27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Giáo dục thiếu đạo đức

Featured Image: tpsdave

 

Nhiều lần cải cách giáo dục, nhiều đề án đưa ra nhằm phát triển giáo dục. Nhưng giáo dục Việt Nam đang đi về đâu khi trên mỗi mặt báo gần đây có hàng chục vụ giết người do học sinh thực hiện như: Học sinh giết bà lấy tiền chơi điện tử, 9x giết bạn phi tang trong bể nước, nam sinh giết người vì bị bạn nhắc nhở trong lớp, giết người yêu rồi chia sẻ tâm trạng trên facebook,… Còn hàng trăm vụ án gây ra bởi sản phẩm của “nền giáo dục hiện thời“: Nam sinh tự thiêu trượt đại học, nam sinh tự thiêu vì không được yêu, học sinh chửi thầy cô giáo trên mạng xã hội..Vì sao xã hội lại trở lên thế này! Chỉ vì lý do đơn giản mà sinh ra hằn thù đâm chém nhau.

Thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều học sinh không còn hứng thú thích học đến trường, mà bị cha mẹ ép. Học sinh đếp trường phải chịu áp lực quá lớp về học hành thi cử. Lịch học của một học sinh thành phố dày đặc ngoài 2 buổi học trên trường tối đến còn phải học thêm kỹ năng sống, các môn nghệ thuật như nhạc, vẽ,.. Đặc biệt, lịch học lớp 12 rất nặng, kín cả tuần. Học tập không còn là niềm say mê, hứng thú, ham tìm tòi hiểu biết nữa. Nhiều học sinh chia sẻ chán học vì giáo trình quá nặng, nhiêu đó vẫn chưa đủ: Cuộc sống bên ngoài cám dỗ học sinh hơn trường học.

Về phía trường học, trường học đã dạy gì cho học sinh? Trường học dạy học sinh biết phục tùng. Giáo viên thúc ép học sinh học, trường học chạy theo thành tích, giải thưởng mà không quan tâm học sinh nghĩ gì.

Trở lại chủ đề chính, nguyên nhân nào mà xã hội trở nên suy thoái như thế. Nguyên nhân sâu xa học sinh không được dạy “đạo đức” trong chính nhà trường và xã hội. Trường học chỉ dạy lý thuyết không dạy thực tế, gia đình không giáo dục “đạo đức” con cái mà phó mặc cho nhà trường. Nhà trường là “cái lò trông trẻ khổng lồ mà an toàn nhất”. Sau bao cải cách giáo dục, sao không cải cách giáo dục trong trường học -“một cải cách vô cùng dễ dàng”. Nếu một học sinh, hoặc thanh niên sau khi ra trường biết suy nghĩ một cách độc lập, suy nghĩ trước khi hành động thì đâu dẫn đến những vụ án thương tâm.

Bộ giáo dục đang tập trung vào đề án cải cách “cực lớn” cuối năm 2014. Nhưng xin bộ hãy cải cách “đạo đức” trước, đừng đưa ra dự án ngàn tỉ thiếu khả thi, thâm hụt ngân sách nhà nước. Cần cải cách đạo đức lối sống ngay bây giờ, nếu không quá muộn .

Một số cải cách vô cùng cần thiết với trường học, gia đình:

Bỏ đi mặc cảm tự ti chán học vì học kém: Trường học hãy dạy cho học sinh cách học tập hiệu quả, cách làm việc theo nhóm. Có thể ví dụ cụ thể: giáo viên chia lớp học nhiều nhóm giao bài tập, thậm chí bài kiểm tra cho nhóm làm và dạy học sinh cách phân chia công việc hiệu quả. Nếu có sự hướng dẫn phân chia công việc của giáo viên, các học sinh sẽ tự vận động suy nghĩ bản thân tìm nguồn tài liệu mà làm bài. Ban đầu có thể chưa tốt, nhưng thực hành nhiều kết quả tốt hơn. Cách học này có thể gúp học sinh dần hòa đồng xóa nhòa cảm giác tự ti học sinh kém.

Dạy học sinh cách tư duy độc lập trước một vấn đề mà không phải dựa vào bạn bè gia đình. Đưa ra những vấn đề của xã hội học sinh có thể tự do chia sẻ đưa ý kiến.

Cha mẹ hãy dạy học sinh cuộc sống bên ngoài xã hội cực kỳ khốc liệt, không giống trong game. Dạy chúng cha mẹ phải làm việc vất vả thế nào mới kiếm được đồng tiền. Có thể nêu ví dụ như sau: Cho học sinh một số tiền nhất định một tuần 1 lần, hướng dẫn con cái phân chia tiền nào được tiêu và tiền nào để dành, sau này có thể mua gì lớn hơn. Cách này hết sức hiệu quả với học sinh mẫu giáo và tiểu học dần dần hình thành thói quen tốt trẻ em không vòi vĩnh phải mua này nọ nữa. Khi lớn học sinh biết cách tiêu tiền hợp lý không phung phí. Cho học sinh, con em trải nhiệm cuộc sống đồng quê vài tháng để hiểu sự vất vả tạo những thứ chúng có.

Gia đình trường học dạy cần dạy cho học sinh thực hành “đạo đức” bằng việc nhỏ. Cần phải dạy ngay với học sinh tiểu học, không đặt nặng điểm số, có thể bãi bỏ điểm số học tiểu học càng tốt. Giai đoạn mẫu giáo và tiểu học là giai đoạn trẻ em có nhiều hứng thú say mê học nhất, cũng là giai đoạn định hướng đạo đức sau này. Cần dạy trẻ em học theo các nhóm nhỏ, vài em một bàn, tuy có ồn ào lớp học nhưng gúp trẻ em học tập tốt hơn không gò bó, có thể tự do phát triển tư duy.

Cần dạy trẻ em tiểu học thực hành đạo đức như: Cùng giúp đỡ nhau làm cùng một bài tập, đặc biệt dạy trẻ sống tự lập: Trong một bữa ăn tập thể, sau khi ăn xong các em phải tự dọn dẹp, quét dọn lớp học, cùng nhau dọn dẹp, chia lịch dọn lớp học cho từng nhóm. Cần rất nhiều sự vào cuộc gia đình đừng tạo lớp vỏ bọc, bao bọc qua hãy cho học sinh khám phá cuộc sống. Nếu làm được việc này, trẻ em có thể sống tự lập, biết tự giác.

Bộ giáo dục nên bãi bỏ không xếp loại thành tích nhà trường, không so sánh các trường. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cho học sinh nhận thành tích không phải nhà trường. Như vậy có thể bỏ lò luyện thi trong nhà trường-lò luyện gà. Bao nhiêu học sinh thi học sinh giỏi trước đây chỉ giỏi có 1 hoặc vài môn-khi thiếu đi động lực sẽ cảm thấy chán học môn còn lại. Thì sau khi bỏ lò luyện thi, học sinh thi học sinh giỏi không những giỏi 1 môn yêu thích giỏi về tất cả các môn. Niềm say mê ham học học hỏi không phải bỗng dưng mà có mà phải rèn luyện lâu dài nhiều năm.

Sau cùng cần nâng cao chất lượng giáo viên, cuộc sống giáo viên khó khăn nên sinh ra nhiều tệ nạn, cần nâng lương cho giáo viên có thể sống mức khá, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Chất lượng đầu vào nên chọn người có hạnh kiểm tốt, ưu tiên người yêu công việc nhà giáo. Trường không nên nhận nguyện vọng 2, vì nhà giáo cần đòi hỏi lòng yêu nghề.

Trong nhật ký trong tù, Bác viết:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – phần nhiều do giáo dục mà nên.”

Thử hỏi người rèn luyện dạo đức nhà trường có làm ra những việc xấu không, cơ chế thị trường cũng không thể nào đẩy người ta nước giết hại lẫn nhau. Than ôi! Hỡi ôi! Nền giáo dục đang đưa cả thế hệ vào ngõ cụt, chỉ vì lợi ích riêng.

 

Thu Troi

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

19 BÌNH LUẬN

  1. Gíao dục cải cách liên tục
    1 phần vì ko tìm ra phương án hợp lý
    1 phần vì muốn có thêm tiền đút làm của riêng

    Học sinh bây h nếu có 1 thay đổi hợp lý thì xin thưa lực lượng biểu tình rất đông đảo, dù là mọt sách hay lười học; học sinh hay sinh viên đều chán nản cái nền giáo dục hiện tại
    Nhưng kiếm đâu ra thay đồi hợp lý khi mà phía trên thấy mấy cái vô lý lại đem tiền về túi mình ????

    Giáo dục VN rất nhiều lỗ hổng …. vì vậy đó là môi trường khốc liệt đến kinh khủng .đối với người đi học vì ….
    – Nếu ở nước ngoài bạn phải cạnh tranh gay gắt khi ở trường thì VN bạn phải cạnh tranh sau khi ra trường :3
    – Nếu ở nước ngoài bạn học tất cả ở trường thì ỡ VN bạn chỉ biết sau khi ra trường
    – Nếu ở nước ngoài đạo đức là một trong những yêu cầu ở trường thì ỡ VN sau khi ra trường bạn mới học đạo đức(nếu bạn may mắn)

    ~~> bỏ luôn hệ thống giáo dục đi :)) vì đơn giản quan chức toàn COCC, người giàu thì toàn nông dân :)) mà nông dân thì cần gì phải học cho lắm nhỉ :))

    ~Meow~

      • VN về thời đồ đá :)) ai không muốn học thì phải có chí cầu tiến …. không thì phải làm nông dân như xưa :)) khéo thì lại có nhân tài như thời xưa ……

        Chứ bây h … kẻ có học thì không có chí …. k3 có chí cầu tiền thì bỏ học hoặc không có điều kiện học …. tiền bạc tiêu xài 1 cách phung phí …….

        Nói thật mình thấy giáo dục chữ Nho thời xưa trọng đạo đức còn tốt gấp ngàn lần cái giáo dục hiện h :v
        ~Meow~

          • Đồng ý mình có bất mãn với chế độ :)) Vì 1 trong những lý do mình chán học có liên quan tới nó ….

            Nhưng thực tại nó vẫn vậy, lấy ví dụ ngay tại gia đình mình :
            – Bố mình : giáo viên ( bằng loại khá thời đó, lấy ở Sài Gòn ), lương 3 cọc 3 đồng …. chi tiêu gì cũng phải tính toán, rồi phải tính toán lớp dạy thêm ….. bạn đừng nghĩ giáo viên là không tranh nhau, tranh nhau từng đứa học trò để kiếm thêm 150k/tháng đấy :))
            – Mẹ mình : buôn bán ( học hết cấp 3 ), đại loại thì gần gấp chục lần lương của bố hàng tháng ….. chắc không cần phải nói rõ hơn nhỉ :))

            Từ trên đó có 2 điều :
            – chưa hẳn có kiến thức là bạn đã giàu :)) với chế độ này thì còn quan trọng bạn có là COCC hay có phong bì hay không nữa :))
            – cái giáo dục thời xưa … hệ quả của nó là gì bạn thấy rõ …. liệu thời nay có cô gái nào chấp nhận 1 người chồng mà kiếm tiền ít hơn mình :)) chưa kể vài mâu thuẫn do bố gây ra mà đến h gia đình mình vẫn yên ấp đấy thôi 😀

            – Đạo đức là quan trọng nhất …. nhưng đạo đức sẽ chả là gì trong 1 xã hội coi tiền là quan trọng 😀

            ~Meowz~

          • mình đồng ý là xã hội hiện nay “chưa hoàn thiện”, nhưng nếu so sánh với xã hội trong quá khứ như thời đồ đá, rồi chiếm hữu nô lệ, rồi phong kiến v.v… bạn sẽ thấy xã hội này tốt hơn nhiều rồi. Và xã hội đang “phát triển”. Bạn ko thể mong 1 cậu bé cấp 2, đang phát triển, có thể giỏi như giáo sư đại học. Và trong 1 giai đoạn, tự xã hội đó sẽ coi trọng cái gì hơn.

            Như thế xã hội cũng là 1 cá thể sống vậy. Khi nuôi dạy 1 đứa trẻ, còn bé nó chỉ lo ăn, thiếu niên chỉ lo chơi, thanh niên thì lo tiêu xài, bạn gái, quan trọng là nó trưởng thành thế nào. Cho nên, mình thấy ko nên bất mãn làm chi.

            Về mỗi cá nhân, ai cũng có 1 con đường. Bố mẹ bạn đều là người đáng kính, và họ có những con đường riêng, đều tốt đẹp. Tuy nhiên, khi ở trong xã hội này, thì nên chấp nhận nó. Nếu nó đang ở giai đoạn “tiền là quan trọng”, hãy cứ chấp nhận, và tự theo đường của mình.

          • like bạn :)) mình vẫn đi trên con đường của mình và mong cái xã hội đang “lớn” này “nhận thức” được, có thể mình ko tuyên truyền được cho ai 😀 nhưng những người thân cũa mình thì chắc chắn sẽ khác :))
            ~Meow~

        • Mình phải công nhận Nho giáo không được hiện đại và tân tiến như bây giờ. Nhưng xét về khoản giáo dục tư cách, đạo đức con người thì không gì sánh bằng

      • thời gian sẽ trả lời! chúng ta như những con cừu không dám đứng lên vì chính nghĩa thì đừng hi vọng sẽ có chính nghĩa! câu trả lời là cứ kiếm ngày 3 bửa cơm thôi!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI