27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[BDTT8] Khóc Giữa Sài Gòn – Nguyễn Ngọc Thạch

Feautured Image: Phạm Duy Phúc

 

Sài gòn. Vừa quen thuộc,vừa lạ lẫm,vừa diễm lệ,vừa huyền bí. Sài Gòn không lớn, đất hẹp người đông nhưng chưa có ai dám khẳng định hiểu hết tất tần tật về Sài Gòn cho dù là một cụ lão tuổi đã cao dành trọn cả cuộc đời ở nơi đất lành này. Mỗi con người đến với Sài Gòn theo một cách riêng, cảm nhận và hoà nhập với mảnh đất này theo một cách cực riêng khác. Là một người trẻ, sống và lớn lên ở Sài Gòn 17 năm: Sài Gòn trẻ, hiện đại, tràn đầy sức sống với nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, nhà hát Thành phố, khách sạn Rex và Bitexco Tôi thật sự ngỡ ngàng khi cầm lên cuốn:” Khóc Giữa Sài Gòn” của một tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Thạch.

Là một chàng trai mập mạp, ghiền trai đẹp và nghiện Sài Gòn. Nguyễn Ngọc Thạch đưa tôi đến những góc khuất, những nơi hỗn tạp các giọng nói nhiều vùng miền tụ về sinh sống, những khu chợ khu tập thể đầy rẫy những phức tạp của công nhân và dân lao động chân tay, những ổ mại dâm, những quán bar, những con người đang vật lộn trên mảnh đất “vàng” này để sinh sống. Bằng giọng văn mạnh mẽ, lôi cuốn, “Khóc Giữa Sài Gòn”- đứa con tinh thần của anh, không chỉ khơi ra nhưng mảnh tối của cuộc sống, anh còn hoà vào đó tình yêu, lòng thương giữa người với người, cách đối nhân xử thế và cái hay nhất anh vẫn thường nói” cái đắt nhất ở chốn Sài Thành này là lòng tin”

Nét đặc sắc ấn tượng trong cuốn sách này là anh dùng cảm xúc thật, tên nhân vật thật, người thật ,việc thật, anh thường tự ví mình là:” người buôn chữ kiếm sống qua ngày”,anh dùng chính giác quan của mình để ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về đời sống người dân pha trộn những câu truyện dở khóc dở cười do chính anh chứng kiến ẩn sâu bên trong là nhiều thông điệp cho cuộc sống tất bậc hiện đại ngày nay.

Tôi nhớ nhất là câu truyện anh nhà báo Tú sống trong khu lao động của dân nghèo vì làm nghề viết lách không kiếm được bao nhiêu. Sự túng thiếu, cái đói nghèo đã dồn anh vào chân tường để anh đi viết về cái xe mì gõ của chị đầu đường mình hay ăn nấu nước lèo băng chuột cống. Bài báo của anh được công ty trọng dụng và đăng tải trên mọi web giật tít. Hôm sau anh ra kiếm xe mì gõ thì nghe chị bán than vãn về tình hình khách sợ không dám ăn. Sự đấu tranh tư tưởng mãnh liệt, cái thiện đấu cái ác, nhưng cái ác lại bị cái đói dìm chết. Mâu thuẫn nội tâm diễn ra gây gắt, độc đáo với gam màu nóng đến rực cháy. Sự ám ảnh về khuân mặt chị bán hàng cứ ám ảnh anh nhà báo để rồi sau này anh bỏ nghề. Cái ác rồi cũng sẽ có quả báo. Là một nhà văn thiên về cảm xúc, Nguyễn Ngọc Thạch xây dựng nhân vật, cốt truyện dai dẳng, bị chính lương tâm mình đè nặng rồi tự gục ngã.

Mỗi nhân vật là một câu truyện khác nhau, mỗi một khía cạnh riêng biệt của Sài Gòn, nhưng hay một cái, tất cả các nhân vật đều có một mắc xích tương tác hỗ trợ hoặc đè dìm lẫn nhau.

Thuỵ, một thanh niên điển trai lên Sài Gòn có ước mơ đổi đời nhưng bị cuốn theo dòng xoáy trai bao đồng tính. Lại tìm được một tình yêu không rõ ràng với một cô gái tên Ân-ám ảnh bởi số like và comments trên mạng xã hội. Ân lại là bạn của Mễ, một nhà tâm lý học nhưng lại ghiền tình một đêm, mà ngặc là lại có tình cảm mãnh liệt với anh Tú nhà văn bán lương tâm vì đồng tiền. Rồi anh Tú cũng là bạn thân của Thuỵ. Tất cả xoay quanh nhau và xoay quanh cặp đôi đồng tính nam Phan-Nam, tình yêu, tình dục, chất kích thích và lối thoát bằng tình yêu chân thành.

Một phần bên trong cuốn sách là tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn. Anh Thạch gần như bị Sài Gòn ám ảnh. Sài Gòn cao như Bitexco bất cứ bạn đi lạc ở quận nào cứ hễ nhìn lên và đi theo toà nhà búp sen này thì sẽ không bao giờ lạc. Sài Gòn sáng mướt trong trẻo, trưa nắng hè gió lào gay gắt, chiều nhả mây nhè nhẹ, tối đèn lên hoa mỹ. Sài Gòn như thế, ôm trọn mọi con người đến với nó, luôn mở rộng vòng tay với những đứa con lạc lối trong cả tâm trí và hành động. Sài Gòn, nhịp sống năng động không bao giờ ngừng trôi nhưng con người ta vẫn muốn lao vào nó, hoạ chăng là thiêu thân vẫn lao vào bóng đèn!?

Thật sự, người trẻ có những cảm nhận rất lạ. Họ thích những cái không rõ ràng, họ thích những mối quan hệ lập lờ và họ luôn đi tìm cái lõi của cuộc sống. Vì họ là người trẻ, sống theo một cách riêng, cuồng nhiệt và mãnh liệt. Có một câu nói:” tuổi trẻ như một cơn mưa rào, nếu thời gian có quay trở lại tôi vẫn muốn đắm mình vào nó một lần nữa, dẫu lạnh, dẫu đau, dẫu đơn độc…”

Nguyễn Ngọc Thạch với “Khóc Giữa Sài Gòn” không được các nhà văn học ưa chuộng hay đề bạc cao hoặc thậm chí tôi đọc trên Facebook nhiều lời trỉ trích nhưng anh chỉ trả lời:” vì tôi thích”. Anh thay đổi cách suy nghĩ tôi rất nhiều qua văn phong, cách bày tỏ, cách ứng xử. Tôi tìm thấy sự đồng cảm về suy nghĩ ở anh và tôi biết, không phải chỉ mình tôi suy nghĩ nhạy cảm như thế.

Thật sự, Khóc Giữa Sài gòn là một cuốn sách rất hay . Tôi không dám so sánh nó với bất kì cuốn sách văn học vĩ đại nào nhưng nếu chỉ được chọn một cuốn trên giá sách tôi sẽ chọn nó, vì tôi là fan cuồng của anh Thạch, vì tôi là người trẻ, vì tôi cảm nó và vì “tôi thích”!

Ban đầu, tôi định mình sẽ đọc lại để lấy cảm xúc vì tôi đọc nó đã lâu nhưng tôi viết bài này trong 30 phút ko dừng tay. Cảm xúc vẫn còn nóng lắm, tràn trề lắm. Nếu có dịp bạn thử nhé.

 

Phạm Duy Phúc


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

6 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn Bạn vì đã giữ được dòng cảm xúc liền mạch trong 30′ để có được bài chia sẻ này, đôi khi điều đó quan trọng hơn việc chau chuốt cho từng câu chữ rất nhiều. Mình sẽ phải mua “Khóc giữa Sài Gòn” :).

  2. Nhận xét của BGK (còn cập nhật)

    Đoàn Minh Hằng: Bạn có một giọng văn điềm đạm. Mở bài dẫn dắt tốt. Kết bài hay. Tuy nhiên bạn chưa kỹ lưỡng chau chuốt ở một số lỗi nhỏ như trích dẫn chưa chính xác (nếu ko nhớ kỹ bạn có thể search trên mạng câu Tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào…), có một lỗi chính tả nhỏ và một số dấu phẩy cũng như một dấu chấm nhả bị sai. Lỗi nhỏ này không nghiêm trọng nhưng trong tiêu chí của bài viết thì có phần chau chuốt. Bài viết đều đều, không có gì nổi bật nhưng tôi thích cách mà bạn yêu quý cuốn sách. Chấm điểm
    70/100

    Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo: Cảm nhận của tôi về bài viết này đã được bạn khẳng định trong đoạn cuối bài viết. Tôi có cảm giác bạn chỉ viết bài này trong một lần đặt tay lên bàn phím, viết xong nộp luôn. So với những phần còn lại, mở bài của bạn tốt, có lẽ do bạn đã suy nghĩ khá nhiều trước khi viết. Tuy nhiên càng về sau bạn càng bị hút về phía nội dung của cuốn sách (có lẽ bạn cố nhớ lại nó chăng) nên giọng văn gần như trở nên tường thuật, vì vậy nó không còn hấp dẫn. Quá nhiều lỗi chính tả và lỗi đánh máy. Chấm điểm: 65/100

    Nguyễn Hoàng Huy: Bạn viết khá, nhưng có lẽ không phải là người có thể chú ý tới chi tiết, một tiêu chí rất quan trọng đối với mình, cụ thể là dấu câu (đặc biệt là dấu ngoặc kép, dấu này tưởng bình thường chứ mình thấy rất nhiều người cũng sử dụng sai) và chính tả. Mình đang tưởng tượng ra nó buồn như thế nào khi có vẻ như bản thân không được tôn trọng. Có một số câu mình đọc không hiểu, chẳng hạn như “Là một chàng trai mập mạp, ghiền trai đẹp và nghiện Sài Gòn. Nguyễn Ngọc Thạch đưa tôi đến…” Ý bạn nói là bạn mập mạp và bạn ghiền trai đẹp? Ý này có liên quan gì tới câu sau? Mình đoán là bạn muốn dùng dấu phẩy chứ không phải dấu chấm. Bạn viết 30 phút không ngừng tay mà không biết bạn có dành ra phút nào để dò lại hay không; mình thấy nghi ngờ chuyện đó. Đáng lẽ bạn được điểm cao hơn 66 rồi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI