là, em buộc phải vứt bỏ đi tất cả những phương thuốc mình đã có, những công cụ mình đã dùng để tiến tới một lối đi hoàn toàn mới. Em, hoặc là chết thảm, hoặc là vươn lên mạnh mẽ hơn cả lũ virus gan lì ấy.

Cảm ơn anh đã ở bên khi em gần như đã suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Em đã đánh rơi rất nhiều điều quan trọng từ ước mơ của bản thân cho tới niềm tin vào chính mình. Thậm chí, đến cảm giác yêu anh em cũng đã không thể nhận ra nổi. Chuyện đó lại càng khiến em đau đớn hơn nữa. Em đã trở thành kẻ yếu đuối nhất mà mình từ là. Bây giờ nghĩ lại, em thấy nó không tồi tệ như mình tưởng. Ít ra, em còn may mắn sống sót và ngồi đây ngoảnh mặt lại nhìn.

Em đã rất hạnh phúc khi anh nói rằng muốn cùng em đi qua mọi khoảnh khắc thăng trầm trong cuộc đời, muốn nhìn thấy em không chỉ những lúc vui tươi khỏe mạnh, mà còn là những khi đau đớn và lạc lối. Anh muốn thấy toàn bộ con người em. Em nghĩ đó chính là cách khiến người ta có thể trưởng thành trong tình yêu và mở rộng trái tim mình. Nếu có ai đó nói rằng ở bên và dõi theo nhau những bước đường đời như vậy là đơn giản thì em có thể khẳng định rằng họ chưa bao giờ biết yêu là gì. Vì thật sự họ chỉ mới mon men đến ly cacao nóng ấm ấy mà thôi, còn sự tồn tại của gáo nước lạnh đâu đó ngoài kia đang bận tính toán lịch trình để tạt vào mặt người ấy thì vẫn là một điều bí ẩn.

Có những khi, chúng ta bất đồng về quan điểm sống. Dường như không thể chịu đựng được sự mâu thuẫn ấy, em đã muốn kết thúc mọi thứ bằng việc trốn chạy. Em đã tưởng rằng tình yêu muốn bền lâu thì cần có chung một góc nhìn, chung một lối đi, nhưng một lần nữa anh lại giúp em nhận ra rằng tình yêu thật sự to lớn hơn thế rất nhiều. Nó là sự chân thành chia sẻ và dũng cảm lắng nghe cũng như chấp nhận nhau dù hai thế giới hoàn toàn đối lập. Chúng ta tìm đến được sự hài hòa và đồng điệu khi ở trong một mớ xung đột và mâu thuẫn.

Em đã không thể liên lạc được với anh những ngày qua dù đã làm đủ mọi cách có thể. Cho tới khi em bỏ cuộc thì mọi thứ bắt đầu sáng tỏ. Em đã dính mắc quá nhiều trong mối quan hệ này. Nó khiến em đánh mất chính bản thân mình, trở thành một kẻ yếu đuối, dựa dẫm rồi chuyển sang ích kỷ, hèn mọn khi bắt đầu gia tăng ý muốn kiểm soát anh.

Chuyện này nghe có vẻ rắc rối nhưng quả thực em sẽ không nên chia tay anh để có được sự tự do và càng không nên giữ chặt anh bên mình để có được niềm hạnh phúc. Đó không phải là cách người ta dùng để trưởng thành trong tình yêu, dù rằng chắc chắn họ phải thử chúng ít nhất một lần. Giống như chuyện một ông bác học nổi tiếng nào đó mãi không tìm được ra câu trả lời cuối cùng trước khi chết thì ông ta vẫn có thể tự hào với khám phá vĩ đại của mình được mang tên “1000 vật liệu không thể làm dây tóc bóng đèn”.

Không cần biết là ai đang muốn sở hữu ai, em chỉ thấy ở đó là một sự thiếu thốn tự do. Không cần biết là chúng ta đang mâu thuẫn chuyện gì, em chỉ thấy cả hai đang cần một sự đồng điệu. Chúng ta yêu nhau chỉ là để học cách yêu chính bản thân mình mà thôi. Trò chơi phân cực ấy đang dần phơi bày trên nhiều phương diện rồi và em chẳng thể nào thoái lui khỏi việc học nó cho đến tận cùng.

Trước kia, em đã sai lầm khi mãi chỉ biết đứng ở một phía và làm nó rối tinh lên thay vì tự mình dịch chuyển sang bên kia cán cân và nhìn mọi thứ trở lại với sự hài hòa. Em chỉ như con rối bé nhỏ vẫn quanh quẩn ở một góc hẹp nào đó của một bức tranh vĩ đại nhiều tầng lớp, cho đến một ngày nó chợt đứng tách mình ra và trông thấy được phần nào kiệt tác ấy. Nó sẽ gào tướng lên rằng: “A đây rồi! Đây là tách cacao nóng còn đây là gáo nước lạnh!” Kiệt tác này cũng không đến nỗi tệ lắm anh nhỉ.

Anh biết không, vào những phút kiệt quệ em đã bị lung lay mục đích sống của bản thân. Mọi thứ trở nên đầy hoài nghi, mờ nhạt và lạnh lẽo. Chúng đã khiến em trở nên đui mù và tàn độc. Em đã không còn nhận ra mình ở nơi đây nữa và chẳng biết mình rồi sẽ trôi về đâu trong cõi mịt mùng này. Đó là một cảm giác đầy tang tóc ở trong tâm hồn, chết dần chết mòn. Và nó đáng sợ hơn cả việc sống trong địa ngục vì ít ra ở đó vẫn còn gọi là sống.

Cảm ơn anh vì đã ở bên vào những giờ phút bản thân em đã gần như kiệt quệ. Cảm ơn anh vì đã rời xa em đúng lúc để em có thể nhận ra rằng mình có đủ sức mạnh quay trở lại với cuộc đời. Em chưa bao giờ dám tưởng tượng rằng yêu một ai đó lại là một hành trình đẹp đẽ và sinh động đến vậy. Em muốn được tiếp tục sống, được lan tỏa niềm hạnh phúc mà mình có đến với thế giới này.

Dù anh có đang ở nơi đâu, em cũng mong anh luôn được bình an và ngập tràn sức sống. Chúa ban phước lành cho anh. Em yêu anh!

Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: KIMDAEJEUNG