28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

4 trái chuối giá 50.000 VND

 

Tôi vừa mua 4 trái chuối ở một cửa hàng tiện lợi của Nhật với giá 266 yên (246 yên + 8% thuế tiêu thụ). Nếu tính tỉ giá 1 yên = 180 đồng thì 4 trái chuối này có giá 47.880 đồng. Tôi nhắc lại: đây là giá của 4 trái chuối, 4 trái chứ không phải 4 nải! Ở Việt Nam, với số tiền đó bạn có thể ăn bao nhiêu chuối?

Trước khi bạn đem vật giá ra so sánh, trước khi bạn bàn đến chi phí vận chuyển các thứ thì cho phép tôi nói thêm: 4 trái chuối đó có xuất xứ từ Peru, Nhật Bản không có chuối! Và đây là lần đầu tôi ăn chuối Peru ở Nhật, bình thường thì tôi vẫn ăn chuối Philippines với giá 136 yên (24.480 đồng) cho 4 trái, nhưng hôm nay chuối Phi hết hàng. Đọc đến đây có lẽ bạn cũng nghĩ được điều mà tôi đã nghĩ: Tại sao lại là chuối Peru và Philippines mà không phải là Việt Nam? Tại sao?

Có lẽ bạn chưa biết rằng nông sản nội địa của Nhật chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân nước này. Cho nên họ buộc phải nhập thêm nông sản từ khắp nơi trên thế giới về để bổ sung nguồn cung. Vậy nông sản Việt chiếm bao nhiêu % thị phần?

Nếu bạn hỏi tôi thì tôi xin thành thật trả lời rằng: Tôi không biết! Tôi không phải một nhà thống kê kinh tế nên tôi không trả lời câu hỏi đó cho bạn được. Nhưng không khó để dẫn chứng cho các bạn mường tượng qua những thông tin báo chí đã đăng.

Vào tháng 6 năm 2014 nông dân tỉnh Bắc Giang đem bán tháo vải ra đầy đường. Dự báo với sản lượng vải 140.000 tấn, trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60%, xuất khẩu 40% (Trung Quốc chiếm khoảng 95% sản lượng xuất khẩu.). Trong khi đó thị trường Nhật không có lấy 1 kg vải Việt Nam nào được nhập. Bộ Khoa học đã xuất khẩu 10 tấn vải ngay trong tháng 7 năm 2014 để làm mẫu cho Nhật Bản kiểm định, người ta bắt đầu mơ về cái giá 16$/5 quả vải ở thị trường này. [1]

Thêm một thông tin khác: theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV thì “Vải ở Mỹ thì tôi không rõ lắm, nhưng ở Nhật, 3 quả vải trị giá 1 USD. Hay như nhãn của Thái Lan XK sang Mỹ, tôi thấy họ bán khoảng 30-40 USD/hộp 5kg. Như vậy so với Việt Nam thì cao hơn rất nhiều lần. Tôi nghĩ nếu XK sang Mỹ thì cũng sẽ có giá cao như vậy thôi.” [2]

*Nếu bạn nào thắc mắc sao lại có 2 cái giá: 3 quả/1$ và 5 quả/16$ ở cùng thị trường thì xin mời bạn tìm hiểu về tương quan giữa giá vốn – giá bán và lượng hàng hóa, quan hệ cung cầu.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=m9ePheZ2aos]

Câu hỏi dành cho bạn ở đây: Tại sao lại phải là các cơ quan nhà nước đem nông sản đi giới thiệu, kiểm định ở các nước mà không phải là các doanh nghiệp tư nhân? Liệu cơ quan nhà nước có bao quát hết các mặt hàng nông sản không? Liệu cơ quan nhà nước có thể giới thiệu nông sản Việt đến tất cả các nước không?

Còn rất nhiều vụ bán đổ bán tháo, thậm chí là vứt cho gia súc làm thức ăn. Còn rất nhiều vụ đốt bỏ, chặt bỏ, đổ bỏ khác mà tôi không nêu ra. Đơn giản vì tôi không chắc các loại nông sản đó có thể tiêu thụ được ở Nhật hay một quốc gia nào đó hay không.

Đến đây mời bạn trả lời các câu hỏi sau:

  1. Ai là người quyết định số phận của nông dân? Là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương lái nội địa hay người tiêu dùng?
  2. Ai là người quyết định số phận doanh nghiệp và thương lái? Là người tiêu dùng hay là chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm trong thị trường nội đia, các khâu vận chuyển, kiểm duyệt sản phẩm?
  3. Ai là người quyết định chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm trong thị trường nội địa, các khâu vận chuyển, kiểm duyệt sản phẩm? Là người tiêu dùng hay các cơ quan nhà nước?
  4. Ai là người quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng các cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến các vấn đề trên? Là người tiêu dùng, nông dân hay là một Đảng phải chính trị nào?
  5. Ai là người quyết định sức khỏe của người tiêu dùng khi tiêu thụ nông sản? Là nông dân, các cơ quan nhà nước hay một Đảng phái chính trị?

*** Nếu bạn không trả lời được các câu hỏi trên thì xin theo dõi tiếp những bài viết của chúng tôi trong thời gian tới. Kinh tế học có thể trả lời những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi nữa.

Gửi các Zombie và độc giả của Triết Học Đường Phố

Các bạn nằm trong số ít giới trẻ Việt Nam hiện nay quan tâm đến tình hình đất nước, chịu đầu tư suy nghĩ để tìm ra một con đường đưa đất nước này đi lên. Đó thực là một điều đáng quý.

Tuy nhiên, hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi, khát vọng và nhiệt huyết muốn thay đổi không thôi chưa đủ. Muốn đưa đất nước tiến lên, các bạn còn cần phải có tri thức.

Trong đó, tôi trộm nghĩ tri thức về kinh tế học nằm trong những thứ tri thức quan trọng nhất.

Bởi vì sao? Vì phải hiểu kinh tế học thì mới đề ra được những chính sách tốt. Chính sách không tốt thì người tài sẽ bỏ đi, tài nguyên sẽ bị phí phạm, sản xuất sẽ không phát triển được. Mà chính sách tốt thì kinh tế vững.

Chúng ta muốn không bị phụ thuộc vào Trung Quốc, muốn xây nhiều trường học, bệnh viện, muốn xóa bỏ hủ tục. Nếu kinh tế nước ta giàu mạnh thì có phải làm những điều đó dễ hơn biết bao nhiêu?

Nếu không hiểu biết về kinh tế học, thì sẽ không thể biết được và không thể tranh luận một cách nghiêm túc được chính sách nào tốt, chính sách nào kém. Và cần nhiều người như các bạn quan tâm và có ý kiến đúng đắn về các chính sách, thì xã hội dân chủ mới hoạt động được hết hiệu quả, đất nước mới tiến bộ được.

Vậy thì bây giờ học kinh tế bằng cách nào? Cái này mỗi người một ý, nhưng theo tôi thì các bạn nên bắt đầu từ các trường phái Neoclassical và Keynesian. Không hẳn là các trường phái này ưu việt nhất, nhưng cả thế giới này đang học và dùng chúng, do đó chúng ta cần phải biết và hiểu chúng.

(*Ghi chú: THĐP không đi theo 2 trường phái kinh tế này, mà đi theo hướng của trường phái kinh tế Áo, Austrian Economics, muốn tìm hiểu thêm thì tìm đọc Ludwig von Mises, Keynesian economics được giảng dạy đại trà là vì nó thiên về chủ nghĩa nhà nước, còn Austrian economics thì thiên về chủ nghĩa tự do.)

Nếu không hiểu các trường phái này thì chúng ta sẽ không nói cùng một thứ ngôn ngữ với đa số các nhà kinh tế học hiện hành.

Có lẽ ai cũng ngại việc bắt tay vào tìm hiểu một bộ môn mới từ con số không. Vì thế tôi xin giới thiệu với các bạn một sê-ri video Kinh Tế nhập môn của các bạn Kinh Tế Không Kinh Thế. Các video này khá nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ, có thể giúp người xem bổ sung những khái niệm cơ bản nhất về kinh tế. Các bạn xem sẽ thấy kinh tế không khó hiểu như các “chuyên gia” vẫn thường dọa chúng ta để giữ cho người dân không muốn tìm hiểu về kinh tế và bóc trần những sai sót của họ.

Nếu mỗi ngày bạn dành ra 30 phút để tìm hiểu về kinh tế, tham gia thảo luận, nhìn nhận các vấn đề thì bạn sẽ nhanh chóng tích lũy được kiến thức kinh tế và nhìn ra các vấn đề.

 

Zetal

 

Link các bài báo có nội dung được nêu trong bài:

  • [1] http://cafef.vn/nong-thuy-san/vai-thieu-bac-giang-va-giac-mo-16-usd5-qua-2014060916141849017.chn
  • http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/10-tan-vai-thieu-luc-ngan-se-xuat-sang-nhat-ban-3011150.html
  • [2] http://nongnghiep.vn/vai-thieu-sang-my-se-con-gian-nan-post132429.html
spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

30 BÌNH LUẬN

  1. Tôi theo trường phái trọng cung vì theo tôi khác xa với việc tìm kiếm thị trường không bằng tạo cho nó một thị trường riêng.

    Trước Iphone chưa có thị trường đại trả/ phổ thông rộng rãi cho điện thoại chạm tương tác. Trước Tesla chưa có xe điện chạy bền và rẻ. Trước Amazon thì máy đọc sách điện tử chưa thành thị trường. Vậy nên chính phủ có 1 vai trò tương đối không cần và không bao giờ nên là tuyệt đối trong thị trường. Khi chính phủ đã tạo một hệ thống đủ mạnh, xác định quyền lập ranh rõ ràng thì sẽ tạo được 1 sân chơi. Và các công ty (người thực sự tạo ra nguồn hàng và nguồn tiền => người sử dụng tiêu thụ cuối cùng tạo ra mức ra.

    Tất nhiên đã là sân chơi thì sẽ có người rank #1, có top 10 và top 50 top 100. Trong bất cứ game nào bạn lướt qua thì rank càng cao sẽ được ưu đãi/ bonus mỗi ngày nhiều.

    Nếu để cho thuyết thị trường tự do tồn tại sẽ có nhiều vấn đề tương tự nảy sinh như học thuyết cộng sản (riêng tôi cho là cộng sản chẳng giá trị để gọi là học thuyết). Các vấn đề ấy rõ ràng thấy như thị trường game.
    1. Người nào nạp thẻ (có được vốn tư bản do thừa hưởng quá lớn) sẽ theo đà tái tính lũy vào những kì hạn kế tiếp (đã #rank 1 thì bonus luôn lớn => bonus nhiều thì lại càng giữ rank 1).
    2.viết tiếp sau mỏi tay ^o^

  2. Mỗi người một khả năng! Cứ theo đuổi cái gì bạn thích! Bạn nào có năng khiếu về kinh tế thì tìm hiểu kinh tế. Bạn nào có năng khiếu nghệ thuật thì tìm hiểu nghệ thuật! Bạn nào yêu khoa học thì nghiên cứu khoa học! Một xã hội phát triển toàn diện phải bao gồm mọi lĩnh vực chứ không thể chỉ chăm chăm vào làm kinh tế. Nhưng đúng là “Có thực mới vực được đạo”.

    Phải có những người đủ tâm đủ tầm đứng ra quy hoạch, hướng dẫn cho nông dân thì mới tránh được tình trạng hết trồng lại chặt rồi nhổ bỏ vừa lãng phí vừa thương tâm như vậy. Nhưng ai sẽ đứng ra đây?! Làm sao để người Việt Nam ngừng đầu độc lẫn nhau và giá trị nông sản, hàng hóa của Việt Nam được nâng tầm trên thế giới!

    Thời buổi này muốn chiến đấu phải có tri thức. Càng hiểu biết sâu rộng càng tránh được sai lầm, càng rút ngắn được con đường mình phải đi. Không thể chỉ dựa vào sức mạnh vật chất hay cái dũng cảm liều mình có phần cuồng tín, cầm súng bắn nhau pằng pằng như ngày xưa… Tóm lại TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH!!!

  3. Bài viết hay …Cũng tại cái ” kinh tế thị trường đinh hướng XHCNVN ” đã làm nước nghèo dân mạc rệp chẳng ngóc đầu lên với Thế Giới Tự Do . Cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu : ” Cũng bởi thằng dân NGU quá LỢN, cho nên CHÚNG NÓ mới làm QUAN “. Thượng Đế hỡi , có thấu cho VN nầy !

  4. 1) “…các bạn còn cần phải có tri thức.”

    Việt Nam có 24.000 tiến sĩ không biết có đủ tri thức chưa. Nếu đủ, tại sao vẫn chưa tiến lên được

    2) Những điều bài này viết, ở miền nam VN, dưới thời đệ nhất và nhị Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đã thực hiện từ lâu rồi. Bây giờ bạn mới nói. Đúng là tiến hóa ngược.
    Câu hỏi cho bạn đây: Muốn đất nước tiến lên cần phải phát triển từ ngọn hay gốc. Vậy đâu là ngọn ? Đâu là gốc.

    • Những dẫn dụ này tôi viết để những người trẻ ở Việt Nam hình dung ra sự tù túng của xã hội mà họ đang sống. Nơi mà người nông dân hàng năm sản xuất ra hàng trăm tấn nông sản mỗi loại nhưng cuối cùng lại phải buộc lòng vứt bỏ mồ hôi công sức của mình. Sử chuyển dịch suy nghĩ từ trạng thái chỉ đọc các tin tức “cướp – hiếp – giết – lộ hàng – scandal” thì nay họ dang dần quan tâm tới chính trị và kinh tế. Nhưng nếu chỉ quan tâm mà không có tí kiến thức nào thì họ hiểu gì các vấn đề xã hội?

      Hãy nhìn, hãy đọc những comment ở các báo, các page chính trị xem. Khi đưa ra các vấn đề về kinh tế xã hội thì họ bình luận như thế nào? Họ chửi đổng vào mặt nhau, kẻ nào to môm,kẻ nào lì lợm thì chiếm ưu thế chứ chẳng thể nào thuyết phục được đối phương tin mình. Như thế thì VN phát triển được à? Phát triển bằng cách tiếp tục sử dụng bạo lực đàn áp người khác à?

      Còn câu chuyện ở miền Nam trước năm 75 thì đó đã là quá khứ. Đừng đem cái huy hoàng của quá khứ ra mà kể lể nữa, điều đó có thể mang lại sự tiếc nuối, mang lại sự thống hận trong lòng người đọc. Nhưng thực chất nó không tạo động lực cho họ giải quyết vấn đề. Vì những ánh hào quang của quá khứ không đủ để đảm bảo cho họ – những người bị chế độ này tẩy não – có được tự tin để tìm ra ánh sáng của tương lai.

      Chính vì lẽ đó, tôi chọn cách cung cấp cho những người trẻ sự so sánh, sự cọ sát thông tin với thế giới. Để họ hiểu được cái sự u ám mà họ thấy là từ đâu mà có. Bạn không thể đùng một cái lôi những người đang đu bám trên ngọn cây vứt thẳng họ xuống đất được. Nó sẽ tạo ra sự phản kháng. Hãy dẫn họ từ từ đi ngược vào thân cây và từ từ leo trở lại gốc.

      ———————
      Còn đây là một phần bài viết mà tôi đã tách ra để tránh gây sốc thông tin cho người đọc, nếu hứng thú thì mời bạn đọc thêm.

      Các nước có nền kinh tế thị trường, tự do thương mại

      Trong khi ở các nước việc tự do thương mại luôn diễn ra ở mức độ cực cao. Các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân phải luôn hoạt động tích cực để cạnh tranh thị phần bằng việc nâng cao và cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất, những dịch vụ chất lượng nhất nhằm chiếm lòng tin của khách hàng. Khi họ làm người tiêu dùng hài lòng thì người tiêu dùng sẽ chấp nhận trả những cái giá cao hơn để có được sự phục vụ tốt hơn. Cũng vì lẽ đó doanh nghiệp phải hướng dẫn và hỗ trợ nguồn cung cấp hàng hóa , nguyên liệu của mình (tức là nông dân, công nhân …) những kỹ thuật nâng cao sản xuất, nâng cao hiệu quả nhằm đạt được mục đích như họ muốn.

      Các tổ chức kiểm định chất lượng không phụ thuộc nhiều vào chính quyền mà phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người tiêu dùng, của xã hội. Việc điều phối do cung cầu thị trường tự điều chỉnh.

      Nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

      Ở nước ta thị trường phụ thuộc vào cái vòng kim cô mang tên chính sách nhà nước. Các doanh nghiệp phải loay hoay với bài toán chính sách, thủ tục, hạn ngạch, hải quan, phí công lộ, phí bôi trơn…vv… Nhưng vẫn bắt buộc phải có lời và có khả năng cạnh tranh giá cả với hàng hóa nước ngoài nếu muốn tiếp tục tồn tại. Vậy làm sao để xoay sở giữa cái mớ hổ lốn đó? Đáp án là họ phải khôn khéo ép giá người nông dân, hạn chế lương thưởng cho công nhân. Tệ hại hơn nữa là lừa dối khách hàng để móc thêm tiền.

      Và người nông dân, công nhân trong môi trường này họ nghĩ gì? Tất cả đều là lỗi của doanh nghiệp, của đám thương buông thương lái…. nói chung là lỗi của bọn tư bản chứ không phải là lỗi của chính sách. Cho nên không khó hiểu khi người nông dân tìm đủ mọi cách để thu lợi bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Người công nhân cảm thấy bất công thì những kẻ đưa đầu chịu trận, tài sản bị đập phá, cướp bóc luôn là doanh nghiệp, là bọn thương nhân.

      Còn những doanh nghiệp, thương nhân thì sao? Để tồn tại được DN bắt buộc phải luồng lách cửa trước cửa sau để được yên ổn làm ăn. Và cũng chính vì việc chấp nhận đi cửa sau này mà DN cũng đã tự lấy đá đè chân mình, họ phải gian lận sổ sách để hợp lý hóa những khoảng tiền không phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng lại tự nhiên bốc hơi ấy. Và một khi có vấn đề gì trong kinh doanh, hoặc DN không còn đáp ứng được quy luật ngầm thì họ sẽ bị loại. Chính sự gian lận trong sổ sách của DN sẽ là con dao cứa cổ họ đầu tiên.

      Lấy một ví dụ đang nóng sốt hiện nay: Chất lượng của chai Dr. Thanh. Gần 10 năm qua Dr.Thanh luôn trụ vững và dần trở thành một ông lớn trên thị trường nước giải khát Việt. Nhưng họ làm điều đó bằng cách nào? Có phải là bằng chất lượng sản phẩm của họ không? Điều đó có thể đúng trong giai đoạn ban đầu. Nhưng sự thật, họ phải chi một lượng lớn tiền đề mở rộng thị trường đi các vùng. Chi một lượng lớn tiền để có sự bảo hộ của chính quyền. Số tiền ấy nếu không phải là cắt giảm từ các loại chi phí sản xuất, an toàn vệ sinh, lương thưởng nhân công thì ở đâu ra? Nếu công nhân được đãi ngộ xứng đáng thị liệu có việc bất cẩn hàng loạt trong quá trình sản xuất hay không? Hay những sản phẩm lỗi ấy là sự cố ý trả đũa từ công nhân cho chính sách lương thưởng của Tân Hiệp Phát?

      Những người nghiên cứu kinh tế và quản trị sẽ rất dễ dàng suy luận ra những điểm này. Nhưng còn người không có kiến thức kinh tế, quản lý thì sao? Họ nhìn thấy gì ở những sản phẩm lỗi của THP???

      • Cho rằng, được lên mạng trao đổi với mọi người là một điều thú vị, càng thú vị hơn một trong những người đó lại là bạn, một người có hiểu biết và có lòng nhiệt tâm với xã hội. Sau đây là một vài trao đổi với bạn:

        1) “Những dẫn dụ…các vấn đề xã hội ?”. Điều này mình hoàn toàn đồng ý với bạn

        2) “Hãy nhìn…đàn áp người khác người khác à ?”

        Bạn là người có tài năng, có học thức, những hiện tượng trong xã hội được bạn hiểu nguyên do, lý giải nó như thế nào. Nhưng bạn ơi, đâu phải ai cũng được may mắn như bạn. Con người khác nhau, phản ứng, cách hành xử khác nhau. Đứng trước một sự việc xã hội, mỗi người có cách phản ứng không giống nhau. Có phải: bắt buộc phải thuyết phục được đối phương mới được quyền lên tiếng ? Nếu một diễn đàn chỉ có những người có khả năng này, tôi tưởng tượng rằng chắc diễn đàn đó chỉ có loe ngoe những người như bạn độc diễn mà thôi, nó giống như chợ chiều vậy. Vì, nói ra sợ không thuyết phục người khác, thôi thì im đi cho rồi, comment làm gì.

        Diễn đàn là nơi mọi người gặp gỡ trao đổi với nhau. Có người hay, có ý kiến sắc sao. Có người lại không biết diễn đạt được những điều mình suy nghĩ nên không biết nói ra như thế nào. Diễn đàn nó như một xã hội thu nhỏ, trong đó có mọi thành phần. Vậy cớ gì bạn đòi hỏi nó phải như bạn muốn. Bằng chứng là tại diễn đàn này, mang tiếng là “triết học” chứ bạn xem bao nhiều viết được như bạn.

        Theo tôi, điều quan trọng là được tự do phát biểu lên ý kiến của mình cho dù nó có văn hóa hay không. Mỗi diễn đàn điều có quy định riêng của họ. Nếu vi phạm, họ cấm hoặc ban nick. Google +, Facebook đâu có quy định không được chửi thề. Họ không bức xức sao bạn bức xức. Nếu không thích, đừng vô đó tranh luận làm gì.

        Bạn phẫn nộ, hãy phẫn nộ. “Tôi yêu tôi nói là yêu, tôi ghét tôi nói là ghét”, như nhà thơ Trần Dần từng viết. Nếu viết về dcsvn, tôi không dùng những từ như Nah-Sơn sử dụng, vì con người tôi là như vậy. Nhưng tôi cũng chả phản cảm với điều Nah viết. Mỗi người hành xử theo cách riêng của mình. Thậm chí cách của Nah còn bộc lộ những cảm giác trung thực, bộc trực, gần gũi, đồng cảm, có hiệu quả, thuyết phục hơn những lời nói cao xa, khó hiểu.

        Nói ra điều này, có thể bạn sẽ nghĩ xấu về tôi : Bây giờ có nơi để chửi là điều tốt rồi, sợ rằng không có nơi để chửi, xả stress trước những bất công, nhức nhối của xã hội. Trước khi có internet, có muốn chửi cũng chả biết chỗ mà chửi.

        3) “Còn câu chuyện…ánh sáng của tương lai.”

        Chắc rằng bạn bị dị ứng với những gì miền nam trước đây. Điều này cho thấy, bạn chắc chưa hề bỏ ra một ít thời gian để tìm hiểu nó hay, dỡ thế nào. Tròn méo ra sao. Cũng có thể bạn chả thèm quan tâm đến nó.

        Vì những điều tôi sắp trao đổi với bạn có liên quan đến miền nam đó, nên tôi xin nói lướt qua vài hàng. Nếu không thích, bạn có thể bỏ qua.

        Từ năm 1955-1975, đã tồn tại ở miền nam VN một chính thể tôn trọng quyền tự do cá nhân và quyền tự do tư hữu.

        Nhà nước chỉ tạo ra một sân chơi công bằng cho mọi thành phần trong xã hội. Chỉ can thiệp khi có kẻ vi phạm luật chơi đó. Càng ít can thiệp càng tốt. Điều này không những được áp dụng trong kinh tế, nguyên lý này còn được áp dụng triệt để vào các lãnh vực khác : xã hội, giáo dục, nghệ thuật v.v…

        Cụ thể, trong lãnh vực kinh tế, người nông dân trồng cái gì, buôn bán cho ai, ai là người đứng ra nhập và xuất khẩu, chất lượng, kiểm duyệt sản phẩm, vận chuyển ra sao đều do các cá nhân hay công ty tư nhân có liên quan tự quyết định và chịu trách nhiệm. Lời ăn, lỗ chịu. Họ làm vì quyền lợi của cá nhân, gia đình họ nên sản phẩm làm ra phải đạt được hiệu quả kinh tế : chi phí càng ít, chất lượng càng cao. Bán hành càng nhiều, lợi nhuận càng lớn. Và dĩ nhiên, cũng có thể ngược lại.

        Còn ai am hiểu chuyên môn hơn chính những người trực tiếp tham gia sản xuất, điều hành, tìm hiểu và đưa ra quyết định thắng, bại vào từng thời điểm quan trọng.

        Đó chẳng phải là: “nước có nền kinh tế thị trường, tự do thương mại” như bạn viết sao ?

        Bởi vậy tôi viết: những điều bạn nói chả có gì là mới ở VN, người ta đã thực hiện cách đây 50 năm rồi. Đó là sự tiến hóa ngược. Cũ người, mới ta.

        Bạn không thấy nền kinh tế nước ta từ : kinh tế XHCN -> kinh tế thị trường định hướng XHCN -> bây giờ là kinh tế thị trường. Chả phải tiến hóa ngược là gì ?. Cái, người ta đã thực hiện cũ mèm rồi.

        Bạn viết “huy hoàng của quá khứ ra mà kể lể nữa”

        a) Các nhà văn Nguyễn Khải, Vương Trí Nhàn khi bàn tới xã hội thời các ông sống, thường đem xã hội thời Pháp thuộc trước đó ra so sánh hơn kém ra sao. Đâu có ai phản đổi các ổng :”Đừng đem cái huy hoàng của quá khứ ra mà kể lể nữa, điều đó có thể mang lại sự tiếc nuối, mang lại sự thống hận trong lòng người đọc”. Còn bạn, bảo tôi đừng đem thời trước ra so sánh, vậy làm sao biết cái nào hay, cái nào dỡ. Hay bạn bảo tôi so sánh với hiện tại ? Lấy gì so sánh đây ? Hay bạn bảo tôi so sánh với cái ở tương lai ? Có biết ra sao đâu mà so sánh. Hay : bạn bảo nó tốt, tôi tin là tốt. Bảo xấu, tôi tin là xấu.
        Sự việc, nó hay vì có vật dỡ. Nó cao vì có vật thấp, có cái để đối chiếu

        Chắc, nhà văn được quyền so sánh với quá khứ ? Còn nói chuyện kinh tế phải nói chuyện ở thì hiện tại. Đến đây, tôi đâm ra nghi ngờ trí tuệ của bạn : những nhà kinh tế học khi bàn đến các cuộc khủng hoảng lớn như 1997, 2008, họ cũng thường đem cuộc khủng 1930 ra để so sánh.

        b) bạn viết :” điều đó có thể mang lại sự tiếc nuối, mang lại sự thống hận trong lòng người đọc”

        Có thể bạn quá nhạy cảm và nghĩ như vậy, từ đó đánh đồng mọi người sẽ nghĩ như bạn. Như trên mình đã nói, mọi người khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Đừng từ cái riêng mà suy ra cái chung.

        Tôi, quan niệm : diễn đàn là nơi mọi người đều tham gia góp ý, mọi ý kiến (trái chiều, đối nghịch, ba phải cũng được(vì xã hội vốn thế đó)) đều được đưa ra thảo luận. Quyết định thế nào là quyền của mọi người. Đó là tự do, dân chủ.

        • Trước hết cho tôi đổi nhân xưng gọi anh xưng em đã, vì với những hiểu biết về xã hội trước 1975 như thế này thì anh chắc chắn lớn tuổi hơn tôi. Nhân tiện tôi cũng xin cám ơn những lời chân tình anh dành cho tôi. Giờ thì tôi đi thẳng vào phần trao đổi luôn để đỡ mất thời gian.

          2) “Hãy nhìn…đàn áp người khác người khác à ?”

          “Có phải: bắt buộc phải thuyết phục được đối phương mới được quyền lên tiếng ? ….Họ không bức xúc sao bạn bức xúc. Nếu không thích, đừng vô đó tranh luận làm gì.

          Nói ra điều này, có thể bạn sẽ nghĩ xấu về tôi : Bây giờ có nơi để chửi là điều tốt rồi, sợ rằng không có nơi để chửi, xả stress trước những bất công, nhức nhối của xã hội. Trước khi có internet, có muốn chửi cũng chả biết chỗ mà chửi.”

          Ở đoạn này, trong phần bình luận trước, tôi chỉ trình bày cái kết mà không trình bày nguyên nhân cho nên việc anh hiểu lầm ý tôi không có gì là khó hiểu. Thật sự thì trước đây, tôi chẳng bao giờ quan tâm đến cái chuyện người ta comment gì, cách người ta comment như thế nào ở các trang mạng đâu anh ạ. Thậm chí cái cmt phản hồi này của anh lẫn những phản hồi nghi ngờ tôi thế này thế nọ ở bài viết “Thư gửi các chiến hữu Zombie” tôi cũng chẳng có tí nào giận dỗi hay buồn bực nghĩ xấu cho các anh đâu. Đơn giản vì tôi hiểu tại sao các anh nghĩ về tôi như vậy. Cảm xúc của tôi nếu có thì chỉ là thất vọng, thất vọng vì các anh bị cảm tính chi phối quá nhiều khi đọc và trả lời bình luận. Tôi cũng không màng trả lời lại từng cái bình luận làm gì, mất thời gian lắm, tôi có công việc của mình.

          Lúc đó – tức cái lúc tôi còn chưa dấn thân vào con đường này ấy – chuyện tôi quan tâm ở các bài viết, bài báo chỉ là nội dung của nó. Còn phần comment, người ta bình luận hay thì tôi đọc, người ta chửi thì tôi phớt lờ đọc comment khác. Cái chuyện đó với tôi lúc đó nó không có gì quan trọng cả.

          Tôi chưa từng và tuyệt đối không có ý định bắt buộc ai phải comment theo ý tôi. Tôi là ai? Tôi có tư cách, có quyền hạn gì mà bắt người khác phải comment theo ý mình? Điều tôi mong muốn là mọi người suy nghĩ và cân nhắc cảm xúc khi bình luận để cuộc đấu tranh này đi vào lòng người. Cái chuyện tôi mong muốn và cái chuyện người ta có nghe theo tôi hay không là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Anh nên hiểu điều đó.

          Khi tôi dấn thân vào con đường thay đổi tư duy này thì có nhiều vấn đề khiến tôi phải thay đổi quan điểm. Đối tượng của tôi trong những bài viết phần nhiều là nhắm vào những người giống như tôi trước đây – tức những người mở web, đọc tin, xem bình luận..rồi đổi qua đọc trang khác – nói cách khác là những người không hoặc chưa có ý định dấn thân. Có lẽ anh không tin nhưng số lượng những người như thế đông gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần những người đang kêu gào đòi thay đổi này thay đổi nọ.

          Với cách thức trình bày của tôi thì không khó để những người như vậy nhận ra tôi muốn gì. Bằng nhiều cách khác nhau, họ đã tìm đến tôi để chia sẻ suy nghĩ. Anh biết tôi nghe được điều gì từ họ không?

          Thứ nhất: họ không thờ ơ, họ cũng muốn thay đổi xã hội Việt Nam này.

          Thứ hai: có vài yếu tố khách quan khiến họ ngần ngại tham gia. Vậy nên tôi đã đặt việc giải quyết những yếu tố này làm nhiệm vụ chính của tôi. để mở đường cho họ tham gia. Anh có muốn biết những yếu tố đó là gì không? Tôi nói luôn đây:

          1) Họ bảo rằng những người đang đấu tranh đa phần có thái độ quá hung hãng và có cái nhìn quá phiến diện. Mỗi khi họ góp ý nhẹ nhàng thì cả đám đông hung hãng bâu vào hội đồng, chửi bới họ. Vậy là họ im và lẳng lặng tránh ra 1 bên.~~> Tại sao họ lại có suy nghĩ này chắc tôi không cần phải nói nữa nhỉ?

          <>

          Đấy, họ làm như anh mong muốn rồi đấy “không thích thì đừng vô tranh luận làm gì” rồi đấy. Cuộc đấu tranh giờ là của riêng các anh rồi đấy, thích làm gì thì làm, họ không tham gia, anh vui không? Anh có thấy cái lý luận của anh nó cùn không khác gì những kẻ hay nói “không thích thì ra nước ngoài mà sống” không?

          2) Họ bảo rằng xã hội Việt Nam sẽ ra sao? Liệu có tốt hơn không nếu đất nước được điều hành bởi những người đòi tự do, đòi dân chủ nhưng hung hãng không khác gì những người cuồng CS.

          <>

          Còn về Nah Sơn, anh nên xem xét lại cách mà cậu ấy bày tỏ bức xúc mà xem. Cách cậu ấy làm là bắt đầu bằng những câu chửi để gây chú ý rồi sau đó sử dụng lý lẽ để thuyết phục người khác. Và đó là một trong những cách khôn ngoan để tập hợp những người đã có sẵn sự bất mãn trong lòng. Nhưng xét trên bình diện rộng thì số lượng quy tụ vẫn chưa đủ để làm nên chuyện. Vì vậy cần thiết phải có cách khác để nhắm vào nhóm đối tượng như tôi đã nói.

          Có thể anh nghĩ rằng, có chỗ chửi bới, có chỗ thể hiện sự yêu ghét là được rồi, là vui rồi. Nhưng tôi mong anh nghĩ kỹ lại, nghĩ thật kỹ xem: cuộc đấu tranh của anh, của tôi, của tất cả những người như chúng ta là để làm gì? Chỉ đơn giản là để có chỗ thể hiện sự yêu ghét, có chỗ bày tỏ bức xúc hay là để đất nước Việt Nam này quật cường trở lại? Anh suy nghĩ đi!!!

          Trước mắt tôi xin tạm dừng ở đây, để anh suy nghĩ. Hiện giờ tôi có việc nên chưa thể trình bày hết những gì tôi muốn nói. Nếu cảm thấy tôi nói sai thì anh cứ việc phản biện lại.

          • 1) “không thích thì đừng vô tranh luận làm gì”

            Anh (cho phép được gọi như thế) vẫn bảo lưu ý kiến này. Khi tham gia nhiều diễn đàn, đôi khi chúng ta thường gặp những điều chúng ta không mong muốn. Nhưng chúng ta vẫn có thể lựa chọn cho mình những nơi thảo luận nghiêm túc, chân thành, không sổ sàng, không thô lỗ, kích bác lẫn nhau, nếu thật sự chúng ta muốn tìm. Chỉ sợ chúng ta không có đủ thì giờ và sức lực để tham gia những diễn đàn đó. Chẳng hạn như : gocnhinalan, Hiệu Minh Blog, manhkim, xuandienhannon, danluan.org v.v…

            Điển hình, trang web nơi chúng ta đang thảo luận đây cũng được nhiều người tham gia vì mọi người thảo luận trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

            2) ” Họ bảo rằng xã hội Việt Nam sẽ ra sao? Liệu có tốt hơn không …”

            Câu trả lời của anh, e vẫn là : “Từ năm 1955-1975, đã tồn tại ở miền nam VN một chính thể tôn trọng quyền tự do cá nhân và quyền tự do tư hữu.” Quan trọng: nó triệt để tuân theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Ngay cả tổng thống cũng không dám lạm quyền, chứ đừng nói chi đến những kẻ làm càng, hung hăng càng không có đất sống. Nhưng trên hết, đã có những người sống, trải nghiệm qua xã hội này (đương nhiên, có những người cho đó là một sự bịa đặt hay nghi ngờ).

            Cũng có người đặt câu hỏi: nó hay như vậy, sao lại bị miền Bắc VN tiêu diệt. Để trả lời câu hỏi này, ta lại bước sang một chủ đề khác rồi.
            Và anh cũng e, câu trả lời của em :”Đừng đem cái huy hoàng của quá khứ ra mà kể lể nữa, điều đó có thể mang lại sự tiếc nuối, mang lại sự thống hận trong lòng người đọc”

            3) Về Nah-Sơn, anh vẫn giữ quan điểm về những tính tích cực như đã nói trên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI