30 C
Nha Trang
Thứ năm, 31 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 108

Văn minh nhân loại đã cướp đi của chúng ta thói quen viết thư tay

0

Trước tiên, tôi xin thú nhận rằng tôi là người thà chấp nhận làm kẻ khổ sai cho sự cổ hủ  xưa còn hơn là chua chát nhận ra cơ thể trần truồng của một xã hội hiện đại. Tôi tin rằng những phát minh khoa học được tạo ra có sức hủy diệt đến mức có thể soi mổ các cấu tạo bên trong con người, nhưng tôi cũng tin cho đến khi đưa được các thiết bị hiện đại đó vào bên trong, quả tim con người có thể đã ngừng đập.

Tất nhiên ban đầu tôi cũng trầm trồ kinh ngạc, đã có những khát vọng đối với sự văn minh tiến bộ của nhân loại. Cho đến khi tôi run rẩy nhận ra cuộc sống đã bị bôi lem luốc bởi tất cả các màu sắc hiện đại.

Vâng, đó chỉ là lời ngụy biện để mở đầu cho quan điểm ý kiến cá nhân của riêng tôi. Tôi hy vọng mọi người tạo dựng được thói quen liên lạc với những người yêu thương bằng cách viết thư tay chứ không phải là qua email, facebook, zalo…

Xưa kia, con người cần đến những công cụ thông minh để kết nối mọi người nhanh chóng tiện lợi, khiến những mối quan hệ gắn chặt khăng khít hơn, nhưng chính nó giờ đây đã hóa thân thành sát thủ bóng đêm giết dần đi những mối quan hệ đó mà có lẽ con người chúng ta không hề hay biết.

Con đường từ trái tim của người này sang người kia bao giờ cũng phải là con đường vạn dặm. Vậy mà những lá thư điện tử đã hùng hổ vỗ ngực gào thét gì nào? Ta tin mình sẽ là con đường ngắn nhất mà các ngươi từng biết. Chúng ta có cần phải tin rằng mình sẽ bỏ lỡ bao nhiêu điều hay ho tuyệt vời nếu bước trên con đường đó?

Tất nhiên nếu cần phải liên lạc trao đổi, dù là viết thư tay hay sử dụng những công cụ tiến bộ với nghĩa vụ chỉ để hoàn thành trách nhiệm trong các mối quan hệ, dù sử dụng hình thức nào cũng không quan trọng. Như thỉnh thoảng tôi vẫn trả lời mail cho các đối tác trong công việc, những tin nhắn gửi đi với tốc độ một nốt nhạc để thỏa mãn nhu cầu hỏi thăm hời hợt. Nhưng gửi đi rồi thì có ý nghĩa gì? Dù đó là hình thức nào thì cũng chỉ là một việc làm nhân văn, một phép xã giao lịch thiệp.

Tôi có lý do để bỏ tù mình trong những lá thư viết tay. Bởi tôi từng chờ đợi để nhận được một lá thư từ người tôi yêu thương. Tôi mong muốn khám phá điều bí mật gửi gắm trong lá thư đã bị thời gian và không gian chia cắt. Và cảm giác cầm trên tay một lá thư quả thật rất tuyệt vời.

Tôi biết viết thư tay không nhanh như khi gửi email, facebook…nhưng cảm giác bất ngờ của việc tìm thấy lá thư đặt trước cửa nhà hoặc từ tay một anh chàng nhân viên bưu điện lạ mặt, nỗi mong ngóng hồi hộp khi sẵn sàng bóc thư, lật từ trang này sang trang khác chỉ để ngắm ngía tình yêu được gửi gắm qua các con chữ ngoằn nghèo. Tôi dựa lưng vào một gốc cây và tận hưởng làn gió thoáng qua thổi tung lá thư bay phần phật trên tay. Tôi tưởng tượng người viết thư đang mặc gì trên người, họ đang ngồi ở đâu, xung quanh họ ra sao, nụ cười và ánh mắt chăm chú đang mơn trớn từng con chữ trong lúc viết thư…Và hãy nghĩ xem vài chục năm sau trong một lần dọn dẹp tân trang nhà cửa, một lá thư được tìm thấy trong ngăn kéo bàn đã bị bám bụi thời gian, những trang giấy đã trở nên úa màu, những câu chữ đã hằn phai nét mực, nhưng những lời yêu thương thì vẫn còn nằm đó, vẹn nguyên giữa dòng đời vô thường.

Có thể tôi chỉ là loài lãng mạn vặt nên mới vội kết luận rằng việc đọc thư từ những chiếc máy tính bàn, laptop hay smartphone là cực kỳ buồn tẻ. Kiểu như tôi chỉ rách việc mất thời gian. Nhưng những người bạn yêu thương, họ không xứng đáng để đánh đổi chút thời gian quý báu của bạn?

Hãy thử ngồi xuống bàn, đặt bút viết một vài lời yêu thương rồi gửi cho chủ nhân của nó. Tôi nghĩ bạn sẽ còn khám phá ra nhiều hơn những điều tuyệt vời khác mà tôi đang nhắc đến.

Cuộc sống này đang vội vàng quá rồi, mình bước chậm lại vài bước thì đã sao?

Thực ra tôi nghĩ viết thư tay rất thú vị. Cậu ngồi xuống, suy nghĩ , sáng tạo, dùng chính đôi bàn tay của mình để viết ra, điều đó nói lên rất nhiều điều, không chỉ là người nhận thư mà ngay cả chính cậu. Mạng xã hội dù đang kết nối nhanh chóng và hiệu quả con người lại với nhau nhưng thực tế nó chỉ đang khiến con người trở nên hời hợt hơn trong các mối quan hệ. Có ai viết thư cho hàng trăm hàng nghìn bạn bè như cách mọi người vẫn đang gửi cho nhau trên mạng xã hội không? Không, người ta chỉ viết thư cho những người họ thực sự thấy quan trọng.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: Nietjuh

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Cái chạm vô hình

1

Gửi các bạn của tôi.

Tôi muốn trò chuyện với các bạn. Tôi hiểu được phần nào sự tương tác này. Tôi ở đây và bạn ở đó, chúng ta sẽ có những cú chạm vô hình.

Máu của tôi đang chảy, tay của tôi đang gõ, tiếng chuông gió ngoài sân cũng liên tục leng keng leng keng, điện đang chạy và đèn đang sáng. Tim tôi đang đập, bạn đang ngủ những giấc mơ cũng liên tục đi qua. Gió đang thổi, mưa đang rơi, nơi nào đó hẳn có nắng đang chiếu, những ánh sáng đang chạy đua với nhau. Mây đang bay, cái cây cũng đang lớn, có người đang chết, có người thì đang sống. Chiến tranh thì chưa bao giờ dừng, và hoà bình cũng chưa từng xảy ra. Đùa thôi, nó luôn xảy ra, cái hoà bình ấy đang là một vùng đất bình yên chỉ chờ đợi con người mình nhảy vào.

Bạn tôi ơi, nhìn vào ngay bản thể sinh học của mình, chúng ta cấu thành bằng hàng tỉ sinh vật từ nhỏ đến to đang loay hoay sinh sống.

Bạn ơi, nhìn thử vào cái tinh thần vô hình của mình, cái tâm trí vô hình đang liên tục luyên thuyên ấy xem. Bạn và tôi, chúng ta đã biết gì về nó? Ta làm chủ nó hay nó đang thao túng ta bằng ma thuật của ngôn từ. Chúng ta không để ý đến nó nhưng lại lạc lối trong những nỗi đau bé nhỏ chúng ta tự tưởng tượng ra ư?

Tôi thực chẳng dám bắt ai thay đổi, nhưng sự phát triển không thể có nếu chúng ta không kết nối. Việc ấy xin để cho quí ngài Duyên quyết định.

Cái đang diễn ra thì vượt quá cái nhìn của chúng ta trong hiện tại. Cả về vật lí lẫn tinh thần. Chúng ta nghe nói về cái chết nhưng chúng ta chưa thực sự chết, chúng ta cố hiểu và truyền đạt về cái sống nhưng cái sống ấy lại chưa được thực hiện. Ngay cả Đức Phật, những vị thầy giác ngộ, và những triết học gia lớn cũng nói về sự không biết của mình.

Mọi sự khẳng định khăng khăng của chúng ta bây giờ đều dễ vỡ tan như bọt biển. Chúng ta cần thành thực với chính bản thân rằng, chúng ta quá nhỏ bé và ngốc nghếch. Câu nói của ai đó tôi chẳng nhớ tên “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả.” Một câu nói trung thực vô cùng và tôi hoàn toàn đồng ý.

Các bạn tôi và tôi cần liên tục nhận ra điều ấy và xin đừng cố làm ai nữa cả. Quá lãng phí thời gian. Chúng ta nên bên nhau, cùng chẳng là ai cả; vui sống, truyền đạt và dạy cho nhau những bài học về thực tại và sự tồn tại. Mọi thứ đều được trao đi với sự chân thành. Tôi không tin là chúng ta lại sớm lụi tàn như vậy. Những hạt mầm của sự thật vẫn đang được gieo khắp mọi nơi, và gần nhất là ở trong trái tim mình. Nếu còn chưa thấy thì cứ đi tìm, nếu phát hiện ra mình đi lạc thì lại tìm một lối khác, nếu quyết định đi tìm quá vô nghĩa thì dừng lại, biết đâu kho báu lại ở ngay dưới chân ta. Mỗi người đều có đều có kho báu của riêng mình. Tôi mong các bạn và chính tôi sớm tìm thấy nó, cái điều mà đúng như nó đang là.

Tác giả: Con Sâu Cùn

*Featured Image: PublicDomainPictures

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Không ai thoát kiếp làm một kẻ lữ hành phiêu bạt

1

Tôi không thể tin rằng hầu hết mọi người trong xã hội này lại có thể sống một cuộc đời bất động đến thế. Bất động một cách vô hồn, của một cuộc sống lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn. Tại sao họ lại có thể yêu đời dữ dội nếu cứ tự nhốt mình trong một cuộc sống thường nhạt buồn tẻ?

Nhưng có lẽ tôi đã lầm tưởng với suy nghĩ của mình. Họ không hề bất động, tất cả chúng ta đều là những kẻ lang thang phiêu bạt, bơ vơ trên từng bước chân của chính mình mỗi ngày.

Một kẻ lữ hành không có nghĩa là kẻ đó phải trôi dạt từ miền đất này sang miền đất khác. Tại sao tôi lại có thể khẳng định? Bởi lẽ tôi của ngày hôm nay đã không còn đứng ở vị trí hôm qua. Suy nghĩ trong tôi hôm nay đã xóa tan những ảo ảnh ẩn hiện trong tâm trí tôi hôm qua. Tâm trí tôi đã luôn xê dịch ra khỏi vị trí cũ từng phút từng giây. Nó chưa bao giờ ngừng di chuyển. Những bước chân liên tục liên hồi.

Tự thân mỗi chúng ta sinh ra đã là một nhà lữ hành. Không ai thoát được kiếp nạn. Rời xa thân xác một đứa trẻ sơ sinh, đến bên cạnh một cậu nhóc để cùng vui chơi nô đùa. Nói lời tạm biệt cậu ta khi tiếng gọi tuổi trẻ cất tiếng gọi tên. Rời khỏi mái ấm gia đình, vòng tay cha mẹ để bước vào cuộc đời xa lạ. Chúng ta đã khôn lớn để không còn ăn cơm mẹ nấu, nhận tiền tiêu vặt từ mẹ. Chúng ta đã luôn rời xa những vùng đất cũ mà chúng ta gọi tên nó bằng hai từ cố hương.

Tất cả những đứa trẻ sau cùng đều phải đối mặt với giờ phút khởi sinh đi theo con đường phiêu bạt lang thang. Bất kể số mệnh là gì, chúng ta cũng cương quyết bắt đầu lên đường tìm kiếm. Những cuộc phiêu lưu đã đi qua trên bước đường đời. Rốt cuộc thì tất cả chúng ta đều phải sống với cuộc đời mà mình đã tự cưu mang sẵn trong tự thân.

Sự sợ sệt e dè cuối cùng rồi cũng đã biến thành sự cứng rắn. Chúng ta lên đường, đưa mắt ngắm nhìn thế giới bên ngoài, đã nhận ra được thế giới này sau cùng cũng chỉ là những ngôi sao nằm la đà bên dưới mình. Nỗi sợ hãi trước cuộc đời năm nào bỗng hóa nhẹ tênh khi ta chợt nhận ra mình đã phó mặc cho sự may rủi từ khi nào. Cuộc phiêu lưu này chẳng có gì đáng sợ hơn nữa vì nó vẫn luôn là thế. Càng lên đường phiêu bạt, càng nhận ra không có gì mình phải trải qua mà không thuộc về chính mình.

Bao giờ bị buộc phải tách ra khỏi nhà lữ hành non dại lúc chập chững bước đi ở vạch xuất phát. Đó là khi chúng ta đã trưởng thành. Chúng ta đã phải leo qua biết bao nhiêu con đường nhiêu khê hiểm trở để sống kiếp lữ hành cô độc nhất trong cuộc đời .

Tôi đã cứ thế đi lang thang qua những ngọn đồi vắng, vào trong khu rừng sâu. Những bước chân cuốn trôi xóa nhòa đi tất cả âu sầu trong tâm hồn tôi. Cứ mãi bước đi, bỏ xa tất cả nhớ thương đợi mong nơi tôi gọi là quê hương. Đã lãng quên đi tất cả bóng dáng thân thuộc, những câu thề hẹn ước xưa, mối tình xưa quá bẽ bàng mà cuộc đời đã ưu ái dành cho tôi. Bước một mình một bóng, chẳng cần có ai bên cạnh. Đã đến bên bờ suối, nằm dưới một gốc cây, bước qua cuộc đời như thể bừng dậy sau một cơn mê. Quên đi ngày tháng, quên luôn tất cả trần gian đang hiện hữu, không còn nhớ và cũng chẳng còn thương. Sớm mai thức giấc, luôn thấy mình vừa bỏ lại mình bên cạnh xác chết ven đường. Và rồi, một trang giấy mới tinh khôi được lật sang.

Đã lên đường rong chơi, tiến đến chân trời quên lãng của tất cả mọi sự. Cái giá của một nhà lữ hành lang thang khiến lòng can đảm của chúng ta trở nên vô đối. Không còn sợ ai lén lút đuổi theo sau. Chính bước chân của chúng ta sẽ xóa sạch tất cả mọi dòng chữ để viết nên hai từ bất khả. Không còn sợ đau khổ. Không còn sợ hãi cuộc đời như khi vừa bước chân lên đường tìm kiếm. Chúng ta phải nhận ra số phận của chính mình. Lặn thật sâu vào những cuộc hành trình như chưa bao giờ lặn xuống đó.

Sẽ còn đó những ngày bước lang thang, đắm chìm trong màn sương trắng phủ dày đặc lối đi. Không có một dấu hiệu nào của đích đến, nhưng vẫn cứ bước đi. Tôi thấy sung sướng vì được đổ mồ hôi, cảm giác ngây ngất được thoát ra khỏi căn phòng tràn ngập mùi thuốc lá, tôi như muốn nổ tung. Phải chăng đây chính là chuyến lữ hành cô đơn nhất mà tôi phải ôm trọn giấc mộng bước qua nếu muốn sống trọng vẹn cuộc đời mình.

Cảm giác đó tôi đã tua đi tua lại rất nhiều lần rồi. Nhốt mình trong một căn phòng kín, đóng chặt tất cả các cửa sổ dẫn lối tôi ra thế giới bên ngoài. Liên tục châm hết điếu thuốc này đến điếu kia. Mặc cho những điếu thuốc là điều mà tôi vô cùng yêu quý trong cuộc đời này thì sự liên tục quay vòng đó vẫn khiến tôi chán nản vì sự bất động của thói quen.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: Free-Photos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

 

Làm sao để nắm bắt tâm lý người khác?

7

Có một sự thật rất đơn giản rằng nếu muốn nắm bắt tâm lý kẻ khác, trước tiên hãy hiểu rõ tâm lý của chính mình vì bản chất con người là giống nhau.

Từ bao lâu nay chúng ta luôn trên hành trình khám phá và thấu hiểu bản thân và người khác. Cả thế giới của chúng ta đều nằm trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với các sự vật, sự việc, và đa phần chúng ta đều không ý thức (hoặc ý thức rất ít) về chính mình và người khác. Chính điều đó luôn dẫn đến mâu thuẫn giữa người với người, mâu thuẫn trong chính nội tâm ta, vì vô minh mà dẫn đến đau khổ. Thêm nữa là vì không hiểu bản thân mà chúng ta luôn bị kẻ khác lừa gạt, dắt mũi, tẩy não, biến thành nô lệ. Vì vậy có lẽ điều cơ bản nhất của chúng ta trong cuộc sống này không phải lúc nào cũng lao về phía trước như một con thiêu thân hay như một con lừa với củ cà rốt trước mũi, mà hơn hết là cần đứng lại, dùng hết tất cả năng lượng để thấu hiểu mọi thứ bên trong chúng ta, vì trong sự ý thức ấy chúng ta mới hy vọng sống một cuộc đời sáng suốt và tự do.

Nhìn lại những hành vi, suy nghĩ của con người đều có thể thấy được rằng mọi thứ ta làm đều dựa vào tư tưởng và những bản tính, bản năng trong vô thức. Chúng ta luôn sống với những điều đó một cách tự nhiên mà không bao giờ tự hỏi tư tưởng này là gì, những thôi thúc bên trong chúng ta là gì, và tại sao ta luôn chạy theo chúng?

Ta sẽ đi vào ba vấn đề chính trong bài viết: Thứ nhất về tư tưởng, thứ hai về những bản tính, bản năng trong vô thức, thứ ba là các cách thức nắm bắt và thao túng tâm lý người khác.

1. Tư tưởng

Đầu tiên là câu hỏi: Tư tưởng là gì?

Hãy nhìn bên trong chúng ta, nó là tập hợp những kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức, niềm tin, lý tưởng, ý thức hệ… mà từ đó định hình suy nghĩ và hành động của chúng ta. Vậy nó xuất phát từ đâu? Nó xuất hiện từ ngày còn nhỏ khi chúng ta bắt đầu có ý niệm về “tôi”- thứ định hình ta như một thực thể tồn tại riêng biệt với thế giới. Cái “tôi” này có xu hướng mở rộng ra bằng việc bám lấy mọi thứ khác như: Thân thể của ta, ngôi nhà của ta, bố mẹ của ta, ta thích cái này, ta ghét cái kia, ta sẽ làm cái này, v.v… Cái “tôi” này chính là tư tưởng thuở sơ khai, dần dần qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, qua giáo dục, sách vở, phim ảnh… Tư tưởng thu nhận, tích lũy, bám chấp rồi buông bỏ những gì là đúng, là sai…  Từ tư tưởng đó ta gọi nó là tính cách của mình và luôn dựa vào nó để suy nghĩ và hành động hay đúng hơn chúng định hình nên suy nghĩ và hành động của ta.

Giờ hãy nhìn tư tưởng chúng ta của hiện tại, trong đó chúng ta luôn có những ham muốn, lý tưởng và những quy chuẩn đạo đức, niềm tin cố hữu từ quá khứ hoặc là sự phóng chiếu, sáng chế ra những tư tưởng mới, và hiện tại tư tưởng vẫn luôn vận động để tích lũy thêm để rồi định hình những tư tưởng mới khác, và rồi lại từ đó ta sống theo chúng.

2. Những bản năng, bản tính chi phối con người

Có những bản năng cố hữu của tự nhiên ảnh hưởng lên con người như bản năng sinh tồn, bản năng tính dục, thì còn có những tập tính, thói quen của con người như: Tâm lý bầy đàn, tính tự tôn bản ngã, tính bắt chước, muốn được an toàn, né tránh sợ hãi… Ngoài ra còn có những bản tính vô thức bởi tư tưởng của mỗi người khi có những trải nghiệm, kỷ niệm, tổn thương trong quá khứ bị ẩn sâu và con người không ý thức được thì những bản tính vô thức ấy cũng ảnh hưởng lên hành vi, tâm lý của con người. Ví dụ một người nhìn thấy người thân chết vì trèo thang nên từ đó sợ độ cao, hay từ nhỏ sống trong cảnh mọi người chém giết nên cũng hình thành bản tính thích chém giết.

3. Các cách thức nắm bắt và thao túng tâm lý người khác

Chúng ta đã hiểu rõ những cơ chế tác động đến tâm lý của con người là tư tưởng của họ và những bản năng, bản tính ẩn sâu chưa được ý thức. Vậy làm thế nào ta có thể nắm bắt tâm lý một người. Trước tiên để hiểu được một người ta phải quan sát, tìm hiểu đối tượng một cách lạnh lùng, vô tư và khoa học. Một khi bạn mang cảm xúc, tư tưởng của bạn vào thì nó sẽ diễn giải sai lệch những gì bạn quan sát, bạn phải nhìn nhận mọi thứ như nó là với sự vô tư, như vậy bạn mới mong bạn có thể thấy được sự thật. Vì có những hành động của một người nếu không tinh ý, bạn sẽ bị hành động đó lừa phỉnh ngay nếu dựa vào sự phán xét vội vàng của tư tưởng. Ví dụ chỉ một hành động cho tiền người ăn xin, có thể có người thương kẻ ăn xin đó, hoặc có người chỉ muốn thể hiện sự cao thượng với kẻ khác… Bạn kết luận vội vàng – bạn sai, và bạn sẽ phải trả giá cho cái sai đó.

Tiếp đến ta hãy tìm hiểu quá khứ của đối tượng để nắm bắt thêm thông tin, hoặc dễ hơn là quan sát mọi việc mà đối tượng đang hướng chú ý đến: Tiền bạc, phim ảnh, giải trí, tình yêu, sex, tâm linh, giáo dục, v.v… Khi xác định được những việc đối tượng dành nhiều thời gian đến nó, ta sẽ quan sát, tìm hiểu cách đối tượng tiếp xúc với những điều đó: Những lý tưởng, ý niệm, mong muốn của đối tượng đối với những điều đó. Cô ta muốn một người đàn ông chăm chỉ và hiền lành vì bố cô ta ngày trước hay đánh đập mẹ, anh ta muốn kiếm tiền vì so sánh với bạn bè cùng trang lứa, cô ta ghét những người có niềm tin mù quáng, cô ta thích đi xem phim những lúc rảnh rỗi, anh ta thích những bức hình phụ nữ ăn mặc sexy nhưng có tính nghệ thuật và không quá lộ liễu, v.v…

Khi ta quan sát cách thức đối tượng tiếp xúc với những điều họ quan tâm, ta có thể tạm đưa ra những giả định mang tính logic: Cô ta ghét những người có niềm tin mù quáng có thể cô ấy sẽ cảnh giác hơn với những người theo tôn giáo, anh ta thích ảnh sexy nghệ thuật thì có thể anh ta không thích những cô gái mộc mạc hoặc những cô gái quá lòe loẹt nhưng có thể phải xinh đẹp, anh ta muốn kiếm tiền vì so sánh với đám bạn có thể vì anh ta luôn tự ti về bản thân,…

Ta vừa nói về việc để nắm bắt tâm lý một người ta cần thứ nhất không mang cái nhìn chủ quan của tư tưởng ta, hoặc cần ý thức rõ ràng tư tưởng ta để không quy chụp, phán xét sai sự thật; thứ hai là xác định những gì quan trọng và ý nghĩa nhất với đối tượng ở hiện tại; thứ ba là quan sát cách thức, suy nghĩ, ý niệm của đối tượng với những điều quan trọng đó. Từ đó, ta đưa ra những giả định logic nhất để định hình nên tư tưởng của đối tượng…

Tiếp đến dựa vào tất cả những điều trên, ta sẽ lựa chọn cách thức tiếp cận đối tượng một cách phù hợp để tạo niềm tin và đi sâu hơn vào tư tưởng của họ, làm sáng tỏ những giả định của ta và nắm bắt rõ hơn những gì bên trong tư tưởng, từ đó đưa ra những dự đoán về hành vi, suy nghĩ của họ trong tương lai. Nhưng hãy nhớ tư tưởng là thứ luôn luôn thay đổi, nên sự quan sát của ta cũng luôn luôn phải sáng suốt và tỉnh táo, bởi có những biến cố, thay đổi rất nhanh hoặc từ từ mà chính đối tượng cũng không ý thức được (bởi sự thất thường của tư tưởng). Nhưng may mắn là đa phần con người ta càng lớn thì tư tưởng càng  cô đặc, chết cứng và ít có sự thay đổi nên việc nắm bắt tâm lý cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể để chúng ta hiểu thực tế hơn: Để hiểu một cô gái bạn mới quen. Trước hết ta cần ý thức những tư tưởng của ta một cách rõ ràng, ta có đang phán xét hay có định kiến về cô gái không? Tiếp đến quan sát và giao tiếp một cách vô tư và tỉnh táo để nhận biết mọi hành động, suy nghĩ, ý niệm dù là nhỏ nhất của cô. Từ đó bước đầu ta có thể phác họa tổng quan về cô gái: Cô ít cười, ít nói chuyện phiếm khi làm việc, thích đọc sách, ngại khi nói chuyện với cấp trên nhưng thoải mái với đồng nghiệp, trên facebook không chia sẻ nhiều cảm xúc, ít bạn bè,…

Rồi ta lựa chọn cách tiếp cận, ta có thể chọn cách tiếp xúc nhẹ nhàng hoặc vui vẻ thoải mái (vì cái cô gái đang thiếu) và đi sâu vào sở thích là đọc sách, khi lựa chọn chiến lược tiếp cận nào ta phải đánh giá lại nó để điều chỉnh cách tiếp cận lần sau cho phù hợp, sau đó mới có thể đi sâu vào sở thích, các vấn đề cuộc sống liên quan, các ý niệm, suy nghĩ về các vấn đề đó…

Tạo được điểm chung, đồng thời phác họa những suy nghĩ, niềm tin của cô về các vấn đề qua sự chia sẻ (đôi khi không tin được lời nói) và quan sát hành động, khi bức tranh tư tưởng cô càng ngày càng rõ ràng, ta có thể lựa chọn các chiến lược tiếp cận, tác động khác nhau (phải phù hợp với tư tưởng của cô) để đạt được điều mình muốn.

Bạn đã có chiến lược nắm bắt tâm lý, mọi việc còn lại phần nhiều phụ thuộc vào người thực hiện, hãy ý thức điểm mạnh, điểm yếu, điểm người khác thích ở bạn để đưa ra chiến lược phù hợp mà bạn vừa thể hiện được điểm mạnh mà lại hợp với cô gái, bạn càng hiểu rõ bạn bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội hiểu đúng – rõ về cô gái bấy nhiêu, và khả năng bạn đưa ra các chiến lược tiếp cận hợp lý và đạt được điều mình muốn cũng nhiều bấy nhiêu.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều ứng dụng trong việc nắm bắt tâm lý người khác: Các chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí ứng với từng đối tượng ở từng khu vực khác nhau; cách chiến dịch tranh cử đánh vào những sợ hãi và mong muốn của cử tri; chiến lược tẩy não nhân viên dựa vào phần thưởng hoặc lý tưởng cao cả; thao túng tình cảm bằng cách xây dựng hình ảnh lý tưởng theo tư tưởng của đối tượng trong tình yêu; cải thiện mối quan hệ bằng việc hiểu những mong muốn thầm kín của đối tượng; phụ nữ thao túng đàn ông bằng sự hấp dẫn tình dục; chiến dịch tẩy não trẻ em qua giáo dục và những trò chơi; phân tích lợi ích đối tượng đang muốn có được để đàm phán; dựa vào mong muốn của đối tượng và mong muốn của mình để đưa ra chiến lược win – win; xây dựng các mối quan hệ dựa trên những lý tưởng, niềm tin chung, v.v…

Có rất nhiều những điều mà con người làm với con người khi nắm bắt được tâm lý người khác, tích cực có, tiêu cực có, rất tiêu cực cũng có… Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một điều rằng con người có thể phức tạp nhưng những gì ẩn chứa bên trong họ lại có thể rất đơn giản. Điều quan trọng bạn phải tìm ra những gì đang thúc đẩy lớn nhất bên trong họ, những bản năng hay những ý niệm, niềm tin của tư tưởng, chỉ cần một vài chìa khóa chính thôi bạn có thể có cả tấm bản đồ bên trong mạng lưới tư tưởng của họ, và bạn sẽ hiểu vì sao họ hành động như vậy, cuộc sống của họ như vậy từ đó đưa ra các cách thức tiếp cận mà bạn muốn để xây dựng mối quan hệ, khơi gợi tình cảm, thay đổi quan niệm, tẩy não hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Hy vọng những gì được chia sẻ hữu ích cho các bạn khi muốn tìm hiểu tâm lý con người. Về những biểu hiện của tư tưởng thì rất rất nhiều vì xã hội chúng ta là sản phẩm của tư tưởng. Nó cũng phức tạp như chính tư tưởng vậy, nhưng nếu bạn ý thức được cách thức tư tưởng vận hành cùng một vài bản năng của tự nhiên. Bạn có thể thấu hiểu rất rõ ràng tâm lý của từng con người, vì con người chúng ta từ xưa đến nay luôn sống dựa vào tư tưởng, lệ thuộc vào nó, nô lệ cho nó mà chưa bao giờ có thể thoát ra được để sống một đời tự do. Nếu bạn có thể ý thức được tư tưởng của bạn như bước đầu tôi đã đề cập, nó sẽ giúp bạn ý thức điều gì đang định hình hành động của bạn, cái gì hay ai đang thao túng bạn, và từ đó mà bạn có thể ý thức được sự tự do mà tôi chia sẻ… hoặc là không.

Tác giả: Phạm Đức Hậu

*Featured Image: skeeze

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Tuyệt vọng mới đẹp như một giấc mơ, không phải hạnh phúc

0

Tôi: Hạnh phúc chỉ là thứ dư thừa trong cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc hời hợt và luôn tỏ ra có ý nghĩa đối với nhân loại này. Nhưng hạnh phúc chỉ khiến cho đời sống lụn bại hư hỏng vì nó. Tớ ước gì có thể thuyết phục nhân loại tránh xa khỏi nó.

Bạn tôi: Nhân loại xem hạnh phúc là người thân, đặt hết tình yêu thương vào nó, nhưng tớ chỉ thấy nó luôn muốn tìm mọi cách rời xa họ.

Tôi: Đối với tớ, những điều tớ yêu thương vẫn luôn là những điều đáng sợ khủng khiếp nhất. Nó khơi dậy con dã thú điên cuồng trong tớ bừng tỉnh. Tớ chẳng bao giờ có khả năng để làm đau nó, thế nên buộc tớ tự làm đau chính mình. Hạnh phúc là thứ luôn biết cách sát thương người khác. Hạnh phúc gieo rắc bệnh dịch khắp nơi trong tâm hồn tớ.

Bạn tôi: Chẳng phải hạnh phúc luôn tỏ ra yêu quý rồi lập tức kêu gào lên “Hãy lại gần tôi” khi bắt gặp chúng ta đó sao?

Tôi: Nhưng chúng ta có bao giờ lại gần được nó? Cậu hãy quan sát kỹ đôi mắt xiêu lệch và ngắm nhìn hạnh phúc không chỉ từ một phía. Bộ mặt thật của hạnh phúc thực ra là một nỗi u sầu dày đặc. Cuồng nhiệt khao khát ở bên cạnh hạnh phúc sẽ khiến cậu tự dâng hiến thanh gươm vào tay hạnh phúc, để nó có thể giết chết cậu bất kỳ lúc nào. Hạnh phúc thực ra chỉ là con dã thú luôn đứng đó với hàm răng nghiến chặt.

Bạn tôi: Không ai nói đến hạnh phúc mà lại không phải những thứ ngọt ngào.

Tôi: Đó chỉ là một sợi tơ mành mong manh. Kẻ nào còn bám víu vào hạnh phúc, kẻ đó chỉ là một tên điên khùng. Tớ không nghĩ đây là một cách hay. Nhưng có lẽ mọi người nên tự hủy hoại đi hạnh phúc họ đang có. Hãy xem hạnh phúc cũng giống khổ đau, biến niềm vui chẳng khác gì nỗi buồn. Không phải là chuyện dùng ánh nhìn lãnh cảm khi đối diện chúng. Hãy tự lấy mình ra khỏi hạnh phúc đang có. Hãy lấy khỏi tôi bản thể của tôi. Như thế chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi hạnh phúc.

Bạn tôi: Sẽ rất khó cho những ai có ý định đó. Khắp nơi đều vang dội tiếng cười nói của hạnh phúc.

Tôi: Nhưng cũng đầy rẫy những con dã thú sẵn sàng cướp chúng khỏi vòng tay họ bất kỳ lúc nào.

Bạn tôi: Cậu có nghĩ nếu không khát khao hạnh phúc. Đó sẽ là cái cớ để con người  tự buông thả linh hồn mình xuống đáy sâu nỗi tuyệt vọng ?

Tôi: Thế thì đã sao? Hãy tập thói quen sống cùng đau khổ tuyệt vọng. Nếu cậu cảm thấy tuyệt vọng, tại sao không thử chịu sống với cảm giác buồn chán tuyệt vọng đó? Tại sao không phải là thế? Nếu cậu cảm thấy sầu muộn ủ rũ thì cứ sầu muộn ủ rũ đi. Tại sao lại phải tìm cách để chạy trốn.

Bạn tôi: Tuyệt vọng thực sự rất đáng sợ.

Tôi: Thực ra tớ nghĩ, tuyệt vọng sẽ không còn xuất hiện nếu cậu ngừng tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng nếu nó vẫn ở đó, thì cậu phải can đảm đối diện. Cậu không thể chạy trốn. Hãy thử nghĩ mà xem, toàn bộ cuộc sống này luôn là một tiến trình chạy trốn. Chúng ta thức dậy mỗi sáng, mang giày vào và chạy không ngừng nghỉ. Chạy đến công ty, chạy đến trường học, tan ca chạy về nhà. Lúc nào cũng hối hả trong những cuộc chạy đua không xác định rõ đối thủ. Chúng ta không hiểu tại sao mình phải nỗ lực chạy kiên cố, nhưng bản năng của một con người bắt ép chúng ta không được dừng lại. Vậy thì, tại sao không dành sự tuyệt vọng lúc này đây là một cơ hội để nghỉ ngơi. Hãy đối mặt với sự tuyệt vọng, hét lớn vào mặt nó: “Tốt lắm, ngừng lại đây đi, chúng ta dừng ở đây đi, ta muốn nhìn thẳng vào ánh nhìn xiêu vẹo vàng vọt trong đôi mắt của mi, tuyệt vọng à!”

Bạn tôi: Mà tuyệt vọng là cái đếch gì nhỉ? Là khi chúng ta hành hạ thân xác mình kiệt lực, đầu óc đần độn trở nên chán mửa, lao vào một khoảng không trống rỗng không xác định rõ vị trí, muốn buông bỏ tất cả, tất cả mọi liều thuốc tiêm vào đều chỉ khiến cho tâm trí trở nên ủ ê hơn.

Tôi: Nói ra được thế rồi cậu có thấy sợ hãi nó không? Tớ đếch sợ. Tớ muốn  mỉm cười đối diện nó, bắt tay trò chuyện cùng nó. Tớ nghĩ rằng nếu tớ can đảm chấp nhận tâm thái hiện tại của nó, chấp nhận hiện thể của nó, lúc ấy sự tuyệt vọng cũng phải kinh hãi tớ.

Bạn tôi: Nếu cậu sống và chấp nhận tuyệt vọng, cậu có nghĩ mình đang đánh mất đi cơ hội nhìn thẳng trực tiếp vào hạnh phúc?

Tôi: Tớ không biết. Nhưng nếu thế thì đã sao? Tuyệt vọng cũng là một cảm giác đẹp, có gì sai nếu cậu tuyệt vọng? Tuyệt vọng mang đến cho cậu một chiều sâu, hạnh phúc chỉ là lớp ngụy trang bên ngoài. Chỉ có nỗi tuyệt vọng mới là con đường duy nhất dẫn cậu tiến sâu vào trong tâm thức mình. Chính vì nó rất cao quý tao nhã nên nó luôn muốn đánh lừa mọi người tiến sâu chạm vào nó. Nó khiến cho mọi người nghĩ rằng nó xa lạ. Nó tinh tế đến mức cậu không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Một người chưa bao giờ buồn bã tuyệt vọng sẽ không thể nào hiểu được đâu mới là hạnh phúc đích thực.

Bạn tôi: Ôi tớ cũng chẳng hiểu. Yêu đời rồi lại chán đời. Hạnh phúc rồi lại tuyệt vọng. Một điệp khúc liên hoàn lặp đi lặp lại.

Tôi: Đau khổ tuyệt vọng luôn sinh ra từ những kẻ khát khao hạnh phúc. Chỉ có những kẻ khao khát hạnh phúc mới biến hạnh phúc trở nên có khả năng gây sát thương lại chính họ. Có lẽ càng ngày tớ càng đi xa giới hạn của nhân loại. Tớ không còn nói chung một ngôn ngữ với họ. Bởi lời lẽ tớ nói ra phải chăng chỉ là sự ngu xuẩn trong lỗ tai người khác. Nhưng tại sao mỗi ngày tớ lại cố phải sống để lừa gạt bản thân rằng tớ cần đi tìm kiếm hạnh phúc. Tớ muốn yêu quý sự tuyệt vọng. Vì tớ bắt đầu nhận ra ý nghĩa đích thực cuộc đời này chính là sự đau khổ tuyệt vọng.

Bạn tôi: Mọi sự có thật như cậu đang nói?

Tôi: Tớ không biết. Có một câu nói của lão Trịnh mà tớ rất tâm đắc.

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa ta đến những đấu trường.”

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: scartmyart

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Bố già – Tượng đài huyền thoại về mafia trong văn chương thế giới

2

thđp review

“Người ta sinh ra đâu đã là vĩ nhân ngay – vĩ nhân là do rèn luyện mà thành.”

Tiểu thuyết Bố già quả thực đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm, được tích lũy ngay từ khi mở trang đầu tiên cho tới khi gấp cuốn sách lại. Theo góc nhìn cá nhân, điều đáng giá bậc nhất của cuốn tiểu thuyết này là khả năng xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng sắc nét và tinh tế. Tất cả những con người xuất hiện trong đó không hề lẫn lộn với nhau, không có ai là mờ nhạt dù chỉ xuất hiện trong một đôi cảnh. Họ đều được khắc họa bởi những đặc trưng tính cách riêng biệt và được móc nối vào chuỗi sự kiện một cách chỉn chu, khéo léo, nếu như không nói là hoàn hảo.

Người đặc biệt nhất trong số đó, theo tôi, chính là ông trùm Vito Corleone – một tượng đài sừng sững không chỉ trong thế giới ngầm mà trong cả nền văn chương thế giới. Hình ảnh của ngài Vito được gây dựng nên từ rất nhiều nguồn phản ánh: Vợ con, bè bạn, người chịu ơn, kẻ thù, và từ chính ông ta nữa.

“Xin anh em nhớ kỹ, tôi không rắp ranh, không mưu mô gì hết. Chẳng qua tôi chỉ cẩn trọng mà thôi, trên đời không có gì tôi ghét bằng bừa bãi, cẩu thả. Đàn bà, trẻ con làm bừa làm ẩu còn có thể tha thứ được, chứ đàn ông thì cấm chỉ.”

Theo những quan sát thu thập được từ tác phẩm, tôi có thể phác họa sơ bộ đặc điểm của ông Trùm Vito Corleone là một người sống có đạo lý, coi trọng gia đình và trân quý những người bạn. Ông sử dụng tiền bạc, quyền lực và các mối quan hệ như những phương tiện để thực hiện lý tưởng của mình, chứ không phải làm mọi việc để có được ba thứ trên (điều mà các phe cánh mafia khác hướng tới.) Thận trọng, điềm tĩnh, kỷ luật, tinh anh, quyết đoán và tầm nhìn vượt trội là những dấu hiệu nhận biết ông Trùm Vito Corleone. Đối với ông, sự bộc phát, giận dữ và đàn điếm là những thứ tai hại và ngu xuẩn nhất một người đàn ông có thể mắc vào.

Ở trong chuyện làm ăn, một bước đi tùy tiện/ngẫu hứng cũng đủ làm sập cơ đồ, một lần phát hỏa là cũng thừa cơ đi chầu tiên tổ. Còn khi đã để sự phóng đãng dâm ô làm mờ con mắt thì hắn ta hoặc là trở nên cẩu thả, hoặc là dễ nổi cơn tam bành.

Nhắc đến ông trùm Vito, người ta sẽ nhớ ngay đến câu nói đã đi vào huyền thoại, chứng minh tài trí và sức mạnh quyền lực to lớn của ông:

“Ta sẽ đưa ra một đề nghị mà hắn không thể chối từ.” (I’m gonna make him an offer he can’t refuse.)

Nội dung tiểu thuyết Bố già chủ yếu mô tả sự phát triển (thành – bại) của “vương quốc” nhà Corleone (giữa mối tương quan với các đối thủ) trong thế giới ngầm – nơi lưu trú của các địa hạt kinh doanh dầu, ma túy, khách sạn, sòng bạc, mại dâm, đề đóm, cho vay nặng lãi, bất động sản, v.v… Chúng diễn ra song song với bất kỳ hoạt động nào khác trên đời (nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy). Sự thao túng quyền lực vô cùng tinh vi của mạng lưới tội phạm đã ăn sâu vào pháp luật, quan chức nhà nước, cảnh sát và truyền thông. Hệ thống chân rết được hình thành khổng lồ nằm sâu trong bóng tối dưới sự kiểm soát của những ông Trùm mafia. Một trong số họ – Don Vito Corleone đã trở thành quan tòa tối cao quyết định công lý – sống hay chết, chiến tranh hay hòa bình, có tội hay vô tội.

Bên cạnh sự phức tạp và sức ảnh hưởng lớn lao lên cục diện thế giới của tảng băng chìm xã hội đen, tác giả còn khắc họa bức tranh tâm lý con người – các mắt xích nòng cốt hình thành nên thời cuộc. Tất cả các động lực dẫn tới hành động của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đều được hé mở theo diễn biến nội tâm của kẻ đó, cách kẻ đó nhìn nhận cuộc đời/tình thế cũng như các dấu vết trên dòng thời gian đã định đoạt số phận của hắn.

Bố già không chỉ là áng văn bất hủ về tội phạm thế giới ngầm, mà còn là tác phẩm xuất sắc về tâm lý học. Tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có sự thao túng tâm trí ở tần suất và chất lượng cao như tác phẩm này. Nếu không nắm bắt được tâm lý con người, thì sự thao túng của các nhân vật trùm sò sẽ không ra cơm cháo gì; những cuộc thương lượng, mua bán, thu phục, đe dọa, thậm chí là xin tiết báo thù sẽ chẳng thể diễn ra trơn tru, ngọt lịm. Sự sắc sảo và công phu của tác giả Mario Puzo trong việc gây dựng các ngón đòn trí óc tinh vi trong tác phẩm này đã khiến Bố già trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của ông.

Nói đến sự dày công nghiên cứu và sắp đặt các biến cố cũng như gỡ giải chúng một cách ngoạn mục của tác phẩm Bố già, tôi lại nhớ đến series phim Vượt ngục (Prison Break) đã từng vắt não ra để xem trước kia. Có lẽ, văn phong đỉnh cao hay nội dung giàu ý nghĩa thì có thể nhiều tác phẩm đạt được, nhưng sự bố trí sắp đặt hoàn hảo một mạng lưới nhiều nhân vật với diễn biến nội tâm và tư duy phức tạp, đặc biệt ở trong thế giới ngầm đầy toan tính, lọc lừa, ngụy tạo thì không phải ai cũng đủ trình độ để thực hiện.

Chưa dừng lại ở đó, tác phẩm còn nêu bật lên tầm quan trọng của gia đình, bè bạn và giá trị của thông tin đối với sự sống còn của một con người hay một đế chế. Những bài học về cách ứng xử lấy nhu chế cương, cân nhắc/lựa chọn thời điểm để hành động được đề cao hơn cả. Đặc biệt trong thế giới ngầm đầy hiểm nguy, một kẻ chỉ cần mắc một sai lầm nhỏ trong bước đi cũng đủ làm suy sụp toàn bộ thành tựu nhiều năm gầy dựng, thậm chí hắn sẽ được ăn no đạn chì vào lúc nào không hay.

“Ăn nhau ở chỗ tình bạn. Tình bạn cao hơn tài năng, mạnh hơn mọi chính thể. Nó chỉ có thua tình máu mủ một chút thôi, mày chớ có quên.” – Vito Corleone

Các đường đi nước bước được những kẻ đứng đầu tính toán hết sức công phu. Thậm chí, một hành động trước khi được thực hiện phải mất hàng năm trời để quan sát, thâu tóm và dọn dẹp tất cả các biến cố có thể liên đới. Ở đây không hề có chuyện “tao làm vì tao thích thế”, mà là “tao làm vì tao đã có sự chuẩn bị kỹ càng”. Sự lạnh lùng, tỉnh trí và khả năng chịu đựng áp lực về thời gian là những phẩm chất cốt yếu làm nên vinh quang sau cùng của những nhân vật tầm cỡ.

“Nhưng ông Trùm thì không bực. Từ lâu ông đã hiểu rằng ngoài đời một bước đi là một chuyện ngang tai trái mắt, nhưng vẫn cứ phải nhịn, phải tự an ủi rằng nếu biết ẩn nhẫn chờ đợi thì thế nào cũng có ngày một kẻ hèn yếu vẫn trả thù được những đứa có quyền thế. Chân lý giản đơn ấy đã giúp ông tránh được cái thói cương cường mà biết khôn ngoan nín nhịn khiến những người gần ông đều phục sát đất.”

Tôi đã đọc cuốn sách một cách say sưa, không bỏ qua bất kỳ một chữ nào, một phần vì nội dung truyện quá lôi cuốn và kịch tính nên tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo khác lạ, một phần vì tác phẩm có khá nhiều nhân vật xuất hiện nên đòi hỏi sự tập trung cao hơn mức bình thường để có thể bao quát được bức tranh lớn.

Ngoài ra, văn phong của tác giả rất đặc sắc với lối kể hoang dã, bụi bặm mà không kém phần mỉa mai, châm biếm, pha chút gì đó khinh khi, lạnh nhạt như một nụ cười khóe miệng nên càng làm tôi thêm hứng thú. Lời thoại đơn giản mà chặt chẽ, cương quyết mà linh động, ngắn gọn mà đủ đầy tinh chất (cả ý và lời). Tôi không biết phải chê cuốn sách này ở điểm nào nữa.

“Nếu lí trí chẳng có giá trị với chúng ta thì, xin hỏi quý vị bằng hữu, chúng ta là cái giống người gì nhỉ? Không có trí khôn thì khác nào dã thú? Nhưng may thay, chúng ta có trí khôn – ta có thể bàn bạc nói phải quấy với nhau và với chính mình.” – Vito Corleone

Bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết kinh điển này được đánh giá rất cao với điểm IMDb 9.2/10. Bố già được coi là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh, chiến thắng 3 giải Oscar và hàng loạt các giải thưởng danh giá khác.

Có lẽ, tôi may mắn khi được tiếp cận bộ phim trước cuốn tiểu thuyết. Nhờ đó, tôi có được hình ảnh con người cụ thể để tưởng tượng theo các tình tiết, đồng thời không bị rơi vào trạng thái hẫng hụt khi nội dung cuốn sách bị cắt gọt phần nào. Đối với cá nhân tôi, diễn xuất của Marlon Brando và Al Pacino lần lượt vào vai ông Trùm Vito Corleone và con trai Michael Corleone đã thể hiện hầu hết tinh thần của tác phẩm. Sự điềm tĩnh đầy chết chóc, sự kiên nhẫn ẩn giấu nội lực khổng lồ sẽ càn quét như vũ bão vào một phút giây không hề báo trước, và sự lạnh lùng toan tính phủ lấp đi cơn hận thù vẫn từng ngày sục sôi tận trong cốt tủy – tất cả được lột tả xuất sắc trên thần thái và giọng điệu của hai diễn viên huyền thoại.

Được thưởng thức tác phẩm lừng lẫy này là một niềm vinh hạnh lớn trong cuộc đời tôi. Xin được miễn trừ phần cho điểm vì với những sản phẩm tinh hoa, tôi không dám gán khuôn vào những con số.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured Image: Sadie Pices

Yêu lấy chính mình – Khởi sinh của tất cả tình yêu cuộc sống

1

Bạn tôi: Đạo đức của một xã hội đã dạy dỗ chúng ta ngay từ lúc lọt lòng rằng phải yêu thương những người xung quanh. Cậu có nghĩ chính vì thế mà hầu hết chúng ta sống cho người khác và quên đi chính bản thân mình? Tớ có cảm giác mọi người đang tự đè nén và không được yêu thương chính mình.

Tôi: Tớ thấy nực cười. Xã hội này thực sự quan tâm đến vấn đề yêu thương người khác đấy, chính vì thế mà họ không ngừng nói về tình yêu. Nhưng nhìn xem thế giới vẫn đầy rẫy những kẻ giết người, sự căm thù, chiến tranh và bạo lực.

Bạn tôi: Nhưng nếu chúng ta sống mà không yêu thương người khác. Đó là sự ích kỉ?

Tôi: Thực ra tớ nghĩ yêu là điều vị kỉ nhất trên thế giới. Bởi nếu cậu không yêu chính bản thân mình, cậu chỉ đang giả vờ yêu thương những người xung quanh. Mọi đứa trẻ đều được dạy cách duy nhất để hiện hữu có ý nghĩa là vô vị kỉ. Nhưng xã hội đã không dạy chúng rằng nếu chúng vô vị kỉ, chúng sẽ không bao giờ có thể vị tha, chúng sẽ sống rất ích kỉ. Chúng luôn thiếu hụt tình yêu với chính mình, đó là lý do tại sao chúng thèm khát. Sự thèm khát bỏ tù tất cả tình yêu trong chúng, và chúng sẽ không bao giờ muốn cho đi.

Bạn tôi: Nói như cậu thì chỉ có người vị kỉ mới là người biết cách yêu thương người khác?

Tôi: Phải là những người vị kỉ sâu sắc mới có thể không ích kỉ. Nhưng sự thâm thúy này không phải ai cũng có thể hiểu được, vì chúng ngược đời.

Bạn tôi: Tớ không nghĩ một người vị kỉ lại có đủ chỗ cho tình yêu người khác.

Tôi: Tình yêu thương người khác mà cậu đang cưu mang phải chính là tình yêu cao viễn nhất từ cậu. Là tình yêu bất diệt cao thâm nhất mà cậu có. Đó là yêu chính mình. Cậu chỉ có thể yêu thương mọi người khi cậu có tình yêu trong chính mình. Cậu chỉ có thể chia sẻ thứ mà cậu có. Tớ đã nhìn thấy sự ảo tưởng của nhân loại này. Họ luôn rao giảng sự lan tỏa tình yêu thương. Bằng gì? Bằng chính trái tim rỗng tuếch của họ. Họ chỉ đang quan tâm đến vấn đề yêu thương người khác rồi tự huyễn hoặc lừa dối rằng mình đang sống trong tình yêu thương đó. Cậu phải hiểu rằng người hạnh phúc là người thuộc vào bản thân người đó. Sao người đó phải thuộc vào một cộng đồng tổ chức thiện nguyện nào được, họ không thể thuộc vào đám đông. Người ta phải bắt rễ trong chính bản thân mình. Vì con đường đi đến sự tồn tại phải là con đường đi vào sâu bên trong. Cậu có thể xem đó là một sự vị kỉ. Nhưng cậu không thể phục vụ nhân loại bằng nghĩa vụ yêu thương nó. Bởi những kẻ tử vì đạo, tớ nghĩ sự hi sinh của kẻ đó chỉ là điều ngu ngốc. Thoạt nghe thì vĩ đại nhưng thực chất chẳng có ý nghĩa gì.

Bạn tôi: Có những người mà tớ không thể không yêu thương họ. Cha mẹ, anh em, bạn bè, những người nghèo khổ…và giờ đây tớ đang phải ngồi nghe cậu thuyết giảng cách chối bỏ tất cả tình yêu đó.

Tôi: Tớ không khuyên cậu không yêu thương người khác. Tớ cũng không khuyên cậu sống đơn độc và thu mình trong vỏ bọc. Nếu trong lòng cậu tràn đầy tình yêu đối với những người cậu yêu thương, cậu sẽ cố sức làm cho đời sống của họ không thể chịu đựng nổi, và tình yêu thương của cậu bắt đầu biến thành sự ác độc. Nếu cậu quá yêu thương người khác cậu sẽ bắt đầu quên lãng tự thân cậu. Bởi vì cậu sẽ không bao giờ đủ năng lượng để thắp sáng mãi tình yêu đó.

Bạn tôi: Tình yêu cậu đang nói đến chẳng khác nào một quả tim lạnh lùng.

Tôi: Nhưng cậu phải thực sự có một quả tim luôn yêu quý sự hổ thẹn trong cậu thì cậu mới có thể trở nên vĩ đại trong chính tình yêu với người khác. Cậu phải là đôi mắt luôn tìm kiếm những người cậu yêu thương. Nhưng trước khi trông thấy họ, cậu phải luôn học cách biết yêu thương chính bản thân mình. Cậu phải đánh trận chiến của cậu, bởi những tình yêu trong cậu. Vì nếu tình yêu trong cậu thất trận, cậu sẽ chẳng còn gì nữa. Cậu không còn gì thì lấy đâu ra để mang tặng người khác. Quên thế giới, xã hội và những người cậu yêu thương đi. Tận hưởng niềm vui sướng hạnh phúc và tình yêu chính cậu đi, hãy biến mình thành người hạnh phúc nhất cậu từng quen biết. Từ vị kỉ trong cậu sẽ bắt đầu tuôn tràn năng lượng. Cậu sẽ có khả năng chia sẻ với người khác.

Bạn tôi: Xã hội này sẽ không bao giờ hiểu được tình yêu mà cậu đang cưu mang.

Tôi: Tớ không cần phải là cái xã hội ba hoa ồn ào khi nói về tình yêu thương với người khác. Bởi chính một tình yêu thương thích đáng sẽ luôn thánh hóa tất cả mọi sự.

Tác giả: Ni Chi

*Featured Image: ADD

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Từ đó tôi gặp tính Không trong đạo Phật

0

Trong cuộc sống càng ngày càng phức tạp hiện nay, con người đang đi tìm rất nhiều tư tưởng, ý thức hệ, niềm tin, hệ quy chiếu, chân lý… để có thể đánh giá được hành động và cuộc sống của mình: Nó đúng hay là sai, nó có ý nghĩa hay vô nghĩa. Nhiều người chấp lấy tư tưởng của mình mà coi nó là đúng nhất, ý nghĩa nhất mà muốn tất cả thế giới nên sống như họ.  Nhiều người khác thì thay đổi như chong chóng vì từng thời điểm họ lại mặc lấy những tư tưởng, niềm tin khác nhau, và có những người thì cho rằng ý nghĩa hay vô nghĩa tùy thuộc vào cảm nhận, tư tưởng của mỗi người tại mỗi thời điểm mà tôn trọng mọi hình thái cuộc sống.

Tôi cũng như bao người khác đã đi trên con đường này từ thuở nhỏ, đã đấu tranh, giằng xé, mâu thuẫn, bám chấp, buông bỏ… để tìm hiểu điều gì là đúng nhất, ý nghĩa nhất mà sống theo. Nhưng trong những quãng thời gian đấu tranh, dằn vặt mâu thuẫn đó, tôi lại phải tự đặt một câu hỏi khác cho chính mình rằng có điều gì là đúng nhất hay ý nghĩa nhất không, hay mọi thứ chỉ là tấn tuồng của tư tưởng con người?

Trải qua quá trình tự nhìn lại cách thức tư tưởng vận hành, tôi lại càng ý thức rõ ràng về sự mù mờ và giới hạn của tư tưởng khi chính tư tưởng tôi chỉ là những điều đã học được, đã được tích lũy từ quá khứ (từ gia đình, thầy cô, bạn bè, phim ảnh, sách vở, trải nghiệm bản thân…) mà từ đó tôi hành động và sống. Thêm nữa tư tưởng nó không bao giờ đứng yên, nó luôn tiếp tục tích lũy, lựa chọn, từ bỏ điều này, bám lấy điều kia vậy mà lúc nào nó cũng nghĩ rằng điều đấy là đúng nhất, ý nghĩa nhất, là chân lý để rồi sau đó nó lại phủ nhận và mặc lấy những thứ vớ vẩn khác.

Tư tưởng chỉ là những gì tôi đã biết, đã trải nghiệm. Cái đã biết thì hữu hạn mà cái không biết thì vô hạn, vậy mà tôi đã luôn bám vào cái đã biết mà sống trong một cuộc sống vô hạn này, hơn nữa còn muốn thế giới và những người khác cũng phải – nên – cần sống giống như niềm tin của tôi… Và rồi tôi quyết định không tin vào tư tưởng nữa và luôn quan sát, cảnh giác với nó. Nhưng khó khăn nảy ra là tôi sẽ dựa vào điều gì để sống đây? Mọi yêu ghét, niềm tin, ý thức hệ, cái đúng, cái sai đều nằm ở tư tưởng, không có nó tôi phải sống thế nào nếu không có cái gì là đúng sai, yêu ghét, lý tưởng để tôi bám vào?

Và từ đó tôi gặp tính Không trong đạo Phật

“Tính Không trong đạo Phật ở đây không nên hiểu lầm là không có gì hết. Tính Không là không thật thể chứ không phải là không có gì hết. Hơn nữa, Tính Không không phải là không thật có. Tính Không ở đây có nghĩa là một sự vật hiện tượng, dù cho có sự sống hay vô tri, tự thân nó không có sự tồn tại riêng biệt. Nó chỉ có ý nghĩa và tồn tại chỉ khi nào tất cả những yếu tố hay những thành tố làm nên nó cùng nhau biểu hiện và chúng ta có thể hiểu được và đánh giá sự vật hiện tượng một cách rõ ràng.” – Sonam Tsomo (Trúc Thanh chuyển ngữ)

Nhìn một cái cốc, ta thấy nó là có ở đó, nhưng nó không phải tồn tại riêng biệt mà nó chỉ là tổng hợp của những phân tử, nguyên tử, các hạt cấu thành nên. Bản thân chiếc cốc là sự biểu hiện của tất cả các thứ cấu thành nên nó chứ nó không có một tự tính riêng biệt nào cả. Vậy con người chúng ta thì sao? Chúng ta có một tự tính – một bản ngã – linh hồn riêng biệt hay không hay chỉ là tập hợp của nhiều thứ kết hợp lại, thân thể thì ta có thể chấp nhận được, nhưng còn tâm thức – tâm hồn chúng ta thì sao?

Tôi thực sự không có câu trả lời cho nó, và tôi chỉ đi vào thứ tôi ý thức rõ nhất là tư tưởng của tôi, mà tôi cũng không rõ nó có là tư tưởng “của tôi” không vì nó chỉ là tập hợp đủ thứ mà tôi đã tích lũy, vậy thì nó là tư tưởng đang nằm trong não tôi chứ chẳng phải là của tôi. Khi tôi Nhìn vào nó, tôi không tìm được một tự tính nào cả mà mọi thứ như một đám mây không có tâm điểm gì, mọi thứ tan rã và chỉ còn lại sự trống không.

Ban đầu tôi rất sợ cảm giác này, vì mọi mục đích sống của tôi đều nằm ở đó hết, vậy mà giờ nó chỉ là những thứ không-phải-là-chân-lý. Tôi đã sốc, hoang mang và đau khổ, nhưng trong sự đau khổ ấy tôi lại Nhìn thì chính nó cũng tan rã. Vì khi tôi đau khổ, có những ý muốn tìm đến một cái gì đó để khỏa lấp nỗi khổ này, hoặc là phải không được khổ, hay tự cảm thấy thương hại bản thân hoặc những thứ tương tự như vậy… Nhưng dù suy nghĩ gì khởi lên, tôi cũng chỉ Nhìn một cách tò mò về những điều đó. Vì tôi biết nó chỉ là những biểu hiện khác nhau của tư tưởng – thứ mà tôi không tin tưởng nữa và đang tìm hiểu nó là gì, và rồi mọi thứ trôi đi, cứ thế, cứ thế…

Cảm giác Nhìn ấy nó chỉ diễn ra vài phút thôi nhưng những suy nghĩ, cảm xúc hiện lên liên hồi và trôi đi liên hồi để lại một trạng thái không thời gian, một khoảng không bao la khủng khiếp và một ý thức rõ ràng về mọi thứ đang hiện diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Và từ khoảnh khắc ấy cho đến các khoảnh khắc tiếp theo, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng nhưng mãnh liệt vì cảm giác một luồng năng lượng rất sống động đang ngự trị, mọi thứ rõ ràng và bình an… Sự bình an này không phải là thứ đối lập với những đau khổ, mà nó như ở đó sẵn rồi, chỉ có đau khổ đến rồi đi chứ sự bình an này không liên hệ gì với đau khổ cả vì nó như đã ở đó từ bao giờ rồi vậy, tôi cảm nhận một cảm giác nguyên thủy thuần khiết trong trạng thái ấy.

Khi biết đến tính Không, rất nhiều thứ tôi phải xem xét, tra vấn lại trong bản thân mình. Tôi phải học cách nhìn lại mọi thứ, cách tôi tiếp xúc với mọi người như; tôi hôm qua giận bạn tôi vì nó lừa dối tôi, nhưng hôm nay nó đang đứng đây, đang đọc sách, tôi sẽ nhìn nó như thế nào? Tôi sẽ tiếp xúc với nó như thế nào đây? Tôi sẽ vẫn giận nó chứ, điều đấy có đúng không khi tôi mang quá khứ, định kiến của mình vào để giao tiếp với nó ở hiện tại? Hay tôi sẽ tiếp xúc với nó như bây giờ, vì hiện tại tôi không có gì giận nó, mà tôi còn đang rất vui nữa; mình đang suy nghĩ về bông hoa chứ không nhìn nó; mình đang tự ép mình phải nhìn; mình đang bám vào tính Không để sống; mình đang tạo ra lý tưởng về tính Không…

Đó là một trong những điều khiến cho tôi như đang được sống một lần nữa vậy, mọi thứ trở nên mới mẻ, rõ ràng, sáng tỏ và nhẹ nhàng – nhẹ nhàng khi tôi không mang quá khứ vào hiện tại nữa mà mọi cái nhìn của tôi đều ở hiện tại, đều nhìn vào tính không – sự biểu hiện của sự vật tại thời điểm hiện tại, chứ không phải là hình ảnh của quá khứ.

Một điều nữa là tính không mang lại một sự bình thản trước mọi biến cố cuộc đời, điều này dẫn đến việc nhiều người coi đây là sự vô cảm, thờ ơ. Trước tiên vì sao lại bình thản, bởi mọi thứ đều là sự kiện nếu bạn nhìn với con mắt trong sáng, không định kiến, phán xét, thì mọi thứ tác động lên bạn, bạn sẽ xem xét để đáp ứng lại tác động ấy theo sự nhận biết và quan sát của bạn chứ không cảm thấy vui buồn hay đau khổ hoặc hạnh phúc. Bạn đơn giản đáp ứng mọi điều ấy một cách nhiệt thành hoặc bạn né ra khi nó nguy hiểm, v.v… Nghĩa là khi ấy bạn rất tỉnh táo và sáng suốt, không để bất cứ một hoàn cảnh nào phá tan sự tỉnh táo và bình an ấy. Khi ấy trong bạn vẫn luôn tràn đầy sự dịu dàng, mát mẻ, bình an và tình yêu – không phải thứ tình yêu phức tạp nam nữ mà người ta hay gán cho từ ấy, mà thứ tình yêu của tình bằng hữu thân mật, của sự tự do, bình đẳng, vô tư. Và tôi tự hỏi những kẻ vô cảm có thể có những điều ấy không!

Chúng ta coi đó là sự vô cảm vì đa phần mọi người đều sống dựa vào cảm xúc, những cảm xúc này đều phụ thuộc vào tư tưởng của chúng ta như thế nào. Một người bình thản khi anh ta không chạy theo cảm xúc hay kìm nén nó mà ý thức trọn ven nó và để nó đến rồi đi, đó không phải là vô cảm, đó là sự tự tại, bình thản, an nhiên. Hãy nhìn cách tư tưởng vận hành: Khi đi học tư tưởng ta coi việc đỗ đại học là tuyệt vời nhất và khi ta đỗ đại học thì ta hạnh phúc lắm. Nhưng nếu ta nghĩ rằng nhiều tiền mới quan trọng thì đỗ đại học cũng chẳng làm ta quan tâm lắm mà ta chỉ muốn kiếm nhiều tiền thôi. Vì thế cảm xúc của ta đều phụ thuộc vào tư tưởng, mọi việc xảy đến đều mang tính không, nhưng ta đánh giá, cảm nhận sự kiện đó theo những gì tư tưởng ta đang có. Ta nghĩ cảm xúc là quan trọng nhưng chúng chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư tưởng ta thôi, vấn đề nằm ở tư tưởng – thứ mà ta luôn bám vào để dựa vào nó ta sống, ta hành động, ta tương tác với thế giới.

Tiếp nữa chính điều ấy khiến ta sống vô cảm với thế giới, vì lúc đó ta chỉ quan tâm đến tư tưởng ta thôi – những gì ta cho là đúng, là đẹp, là ý nghĩa, là chân lý và ta muốn sống vì điều ấy, chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến mọi điều đó, như tiền, thành công, giáo dục, y tế, văn thơ, tình dục, v.v… Khi ta chỉ quan tâm đến tư tưởng của mình thì ta không còn nhạy cảm với tiếng chim xung quanh, với bà lão già nua đang đứng giữa trời nắng 39 độ để bán hàng, với một con chuột nằm chết trên đường, với cánh hoa đang nở…

Và vì tư tưởng ta diễn giải mọi thứ ta nhìn, ta tiếp xúc theo ý hướng của nó. Nên dù ta có chú ý thì mọi thứ chỉ là sự phóng chiếu của tư tưởng chứ ta không thực sự tiếp xúc với những điều ấy. Trong khi một người nhận biết tính Không trong tư tưởng và trong cuộc sống bên ngoài thì họ luôn ý thức một cách rõ ràng những gì đang hiện diện mà không phán xét hay dán nhãn. trong sự ý thức ấy tuôn trào một nguồn năng lượng khiến cả thân thể và tâm trí tỉnh thức và nhạy cảm. Khi ấy anh ta không sống trong bất cứ một cái rãnh mòn nào của tư tưởng mà cuộc sống khi ấy không còn giới hạn nữa, anh ta đạt đến trạng thái cao nhất của tự do, của sáng tạo và bình an.

Tôi nghĩ đó là một điều rất đỗi giản dị mà phi thường mà một người có thể sống trong cuộc sống này. Hãy nhìn những gì tư tưởng tạo ra: tùy môi trường mà có những tư tưởng khác nhau, niềm tin khác nhau, định kiến khác nhau, phong tục khác nhau… nhưng trên hết sự khác nhau ấy dấy lên những mâu thuẫn và hận thù, ganh ghét, cùng với đó là giới hạn những tiềm năng của con người chúng ta.

Tính không cũng chẳng có gì cao siêu cả, nó chỉ là nó và mọi thứ cũng chỉ là chính chúng. Chỉ có tư tưởng luôn nhảy vồ vào mọi thứ mà đánh giá, phán xét để nói là nó vĩ đại hay nó tầm thường, rồi chúng ta trầm luân trong mạng lưới của tư tưởng mà không biết điều gì là thật, điều gì là ảo tưởng. Tôi hy vọng mọi điều được viết ra sẽ gợi mở cho mỗi người những câu hỏi, những trăn trở để từ đó ta có thể đi sâu hơn và làm sáng tỏ tâm trí của mình để sống một đời sáng suốt, tỉnh thức và bình an. Và đừng biến tính Không trở thành một thứ gì đó để bạn bám vào, để tư tưởng lại tiếp tục vận động và tạo ra những lý tưởng, những phán xét, những lối mòn rồi từ đó bạn sống, hành động… Hãy tự do và đừng bám vào bất cứ điều gì cả.

Điều cuối tôi muốn nói rằng hãy bước ra cái ngục tù và ảo tưởng của tư tưởng và sáng tạo cuộc sống mà bạn muốn, chừng nào bạn còn nằm trong đó, bạn vẫn chỉ như con bướm trong cái kén mà thôi. Và hãy nhớ nếu muốn bước ra khỏi nó, chỉ cần hiểu nó thôi, bạn sẽ thấy mình ở bên ngoài nó rồi.

Tác giả: Phạm Đức Hậu

*Featured Image: Sadie Pices

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Thay đổi hay bất tử?

1

Có bao giờ bạn quyết chiến đấu, quyết chống chọi vì lý tưởng của bạn chưa? Có bao giờ bạn bị dòng đời xô đẩy cho bạn ngã sõng soài và bạn đứng lên tiếp tục dù cho có sứt đầu mẻ trán? Hay bạn luồn cúi, bạn ăn gian, thoả hiệp và tự nói với bản thân: Mình đã cố gắng hết sức nhưng cuộc đời không cho phép. Bạn thay đổi, thuận theo sự khắc nghiệt của cuộc đời.

Nếu bạn tôn thờ sự thay đổi, bạn cho rằng nó là cần thiết và mình phải biến đổi làm sao cho hợp với cuộc đời cho phép. Lý tưởng của bạn chỉ dừng đến mức đấy thôi, luôn thoả hiệp và cầu toàn. Khi điều ấy khó khăn quá mức bạn lại tiếp tục thay đổi, lựa chọn những điều dễ dàng hơn. Còn khi bạn có những khát vọng lớn lao thì dòng đời có chảy siết bao bạn vẫn như những cái cây sừng sững vững trụ với lý tưởng của mình dù thành công hay thất bại.

Đừng có cái gì cũng quy về sự thay đổi và đánh đồng chúng với sự phát triển, có những thứ chỉ là các lĩnh vực khác nhau và chúng đồng đều với nhau. Ví dụ như bạn đi học vẽ nhưng bạn bỏ và đi học maketing. Đó là do bạn không vững chắc với lý tưởng của mình, bạn muốn xuôi dòng theo cuộc sống dễ dàng hơn theo bạn nghĩ và việc đó chỉ đơn giản là nhảy từ bên này sang bên kia.

Bạn có thấy những người khát khao sống với con đường mình chọn và đến lúc chết họ vẫn sống mãi trong trái tim mỗi người không? Bởi vì họ chỉ có duy nhất một lý tưởng cao đẹp đối với họ. Đáng lẽ ở phần này tôi sẽ không nêu ra các ví dụ về những con người cả đời sống với mục tiêu duy nhất vì tôi cho rằng phần này là thừa thãi bởi dù nêu ra cái tên nào thì nó cũng chỉ là cái tên thôi và chắc rằng bạn có đủ kiến thức để biết về những người vĩ đại trên thế giới này. Nhưng bạn có biết Scorates không? Ông ấy bị cả xã hội hắt hủi và sống lang bạt như một tên ăn mày. Nếu ông ấy thay đổi, trở thành người bình thường và sống tốt hơn rồi chết? Hay ông trường tồn với lý tưởng của mình và sống mãi đến tận bây giờ và cả mai sau?

Tôi ghét sự thay đổi của mỗi con người, thời gian làm họ mai một đi và họ đổ lỗi cho sự thay đổi rằng cuộc đời đã dẫn dắt họ trở thành như thế. Họ chẳng bao giờ tự nhận rằng vì họ không thể ôm ấp mãi lý tưởng của họ để rồi nghèo nàn. Họ phải thay đổi để thuận với cuộc chơi tàn khốc.

Tôi có một người anh, người tôi rất kính nể và lấy anh như một chuẩn mực về cuộc sống. Anh chọn sống trên một ngọn đồi, ngày ngày anh chăm chỉ nấu cơm, đi chợ, tắm rửa, chăm sóc bản thân và mọi người xung quanh, anh đọc sách và chơi đàn, tiến sâu vào tìm hiểu giá trị cuộc sống, luôn đề lên cao tầng. Đùng một cái anh bỏ hết để đến một thành phố lớn và trở thành một con người mới, anh lao đầu vào kiếm tiền. Tôi nhận được tin ấy, sững người, đấy là sự thay đổi đúng không?

Sự thay đổi diễn ra khi người ta chênh vênh, sợ hãi hoặc chán nản điều cũ. Có những người bạn sau 2 năm gặp lại tôi nhận không ra và có những người 10 năm vẫn như cũ. Như cũ không có nghĩa là dậm chân tại chỗ, như cũ là họ vẫn là con người của 10 năm trước, vẫn ước mơ và khao khát những điều của 10 năm trước và họ vẫn vững bước trên con đường của mình cùng những thành công nhất định. Đó là phát triển và không thay đổi.

Tôi biết 1 người con gái đã xấp xỉ 30 xuân nhưng cô ấy mãi như tuổi 20. Lê Cát Trọng Lý, vẫn là cô gái hát ở nhà thờ, hát thiện nguyện khắp nơi và gieo rắc âm nhạc đến mọi tâm hồn. Thời điểm ban đầu chẳng ai biết cô nhưng cô chứ ôm ấp mãi giấc mơ ấy, thiếu gì cơ hội thay đổi chạy theo showbiz nhưng con người ấy là như vậy, là trường tồn mãi theo thời gian, là đeo đuổi lý tưởng dù bao gian nan sóng gió. Cho tôi hỏi Lê Cát Trọng Lý có thay đổi gu nhạc hay hình hài con người cô ấy? Có thay đổi trang phục đẹp đẽ hợp thời hơn? Và cô ấy có phát triển không? Hay đang thụt lùi?

Tôi đã từng thay đổi, từng cố gắng trở thành một con người khác, từng muốn mình trông nữ tính hơn, sành điệu hơn và sống giống mọi người hơn. Nhưng tôi sinh ra là dành cho sự cằn cỗi, là mộc mạc. Sau bao cố gắng thay đổi tôi vẫn lại trở về là tôi. Tôi vui và hạnh phúc vì điều đó. Tôi chọn các sống như chính những gì mình có và phát triển nó chứ chẳng cần thay đổi hay đua đòi theo người khác.

Vì sao tôi khắt khe về việc thay đổi điều gì từ chính con người mình? Là khi tôi đọc xong cuốn Suối Nguồn, cuốn sách củng cố lý tưởng sống của cuộc đời tôi và cũng là cuốn sách tôi tâm đắc nhất cuộc đời đọc sách của tôi đến giờ. Trước đó tôi không hề định hình được mình đang sống như thế nào, tôi cũng chênh vênh và thay đổi rất nhiều lần. Nhưng sau khi đọc và biết về anh chàng Howard Road cùng lý tưởng một mình thay đổi cả nền kiến trúc của anh và tôi rất tâm đắc một đoạn thoại của Peter Keating – nhân vật đối đầu của Howard Road trong truyện:

“… Em biết đó, mọi người đều mong được bất tử. Nhưng họ chết đi cùng với mỗi ngày trôi qua. Khi em gặp họ, họ không còn giống như lần em gặp trước đó. Với mỗi giờ trôi qua, họ lại giết đi một phần trong chính mình. Họ thay đổi, họ bác bỏ, họ mâu thuẫn – và họ gọi đó là trưởng thành. Và cuối cùng sẽ chẳng còn lại gì cả, chẳng còn gì chưa từng bị đảo ngược hay chưa bị phản bội, như thể chưa từng tồn tại một thực thể mà chỉ là một dãy các tính từ nối tiếp nhau hiện lên rồi mờ đi trên một mớ vật chất hỗn độn. Làm sao họ có thể mong đợi một sự vĩnh cửu khi họ chưa bao giờ giữ nguyên một cái gì dù chỉ trong khoảnh khắc?…”

Những dòng này tôi thuộc lòng từng chữ, chúng ngắn ngủi thế thôi nhưng cả một bài viết dài lê thê của tôi cũng chưa chắc sâu sắc bằng.

Khoan bàn đến sự thay đổi về sinh học, tiến hoá, xã hội vì với tôi chúng là một mớ hỗn độn vô tổ chức và chỉ là điều bổ sung cho cơ thể, tâm hồn của một con người. Chúng chỉ là tác nhân và là sự phiền nhiễu luôn thích thiên biến vạn hoá ra cả tá những điều vớ vẩn. Với tôi con người phải là giống loài bất biến, là trụ vững với lý tưởng của mình chứ không phải là thứ đem ra đánh đồng với xã hội – mớ bòng bong lộn xộn. Vì những người bất biến luôn là người biết quan sát thực tại, biết mình là ai và mình cần phải làm gì, làm chủ được cơ thể và tâm hồn mình.

Tôi đã từng rất xấu hổ về cách sống, gu âm nhạc, phong cách thời trang của mình, tôi từng thay đổi nhưng đã thất bại. Gọi là thất bại nhưng đối với tôi đó là thành công, thành công rằng tôi đi một đường vòng như cậu bé Santiago trong Nhà Giả Kim và tìm thấy chính mình. Nhưng có những điều tôi thật sự thất bại khi tôi cố gắng thay đổi. Tôi không biết đam mê thực sự của mình, từ một sinh viên Đại học ngành Công nghệ sinh học năm 2 tôi bỏ học vì muốn thay đổi cuộc sống sinh viên nhàm chán. Sau đó tôi muốn kiếm gì để buôn bán kiếm thêm trước khi bắt đầu một sự nghiệp chính thức thì lại bị chùn bước chán nản. Tôi đăng ký học lại cao đẳng và lại bỏ học ngay sau năm đầu tiên. Những điều ấy là sự thay đổi và một chuỗi những thất bại sau đó tôi vẫn lẩn quẩn với những dự định tiếp theo.

Họ bào chữa rằng thay đổi để có kinh nghiệm và kiến thức về nhiều lĩnh vực. Nhưng mò mẫm trong bóng tối kiếm tìm mọi thứ có tốt hơn một người đã có chính kiến và ước mơ để đeo đuổi không?

Vì thế quan điểm của tôi là “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.” Và một con người thay đổi bất kỳ lý tưởng gì của họ thì đó điều là do họ yếu đuối, họ thất bại sau đó họ đổ lỗi cho cuộc đời vận hành như vậy, nên họ cũng phải như vậy, họ luôn luôn là như vậy. Thế nên khi chết đi họ cũng mờ nhạt dần theo năm tháng và chẳng để lại chút gì trên đời. Và chỉ có một số ít người sống trường tồn theo thời gian, những vĩ nhân không thay đổi lý tưởng của mình cho đến khi kết thúc cuộc đời sinh lý. Vậy bạn chọn thay đổi hay bất tử?

Tác giả: Bà Năm

*Featured Image: Printeboek

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Khi bạn cô độc, đừng sợ cô đơn

0

Bạn tôi: Tại sao cậu luôn muốn cô độc, cậu không sợ cô đơn?

Tôi: Cô độc không phải mẹ của cô đơn. Ở một mình cũng là một thành tựu lớn của con người. Cậu cứ nói như thể nó là bi kịch.

Bạn tôi: Hầu hết mọi người đều cảm thấy cô đơn khi ở một mình. Và cô đơn là một cảm giác đáng sợ, nó có thể giết chết cậu từ từ.

Tôi: Cô đơn chỉ là mặt tiêu cực của một mình. Nhưng nếu cậu đi sâu vào bên trong, đến một khoảnh khắc nhất định, bỗng nhiên ánh sáng sẽ được thắp lên bằng tất cả sự tiêu cực, chuyển hóa thành nguồn năng lượng tích cực. Bao giờ một sự thể cũng tồn tại hai mặt và chỉ khi chạm đến giới hạn, cậu mới đủ thông thái và minh mẫn để nhìn ra mặt trái còn lại.

Bạn tôi: Tớ rất sợ cô đơn. Vậy nên tớ luôn nghĩ đến người khác. Cảm giác nếu có một ai đó ở bên cạnh có lẽ mọi sự sẽ tốt hơn.

Tôi: Nhưng nếu chẳng có ai ở đó cùng cậu? Cậu sẽ luôn cảm thấy trống rỗng. Mọi thứ vô định và cậu mất định hướng vì không còn ai.

Bạn tôi: Tớ sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Tớ thường thỏa lấp chúng bằng những cuộc hẹn hò. Tớ trở thành một phần của những nhóm bạn, của các tổ chức. Tớ tham gia những hoạt động cộng đồng.

Tôi: Đó chỉ là sự chạy trốn. Tìm một sự tạm thời để vùi lấp đi nỗi cô đơn. Cậu chỉ mang một trái tim trống rỗng đi lao vào những khoảng không trống rỗng khác. Cậu chỉ đang cố lấp đầy những điều mình không biết bằng những điều đã biết. Nhưng cậu có lấp đầy được nỗi cô đơn hay chỉ khuất lấp tạm thời? Nỗi cô đơn vẫn còn đó và nó vẫn có thể quấy động lại cậu bất kỳ lúc nào. Nếu cậu có thể chạy trốn nỗi cô đơn một cách toàn triệt thì lúc đó cậu đã không còn là con người. Đó là hiện trạng của toàn thể xã hội này. Nhìn xem thế giới đã phát minh ra hàng trăm nghìn quả bom khổng lồ có khả năng nổ tung nỗi cô đơn trong cậu. Đó chính là những đám đông. Họ đông vô số kể và cậu có thể là một phần trong họ bất kể lúc nào.

Bạn tôi: Nếu không thế thì phải làm sao?

Tôi: Đó chính là lý do tớ chọn việc một mình. Một mình là sự hiện diện của bản thân cậu ở đó. Tớ nghĩ chỉ có những người có khả năng ở một mình thì mới có khả năng ở với người khác. Cứ nghĩ xem ngay chính bản thân mình mà cậu còn không thể sống cùng thì làm sao sự ích kỷ trong cậu cho phép người khác sẻ chia cuộc sống cùng cậu. Chỉ khi có khả năng ở một mình thì khi đó cậu mới có khả năng yêu thương người khác. Cậu không còn quá nhiều ham muốn từ mọi thứ xung quanh, mãn nguyện với hiện tại đang đứng. Hài lòng và tràn đầy tình yêu mà không cần sự bố thí từ người khác.

Bạn tôi: Cậu nghĩ mình có thể rót đầy vũ trụ này mà không cần thêm bất kỳ một ai khác?

Tôi: Chính xác. Lúc đó tớ là vua, là hoàng hậu, là hoàng tử, là công chúa, là binh lính, là thường dân. Tớ sống trong vương quốc của tớ, là tất cả sinh khí của một vương quốc. Tớ sử dụng phép thuật của mình và khiến cho cả một thế giới biến mất. Nếu cậu biết rằng chỉ bản thân mình là đủ để lấp đầy tất cả vũ trụ, cậu sẽ không còn cảm thấy trống rỗng mênh mông, không còn nhu cầu về bất kỳ ai, không còn phải phụ thuộc, dù là công dân nước nào,  thuộc tôn giáo nào, bạn bè người thân cậu có bao nhiêu… tất cả đều không còn quan trọng.

Bạn tôi: Cậu muốn tớ quay lưng chối bỏ tất cả các mối quan hệ, chối bỏ mọi văn minh, chối bỏ tất cả con đường dẫn lối tớ chạy trốn, chối bỏ tên tuổi mình…

Tôi: Cậu phải đơn giản là chỉ đang hiện hữu. Chỉ có cậu. Chúng ta luôn bị uốn cong và dồn dập bởi sự hiện diện của những người xung quanh. Con người cũng như thân cây vậy, càng muốn vươn đến những miền cao thẳm thì càng phải bám rễ chặt sâu vào lòng đất, vào bóng tối sâu thẳm. Nơi đâu là miền sâu thẳm nhất của con người, đó chính là tận sâu bên trong cậu. Bám chặt vào cái hiện thể bên trong chứ không phải là soi cái nhìn ra bên ngoài. Cơn gió có mạnh đến đâu cũng chẳng bao giờ quật ngã được những cây bám chặt gốc rễ vào lòng đất. Không những thế, đó còn phải là một cái cây đơn độc lẻ loi, vượt bỏ tất cả loài người đang đứng lố nhố xung quanh. Làm sao để khi cậu lên tiếng, cũng chẳng cần ai phải thấu hiểu. Hãy khát khao sự rơi ngã sa đọa của mình trong nỗi cô độc để không phải nghe tiếng than khóc của nỗi cô đơn. Hãy biến sự xuất hiện của thế giới xung quanh không còn là gì trong mắt cậu. Chính sự cô độc đã giết chết tất cả họ rồi.

Bạn tôi: Nếu tớ cô độc, tớ nghĩ đôi cánh tinh thần của mình sẽ bị gãy tan. Tâm hồn tớ tràn đầy kinh hoàng sợ sệt.

Tôi: Lòng cậu có thể tả tơi vì sự cô độc nhưng nếu không thế thì những lời nói, đôi mắt của những người đang đứng bên cạnh cậu, sẽ còn bộc lộ rõ nhiều hơn những nhiêu khê hiểm trở mà cậu sắp phải đương qua. Bao giờ cậu còn chưa cô độc thì cậu chưa thể được tự do tự tại. Con quỷ trong cậu vẫn còn cơ hội thoát trần chạy rong, chúng sẽ còn kêu gào cười cợt trong tiếng hân hoan mừng rỡ. Tinh thần cậu sẽ chẳng bao giờ được giải thoát khỏi những ngục tù. Nếu cậu chưa thể sống cô độc, cậu mãi mãi là một tù nhân đang tưởng tượng đến tự do. Cậu cần phải giải phóng tinh thần mình, phải giải thoát tâm hồn  mình khỏi những mốc meo, khiến nó trở nên tinh khiết hơn.

Bạn tôi: Tớ nghĩ sự cô độc chỉ dành cho những kẻ mắc bệnh tự kỷ, những tên điên khùng…

Tôi: Dù cho cả thế giới đang thù ghét và ném vào cậu những cái nhìn ác cảm. Cũng có khi cậu biến thành tảng đá chướng ngại trên đường của người khác, nhưng dù họ có phỉ báng cậu, điều đó cũng chưa bao giờ đủ để cậu liều lĩnh đánh mất đi cơ hội được giải thoát. Khi cậu cô độc, cậu sẽ luôn cảm nhận được sự cao nhã quý phái trong chính mình. Bởi lúc đó cậu  mới là chính cậu.

Tác giả: Ni Chi

Featured image: Free-Photos

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2