"... Bài viết dù là của ai thì nó cũng không tự mọc lên như cây cỏ để bạn bứng về trồng lên mảnh vườn của bạn. Và nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đủ thông minh để qua mặt được các cổ máy tìm kiếm, tác giả sẽ không truy được bài viết mà bạn đã chôm chỉa ngay cả khi bạn đã xóa bỏ thông tin tên tuổi của họ hoặc đã đổi luôn tựa đề thì tôi thật tình nghi ngờ về trí tuệ của bạn đấy."
Tôi đã đọc được đâu đó câu nói này và tôi thấy nó thật đúng với cái xã hội này, khi mà mạng internet phủ sóng mạnh mẽ, các trang cộng đồng hoạt động rộng khắp để kết nối người - người với nhau thì việc của ông này nhưng bà kia bưng lấy nhận của riêng không còn là điều quá hiếm hoi.
Thưa các bạn, dòng sông không ai tắm hai lần, thế nên, hãy lựa chọn sự hiện hữu của chính mình. Không ai sống cho cuộc đời của bạn, và bạn không thể sống cuộc đời của bất kỳ một ai khác, dẫu người đó có là cha ông của các bạn. Thế mà, tôi đã thấy một số người trong chúng ta vẫn cố bám vào những định kiến của người khác để sống và tồn tại, để suy luận và phản biện, để học tập và xây dựng cuộc đời của chính mình.
Tôi hy vọng, mỗi người hãy dành ra vài phút thôi, để hình dung, để tưởng tượng, khung cảnh bao nhiêu người chết vì ngạt nước, chết vì những tòa nhà sụp đổ hay vì bao nguyên nhân khác, hãy nghĩ tới cảnh ta bất lực bảo vệ những người thân xung quanh để họ bị cơn bão cướp đi mạng sống, hãy hình dung sau cơn bão, ta nhìn quanh với bao xác chết, với cảnh hoang tàn, ta trắng tay trong phút chốc, lạc lõng giữa đống đổ nát, hoang mang về cuộc sống ngày mai. Hãy nghĩ tới cảnh đó để ta hiểu tầm quan trọng để tìm hiểu kĩ hơn nguyên nhân của một cơn bão.
Hãy nói về phương pháp để bản thân mình được vững chãi, về cách thức để lòng dạ mình gan góc, vì rằng ngoại cảnh đúng là mẹ thiên nhiên nuôi sống và nâng đỡ chúng ta, nhưng cũng mang những yếu tố bào mòn xác thịt và tâm trí chúng ta; đúng là chúng ta có những người chúng ta phải yêu thương, trân quý, nhưng chúng ta còn có những kẻ thù bên kia chiến tuyến, chúng ta phải đấu tranh vì những người thương sau lưng chúng ta; luôn biết cảm nhận vẻ đẹp của hoa hồng và cách sử dụng súng.
Chẳng có hạt mưa nào ý thức rằng nó đang tạo nên cơn bão. Tôi không nói tất cả đều là những kẻ biếng nhác, thiển cận, ngụy biện. Nhưng sống trong một xã hội đầy những kẻ như thế, đâu phải ai cũng có thể mở mắt ra, hay có mở mắt ra được thì liệu có đủ can đảm để sống theo ý mình, làm theo lương tâm của mình không? Bỏ ngoài tai những lời ra tiếng vào, mặc cho tên mình bị đem lên thớt để chặt chém, hay tách mình khỏi những bầy đàn để đi tìm vị thế riêng, đều là những việc làm đầy rủi ro mà không phải kẻ nào cũng dám chấp nhận. Mà kể cả chấp nhận và dám tiến tới đâu chắc chắn sẽ thành công. Chính xã hội với những ràng buộc lẫn nhau bằng sự trái khoáy sinh ra từ thói quen, nỗi sợ, tư duy lối mòn hàng ngày của con người, đã tạo ra một sự cộng hưởng của những rắc rối, để rồi tác động lại vào chính họ.
Dân mình, muốn khá hơn, "giới có học" ngoài những kiến thức được học (và nhồi nhét) thì mỗi cá nhân nên tìm đọc thêm sách về triết học, văn học, nghệ thuật (tốt nhất là các tác phẩm đoạt giải vì đở mất thời gian sàng lọc mấy thứ tiểu thuyết vớ vẩn, ý này ông nhà văn Nhật Bản có nói trong quyển rừng rú gì đó rất hot..)
"Tại sao mày lại kiên nhẫn vậy?" bạn sẽ chỉ cười và cũng không hiểu tại sao luôn. Ồ, vậy hóa ra kiên nhẫn cũng chỉ giống như việc đánh răng trước khi đi ngủ, nó chỉ nhỏ gọn, dễ dàng vậy thôi, nhưng tháng qua tháng, năm qua năm, sẽ đến lúc bạn sẽ không ngủ được nếu không đánh răng buổi tối. Không khó lắm nhỉ, chỉ là khá "công phu" thôi. Công phu có nghĩa là mỗi ngày làm nó một tí, có nghĩa là một lần/ngày trong 1 năm sẽ tốt hơn 365 lần/ngày.
Hà Nội ơi, bốn mùa đều đẹp!
Nhưng Hà Nội ơi... tình người ở đâu? mà đôi lúc tôi phải nằm vắt óc lên nghĩ rằng "hay tại mình chưa trải nghiệm, chưa cảm nhận đúng về Hà Nội" rồi tâm sự với đứa bạn thân, nó đã phải phũ phàng trả lời rằng "mày đúng là thằng rỗi việc".
- Có chuyện gì với cậu vậy? - một giọng nói truyền đến tai tôi.
Tôi choàng mở mắt. Đó là Ric. Cậu bạn Tây của tôi.
- Này Ric, cậu có nghĩ cuộc đời này bất công với tớ không? - Tôi nói vẻ chán đời.
- Cậu thấy cuộc đời này công bằng với ai bao giờ chưa? Nên nhớ không phải chỉ mình cậu thấy bất bình - Ric ngả người ra ghế, tu mạnh chai coke.
Đó chính là lí do tôi thích nói chuyện với cậu ấy, không giống như những kẻ an ủi khác, ở cạnh cậu tôi thấy thoải mái.
Bạn chỉ là một dấu chân lẻ loi trên sa mạc, bạn chỉ là một lời kinh bát nhã, sẽ tan biến một cách nhẹ nhàng như những cánh bồ công anh trong gió. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta cần phải suy ngẫm và tự vấn, chúng ta không cần tư tưởng của kẻ khác, chúng ta không cần sống dựa vào tư tưởng triết gia, nhưng ít nhất chúng ta cần suy ngẫm và tự vấn, chúng ta cần quán chiếu thế giới một cách chậm rãi. Giống như câu chuyện ngụ ngôn về chiếc rìu, chúng ta cần mài chúng thật bén để đốn một thân cây lớn, thay vì miệt mài với việc đốn hạ, chúng ta sẽ dành thời gian để chiêm nghiệm, thưởng thức, và đốn, và hành động một cách thông minh duyên dáng hơn.