30 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đề án 4000 tỷ mua “văn minh”

Featured Image: Nguyễn Viết Cường

 

“Trẻ xưa” 1 túi 2 vở 1 giáo khoa
1 vở trên lớp 1 về nhà
Luyện dăm con chữ vài phép toán
Xong rồi chạy nhảy sướng như quan

“Trẻ nay” 1 cặp, đống vở, đống giáo khoa
Học trường chưa đủ, cô kèm nhà
Phổ thông, nhạc họa rồi ngoại ngữ
Mười một giờ đêm, cháu mệt nhừ

“Trẻ xưa” học ít toàn la cà
Đứa thì đồng ruộng, đứa gốc đa
Chăn trâu diều sáo hồn phiêu lãng
Câu cá bắt chim cười thật vang

“Trẻ nay” toàn bị nhốt trong nhà
Chẳng được chạy nhảy, chẳng chơi xa
Bố cho “láp tóp” xem “iu túp”
Mẹ tặng “ai phôn” chơi “sa ga” (candy saga)
————————————————–
Trẻ ngồi một góc cười u mê
Cách cười thật nhạt, mặt ngô nghê
2 mắt nặng đeo cặp kính trễ
2 tay cầm máy, thật là phê

Bố mẹ khen rằng thằng này ngoan
“Ai ti” tin học thật vẹn toàn
Láp bố lôi ra nghịch nhoay nhoáy
“Ai phôn” của mẹ, chẳng loay hoay

Bố vỗ đùi mẹ, khen thật hay
Thằng Bốp đúng con của bố mày
Nuôi con thế này, nhàn thân xác
2 vợ chồng mình, cứ “thênh thang”
——————————————————
Bỗng một ngày….

Bố gọi vài câu, nó quay ngang
Mặt đờ mắt đớ, miệng 2 hàng
Rồi ôm máy tính cười ngơ ngáo
Bố nó há mồm…Có khi…DOWN

Bố ôm thằng Bốp, mẹ khóc gào
Than ôi thân hỡi, tại vì sao?
Vì thằng công nghệ, vì máy tính
Nên giờ tự kỷ chứ làm sao.
————————————————————–
“Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Trích thơ Bác)
Nếu muốn phát triển, cần vững bền
Giáo dục đi đầu, CHÂN THIỆN MỸ
Rồi mới mơ mộng, học tư duy

Nghe đâu có gói 4 ngàn tỷ
Mua sách điện tử, học “văn minh”
“Minh” đâu chẳng rõ, “văn” chẳng thấy
Chỉ thấy thương thôi, giấy trắng tinh
________________________________________

Nghĩ lại cái cảm giác của những ngày xưa cũ, những ngày mà trẻ con háo hức vào năm học mới, chứ không đều đều cắp cặp đi học cả năm như bây giờ: Đón bộ sách cũ của chị hàng xóm (đến lớp 9 vẫn dùng sách cũ), đọc ngấu nghiến quyển Tiếng Việt, quyển Truyện đọc, sách Kỹ Thuật…, rồi mấy chị em quây lại, đứa bọc vở, đứa là lại giấy xi măng, đứa khâu khâu dán dán…

Trẻ có ý thức giữ gìn sách vở, cái nhãn vở được tỉa tót cẩn thận, rồi dán gọn gàng trên cái bìa vở là tờ báo Nhân Dân cũ. Sách vở sau khi được bọc lại, bìa sách lại cứng như mới, thơm nồng mùi giấy xi măng, rồi ép dưới vài ba viên gạch cho phẳng….

Thực sự thấy tiếc ngày xưa… Khi mà trẻ em – Những trang giấy trắng, được những người Thầy vẽ những nét đầu tiên chỉnh chu, trách nhiệm.

 

Nguyễn Viết Cường

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

14 BÌNH LUẬN

  1. Từ lớp 1 đến lớp 7 ….. em chăm từng cuốn vỡ, đứa nào động vào là đập nó liền ….. sách thì học vượt lớp … mà do đâu .. tự học :)) đam mê thôi :))

    Lớp 8 trở đi ….. 1 phần do chấn động tâm lý … 1 phần chán vì học bị ép buột và mọi người quan trọng thành tích ….. tập vỡ thì … mài lấy mặc mài ….. đọc trước thì … miễn đi e :))

    ~Meow~

  2. hết cải cách nọ cải cách kia nhưng cái trọng tâm thì không thay đổi, bây giờ trẻ em quá nặng lý thuyết, trong khi kỹ năng sống thì càng bị thiếu hụt. Thậm chí lý thuyết cũng chỉ là dạng lý thuyết nửa vời. Tăng lớp học thêm chỉ để câu tiền, chả thấy hiệu quả gì ( nhất là bậc tiểu học, thật không hiểu có cộng trừ nhân chia với đánh vần cũng phải bắt chúng học thêm làm gì?). Nhà cũng có em đang học tiểu học nên rất lo cho tương lai cho nó sau này. Nhưng chưa biết phải làm gì 🙁

  3. Cảm ơn anh đã gợi lại những nét đẹp ngày xưa cũ, nói xưa cũ không phải như các cụ, các bác của thập kỷ trước kham khổ, mà là những năm 90 khi mà việc bao bì, dán nhãn, sửa soạn dụng cụ học tập luôn đem lại cho bản thân tôi sự háo hức khôn tả, vở thì trường tặng, sách thì ba mẹ mua mới (tôi là con đầu).
    Nhiệm vụ bao bì dán nhãn hoàn thành cũng là lúc thấy tự hào về bản thân vì công việc mình làm nhiều lắm. Điều đó cho thấy mình đã làm được việc mà những năm trước đó phải có ba chỉ bảo từng chút. Lớp 5, đánh dấu trong tôi một bước ngoặt, tôi đã chu toàn sách vở chuẩn bị cho một năm học mới tự thân mình.
    Hít một hơi mùi sách mới, vở mới…sự tinh tươm do đôi bàn tay vụng về khi ấy khiến bản thân ghi nhớ lời dặn của ba: “Con đi học phải giữ gìn sách vở, đừng để quăng góc hay làm dơ sách vở, sau này còn để cho em con học nữa, nhớ viết chữ đẹp, đừng viết lem luốt, cô chấm vở, chữ đẹp sẽ được điểm cao”
    Chu choa cái trách nhiệm lớn lao ấy…
    Cầm quyển sách mới, lần dở các trang, rồi bất chợt thấy một tựa đề lý thú là cứ vậy mà ngấu nghiến cho trọn câu truyện ấy mới thôi, mới buông sách rồi xếp gọn lên chiếc bàn học, sách một chồng, vở một chồng.
    Vâng, có lẽ thời buổi này khó làm sao khiến một đứa trẻ có trải nghiệm khởi nguồn trong sáng như vậy khi mà “số hóa” với vô vàn sự giải trí muôn màu đã cuốn đi những điều nhỏ nhặt nhưng mang tính hạt giống ấy…

    • Nhớ ngày xưa, cách đây 2 năm, hồi mình còn học những năm cấp 2, thì cứ 1/8 là mình lại vào trường coi danh, mua bìa bao, nhãn vở, rồi về nhà hì hục, loay hoay tự bao lấy. Ngắm nhìn chồng vở, chồng sách có bìa bao, nhãn vở đẹp đẽ được đặt trên bàn là mình lại vui mừng thế nào ấy. Giờ đây, nhìn thằng em mình mà thấy buồn, ngày mai đi học có môn gì thì lấy môn đó ra bao rồi bỏ cặp, nhanh gọn lẹ để ko làm tốn thời gian của nó cho việc ngồi vi tính, bấm smartphone. Có khi, vì quá bận luyện game mà nó xách của bìa báo, nhãn vở vào trường mà bao,… thật đáng tiếc cho lũ trẻ ngày nay…

        • À không bạn ơi, năm nay mình chỉ mới học 11 thôi :), cách đây 2 năm thì lúc đó là những tháng ngày cấp 2 đẹp đẽ, từ lớp 6 đến 9, năm nào cũng vậy đều vào trường xem bản tin và mua bìa bao giấy màu theo quy định của nhà trường: đỏ là toán, xanh biển là văn, vàng là anh văn, xanh lá cây là sinh,… rồi về nhà cậm cụi bao, còn bây giờ thì khác rồi, đa phần bọn trẻ ngày nay ko thích “công việc” ấy nữa 🙁

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI