Quan trọng hơn, tôi muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống của các em. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mới lớn, chất chứa nhiều tâm tư nguyện vọng và khao khát ước mơ, cũng như nhiều lúng túng mơ hồ trong cuộc sống. Văn học cũng có thể là một phương tiện để các em giãi bày tâm sự hoặc phản ánh góc nhìn về thế giới xung quanh. Quan trọng nhất là khuyến khích các em thể hiện thế giới quan của mình, giúp các em tìm thấy niềm vui khi được thể hiện quan điểm hay tìm thấy những khoảng lặng trong cuộc sống. Giúp các em có những góc nhìn sâu sắc và rộng mở hơn với cuộc đời, biết liên tưởng những tư tưởng hay triết lý trong các tác phẩm với cuộc sống, cũng như biết tổng hợp cuộc sống thành những tư tưởng đưa vào chính trang viết của mình
Thứ bảy: Học tập là thái độ, không phải là hành động! Không phải tất cả những điều chúng ta được dạy thì nó sẽ áp dụng vào trong lúc ta làm việc. Nhiều khi chúng ta chẳng áp dụng gì cả. Cuộc sống này, nhiều lúc những thằng dẽo miệng lại là thằng khôn. Vì đơn giản một người bình thường đi làm, mỗi ngày nhiều lắm cũng được một đến hai tiếng. Ngoài thời gian đó họ làm những việc không đâu vào đâu... họ lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, nói chuyện, nhậu nhẹt. Vậy nên nhiều khi những điều chúng ta được học nó xa vời với thực tế... Đôi khi chỉ cần một cái miệng nói hay sẽ kiếm được tiền thay vì học ngày học đêm. Việc học nó mang tính chất thái độ, không cần biết anh học giỏi như thế nào, quan trọng là thái độ trong học tập anh như thế nào...
Trai Đà Lạt “lỡn mợn” lắm người ơi! Không biết Đà Lạt có đẹp không chứ thấy người ta lên đây quay film chụp hình hoài à, đi trăng mật dập mật gì cũng hay thích tới đây hết trơn. Chiều chiều cứ từng cặp từng cặp chở nhau chạy xe chầm chậm đi hết chỗ đẹp này tới chỗ đẹp khác, nắng chiều thì buông thong thả, sương lạnh phà phà qua tai, được nghe con trai tán chuyện thì ôi thôi, tim chảy hết! Không tin mình cứ thử hồi nào thất tình lên Đà Lạt một mình đi, nhìn cảnh tình yêu lỡn mợn của các anh chàng trên này chỉ có nước… thôi không dám nghĩ nữa @@.
Ron Paul, là thành viên sáng lập và cố vấn nổi tiếng của Viện Mises, sẽ tổ chức sinh nhật thứ 78 trong tuần này. Đoạn văn dưới đây được lấy từ bài phát biểu tại Hạ viện vào năm 1999, trong đó Ron Paul chỉ rõ tại sao sở hữu tư nhân và quyền riêng tư là rất cực kì cần thiết nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự. Đây cũng là một phần của Chương 10 tác phẩm Chính sách đối ngoại tự do (A Foreign Policy of Freedom) của Ron Paul.
Các nhà tiên phong trẻ được nhắc đến ở đây là những bạn trẻ đi đầu trong các phong trào về môi trường, cộng đồng, xã hội, từ thiện, tình nguyện hoặc các dự án khởi nghiệp. Năng động, nhiệt huyết, sáng tạo và chân thành là những gì tuyệt vời mà các bạn có, song, có những thứ mà các bạn vô tình quên mất, ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng, kết quả và hình ảnh mà các bạn đã gầy dựng...
Một lập luận khá phổ biến khi nói về một tư tưởng của ai đó: phần đông chúng ta (quá khứ lẫn hiện tại) không chấp nhận tư tưởng ai đó suy ra nó là sai lầm. Lỗi mắc phải ở đây là đang khái quát hóa một hệ tư tưởng khổng lồ của Marx về: thế giới quan, tư duy - nhận thức, hình thái chính trị, kinh tế, xã hội... mà không suy xét từng khía cạnh cụ thể. Về khía canh học thuật sự tranh cãi hệ tư tưởng của bất kì một triết gia nào vẫn đang diễn ra hàng ngày không chỉ Marx - Lenin mà cả các tiền bối và hậu sinh người Đức của các ông như: Kant, Hegel, Nietzsche, Wittgenstein, Marcuse... và tất nhiên không ai dám khẳng định các triết gia (kể cả Marx) đúng hay sai hoàn toàn.
Khái niệm một cuộc chiến chưa bao giờ chỉ dành riêng cho chiến tranh hay tranh giành quyền lực... Chính vì thế, mỗi cơn bão cũng là một cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên...
Sau khi áp dụng hoàn toàn thất bại trong gần 2/3 thế kỷ, tại những nước được coi là cái nôi của nó như Đông Đức, quê của Karl Marx, như ở Nga Sô, quê của Lénine, chủ thuyết Mác Lê theo nguyên tắc là không còn giá trị gì nữa. Tuy nhiên vẫn còn có những người mù quáng bám vào chủ thuyết này, cho rằng nó vẫn còn có giá trị hiện đại, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn cắt nghĩa rõ hơn rằng lý thuyết của Marx đã bị các nước Tây Âu chối bỏ từ đầu, lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.
Thời gian khiến người ta phải nghiêng mình trước nó bởi chỉ một cái chớp mắt, một cái xoay vòng mọi điều đều đã đổi thay. Tôi 10 tuổi là một con bé tóc ngắn tũn như con trai, da đen nhẻm và ham chạy lăng xăng khắp các ngóc ngách quanh nhà. Lúc đó tôi đã nhìn bằng ánh mắt ước ao với những chị những cô gái 20,21 phơi phới nữ tính và dịu dàng. Tôi nhận thấy họ trưởng thành và chững chạc hơn tôi bây giờ của tuổi 21. Có lẽ do sự bao bọc của bố mẹ quá nhiều khiến cho những cô gái như tôi chẳng phải lo lắng điều gì trong cuộc sống, chỉ đơn giản là ăn học rồi vui chơi. Tôi đôi khi chẳng nhận rõ sự đổi thay của mình ở tuổi 18,19 hay 20....
Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc?