29 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Cách tân giáo dục, cuộc săn người lái “con tàu” lạc hướng

Featured Image: Be’mine

 

Nói thẳng. Là một kẻ chưa một ngày ngồi trên chiếc ghế giảng đường thì rõ ràng chẳng có tư cách gì để luận bàn về hai chữ giáo dục. Nhưng thói thường thì chính những kẻ vô học ấy mới hay săm soi luận bàn về những việc không phải là của mình, và thường “múa rìu trước mắt thợ” hay “cầm đèn chạy trước ô tô”. Hôm nay, khi đặt bút viết về chủ đề này là tôi đã tự biến mình thành kẻ vô lại nói trên.

Trong hai năm qua, tôi luôn theo dõi sát sao mọi thông tin xung quanh chủ đề cải cách giáo dục. Từ các thông tư, hội thảo, hội đàm của bộ ngành cho tới những kế sách và ý kiến của các học giả, chuyên gia, nhà hoạt động giáo dục. Đến giờ, tất cả những gì tôi thấy được, nghe được là một đống hỗn độn với mớ ý kiến trái chiều, những cuộc tranh cãi và những trận “chịu đòn” đau thương của các nhân vật đầu nghành. Nhìn vào bức tranh u ám đó, tôi chẳng biết đến bao giờ cuộc “cách mạng” mới đi vào hoạt động và bộ giáo dục mới tổ chức được những “trận đánh lớn” mang tính cách mạng thật sự.

Lục lại lịch sử phát triển nền giáo dục thế giới thì ta thấy, nền tảng tri thức trên “con tàu” giáo dục hiện đại được bắt đầu từ thế giới Hy Lạp, rồi dịch chuyển sang thế giới Muslim; từ Muslim sang Tây Âu, nội trong tây Âu; từ Ý sang Anh, đến Pháp rồi Đức; sau đó rời khỏi châu Âu đến Hoa Kỳ. Trong mỗi bước dịch chuyển nó đều ghi dấu một nhà cách mạng hoặc một nhóm nhà cách mạng của nước sở tại.

Trong quá trình “tiến hoá” từ College lên University thì Wilhelm được xem như là nhà cải tổ nền giáo dục nước Đức. Ông được ca tụng là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại, và là “kiến trúc sư” của trường đại học Humboldt ở Berlin. Chính thành công vang dội của Wilhelm ở Humboldt đã châm ngòi cho cuộc “cách mạng” giáo dục ở Mỹ, ở đó Daneil Coit Gilman là người tiên phong. Sau thí nghiệm bất thành tại viện đại học California vì một bộ máy bảo thủ. Gilman chuyển sang đầu quân cho Johus Hopkins và xây dựng ngôi trường này thành biểu tượng của nước Mỹ lúc bấy giờ.

Hopkins chính là trường đại học hiện đại đầu tiên của Hoa Kỳ và Gilman chính là người hùng Vĩ đại. Thành công của ông đã tạo ảnh hưởng hứng khởi cho hàng loạt tên tuổi khác nối gót theo chân. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là Clark Kerr, hiệu trưởng trường Berkeley – tác giả cuốn sách The uses of the university (các công dụng của đại học) một tác phẩm kinh điển vẽ lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển nền giáo dục thế giới và nước Mỹ.

Tới giữa thế kỷ XIX làn sóng giáo dục hiện đại bắt đầu lan rộng sang châu Á. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đón nhận “làn sóng” này một cách nồng nhiệt nhất. Nhắc đến nền giáo dục ở đất nước mặt trời mọc thì cái tên Fukuzwa Yukichi sẽ là câu cửa miệng. Ông sống vào cuối thời Mạc Phủ đầu Minh Trị. Ông là nhà tư tưởng lớn, một nhà giáo xuất sắc, là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng. (trong đó có cuốn “Khuyến Học” đã được dịch sang tiếng Việt). Ông viết lên một trang sử hào hùng cho nước Nhật, đến giờ hình ảnh ông đang được lưu giữ trên đồng 1000 yên.

Tôi điểm lại lịch sử như vậy để thấy rằng, trong mỗi cuộc “cách mạng” đều được tạo nên bởi những vị “Anh Hùng” – những nhà lãnh đạo kiệt xuất. Vì vậy, tôi nghĩ trong hành trình dịch chuyển NÓ về nước ta cũng cần có một “vị tướng” có tâm, đủ tầm và có khát vọng dấn thân để kiến tạo một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, có khả năng đua tranh với các nền giáo dục ở các xã hội Văn Minh. Như vậy, chúng ta mới hy vọng cứu vớt được “con tàu” lạc lái đang sắp chìm kia.

Trong kỷ nguyên của xã hội hiện đại và hội nhập sâu rộng. Để xây dựng nền kinh tế tri thức với một xã hội văn minh thì vai trò của giáo dục là quan trọng hơn tất cả. Để không bị tụt lại trong cuộc đua tranh khắc nghiệt ấy, giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ trồng người cho thời đại mới và tạo ra một nền văn hoá quốc gia mạnh mẽ với những con người có tư duy độc lập, tự chủ, nhân văn và khai phóng. Muốn cải cách một xã hội trong cảnh đỗ nát phải bắt đầu bằng cải cách con người, tinh thần con người, mà trước nhất là sự trỗi dậy và thăng tiến của nền giáo dục hiện đại.

Một dự đoán thú vị của các học giả hiện nay là, sau thành công tột bậc của nền giáo dục Mỹ thì bến đỗ của “con tàu tri thức” trong tương lai sẽ là nơi đâu? Câu hỏi này đã dần được “tiết lộ” khi nền giáo dục Phần Lan đã cho Mỹ “hít khói” trong thời gian gần đây. Chỉ trong 40 năm Phần Lan đã “lột xác” từ một nền kinh tế Lâm Nghiệp (phá rừng, xuất khẩu gỗ) thành một quốc gia đứng đầu thế giới về cải tiến, khởi nghiệp và sáng tạo. Được PISA xếp ở vị trí số 1 về chất lượng giáo dục. Một cú đại nhảy vọt làm thức tỉnh người Mỹ, khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, trầm trồ và tìm cách sao chép.

Bí mật trong công cuộc “lột xác” của Phần Lan bắt nguồn từ tư duy của những người đứng đầu đất nước. Với cách nghĩ để có được học trò giỏi thì người thầy phải giỏi, để có được thầy giỏi thì thầy của thầy phải giỏi. Ở quốc gia này, để được đứng trên bục giảng thì người thầy ít nhất phải có bằng thạc sỹ, kể cả người dạy ở bậc tiểu học. Nghề giáo là nơi tập trung những tri thức tinh hoa của đất nước này, là một nghề không chỉ được tôn trọng mà còn được tôn sùng. Vì vậy, một người làm nghề giáo có thể mua được một chiếc xe hơi hạng ưu chỉ với hai tháng lương của giáo viên tiểu học.

Khi đọc những con số đó tôi không khỏi sửng sốt và chạnh lòng cho nghề giáo nước ta. Nghề được ca tụng là “cô giáo như mẹ Hiền” đã dần biến thái thành “con buôn bán chữ” trong một bộ phận không nhỏ mà đã được xã hội gọi nhầm là “người lái đò” tận tuỵ. Nhiều ngôi trường lập ra không phải để thực hiện sứ mệnh cao cả của người dẫn đường mà chỉ với mụch đích buôn chữ và bán bằng. Nói thẳng ra, bộ phận những con người ấy không xứng đáng với chữ “thầy” họ chẳng qua chỉ là những tên thợ dạy mà thôi. Nói vậy nhưng tôi cũng cảm thông và hiểu rằng, thu nhập bình quân trong nghề giáo ở Việt Nam chỉ đủ ăn quà vặt. Đó là một phần trong nguyên nhân gây ra sự biến thái và tha hoá nói trên.

Có thể nói, hiện tượng Phần Lan gần đây như một nhát dao đâm vào lòng tự ái của người Mỹ. Cả chính trường Mỹ và giới tri thức nơi đây đang đang phải sôi sục trong chiến dịch tái thiết hệ thống giáo dục. Một quốc gia được xem là “cái nôi của tri thức” đã tự thấy mình thua kém, phải sốt vó, cong đuôi với công cuộc cải tiến để đua tranh cho kịp thời đại. Trong khi ở cái xứ sở lạc hậu của chúng ta lại cứ “bình chân như vại” và vô cảm với những “bước chạy” thụt lui của chính mình.

Tôi không dám viễn vông rằng chúng ta sẽ bắt kịp Mỹ, hay Phần Lan trong đôi năm, ít tháng. Tôi chỉ hy vọng rằng thế hệ con em chúng ta không phải chui dưới “mái nhà” tri thức tụt hậu và giột nát như chúng ta lúc này. Để thoát ra được bối cảnh đó, thì Việt Nam nhất thiết phải cần có một cuộc dịch thuật vĩ đại như thời Trung cổ ở châu Âu hay thời Minh Trị ở Nhật Bản, để đưa tinh hoa văn hóa thế giới vào đất nước. Điều này đòi hỏi xã hội phải có một thái độ cởi mở, phải có văn hóa trọng đãi nhân tài, phải lấy giáo dục làm gốc. Vì gốc của văn minh, hiện đại là giáo dục, mà giáo dục là nơi “sản xuất” ra Khoa Học, Công Nghệ, Kinh Tế, Văn Hoá, Xã Hội… Đây đều là những mảng phát triển nhờ con người xây dựng. Mà xây dựng con người lại là giáo dục.

Với thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay thì xem như cái “gốc” ấy đang bị thối nát hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Thay vì đào tạo ra con người tự chủ, độc lập, khai phóng thì chúnh ta lại “sản xuất” ra các công cụ lao động và những “chiếc máy” chỉ biết vâng lời. Nếu không có bài thuốc nào chữa trị thì có hết cải tiến rồi lại lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của dân mà rốt cục lại quay về điểm xuất phát. Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa không thể đảo ngược được cái lý trên, nước nào không hội nhập, không thích nghi được tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi, chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ.

Rõ ràng, bản thân tôi không phải là học giả, lại càng không phải nhà hoạt động giáo dục. Những dòng trên đây chỉ đơn giản là của một kẻ ít học nhưng thèm học. Và chính nổi thèm khát được học đã dẫn đường cho cho tôi đi tìm câu hỏi: “Tại sao ta phải học?” Để tôi hiểu được giá trị của tri thức và sự nguy hiểm của thằng “giặc dốt”. Nói vậy, nhưng với sức yếu tài mọn của mình tôi ý thức rằng mình chẳng thể làm gì được với “con tàu” khổng lồ đang ì ạch mất phương hướng ấy.

Tôi chỉ mong rằng đất nước này sẽ ngày một ít đi những con người vô lại và ít học như tôi. Thay vào đó là một dân tộc hùng cường với nền kinh tế tri thức. Để hiện thực ước muốn ấy thì chúng ta phải có một “chiến sỹ tiên phong” lãnh đạo cuộc cách mạng trường kỳ dai dẳng này, khi đó ta mới hy vọng điều điều khiển được “con tàu” ấy đi đúng hướng và theo kịp với thời đại.

P/s: Dạo này tự nhiên có hứng viết. Đặc biệt về chủ đề giáo dục. Mỗi khi nhắc đến nó là lập tức muốn hạ bút hành văn. Nhưng có lẽ chỉ vì chút tự ti của một kẻ vô lại nên đành nuốt chữ vào trong. Tuần qua, đoàn giáo sư gồm những tên tuổi đang thỉnh giảng tại các đại học hàng đầu Hoa Kỳ đang về nước đối thoại và hội đàm với thủ tướng và bộ giáo dục. Nhưng đến nay, mọi giải pháp đang dừng lại ở mức khả thi và hướng đi vẫn còn mù mờ phía trước. Bất giác, một tên vô lại đã vượt qua nỗi sợ hãi để ghi lại nỗi lòng dồn nén bấy lâu.

 

Nguyễn Văn Thương

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

28 BÌNH LUẬN

  1. Có khi nào tuổi trẻ cần thể hiện tiếng nói của mình như sinh viên và người Hồng Kông đang làm hiện tại? Mọi cải cách chỉ là chắp vá, khi cái nền tảng tư tưởng không thay đổi. Tự lo cho bản thân mình trước vậy!

  2. Cám ơn các bạn đã chia sẽ ý kiến. Nếu cùng quan tâm đến chủ đề này thì vui lòng kết nối tới facebook của tôi để tiện trao đổi nhé.
    Ngày mai tôi sẽ viết bài về chủ đề “chảy máu chất xám, trách nhiệm thuộc về ai?
    Bạn nào quan tâm thì đón đọc và góp ý nhé.
    Xin cám ơn!
    Nguyễn Văn Thương

    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=578460565598115&id=100003025310135&refid=52&ref=bookmark

  3. tuyệt vời! nhưng đáng tiếc
    tuyệt vời vì a nói quá đúng với thực tế và hiện trạng hiện nay
    nhưng quá đáng tiếc
    vì những tư tưởng tiến bộ vẫn chỉ có thể nằm trong suy tưởng như thế này
    vì chúng ta chẳng thể làm gì được khi quyền sinh sát và hành động nằm trong tay những người, những cụ già lão niên đã chẳng còn nhớ “học” hay “trường” là cái quái gì
    thật sự họ k bận tâm
    những người bận tâm thì hoàn toàn k có tiếng nói
    chúng ta có thể làm gì đây?
    làm gì bây giờ?

  4. Tác giả cũng có suy nghĩ, nhưng mình nghĩ có cải cách thế nào cũng chẳng ăn thua đâu. Cái gốc vấn đề không nằm ở Giáo dục nữa. Vấn đề của Việt Nam đang nằm ở chỗ khác. Chúng ta là người Việt Nam thì phải nhận ra và phải có hành động cụ thể để thay đổi nó. Còn cứ lẩn quẩn trong Giáo dục thì có ngàn năm nữa cũng vậy thôi. 🙂

  5. Bạn nói bạn ít học nhưng theo mình cách hành văn và suy nghĩ của bạn thì hơn rất nhiều những người được coi là có học, cám ơn bạn rất nhiều về bài viết.

  6. Thật sự tôi rất hứng thú khi đọc những bài viết bàn về giáo dục nước nhà, tôi thực sự hi vọng với niềm nhiệt huyết cải cách của những người quan tâm đến giáo dục hiện tại, đặc biệt là những người trẻ sẽ góp phần thúc đẩy con đường giáo dục nước nhà rẽ sang một con đường cao tốc, chứ không ì ặt trong những con hẻm nhỏ như hiện tại.

  7. Việt Nam cần một cuộc cách mạng, từ trong ra ngoài, từ kinh tế đến chính trị, từ bản thân mỗi người đến xã hội, không thì chả cần 2 chữ Việt Nam nữa ….

    ~baka~

  8. Việt Nam cần 1 cuộc sách mạng – Giáo dục, còn không tất cả nổ lực chỉ là ăn xổi.
    Thích cách nhìn, cách nghĩ, đau đáu từ tác giả. Tôi cũng có những phút suy nghĩ như vậy và nó khiến mình phải làm-cái-gì-đó.
    Có thể trao đổi về giáo dục với tác giả qua mail: leminhhongphuc@gmail hay skype: phuc.lmh không ạ?

    • Mình thì nghĩ cách mạng Giáo dục chả ăn thua đâu. Có siêu nhân trên cái đất nước tiến bộ nào đó trên thế giới có tới Việt Nam cũng không ăn thua. Vấn đề không còn nằm trong Giáo dục nữa. Đến lúc chúng ta phải nhìn xa hơn cái từ Giáo dục. 🙂

    • Cám ơn anh đã có lời chia sẽ. Nếu anh cũng quan tâm đến lĩnh vực này thì hãy kết nối với tôi qu facebook để mình tiện trao đổi nhé.
      Nguyễn Văn Thương.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI