24 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 125

Thời đại hiện tại…

“Thời đại hiện tại là thời đại đẹp nhất, vì chỉ nó mới là thời đại của chúng ta.”

Câu này đã được đọc từ đâu khi nào bởi ai chả nhớ nữa. Chỉ nhớ tôi đã không hề tin nó. Đây rõ ràng là một mẩu thông điệp “truyền cảm hứng”, thứ giờ vẫn thường được bán buôn theo tá và chỉ hữu ích nếu người ta chưa sinh nhật 12 tuổi.

Nhưng thế mà tôi lại cứ nhớ câu ấy mãi.

Không nhớ như cảm giác hào hứng khi được tự tay giáng xuống một lưỡi rìu lửa. Không như cái đau đầu dễ chịu của một ly guilty pleasure. Mà như những đám mây xám nhạt và buồn tẻ, lờ đờ trôi trên nền trời buồn tẻ và xám nhạt, mà sự ẩn nhẫn kỳ dị lại làm nổi lên một bập bùng vô lý rằng sau chúng, chỉ cần dịch 1 cm thôi, là một luồng chói lọi. Có muốn cũng không dễ để thủ tiêu hy vọng đó, nhất là khi nó cứ im lìm như một con rắn nấp sâu trong cỏ.

Con rắn ấy đã lao ra chính lúc xuất hiện nhân vật tôi viết rất nhiều bài từ năm ngoái: Donald J. Trump.

Tôi đã tin câu nói trên lần đầu tiên. Vì tôi bắt đầu tin thời đại này chính là của chúng ta. Người ta không thể thật sự sở hữu cái gì nếu không hiểu nó. Cũng không ai hiểu cái gì nếu không thể đặt câu hỏi về nó. Nhưng cách nào để đặt câu hỏi trong một thế giới mà mọi đồ vật đều dán nhãn: Cấm động vào, dễ vỡ. Chả thứ gì hay điều gì trong trật tự đó là của chúng ta, kể cả chúng ta.

Một ông thầy nào đó của tôi hồi xưa cho rằng tôn giáo thuần tuý thì phải giống chính trị, nên chỉ Hồi giáo mới là tôn giáo thuần tuý. Ngày nay theo David Gelernter lẫn Ann Coulter thì chính trị cánh tả đích thực là một loại tôn giáo. Trong cái nhà thờ của những con chiên cấp tiến này, phải đạo chính trị (Political Correctness – PC) chính là rường cột của đức hạnh.

Nhiều phim tôi xem hồi bé với bối cảnh phong kiến châu Âu hay có chủ đề (chống) đức hạnh nhà thờ. Một diễn biến phổ thông là: nhân vật nữ chính tốt bụng xinh đẹp trong sáng tuy nhiên hoàn cảnh éo le chết chồng bỏ chồng hay không chồng mà chửa, bị vùi dập chèn ép bởi lề thói giả tạo của xã hội phong kiến chống lưng từ giáo hội, ở cao trào nàng sẽ bị một tập đoàn những nhân vật có vai vế nào đó tra khảo soi mói về tiết hạnh. Mở ngoặc, trong đó kiểu gì cũng có một một bà quý tộc giàu già độc đoán và một cha dê xồm.

Tính châm biếm rẻ tiền ở đây thực ra không phải vấn đề, tôi thấy nó như mô tip vô tình rớt hang lụm được bí kíp trong truyện chưởng, nghĩa là đã xem thì phải chấp nhận. Tôi chỉ dị ứng mấy lời buộc tội vớ vẩn của hội đồng kẻ ác kia. Kiểu, thì tất nhiên bọn này rởm rít, nhưng sao thành phần có đầu óc có thể rởm rít một cách che đậy sơ sài như thế? Tôi chắc mẩm kịch bản cố cho mấy nhân vật phản diện này ngu ngốc hơn trong thực tế như một sự thiên vị phô phang với nhân vật chính.

Ký ức đã theo bao năm ấy mãi sau này tôi mới biết là nhầm. Hôm nay đúng tròn 1 năm rưỡi kể từ ngày Trump chiến thắng bầu cử Mỹ 9/11/2016. Tôi đã chả mấy khi quan tâm đến chính trị cho đến kỳ bầu cử ấy và Trump ngẫu nhiên xuất hiện. Đó là loại ngẫu nhiên mà bạn không biết được quyền tồn tại, rồi nó xảy đến và táng cho bạn một cú trời giáng, bởi ít khi người ta biết mình có thể từng ngu nhiều và ngu sâu sắc như thế. Đọc những bài phê phán Trump hay bảo vệ Clinton của những tờ chính thống uy tín thời đó, tôi mới nhận ra: những người thông minh cũng có thể nói những câu cưỡng từ đoạt lý với vẻ trơ trẽn diệu kỳ như thế đấy. Mà cả ngàn người đọc còn không thấy lộn mửa nữa kìa. Đây có phải chính là cách thời xưa cũng từng diễn tiến hay không? Những tờ báo này giáo điều và sùng tín sự tế nhị chính trị y như những ông bà quý tộc mê trích dẫn Kinh Thánh, và họ hung hăng trịch thượng cũng chả kém các vị thầy tu. Kể cũng hay khi thấy chủ nghĩa cấp tiến, thứ luôn phủ nhận tôn giáo với một vẻ trí thức kẻ cả, thực ra lại là một dumbed down version của tôn giáo về nhiều mặt. Những người phát ngôn cấp tiến này có đủ cả hiểu biết hay đầu óc, nhưng một bong bóng vô hình mà dầy chắc nào đấy đã cách ly họ với thế giới thực và che cho họ không nhận ra sự lố bịch của mình, y như điều từng xảy ra với những ng sùng đạo có thể có đầu óc và hiểu biết.

Đó mới chỉ là một sự phản tỉnh nhỏ bé của riêng tôi. Với nhân dân Mỹ, còn có những thành trì vững chắc hơn của định kiến đã bị đập bỏ kể từ khi Donald Trump xuất hiện.

Chỉ 3 tuần sau khi nhậm chức, Trump có cú tweet gây sóng đầu tiên “những kẻ đốt cờ nên bị chịu trách nhiệm, có thể tù một năm hoặc tước quyền công dân.”

32169198_10214882175501420_7669723284597899264_n

Báo chí cánh tả chả cần ai nhắc đồng loạt chửi Trump phát ngôn thiếu hiểu biết, vi hiến, độc tài, bởi theo phán quyết từ Toà tối cao năm 1989, đốt cờ là hợp lệ như một biểu hiện của tự do ngôn luận. Song, cũng từ phát ngôn sóng gió ấy, đã xuất hiện nhiều tranh luận trên báo chí chính thống lẫn các mạng xã hội “Đốt cờ là hợp pháp, nhưng nó có nên là hợp pháp? Cấm đốt cờ có chắc chắn vi phạm tự do ngôn luận?” Từ đó, báo chí và dư luận khui lại vấn đề nóng cách đây 11 năm, và nhớ lại tỷ lệ bỏ phiếu cho phán quyết 1989 là sít sao: 5 thuận vs. 4 chống. Từ năm 1995 đến 2006, quốc hội đã 6 lần bỏ phiếu ra luật cấm đốt cờ, luôn đạt đại đa số ở Hạ viện và chỉ bị bác bỏ ở Thượng viện. Năm 2006, ngay Thượng viện cũng thiếu 1 phiếu nữa sẽ đạt đại đa số (trên 2/3) để được thông qua. Đó giờ không còn lần bỏ phiếu nào nữa.

Như vậy, chỉ bằng dưới 140 chữ, Trump đã làm được điều mà Hillary từng soạn thảo cả dự luật với mục tiêu y hệt vẫn không làm được: Khơi dân Mỹ lật lại một câu hỏi cũ mà đáp án tưởng như đã hiển nhiên. Điều đó không có nghĩa Trump đúng hay dư luận phải thay đổi đáp án. Nhưng qua phát ngôn trên, vô tình hoặc không Trump cũng thúc cho dư luận, gồm fan ông và cả mọi đầu óc vẫn còn đủ ngây thơ để chào đón thách thức, hãy dí sát mũi để nhìn rõ hơn thế giới này thay vì chấp nhận nó mặc định như lúc ta mới được thả vào. Kết quả của sự thúc ép này là, câu trả lời dù có ra sao cũng sẽ xuất phát từ một hiểu biết đầy đủ hơn. Mà đây là gì nếu không phải mục tiêu cao nhất của tự do ngôn luận?

32104906_10214882181461569_2945017667087499264_o

Rõ ràng, sẽ hời hợt và ngây thơ khi nghĩ giá trị của tự do ngôn luận chỉ ở chỗ nghe lạ tai hay nói cho sướng miệng. Báo chí cánh tả cho rằng Trump xài ngôn ngữ bình dân để mị hoặc tầng lớp redneck, ít học vùng rốn Mỹ. Sự ngạo mạn này khiến họ mãi cắm đầu trong cát không nhìn ra thứ một nửa nước Mỹ thấy xuyên qua các phát ngôn bạt mạng kia: những sự thật hiển nhiên, quan trọng, cần thiết, song bao năm qua bị cánh tả vùi lấp trong vô vàn băm chẻ vụn vặt về thanh nhã vs. khiếm nhã. Chỉ Trump dám nhắc đến và dám cho những vấn đề ấy spotlight xứng đáng. Và cũng nhờ dám giải quyết những vấn đề cốt yếu đó thay vì chạy theo những thứ sang trọng màu mè, sau có 1 năm rưỡi, chính quyền Trump đã đạt được những thành tựu kinh tế chính trị gắn liền với “kỷ lục” “lần đầu tiên” và “ngoài dự đoán”.

Gần 2 tuần trước, đã xảy ra một sự kiện lịch sử mà có lẽ không mấy ai sinh ra trong thời đại này từng nghĩ mình may mắn sống đủ lâu để kịp chứng kiến: Kim Jong Un và Moon Jae In bước qua biên giới, gặp mặt, bắt tay, tiến tới hội nghị chính thức chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Những trái tim nhỏ máu thời Obama luôn rên rỉ đằng mồm về phản chiến như một thói quen cao nhã, nhưng cứ động đến giải pháp thì rón rén bàn lùi. Ở thời Trump, kỳ tích đã xuất hiện nhờ hành động dứt khoát, sau những cú tweet chao đảo Internet, và bằng một chính sách nghe chả văn hoa mùi mẫn gì: Peace through strength. Uỷ ban Nobel, gánh hát của cánh tả kể từ năm 2009, liệu có vượt qua những định kiến chính trị để trao Nobel prize cho Trump như Moon gợi ý? Khó biết được. Song ko quan trọng. Những gì thực sự quan trọng thì luôn đơn giản, như Trump nói thôi:

32161736_10214882185621673_6286276033217822720_n

Và những thành tựu và nỗ lực không ngừng ấy của Trump cuối cùng đã chạm tới bên kia lằn ranh chính trị. Tôi không hề ngạc nhiên khi tuần qua, Kanye West, sau một năm rưỡi thập thò, đã quyết định công khai ủng hộ Trump. Kanye thực ra không cần phải thật lòng hâm mộ ai, anh ta chỉ đơn giản là không chịu nhắm mắt. Đồng ý với các chính sách Trump hay ko, không người nào có tý đầu óc tự do không đặt nghi vấn khi cả năm qua giới truyền thông, lẽ ra phải là tiếng nói công tâm nhất, lại chỉ làm mỗi việc xồ vào xâu xé kể cả các lỗi chính tả trên twitter trong lúc thế giới thì sững sờ về cuộc gặp liên Triều. Trên đời chỉ có một tội đáng nhận sự công kích man rợ và toàn diện như thế: nói thật.

32105114_10214882192221838_1776767059129008128_n

Và giờ thì mọi nguồn lực từ chính trị gia, nhà báo, đến người nổi tiếng, lại đang nã vào vài dòng tweet của Kanye, sự trừng phạt khủng khiếp hơn mọi scandal quá khứ. Bởi K là một quả bom có thể mở đầu cho một làn sóng phản tỉnh trong cộng đồng da màu, khối cử tri quan trọng nhất của cánh tả, để nhận ra rằng đảng Dân Chủ chỉ lợi dụng họ để leo lên và rồi phản bội, y như cũng từng lợi dụng và phản bội tầng lớp công nhân những năm 50. Về mặt nhạy cảm chính trị, Kanye giống một nhân vật mà nêu tên hẳn sẽ khiến Tùng Hoàng Nguyễn phụt ối vào màn hình: John Lennon. Cả hai đều có khả năng dò ra mạch đập của thời đại và join vào lúc nó đang sôi sục mạnh mẽ song vẫn chưa thành mainstream, aka lúc hứa hẹn nhất. Sự đảo chiều là khá ngoạn mục khi vào lúc này đây, rightism is the next counterculture and conservatism is the next punk, đi cùng sự dâng lên từ đủ lĩnh vực của các nhân vật như Ann Coulter, Milo Miannopoulos, Jordan B.Peterson, Roger Scruton, Pewdiepie, …

32089231_10214882195661924_6171561081694060544_n

Và theo những cách giản dị ấy, viên thuốc để đào thoát khỏi ma trận ngăn nắp của phải đạo chính trị, khai phá lối mới, và biến không tưởng thành hiện thực, không nằm ở những hứa hẹn hay kể cả năng lực của Trump, mà nhờ ở nhân vật này đã mở ra một tiền lệ gợi cảm hứng cho cả một làn sóng khác. Donald J. Trump đã bắn phát tên đầu tiên, tuy sớt qua mang tai tên khổng lồ vẫn kịp chứng minh một sự thật giản dị sẽ cổ vũ vô kể những ai khác đang e dè: Khổng lồ cũng có thể bị chảy máu.

Bằng cách tấn công trực diện, liên tục, không kiềng nể vào “phải đạo chính trị” và cơ bản là đủ thứ cấm kỵ, Trump đã trao cho không chỉ nhân dân Mỹ mà mọi ng theo dõi ông cơ hội chất vấn thế giới, với quyền được giang tay ra, từ đỉnh tháp cao lãnh đạm thả xuống một quả cầu pha lê chỉ để hỏi: Thế thì sao? Thế thì đã làm sao?

Thực tại đã thật hơn từ lúc ấy. Sự im lặng cuồng nộ trở nên rõ ràng như tạc vào không khí. Những điều tưởng xa xôi, đã qua lâu lắc lắm, lại đang diễn ra ngay trước mặt và mang màu sắc khác. Thế giới thở phập phồng và rung lên một phấn khích kìm nén dù mới trông vẫn vậy.

Tôi biết, đây có thể sẽ chỉ là một khấp khởi ngây thơ về ma trận nữa. Nhưng có sao, giữa hai sự giả dối, chúng ta vẫn sẽ chọn sự giả dối chưa từng nếm thử. Với đầy đủ háo hức như lần đầu được chiêm ngưỡng một luồng chói lọi.

 


Tác giả: Chau Thi Huyen Nguyen

(Bài viết được sưu tầm, không nhất thiết có cùng quan điểm với THĐP)

Featured image: Korea Summit Press Pool—AFP/Getty Images

[THĐP Review] Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

1
thđp review

“Việc phạm sai lầm mang đến cả cơ hội phát triển. Nó không có nghĩa là tự rạch tay bạn để chữa một cơn cảm cúm hay bôi nước đái chó lên mặt bạn để giữ vẻ ngoài tươi trẻ.”

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm – Đầy ấn tượng và dí dỏm

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Ha, cái gã Mark Twain ấy luôn nói được những câu đầy ấn tượng và dí dỏm xuyên suốt cuốn sách của mình: Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm (The subtle art of not giving a fuck.) Còn ông già Mark Manson cũng nói được một câu ấn tượng, nhưng chẳng rõ ở trong cuốn sách nào, đó là: “Lời nói dối đã đi được nửa vòng trái đất trong khi sự thật mới đang xỏ giày.”

⭐ [THĐP Translation™] 23 thông điệp cuộc đời từ đại văn hào Mark Twain

Thật ra thì tôi đã bị lẫn lộn tên hai ngài Mark với nhau ở hai câu phía trên. Nhưng ai thèm quan tâm chứ!

Thôi, vào chủ đề chính nhé. Từ xưa đến nay, tôi vốn dĩ không thích những thể loại sách rao giảng giá trị sống hay hướng dẫn tư duy tích cực vì khi đọc, tôi chỉ toàn tưởng tượng ra một người mặc vest đầy bóng bẩy, cầm micro đứng trên sân khấu và chém gió phần phật về phía khán giả ngồi dưới đang há hốc mồm lắng nghe.

Việc đó chẳng có tính nghệ thuật gì vì mọi thứ được nói trắng trơn ra hết cả. Nhưng nếu bắt buộc phải đọc cuốn sách đó thì tôi sẽ đánh giá xem khả năng nói toạc móng heo của tác giả ở mức độ nào. Ở đây, tôi có thể thấy được cái móng heo của Mark Manson được sơn nhũ khá lấp lánh. Không đùa đâu.

Xuyên suốt cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm là những câu chuyện, lời nhận xét, chiêm nghiệm và kết luận đầy dí dỏm nhưng cũng không kém phần mỉa mai của tác giả. Một cuốn sách về giá trị sống không có nhiều đất để thể hiện sự sáng tạo. Nhưng ở đây Mark đã làm được khi có sự biến hóa linh động và sắc sảo trong câu chữ của mình. Nếu chém gió trước hàng loạt khán giả mà không có sự hài hước thì đám đông cũng quay lưng bỏ về sớm.

“Dù bạn có đi nơi đâu thì vẫn có tận năm trăm tấn phân đang chờ đón bạn. Và điều này thì cũng ổn thôi. Vấn đề là bạn đừng quay lại với năm trăm tấn phân ấy. Vấn đề là tìm ra đống phân bạn cảm thấy chấp nhận được.”

Câu trên chỉ là trích dẫn trong cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm thôi, chứ không ám chỉ Mark là đống phân dễ thương gì đâu, dù anh ta mang họ Twain hay Manson đi chăng nữa.

Thành công nhất định của Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Việc chọc cười bằng cách kể chuyện sáng tạo hay gây ấn tượng bằng những câu nói bỗ bã, thô tục để giữ sự chú ý của người đọc giúp cuốn Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm đạt được sự thành công nhất định, nhưng là đối với những người bình thường vốn dĩ đã nghiêm túc.

Tôi mô tả cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm này như một tô phở nhiều gia vị. Người ta ăn những miếng đầu sẽ thấy rất kích thích, nhưng càng về sau sẽ càng cảm thấy nhàm chán vì não muốn sự kích thích nhiều hơn nữa, trong khi tác giả chỉ có thể duy trì đều đặn một mức thú vị mà thôi. Ở đây, hài hước và bất cần là một món quà nhưng cũng có thể là một lời nguyền.

Đó là điều tôi thấy ấn tượng đầu tiên khi đọc Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm. Còn điều ấn tượng thứ hai là gì? Đó chính là nội dung cuốn sách muốn truyền đạt: Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm.

Tôi tạm tóm tắt những gì Mark Manson muốn nói, bao gồm:

  1. Đếch quan tâm thật sự là như thế nào? Nó có phải là sự thờ ơ không?
  2. Nếu không phải thờ ơ thì ta cần quan tâm cái gì?
  3. Muốn quan tâm được cái đó thì ta cần làm gì?
  4. Nếu làm được thì cuộc đời ta sẽ lên voi như thế nào? Và không làm được thì sẽ xuống chó ra sao?
  5. Sau một hồi lên voi xuống chó thì thứ có sức mạnh đánh động ta lớn nhất là gì? Nói luôn: Cái chết.

Nội dung sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Để diễn đạt được những nội dung trên, tác giả đã có sự chia nhỏ vấn đề thành các chương. Trong mỗi chương là những luận điểm lớn cần quan tâm. Trong mỗi luận điểm đó là những câu chuyện minh họa, những lời phân tích sắc sảo khi tiếp cận vấn đề.

Phải công nhận rằng những gì Mark nói có sức thuyết phục to lớn vì Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm có những ví dụ rất tường minh, trực quan, không chỉ bằng câu chuyện của chính bản thân anh ta mà còn bằng câu chuyện của những người khác nữa, dù người đó là bạn thân tên Josh hay người bạn-không-thân tên Bud. Ý tôi là Buddha đó mà. Mark kể lại chuyện cuộc đời Đức Phật từ hơn hai nghìn năm trước mà tôi có cảm giác anh ta đang nói về một chàng công tử bột nào đó ở thế kỷ 21.

“Bởi vì một khi bạn trở nên thoải mái với mọi thứ rác rưởi mà cuộc đời ném vào mặt bạn (và nó sẽ ném hàng đống phân ấy, tin tôi đi!) bạn trở nên bất bại ở một dạng điềm tĩnh nào đó. Rốt cuộc, cách quy nhất để vượt qua nỗi đau là trước hết học cách chịu đựng nỗi đau đó.”

Trong cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm, tác giả nói rất nhiều về sự thất bại – mặt còn lại của sự thành công. Điểm đáng chú ý ở đây đó là Mark không bảo người ta tư duy tích cực gì cả, không bảo người ta đứng trước gương, cười một cái lộ nguyên cả hàm răng trong khi cõi lòng đang tan nát. Hắn bảo người ta chấp nhận và đón nhận thất bại như một phần hiển nhiên của cuộc sống. Khi con sóng ập tới, ta đừng cố ngoi lên mà hãy ngụp lặn cùng nó.

“When you learn to suffer, you suffer much less.” – Thích Nhất Hạnh

Đây chính là điểm sáng của cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm. Không phải là đếch quan tâm, mà là biết quan tâm đúng chỗ. Và tác giả đã chỉ ra chỗ đó nằm ở đâu. Nội dung này cũng có điểm tương đồng ít nhiều với những thứ được diễn đạt về thiền hàng ngàn năm qua.

Mark đang dạy người ta thiền bằng một cách gián tiếp. Anh ta tiếp cận vấn đề một cách âm tính (tiêu cực), anh ta diễn đạt con đường trung đạo bằng cách nói về tai hại của sự cực đoan và anh ta nói về sự buông bỏ bằng cách chỉ ra sự đau khổ của việc níu giữ những thứ không phải chân giá trị. Thật ra bám víu vào chân hay tay gì thì cũng đau đớn cả.

“Sự trốn tránh việc chịu đựng sự dày vò cũng chính là một sự giày vò. Sự trốn tránh đấu tranh cũng là một cuộc tranh đấu. Sự chối bỏ thất bại cũng là một sự thất bại. Che giấu điều đáng xấu hổ cũng là một dạng hổ thẹn.”

Vậy nên nếu chịu đựng được thì tiếp tục chịu đựng thôi, đừng lải nhải than phiền nữa mấy chế.

Bố cục sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Bố cục của cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm khá ổn, nhưng vì nó là một dạng sách giá trị sống thuần trình bày các quan điểm cá nhân nên ít nhiều có sự chồng chất hay lặp lại nội dung giữa các phần. Nếu không theo dõi kỹ lưỡng thì càng về sau người đọc sẽ càng bị lạc lối vì các câu chuyện càng tích lũy nhiều thêm trong khi đầu mối về sự “đếch quan tâm” lại dần mờ nhạt.

Tác giả tập trung vào nội dung “đếch quan tâm” đó chỉ trong khoảng 40 trang đầu của Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm, còn sau đó là các sự mở rộng khác với các ví dụ lấy từ đủ loại chủ đề sống nào là mối quan hệ, kinh doanh, thiền định, sự nghiệp, chiến tranh, nghệ thuật,… và lại thêm chút nữa về mối quan hệ.

(Tay Mark này có tình trường gian truân phết!) Sự đa dạng ví dụ minh họa có thể giúp cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm liên tục được thay đổi không khí, nhưng nó cũng có thể khiến người đọc dễ bị mất liên kết với sợi chỉ nội dung xuyên suốt vì họ phải tập trung vào các chi tiết của đủ các thể loại bối cảnh và con người.

Chưa dừng lại ở đó, thêm một điều ấn tượng thứ ba nữa mà Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm mang lại, đó là nó có RẤT NHIỀU phát ngôn giá trị. Có thể nói, đọc đến trang nào ta cũng có thể trích ra một câu gì đó thú vị để làm status facebook hoặc để làm quote in áo mặc lên cho hoành tráng. Điều này có cái hay, nhưng cũng có cái dở. Hay ở chỗ là khi đọc, người ta cảm thấy được đắm chìm trong sự sâu sắc, triết lý, tinh tế của tác giả.

Nhưng khi đọc xong Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm, ta chẳng đọng lại được câu quote nào ra hồn vì tất thảy chúng có giá trị tương đương. Ý tôi là cuốn sách bị thiếu đi điểm nhấn, điểm ưu tiên đầu tư. Nếu bạn đếch thèm quan tâm đến điểm nhấn nội dung thì tác phẩm này của Mark Manson có thể coi là một sự thành công.

Nói đến đếch quan tâm, tôi lại nhớ ra ai đó đã từng nói rằng cách “giving a fuck” đẳng cấp nhất chính là “not giving a fuck.” Tức là ta vượt lên trên những thứ độc hại, ngớ ngẩn, kém giá trị bằng cách không dành cho nó sự chú ý nữa.

“Energy flows where attention goes.”

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm chính là khả năng điều hướng tâm trí, điều hướng năng lượng của sự chú ý vào những đối tượng ta CHỦ ĐỘNG LỰA CHỌN. Đây chính là mấu chốt của việc xây dựng một thực tại bất kỳ theo ý muốn bằng cách điều tiết dòng chảy ý thức/chú ý cho thực tại đó.

“Knowledge isn’t free. You have to pay attention.” – John Lennon

Giá trị của sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

Còn rất nhiều những giá trị khác Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm đề cập đến, tôi chỉ xin được tóm tắt lại đôi dòng, vì nếu nói sâu hơn về nó thì bài review này sẽ có tên Nghệ thuật đếch tinh tế gì của việc quá quan tâm. Thôi, đại khái là tác phẩm còn có những nội dung đáng chú ý sau, nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì tự mua sách về mà đọc:

  1. Sự hạnh phúc dựa trên nền tảng sự hài lòng, khả năng chấp nhận hoàn cảnh.
  2. Càng tập trung vào giá những trị cốt lõi của bản thân, càng vững chãi trước mọi sóng gió cuộc đời.
  3. Muốn hạnh phúc một lượng bằng nào thì phải dám chịu đau một lượng bằng đó. Đừng ngồi mãi mơ tưởng về sự thành công.
  4. Con đường hiển lộ thông qua hành động giải quyết vấn đề, không phải qua mấy lời lảm nhảm hão huyền.
  5. Không quan trọng hoàn cảnh, quan trọng là thái độ trước hoàn cảnh.
  6. Quyền năng càng cao, trách nhiệm càng lớn.

Đấy, nhắc đến “Quyền năng càng cao trách nhiệm càng lớn”, tôi lại nhớ ra là bản dịch cuốn sách này viết “Quyền năng lớn đồng nghĩa với trách nhiệm lớn lao.” Trong khi câu tiếng Anh gốc là “With great power comes great responsibility.” Tôi thấy Thu Hương dịch không chặt, không đối xứng. Nhầm, là Thanh Hương nhé. Sao hôm nay cứ lẫn lộn tên của mọi người thế nhỉ!

Điều này có ý nghĩa gì? Nó có ý nghĩa là chúng ta đang đọc một bản dịch chứ không phải bản gốc của cuốn sách. Tôi đang review bóng trăng dưới nước chứ không phải mặt trăng. Chưa kể, việc không hài lòng với một câu dịch như trên khiến tôi dấy lên sự nghi ngờ về việc dịch toàn bộ cuốn sách.

Liệu những thứ tôi đang đọc sát được bao nhiêu phần trăm so với bản gốc? Lần đầu tiên đọc một cuốn sách dịch tôi cảm thấy khao khát được đọc bản gốc của nó đến vậy. Ôi, anh Mark Twai… nhầm, anh Mark Manson và những cái “đếch” anh đang nói đến xa vời hơn mình tưởng.

“Chìa khóa để có cuộc sống tốt đẹp hơn là đếch cần quan tâm đến mọi thứ, bớt để ý đi, hãy quan tâm đến những gì là thật, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi!” Mark quay sang ôn tồn với tôi.

“Vâng, cảm ơn anh. Em sẽ đếch quan tâm đến anh nữa.” Tôi khẽ mỉm cười.

“Mong muốn một trải nghiệm tích cực là một trải nghiệm tiêu cực, chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực.” Mark tiếp tục lải nhải.

Và tôi lờ anh Mark nhiều chuyện đi để nói tiếp với các bạn về những thứ liên quan đến hình thức của cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm:

  1. Tôi không đánh giá cao bìa sách: Rườm rà, quá nhiều chi tiết, gây phân tán; trong khi nội dung là “nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm.” Tôi thấy có gì đó mâu thuẫn, sai sai. Đấy là còn chưa kể những ô thoại in trên bìa trước và bìa sau dành cho phần review khá loằng ngoằng, hoa mĩ. Nói điều này hơi cá nhân một chút, nhưng quả thực, tôi đã liên tưởng đến cái đuôi ngoe nguẩy của mấy con tinh trùng trên đường bơi đến trứng.
  2. Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm được chuyển dịch với vốn từ phù hợp với văn hóa Việt Nam, cập nhật những từ lóng, từ thịnh hành trong giới trẻ. Tôi đánh giá cao điểm này vì nó tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thoải mái với tác giả và với tác phẩm. Ví dụ: “Đậu xanh rau má”, “cơ mà”, “tui”, “mấy chế”, “xơi” (chịch), “hại não”, “ngỏm củ tỏi”, “túm cái váy”, “ga tô”, “tuyệt vời ông mặt trời”, “thanh niên cứng”, “thẩm du”, v.v…
  3. Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm mắc nhiều lỗi biên tập làm ảnh hưởng đến quá trình đọc: Lỗi font ở trang 214, 222; đặc biệt là lỗi sau dấu hai chấm không viết hoa, dàn trải ở vô số trang mà tôi liệt kê đến phát chán nên cuối cùng phải nhắm mắt cho qua. Nếu ai muốn tìm hiểu ở trang nào thì tôi có thể gợi ý một vài con số 14, 20 ,25 ,33, 37, 39, 43, 54, 65, 79, 89, 91, 95, 97, 98, 99,… Tôi có cảm giác như mình là học sinh lớp Một đang tập đếm những số dưới 100 vậy.
  4. Còn một điều nữa khiến tôi cảm thấy không hài lòng với bản dịch này đó là họ viết quá nhiều từ “mà” và từ “cái” trong khi câu văn không thật sự cần những từ đó: “Khi mà tôi nhìn lại…”, “Những người mà tôi đã bỏ đi…”, “Những điều mà cô ta làm…”, “Những dấu hiệu mà tôi…”, v.v… Ma mả mà ma lấy con bà mà đặt tên là má. Má ơi!

Thôi, nói gì thì nói, tôi vẫn cho rằng đây là một cuốn sách ấn tượng và có giá trị, đáng để chúng ta học hỏi và chiêm nghiệm lâu dài. Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm tạo ra động lực to lớn để người ta giảm bớt thói quen quan tâm đến những thứ nhảm c*t xung quanh về thế giới hay về bản thân để vươn tới những điều thật sự quý giá. Sau khi đọc xong Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm này, tôi có cảm giác mình đã mọc thêm vài ngón tay giữa. Cảm ơn anh Mark đẹp trai!

8/10 là điểm tôi dành cho Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

[BDT2018] Lột xác sau startup

2

Đó là một ngày trong xanh mát mẻ, ánh nắng dịu dàng không gay gắt, từng cơn gió thổi nhẹ qua ban công, một thời tiết hiếm có ở Sài Gòn, cũng như bao ngày khác mà nó trải qua, suốt hai tháng. Nó tỉnh dậy, sau một giấc ngủ chập chờn không đầy, uể oải thiếu sức sống, nhắm mắt và tự hỏi nên thức dậy hay tiếp tục ngủ. Thức dậy để làm gì, và dòng suy nghĩ lần đầu tiên thoáng qua trong nó, “ước gì mình được ngủ mãi.” Một tin nhắn gửi tới điện thoại, từ chị Hương – người chị hơn bảy tuổi mà nó rất thân thiết và yêu quý: “Buổi sáng vui vẻ! Hôm nay em định làm gì?” Đã hai tháng nay, nó không trả lời được câu hỏi đó của chị. Hôm nay cần làm gì? Nó không biết…

Mọi chuyện bắt đầu từ một năm trước, khi mà nó đưa ra quyết định làm thay đổi hoàn toàn con đường tương lai của nó: Bắt đầu một start-up với anh trai.

Nó là đứa trẻ may mắn và thông minh. Nó dễ hòa đồng và hài hước; nhanh học hỏi và khéo léo; có học thức và hiếu biết. Đó là những gì nó “tưởng” mọi người sẽ đồng ý khi tiếp xúc với nó. Nó luôn đạt được những thứ nó kỳ vọng, tuy không phải ở mức xuất sắc. Thế nhưng nó chỉ làm đến thế, đạt được nghĩa là đạt được, chẳng cố gắng cho những điều quá vượt bậc hoặc nổi trội. Cuộc đời nó bình bình trôi qua, với một vòng tròn nhỏ của những điều quen thuộc, cùng suy nghĩ rằng mình “giỏi”. Rồi mọi thứ thay đổi vào cái thời khắc anh nó hỏi: “Em có muốn làm start-up với hai không?” và nó trả lời, không do dự: “Dạ có.”

Đó là khởi đầu của những khó khăn, áp lực, những thiếu sót và sai lầm mà nó liên tục mắc phải. Nó nhận ra nó quá thiếu kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm. Nó nhận ra mình đã quá ảo tưởng khi cho rằng bản thân có thực lực. Sự ảo tưởng đó khiến nó tự mãn, lười biếng, và đây là khi nó nhận ra nó chẳng có gì ngoài tuổi trẻ với khả năng tự học hỏi đã bị thui chột. Nó ngụp lặn trong những áp lực, sợ hãi và dần đánh mất sự lạc quan của mình.

Suốt tám tháng làm start-up, nó luôn trong tình trạng lo lắng thiếu minh mẫn. Nó cố gắng làm việc chăm chỉ hơn để bù đắp cho những thiếu sót của mình, nhưng càng làm nhiều hơn công việc lại càng nhiều lên. Như kẻ không biết bơi bị rơi xuống nước, càng cố vẫy vùng thì càng chìm nhanh hơn. Đó là sai lầm đầu tiên của nó: Thay vì làm việc một cách thông minh và bình tĩnh, nó làm việc một cách điên cuồng và mù quáng như một cỗ máy. Nó làm việc bất chấp ngày đêm, làm trong khi ăn, khi ngủ, khi sinh hoạt. Nó quên đi việc tận hưởng cuộc sống để cân bằng mọi thứ mà chỉ tập trung vào công việc. Việc ấy khiến suy nghĩ của nó luôn bị bao phủ bởi một lớp sương mù không rõ ràng, và khi nó nhận ra rằng nó không cách nào làm xong công việc, nó trở nên hoảng loạng và sợ hãi. Như bị bóng đêm nuốt chửng, nó luôn tưởng tượng đến những điều kinh khủng tội tệ nhất: Nó tưởng tượng nếu nó dừng lại, công ty sẽ thua lỗ; tưởng tượng nếu làm sai, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công ty dẫn đến phá sản, vv…., và nhất là nó sợ việc phải chịu trách nhiệm.

Mỗi ngày thức dậy, nó luôn sợ sẽ có vấn đề xảy ra. Vì sợ phải chịu trách nhiệm, nó không dám đưa ra quyết định. Nó luôn chờ đợi ý kiến hoặc sự sai bảo từ người khác. Nó liên tục lặp lại việc ấy: Làm việc như một cái máy và chờ đợi người khác ra lệnh hoặc giao việc. Start-up là một cơ hội để học hỏi và phát triển, nhưng nó quá sợ hãi để có thể chớp lấy cơ hội tuyệt vời ấy. Chính sự sợ hãi đó không chỉ thiêu chột khả năng tư duy sáng tạo, tính độc lập và khả năng tự học hỏi của nó mà còn làm gánh nặng cho người khác và làm chậm đi sự phát triển của công ty. Anh nó luôn khuyến khích, động viên và bảo nó hãy tự do đưa ra quyết định, tự do thử và sai, vì đây là môi trường ảnh tạo ra để mọi người học hỏi. Nó biết như thế chứ, nhưng nó làm không được. Vẫn cứ sợ, vẫn không dám thử, vẫn không dám chịu trách nhiệm. Nó luôn nghĩ và nói về tất cả những điều kinh khủng mà nó có thể tưởng tượng ra. Nó ngày càng trở nên nghi ngờ, mất niềm tin vào người và việc.

Mười tháng trôi qua trong áp lực và sợ hãi, nó không học hỏi được gì. Để rồi khi những điều nó sợ xảy đến, nó bực bội. Khi mà nó đã làm quen với công việc và cải thiện dần, thì mọi thứ sụp đổ. Vì sợ hãi, nó luôn đưa ra những quyết định không quyết đoán và trễ thời gian. Vì luôn nghi ngờ và lo lắng những điều tồi tệ có thể xảy đến, như một lực hấp dẫn đã làm mọi việc thực sự xảy ra. Vì sợ chịu trách nhiệm, nó không tin vào linh cảm của mình mà luôn làm một cách máy móc, không linh hoạt. Và cái sai lầm lớn nhất đó là vì quá sợ hãi, nó luôn cố gắng một cách điên cuồng để làm việc nhiều hơn chứ không phải thông minh hơn (vì có dám thử đâu mà biết làm thế nào cho thông minh) nên nó luôn trong tình trạng mu muội thiếu sáng suốt.

Hai tháng kể từ khi start-up ngừng hoạt động, nó sống trong quá khứ. Nó không muốn tin là start-up chết như thế và luôn cố gắng để dựng lại, với một niềm tin không cơ sở rằng nó có thể làm được. Nhưng thực chất là nó không chịu chấp nhận sự thật. Khi xưa, chính nó là người luôn sợ hãi việc ra quyết định và ước rằng mình chưa từng nhận lời làm việc chung với anh trai, ước rằng mình có thể nghỉ việc ngay và đi làm công ty cho đỡ áp lực. Giờ đây khi có được tự do làm điều nó muốn, nó lại từ chối cơ hội đó và ước rằng vẫn còn cơ hội làm start-up như trước đây. Nó chần chừ và hoang mang, không biết phải làm thế nào. Cũng giống lúc ấy, nó một lần nữa không thể tự đưa ra quyết định.

Một tháng nữa trôi qua, và nó nhận ra nhiều bài học. Điều “tồi tệ nhất” mà nó nghĩ đến đã xảy ra, nhưng hậu quả thì không đáng sợ như nó vẫn tưởng. Tất cả chỉ là do nỗi sợ vô căn cứ xuất phát từ cái tâm tham lam luôn mong muốn yên ổn, chống đối với những điều bất như ý và sự tưởng tượng quá mức xuất phát từ cái tâm nghi ngờ thiếu hiểu biết của nó mà thôi. Thực tế không khắc nghiệt như nó vẫn nghĩ. Một phần nữa, nó đã sống trong vùng an toàn quá lâu, luôn làm những điều quen thuộc và sợ rủi ro, nên khả năng chịu đựng khó khăn nghịch cảnh của nó quá yếu. Nó đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội học hỏi và phát triển cho những tưởng tượng phóng đại và nỗi sợ hãi không có thật.

Tuy nhiên đó lại là những trải nghiệm tuyệt vời nhất của nó từ trước tới nay. Nó phần nào nhận ra con người thật của mình, nhận ra những thiếu sót và biết cách phải phát triển và hoàn thiện mình bắt đầu từ đâu. Nó mạnh mẽ hơn, không còn dễ sợ hãi như trước. Nó có cách nhìn thoáng hơn về người và việc, không cố gắng kiểm soát mọi chuyện, tuy nhiên đôi lúc vẫn đa nghi và bi quan và biết cách tận hưởng cuộc sống hơn. Nhưng điều tuyệt vời nhất là nó đã học được cách ra quyết định và chịu trách nhiệm cho mọi lời nói hay hành động của mình.

Một năm làm start-up là một năm với đầy những trải nghiệm và bài học, một năm khiến nó thay đổi rất nhiều về nhận thức và kỹ năng. Nếu có thể chọn lại lần nữa, nó vẫn sẽ chọn con đường này, vì nếu không có những đau đớn đó, nó đã không thể lột xác như hôm nay.

Nó học cách sống tốt hơn, yêu thương bản thân hơn, tận hưởng ngay cả khi làm việc và phát triển mỗi ngày. Nó vẫn không biết tương lai của nó như thế nào, vẫn rất mập mờ về những ngã rẻ, nhưng ít nhất giờ đây, nó không cần nghe theo người ta chỉ lối, nó có thể tự một mình đi tìm con đường. Nó vẫn còn sợ hãi và do dự nhiều, nhưng nó rất hy vọng vào một tương lai tươi sáng, và dù sau này có thể nào đi nữa, nó vẫn tin là nó sẽ đạt được điều nó muốn.

Tác giả: Vân Trường

*Featured Image: Free-Photos

[BDT2018] Ảo tưởng về cái chết

6

Tôi biết bạn sẽ cười nhạo và nhổ ngay một bãi nước bọt vào mặt tôi nếu biết rằng tôi từng muốn từ bỏ cuộc sống tươi đẹp chỉ vì một gã không ra gì đã ruồng bỏ tôi đi theo một người con gái khác. Đấy thế mà tôi cứ bao biện và tìm đủ mọi lý do thanh minh cho anh ta. Rồi còn muốn chết đi vì tôn thờ cái lý tưởng ngu xuẩn: “Được chết vì tình yêu sẽ là điều đẹp đẽ vinh dự nhất mà tôi có trong cuộc đời mình.’’

Tôi bước đi trên một sa mạc khô cằn, không lương thực, không nước, những bước chân khó khăn. Tôi đã ước có một cái hố sâu và việc duy nhất tôi muốn làm là lao tới rồi nhảy tỏm vào cái hố sâu đó, mặc kệ bên dưới là vực thẳm hay chỉ toàn là nước. Tôi không còn nhớ được đã phải sống sót qua tháng ngày đó ra sao. Không mặt trời, không mặt trăng, không còn biết ngày đêm gì nữa. Tôi không tìm kiếm được một tia sáng nào để tiếp tục bước tiếp nữa. Tôi đã cương quyết với bản thân đây là giới hạn cuối cùng cho mình.

Tôi tồn tại bởi hai con người trong cùng một thân xác. Nửa là tôi, nửa còn lại không phải là tôi. Bọn chúng cứ khiêu chiến tranh cãi dằn xé tôi mỗi ngày. Nửa bảo tôi buông đi thì nửa kia cương quyết. Có nhiều khi tôi chỉ muốn rời bỏ cái thân xác đó mà thôi, cơn đau là không thể chịu đựng nổi. Nhưng rồi cũng sẽ qua. Mọi nổi đau sẽ làm chai lì đi cảm xúc. Thỉnh thoảng nổi đau vẫn ghé thăm khi có cơ hội. Tuy vậy, nó đã chẳng còn có thể gây sát hại lên tôi nữa. Nếu nó có đến, tôi cứ thế đứng nhìn nó rồi vẫy tay chào tạm biệt, hờ hững như cách tôi vẫn làm thế với nổi đau của người khác vậy thôi. Ai rồi cũng phải học cách tự bảo vệ lấy chính mình. Rồi sẽ có cách.

Đó là quãng thời gian đứng bên bờ vực cái chết của tôi. Tôi thật sự muốn chết vì có niềm tin rằng chết vì yêu là cái chết đẹp nhất. Nhưng tiếc thay tôi không có đủ dũng khí để làm điều đó. Tôi đã tự dằn vặt trách mình hèn nhát. Có lần đứng trước gương, nhìn bộ dạng gầy tọp sút mất mấy cân của mình. Chẳng có bữa ăn nào là ra hồn, toàn là cơm chan nước mắt. Tôi vốn có một khuôn mặt bầu bĩnh với vóc dáng tròn trịa, nhưng lúc đó đã gầy hẳn đi. Không ai còn nhận ra tôi khi vừa trông thấy tôi nữa. Bộ dạng xấu xí cùng với nước da xanh xao đã tố cáo một con người chẳng còn hồn vía gì. Chẳng khác nào bộ dạng của một đứa đang mắc phải căn bệnh nan y và đang từ từ chạm đến giới hạn cuộc sống. Sống mà khổ cực vậy thì chết quách đi chứ sống làm gì?

Nhưng thật hụt hẫng khi nhận ra tôi chưa yêu anh ta đến mức muốn chết, đó là suy nghĩ không gian dối của tôi. Tôi cũng không đủ dũng cảm để vẽ ra cho chính mình một cái chết nhẹ nhàng nhất. Tôi có nghĩ đến việc nhảy sông, nhưng nghĩ đến bộ dạng phù nề của cơ thể và cái thể trạng như bạch tạng của người chết đuối khiến tôi ngán ngẫm, tôi muốn được chết mà vẫn thật đẹp. Tôi có ghé ngang tiệm thuốc tây với ý định mua về một lọ thuốc ngủ rồi cho hết tất cả vào miệng, hoặc là dùng dao cứa đứt mạch máu ở cổ tay, khổ nổi tôi không muốn phải chết trong căn phòng của chính mình. Tóm lại là vì tôi không đủ can đảm để chết nên tôi đã tự biện minh cho mình rất nhiều lý do. Và thế là tôi sống. Tôi phải chấp nhận thôi, dù trông tôi có vẻ như một kẻ sắp chết. Nhưng cũng phải cố bám lấy thế gian này để mà sống. Biết là mình giờ như cái xác của con ve đã thay vỏ đang bám dính trên cây. Chỉ cần một cơn gió thoáng nhẹ qua cũng có thể đánh gục nó khỏi thân cây. Bao giờ đến đó rồi hẳn hay.

Vì không thể chết nên tôi quyết định sống cho có hồn. Sau khi quyết chí sống cho ra sống. Tôi mở tủ lạnh, uống tù tì một lần ba hộp sữa. Tôi chọn trong tủ một bộ áo quần đẹp nhất mình có rồi  mặc nó bước ra khỏi nhà, đến siêu thị mua lần mấy cân cam, mang về nhà vắt ra lấy nước. Tôi cần tái phục làn da xanh xao lúc đó bằng nước cam, cần thật nhiều vitamin. Rồi tôi bật lớn nhạc, bài nào tạo động lực và làm cho tôi cảm thấy tinh thần phấn chấn lên. Tôi ngồi xuống bàn và nhìn ngắm ra ngoài khung cửa sổ. Tôi ra quyết định, cần phá vỡ lớp vỏ xấu xí này để chui ra bên ngoài. Không thể để cơn sóng cảm xúc này cuốn phăng cuộc đời mình được nữa.

Tôi dần ăn uống bình thường trở lại. Mua về những thực phẩm tươi ngon, nhiều rau củ, cố gắng dành nhiều thời gian trong bếp để nấu nướng. Tôi cũng bắt đầu đi bộ mỗi chiều hai tiếng đồng hồ trong công viên gần nhà, nghe những bản nhạc yêu đời trong lúc đi. Toàn bộ mỡ trên cơ thể hồi trước đã teo tóp lại thành những vết nhăn trên cơ thể, tôi cần chăm chỉ luyện tập để lấy lại sự săn chắc chứ không phải là bộ dạng bèo nhèo bây giờ. Áo quần trước kia cũng không còn mặc vừa, phải dùng dây thắt lưng để giữ chặt quần, áo thun thì bắt đầu rộng thồng thềnh nên tôi cần phải thay mới hầu như tất cả quần, chỉ có áo thun, áo sơ mi và vài bộ váy là còn sử dụng được.

Sau vài tháng dần cải thiện việc tập luyện thể thao và ăn uống đều độ. Cuộc sống dần được cải thiện, tinh thần cũng được khôi phục phần nào. Mặc dù nổi đau vẫn còn đó nhưng chí ít là tôi đã từ bỏ ý định muốn chết. Đã rất lâu rồi tôi mới bắt đầu cảm thấy muốn lại muốn được sống: “May quá, mình đã không chết.’’

Đó là câu chuyện của tôi. Còn bạn. “Bao nhiêu lần trong đời bạn muốn chối bỏ cuộc sống của mình?’’

Xin hãy giữ câu trả lời lại cho riêng bạn bởi tôi không có nhiệm vụ phải quan tâm đến cuộc sống của bạn. Tôi cũng không phải là người đi rao giảng cái chết. Tôi cũng không phải là bác sĩ, chuyên trị những bệnh nhân bị bệnh lao phổi tâm hồn, chỉ muốn sớm chạm vào cỗ quan tài bởi sự yếu đuối của chính mình. Nếu có thể, tôi cũng cầu nguyện cho bạn được chết thật nhanh. Vì đó là món quà tuyệt nhất mà bạn được nhận từ cuộc sống này.

Tôi đã thấy có quá nhiều người rao giảng về cái chết. Những người xung quanh tôi, bạn bè tôi. Hai từ “Muốn chết” được thốt ra từ miệng họ nghe sao đơn giản và tầm thường. Chính tôi cũng từng khẩn khiết tôn thờ, vì chính lúc đó cái chết được nhắc đến như ngọn lửa châm vào đống than hồng đang vụt tắt, là thứ ánh sáng duy nhất tôi còn trông thấy được trong cơn quằn quại. Nhưng thử hỏi với đôi mắt liêu xiêu trong cơn đau khổ, tôi còn trông thấy được gì từ cuộc đời mà vội kết luận.

Tôi bảo cuộc sống chỉ toàn là đau khổ. Đúng thế, không có lý gì để phủ nhận. Tuy nhiên, đau khổ do đâu mà được tạo ra? Đó chẳng phải là công trình được xây dựng từ chính bàn tay tôi đó sao? Tôi tạo ra chúng, nhưng lại không muốn ngắm nhìn chúng, phủ nhận thuộc về mình và bắt đầu đổ lỗi cho cuộc sống.

Khoảnh khắc cận kề cái chết, thật sung sướng hạnh phúc khi nghĩ rằng mình sắp vứt bỏ hết tất cả gánh nặng đã mang vác cồng kềnh bấy lâu nay. Ôi nổi thống khổ mang tên ”cuộc sống”, tôi hát bài ca khải hoàn trở về miền hoang lạc ngây ngất khi sắp thoát ly vĩnh viễn khỏi nó. Cái thế giới của nó chỉ là một thế giới vĩnh viễn bất toàn, chẳng bao giờ có nổi một niềm hoan lạc. Tôi căm ghét cái thống khổ tôi đang chịu đựng, tôi căm ghét cái bất toàn, bởi thế mà tôi quá căm ghét cái thế giới mà cuộc sống đang ngự trị. Tôi đã huyễn rằng chỉ cần bước qua cái chết, tôi có thể đường đường chính chính bước vào thế giới mà tôi đang mơ mộng, một thế giới được chính bàn tay tôi tạo ra để mơ về thế giới bên kia. Một thế giới không còn bất toàn, không còn thống khổ mà toàn đầy đê mê hoan lạc.

Nhưng thực ra, có phải nếu bước qua cái chết thì sẽ là thế giới khác, tôi thậm chí còn không chắc chắn về điều đó. Qúa đau khổ và bất lực đã tạo ra thế giới bên kia của tôi. Sự mệt mỏi muốn nhảy một phát, một cú nhảy vọt quyết định, một cơn điên cuồng ngắn ngủi chứa đựng tất cả sức mạnh đã tạo nên thần chết và thế giới viễn mãn sau cái chết. Phải chăng đó chỉ là một tinh thần lạc lối cố đưa tay ra sờ chạm vào cái thân xác tuyệt vọng.

Tôi có nên tin một thế giới nào khác nữa ngoài cái thế giới tôi đang sống? Chỉ là một cõi hư không phía bên kia, không tiếng nói con người, không sự che chở bao dung. Ở cái thế giới khác đó, chắc chắn không có chỗ cho tôi. Tôi không muốn là kẻ mơ mộng biến thành cái hồn lang thang có đôi cánh gãy, vực vờ giữa cõi hư vô. Tôi không muốn vùi đầu vào đống cát vô nghĩa, chỉ có mặt đất trần gian này mới là cái có ý nghĩa đối với tôi. Tôi sẽ không vì những đau khổ lầm thang của mình mà tự tạo ra thiên đường hạnh phúc khác đang chờ mình sau cái chết, chỉ là sự bày đặt ngu xuẩn của tôi. Tất cả tinh hoa tinh tú, chỉ có đứa bệnh hoạn như tôi mới không nhận ra nó đang nằm sờ sờ trên mặt đất trần gian.

Cái tôi đây là do mặt đất và thân xác này tạo ra, không phải là thế giới bên kia. Vậy nên đừng mong sau khi thoát khỏi nó thì mới có cơ hội được hạnh phúc. Tôi đã tự tay đập phá ngôi mộ mà mình là kẻ sẽ nằm trong đó với ước mơ được sống một cuộc đời khác không còn bất toàn. Tôi nghĩ mình chỉ là một kẻ bệnh hoạn với những ý nghĩa điên rồ về cái chết. Tôi cũng thôi việc oán trách cuộc sống, oán trách cái công trình do chính bàn tay tôi tự tạo ra. Chỉ có tôi ở đây và tôi là người tự quyết định mình sẽ trở thành thế nào. Chỉ có tiếng nói của trái tim tôi mới là tiếng chân thành và thuần khiết nhất. Chính tôi là người tạo ra ý nghĩa của mặt đất trần gian này.

Nhưng có một sự thực rằng khi vượt qua được ranh giới giữa sự sống và cái chết. Tôi đã cảm nhận  tròn trịa một cuộc sống tươi đẹp hơn bao giờ hết. Khi đã có thể đứng bên kia biên giới nhìn về vùng đất hoang vu u tối đang bị cai trị bởi những kẻ thèm chết. Rồi còn bao nhiêu người đau khổ khác vẫn không từ bỏ cơ hội được tiếp tục sống trên giường bệnh, bao nhiêu người vẫn ngoan cố bám lấy sợi dây tơ mỏng manh treo trên đầu. Ôi những kẻ chưa đạt đến mức con người nên mới muốn khước từ đi con người. Tôi nghĩ đến họ và cả chính tôi trong quá khứ. Những con người luôn bị ảo tưởng về cái chết.

Tác giả: Ni Chi

 *Featured Image: hillofthirst 

Xã hội này không cho phép giáo viên chửi thề

0

Cô giáo Nguyễn Kim Tuyến đang làm cộng đồng mạng sôi sục sau khi một clip được chia sẻ cho thấy cảnh cô mắng một học viên của mình là “mặt người óc lợn” và phát ngôn chợ búa giữa lớp học.

Có lẽ vấn đề khiến cho người ta khó chấp nhận ở đây chỉ là vấn đề bề mặt: cách cư xử. Nhưng thực tế cuộc sống cho thấy rằng người ta thường bị cộng đồng đánh giá chính là từ những thứ bề mặt ấy và không nhiều thì ít nó cũng phản ánh một phần nhân cách của ai đó. Lời nói và hành động sẽ khẳng định bạn giữa đời thường chứ không phải là suy nghĩ, cho nên thật khó mà thuyết phục được một đám đông đang phẫn nộ thông cảm cho mình khi những gì mà chúng ta phô bày ra bên ngoài làm cho người khác phải nhăn mặt nhíu mày, phải bặm môi nghiến răng vì tức giận.

Vâng, phần đông người ta đang phớt lờ những lời lẽ hỗn xược của cậu học viên trong clip và mắng mỏ cô Tuyến vì cô đang ở một vị thế cao hơn, đang mang hình ảnh một nhà giáo. Người ta đòi hỏi nhiều ở cô hơn là ở cậu học viên kia sự nhận thức và làm chủ bản thân.

Tại sao chúng ta lại nổi giận khi xem cái clip ấy? Có phải vì cô Tuyến đã thể hiện quá chân thật cái sục sôi trong lòng mình trước một học viên ương bướng không chịu tuân thủ quy luật của trung tâm? Tuy nhiên, với vai trò là người đang đứng trên bục giảng của cô thì chúng ta khó chấp nhận được cái chân thật một cách trần trụi như thế. Và nếu nhiều người đang quan tâm vụ việc này đặt mình vào hoàn cảnh đó, có thể cũng sẽ không cư xử như cách mà cô đã cư xử. Không phải vì đạo đức gì cả, đơn giản là vì xã hội này không cho phép một người thầy cư xử như vậy.

Một trong những bản chất của con người vốn là sự man rợ và vô phép tắc, một đứa trẻ sẽ sẵn sàng đánh lại khi bị đánh. Vì thế mà chúng ta mới phải cần đến giáo dục. Nhưng điều gì xảy ra nếu một con người cũng bình thường như bao nhiêu người khác, chỉ là họ đang làm một công việc liên quan  đến giáo dục cũng cư xử vô phép tắc như vậy. Chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng ngay sau tiếng chửi thề đầu tiên mà cô Tuyến thốt ra, cô đã hạ mình xuống bằng với cậu học viên xấc xược kia và lúc ấy người ta chẳng còn lý do gì để coi trọng cô cả.

Cô đã thất bại vì không làm chủ được bản thân. Cô đã đi từ thất bại đến thảm bại khi đâu đó trong căn phòng ấy, một chiếc điện thoại đang lấp ló dưới gầm bàn. Giá như cô chịu giả tạo một chút thì mọi chuyện đã khác. Ở ngoài kia, đâu có thiếu gì những người vẫn buộc mình phải nhã nhặn dù người đối diện có là loại hạ đẳng thế nào đi chăng nữa. Và người ta không có gì phải hổ thẹn khi sống giả tạo như vậy cả. Sự giả tạo sẽ làm cho chúng ta quên dần đi cái gốc tích man rợ của mình và đến một lúc nào đó, nó sẽ không còn là giả tạo nữa. Lúc ấy chúng ta hoàn toàn tự do, cái tự do của một con người được khai phóng, không phải là cái tự do mang hình hài thú vật. Tên gọi thì giống nhau nhưng đẳng cấp thì hoàn toàn khác biệt.

Tôi có nhớ một cảnh phim về bữa ăn của một tên trùm mafia với vợ và con trai. Trong bữa ăn ấy, hắn nói chuyện với con về việc nó đã đánh bạn ở trường. Hắn nói với con trai mình: “Quan trọng không phải là con đã làm gì mà là con để cho người ta nhìn thấy con đã làm gì.” Đó là quan điểm của một gã côn đồ, người luôn sẵn sàng hạ thấp bản thân (không phải là cái hạ thấp của người khiêm tốn) và bị xã hội coi rẻ. Còn những ai hướng thiện sẽ nói rằng: “Muốn người ta không biết, tốt nhất đừng làm.” Biết đâu có những thứ gông cùm mà nếu chúng ta chấp nhận đeo vào mình, nó trở thành đôi cánh để đưa chúng ta đến với một chân trời tự do khác?

Và điều cuối cùng mà chúng ta rút ra được cho bản thân mình trong thời đại thông tin này đó là hãy thận trọng. Không phải là thận trọng với những con mắt, những chiếc smartphone xung quanh mình, hãy thận trọng với chính mình.

Tác giả: Nguyễn Tài

[BTD2018] Khủng hoảng tuổi 40

6

 

“…Tam thập nhi lập

Tứ thập nhi bất hoặc…”

Câu nói này của Khổng Tử, có thể hiểu: Bước sang 30 tuổi, con người có thể tự lập mọi sự, còn sang 40 tuổi, người ta có thể hiểu biết lý hữu của vạn sự. Nhưng từ khi nhà tâm lý học Carl Jung xác định con người phải trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, thì con người mới ngộ ra rằng còn nhiều điều mà với sự giới hạn của nhận thức con người chưa thể thấu đạt.

Nay tôi vừa bước sang tuổi 40, một tiến trình dài đã giúp tôi hình thành một nhân cách được coi là tạm ổn. Mặc dù, đã trải qua một giai đoạn đen tối trong hành trình tâm linh nhưng không có nghĩa là tôi đã hoàn thành. Cuộc sống vẫn tiến về phía trước, nhưng đôi khi cần những “cú thắng” trong đời để bản thân ngộ ra một chân lý nào đó mà trước kia tôi đã tìm được trong sách nhưng không hiểu. Nếu chiến thắng trên mọi mặt trận dễ ru ngủ con người thì những thất bại đôi khi lại mang đến cho chúng ta một tầm nhìn mới về thực tại đời sống; khi ấy, tôi ngộ ra: Cuộc sống thật tươi đẹp và ý nghĩa. Đó là nguyện vọng của tôi khi trình bày cho các bạn cuộc chiến của chính mình. Hy vọng mỗi người cũng tìm ra một chút ánh sáng nếu đang sống ngưỡng tuổi trung niên, còn nếu bạn trẻ hơn, hãy biết rằng đến lượt bạn cần trải nghiệm sự thật này để cảm nhận cuộc đời đáng sống và dấn thân cho những điều tốt đẹp nhất.

Có thời gian vì quá mê đọc sách triết học mà tôi đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của các triết gia được coi là vô thần. Chẳng hạn, ông P. Sartre đã dõng dạc tuyên bố: “Tha nhân là hỏa ngục.” Tôi cảm thấy chúng thật đúng trong tâm trạng của một kẻ bị thất bại trong tình bạn như tôi. Chính tư tưởng này dẫn tôi vào cuộc khủng hoảng nội tâm.

Cũng như bao người khác, tôi rất tự tin với những tài năng của mình khi có cơ hội khẳng định bản thân trước đám đông, từ đó, luôn đề cao thần thái và đẳng cấp trong mọi lãnh vực từ lối ăn mặc đến cách giao tiếp, từ việc sử dụng các phương tiện đến việc tạo phong cách chững chạc bên ngoài. Vô hình trung, những thứ đó làm rào cản cho cuộc tìm kiếm bản thân; những màn “diễn sâu và diễn lâu” khiến tôi đánh mất chính mình trong con mắt người đời. Và rồi, mọi sự đã thay đổi từ khi tôi đánh mất đi một tình bạn được coi là tri kỷ. Từ đó, tôi đã trở nên trầm tĩnh hơn và không thích mở rộng nhiều mối quan hệ nữa; tôi rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ.

Dường như tha nhân là hỏa ngục trong mắt của tôi. Từng ánh mắt của người ấy như xé tan nỗi bần cùng và yếu thế trong tôi. Từng bước đi của người ấy như muốn giẫm nát sự kiêu ngạo và ngông cuồng trong tôi. Mọi lời nói của họ như tố cáo cái mặt nạ nơi tôi. Mọi hành động của họ như muốn lật đổ tất cả thành công trong đời tôi. Tắt một lời, chúng tạo nên một thứ lửa đốt cháy mọi thiện chí và ý chí tiến thủ trong tôi. Đến khi tôi gặp được một câu nói:

“Mọi sự thế nào tùy vào đôi mắt của người nhìn.”

Với khuynh hướng thường hay đổ lỗi cho người khác, tôi không thể chấp nhận câu nói này, nhưng nó cứ ám ảnh tôi như thể có một ma lực nào đó, khiến ý thức tôi không thể rời xa nó; “khi cố quên là khi lòng nhớ thêm” là vậy! Tình trạng này tồn tại một thời gian mãi đến khi tôi được nghe một người bạn nói xấu về người thứ ba; trong khi mọi sự việc ấy chính tôi đã mục kích, và biết rằng bạn này đã sai lầm khi đánh giá người kia. Vì thế, tôi đã cố hết sức bảo vệ cho người kia. Cuối cùng, tôi lại bị người bạn này hiểu lầm.

Trong khoảnh khắc tĩnh lặng, tôi đã nhận ra hình ảnh bản thân trong người bạn kết án kẻ khác. Rằng chính tôi đã sai lầm khi vội lên án người khác chỉ vị một sự nghi kỵ nào đó. Đây là bài toán mà tôi đã giải đáp được khi ý thức rằng mình đã phóng chiếu sự tối tăm của mình lên người kia; tha nhân không phải là hỏa ngục mà tôi là hỏa ngục cho chính mình.

Sau đó, tôi đã viết một bài tự sự trên dòng thời gian của mình để gởi đến mọi người để vơi đi nỗi buồn và tránh tình trạng trầm cảm nặng hơn. Không ngờ, facebook lại là người trung gian trung thực nhất nối kết một tình thân tưởng chừng như vô vọng. Dẫu rằng, tình bạn đã được nối kết, nhưng không vì thế, tôi đã có thể tìm lại được chính mình. Đây là cuộc chiến khởi đi từ nhận thức sai lầm của tôi. Có thể nói, biến cố này chỉ là phần hiện tượng hời hợt bên ngoài hay là phần tảng băng mắt thường có thể quan sát. Đúng hơn, chúng là cơ hội giúp tôi đi vào tận bên trong.

Tôi đã sai lầm trầm trọng khi đồng hóa những chức năng và vai trò của mình trong gia đình và xã hội làm căn tính của mình. Một khi tôi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng, tôi đã tự làm cho mình bị tổn thương. Rồi tôi đi vào đêm tối như một con vật bị thương, cố liếm láp vết thương mong sớm được chữa lành. Từ đây, tôi bắt đầu sắm cho mình một cặp mắt kính đen để nhìn đời và nhìn người. Tôi chủ động cự tuyệt mọi tương giao và quay quắt trong nỗi cô độc và trống rỗng của mình. Thoạt nhìn, mọi người có thể tưởng rằng tôi đã ngộ ra sự phù du của kiếp sống làm người để rồi buông bỏ và thanh thoát mọi sự. Nhưng có biết đâu: tôi phải đối diện với một sự “hư vô hóa” chính mình. Những gì xưa kia là thần thái, là đẳng cấp thì nay chỉ là những thứ mặt nạ đang dần được lột ra và hiện nguyên hình. Những gì xưa kia là thành công, là tỏa sáng thì nay chỉ là cách tôi xa rời lý tưởng và ý nghĩa cuộc đời. Tất cả là hư vô và trống rỗng. Để có thể nhận ra thực trạng của bản thân như thế, tôi đã mất nhiều thời gian để phản tỉnh và hồi tâm.

Trước kia, tôi đã từng thực hành thiền để tập kiểm soát hơi thở, nhưng nó chỉ như thói quen tốt mà bản thân hành động không đủ ý thức. Bây giờ, tôi lại tiếp tục thực tập buông xả và kiểm soát hơi thở nhưng với một động lực sâu xa là tìm ra căn tính của mình: Tôi là ai? Thật vậy, tôi hít vào cả một bầu trời mới cho đi vào từng đường gân thớ thịt, thấm vào tận xương tủy máu hồng, và thở ra những gì là cặn bã và tối tăm để tẩy sạch vùng ký ức đau buồn, đồng thời, để tâm trí được thoáng đãng phiêu diêu vào vùng đất mới.

Dần dà, tôi nhận ra có hai thực tại cùng đang sống trong tôi: Một cái tôi đang quan sát và một cái tôi đang hít thở. Có một cái tôi đang quan sát mọi hành động của tôi. Có một cái tôi đang đánh giá và lượng giá mọi tư tưởng phát sinh trong đầu của tôi. Và theo Michael R.Kent tác giả của cuốn Falling in Love with Yourself: The Principles and Practices of Self-love, thì cái tôi đang quan sát, đánh giá hay lượng giá…mới thực sự là căn tính của tôi. Từ đây, tôi bắt đầu tập cười với chính mình. Một khi đã nhuần nhuyễn trong việc thực tập và kiểm soát hơi thở, tôi bất đầu chủ động và làm chủ phần nào mọi tư tưởng, cảm xúc, lời nói và hành động bản thân. Mặc dù vẫn còn sai lầm (lẽ thường của phận người) nhưng tôi dễ dàng quay về để thực hiện: Điều hòa thân tâm.

Tất nhiên, những vẻ thần thái hay đẳng cấp hoặc thành công không vì thế mà bị lãng quên, song, chúng có một vị trí giới hạn trong ý thức của tôi. Từ đây, bậc thang giá trị đã thay đổi: Mọi ưu tiên cho đời sống nội tâm và khẳng định căn tính của mình, còn tất cả chỉ là tùy phụ (nay còn mai mất), chỉ có một cái tồn tại vĩnh cửu và lớn hơn bản thân tôi: Cái tôi là. Một khi tôi đã ngộ ra chân lý này tôi an nhiên tự tại và sáng tạo cuộc đời mình.

Các bạn thân mến, tôi đã dắt bạn đi từ cái bên ngoài đi vào bên trong. Một cú thất bại bên ngoài của tình bạn đã là cơ hội giúp tôi đi vào bên trong sâu thẳm lòng mình. Từ đây, tôi đã nhận ra thực trạng đánh mất chính mình để bắt đầu một cuộc thay đổi triệt để và hoàn toàn. Thay vì phủ nhận quá khứ đau thương, tôi tập chấp nhận mọi sự như chúng là. Thay vì gặm nhấm những vết thương, tôi đã tập cười với chính mình. Chính thái độ sống tích cực này là cách tôi thực tập yêu thương bản thân. Chẳng ai chấp nhận tôi nếu chính tôi không chấp nhận và vui nhận hình ảnh chính mình. Chẳng ai yêu thương tôi nếu chính tôi không biết cách chăm sóc bản thân một cách lành mạnh và hiệu quả. Và sau cuộc hành trình khám phá bản thân, tôi đã rút ra được hai điều:

1. Mất tình bạn có thể cũng đáng kể, nhưng thất bại lớn nhất đời người là đánh mất chính mình.

2. Thành công đáng kể nhất trong đời người là chiến thắng bản thân.

Những gì tôi đã vượt qua là nhờ vào việc không ngừng đọc sách và trau dồi kiến thức tâm lý để khám phá bản thân và việc quan sát những cuộc chiến của người khác. Có những người bước vào cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, nhưng thay vì trở về với lòng mình, họ đi tìm bù trừ những thứ tình dục và tình yêu bất chính bên ngoài. Hay có những người khác, thay vì chấp nhận tình trạng bản thân để khắc phục và chữa lành, họ đi tìm một không gian mới, một cộng đoàn mới… Tắt một lời, họ muốn thay đổi thế giới mà không muốn thay đổi chính mình.

Để kết thúc xin gởi lại bạn những người đang trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên hoặc sẽ trải nghiệm một ngày nào đó, một câu chuyện để đời:

Tại hầm mộ trong tầng hầm nhà thờ Westminster nổi tiếng thế giới ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:

Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.

Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.

Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.

Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:

Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”

Tác giả: An Mai Đỗ

*Featured Image: jplenio 

 

 

[THĐP Translation] 9 lý do bạn nên dành thêm thời gian ở một mình

1

“Ai trong chúng ta ai cũng chỉ có một mình, sinh ra một mình, chết một mình, và một ngày nào đó chúng ta đều sẽ nhìn lại và thấy dù rằng trong đời ta có bè bạn, nhưng rốt cuộc ta vẫn luôn chỉ có một mình. Tôi không nói đến sự cô đơn (ít nhất không phải lúc nào cũng vậy), mà xét đến cùng về bản chất: Đơn độc một mình. Điều này khiến cho lòng tự trọng trở nên thật quan trọng, và tôi không thấy làm cách nào để bạn tôn trọng được bản thân nếu như bạn phải nhìn vào tâm trí của người khác để tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình.”

– Hunter S. Thompson

Lần gần đây nhất bạn tạm dừng khỏi mọi thứ và mọi người để dành chút thời gian cho riêng mình là khi nào? Lần gần đây nhất bạn đã dành cho bản thân mình tình yêu, sự trân trọng và cảm kích nhiều như đã dành cho những người khác là khi nào?

Nhiều người trao đi rất nhiều cho những người xung quanh, nhưng lại rất ít cho chính bản thân họ. Và bởi vậy, họ trở nên mất cân bằng. Họ bỏ bê sức khỏe, họ quên đi ước mơ, nhu cầu và khát vọng của họ, họ quên mất sau tất cả họ thực sự là ai, và dần dần họ còn không nhận ra rằng họ trở thành người lạ với chính bản thân mình.

Đó không phải là cách chúng ta nên đối xử với chính mình. Khi bạn thực sự yêu và quan tâm đến một người, bạn dành thời gian một mình với người ấy. Và với chính mình, bạn cũng nên làm vậy. Bạn xứng đáng có được sự thừa nhận, tình yêu và sự trân trọng như bao người khác. Và trước khi nghĩ đến chuyện nhận được những điều ấy từ người khác, bạn cần học được cách tự trao những điều ấy cho chính bản thân mình.

“Chúng ta cần sự cô độc vì khi ta ở một mình, ta thoát khỏi những trói buộc, ta không cần phải diễn, và ta có thể nghe thấy được những suy nghĩ của chính mình.”

– Tamim Ansary

9 lý do bạn nên dành thêm thời gian cho riêng mình:

1. Bạn được tìm hiểu bản thân mình

“Mỗi con người có rất nhiều lớp da bên trong mình, che giấu đi chiều sâu của trái tim họ. Chúng ta biết thật nhiều thứ, nhưng lại không biết bản thân mình! Vì sao vậy, vì tâm hồn ta đang bị che phủ bởi ba bốn chục lớp da dày thô như da trâu hay da gấu. Hãy đi vào nơi sâu kín nhất trong chính mình và học cách để biết chính mình tại đó.”

– Meister Eckhart

Bạn là người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, là người hùng trong câu chuyện đời bạn, và bằng cách dành thời gian cho riêng mình, để là chính mình và để biết chính mình, bạn sẽ chạm sâu vào trái tim và tâm hồn của bản thân, và bạn sẽ được trải nghiệm cái đẹp, sự vĩ đại và kỳ diệu của bạn. Còn gì đẹp hơn thế?

2. Bạn học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn

Orson Welles đã đúng khi nói rằng: “Chúng ta được sinh ra chỉ có một mình và chết đi chỉ có một mình. Ta bước vào thế giới này một mình, và dù ta có được sự đồng hành từ bạn bè, gia đình và những người ta gặp trên đường đời, nhưng vẫn sẽ có những thời điểm ta chỉ có một mình mà thôi. Và dù cho đây là một suy nghĩ đáng sợ, nhưng nếu ta dành riêng chút thời gian cho bản thân để yêu, chấp nhận, nâng niu và hòa giải với con người của chính mình, thì sau cùng ta sẽ học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn. Và ta sẽ không phải sống trong sợ hãi nữa…”

3. Bạn học được cách yêu thương và chấp nhận bản thân

Tin hay không tùy bạn, nhưng càng dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ càng học được cách trân trọng, chấp nhận và hòa giải với những thiếu sót, sai lầm và bất toàn của mình và bạn sẽ càng có nhiều tình yêu trong tim dành cho không chỉ những người xung quanh và còn cho cả chính bạn nữa.

“Hãy yêu thương chính mình – chấp nhận chính mình – tha thứ cho mình –  và đối xử tốt với chính mình, bởi vì nếu thiếu bạn, những người còn lại là chúng tôi sẽ thiếu đi một nguồn mạch những điều tuyệt vời.”

– Leo F. Buscaglia

4. Bạn học được cách sống đúng với mục đích của cuộc đời mình

Rumi có cách diễn tả rất đẹp về điều này:

“Mọi thứ trong vũ trụ đều nằm trong bạn. Hãy hỏi mọi thứ từ chính bản thân bạn.”

Trái tim và tâm hồn bạn biết rõ về con đường bạn nên đi, cuộc đời bạn đã được sinh ra để sống và công việc bạn cần làm trong thế giới này. Và nếu bạn lùi lại vài bước để nhìn nhận những thói quen thường nhật, những con người bên xung quanh bạn, và những tạp nhiễu vây kín bạn, bạn sẽ có được khả năng kết nối với một khía cạnh khác của chính bạn – là thứ biết được vì sao bạn có mặt trên hành tinh này, mục đích của cuộc đời bạn là gì và lý do gì mà bạn hiện hữu.

5. Bạn học được cách trở thành chính mình mình, chứ không phải kẻ mà người khác nghĩ bạn nên trở thành

“Có một tiếng nói bên trong bạn thầm thì ngày đêm: “Tôi cảm thấy điều này là đúng, cho mình, tôi biết rằng điều này là sai.” Giáo viên, nhà thuyết pháp, cha mẹ, bạn bè hay người thông thái nào cũng không thể quyết định điều gì là đúng cho bạn đâu – hãy cứ lắng nghe tiếng nói bên trong bạn thôi.”

– Shel Silverstein

Từ nhỏ, chúng ta được dạy phải nghe lời, chúng ta được dạy phải giống với những người khác hơn và bớt giống với chính mình. Và điều thật đẹp trong việc dành thời gian cho riêng mình là bạn sẽ được giải phóng khỏi những cái bẫy tâm trí, những niềm tin và những hạn định về những gì bạn phải giống với người khác. Và bạn sẽ tìm thấy trong chính mình sức mạnh và lòng dũng cảm để trân trọng và trở thành con người đích thực của mình chứ không phải là kẻ mà những người khác nghĩ bạn nên trở thành. Không còn phải giả vờ, không còn phải trốn tránh chính bản thân mình nữa.

6. Bạn khám phá được rằng mình lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân

Thật tuyệt khi được bạn bè và gia đình giúp đỡ trong những lúc bạn phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Nhưng cũng sẽ có những thời điểm trong đời mà không một ai có thể giúp bạn.

Sẽ có những thời điểm bạn phải tự mình đương đầu với những thử thách của bản thân. Và bằng cách dành thời gian cho riêng mình, bằng cách củng cố ý thức về cái tôi của mình, và bằng cách giải phóng lòng quả cảm, trí tuệ và sức mạnh ẩn sâu trong mình, rốt cuộc bạn sẽ nhận ra rằng bạn lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân và rằng bạn có sẵn tất thảy mọi thứ cần thiết để với bất cứ thách thức nào được cuộc đời gửi đến bạn. Và bạn sẽ không còn cảm thấy sợ sệt nữa.

7. Bạn khám phá được giá trị và sức mạnh của sự im lặng

Khi tâm trí tĩnh lặng, khi không còn bất cứ ý nghĩ và lời nói nào, đó là khi bạn nghe thấy tiếng trái tim nói chuyện với chính bạn. Đó là khi bạn nghe thấy tâm hồn và trực giác đang giao tiếp với bạn. Sự tĩnh lặng là một người thầy tuyệt vời, thì thầm bên tai bạn và giúp bạn hiểu được những điều mà bạn sẽ không thể khám phá ở bất cứ nơi nào khác. Và qua việc dành thời gian cho riêng mình, để hít thở mà không cần phải buộc bản thân phải nói lên một lời nào hay phải có một ý nghĩ nào, bạn sẽ hiểu hàm ý của Ausonius khi ông nói: “Người không biết cách im lặng, thì cũng không biết cách nói năng.”

8. Bạn học được cách tôn vinh và tôn trọng bản thân

Nhiều người đã quen với việc cầu xin sự tán thành và chấp thuận từ bên ngoài, tất bật tìm kiếm tình yêu thương sai chỗ, đến mức họ không còn có thể kết nối với chính khía cạnh bên trong mình – khía cạnh vốn chỉ biết rằng họ cần bản thân là đủ.

Đó là lý do họ vẫn duy trì những mối quan hệ khiến họ không vui, ở lại trong những môi trường độc địa, những công việc họ căm ghét, v.v… – trong lúc nghĩ rằng họ không xứng đáng để nhận được những gì hơn thế. Và điều đẹp đẽ của việc dành thời gian cho bản thân mình là nó sẽ dạy bạn cách tôn vinh và tôn trọng bản thân, đủ để bạn thoát ra khỏi những thứ không còn phục vụ bạn, giúp bạn phát triển, hay khiến bạn vui vẻ.

Nâng cao hình ảnh bản thân và lòng tự trọng để không cho phép bất kỳ thứ gì hay bất kỳ ai khiến bạn cảm thấy mình không đủ – không đủ tốt, không đủ thông minh, không xứng đáng, không đủ xinh đẹp, v.v…

9. Bạn học được cách buông bỏ

Một trong những điều khó khăn nhất trên đời là buông bỏ những con người, những kỷ niệm, đồ vật, trải nghiệm và địa điểm chúng ta yêu quý nhất. Chúng ta níu giữ mọi thứ và mọi người quá chặt, sợ rằng nếu không còn những thứ mà ta đang bám vào, ta sẽ chẳng là gì cả. Thất bại trong việc nhận ra rằng sự bám víu đó bị ảnh hưởng bởi tình yêu chúng ta dành cho thứ ta đang níu giữ sẽ làm mất đi sự thuần khiết và vẻ đẹp của tình yêu.

Nhưng nếu bạn dành nhiều thời gian cho chính mình hơn, mở rộng trái tim và kết nối với trí tuệ nội tại ở một mức độ sâu sắc hơn, bạn sẽ có thể phân biệt giữa sự bám víu và tình yêu đích thực. Và khi thời gian trôi qua, bạn sẽ hiểu rằng “Tình yêu giải phóng. Nó không chỉ là níu giữ – bản ngã mới níu giữ. Tình yêu giải phóng. Nó không ràng buộc. Tình yêu nói rằng: “Tôi yêu em. Tôi yêu em khi em ở Trung Quốc. Tôi yêu em khi em ở Harlem. Tôi yêu em. Tôi muốn được ở cạnh em. Tôi muốn em vòng tay ôm lấy tôi. Tôi muốn nghe giọng em vang bên tai. Dù điều đó không thể diễn ra ngay lúc này, tôi vẫn yêu em.” – Dr Maya Angelou.

Tác giả: : Luminita D. Saviuc
Người dịch: Hà Huy Dương
Review: Dương Tùng

*Featured Image: Bess-Hamiti

Người mà đến thế thì thôi

0

Xin chào, hôm nay bạn có được vui không? Bạn có muốn nghe chuyện ngày hôm nay của tôi không? Xin giả sử là có nhé (vì tôi đang thích kể). Tôi dậy sớm để xem trận banh, mà mắt nhắm mắt mở nên ngủ lại sau hai mươi phút. Rồi dậy hơi trễ nên ăn tạm vài cái bánh ngọt và đi làm. Làm luôn tới tối, công việc bụi bặm tay chân, khá là rã rời. Khi ra về tôi đã nghĩ mình đúng là mệt như con bò thiến. Đương nhiên là tôi không biết con bò thiến mệt (đúng hơn là đau) ra sao, chỉ hình dung từ ấy nghe khá vui tai. Tắm rửa, đọc cho xong cuốn sách đang dở. Đã hơi trễ khi đi ăn tối, đốt ít lửa rồi trở vào phòng viết bài này.

Ôi giời, sao mà tôi không ưa đến thế chuyện kiểu lấy góc nhìn của mình, coi nó là chân lý tối thượng để phân phát cho tất cả mọi người. Ý tôi nói việc trên mạng giờ đâu cũng nhan nhản các bài viết bảo người đọc nên làm thế này, phải làm thế kia. Đành rằng cái đích chung là để mỗi người hướng đến một cuộc sống “đáng sống”, “trọn vẹn”, “hạnh phúc”. Thế nên tôi cũng không thiếu lúc hơi ghét ghét bản thân mình.

Lại tiếp, tôi cũng có vài mơ ước, mục tiêu. Tôi thích nghĩ rằng mình đang vật lộn vì chúng. Nghe vật lộn là nghĩ ngay đến khó khăn nhỉ? Ừm, có nhiều lúc tôi tự hỏi sao mà mình thảm bại nhiều thứ thế. Nhưng còn nhiều hơn là nghĩ, ít ra mình đã ở khá xa cái cuộc sống bản thân luôn cho là chán ngắt. Dù đã đi được vài bước trên quãng đường ấy như là, được sinh ra, chưa kịp biết gì thì được thả vào trường đi học. Cố học giỏi nhất có thể vì được bảo thế. Leo cấp, cố vào trường danh tiếng nhất. Rồi sao nữa, chắc là ra khỏi trường với thành tích thật oách để tìm một công việc tốt. Lập gia đình, có con, lo cho con, dành dụm cho ngày nghỉ hưu, già chết. Cứ mỗi bước đều thêm vào vì ai cũng bảo thế và nhất là đúng thật ai cũng thế, và mỗi chặng nhớ đừng quên trưng ra mình đang rạng rỡ và tuyệt đỉnh như thế nào. Thật ra cũng không tệ lắm đâu.

Ví dụ, làm việc giúp mình hiểu ra nhiều thứ và trưởng thành. Kết hôn, tình yêu đôi lứa, còn gì phải nói. Có con và nuôi dạy chúng, quá tuyệt. Đại loại thế. Đều là tình yêu nhỉ, nó như chìa ra cơ hội giúp mỗi người nhìn thấy con đường đúng của mình (nếu có một con đường như thế). Thế thì tại sao không, tại sao lại chán ngắt? Vì cá nhân người viết nghĩ, càng nhắm mắt trượt theo lối mòn, càng dễ phụ lòng cơ hội trao cho kia. Và thì còn gì tệ hơn thế, khi mà tình yêu lại hoá thành xiềng xích.

Rồi tôi thành một nhân dạng ổn định kiểu mẫu. Đi làm cả ngày nhưng lại luôn ngán ngẩm khi nhắc đến công việc. Vì ngán ngẩm nên phải làm vơi đi bằng cà phê cà pháo bên những câu chuyện nói rồi quên ngay, những cuộc nhậu nhẹt, đọc những thứ tin tức ba xu, những trò giải trí nhảm nhí.

Vòng tròn của tôi là những đám đông vuốt ve nhau mọi lúc mọi nơi rằng thôi thì con người là thế, con người trong xã hội thời đại này lại càng thế. Có cái gì đó luôn nheo nhéo âm ỉ tôi đã quên mất mình từng mơ gì, hay có đó nhưng phần lớn thời gian phủ nhận nó, hay thậm chí chưa dành cho bản thân điều tối thiểu là biết được mình muốn gì, muốn trở thành ai. Và một lần nữa lặp lại đừng quên, luôn nhớ phải rạng rỡ và tuyệt đỉnh trước thế giới bên ngoài. Tôi sẽ không tiếc thời giờ cho người ta loá mắt trên mạng xã hội chế-ơi-vào-mà-xem-cuộc-sống-tui-ngầu-ghê-chưa-này. Tôi cũng có khi đi đây đó, cẩn thận chụp hình cùng từng địa điểm nổi tiếng. Và dĩ nhiên nhà thật to, xe thật xịn, đám tiệc gì cũng phải thật nhộn nhất xóm. Ai cần những cuộc nói chuyện ba giờ sáng khi luôn luôn có thể cafe vào tám giờ tối mỗi ngày và lai rai năm giờ chiều mỗi cuối tuần, qua lại xã giao thì tối quan trọng cho chuyện làm ăn. Không quên nghe đàn nhạc, bình văn chương, làm thơ phú, vì người trí thức đều thế.

Tôi có thêm nhiều trách nhiệm, gia đình lớn, gia đình nhỏ… nên lỡ đôi khi nghe như mọi thứ có gì đó trống rỗng thì đã sao nào, tôi sống như thế nào có quan trọng gì nữa không, tôi làm tất cả chỉ cho người thân yêu thôi mà… Và rất rất nhiều chuyện tựa thế. Úi giời, nhưng nếu tôi lại thỏa mãn, tôi hạnh phúc với cuộc sống như vậy thì sao. Ước gì được thế, khi đó những ai bảo đi theo tiếng gọi của con tim, theo đuổi ước mơ hay sống một cuộc đời đáng sống gì gì đó đều là đang ghen tị, hằn học chết ra. Những bằng chứng sống của cái điều ấy cùng lắm là giả bộ thôi, chẳng đáng lưu tâm.

Có thể có, có thể không phải không bạn. Mỗi người chỉ có thể hiểu chính mình nhất có thể, hiểu thêm một chút về thế giới ngoài kia và dũng cảm lựa chọn. Tôi vui vì đã có lựa chọn của riêng mình. Tôi là gì để nói chắc những chuyện có thể xảy đến, càng không thể rõ bạn là ai, bạn đang cảm thấy thế nào. Và tôi sẽ rất ghét mình nếu cho rằng cách nhìn riêng của bản thân là chân lý. Thế nên tôi chỉ nói chuyện mình thôi. Mà cũng rõ chán, khi làm vậy lại thành ra kể lể, mà kể lể về mình thì lại nghe như hơi hướm hợm hĩnh, khoe khoang. Có gì bỏ quá cho nhé!

Người mà đến thế thì thôi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi.

Chúc bạn không dây dưa gì với cuộc đời bỏ đi theo cảm nhận của chính mình.

Tác giả: Thanh T

*Featured Image: Graehawk

Học đại học có phải là sự lựa chọn sáng suốt ?

0

Học đại học có phải là sự chọn lựa sáng suốt?

Bạn đã từng ra đường và gặp những bác, cô, chú, gì chạy Grab hay Uber chưa? Tôi nghĩ là có vì bộ phận này rất đông trong giai đoạn này. Và tự hỏi rằng: Có phải tất cả họ đều học từ Đại học giao thông vận tải ra không? Câu trả lời là không. Đây có thể là việc làm thêm của một số người nhưng đa phần là nghề chính của một bộ phận lớn sinh viên ra trường không xin được việc. Ngoài bộ phận này thì còn có những người có bằng cử nhân rồi ngồi ở nhà sống bám bố mẹ. Tại sao nhiều người mặc dù vẫn có bằng cử nhân, kỹ sư rồi nhưng mà vẫn “thất nghiệp” hoặc làm việc không ưng ý. Có phải môi trường đại học đang đào tạo ra những con người bị động. Và có nên học trong môi trường như vậy nữa không?

Dạo gần đây, nhiều bài viết, bài báo phê bình chất lượng giáo dục rất nhiều. Cách giáo dục đại học đang thực sự có vấn đề. Học để qua môn là tâm lý chung của sinh viên Việt Nam, không phải học để tăng vốn kiến thức. Nguyên nhân thì có vô vàn, nhưng cốt lõi nhất vẫn là từ nhận thức của sinh viên. Chọn sai trường để học, không biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, thì khoan vào trường mà học. Chỉ tốn thời gian của chúng ta mà thôi, lãng phí thời gian vào những cái vô bổ.

Hãy đi du lịch hoặc tham gia nhiều hoạt động xã hội để hiểu rõ bản thân mình, để có thể tự chăm sóc cho mình, rồi hãy tìm một đại học phù hợp và đăng ký học. Nếu không bản thân sẽ khó hòa nhập với môi trường đại học. Phần lớn học sinh cấp ba tốt nghiệp sẽ chọn học đại học theo nguyện vọng của gia đình hoặc theo bạn bè hoặc theo trào lưu của thời đại chúng ta đang sống. Tại sao chúng ta không theo tiếng gọi của bản thân?
Chúng ta vẫn lựa chọn đại học?

Nếu chưa có dự định hay định hướng gì trong tương lai thì con đường vào đại học lựa chọn phù hợp.

Người ta thường hối hận với những điều đã không làm trong quá khứ.

Cho dù sai hay đúng thì đại học vẫn là lựa chọn của đại đa số. Với môi trường lao động như ở nước ta thì bằng cấp là điều quan trọng. Trong nhiều trường hợp thì bằng cấp còn được đặt cao hơn năng lực thực sự của bản thân.

Mỗi năm lại đến vào khoảng thời gian này, nhiều sinh viên 2k0 lại nháo nhác đăng ký nguyện vọng, rất nhiều nguyện vọng. Nhưng bản thân vẫn không biết nên theo con đường nào. Không ai hiểu rõ bản thân mình hơn chính mình. Hãy tự hỏi bản thân thích gì. Rồi từ đó chọn trường mà học.

Chúng ta học được gì từ môi trường đại học ?

Đại học cho chúng ta rất nhiều thứ nhưng cũng lấy của chúng ta không ít. Cho tri thức, cho kinh nghiệm, cho cơ hội để phát triển bản thân, nhưng chúng ta thường không tận dụng được. Nếu bản thân có bản lĩnh thì sẽ không bị lôi kéo trước những cám dỗ đầu đời. Còn không bạn sẽ tự đánh mất bản thân mình, tự hủy hoại bản thân. Lao vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng không hồi kết. Vì còn sung sức nên còn khỏe, nên mới có câu “ngày học đêm bay”. Cuối cùng thì chúng ta nhận được gì. Đó là sự hao mòn, lãng phí tuổi trẻ của bạn.

“Hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một triệu đô la xanh.”

Lý Quang Diệu nói rất đúng. Và phần nhiều trong đó có bạn và tôi đang phung phí tuổi trẻ. Hãy dừng lại và hỏi xem bản thân sẽ được gì sau khi học ở đây. Thực sự được gì. Nếu lựa chọn đúng trường thì đó có thể là may mắn của bạn. Trường học là bàn đạp để chúng ta từng bước đi đến ước mơ của mình. Điều vui nhất là chúng ta theo đuổi đam mê trong điều kiện thuận lợi nhất. Gặp gỡ những đồng sự cùng chung chí hướng. Và rồi ta sẽ học được rất nhiều. Phát triển rất nhiều: về cách chào hàng bản thân, cách viết một résume cho bản thân, một CV hoàn chỉnh. Gặp gỡ nhiều người giúp bạn có nhiều cái nhìn mới hơn về cuộc sống, phát triển kỹ năng tạo mối quan hệ, PR bản thân. Ôi! Đại học, cái giúp bạn chạm tới ước mơ nếu bạn đủ bản lĩnh. Đại học lấy đi thời gian và tuổi trẻ nhưng cũng cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng.

Bạn sẽ chọn trường học hay trường đời? Hãy lắng nghe tiếng nói của bản thân.

Tác giả: An D.Z

*Featured Image: stevepb