Photo: Blemished Paradise
Một lời tôn vinh – Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam
Tôi biết rằng vào ngày Phụ Nữ Việt Nam, sẽ có rất nhiều bài viết tôn vinh phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, những nữ doanh nhân tài giỏi, những cô giáo, nữ bác sĩ, nữ y tá đạo đức giỏi giang, những tấm gương của những phụ nữ cần cù nhẫn nại bao dung trong xã hội mình.
Vì vậy, tôi nghĩ sẽ không còn cần thiết để viết thêm về họ nữa, mà tôi viết về đức hạnh và sự hy sinh tận cùng cuộc sống riêng tư của mình, của cả tương lai mà mỗi người phụ nữ được quyền có… từ một một nhóm khác nhỏ hơn, thầm lặng hơn, và chịu đựng bao nhiêu sự dèm pha, chê bai của cả xã hội… đó là những cô gái đang làm điếm ở xứ người.
—–
Các cháu gái thân mến, nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam, chú muốn tôn vinh một số đức hạnh quan trọng của các cháu như sau:
Dựa theo cách nhìn nhận của chú như thế này nhé, các cháu là những con người Việt Nam, vì lỗi của xã hội là chính và gia đình là phụ, các cháu đã không có được cơ hội ăn học, đào tạo chuyên ngành và cơ hội vươn lên để có một cuộc sống mà hầu hết mọi cô gái xứ minh ước mơ (và thật sự được quyền có) là trở thành những phụ nữ đẹp đẽ, có người chồng yêu thương vợ con, chịu khó giỏi giang, có nhà cửa, có đàn con thông minh lễ phép… nhưng từ vị thế của những nạn nhân xã hội như thế này, các cháu đã quyết định (mà chú cho là thiếu sáng suốt) đi bán thân để giúp cho gia đình (và phần nào đóng góp cho xã hội).
Chú tôn vinh các cháu từ các điểm sau:
1. Các cháu đã không làm những loại phụ nữ chuyên lừa đảo xã hội và hại cả xã hội xuyên qua những quan hệ thối tha để có cơ hội làm ăn bất lương, để vơ vét cho riêng mình và làm tổn thương tới rất nhiều người khác.
2. Các cháu đã không làm những phụ nữ “bán miệng nuôi trôn” để có quan hệ ma quỷ, nhận những bằng cấp phù phiếm, từ đó có thể thao túng cả xã hội bằng những trò lừa đảo, bằng những quyết định ngu xuẩn làm tổn hại cả xã hội với tư cách là những người làm lãnh đạo các bộ ngành.
3. Các cháu đã dám chọn lựa và bán những gì quý giá nhất của riêng mình để nuôi thân và giúp đỡ gia đình, mọi tai ương chỉ các cháu tự nhận lãnh mà không ai khác trong xã hội bắt buộc phải nhận lãnh thay cho các cháu, và ngay cả các cháu sẵn sàng hy sinh cả ước mơ làm những phụ nữ bình thường, có gia đình bình thường, có con cái bình thường.
Vì vậy, các cháu nên nhớ rằng các cháu tuy bị xã hội khinh khi là những con điếm, nhưng với chú, các cháu đáng tôn vinh hơn rất nhiều phụ nữ mà xã hội đang tôn vinh, vì họ không bán được những gì họ có như các cháu, không chịu nhận lãnh những gì họ đáng phải nhận lãnh, vì sự bất lương, sự vô trách nhiệm của họ đối với rất nhiều người khác trong xã hội mình, và không tự gánh chịu những cực hình như các cháu.
Và nhân dịp này, chú cũng tự hứa lần nữa, chú sẽ hết lòng cố gắng để một phần nào giúp thay đổi xã hội, để không còn những con người phải hy sinh như các cháu trong tương lai, cũng như hy vọng rằng xã hội sẽ đón nhận các cháu lại như sự kết thúc trong câu chuyện nàng Thuý Kiều của Nguyễn Du.
Nên nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Du…
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”
Thân mến.
– Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam – Hoang Ngoc Diep
Trân trọng cái nhìn của tác giả về những con người ấy.
Nhưng theo tôi nghĩ, từ -Tôn vinh- không thể dùng một cách tùy tiện như vậy. Có thể suy nghĩ, cảm xúc của tác giả lớn đến nỗi thấy việc dùng từ như vậy là hợp lý, là có thể đủ điễn tả (hoặc thậm chí là nếu có từ khác mạnh mẽ hơn tác giả cũng sẽ dùng).
Từ ngữ sinh ra là có ý nghĩa của nó, có thể một từ có thể dùng trong nhiều hoàn cảnh nhưng một số từ đặc biệt thì dùng trong nhưng trường hợp đặc biệt. Chúng ta thường nghe từ -TÔN VINH- ở đâu? với ai? tại sao? Và khi nhắc đến hai chữ -TÔN VINH- chúng ta hình dung thấy điều gì đối với người công nhận và người được công nhận. Nhiều từ ngữ và cách thể hiện khác có thể bày tỏ được tấm chân tình của tác giả một cách rõ nét và chân tình hơn.
Tiếp theo, tôi không đồng ý về cách nói của tác giả về những người phụ nữ khác khi chẳng biết điều gì về họ, về thực tế cuộc sống của họ. Tác giả có thể cảm thông, không kì thị vậy tại sao lại có dòng viết như vậy. Lời nói có thể hướng về một số rất ít nhưng nó sẽ tác động đến một số lượng rất đông khác
Mạc dù biêt bản thân bình luận quá muộn nhưng tôi vẫn viết.
Nga Lê uh, mình không muốn họ ở xứ người được tôn trọng mà về quê nhà lại kì thị như là tệ lắm không bằng
🙂 người việt phải tốt vs người việt chứ
Ở Đức người ta làm như thế này 😀
hợp thức hóa mại dâm, mại dâm là 1 nghề đàng hoàng, người làm nghề này được đối xử bình đẳng như các nghề khác, phân biệt rõ trinh phẩm trinh tiết, ko nề hà dư luận…..
phụ nữ tốt bị rẻ rúng sẽ thành đàn bà xấu
phụ nữ xấu được quan tâm sẽ thành đàn bà tốt