Nếu bạn 40-60, cuộc sống nhường bớt cơ hội dẫn dắt sang tay bạn. Nếu bạn chịu được va đập từ cuộc sống mà không quỵ ngã, lại còn vẫn 'ngon lành cành đào', bạn đáng được nể nang đấy. Nếu bạn yếu đuối, không đủ sức chống đỡ bão táp phong ba, coi chừng nhé, bạn sẽ bị ép chơi ú tim liên tục, hết ván này tới keo khác, lúc nào cũng có cảm giác chán nản và thất vọng. Chỉ còn cách là chống đỡ và chuẩn bị đủ sức mạnh vượt qua thôi. Tiền lúc này hoặc là của nổi của chìm của bạn, hoặc là giấc mơ cháy bỏng của bạn, tùy thuộc vào bạn là ai, nỗ lực của bạn trong những năm trước đây thế nào.
Có lẽ phần lớn chúng ta thường hay ghen tị với thành công của người khác. Có thể bạn không nhận biết về điều đó, tuy nhiên chúng ta thực sự như vậy. Hoặc ít nhất chúng ta thường so sánh bản mình với những người khác. Anh ta giàu hơn tôi, bạn gái xinh hơn bạn gái tôi, anh ta học giỏi hơn tôi, công việc ngon hơn, may mắn hơn tôi hay avatar facebook nhiều like hơn của tôi.
Không chỉ chúng ta so sánh mà bố mẹ thường so sánh hộ chúng ta, và nhân vật hay được đem ra so sánh nhất vẫn là: “con nhà người ta”. Và tất nhiên, chúng ta chẳng bao giờ làm ngược lại được: “bố mẹ nhà người ta” 🙂 Thực ra bố mẹ so sánh con cái mình với con cái nhà người ta cũng chỉ là so sánh cho chính bản thân họ.
Ngày nào chúng ta còn nghĩ chúng ta có quyền ngồi quán cà phê nhiều giờ chỉ để nói những chuyện phiếm chúng ta sẽ chưa thành công; chúng ta có thể nhậu mỗi tuần thì chúng ta cũng sẽ không thành công; chúng ta giành nhiều giờ để xem phim thì khi đó chúng ta cũng sẽ khó thành công; chúng ta còn sử dụng internet chỉ để chat, đọc báo tiếng Việt, xem video giải trí,…thì sẽ có ngày chúng ta sẽ lại than trách chính chúng ta. Cám dỗ nó vậy đó, nó làm cho chúng ta tiêu tốn rất nhiều thời gian vào những điều không hề có ích cho tương lai của chúng ta.
Do đó, mỗi người chúng ta phải tự thấy xấu hổ về thân phận công dân một nước “nhược tiểu” để biến nỗi xấu hổ đó thành động lực phấn đấu. Để Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, đủ sức mạnh để được thế giới tôn trọng, cũng như để đối phó với các “HD – 981” tiềm ẩn, chúng ta “chỉ có một con đường” (Trần Đăng Tuấn). Đó là mỗi người dân Việt phải tự thay đổi, thể hiện lòng yêu nước bằng cách trau dồi bản thân, biến mình thành người có giá trị, làm tốt nhất phần việc của mình. Từ những tế bào lành mạnh và hữu ích như thế, “cơ thể lớn” Việt Nam mới trở nên cường tráng, bước ra khỏi “ao làng”, sẵn sàng đối phó với mọi thử thách và chinh phục các đỉnh cao, tự bảo vệ mình được.
Chúng ta thường được người ta "bán" cho một lời "nói xạo" siêu cấp kinh điển để phát triển một cuộc sống thịnh vượng rằng: "Khám phá ra thứ mà bạn làm tốt nhất, rèn luyện nó thật chăm chỉ rồi bạn sẽ được bơi trong một đại dương của sự giàu có và hạnh phúc."
Cả xã hội vẫn đang vận động, còn tôi thì đang "ngồi bất động" một mình trong này với chiếc máy tính và những người "bạn ảo" thông qua những nhân vật ảo của mỗi người. Thế giới luôn luôn vận động, mỗi người chúng ta chỉ là một phần trong đó, một phần nhỏ trong cái thế giới to lớn kia. Khi ta không làm gì cả thì mọi thứ vẫn như vậy, họa may thì thay đổi đôi chút ở những người bạn, những người thân của mình. Và khi ta không đi lên, ta sẽ bị những người khác vượt mặt, ta sẽ bị bỏ lại trong quá khứ của chính chúng ta, không có sự vận động nào.
Ông già Noel chẳng biết có thật hay không, nhưng con nít vẫn treo đầu giường chiếc bít tất, và cả ngày hôm đó ngoan như chưa bao giờ phạm lỗi... Con nít thường ước mơ là bác sĩ, là giáo sư, là giám đốc, là phi hành gia vũ trụ... Nghe như thể “tỷ phú” là một nghề ai cũng có thể làm. Thế rồi con nít lớn lên. Lạ thay, ước mơ lại càng dần nhỏ lại. Cái phần màu đen ghi chữ “không thể” càng bành trướng lên thêm. Và con nít chẳng còn hứng thú để đấu tranh giành phần thắng...
“Nụ hôn của tình yêu đích thực” trong truyện cổ tích xưa giống như một định mệnh, nó là sự “khẳng định”, một phần thưởng cho những con người xứng đáng. Truyện cổ tích ngày xưa luôn là sự mơ ước của con người khi hiện tại còn nhiều bất công ngang trái, hoàng tử chỉ cần chống lại các thế lực xấu xa, chỉ cần vượt qua chông gai là quá đủ chứ không cần sự thử thách trong tình yêu nữa. “Định mệnh” vì hai người vốn chưa bao giờ gặp gỡ, chưa một lời thề hẹn. Vậy mà họ vẫn tìm được và tìm đúng nhau giống như sinh ra đã là của nhau vậy. Họ không phải vất vả để tìm nhau giữa biển người.
Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra thì thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhưng bảng xếp hạng thì vẫn thế, không có gì thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Âu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, vì nó là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hãy hình dung, nếu một anh học trò trong suốt cuộc đời đi học của mình không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, thì đến một lúc nào đó ý chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ý chí, cũng phải tiêu tan.
Có phải trùng hợp không khi sau ngày 30 tháng 4 là ngày 1 tháng 5. Ta suy nghĩ về đất nước, về trách nhiệm bản thân. Hoàn thiện bản thân và gắn kết dân tộc là đang thực hiện một khoảng đầu tư cho những khát vọng mà thế hệ trước chưa đạt được. Lẽ nào chúng ta có thể tiêu xài phung phí, để rồi trắng tay đi đến tương lai?