Mọi vật muôn đời vẫn vẹn nguyên hương sắc thuở tinh khôi. Chỉ khi ta mở rộng tâm hồn mình, lặng nhìn mọi vật qua lăng kính lạc quan, ta sẽ thấy được điều kì diệu. Tôi bỗng nhận ra không có gì là vĩnh cửu, tình bạn cũng không thể mãi trường tồn với thời gian. Khoảng cách ẩn chứa sức mạnh khôn cùng không gì ngăn cản nổi. Nó đủ sức làm phai nhoà tình cảm sâu nặng bấy lâu, vô tình xoá tan bao kỉ niệm ta đã cùng nhau từng có, cuốn trôi tấm chân tình phủ kín trái tim thơ...
Hiện nay tâm lý khách hàng có chuyển biến lớn khi dần tẩy chay hàng hóa kém chất lượng và phẩm chất từ Trung Quốc, ý thức người Việt dùng hàng Việt được nâng cao, hàng Việt Nam đang dần có chỗ đứng trên thị trường Việt lại phải giải tiếp bài toán số 2. Với bài toán số 1 đã làm đau đầu không ít người từ chính phủ hải quan cho đến người bán hàng và cả khách hàng như đại loạn dán mác hàng hóa Made in Việt Nam cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngang nhiên nhập hàng Trung Quốc với nhãn Việt để xuất khẩu ra nước ngoài với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến uy tín của hàng Việt Nam xuất khẩu. Lại đến bài toán thứ 2 gay go hơn khi mà hàng Việt Nam đang dần tỏ rõ điểm mạnh lại phải đi nhắm mắt cúi đầu mà dán nhãn hàng Trung Quốc vì số tiền chi trả cho thuế quá cao.
Gần đây dư luận dấy lên sự tức giận và phẫn nộ sau vụ hành hạ trẻ em ở nhà trẻ Phương Anh. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu và cũng không ai dám chắc là lần cuối sẽ gặp lại sự việc này – những bảo mẫu hành nghề bảo kê và sử dụng bạo lực với những đứa trẻ non nớt ngây thơ. Vậy mà vẫn có những con người cho rằng: những hành vi ấy không phải là "hành hạ" mà chỉ là một dạng biến chất của sự "giáo dục nghiêm khắc" của giáo viên mà thôi! Vậy đâu là quan điểm đúng và đâu là cái nhìn lệch lạc mà chúng ta cần phải lên tiếng phản bác?
Người mang nỗi sợ quá khứ thường sợ lặp lại những sai lầm đã mắc phải hoặc sợ sẽ không đạt được thứ tốt đẹp hơn thứ họ đã từng có rồi trở nên tôn thờ quá khứ và đồng hóa tương lai. Tương tự thì người mang nỗi sợ tương lai thường sợ đưa ra quyết định, sợ chọn lựa, sợ hành động, sợ những cái thậm chí vẫn chưa xảy ra chỉ với nỗi ám ảnh về một thứ hậu quả mơ hồ mà chưa chắc họ đã trải nghiệm.
Với em, anh chẳng cần mất công mua cho em một đôi giày thật sang chảnh, bóng loáng và đắt tiền đâu anh, vì giày đi lâu rồi cũng sẽ hỏng, và chẳng phải nó có nghĩa rằng tình yêu của anh dành cho em cũng sớm hỏng sao? Không anh à, anh chỉ cần nhẹ nhàng cúi xuống, giúp em buộc lại dây giày mỗi lần em vội vã.
Phải chăng trong mỗi con người chúng ta hãy còn tồn tại một phần nào đó của trái tim quỹ dữ. Phải nói rằng, trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại một con quỷ xấu và một thiên thần tốt. Khi mà con quỷ chiến thắng thiên thần trong ta thì lúc đó ta sẽ trờ thành một loài vật chứ không phải còn là con người. Rằng phần con trong chữ "con người" đã lấn át phần người để thực hiện những hành vi đê hèn đó. Khi chúng ta tiếp xúc với cái xấu thường xuyên liên tục thì chúng ta sẽ có xu hướng trở thành người xấu. Một đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực thì nó sẽ có xu hướng bạo lực với người khác khi nó lớn lên. Nếu cô giáo áp dụng bạo lực với nó thì nó sẽ dùng bạo lực với bạn bè và người thân sau này!
Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?
GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.
Chờ cơ sở khá lên, chờ thời gian chín muồi, chờ các nước bạn tiến bộ hơn,… chờ… chờ… chờ đến bao giờ mới chịu làm?
THẬT HÈN NHÁT! Mọi người cứ suy nghĩ như vậy thì bao giờ chúng ta mới là một nước văn minh, một đất nước không dựa vào chế độ chính trị để văn minh, mà là vào tầng lớp nhân dân. Vậy chính từ suy nghĩ của nhân dân đã không chịu nghĩ đến “văn minh” thì thử hỏi chính quyền làm được gì? Đừng có văn minh bằng cách đòi hỏi Nhà nước nữa, hãy văn minh từ chính bản thân mình đi. Từ chính mọi người.
Họ “khủng hoảng” thần tượng, đói khát sự “thoát ly” gia đình, tâm lý vô vàn bất ổn bởi sự ảnh hưởng văn hóa tạp nham. Chí ít bước chân ra ngoài cũng là một thử thách phá tan cái “cùm tàng hình” đang trói chặt dưới đôi chân tuổi bay lượn. Sự bi lụy tuyền nước mắt điện ảnh Hàn Quốc, xì tin xì khói quần là áo lượt, xì ke đập đá, cờ bạc lô đề...toàn những thứ có thể dễ với hay tìm đến trải nghiệm, giải thoát tâm lý mướt mải tầm mắt với thử thách cùng núi rừng?
Đám đông luôn là một thứ gì đó rất đáng sợ, và họ sẽ luôn tìm mọi cách để hạ thấp bạn cho dù việc bạn làm có tốt đến mấy đi chăng nữa. Có thể khi dừng xe lại giúp người khác, sẽ có những kẻ cho rằng bạn chỉ lo chuyện bao đồng. Nhưng chỉ khi lâm vào hoàn cảnh đó, họ mới hiểu rằng sự giúp đỡ của bạn quý giá đến nhường nào.