Featured image: David Guttenfelder
Khi tôi biết anh, anh đã là một CEO thành đạt. Cuộc sống của anh là những chuyến đi khắp thế giới. Ấn tượng của tôi dành cho anh là sự ngưỡng mộ, tự hào, là niềm vui khi nhận được những bức ảnh anh gửi về từ khắp nơi trên thế giới, là những quãng thời gian ngăn, rất ngắn anh tranh thủ về VN, chúng tôi thường nói với nhau rất nhiều chuyện, tôi thật sự rất thích thú và háo hức được nghe những câu chuyện anh kể – một người có nhiều trải nghiệm lý thú.
Khi anh nói với tôi: Anh sẽ cho em xem những bức ảnh thời gian anh ở… nơi đó đạn bay vèo vèo, con người vừa giây phút trước còn ở ngay cạnh mình, nói cười hớn hở trong tích tắc đã gục chết trên vai đồng đội, máu tràn từ tim đẫm áo mà nụ cười chưa kịp tắt trên môi vì một viên đạn lạc.
Câu chuyện làm tôi hãi hùng nhưng vẫn thấy thản nhiên vì trong suy nghĩ của tôi vẫn là anh đến đó để triển khai những dự án của mình như những dự án anh đang thực hiện ở các quốc gia anh đã đi qua. Chỉ đến khi anh gửi cho tôi rất nhiều bức ảnh về nơi anh đã cầm súng để chiến đấu với đạn dược, súng ống, vũ khí tối tân, với những vòng rào thép gai chằng chịt gai lạnh, tôi mới thật sự tin anh đa trải qua một cuộc chiến ác liệt, một cuộc chiến tranh thật sự và may mắn trở về nguyên vẹn để sực tỉnh và bàng hoàng hoảng hốt:
– Trời ơi! Nghĩa là a đi đánh nhau thật sao? A biết bắn súng? A dùng khẩu súng kia để bắn ngươi ta sao?
Có lẽ, lúc đó anh thật buồn cười về nhưng câu hỏi quá ngô nghê đối với một phụ nữ hơn 30 tuổi.
– Phải thế! vì nếu mình không bắn người ta, người ta cũng bắn mình chiến tranh là như thế!
Câu nói nhẹ nhàng vậy thôi nhưng đã lột tả hết quy luật tàn khốc của chiến tranh: PHẢI GIẾT NGƯỜI! Chiến tranh – với tôi là một khái niệm vừa quen và vừa lạ. Quen vì tôi đã từng được nghe rất, rất nhiều trên TV, đọc rất rất nhiều báo, truyện viết về nó, xem rất nhiều bảo tàng, nhà tù lưu giữ lại những tội ác chiến tranh. Lạ vì tất cả chỉ là qua tưởng tượng, qua lời kể và nó đa là một ký ức đã lùi xa…. rất xa. Đau thương, chết chóc, căm thù… là những khái niệm hiện hữu nhưng mơ hồ. Chỉ đến khi tôi được xem những bức ảnh của anh, được trò chuyện với một người lính bằng xương bằng thịt cùng trang lứa, trở về từ một cuộc chiến tàn khốc cách đây không lâu ngay tại thời đại này đã làm tôi thấy khái niệm chiến tranh “gần gũi” hơn, “rõ nét” hơn.
Những cuộc chiến ở đâu đó mà tôi vẫn nghe trên ti vi và luôn đón nhận thông tin đó một cách hờ hững vì nghĩ rằng nó ơ những nơi mà tôi không biết đến và ở đó toàn người xa lạ thì hoá ra lại có những người bạn của tôi đã tham gia. Tôi bàng hoàng nhận ra chiến tranh vẫn đang diễn ra ngay thế kỉ này, ngay thời đại tôi đang sống nó không hề xa lạ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
“Anh may mắn đã trở về nguyên vẹn.” Khi anh nói với tôi câu này, tôi đã bật khóc, tôi muốn lao đến để ôm anh thật chăt, nhưng thật tiếc tôi không thể làm được điều đó vì chúng tôi xa nhau quá!
Tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra một người bạn nào đó của tôi đã phải cầm súng chiến đấu. Tôi hạnh phúc biết bao khi bạn tôi trở về từ nơi cái chết tựa ” lông hồng”. Đối với anh sự trở về là may mắn nhưng đối với tôi sự trở về của anh là kỳ diệu!
Hôm nay, ngày 30/4 sau 39 năm ngày đất nước trọn niềm vui, câu chuyện về một người Việt Nam ở Mỹ tham chiến tại một chiến trường xa lạ đã cho tôi cảm nhận về niềm hạnh phúc dâng trào khi ngươi thân của mình trở về sau chiến tranh nguyện vẹn để tôi hiểu thêm nỗi đau tận cùng của những người ơ hậu phương đau đáu chờ đợi tin tức của người thân nơi tiền tuyến.
Những dấu tích đau thương, nhưng tai nạn thảm khốc vì tàn dư của chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày, những lớp người đã đi qua chiến tranh vẫn còn đó như những chứng nhân lịch sự. Hậu quả của chiến tranh vẫn trĩu nặng trong những gia đình có người tham gia kháng chiến thế hệ hôm nay chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống hàng ngày… Vậy nhưng sao giá trị của sự hi sinh, ý nghĩa của cuộc kháng chiến, nhưng bài ca lịch sử hào hùng cứ nhạt nhoà, mơ hồ với chúng ta hôm nay!?!
Chiến tranh đi qua chưa lâu trên đất nước Việt Nam, nhưng thú thật tôi và nhiều bạn trẻ đã gần như không nhớ. chúng tôi đang sống trong hoà bình và cuộc sống ngày càng dư thừa về vật chất cùng nhiều thú vui và nỗi lo toan để quan tâm. Chúng tôi vẫn ý thức về sự biết ơn với những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc dành lại độc lập cho chúng tôi hưởng thành quả ngày hôm nay, chúng tôi vẫn kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng liệt sỹ, vẫn xúc động nghẹn ngào khi xem những thước phim tư liệu lịch sử…. nhưng chúng tôi thờ ơ với lịch sử, chúng tôi hờ hững và không mấy ai thực tâm muốn dành thời gian, công sức để đọc, tìm hiểu và suy ngẫm về lịch sử của dân tộc. Chúng tôi tri ân bằng sự ám thị chư không phải bằng trách nhiệm, bằng khao khát muốn biết và hiểu về lịch sử dân tộc. Giờ đây, câu chuyện của bạn đã thức tỉnh nhận thức trong tôi về vấn đề trách nhiệm lịch sử.
Cũng giống trong tình yêu, bạn chỉ yêu mà không hiểu người mình yêu thì dù bạn có dành tình cảm cho họ đến đâu vẫn thấy khoảng xa lạ giữa hai người. Thế hệ chúng ta ai cũng sẵn trong lòng niềm tự hào dân tộc, sẵn trong lòng tri ơn với sư hi sinh của thế hệ những người cầm súng dành lại độc lập dân tộc, sẵn trong lòng tình yêu nước thiết tha…nhưng chưa sẵn niềm đam mê lịch sử, chúng ta đang nuôi nấng tình yêu lịch sử một cách bản năng như vô thức. Nhưng câu chuyện lịch sử ghi dấu trong tâm trí một cách gần như mơ hồ bởi sự nhơ nhớ quên quên hời hợt, lãng đãng…
Giờ đây, tôi đã quan tâm nhiều hơn đến lịch sử bằng tư duy, bằng việc tìm đọc các tài liệu, tôi muốn yêu lịch sử dân tộc bằng cả tình yêu bản năng lẫn tình yêu tri thức, phải hiểu rồi sẽ thêm yêu và đã yêu thì phải hiểu…Tôi thật sự bất ngờ, hoá ra lịch sử không hề nhạt nhẽo như những bài giảng trên học đường. Khi bạn thật sự muốn tìm hiểu về lịch sử bạn sẽ thấy nó thú vị như đang đoc cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci hay Pháo đài số của Dan Brown, có những nhân vật lịch sử mà cuộc đời của họ không chỉ là trận mạc mà còn là những câu chuyện tình yêu lãng mạn và kì bí. Tôi không còn thờ ơ với vẫn đề “chiến sự” xảy ra hàng ngày, những cuộc nội chiến tại Ukraina, thảm sát tại ga tàu ở Trung Quốc khiến tôi suy ngẫm về sự bình yên mình đang thụ hưởng….
Chiến tranh giờ với tôi không còn xa lạ nữa nó không giống trò chơi đánh trận giả mà tôi đã tham gia mỗi dịp cuối tuần. Chiến tranh là nỗi bất hạnh của nhân loại. Chiến tranh không chỉ là nhưng cuộc chiến xâm lược của ngoại bang mà nó là cuộc chiến, tranh đấu giữa hai lục lượng đối kháng.
Tôi cũng như các bạn, chúng ta đang sống giữa thời bình nhưng chúng ta không chỉ cần biết ơn lịch sử, chúng ta cần có trách nhiệm với lịch sử để hiểu rằng lịch sử ngày hôm qua là máu đã đổ đầy biển Đông, là xương đã chất cao như dãy Trường Sơn để có được hoà bình hôm nay. Chúng ta không có quyền chỉ hưởng thụ mà có trách nhiệm duy trì bảo vệ nền hoà bình đôc lập dân tộc. Thờ ơ với lịch sử, mơ hồ với khái niệm về chiến tranh là chính chúng ta đang dần tự đưa mình đen gần với cuộc chiến. Chiến tranh không hề vui như những cuộc chơi trận giả tại các câu lạc bộ mà bạn tham gia cuối tuần. Nó là mất mát, là chết chóc, là li biệt, là đau thương, bởi chiến tranh không phải trò đùa.
Tôi luôn tự hỏi:
Chiến tranh đến từ đâu?
Người chiến binh kia chiến đấu vì điều gì?
Niềm tin nào đủ trả giá cho những đau thương mất mát?
Tôi hỏi vì đất nước tôi đã gần 4 thập kỉ trôi qua mà nỗi đau chiến tranh chưa hề dứt. Đã 4 thập kỷ trôi qua nay Việt Nam có thêm “khúc ruột ngàn dặm”, máu chẳng chảy mà ruột cũng chẳng mềm. “Chiến đấu vì hòa bình”?!
Thế hệ tôi chỉ thấy chiến tranh qua sách báo, thế hệ tôi được dạy rằng trật tự thế giới là đa cực, các quốc gia giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng và hòa giải.
Vì tự do, vì lý tưởng, vì độc lập dân tộc, vì trách nhiệm quốc gia. Tất cả đều là vô nghĩa khi người đã ngã xuống. Chỉ còn người sống kia vẫn luôn phân vân với niềm tin của mình.
Tôi tin rằng chiến tranh sẽ luôn tồn tại cùng hòa bình cho mỗi dân tộc. Nhưng hãy nhìn lại lịch sử đau thương kia để những ai có cơ hội sẽ thấy rằng luôn có rất nhiều cách để đấu tranh. Hãy chọn cách ít đau thương nhất. Hãy chọn cách để hy sinh.
Chủ nghĩa dân tộc ư? phải chăng là số phận đổi lấy số phận?
Nếu được lựa chọn chắc không một người dân nào muốn chọn chiến tranh bạn ạ.
Câu nói của bạn làm tôi liên tưởng tới một câu cổ động tiêu biểu:
“…nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp lại càng lấn tới…”
-Hồ Chí Minh
Tuổi 17
Nó gọi tôi – đi làm lính
Đưa lên xe – ra chiến trường
Đưa tôi súng – cho xung trận
Nó gọi bảo – giặc đến đấy – hãy bắn đi
Tôi nhắm mắt – lia một loạt
10 tên giặc – ngã lăn quay.
Nó nói rằng – tôi giỏi lắm
Nó phong tặng – tôi anh hùng
Tôi phấn khởi – lại hăng say – đi ra trận
Nó lại nói – kẻ thù đấy – hãy bắn đi
Tôi nhắm mắt – làm một băng
100 tên giăc-ngã lăn quay
Nó lại bảo – hãy xung phong – thu lợi phẩm
Tôi hứng khởi – nhảy qua hào – hô xung phong
Tôi hỏi nó – kẻ thù đâu
100 tên – kẻ thù đấy – chính mày giết – oai chưa
Tôi sững sờ – 100 người, nằm đấy – máu me, đầy người
Tôi hỏi nó – đồng loại tôi – sao lại gọi – kẻ thù.
Đều là sự trân trọng. Cám ơn những bạn đọc thương mến!
Thật sụ bất ngờ là bài viết này được nhiều người quan tâm đến như vậy. Có những bình luận thiện chí, những bình luận mình chưa hiểu rõ ràng nhưng thật sư rất xúc động khi đuoc các bạn dành thời gian đọc và bình luận. Đối với mình, ấn like là niềm vui nhưng những comment dù đồng tình hay phản đối, dù khen ngợi hay phê phán
Tui đang nghi ngờ những nội dung trong cuốn sách giáo khoa lịch sử mà chúng ta đã và đang được học
Tui rất muốn đọc những tài liệu về lịch sử việt nam do nước ngoài viết , ít ra nó mang tính khách quan hơn so với việt nam viết
Bởi vì ……..
Bạn thân mến, đúng như bạn nói những vấn đề mà sách giáo khoa chúng ta được học thật nhạt nhẽo. Những nhân vậy lịch sử được xây dựng thật nhạt nhoà, thực tế là họ anh hùng và vĩ đại hơn gấp nhiều triệu lần chúng ta đang được dạy. Tôi đồng tình với quan điểm của bạn, nếu bạn tìm được những cuốn tư liệu lịch sử được viết một cách khách quan, bạn sẽ kinh ngạc là tại sao những n ở chiến tuyến phía bên kia lại dành cho ” kẻ thù” của họ sự khâm phục đến như vậy.
Ừ , những gì bạn nói là đúng . Nhưng ý của tui ko phải vậy , ý của tui là : nội dung trong sách giáo khoa lịch sử đã bị thay đổi không khớp với lịch sử . Nói thẳng ra theo lời của “phản động” đó là “mị dân” ý
Có lẽ bạn chưa hiểu hết ý mình truyền tải trong bài viết, một trong những điều đó là hay yêu và lịch sử theo cách hiểu và trân trọng. M không đánh giá nhưng gì mình không chắc chắn và chung chung nhất là lịch sư.
Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng.
Bạn viết về chiến tranh rất sâu sắc và hết sức cảm động .Nhưng
bạn có biết bạn vẫn đang cổ vũ cho chiến tranh. Đây là lời bạn viết: “ Chúng tôi vẫn ý thức về sự biết ơn với
những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc dành lại độc lập cho chúng tôi hưởng
thành quả ngày hôm nay, chúng tôi vẫn kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các
anh hùng liệt sỹ, vẫn xúc động nghẹn ngào khi xem những thước phim tư liệu lịch
sử….”
Có thể bạn vô tình, cũng như bao người khác bạn vẫn đang bị
giai cấp thống trị dùng những lời lẽ mị dân để đầu độc.
Bạn ở việt nam bạn ca ngợi những chiến binh là anh hừng vì họ
bảo vệ tổ quốc,
Các bạn ở mĩ họ ca ngợi những chiến binh là anh hùng bảo vệ
tự do.
Với những tư duy như vậy chiến tranh sẽ mãi mãi trường tồn
trên thế giới.
Bài viết rất hay, còn những lời bình luận của bạn thật nông cạn.
Tự hào dân tộc, biết ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ đất nước sao gọi là cổ vũ cho chiến tranh? Chiến đấu vì đất nước là điều đáng được tôn vinh đâu phải chỉ ở riêng Việt Nam hay nói cho đúng là đâu chỉ dưới chế độ này, mà bạn lại dùng từ “MỊ DÂN”??
Thật nực cười câu bình luận của bạn:
“Với những tư duy như vậy chiến tranh sẽ mãi mãi trường tồn trên thế giới”?
Chiến tranh xảy ra, có thể do xung đột vì lợi ích, hoặc mâu thuẫn dân tộc… chứ nó không xảy ra chỉ vì người ta ca ngợi những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc đâu bạn.
Theo như bạn nói, chúng ta không nên nhắc lại những lịch sử vẻ vang chống xâm lược của Trung Quốc qua các thời kì, đừng nhắc lại những trận đánh Bạch Đằng, chiến thắng Mông Nguyên, chiến thắng Điện Biên Phủ… Bởi nhắc lại chính là cổ vũ chiến tranh?
Chẳng ai cổ vũ chiến tranh bạn à, xin bạn đừng nhầm lẫn giữa ghi nhận công lao và cổ vũ chiến tranh.
Cảm ơn bạn đã hiểu đúng tư tưởng mà mình gửi gắm trong bài viết!
Tầm nhìn của bạn không vượt qua lũy tre làng cho nên bạn không hiểu những gì tôi nói.
Đọc những lời phản đối mạnh mẽ của bạn tôi biết bạn đã thấm nhuần lý tưởng cách mạng mà người ta đã truyền dạy cho bạn.
Bạn là người hiểu sâu sa mọi vấn đề vậy xin hỏi bạn:
1.Bạn theo lý tưởng của chính quyền việt Nam hay bạn theo lý tưởng của các nhà đấu tranh dân chủ cho Vịêt Nam?
Cả hai họ đều nói yêu nước Việt Nam
2.Khi nào bạn được giết người? Giết người có công hay có tội.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của minh những có lẽ bạn là người đặc biệt nên suy nghĩ vượt tầm ngọn tre để hiểu nhưng điều bình dị nhất thành những điều mà người viết không có trong ý tưởng và mong muốn truyền tải. Tư duy của mình cũng không vượt quá luỹ tre làng như bạn này nên thông điệp mà mình gửi gắm cũng đơn giản như vậy thôi bạn TỰ DO ạ
Cảm ơn bạn đã khéo nhắc nhở.
Câu nói đó không giành cho bạn. Bạn không phải tức giận làm gì để tâm không được bình an.
Mình tranh luận không phải để thắng thua. mình không đồng tình với quan điểm của bạn nên có lời phản bác,
mình đã viết có thể bạn chỉ vô tình cổ vũ cho chiến tranh chứ không cố ý.
Trong khi mọi người đang muốn hạn chế tệ nạn uống rươu, vì uống rượu có hại cho sức khỏe, và uống rượu hay gây tai nạn giao thông vậy mà bạn lạị viết bài ca ngợi rượu là một thần dược uống vào sẽ làm cho con người sống thật với bạn bè. Rượu làm cho con người sảng khoái, rũ bỏ ưu phiền.
như vậy có phải bạn đã cổ vũ cho phong trào uống rượu hay không?
Thông điệp của bạn gửi đi tuy nó đơn giản nhưng sức phá hoại không kém những quả bom nguyên tử.
Oh! Mình thật sự cảm thấy hãnh diện về nhận xét của bạn. Mình không ngơ được bạn đánh giá cao như vậy. Nhưng nhờ bạn mà mình hiểu thế nào là bóp méo, là suy diễn…khi tất cả cùng chung một suy nghĩ, một cảm nhận chỉ có bạn là hiểu tư tưởng của mình một cách thật lạ lùng….
Bạn đừng lấy số đông để trưng cầu dân ý rồi thôn tính người khác.như ông putin
Vì bạn đã hỏi nên mình xin trả lời:
1. Mình là một người yêu nước, người yêu nước không nhất thiết là phải thuộc một trong hai bên “Chính quyền Việt Nam” hay bên “Các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”. Tiện đây cho mình được hỏi, bạn nhắc đến “Các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” cụ thể là những ai?
2. Mình xin trả lời vế sau trước “Giết người có công hay có tội?”. Câu hỏi của bạn khá rộng, xét theo Đạo đức, Tôn giáo và Pháp luật.
– Pháp luật có quy định đầy đủ về giết người, cụ thể phụ thuộc vào giết người trong hoàn cảnh nào? ( Giết người cướp của, Thù hằn cá nhân, Hiếp dâm, Ngộ sát, Tự vệ, Thi hành án tử hình…)
– Về Tôn giáo đa số các tôn giáo đều khẳng định Giết người là sai trái, tuy nhiên không phải là không có ngoại lệ,
Ví dụ: Luật Sharia của Hồi giáo: “Nếu bị bắt gặp ngoại tình bị đánh 100 roi cả 2 người và bị ném đá đến chết nếu gian dâm bất chính ”
Mình không rõ trong Công giáo có cho phép giết người hay không nhưng mình biết về việc Galieo suýt bị thiêu sống vì tội dị giáo.
Riêng Phật giáo khẳng định, giết người là trọng tội, không chỉ vậy, giết hại động vật, sát sanh nói chung đều là tội lỗi.
3. Câu hỏi: “Khi nào bạn ĐƯỢC giết người?” Mình xin phép trả lời:
Theo mình, Không có lúc nào được giết người. Đúng vậy, nhưng xin hỏi bạn: Có kẻ xâm hại tính mạng của bạn, gia đình người thân bạn, mà cách duy nhất để tự bảo vệ đó là phải giết người thì bạn có giết người không?
Giết người là sai trái, nhưng khi phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết mình tin là bạn sẽ không có tâm trí để nghĩ về đúng sai đâu bạn.
Còn nếu bạn là một người luôn biết đúng biết sai, dù trong hoàn cảnh nào, luôn giữ thiện tâm, không làm hại người, xả thân vì người khác… Thì thực sự, mình rất khâm phục, một người làm được điều đó có thể sánh ngang với các vị Thánh hay các Bồ Tát, Chư Phật.
Cảm ơn bạn ữa trao đổi.
1.Câu hỏi: “Khi nào bạn ĐƯỢC giết người?”
Bạn đã đồng tình giết người là sai trái và Không có lúc nào được giết người
chúng ta là những nười tỉnh táo đứng khách quan để tranh luận.
Còn khi người mất lý trí hành động theo bản năng thì lúc đó đâu còn phải là người.
2. Giết người có công hay có tội
Bạn có trích dẫn một số pháp luật nhà nước và một số luật của tôn giáo để cho thấy những trường hợp được giết người.
Luật pháp do con người làm ra .
Bạn cũng có thể đặt ra luật:
– Tất cả những ai làm hại đến tôi, tôi sẽ giết. Trường hợp này tôi giết người không có tội vì luật đã ra.
3. Bạn nói đến người yêu nước.
Trước đây người dân sống dưới mái nhà liên bang xô viết họ đều tự hào nói họ là công dân liên xo và họ yêu đất nước xô viết.
Ngày nay người dân nga nói tôi yêu đất nước nga tôi phải đồng tình với putin thôn tính crimea.
Ngày nay người dân ukraina nói tôi yêu nước tôi phải chiến đấu chống lại người nga.
Theo bạn ai là người yêu nước.
4. Bạn hỏi “Các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”là ai.
ý mình muốn nói đến những người đòi tự do báo trí, tự do ngôn luận và cả những người cầm khẩu hiệu đến tượng đài lý thái tổ để hô: trường sa, hoàng sa là của việt nam
Bạn cho mình hỏi một câu nhé: Nếu như Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì bạn sẽ làm gì? Cầm súng đánh giặc hay là Kêu gọi hòa bình tới Trung Quốc và bạn bè quốc tế?
Tranh luận cùng các bạn mới thấy được sức mạnh tuyên truyền
của giai cấp thống trị.
Bạn đừng bắt tôi làm người việt nam để hỏi thái độ của tôi
như thế nào khi trung quốc xâm lược việt nam.
Bạn có thể nổi giận khi nghe tin giàn khoan trung quốc đi
vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thờ ơ trước việc putin thôn
tính crimea, có thể trong tham tâm có bạn còn đồng tình với sự xâm chiếm lãnh
thổ của ông putin.
Tại sao vậy? Bởi vì bạn đã được giai cấp thống tri giáo dục
cho tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng. những nhận thức ấy nó đã ăn sâu
trong tiềm thức của bạn, nó đã thấm sâu
vào dòng máu bạn cho nên suy nghĩ của bạn chính là suy nghĩ của giai cấp thống
trị. Bạn ở việt nam bạn đã được giáo dục nước nga là bạn bè là đồng chí cho nên bạn đồng tình với việc ông putin xâm chiếm crimea.
Bạn ở việt nam bạn sẽ được giáo dục cho rằng việc trung quốc
cho giàn khoan đi khoan dầu là xâm lược. Bạn sống ở trung quốc bạn sẽ được giáo
dục cho rằng việc Việt Nam
phản đối trung quốc khoan dầu thì cần phải dạy cho Việt Nam một bài học.
Dân thì đều giơ cao biểu quyết.
Dân cứ như con rối để cho giai cấp thống trị điều khiển.
Vậy mà khi tôi nói giai cấp thống trị đã tuyên truyền mị dân
thì các bạn phản đối giữ dội.
Tại sao các bạn không đặt mình ra khỏi cuộc chiến tranh ấy để
mà xem xét.
Các bạn thử nghĩ mình không phải là người việt nam, không phải
người mĩ mà là người tự do yêu hoà bình.
Tổ quốc của bạn là cả trái đất này. Bạn có thích được tự do
đi sang mĩ, Nhạt hay đi bất cứ nơi nào bạn muốn?
Ồ! Ra bạn không phải người Việt Nam.
Công nhận bạn nổ cũng dữ à nha.
Mình thật sư không hiểu những gì bạn nói???
Đã giết người là có tội.
Nếu bạn đồng tình với quan điểm ấy chắc bạn sẽ hiểu mình định viết gì
t thấy k hợp lý lắm khi dùng từ “mị dân” hay nói bên nào tốt bên nào xấu, lịch sử có thể méo mó, kẻ thắng rất đẹp, kẻ thua xấu, nhưng sinh ra trong xã hội nào thì nên làm tốt đẹp xã hội đó, dùng tài của mình để sửa cho xã hội tốt đẹp hơn.
Cộng sản hay VNCH khi sinh ra mục đích của họ là gì k còn quan trọng nữa. Bây h, khi Cộng sản đã đứng vững thì ta theo Cộng sản để làm đẹp xã hội này. VNCH bây h là 1 tổ chức chống phá đất nước – không hơn.
Mình từng đọc Hỏa Phụng Liêu Nguyên, truyện tranh tam quốc, nhưng có 1 câu rất tâm đắc của tác giả đại ý là muốn cống hiến cho 1 xã hội có 2 cách:
1 là tự mình đập đổ chế độ cũ, thành lập chế độ mới tốt đẹp theo ý của mình
2 là thờ chúa vô năng, xây dựng chế độ sau đó cải chính thành lập xã hội theo ý mình
Mình không phải là cộng sản cũng chẳng phải là VNCH.
Mình nhìn nhận mọi việc bằng con mắt khách quan.
Phê phán những nhận thức sai lầm – xây dựng nhận thức mới.
Bạn viết: “Mình từng đọc Hỏa Phụng Liêu Nguyên, truyện tranh tam quốc, nhưng có 1 câu rất tâm đắc của tác giả đại ý là muốn cống hiến cho 1 xã hội có 2 cách:
1 là tự mình đập đổ chế độ cũ, thành lập chế độ mới tốt đẹp theo ý của mình
2 là thờ chúa vô năng, xây dựng chế độ sau đó cải chính thành lập xã hội theo ý mình”
Mình không hài lòng với quan điểm như vậy.
Quan điểm của mình là: vạch mặt chế độ cũ cho cả thế giới biết được bộ mặt xấu xa và để mọi người tự quyết định đạp đổ hay tôn thờ.
haha, m hiểu 1 chút ý bạn r, 2 người đang nói về 2 quan điểm không liên quan đến nhau cho lắm.
Điều bạn nói có vẻ khó thực hiện và hơi mơ hồ chút, bạn muốn đề cập đến 2 chủ nghĩa là tư bản và cộng sản, hay gì đó liên quan đến việc nhà nước ta đang không thực sự tốt nhỉ.
Còn mình muốn nói về chuyện “trẻ nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn” hay nhiều câu nói tương tự khác, đó là hoàn thiện bản thân đóng góp xây dựng 1 đất nước. Mọi thứ đều do mình làm, mình sai mình chịu, mình bị lừa, bị cướp là do mình chưa đủ mạnh, tay mình khỏe ngta sẽ sợ mình, mặc dù chân mình yếu, tất nhiên sau đó sẽ giải quyết vấn đề về cái chân :)). Mình muốn nói là chúng ta sinh ra k được tốt đẹp nhưng có thể hoàn thiện để trở nên tốt đẹp. Và câu tuổi nhỏ, tuổi lớn mình hiểu nghĩa nó là mỗi chúng ta đều có thể đóng góp 1 chút gì đó cho người “khổng lồ” đất nước, là chân, tay mắt miệng và mỗi chúng ta cần cải thiển để người khổng lồ có 1 cái tay khỏe mạnh, bộ não linh hoạt, cơ thể cuồn cuộn cơ bắp nhưng làm gì có ai sinh ra k tập luyện mà lại có được cái body như vậy ^^.
Tiền thân của Mỹ là những thứ rất tinh túy của Anh. Hàn Quốc là đất đóng quân của Mỹ. Trung Quốc nhờ danh cộng sản mà đẩy lùi đc Nhật. Lào, Campuchia là cái áo của Việt Nam. Tất cả đều chiến thắng dựa vào sức mạnh 1 mặt nào đó ( từ viện trợ hoặc tiền thân có sẵn như Mỹ).
Có nước thành cường quốc, có nước lại nghèo nàn. Tốt xấu k quan trọng, quan trọng là khi mình còn sống mình có làm nó thay đổi được k. Và bạn muốn thay đổi nó từ chỉ trích, chỉ ra cái sai để nó tự thay đổi, còn mình muốn thay đổi chính mình, mình sẽ là nó.
Cảm ơn bạn đã trao đổi.
Bạn viết: “còn mình muốn thay đổi chính mình, mình sẽ là nó.”
ý của bạn là : đi với bụt mặc áo cà sa – đi với ma thì mặc áo giấy.
Sống với ma ta cũng biến đổi thành ma và đến với bụt thì ta phải thay đổi thành sư.
suy rộng ra: nếu xã hội tham nhũng ta cũng phải thay đổi để tham nhũng
Quan điểm của mình: Nếu là bạn tốt cần phải mạnh mẽ phê phán khi bạn phạm sai lầm.
Mình không có kinh nghiệm viết lách, nói chuyện lắm nên làm bạn hiểu nhầm rồi.
Mình sẽ là nó, để khi mình thay đổi theo 1 chiều hướng tốt lên thì đồng nghĩa với việc nó đang tốt lên.
Mỗi người Việt tốt lên, giàu có hơn không phải là xã hội đang tốt lên và giàu có hơn sao.
Viết miên man quá, chúng ta nên quay lại chủ để rằng mình không đồng ý với 2 chữ “mị dân”. Ngay từ đầu mình không bàn đến chuyện này bởi hiểu biết về chính trị của mình dừng lại ở bậc sinh viên kĩ thuật, nhưng thực sự sẽ thế nào nều chính phủ không mị dân bởi xã hội ta, Trung Quốc(chủ đề nóng) hay Lào, Campuchia đều là những nước chưa phát triển, dân trí còn thấp. Mị dân là chuyện tất yếu của tất cả các đảng phái, là điều hiển nhiên của nhà cầm quyền, không mị tất sẽ bị đảng khác mị, không tự nhiên người ta nói dân ngu cu đen đâu, 1 2 bài báo có thể đưa nhân dân từ hết cảm xúc căm thù rồi lại sang biết ơn 1 điều gì đó và đó là sự thật không thể chối cãi =.=.
Và vắn tắt lại những điều mình muốn đề cập với bạn là : làm tốt bản thân, sở hữu quyền lực, thay đổi xã hội tốt hơn trong giới hạn quyền lực của mình, hết rồi nhé, không liên quan lắm nhỉ.
Bạn nói nhiều đến 2 từ sai lầm, mình không chắc chắn trong thâm tâm bạn có luôn tồn tại và hiện hữu 2 từ này hay không.
Nếu có, bạn nên nghĩ đến những điều tốt đẹp, sai thì sửa, bạn nên bớt nghĩ quá nhiều đến những sai lầm và hướng tới những mục tiêu khác bởi khi bạn biết mình sai thì tự khắc bạn đã sửa rồi.
Nếu không, có lẽ bạn luôn muốn giúp người khác sửa chữa sai lầm của họ, như vậy rất tốt, mình cũng khuyên bạn nên chú ý đến hiệu quả khi giúp đỡ người khác để có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
Thân.
Trời! M thật sự không hiểu bạn cảm nhận thế nào mà thấy chút đồng tình nào của m với chiến tranh trong câu chữ?????
Một câu chuyện có thật!