29 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Thước đo nào cho hai chữ “thành công”

Featured Image: Public Domain Pictures

 

“Nhưng gì thì gì, giờ chưa có xu nào trong túi thì có nhiều thằng like đi nữa cũng chưa thành công đâu Zu ạ (thành công được đo bằng tiền bạc).” – Đặng Thanh Thủy”

Tôi trích câu này của chị Thủy với 2 mục đích:

  1. Là để nói lên quan điểm về khái niệm thành công của riêng mình.
  2. Là để phản biện về cách quy chụp “thành công được đo bằng tiền bạc” theo quan điểm của một số người.

Tôi không biết với bạn thành công có nghĩa là gì. Còn với tôi nếu dùng TIỀN để làm thước đo duy nhất cho thành công thì chưa đúng, thậm chí là lệch lạc. Bởi vì THÀNH CÔNG là một từ trừu tượng và mỗi người có một cách hiểu khác nhau.

– Với nhiều người thì được sở hữu những toà lâu đài và khối tài sản kếch xù thì là thành công.
– Với những nhà khoa học thì việc đưa ra một phát kiến hữu ích cho nhân loại, hoặc hoàn thành một công trình nghiên cứu đồ sộ và gai góc là thành công dù trong túi không có xu nào, thậm chí là đang ngập ngụa trong nợ nần vì chi phí nghiên cứu.
– Với một bà mẹ ít tham vọng thì thành công là vun vén chu toàn cho mái ấm gia đình và nuôi dạy các con nên người và đỗ đạt.
– Với một người không may bị tật nguyền thì biết tự lo cho bản thân, không gây gánh nặng cho gia đình và xã hội thì họ tự thấy mình đã rất thành công.
– Với một cậu bé nhà nghèo thất học thì việc biết đọc, biết viết, biết gõ bàn phím nói chuyện với các bạn, biết nhận thức đúng sai, sống và làm việc trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật, biết tự lập tài chính thì đó đã là thành công.
– Còn với những người có được nền tảng rất tốt từ gia đình, được ăn học đầy đủ, được thụ hưởng nhiều thứ may mắn hơn người. Nhưng cả đời lận đận, chẳng tạo ra gái trị gì cho xã hội, thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng xấu thì đó là một thất bại thảm hại. Nói như Fukuzawa Yukichi thì “học quản trị kinh doanh mà cái niêu cơm ở nhà cũng không tính được thì quả là một thảm hoạ”.

Qua các cách “định nghĩa” trên thì có lẽ bạn đã thấy rằng, việc dùng tiền bạc để làm thước đo chung cho thành công là chưa đúng. Hoặc mang cái định nghĩa “thành công” của riêng mình đi áp đặt cho người khác lại càng sai.

Tôi nghĩ sẽ là người mất trí hoặc bị tâm thần nếu như chỉ tay vào bà Cụ dưới đây và nói: “Bà là kẻ thất bại.”

Năm 2009, khi tôi đang sống ở thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, thường đến ăn sáng ở một quán Hủ Tiếu vỉa hè của một bà cụ đã sắp tuổi lục tuần. Tôi chọn quá bà một phần vì bà nấu ngon còn phần khác là vì quá ngưỡng mộ Cụ.

Cụ mất chồng từ năm 39 tuổi. Một mình lam lũ nuôi 6 người con. Đứa lớn mới học lớp 11 còn đứa nhỏ thì vừa mới thôi nôi. Nhưng khi tôi biết đến cụ và thường xuyên được ăn Hủ Tiếu do cụ nấu thì đứa con cả của cụ đã là một giảng viên đại học. Đứa thứ 2 học ở Anh, đứa thứ 3 học ở trường Cambridge đứa 4 cũng là giảng viên Đại Học người thứ 5 là sinh viên Đại Học Luật Sài Gòn, còn bé út đang đang học 12 và phụ mẹ bán hàng.

Cụ chỉ ở trong ngôi nhà lụp xụp và tồi tàn, phải còng lưng vì những khoản nợ nuôi con ăn học. Có lần tôi hỏi Cụ có thấy vất vả và mệt mỏi không? thì Cụ chỉ nở nụ cười hạnh phúc và nói rằng: “Ta chỉ trông mong cho bé út học xong và lấy chồng là thấy cuộc đời mình hạnh phúc và viên mãn rồi con ạ.”

Cụ ấy không có nhiều TIỀN, nhưng thử hỏi bạn nào nói Cụ ấy không thành công?

Vậy, với bạn, thước đo cho Thành Công là gì?

 

Nguyễn Văn Thương

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

24 BÌNH LUẬN

  1. 57 tuổi mà gọi là Cụ thì có lẽ cô này bị già nhanh quá. Chắc 1 phần do phải nuôi đứa con đầu vô dụng, những 34 tuổi mà “kinh tế còn rất khó khăn”!? Còn thêm đứa con thứ 2, chắc cũng trên 30 tuổi mà còn chưa ra trường phải không tác giả nhỉ!? 😀 Thật khôi hài.
    Còn về chủ để của tác giả thì có thể tìm đọc cuốn: Thước đo nào cho cuộc đời bạn – Clayton M. Christensen.

    P/S: ở đây cũng lưu ý các chị em, ở tuổi 38 thì không nên sinh con nha! Không tốt cho cả mẹ và bé!

  2. Thành công là gì? Câu trả lời như những gì bạn viết, mỗi người sẽ có những quan niệm thành công khác nhau, thậm chí khác nhau ở mỗi gian đoạn của cuộc đời. Riêng đối với mình, thành công được quan niệm như sau:
    – Hiện tại: thành công là khi tôi có được sự trải nghiệm sâu sắc ở nhiều miền đất, khoàng trời khác nhau, để được hiểu biết thêm về thế giới “nhỏ bé” này. Thành công là khi tôi đọc được những bài viết hay mỗi ngày, hiểu biết thêm những tri thức mới. Thành công là khi tôi có thể không cần làm những vẫn sống được.
    – Tương lai: thành công của tôi là khi tôi ung dung tự tại giữa đời, không lo lắng về tiền bạc và mang sức mình ra sống cho trọn vẹn.

  3. Các người con lớn của cụ đều có điều kiện học tập và phát triển tốt. Đối với bất kì bậc cha mẹ nào, điều đó kể như là thành công, họ có thể nhắm mắt vô tư vì biết con mình đã đủ lông đủ cánh.
    Mẹ và đứa em út phải cực nhọc kiếm tiền qua ngày, trong khi bản thân thì lại có điều kiện sống khá tốt, với bất kì ai đã có địa vị trong xã hội, đã lập thân (tức là tự lo được cho cuộc sống bản thân 1 cách độc lập và đầy đủ) thì lại là 1 thất bại.
    Bà cụ đã thành công với vai trò người mẹ người cha, nhưng mấy đứa lớn của cụ thì lại đang gặp vấn đề, chúng hoàn toàn có thể thất bại trong việc chăm lo cho người thân.
    Dù sao, nếu bà cụ có thật, thì đó quả là một người đáng tôn trọng.

  4. Tôi thấy các bạn chất vấn rất đúng.
    Nhưng vấn đề ở đây là tính cụ hay lam hay làm. Công việc đã trở thành niềm vui của Cụ. Bởi vậy dù các con có ép cụ nghĩ làm thì cụ cũng chẳng chịu.
    Còn tiền nợ là tiền lo cho các con ăn học từ trước. Đa số các anh chị đều mới ra trường nên kinh tế còn rất khó khăn. Chưa thể thanh toán hết nợ nần thay cụ.

  5. Bài viết khá vô lý. Thứ nhất, nếu thực sự cụ có 2 con đang học đại học ở Anh và không có học bổng thì đó là điều không thể vì học phí ở Anh cực đắt (300~500 tr/năm), chưa kể chi phí ăn ở siêu đắt. Nếu có học bổng thì “khoản nợ” ở đâu. Để mẹ già phải vất vả như vậy thì việc du học là sai lầm, trong khi ở nhà hoàn toàn có thể lao động và kiếm sống. Thứ hai, các anh đã lớn và đi làm vững chãi, vậy mà mẹ vẫn phải lo cho em út ?
    Bài viết lấy ví dụ này không thuyết phục, như vẽ.

  6. tôi ko biết Cụ là ai , và cũng chưa từng ăn hủ tiếu của Cụ ,nhưng có 2 người con làm giảng viên Đại Học mà Cụ phải đi bán hu tiếu và còng lưng với số tiền nợ cho con ăn học thì tôi thấy Cụ cũng chưa thật sự thành công lắm 🙂

      • Có thể bạn chưa hiểu, làm giảng viên tức là đã có 1 khoảng thời gian đầu tư học tập dài, và chắc cũng là những người giỏi, và chắc chắn sẽ có nhiều tiền, chí ít là lo cho mẹ và các em ăn học một cách thoải mái. Tôi không nói giảng viên là giàu, nhưng sẽ không thiếu tiền đến mức mẹ già phải quá vất vả.
        Chi tiết đó trong bài viết này là phóng đại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI