Tôi nghĩ sẽ không còn cần thiết để viết thêm về họ nữa, mà tôi viết về đức hạnh và sự hy sinh tận cùng cuộc sống riêng tư của mình, của cả tương lai mà mỗi người phụ nữ được quyền có… từ một một nhóm khác nhỏ hơn, thầm lặng hơn, và chịu đựng bao nhiêu sự dèm pha, chê bai của cả xã hội… đó là những cô gái đang làm điếm ở xứ người.
Krong Pak cho tôi sự bình yên khi mùa mưa vừa chấm dứt. Những con đường lúc ấy đẹp hơn. Bớt lầy lội. Và, đó cũng là lúc mùa Dã Quỳ nở rộ. Không có gì thú bằng đến Krong Pak vào thời điểm mà Dã Quỳ nở. Đi khắp vùng này chỉ thấy toàn màu xanh của lá cây và màu vàng của hoa Dã Quỳ. Dã Quỳ ở Krong Pak không to như Dã Quỳ ở Đà Lạt, và tình yêu ở Krong Pak cũng không đẹp như ở Đà Lạt. Tôi đã nói với cô bạn mình như vậy.
Ông cụ liệu có biết mình được quan tâm ủng hộ như thế này không, có lẽ là không, không biết được. Ông có thích được quan tâm ủng hộ như thế này không: Không biết được, có lẽ là không. Nhưng có lẽ thứ ông cần và muốn được nhất không phải đám đông thương tiếc cho ông.
Cùng với thời gian và hòa trong không gian sống ngày một hiện đại, những giá trị tinh thần nhỏ, những cử chỉ yêu thương, những lời nói tình cảm gần như bị quên lãng. Thay vào đó là những món quà đắt tiền, những tin nhắn, những bài hát hay những lời mời hấp dẫn khác được thay thế.
Giá mà con người hiểu rằng, tặng phẩm bằng vật chất chỉ là vật thế chấp tạm thời cho hoàn cảnh chứ không thể bù đắp lỗ hổng do sự hời hợt, vô tâm tạo ra. Tiếc chi một chữ " yêu" cho lòng người ấm lại, cho tình người gắn kết và cho lửa yêu hừng hực cháy sáng nhỉ?
An Nhi nhoẻn miệng cười. Đôi môi đỏ mọng, hàm răng trắng đều. “Nụ cười hoàn hảo”. Cô sẽ dùng nụ cười này để hớp hồn anh. Để ánh mắt anh dán chặt vào cô. Để được anh ôm trong vòng tay siết chặt. Và có được nụ hôn ngọt ngào, mãnh liệt cô đã mong đợi suốt…nửa năm nay.
Nhấp ngụm cafe Sài Gòn, không đủ đậm để sót lại vị đắng nơi cổ họng nhưng vừa đủ thấm vị ngọt ở đầu lưỡi - một vị ngọt lạ chỉ xuất hiện khi ta bắt đầu yêu Sài Gòn.
Từ bao giờ thì chúng ta cho rằng người dân không có khả năng nhận thức được tác phẩm nào là tốt, tác phẩm nào là xấu? Từ bao giờ thì chúng ta cần một cơ quan quyền lực nào đó đọc hộ, xem hộ, nghe hộ, duyệt hộ và cả cấm hộ cho chúng ta những bài hát, bức tranh, cuốn sách? Từ bao giờ chúng ta có quyền áp đặt quan điểm của mình lên một tác phẩm, gắn cho nó cái nhãn mác là “ảnh hưởng nguy hại đến tinh thần, lối sống, tư tưởng” của mọi người?
Đến câu này thì tôi nghẹn, thật sự nghẹn vì không biết phải chọn câu trả lời nào cho thích hợp, bởi theo những gì tôi biết thì người nói chuyện với tôi có bằng MBA ở Mỹ, có gia sản, có sự nghiệp. Có lẽ khi có những thứ đó thì người ta không cần tự do?
Cuộc đời của Đại tướng trong thời bình tuy còn nhiều vất vả, gian nan nhưng bù lại ông luôn luôn chiếm được tình cảm, lòng tin của nhân dân dành tặng. Triệu triệu con người Việt Nam tiễn đưa ông, tiễn đưa người anh hùng của dân tộc về với đất mẹ - nơi đã sinh ra người con vĩ đại tổ quốc Việt nam. Thiết nghĩ chỉ cần nhìn biển người tiễn đưa ông từ khắp mọi miền của Tổ quốc với đủ đầy những cung bậc cảm xúc, thì những người luôn tự nhận mình là “đầy tớ trung thành của nhân dân" cần phải xem lại và tự sửa lại mình.
Em, tui không biết là em dự định sẽ đi về đâu, nhưng tui biết, phần đông chẳng ai biết mình sẽ đi về đâu. Đó là một nỗi chưng hửng thật lớn. Mẫu giáo sẽ lên cấp 1, cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3, cấp 3 lên cấp 4... Có cấp 4 thì em được chọn một vài ngả rẽ.. cũng chỉ là một vài... Em sẽ quyết định ném mình ra giữa sự bơ vơ và chưng hửng tột độ... hay tiếp tục lên cấp 5?
Em, tui biết chắc, là em không biết rằng em sắp làm gì. Em sắp đi về đâu, và thậm chí là em thích làm cái gì....Đây là tui nói chung, còn nếu em nằm ngòai cái luật lệ này, tui mừng cho em.