*Photo: NASA Goddard Photo and Video
Không phải ở đâu cũng có tinh thần như người Nhật
Vào ngày 11/3/2011, Nhật Bản phải chịu một thảm họa khủng khiếp một trận động đất mạnh nhất trong lịch sự nước Nhật và một trong những trận động đất mạnh nhất thế giới từng ghi nhận. Động đất gây ra sóng thần khiến hơn 15 ngàn người chết, gần mười ngàn người bị thương, hơn ba ngàn người mất tích, thiệt hại cơ sổ vật chất và vô số, đặc biệt ba vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng. Đời sống người Nhật trong thảm họa trên cũng lâm vào cảnh cực kì khó khăn nhưng phản ứng của họ thì tuyệt vời, không có nạn cướp bóc, không có bạo loạn, không có tiếng súng, các cửa hàng mở cửa chia sẻ lương thực miễn phí, mọi người kiên nhẫn xếp hàng cùng chia sẻ thực phẩm và những thứ cần thiết.
Ngày 8/11/2013 cơn bão mạnh nhất thế giới bão Haiyan gây nên thiệt hại kinh khủng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 1774 người chết, gần 2500 người bị thương, ước tính ảnh hưởng 9.5. Những ngày qua ta luôn thấy thông tin về tình hình khẩn cấp ở Philippines. Nạn cướp bóc, hôi của khắp nơi, tù nhân trốn ngục, bạo loạn, súng nổ, các cửa hàng tìm mọi cách bảo vệ hàng hóa của mình. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất sự hiện diện pháp luật, đứng ở ranh giới sinh tồn, con người ta bộc lộ bản chất làm mọi cách để sinh tồn. Không ai trách được họ, nhưng nhìn họ, ta ngẫm lại chúng ta, nếu rơi vào hoàn cảnh như thế liệu sẽ thế nào.
Ta quan tâm một cách hời hợt
Báo đài, ti vi, người người bàn luận về cơn bão khủng khiếp này. Ta nói chuyện với nhau, tiếc thương cho đất nước họ, nhưng chỉ nói vài câu rồi thế thôi. Đương nhiên bởi vì ta còn nhiều thứ lo, lo cho đồng bào ta vừa gặp bão, lo cho quê hương, người thân ta gặp bao thiệt hại, ta còn nhiều khó khăn, còn phải quan tâm hơn đồng bào trong nước. Nhưng sự thật rằng họ đã gặp tai họa khủng khiếp thiệt hại mạng người quá nhiều, ta ở nơi yên bình nhìn về miền Trung, nhìn ra thế giới, có chút buồn thương, nhưng rồi tạ ơn trời đất, vì ta may mắn, vì ta vẫn an toàn, và ta tiếp tục cầu nguyện nhận sự che chở bề trên. Tôi hy vọng, mỗi người hãy dành ra vài phút thôi, để hình dung, để tưởng tượng, khung cảnh bao nhiêu người chết vì ngạt nước, chết vì những tòa nhà sụp đổ hay vì bao nguyên nhân khác, hãy nghĩ tới cảnh ta bất lực bảo vệ những người thân xung quanh để họ bị cơn bão cướp đi mạng sống, hãy hình dung sau cơn bão, ta nhìn quanh với bao xác chết, với cảnh hoang tàn, ta trắng tay trong phút chốc, lạc lõng giữa đống đổ nát, hoang mang về cuộc sống ngày mai. Hãy nghĩ tới cảnh đó để ta hiểu tầm quan trọng để tìm hiểu kĩ hơn nguyên nhân của một cơn bão.
*Photo: NASA Goddard Photo and Video
Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm
Hãy suy nghĩ tại sao những năm gần đây lại liên tục xuất hiện những thiên tại mạnh chưa từng có? Hãy đọc kĩ bài phát biểu của trưởng đoàn đàm phán Philippines ở Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19). Liệu thiên tai có thực sự chỉ là một sự ngẫu nhiên của tạo hóa, và thiệt hại nó gây ra chỉ là do thiếu may mắn, hay nó chịu ảnh hưởng của hàng tỉ con người sống trên Trái đất này đang thay đổi nó từng ngày, từng giờ. Đến lúc chúng ta dành thời gian ra để tìm hiểu khí hậu đã thay đổi thế nào, và chỉ để hiểu mà thôi.
Tôi đưa ra so sánh về cách cư xử của người dân hai đất nước khi gặp tai họa, nhưng không hề nói đúng sai, phải trái. Tôi hy vọng mọi người hiểu hơn về hoàn cảnh những người trải qua thiên tai bãi Haiyan và cũng không bắt mọi người buộc phải hiểu cho họ. Và tôi mong mọi người hãy tìm hiểu tác hại con người gây ra cho biến đổi khí hậu, chỉ để hiểu chứ không hề mong ta phải làm cái gì để bảo vệ nó. Ta chỉ cần hiểu, giúp mọi người xung quanh hiểu, giúp thế hệ đi sau hiểu. Một người muốn bảo vệ môi trường không đủ, cả đất nước ta muốn bảo vệ môi trường cũng không đủ, nhưng khi ta hiểu tầm quan trọng của nó, thì chỉ cần một cơ hội nhỏ đến khi thế giới cùng muốn chung tay bao vệ mội trường ta sẵn sàng tham gia. Từng nỗ lực nhỏ được thực hiện hy vọng sẽ lại được thắp lên.
Azeron
Đã đọc.
Tôi cùng quan điểm với bạn…. Mot so bo phan con người giờ chỉ biết hưởng thụ mà quên rằng đằng sau tất cả là một thảm hoạ không thể lường được…Chính vì lẽ đó mà hàng năm phải đón những trận bão kinh hoàng…Gió bão đến thì cầu nguyện , để làm gì ?…để làm gì ? Thay vào đó mình hãy bảo vệ môi trường và ý thức đc đâu là việc nên và ko nên khi tồn tại trong thế giới này…Giờ đọc lại các bài báo thì chỉ biết lặng và tiết cho hành động của con người thời nay..Mọi thứ chỉ tóm gọn trong chữ : "Hậu quả sau tất cả việc ko ý thức bảo vệ môi trường "..đó chỉ mới là một khía cách nhỏ nhưng nó đóng một vai trò ko kém phần quan trọng . Thiết nghĩ rằng nếu ai cũng nhận thức được…!
phá rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, tích cực giết hại động vật, mặc kệ san hô, dùng nhiên liệu hóa thạch,… đó chẳng phải tiền chúng ta bỏ ra để mua thảm họa hay sao? tiên trách kỉ hậu trách nhân. Bây giờ chỉ biết cầu nguyện… cầu nguyện để thiên nhiên trở về như xưa sao?
sự hời hợt, đôi khi là cần thiết để sinh tồn