28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Peter Schiff — Lương tối thiểu – Thiệt hại tối đa

Featured image:  Luis Sinco, Los Angeles Times

 

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=qNZQAxXYhqY&w=853&h=480]

Trong một thị trường tự do, nhu cầu luôn là một chức năng của giá cả: giá càng cao, nhu cầu càng thấp. Một điều có thể làm đa số chính trị nha ngạc nhiên là quy luật này áp dụng một cách công bằng đối với giá cả và lương. Khi chủ doanh nghiệp xem xét nhu cầu lao động và vốn cần thiết, chi phí là yếu tố quan trọng nhất. Khi chi phí để thuê những lao động tay nghề thấp giá tăng, những công việc đó sẽ mất. Mặc cho quy luật này, sự gia tăng của mức lương tối thiểu luôn được coi là một hành động cao cả của chính phủ. Nhưng thức tế thì hoàn toàn ngược lại.

Khi bị kẹt ống cống, đa số chúng ta sẽ gọi vài người thợ ống công và thuê người với giá thấp nhất. Nếu tất cả giá thuê đều quá cao, đa số chúng ta sẽ tự lấy dụng cụ và tự thử sửa. Thị trường lao động cũng hoạt động như vậy. Trước khi thuê thêm một nhân viên khác, chủ doanh nghiệp phải chắc chắn rằng năng suất lao động người đó mang lại phải cao hơn chi phí chi trả (bao gồm lương, thuế và các phúc lợi khác). Nếu một người lao động tay nghề thấp chỉ có thể đem đến $6 năng suất trong một tiếng, người đó là một người thất nghiệp với mức lương tối thiểu $7.25 một giờ.

Những lao động tay nghề thấp phải cạnh tranh với nhau cùng với những lao động tay nghề cao khác để được chủ doanh nghiệp thuê. Ví dụ, nếu một lao động kinh nghiệm có thể làm việc với năng suất $14/giờ, trong khi hai người lao động thấp có thể làm với $6.5/giờ, thì chủ doanh nghiệp sẽ chọn 2 lao động tay nghề thấp thay vì 1 người lao động có kinh nghiệm. Tăng lương tối thiểu lên $7.25/giờ thì hai người lao động tay tay nghề thấp kia sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường lao động. Đây là lý do chính vì sao các công đoàn lao động là những người ủng hộ lương tối thiểu mạnh nhất. Mặc dù không một ai trong số thành viên công đoàn được trả lương tối thiểu, luật lương tố thiểu giúp bảo vệ họ từ việc phải cạnh tranh với những lao động tay nghề thấp.

Chủ doanh nghiệp có sự lựa chọn nên thuê con người hoặc máy móc. Ví dụ, một chủ doanh nghiệp có thể thuê một thư ký hoặc đầu tư vào một máy trả lời tự động. Lần kế tiếp khi bạn bực bội vì phải nói chuyện với một cái máy khi gọi điện thoại, bạn biết nguyên nhân là gì rồi đấy.

Có vô số ví dụ về việc chủ doanh nghiệp dùng vốn (máy móc, dụng cụ) để thay thế người lao động chỉ bởi vì luật lương tối thiểu đã làm cho những người lao động tay nghề thấp không thể cạnh tranh lại và không đáng giá để thuê. Chẳng hạn như xe đẩy đã thay thế nhân viên dịch vụ hành lý (trước đây vài hãng hàng không dùng nhân viên để phụ khách với hành lý) tại các sân bay. Lý do chính vì sao các cửa hàng thức ăn nhanh dùng dĩa giấy thay vì dĩa nhựa là vì họ không muốn thuê nhân viên rửa chén.

Kết quả là rất nhiều lao động tay nghề thấp trước đây được thuê hiện tại đã vô tình bị lương tối thiểu đẩy ra khỏi thị trường lao động. Bạn có thể nhớ lần cuối cùng một nhân viên rạp chiếu phim dẫn bạn đến số ghế đã đặt không? Lần cuối cùng một nhân viên trừ người thu ngân phụ bạn để đồ vào giỏ rồi phụ bạn đẩy ra xe của bạn là lần nào? (trước đây các siêu thị Mỹ thuê nhân viên phụ khách hàng để đồ vào giỏ rồi ra xe, như một dịch vụ miễn phí). Và không lâu nữa, các nhân viên thu ngân đó sẽ bị lương tối thiểu đẩy ra khỏi thị trường và được thay thế bởi các quầy tính tiền tự động, và bạn phải tự tính tiền và tự để đồ vào giỏ xách.

Sự tan biến của những công việc này có những kết quả kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Những công việc đầu tiên là một công cụ để những lao động tay nghề thấp học kinh nghiệm để tăng năng suất của mình cho sau này. Khi tay nghề của họ cao hơn, lương của họ sẽ tăng theo. Nhưng, khi bạn không cho phép họ có những việc làm tay nghề thấp (vì lương tối hiểu quá cao), họ sẽ không bao giờ có cơ hội để bắt đầu sự nghiệp.

Lần sau bạn đổ xăng trong mưa, đừng chỉ nghĩ đến một thanh niên có thể giúp bạn đổ xăng, mà nghĩ đến việc anh thanh niên đó có thể trở thành một thợ máy – nếu mức lương tối thiểu kia đã không cho phép anh ta có được công việc đầu tiên đó. Rất nhiều trong số thợ sửa xe đã học nghề khi họ làm nhân viên phụ đổ xăng. Từ việc đổ xăng, kiểm tra bánh xe, rửa kính, họ đã học rất nhiều điều từ việc phụ giúp những thợ sửa xe đi trước.

Bởi vì lương tối thiểu đã ngăn chặn nhiều người trẻ (bao gồm số đông là dân tộc tiểu số: da đen, Mỹ Latin) từ những công việc đầu đời đó, họ chưa bao giờ có cơ hội để phát triển tay nghề cần thiết để có được những việc làm tay nghề với mức lương cao hơn. Kết quả là rất nhiều trong số họ đã tìm đến con đường tội lỗi, trong khi số khác ăn bám vào sự trợ giúp tém phiếu của chính phủ. Những người ủng hộ mức lương tối thiểu cho rằng mức lương đó không thể nuôi sống một gia đình. Điều đó đúng, nhưng không liên quan, vì những việc làm với mức lương tối thiểu đó không phải để nuôi sống một gia đình. Đa số những người làm việc lương tối thiểu chỉ mới vào đời và được sự trợ giúp từ gia đình.

Sự thật là con người ít ai lập gia đình cho đến khi họ có được một mức lương đủ để hỗ trợ gia đình họ. Những công việc lương thấp đó cho phép họ kiếm được kinh nghiệm để dần dần có đủ tay nghề để kiếm được những việc làm lương cao hơn, đủ để họ có thể nuôi một gia đình. Có ai thật sự nghĩ một đứa trẻ giao báo có đủ tiền để nuôi một gia đình không?

Cách duy nhất để tăng tiền lương là tăng năng suất lao động. Nếu lương có thể được tăng bằng cách ra những bộ luật, chúng ta có thể tăng lương tối thiểu lên $100/giờ và giải quyết mọi vấn đề. Nhưng ở mức lương đó, đa số người trong thị trường lao động sẽ mất việc vì giá để thuê họ cao hơn năng suất, hoặc giá cả cho hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, kết quả là sức mua của họ không thay đổi. Đó là cái gánh nặng mức lương tối thiểu áp đặt lên người nghèo, lao động tay nghề thấp và người tiêu dùng.

Trong khi các nhà lãnh đạo của chúng ta không thể hiểu được khái niệm kinh tế đơn giản này, thì làm sao chúng ta có thể mong họ giải quyết những vấn đề phực tạp hơn trong xã hội?


 

Giới thiệu về Peter Schiff: Peter Schiff là Giám Đốc Điều Hành của công ty tài chính Euro Pacific Capital, là một trong những nhà kinh tế học thị trường tự do theo trường phái Áo Học tiêu biểu nhất.

 

Tác giả: Peter Schiff
Dịch giả: Ku Búa

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

14 BÌNH LUẬN

  1. Theo tôi ở VN cái mức lương tối thiểu có lợi hơn là có hại. Đúng là giá tiền lương phụ thuộc vào cung và cầu trong lao động. Nhưng có một vấn đề đặt ra là nếu đa số ông chủ đều muốn ép lương xuống thì người lao động buộc phải làm việc với mức lương thấp đó và người làm công chịu thiệt. Sẽ có người bảo, một số cty sẽ nâng lương để khuyến khích người tài giỏi. Nhưng với VN, cơ quan nhà nước thường không đòi hỏi người tài (vì làm gì còn chỗ), phần lớn cty còn lại là cty điều hành theo dạng gia đình. Ngoài ra cái ý thức trả công theo đúng năng lực còn rất kém ở VN. Tôi bảo đảm nếu bỏ mức lương tối thiểu thì thu nhập của nhân viên hạ kinh khủng. Huống hồ có mức lương tối thiểu buộc người lao động phải nỗ lực đạt được một ngưỡng nào đó trong chuyên môn (hoặc bằng cấp) để có việc làm. Còn một điều quan trọng khác nữa, đó là bảo hiểm xh, với một ngưỡng quy định thì nhà nước sẽ thu vào 1 khoản nào đó xác định (cao hơn nếu không có quy định). Bài viết chỉ phù hợp với một nền kinh tế tương đối tự do, công bằng và ý thức về các giá trị lao động thôi. Áp dụng vào VN là làm khổ người lao động và làm giàu doanh nghiệp.

    • Không phải tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Vấn đề ở đây là lương tối thiểu là một sự cản trợ trong thị trường. Lương tối thiểu làm một rào cản cho những người lao động tay nghề thấp (năng suất) thấp. Nếu những người lao động này không có được việc với mức lương phản ảnh năng suất thật sự của họ, thì họ sẽ không có cơ hội để thăng tiến lên mức lương khác. Nếu lương tối thiểu giúp người nghèo va là điều cần thiết thì tại sao chỉ dừng ở một mức nào đó, sao không ra luật lương tối thiểu là 10tr/tháng, 100tr/tháng? lao động cũng như món đồ trong thị trường và giá cả của lao động cần phải được định giá bởi cung cầu của thị trường, chứ không phải là luật lệ. Thân.

      • vấn đề nằm ở sự chọn lựa thôi bạn à, vì lợi ích của những người tay nghề thấp (thiểu số) mà đa số những người có tay nghề cao hơn phải chịu thiệt. Mức lương tối thiểu thường dựa trên tiêu chí là chi phí tối thiểu để sinh hoạt, đa số đạt được điều kiện này. quy định này đòi hỏi con người phải nỗ lực tiến lên. Ai dám bảo mức lương tối thiểu là nguyên nhân chính khiến “họ không có cơ hội thăng tiến lên mức lương khác”? là nhà kinh tế gia Peter Schiff ? Những gì ông ấy nói có phù hợp với VN hay không thì chưa biết được. Lương tối thiếu giúp người lao động không bị các doanh nghiệp bốc lột sức lao động bằng cách hạ giá lương. Nghĩa là lương lẽ ra được nhận là 6tr nhưng họ vẫn có thể ép giá còn 3,4 tr, mức lương tối thiểu quy định có thể là 5tr thì đã giúp người lao động rất nhiều rồi. Nếu năng suất làm việc của đa số là 120-150 tr thì tôi sẽ xin mức lương tối thiểu là 100tr như bạn mong muốn. có hiểu không đây? mức lương tối thiểu hỗ trợ sự trả công xứng đáng chứ không phải là cho không ai cả. Nếu nói như bạn vậy thui doanh nghiệp bao ăn khỏi trả lương để những người không có tay nghề lao động có cơ hội thăng tiến luôn thể. Xin thư với bạn, quy luật cung cầu chỉ đúng trong một nền kinh tế tự do, pháp luật chặt chẽ, giao dịch công bằng và sòng phẳng. kinh tế VN có những điều đó à? Ngày trước doanh nghiệp đè đầu cưỡi cỗ công nhân, trả lương rẻ mạt kêu trời không thấu, phải đấu tranh dữ lắm mới được tăng cái mức lương tối thiểu cho dân bớt khổ. nay lại có những người chẳng hiểu mô tê gì cả lại mang lời ông này bà kia ở nước phát triển về để tôn vinh. khi mang về phải biết chọn lọc mới là đúng. nếu tư bản cái gì cũng tốt thì thôi học Mỹ cho đăng ký súng tự do ở VN luôn đi.

  2. Nếu như các chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn năng suất thì ai bảo vệ người lao động? Người lao động bỏ việc này để chuyển sang 1 việc khác nhưng các ông chủ đều trả đồng lương thấp hơn năng suất vì họ tự đặt ra 1 trần tiền lương nhằm tối đa hoá lợi nhuận thì người lao động phải sống như thế nào?

    • Thì ra toà kiện. Vậy là không minh bạch rồi, chính phủ phải can thiệp để bảo vệ tính minh bạch của thị trường thôi.
      KTTT cũng không hoàn hảo, nó có rất nhiều lỗi, rất nhiều bất cập. Vì thế CP mới phải lập ra nhiều luật để bảo vệ nó. Mức LTT cũng vậy, không có nó thì sẽ tạo nhiều cơ hội cho những người học không giỏi hay không có điều kiện theo học DH. Trước đây trừ mấy bác lãnh đạo, thì đa phần người dân đều nghèo, tiền đâu cho con học DH. nên chỉ có học Trung cấp rồi đi làm tích luỹ kinh nghiệm và tiền rồi học lên thôi. Bây giờ cũng vậy, người nghèo càng ngày càng nhiều mà.

      • Kiện theo cơ sở nào? Kiện vì đồng lương thấp nhưng thế nào là thấp, chuẩn nào để so sánh? Không có LTT thì những người không có điều kiện học ĐH sẽ có cơ hội nhiều hơn hay cuộc sống kém hơn vì đồng lương được trả thấp hơn

    • “trả lương thấp hơn năng suất” > Mức lương như thế nào thì ngay từ đầu hai bên đã thỏa thuận đồng ý trước. Thấp hơn là thấp hơn như thế nào? Thấp hơn mức ban đầu đã thỏa thuận?

      • Mức lương thoả thuận vậy thì nếu mức ban đầu thấp vì chẳng có chuẩn nào để làm giới hạn thì người sử dụng lao động thoản thuận thấp thì sao? Sang chỗ khác, giới chủ thoả thuận thiết lập mức lương tối thiểu riêng thì lấy ai bảo vệ?

        • Nguồn cung lao động không phải là một nguồn cung vô giới hạn, mà nó CÓ giới hạn. Vì nó có giới hạn cho nên nó sẽ có một cái giá, cái giá này sẽ do quy luật cung cầu của thị trường quyết định, và nó có xu hướng hướng tới một trạng thái cân bằng. Trả lương thấp quá thì tất nhiên không ai làm, họ sẽ làm ở những chỗ trả cao hơn. Hoặc những chỗ trả thấp quá không ai làm tất nhiên họ sẽ phải tăng mức lương lên. Tại sao lại có những chỗ sẽ trả cao hơn? Vì chủ doanh nghiệp tính toán họ vẫn sẽ có lợi nếu thuê một người với mức giá đó. Điều này sẽ dẫn tới một sự cạnh tranh trong mức lương lao động, dẫn tới một trạng thái cân bằng như đã nói ở trên.

          VD: Một người được một nhà hàng A đưa ra mức giá 50 ngàn/ngày để làm công việc rửa chén. Anh ta hoàn toàn có quyền đồng ý hay không đồng ý hay thương lượng với chủ nhà hàng để được mức lương cao hơn. Không ai dí súng vào đầu anh ta bắt anh ta phải chấp nhận mức lương đó. Nhưng một khi luật lương tối thiểu được đưa ra thì chính ông chủ nhà hàng là người đang bị chính phủ chỉa súng vào đầu, bắt ông phải trả không dưới mức đó. Tại sao một người lại có quyền được hưởng một mức lương xác định nào đó? Quyền này ở đâu ra? Họ chỉ có quyền theo đuổi mức lương họ muốn.

          • Quên nói đến chuyện một khi đã có sự đồng ý thỏa thuận làm việc giữa hai bên, thì CẢ HAI đều có lợi. Vì nếu chỉ có người làm chủ có lợi, còn người làm công không thấy có lợi thì tất nhiên thỏa thuận đó sẽ không xảy ra. Điều này không những đúng với mối quan hệ chủ-công, mà nó còn đúng với mọi mua bán, trao đổi.

          • Với mức lương tối thiểu, chính phủ muốn đảm bảo với mức lương đó thì người lao động sẽ có thể duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu. Điều này giúp cho giới thuê nhân công không thể bắt tay nhau để ép giá xuống, người lao đông cần việc làm nhưng đổi lại người sử dụng lao động cũng cần người lao động để làm việc. Nhưng ai cần ai hơn? Người lao động không thích làm thì đi nơi khác thì giới chủ cũng thế, không thuê được ở đây thì đi chỗ khác thuê, cái khác nhau là sự chịu đựng của ai cao hơn? Kẻ có tiền hay người cần tiền?

          • Nếu chính phủ muốn dùng luật lương tối thiểu để đảm bảo đời sống cho người lao động thì tại sao chỉ ngừng ở mức cố định, sao không phải là 1tr/tiếng, 10tr/tiếng? Những người được “giúp” bởi luật lương tối thiểu đã được nhận lương ngang hoặc cao hơn mà không cần chính phủ quy định, chính cung cầu của thị trường đã làm điều đó. Còn những người chịu thiệt bởi luật lương tối thiểu, những người có năng suất lao động thấp hơn thì sao? Những người được lợi là những người chúng ta có thể thấy được, còn những người chịu thiệt là những người “vô hình”. Một người học kinh tế phải thấy những điều không thể thấy ở trước mắt. (Mượn lời củ Bastiat). Và vấn đề này chỉ nhìn từ phía cạnh người lao động, những người không chịu rủi ro kinh tế/kinh doanh. Còn những người chấp nhận rủi ro để đầu tư thì hoàn toàn bị bỏ quên. Giá trị lao động được quyết định ởi thị trường, chứ không phải chính phủ. Nơi duy nhất mà trả lương thấp hơn năng suất lao động là các cơ quan chính phủ, nơi không chịu thiệt bởi quy luật thị trường.

          • Mục đích luật này được tạo ra là để chống lại sự bóc lột công nhân một cách quá đáng, bắt họ làm việc mà không chi trả cho họ mức lương tối thiểu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Bởi vậy nên nó chỉ ngừng ở một mức cố định được xem là đảm bảo nhu cầu cơ bản thôi. Còn việc trả lương có đúng với năng suất lao động hay không mình nghĩ không phải nhiệm vụ của luật lương tối thiểu.

          • Cũng chả ai dí súng vào đầu người chủ nhà hàng A cả. Ông ta có quyền ra yêu cầu người lao động kia phải đạt một chỉ tiêu công việc mà ông ta giao cho trong vòng 8 tiếng của một ngày và ông ta có thể trả cao hơn mức LTT. Họ có mức LTT thì ông ta có quyền đưa ra lượng công việc tối thiểu vậy.
            Nguồn công việc cũng như nguồn cung lao động, đều là giới hạn.
            Nếu sử dụng quy luật cung cầu để nói rằng nó sẽ cân bằng thì thuyết “bàn tay vô hình” đã không bị sụp đổ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI