Featured image: give-wings-to-strength
Thế hệ “gà công nghiệp”
“Anh à, nhỏ bạn lớp em vừa mới biết cây chuối là cây gì đó a!” đứa em lớp 10 tại một trường Phổ thông chuyên ở Long An “báo” với tôi như thế. Thấy lạ, tôi hỏi lại cho cụ thể, nó kể rằng con bạn lớp phó học tập cùng lớp, hôm qua xem hình cây chuối trên điện thoại, rồi hỏi nó đó là cây gì, nó mới trả lời. Nhờ đó nhỏ bạn nó mới biết cây chuối hình dáng ra sao. Tôi thở dài, bảo “vậy có khác gì ‘gà công nghiệp’ đâu”, đứa em bảo “ừ, thì nó nhận là mình được cha mẹ nuôi theo mô hình ‘gà công nghiệp’ mà”!!!
Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên?
Thực ra đó chỉ là một ví dụ điển hình cho thực trạng hiện nay của nền giáo dục, sự tồn tại của một “chuồng gà công nghiệp” hay rộng hơn là cả một “trang trại gà công nghiệp” – sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam.
Kinh tế phát triển, xã hội đi lên, khi nhu cầu ăn no mặc ấm về cơ bản đã được đáp ứng, con người càng có điều kiện hơn để đầu tư cho việc học tập của con em mình. Thế nhưng người ta càng quan tâm, xã hội càng săn sóc, giáo dục càng cải cách thì chất lượng giáo dục lại càng đi xuống? Các em chỉ biết học, học và học. Học để chất thật nhiều chữ vào đầu, học để có điểm cao, đậu vào trường điểm, thi vào các ngành hot, học để thỏa sự kì vọng cùa cha mẹ… Để bây giờ bước ra đường, nhất là ở các thành phố lớn, chúng ta luôn bắt gặp những em học sinh uể oải với cặp kính dày cộp, đôi mắt đờ đẫn như đang muốn kiếm tìm một lối thoát cho tâm hồn của mình.
Các em không được chú tâm vào việc bồi dưỡng tâm hồn, theo đuổi đam mê, trau dồi những kĩ năng sống thiết thực. Các em không được quyền giữ lại những nét hồn nhiên, tinh nghịch mà đáng lý ra ở tuổi các em nó phải được thể hiện một cách vô tư nhất.
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam?
Trong một buổi trò chuyện với Giáo sư Chu Hảo về chủ đề Tư duy sáng tạo tại Trường Đào tạo Truyền thông Ứng dụng (IAMS). Khi nhắc đến mục tiêu hiện tại của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, Giáo sư cho rằng:
“Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là đào tạo ra những con người biết phục tùng – một công cụ của xã hội”, một nền giáo dục “đào tạo ra những con người có kiến thức, kỹ năng để chất vào kho chứ không được đưa ra sử dụng.”
“Giới trẻ bây giờ được sự ủng hộ của gia đình và xã hội, có mục đích học cụ thể hơn nhiều: Học nhằm kiếm mảnh bằng để làm quan và để làm giầu. Việc hoàn thiện nhân cách và văn hóa nền bị đặt xuống hàng thứ yếu. Kết quả nằm ở những mẩu đối thoại sau đây:-‘Bạn có lý tưởng không’?, ‘Không’!; – ‘Bạn có mục đích sống không’?, ‘Có’; -‘Mục đích ấy là gì’?, ‘Học ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc luật để có một chỗ làm tốt, lương cao’…”. Nhạc sĩ Dương Thụ trăn trở với chúng ta như thế trong bài “8 mẩu suy nghĩ về giới trẻ và ‘Élite’ trẻ”.
Ngay từ thời phong kiến, các sĩ tử “sôi kinh nấu sử” cực khổ mấy năm trời cũng để đạt mục tiêu được ghi tên bảng vàng, nhằm kiếm một chức quan để kiếm chác, coi đó là mục tiêu tối thượng. Và hiện nay, học cũng chỉ là để kiếm một tấm bằng, một ngành nghề để nuôi thân và làm giàu. Học để làm công an, làm bác sĩ… chung quy lại chỉ để kiếm một nghề nghiệp thật ổn định và nhiều tiền.
Vừa rồi Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã công bố một con số khiến nhiều người giật mình: 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trên cả nước (tính đến cuối năm 2013). Ngoài nguyên nhân kinh tế suy thoái, con số trên còn là hệ quả của sự cộng hưởng các yếu tố: Trường đại học được cấp phép một cách dễ dãi và tràn lan; sự quản lý yếu kém; sự “gặp thời” của các “con buôn giáo dục”; sự quá coi trọng bằng cấp của xã hội và người học, học chỉ để lấy cái bằng mà không chú trọng vào việc rèn luyện, bồi dưỡng các kĩ năng sống cũng như những kĩ năng thực tế mà công việc đòi hỏi
Ngành giáo dục Việt Nam hiện vẫn đang loay hoay tìm kiếm chiến lược, triết lý, mục tiêu, và phương pháp giáo dục phù hợp. Biểu hiện rõ nét nhất chính là việc liên tục thí nghiệm trên đầu hàng lọat thế hệ học sinh, tạo nên một vòng luẩn quẩn mà mắt xích chính là các vị bộ trưởng nối tiếp nhau.
Câu chuyện về “gà công nghiệp”, câu chuyện về 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cũng như nhiều câu chuyện khác mà chúng ta có thể kể về thực trạng nền giáo dục hiện nay đặt ra một yêu cầu bức thiết: phải đổi mới triệt để ngành giáo dục. Và cái thay đổi đầu tiên, nền tảng nhất và bức thiết nhất chính là thay đổi tư duy giáo dục, thay đổi “rượu” chứ không phải “bình”, nhằm tạo ra một nền giáo dục đích thực.
Nền giáo dục đích thực
Nền giáo dục đích thực là nền giáo dục mà tất cả các nước trên thế giới đều hướng tới. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hà Lan, Úc hay Israel đều đã và đang xây dựng, phát triển nền giáo dục này. Đó là nền giáo dục tạo ra những con người tự do trong suy nghĩ và hành động, có tư duy độc lập, biết bồi dưỡng tâm hồn mình bằng những đam mê và mơ ước.
Giáo sư Chu Hảo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thay đổi tư duy giáo dục. Mục tiêu của giáo dục, theo Giáo sư, là “phải đào tạo ra con người tự do, tử tế và có nhân cách, biết lo cho bản thân, gia đình và xã hội.” Nhạc sĩ Dương Thụ cũng cho rằng: “Mục đích của việc học tập là để tạo dựng tri thức nền tảng (văn hóa nền), hoàn thiện nhân cách và phát triển cơ thể để làm người.” (8 mẩu suy nghĩ về giới trẻ và ‘Élite’ trẻ -Vietnamnet.vn)
Nền giáo dục đích thực phải tạo ra được một môi trường giáo dục kích thích sự đam mê, khát khao học hỏi, chinh phục kho tàng tri thức nhân loại, kích thích sự tận hưởng thú vui học tập của người học. Làm cho người học hướng đến việc tận hưởng niềm vui khi học chứ không phải chỉ chăm chăm nghĩ đến điểm số và bằng cấp. Nền giáo dục đó phải tạo cảm hứng và nền tảng để người học vươn ra biển lớn, chinh phục kho tàng tri thức nhân loại, vì “giáo dục không phải việc đổ đầy một cái bình mà là thắp lên một ngọn lửa.” (William Butler Yeats)
“Một nền giáo dục đích thực không dạy cho con người tranh đấu hay giành giật; nó dạy con người cách sống hòa hợp và sáng tạo; nó mở ra cho con người lòng yêu thương, niềm an lạc tự tại và không bao giờ vướng bận so sánh bản thân mình với người khác,” bậc thầy tâm linh Ấn Độ – Osho đã chia sẻ quan điểm về “nền giáo dục đích thực” như thế, “nền giáo dục đó không dạy bạn tranh giành ngôi thứ mà mời gọi bạn tận hưởng mọi thứ bạn đang làm, không màng đến kết quả, chỉ quan tâm đến hành động, tựa như một họa sĩ, một diễn viên múa hay một nhạc sĩ.”
Nền giáo dục đó phải đào tạo ra những con người vừa có học thức, vừa có ước mơ hoài bão, có tâm hồn lành mạnh, biết yêu thương, không vô cảm trước đồng loại, trước những khoảnh khắc của cuộc sống. Ở đó người ta học để hiểu biết, để làm giàu kiến thức và tâm hồn cũng như làm chủ những kiến thức và kỹ năng đó. Chứ không phải học như một cỗ máy, học để “chất chữ vào kho” và không biết sử dụng thế nào.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc “đổi mới sâu sắc và toàn diện nền giáo dục”, nhưng nếu không thể tạo ra một nền giáo dục đích thực như trên, không sớm thì muộn đất nước sẽ đi trật khỏi đường ray phát triển của nhân loại.
Kết
Sự ổn định và đúng đắn của chiến lược giáo dục chính là nền tảng để tạo nên chất lượng cho một nền giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực cũng như nền tảng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia.
Chính vì vậy, thay đổi tư duy giáo dục là một đòi hỏi cấp bách của thời đại ở Việt Nam. Phải thay đổi, tạo nên một hệ thống tư duy giáo dục tiên tiến, từ đó mới có thể đặt ra mục tiêu, phương pháp giáo dục đúng đắn để tiến tới xây dựng một nền giáo dục đích thực – một nền giáo dục tạo ra những công dân đích thực và tự do.
Ngựa Hoang
-Các cụ ta ngày xưa sôi kinh nấu sử hàng chục năm thi đỗ trạng nguyên để làm tròn chữ ” đạo”
an bang định quốc,phò vua anh minh,giúp dân,giúp nước,chống giặc ngoại bang…..
– Ngày nay thì……
Ta hãy thử đi tìm Tôi thích bài viết này. Một nền giáo dục đích thực là một nền giáo dục phải có TRIẾT LÝ GIÁO DỤC. Nếu ví Nền Giáo dục của mọi Quốc gia như một toà Lâu Đài, lâu đài Giáo dục thì Triết lý giáo dục chính là nền móng của Lâu Đài Giáo dục. Phải có nền móng, nền móng chắc chắn thì lâu đài Giáo dục mới đứng vững được, bằng không nó sẽ sụp đổ không cứu vãn. Đáng tiếc thay lâu Đài Giáo dục của VNDCCH và CHXHCNVN chính là lâu Đài như vậy. Giáo dục VN đến nay vẫn không có Triết lý Giáo dục. Chính Ông BT Luận nói Triết lý GDVN là ….theo nghị quyết 9 của đảng CSVN!!!
XHVN ngày nay tan hoang, đất nước VN kém phát triển, nghèo mạt, tụt hậu…..cũng chính do nền Giáo dục tồi bại này gây nên. Ta lại tìm hiểu xem vì sao nên nông nỗi này, câu trả lời sẽ dẫn đến nguyên Nhân của mọi nguyên Nhân: chính là do chế độ Cai trị độc Tài đảng trị của đcsVN gây nên
Nền giáo dục VN hiện giờ có rất rất nhiều vấn đề để nói,tôi chỉ tóm lại thế này muốn xây dựng nền giáo dục đích thực thì phải quay lại triết lý giáo dục của miền Nam trước 1975 đó là “nhân bản,dân tộc và khai phóng”,nền giáo dục hiện giờ ko có nhân bản,điều này thể hiện qua những vấn nạn xh hằng ngày,tính dân tộc thì lệch lạc vd như mỗi lần DT bóng đá VN chiến thắng thì giới trẻ lợi dụng để đua xe,gây mất trật tự,an toàn cho người khác,còn xả rác đầy đường,về khai phóng thì người học như những con gà công nghiệp,máy móc thì làm sao khai phóng được con người.Tất cả đều trật đường ray ko giống ai cả.
Học ở Mỹ thì như đang ở trong cái nồi áp suất! Học ở Việt Nam thì cứ như đang trong trại chăn bò hay nhồi gà công nghiệp!!! Thái cực nào cũng hổng tốt! Học là phải như chơi, chơi mà đang học! Học phải mang lại niềm vui chứ không phải là những cuộc đua tranh đầy áp lực giết chết niềm vui!!!
Ban noi rat chinh xac !
Học rồi học bẩy hai ngàn cử nhân tiến sĩ thất nghiệp
Học ít cũng hàng chục triệu thất nghiệp ra vỉa hè kiếm sống qua ngày
muốn thay đổi giáo dục phải thay đổi những người ngồi trên bàn và đưa ra giáo dục
Theo tôi thì như thế này; 1)học sinh và gia đình cần xem lại mục đích và hiệu quả học tâp 2)nhà trường cần xem lại phương pháp dậy học 3)xã hôi mở rộng để mọi thành phần được cạnh tranh bình đẳng mang lại lợi ích cho bản thân và đóng góp tốt nhất cho xã hội Phải cả 3 yếu tố trên cùng được cải thiện thì tốt ngay
nhìu khi nghĩ lại vn học cho nhìu vào chị ở định mức như vậy ko thể xa hơn hoặc cao hơn ,, như ở trên có nói chỉ học để kiếm số điểm và cái bằng cái ngành nghề để nuôi sống bản thân va no chi co the dat dc muc toi thieu la th ko the xa hon mun lam cho xa hoi phat trien ne thay doi loi song cach nhin cua con nguoi vn bay jo ,,,, thu dat ra cauhoi tai sao va vi sao nhiu cu nhan va thac si lay bang cap ui va van con bi that nghiep va tai sao vn co nhiu nhan tai vay va tai sao ko phat trien o vn ma pai ra nc ngoai song pai chang vn co nhan tai dem cong hien cho nc khac ko bit tan dung sao
ly do cau hoi tren cua tui la gi ?
nếu tất cả mọi người đều là nghệ sĩ thì xã hội không thể tồn tại tới bây giờ
Ấu trĩ !
Vậy bạn đang cho rằng Edison, Einstein,… là các nghệ sĩ hay sao ?
Mình đồng ý với quan điểm “Đó là nền giáo dục tạo ra những con người tự do trong suy nghĩ và hành động, có tư duy độc lập, biết bồi dưỡng tâm hồn mình bằng những đam mê và mơ ước.”
Nhưng việc đầu tiên là nên thay đổi tất cả những người đứng đầu đi. Họ không có tài và không có cả đức 🙂
Thay ai? Lấy ai để thay?
“Những người đứng đầu không có tài và không có cả đức”…
Nhưng đố bạn tìm ra được khoảng 20 người có cả tài và có cả đức ấy!
🙁
mình đồng ý với quan điểm của bài viết, giáo dục hiện nay của nước ta giống như một bình thí nghiệm mà hàng chục thế hệ học sinh là chuột bạch, rượu cũ bình mới….
tuy nhiên có 1 điểm mình k đồng tình, cá nhân mình thấy sĩ tử khi xưa sôi kinh nấu sử hàng chục năm trời học chữ thánh hiền, họ học để ra làm quan kinh bang tế thế, giúp vua, giúp nước, giúp dân, thời phong kiến có một hệ thống tư tưởng ăn sâu vào mỗi người dân. mình nghĩ nền giáo dục hiện nay của chúng ta là hệ quả của hệ thống giá trị sai lệch và không còn phù hợp nhưng đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người dân, việc thay đổi sẽ cần rất nhiều nỗ lực, và cả thời gian nữa! cám ơn bạn vì bài viết!
Cảm ơn bạn vì đã đọc và góp ý! ^^
hệ quả của hệ thống giá trị sai lệch và không còn phù hợp. bạn có thể giải thích khúc này rõ hơn được không. mình cũng hơi khó hiểu khúc này…
mình có thể lấy 1 vài vd như thế này: 1,ở thế kỉ trước thôi, trò luôn luôn nghe và làm theo lời dạy của thầy(điều này vẫn được coi là tôn sư trọng đạo, học trò thì k được cãi thầy, thầy là bề trên, trò là bề dưới),cả trò và thầy đều nghĩ như vậy (một bộ phận không nhỏ giáo viên khó chịu nếu như học sinh “cãi” lại họ) điều đó kéo dài đến ngày nay và không còn phù hợp, thế hệ học sinh trở thành gà công nghiệp, những con vẹt. Chúng ta cần thế hệ biết chủ động, sáng tạo, nếu không thì xã hội không thể phát triển được,tương tự như vậy là quan niệm về điểm số, bằng cấp. tài năng được đánh giá bằng điểm số và bằng cấp, nên hệ thống giáo dục đào tạo ra những chuyên gia thi cử.
2, quan niệm về một cuộc sống an nhàn, ổn định: thay vì khích lệ học sinh khám phá, trải nghiệm điều mới lạ, trường học dạy học sinh làm theo một lối mòn để sau này có một việc làm ổn định, thu nhập cao, tất yếu, một thế hệ nữa lại chỉ đi theo lối mòn, nhu nhược, chấp nhận một công việc nhàm chán nhưng ổn định và ôm ấp hy vọng rằng công việc nhàn hạ nhưng lương cao, chỉ biết mưu cầu lợi ích cho riêng mình, không dám dấn thân, không lí tưởng, không mục đích, không khát vọng… mình cho rằng đây là một trong các lí do mà học sinh Việt Nam mang về rất nhiều huy chương nhưng sau này, vẫn lứa học sinh đó, không thấy đâu các phát minh giúp ích mà chỉ càng nhiều giáo sư, tiến sĩ…..
trên đây là 2 ví dụ mà mình cho là nổi cộm trong hệ thống giáo dục