Ấy vậy, chuyện đời sống của tôi vui vẻ thì có liên quan gì đến sự giàu có hay không? Chắc chắn là không, thu nhập của tôi về cơ bản cũng như năm ngoái. Tôi có một khoản tiền tiết kiệm không đủ mua bất cứ cái gì lớn lao, cũng chẳng ít để đến nỗi nghỉ làm hai ba tháng tôi sẽ chết đói. Tuy nhiên, điều quan trọng là cuối cùng tôi thấy mình thoát khỏi đứa trẻ bất an vẫn ám ảnh về sự thiếu thốn ngày nào. Tôi tin vào mọi người, tôi lạc quan, tôi buồn những chuyện cần buồn và có một giấc mơ để theo đuổi.
Hôm nọ tôi đọc được bài viết này trên The Atlantic. Và tôi nhớ đến trong buổi học cuối cùng của lớp Vẽ Kể Chuyện, có một bạn đã hỏi chúng tôi về chuyện cậu có nên bỏ học đại học hay không. Tôi và But Chi đều khuyên cậu không nên bỏ, vì thời gian còn lại còn ngắn, vì đôi khi ta phải cho mình biết ta có thể kiên nhẫn đến đâu. Dẫu vậy, khi nghĩ lại về mọi việc, đôi khi chúng ta cũng phải liều để biết ta có thể làm được gì. Và đó chính là một phần lý do tôi quyết định dịch đoạn viết này của Jennifer Percy, một nữ tác giả trẻ, còn chưa ra cuốn tiểu thuyết đầu tay (dự định sẽ ra vào tháng Sáu). Tôi luôn thích những bài viết kể về cuộc đời chính mình của các tác giả, bởi vì đó là cách họ nói về tất cả chúng ta. Và tất nhiên, tôi muốn dịch bài này để chia sẻ với tất cả các bạn học viên của Vẽ Kể Chuyện, những người đã cùng chúng tôi tin "Thế giới được tạo ra từ những câu chuyện."
Cả ngày ở văn phòng, tất bật với công việc. Đảo mắt quanh, bất chợt bắt gặp ánh mắt của cô bạn đồng nghiệp mà ta thầm mến. Cô gái mau mắn tặng ta một cái nháy mắt nghịch ngợm, cộng đôi môi cười mỉm. Chao ôi, mọi mệt mỏi tan đi đâu hết. Ta lại hăng hái làm việc, trong đầu nghĩ như trẻ con rằng “vì cô ấy, mình phải làm việc chăm chỉ”. Nụ cười của cô gái nọ có lẽ hiệu quả hơn cả đề nghị tăng thưởng của sếp. Giây phút ấy thật lụa là.
Ở trường, ta được học thế nào là đúng và như thế nào là sai, hành động nào là có đạo đức và hành động nào là vô giáo dục và làm gì là tốt, làm gì là không tốt. Luôn có một ranh giới rõ ràng cho mọi chuyện và mọi việc. Nhưng khi các bạn bước ra cuộc sống thì những giới hạn giữa đúng và sai, đôi lúc lại mong manh và thậm chí có thể trộn lẫn vào nhau. Nhiều việc tưởng chừng như đúng đắn, thật đáng tuyên dương nhưng bên trong nó cũng có những điều sai lầm và ngược lại.
Chông chênh trong tâm hồn, là trạng thái lắc lư giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa được và mất, giữa thắng và thua, giữa buông và nắm... Và chỉ có thông qua cả hai chiều đối lập như vậy, bạn mới thật sự bước chân vào cuộc đời, một cách đúng nghĩa. Nếu chỉ có một chiều thôi, hoặc là được hoặc là mất, hoặc là thắng hoặc là thua, hoặc là buông hoặc là nắm, hoặc là đúng hoặc là sai... tôi thành thật nói với bạn rằng, điều đó chỉ tồn tại trên lý thuyết. Bạn đừng biến bạn thành loài mọt trước quyển sách cuộc đời nhé.
Hồng Kông không chỉ là những cô gái ăn mặc thời trang như đang trên sàn catwalk bước đi kiêu hãnh qua đại lộ đầy những thương hiệu nổi tiếng. Hồng Kông còn là những tòa chung cư cũ nát với những căn hộ san sát bé như tổ chim cúc cu, những hẻm vắng đọng rác mờ tối trong đêm khuya vẳng bước chân người đi làm về muộn.
Ở cả hai vụ việc đều không phải là những vụ giết người hoặc vụ án gì quá rung rợn, giá trị thiệt hại ở cả hai vụ việc đều là nhỏ nhoi so với những vụ giết người nổ súng hàng loạt ở trường tiểu học của Mỹ, hay những vụ án rơi máy bay, thiệt hại không những cả về người và của. Những vụ có tính chất nghiêm trọng như vậy thì truyền thông các nước đều đưa tin, mình thấy không có gì lạ. Nhưng hai vụ này, so về mức độ nghiêm trọng thì chưa đạt đến độ phải đưa tin trên bản tin của đài truyền hình các nước lớn kể trên. Vậy đâu là nguyên nhân cho việc hai sự việc này trở nên như vậy?
Con người qua quá trình dụng ngôn, lập ngôn và diễn ngôn, họ đã truyền tải vào ngôn ngữ tư tưởng của mình và những bài học triết lý của cuộc sống này. Chúng ta thích sự ổn định, nhưng sự ổn định đó lại manh nha một vòng kim cô của tính bảo thủ và trì trệ. Bản thân khái niệm ổn định không hàm chứa ý nghĩa cải thiện về mặt chất lượng (theo hướng tốt hơn) của các thực tế. Thực tế thì sinh động và không đứng yên, trong khi “ổn định” thực chất là ta đang đứng lại. Về bản chất, những đổi thay có chất lượng là nguyên liệu của sự phát triển, nó như là củi để duy trì đám lửa đêm đông.
Cái gì cũng có hai mặt, không nhìn vào mặt tốt, cứ chăm chăm phê bình mặt xấu làm cái gì? Ừ thì hai mặt, đó là quy luật rồi, miễn bàn cãi, nhưng, đừng tùy tiện sử dụng quy luật đó, rất nguy hiểm. Tại sao? Vì nó dễ làm ta ảo tưởng, ngộ nhận. Chúng ta luôn sống trong hai mặt tốt-xấu, nhưng nếu không ai chỉ ra mặt xấu nó to và có xu hướng to đến nhường nào, ta sẽ lầm tưởng mình đang ở trong cái vị thế cân bằng xấu-tốt, cái trạng thái cân bằng hoàn hảo của tạo hóa. Mà đã ở trong cái trạng thái đó rồi thì cần gì cảnh giác bài trừ cái xấu, cần gì nỗ lực triệt tiêu cái xấu, cái xấu đã có cái tốt “bù lại”, cứ thế mà an phận với cái “phép thắng lợi tinh thần” tầm thường đó thôi. Tôi rất ủng hộ phong cách sống lạc quan, nhưng lạc quan mù quáng trước cái tốt thì không còn là lạc quan nữa, mà là thờ ơ, là vô trách nhiệm, là yếu đuối trước cái xấu.
Những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như internet, điện thoại, tivi... Là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung này. Đôi khi chúng ta không biết lên internet để làm gì nhưng không đủ can đảm để rời màn hình. Đôi khi không có cuộc gọi hay tin nhắn nào nhưng thói quen vẫn giơ điện thoại ra trước mặt kiểm tra, và đôi khi không có chương trình tivi nào hấp dẫn nhưng chúng ta không đủ can đảm để tắt nó đi, CHÚNG TA SỢ SỰ IM LẶNG, chúng ta muốn tập trung nhưng lại sợ tập trung.