27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Du học – “Đi đi, đừng về!”

Featured image: Bob Jagendorf

 

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:

“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”

Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”

Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”

Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.

Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.”

Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”

*

Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”

Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.

Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”

Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”

 

Đỗ Thanh Lam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

517 BÌNH LUẬN

  1. Cháu thân mến,

    Chú viết xuống đây những suy nghĩ riêng của chú với hy vọng làm dễ thêm cái quyết định đi hay về của cháu.

    Từ góc nhìn của một quốc gia, để xây dựng quê hương, chúng ta cũng cần nhiều người có kinh nghiệm ở ngoại quốc. Hiện tại đã có Việt kiều làm cho hãng ngoại quốc về làm cho xứ sở của mình rồi lại đi như cháu có thể biết. Và số người này trong tương lai không phải dễ có. Theo chú biết, du học xong là phải về nước lại; không có nước nào họ cho du học sinh ở lại mà không có điều kiện như phải có công ty bảo lãnh mình, hoặc là lấy người có quốc tịch bản xứ. Xin việc ở nước người đã khó, có được một công ty bảo lãnh mình ở lại thì cháu cũng thuộc loại gần như thiên tài rồi; bởi vì họ chắc phải chứng minh là không có ai trong nước có thể và chịu làm việc đó ở mức lương như vậy. Có bao nhiêu du học sinh đủ những điều kiện đó để ở lại? Thêm vào đó, ở lại là cháu chấp nhận xây dựng tương lai của mình trên xứ lạ quê người, không một người thân để nương tựa, không bạn bè xưa để gần gũi tâm sự. Những người như thế rất can đảm và ít có, nên nếu cháu có cơ hội hiếm có đó để ở lại, chú thấy cháu nên đi đi, đừng về.

    Nhìn từ con mắt chính của cháu khi đã là bố là mẹ, thì cháu có thể thấy cháu nên ở hơn là về. Cháu là người Việt bởi vì cháu sinh ra ở Việt Nam. Khi được sinh ra, có ai hỏi cháu muốn làm công dân nước nào không? Giả như được hỏi như vậy thì cháu trả lời như thế nào? Trong tương lai khi lấy chồng hoặc lấy vợ và có con ở nước ngoài là cháu đã được trả lời câu hỏi đó không những cho con, cho cháu, mà cho cả dòng dõi theo sau cháu. Suy nghĩ vong bản, phản động, mất gốc quá phải không cháu? Nhưng hãy thực tế, chúng ta cũng chỉ là loài người, tại sao nếu có thể mà không chọn một môi trường tốt hơn cho con cháu mình để sống? Lúc là bố là mẹ rồi cháu sẽ hiểu rằng khi có con, chúng nó là “một phần xương thịt của mình” với tất cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Con mình vui thì mình vui, con mình nếu có đau khổ một phần, thì bố mẹ còn đau nhìều lần hơn như thế nữa. Hãy chọn một môi trường tốt hơn để đào tạo những người con tốt hơn. Những người con tốt hơn đó có thể trở về phục vụ xứ tổ tiên của mình hoặc làm việc cống hiến cho nhân loại. Tại sao lại hạn hẹp mình trong khuôn khổ “yêu nước”, “yêu quê hương”? “Yêu nhân loại” có gì xấu hơn không cháu? Cái chữ Việt mà chú và cháu dùng để bàn luận với nhau đây; cái mà chú đang học hỏi để phân biệt giữa “lý giải” và “xử lý”. Cái mà cháu có thể cũng từng nghêu nghao “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” đó, theo như chú được dạy, không phải được sáng tạo ra bởi một người mang tên Việt, họ Việt, hay dòng máu Việt cháu ạ.

    Với những góc nhìn đó, chú hy vọng giúp được cháu trong quyết định “Đi đi” hay “Đừng về” của cháu!

    Thân ái trong tình đồng bào,
    Một chú Việt kiều.

  2. Bạn thân mến,
    Tư tưởng “chảy máu chất sám” mà ta học hỏi được của Trung Quốc, thì đã lỗi thời ở đó lâu lắm rồi.
    Ví dụ như việc định cư của Bác Đặng Thái Sơn ở nước ngoài không chỉ có lợi cho bác ấy, cho gia đình bác ấy, mà cho cả Việt Nam và nhân loại. Nếu bác ấy ở trong nược thì sự đóng góp sẽ hạn chế đi rất nhiều.
    Tôi được quen biết rất nhiều người Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài, họ chăm chỉ gửi tiền về Việt Nam cho người thân. Mà bạn biết đấy đất nước Việt Nam đâu chỉ là chính phủ Việt Nam đương thời, nó là rất rất nhiều thứ mà quan trọng nhất là con người Việt Nam.
    Hãy sống và làm việc ở đâu mà bạn cảm thấy hạnh phúc vì nếu bạn muốn giúp Việt Nam thì bất cứ ở đâu bạn cũng có thể làm được.

  3. Cơ bản là bạn vốn đã không muốn về nên cần 1 lí do thật “to lớn” để về Việt Nam. Và mình nghĩ cho dù mình có nêu ra lí do nào cũng không đủ đâu vì bạn đã quên mất 1 lí do cơ bản và cao cả nhất ” bạn là người Việt Nam”. Chỉ cần như vầy là đủ có lí do “chính đáng” để quay trở về rồi. Tất nhiên là mình không hề có ý chê trách bạn gì về việc ở lại cả, ba mẹ bạn bỏ hàng đống tiền cho bạn ăn học thì bạn ở lại sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, lo cho gia đình tốt hơn là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy đừng băn khoăn nữa, hãy làm bất cứ điều gì bạn cảm là tốt nhất 🙂 Nhưng nếu có một ngày bạn đã thành công nơi xứ người thì xin nhớ 2 tiếng Việt Nam

  4. Các bạn ở dưới đây,mỗi người có một ý,nhận xét của mỗi người đều mang tính chủ quan của riêng mình nên không thể nói được ai đúng ai sai NHƯNG
    Theo quan điểm của mình,mình muốn hỏi các bạn,bạn ra đi du học để làm gì,để thỏa mãn đam mê của bản thân hay để học tập,để trải nghiệm rồi cống hiến cho đất nước
    Bạn à,mình biết rằng có nhiều bạn sẽ nói rằng Việt Nam còn hèn quá,còn kém quá,ngành mà mình học Việt Nam đâu có đâu,làm sao để mình có thể thỏa mãn đam mê của bản thân,… Đúng vậy,những điều mà các bạn nói đều đúng,Việt Nam còn là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu,Việt Nam không có những cơ sở,công trình tiên tiến,công nghệ hiện đại như Anh,Pháp,Mỹ,Nga,….Đúng vậy,Việt Nam CHẲNG là gì so với các nước khác trên thế giới,làm sao mình có thể phát triển tốt được
    THẾ NHƯNG,hãy cùng lật ngược lại dòng lịch sử,dân ta,nước ta mới giải phóng được hơn 40 năm,con người Việt Nam vẫn chỉ mới gia nhập vào dòng chảy chung của thể giới.Có quá nhiều điều chúng ta cần học,có quá nhiều thứ chúng ta cần sửa đổi,THẾ NHƯNG LÀM SAO CHÚNG TA CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHI CÒN QUÁ NHIỀU BẠN TRẺ CỨ ĐỔ THỪA CHO HOÀN CẢNH.Chúng ta nghèo.Đúng.Chúng ta dốt.Đúng.Chúng ta kém.Không sai.Thế nhưng sao chúng ta có thể thay đổi được khi các bạn trẻ không hành động
    Bạn à,hãy đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh nữa,dẫu biết rằng Việt Nam ta còn quá nhiều sai sót,thế nhưng bạn hãy HÀNH ĐỘNG ĐI.Nếu mỗi cá nhân trong chúng ta hành động và thay đổi thì sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn,một sức mạnh có thể thay đổi được cục diện tình hình,một sức mạnh có thể biến chúng ta sánh vai với các cường quốc năm châu

  5. –Jami với kinh nghiệm ít ỏi 2 năm làm Sở Kế hoạch-Đầu tư, 2 năm làm Báo Nhân Dân – Tiếng nói của Đảng, còn có của nhà nước và nhân dân không thì chưa rõ; 1,5 năm học tư tưởng quản lý công của Lý Quang Diệu, 2 năm mở công ty tại Việt Nam xin khẳng định như sau:Nếu bạn là người làm kinh tế hay khoa học kỹ thuật hoặc khoa học xã hội khỏi về Việt Nam lúc này. Lịch sử cũng như thiên nhiên hoang dã luôn có chọn lọc tự nhiên, tầm cuối 2016 cục diện sẽ khác. Nếu bạn cái gì cũng biết chỉ có NHỤC là đéo biết như Jami thì hãy về Việt Nam làm cái gọi là doanh nhân xã hội. Dù đôi lúc vẫn bị những cán bộ xã nát rượu ngay trong giờ hành chính “hướng dẫn” những thủ tục mà chính mình ngày trước làm tờ trình góp ý chỉnh sửa lúc Luật còn trong giai đoạn thai nghén, dù thỉnh thoảng vẫn được cán bộ cấp huyện tư vấn “khó lắm nhưng lưu số anh vào” , hãy tin rằng đó chỉ là mấy hòn đá nhỏ sẽ bị cơn lũ nhiệt huyết cuốn phăng. Nếu bạn hiểu rằng, phục vụ càng nhiều người và phục vụ mỗi người ngày càng tốt hơn thì danh tiếng và tiền bạc tự tới, hãy quay về Việt Nam ngay bây giờ, vẫn còn đất đó. Hãy về Việt Nam nếu bạn vẫn còn hồn nhiên, sự hồn nhiên đầy trải nghiệm của Lý Khai Phục khi viết “khi đã 20, khi chưa 25”. Hãy về Việt Nam để hiểu rằng hạ tầng dân trí thay đổi thì thượng tầng sẽ dần sạch hơn. Đó, đã đủ lý do để về Việt Nam chưa? Nếu chưa thấy đủ, hãy ở lại miền đất lành nào đó đến khi trái tim Việt cảm nhận “mình cần quay về nhà”, khi đó hãy chắc chắn rằng bạn có gì đó để mang về đóng góp cho ngôi nhà của mình.

  6. Có nhiều việc dối trá trong bài trên. Tác giả có lẽ chỉ ngây thơ mà chép lại :”… một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014″ tuyên bố “Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!” Làm như anh/chị ta có thể 1 tay che trời, sửa luật di trú của Mỹ chỉ cho chính mình.
    Làm như anh chị ta có sự chọn lựa hợp pháp. Ở lại, ở lại thế nào, ngoài việc làm đám cưới giả, bất hợp pháp? Xứ Mỹ này hàng năm có hàng CHỤC NGÀN tiến sĩ ra trường bị thất nghiệp. Còn loại đã xong cao học, đại học bị thất nghiệp thì hàng hà sa số.Và đây là nói bằng cấp thật, và người tốt nghiệp là Mỹ rặc, giỏi tiếng Anh hơn 99,9999% người VN.
    Còn đây chắc chắn là 1 câu chuyện “suy bụng ta ra bụng người”: “…Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”…” Người “chế” ra câu trên cho rằng xứ Mỹ cần anh/chị ta ở lại! Anh/chị ta cho rằng mình giỏi lắm đấy nhá, nếu ở lại sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho nước Mỹ, và do đó nếu anh/chị ta về VN sau khi học xong thì nước Mỹ sẽ tiếc nuối vì mất tiền anh/chị ta đóng thuế, mất nhân tài thượng hảo hạng! Có thể nói chắc
    chắn rằng không người Mỹ nào nói câu trên cả. Đơn giản là vì họ biết người sinh viên VN kia chẳng phải là thiên tài, ân nhân của nhân loại, và cho dù như vậy thì nước Mỹ không hề CẦN, NHỜ 1 ai cả. Người Mỹ không hề biết tiếc nuối, quay đầu nhìn, những ai bỏ họ mà đi.
    Nhiều cô cậu du sinh viên khi về VN thăm nhà rất hay dối trá về các việc họ học, trải nghiệm tại nước ngoài. Tiếng Anh, Pháp, Đức đều không bao nhiêu cả, khi về lại hay “chêm” tiếng nước ngoài trong hầu như mỗi câu nói trước các cặp mắt tròn xoe khâm phục của các bạn trong nước. Rồi họ làm như băn khoăn lắm về việc “đi hay ở”. Có thể nói thẳng: trong 100 du sinh viên VN hạng cử nhân, không có tới MỘT người có thể ở lại Mỹ, Úc 1 cách chính đáng. Có cô kia học xong 4 năm tại UVA (University of Virginia), thuộc loại khá tại xứ này,
    điểm ra trường gần 4.0 (tối đa). Nhưng xin ở lại học MBA bị Mỹ từ chối cho học tiếp, vì chủ trương của Mỹ chỉ cho học 4 năm rồi về nước. Vậy là phải ôm hận về nước, nộp đơn đi Âu châu học MBA, bây giờ lại sắp về nước vì không được cho ở lại sau khi lấy bằng. Bên Anh, Pháp, Đức, có bằng MBA cũng không tăng cơ may có việc làm thêm được bao nhiêu phần trăm so với số thất nghiệp chung toàn quốc. Tại Mỹ cũng vậy.Có bằng cấp cao chỉ để có lương cao, chứ không hề tăng cơ may có việc làm. Có khi ngược lại, do trả lương cao, các chủ nhân càng phải lựa chọn kỹ lưỡng, do đó số người có bằng cấp cao (trừ bác sĩ) lại dễ bị thất nghiệp hơn người có bằng thấp hoặc không có bằng, vì số này có thể làm nhiều việc linh tinh, lương thấp, chủ không ngại thuê mướn, trả lương rẻ. Tại Mỹ, cho dù được cty bảo lãnh cho ở lại, ĐA SỐ vẫn bị bác đơn, trừ khi cty bảo lãnh thuộc hàng cực xịn như Microsoft, Google, và chuyên ngành là kỹ thuật. Các môn như quản trị kinh doanh, kế toán, âm nhạc… thì cho dù có Obama bảo lãnh vẫn bị bác đơn.
    Đọc nhiều nơi bàn việc “đi, hay ở” mà mắc cười. 99% du sinh viên VN
    không hề có sự chọn lựa chính đáng. 99% học xong PHẢI về nước, do Mỹ, Úc khôncho ở lại. Có “ở lại” chăng chỉ là bất hợp pháp, làm đám cưới giả. Một số quá quê xệ về việc này nên cố tình đánh lừa người khác và chính họ rằng “về không làm được ngành chuyên
    môn”, “quyền lực mềm tại VN quá mạnh” để biện minh cho việc họ làm đám cưới giả rồi “ở lại”. Số khác về vì không có tiền “mua” đám cưới, hoặc mua rồi nhưng bị gạt, hoặc bị Mỹ bác đơn do người kia từng”bán đám cưới” trước đây, chứ chẳng phải vì muốn cống hiến, đóng góp gì ráo cho quốc gia, dân tộc.
    Trước đây có cô kia đi Đức học 1 khóa về phát triển cộng đồng, lên báo khoe rằng không muốn ở lại Đức, chỉ muốn về VN cống hiến. Có thể muốn đóng góp thật, nhưng việc “không muốn ở lại Đức” thì chắc chắn là dối trá.
    Xã hội VN tạo ra các người như thế này, thì còn hy vọng gì cho VN!?

  7. Có nhiều việc dối trá trong bài trên. Tác giả có lẽ chỉ ngây thơ mà chép lại: “… một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014” tuyên bố “Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
    Làm như anh/chị ta có thể 1 tay che trời, sửa luật di trú của Mỹ chỉ cho chính mình.
    Làm như anh chị ta có sự chọn lựa hợp pháp. Ở lại, ở lại thế nào, ngoài việc làm đám cưới giả, bất hợp pháp?
    Xứ Mỹ này hàng năm có hàng CHỤC NGÀN tiến sĩ ra trường bị thất nghiệp. Còn loại đã xong cao học, đại học bị thất nghiệp thì hàng hà sa số.Và đây là nói bằng cấp thật, và người tốt nghiệp là Mỹ rặc, giỏi tiếng Anh hơn 99,9999% người VN.
    Còn đây chắc chắn là 1 câu chuyện “suy bụng ta ra bụng người”: “…Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”…”
    Người “chế” ra câu trên cho rằng xứ Mỹ cần anh/chị ta ở lại! Anh/chị ta cho rằng mình giỏi lắm đấy nhá, nếu ở lại sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho nước Mỹ, và do đó nếu anh/chị ta về VN sau khi học xong thì nước Mỹ sẽ tiếc nuối vì mất tiền anh/chị ta đóng thuế, mất nhân tài thượng hảo hạng! Có thể nói chắc chắn rằng không người Mỹ nào nói câu trên cả – Đơn giản là vì họ biết người sinh viên VN kia chẳng phải là thiên tài, ân nhân của nhân loại, và cho dù như vậy thì nước Mỹ không hề CẦN, NHỜ 1 ai cả. Người Mỹ không hề biết tiếc nuối, quay đầu nhìn, những ai bỏ họ mà đi.
    Nhiều cô cậu du sinh viên khi về VN thăm nhà rất hay dối trá về các việc họ học, trải nghiệm tại nước ngoài. Tiếng Anh, Pháp, Đức đều không bao nhiêu cả khi về lại hay “chêm” tiếng nước ngoài trong hầu như mỗi câu nói trước các cặp mắt tròn xoe khâm phục của các bạn trong nước. Rồi họ làm như băn khoăn lắm về việc “đi hay ở”. Có thể nói thẳng: trong 100 du sinh viên VN hạng cử nhân, không có tới MỘT người có thể ở lại Mỹ, Úc 1 cách chính đáng.
    Có cô kia học xong 4 năm tại UVA (University of Virginia), thuộc loại khá tại xứ này, điểm ra trường gần 4.0 (tối đa). Nhưng xin ở lại học MBA bị Mỹ từ chối cho học tiếp, vì chủ trương của Mỹ chỉ cho học 4 năm rồi về nước. Vậy là phải ôm hận về nước, nộp đơn đi Âu châu học MBA, bây giờ lại sắp về nước vì không được cho ở lại sau khi lấy bằng. Bên Anh, Pháp, Đức, có bằng MBA cũng không tăng cơ may có việc làm thêm được bao nhiêu phần trăm so với số thất nghiệp chung toàn quốc. Tại Mỹ cũng vậy.
    Có bằng cấp cao chỉ để có lương cao chứ không hề tăng cơ may có việc làm. Có khi ngược lại, do trả lương cao, các chủ nhân càng phải lựa chọn kỹ lưỡng, do đó số người có bằng cấp cao (trừ bác sĩ) lại dễ bị thất nghiệp hơn người có bằng thấp hoặc không có bằng, vì số này có thể làm nhiều việc linh tinh, lương thấp, chủ không ngại thuê mướn, trả lương
    rẻ. Tại Mỹ, cho dù được cty bảo lãnh cho ở lại, ĐA SỐ vẫn bị bác đơn, trừ khi cty bảo lãnh thuộc hàng cực xịn như Microsoft, Google, và chuyên ngành là kỹ thuật. Các môn như quản trị kinh doanh, kế toán, âm nhạc, thì cho dù có Obama bảo lãnh vẫn bị bác đơn.
    Đọc nhiều nơi bàn việc “đi, hay ở” mà mắc cười. 99% du sinh viên VN không hề có sự chọn lựa chính đáng. 99% học xong PHẢI về nước, do Mỹ, Úc không cho ở lại. Có “ở lại” chăng chỉ là bất hợp pháp, làm đám cưới giả. Một số quá quê xệ về việc này nên cố tình đánh lừa người khác và chính họ rằng “về không làm được ngành chuyên môn”, “quyền lực mềm tại VN quá mạnh” để biện minh cho việc họ làm đám cưới giả rồi “ở lại”. Số khác về vì không có tiền “mua” đám cưới, hoặc mua rồi nhưng bị gạt, hoặc bị Mỹ bác đơn do người kia từng “bán đám cưới” trước đây, chứ chẳng phải vì muốn cống hiến, đóng góp gì ráo cho quốc gia, dân tộc.
    Trước đây có cô kia đi Đức học 1 khóa về phát triển cộng đồng, lên báo khoe rằng không muốn ở lại Đức, chỉ muốn về VN cống hiến. Có thể muốn đóng góp thật, nhưng việc “không muốn ở lại Đức” thì chắcchắn là dối trá.

    Xã hội VN tạo ra các người như thế này, thì còn hy vọng gì cho VN!?

  8. Về hay ở lại? Đời như canh bạc thôi, suy cho kỹ, tính cho lâu rồi cũng đến lúc phải đặt cược, ai dám chắc phần thắng? mà đời biết thế nào là thắng là thua? bởi ai cho bạn đáp án? Chỉ kẻ dám chơi dám chịu mới biết cách bằng lòng.

  9. 🙂 đọc hết bài thì nhận ra là bạn đã có sự lựa chọn của mình rồi – quyết định ở lại nước ngoài, những suy tư, lý tưởng ở đầu bài viết hóa ra chỉ để làm màu. Hoài bão được cống hiến trí tuệ cho đất nước của bạn cũng giống với “dự tính” trở về xây dựng làng bản quê hương sau khi tốt nghiệp đại học của tôi. Cuối cùng tôi lại chọn ở lại thành phố để mưu sinh vì tôi nghĩ quê tôi quá lạc hậu chẳng thể “xứng” với 1 người tốt nghiệp đại học ^_^.
    Nói vậy để thấy, bạn cũng bình thường như tôi thôi, chẳng lung linh lắm bạn du học sinh ah.

    p/s: cá nhân mình vẫn mong các bạn lựa chọn quay về, đừng bỏ mặc chúng tôi ở lại loay hoay với đống hoang tàn của chế độ.

  10. Khi ta thiếu kinh nghiệm và kiến thức tòan diện và đúng về 1 vấn đề, ta thường đưa ra các quyết định sai lầm. Bạn có tâm và tình thần cống hiến đó là rất tốt, nhưng bạn cũng phải suy xét về tính khả thi của việc bạn trở về. Liệu bạn có thật sự đủ nghị lực và cản đảm để phá những trở ngại khi trở về. Thay vì phải chọn 1 trong 2 , sao bạn không chọn cả 2. Ở lại để rèn luyện thêm kiến thức và kinh tế. Vào các kì nghỉ co thể về VN để tham gia các họat động hay tham gia cac dự án online.Như vậy sẽ giảm bớt các rủi ro và bạn cũng có thể thấy vấn đề 1 cách chính xác hơn.

  11. Học rồi thì mong muốn được phát huy giá trị của mình. Đó là chuyện hoàn toàn chính đáng thôi. Riêng đối với khoa học thì ở đâu cũng được, cũng là đóng góp cho nhân loại cả. Bài báo, công trình khoa học của bạn cũng là không khai cho tất cả mọi người. Cứ ở đâu có thể phát huy hết sức thì cứ ở.

    Khi nào các trường đại học Việt Nam cảm thấy thiếu chuyên gia, cần các nhà khoa học thì họ tự động liên lạc thôi. Cũng có không ít tiến sĩ, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để giảng dạy nghiên cứu đó thôi. Nếu bạn là du học sinh thì cứ ở bên ấy mà nghiên cứu, khi nào cần tự khắc họ sẽ mời bạn về. Chỉ sợ là bạn cũng chỉ loàng xoàng và “so giá trị kinh tế” thì lại không bằng người nước ngoài.

    Đối với các ngành khác, không phải nghiên cứu khoa học, thì quay về hay không phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy ở đâu tạo ra giá trị nhiều nhất ! Tất nhiên ở Mỹ bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nhưng đồng tiền bạn kiếm ra có thấy giá trị bằng khi ở Việt Nam hay không ?

    Nhắc lại, tại sao các tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam thỉnh thoảng vẫn thuê mướn người nước ngoài làm giám đốc tài chính, giám đốc phát triển. Tại sao có một số Việt Kiều đã về nước đầu tư và có những thành công nhất định ?

    Let Keep It Simple: bạn thấy ở đâu có thể đóng góp nhiều hơn thì cứ ở. !

  12. “Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
    Đó chính là lý do của bạn ấy…

  13. Bạn còn nhớ Chí Phèo đã từng vật vã như thế nào để đòi quyền làm người ở cái làng Vũ Đại của xã hội cũ không, kết thúc câu truyện Chí Phèo đã thốt lên một câu nói chua xót mang đầy đủ ý nghĩa của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ “Tôi muốn làm người lương thiện nhưng ai cho tôi làm người lương thiện bây giờ..” Hoàn cảnh của giới trẻ chúng ta hiện tại có nét gì đó tương đồng với cái xã hội ngày trước. Chúng ta luôn khao khát cống hiến cho quê hương, muốn được làm việc, phục vụ quê nhà, gần gũi, chăm sóc cha me,..nhưng, như các bạn đã biết rồi đó, 10 đứa đi học xong thì 9 đứa phải ở lại thành phố bon chen với đời, bởi quê nhà không còn chỗ để bon chen. Ngay từ những ngày chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học bố mẹ tôi đã xác định với tôi ràng “Học xong, ở thành phố lập nghiệp luôn đi con, về quê bố mẹ không đủ khả năng xin việc cho mày đâu,..” Ngày đó được rời xa quê nhà được đi học ở một thành phố lớn đối với đại đa số “lũ trẻ” chúng tôi thật là một điều tuyệt vời. Nhưng, bước sang năm thứ 4 của đại học, sau khi nếm trải kha khá “mùi đời “thì cảm thấy thấm thía câu châm ngôn “Không đâu bằng nhà”. Nhưng, khi ngoảnh lại, thì mới chợt nhớ ra rằng nơi đó không có chỗ cho chúng ta. Chỉ những gia đình được gọi là “có điều kiện” thì con em chúng ta mới có cơ hội trở về mà “cống hiến”. Thôi thì đành bất lực chấp nhận cái vòng xoáy xã hội vậy, chờ đến khi nào nhắm mắt xuôi tay thì may ra có ngày được về nằm yên trên đất mẹ.

  14. Nếu bạn giỏi thì bạn làm ở đâu cũng được, nếu bạn không giỏi thì bạn làm ở đâu cũng thế. Tuy VN có nhiều khó khăn nhưng đó là thách thức chứng tỏ bản thân của bạn. Nhưng nghĩ cho cùng thì bạn nên thành công ở nước ngoài rồi về VN thì tốt hơn

  15. Chỉ có 1 lý do duy nhất để bạn nên quay đầu lại -” Việt Nam là quê hương bạn”. Nếu ngay cả bạn cũng muốn đi thì hỏi làm sao Việt Nam có thể thay đổi – không phải mọi người đang cố gắng đi du học là để tiếp thu cái mới về với Việt Nam sao? Đôi khi bạn phải chấp nhận là người tiên phong, người đi đầu để đạt được ước muốn của mình, dù biết là khó khăn nhưng chẳng phải tuổi trẻ của ta là để cống hiến, là vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách sao? Những thứ bạn học cần được mài rũa và trải qua khó khăn mới hái được quả ngọt.
    ==> ĐÓ là suy nghĩ của mình, chúc bạn học tốt và có quyết định đúng đắn, VN luôn chào đón người tài năng như các bạn :))

  16. hãy về đi a.có rất nhiều người đang trông chờ các a đó…đặc biệt là giới trẻ nước ta.hãy về bằng trái tim m.hãy nhìn sự thật đó…………..ko nước ta vẫn là 1 nước là một nhà nước lạc hậu về kinh tế.kĩ thuật thì kém phát triển……….bộ mặt xã hội đã như vậy chúng ta nên đối mặt với chúng chứ tại sao lại lảng tránh nó để bỏ mặc nước ta như vậy………có rất nhiều người cũng muốn cống hiến cho nước đó a………….hãy kêu gọi cộng đồng về xây dựng quê hương.về xây dựng con người mới chứ…………mình có tài năng.mình nỗ lực phấn đấu là vì gia đình về tương lai….muốn con người mình phát triển thì mình phải cố gắng thay đổi từ bây giờ…..hãy thay đổi suy nghĩ đi a nhé…..

  17. Lòng yêu nước của người du học sinh này thật đáng trân trọng. Giá như ai ai đi du học cũng có tư tưởng trở về xây dựng tổ quốc như anh/ chi thì thật tốt, dù chỉ là tư tưởng suy nghĩ thôi.. Em nghĩ thế này đúng thật là ở Việt Nam nhiều tiêu cực lắm lắm nếu về đây mà làm nhà nước có lẽ không đáng công cho người du học 4 năm lặn lội vất vả. Vì thế hãy cứ ở đâu mà mình phát triển được tài năng , gây dựng sự nghiệp rồi ta đầu tư cho đất nước . Hoặc trơt về nước nhà làm công ăn lương , cuộc sống không đc tiện nghi cao cấp như nước ngoài nhưng mình vẫn đóng góp cho xã hội bằng phong cách sống của mình. Ý em là mình sống văn minh như người nước ngoài và thay đổi những người xung quanh mình luôn. Chứ em buồn lắm những ngày ra đường dân ta thi nhau vượt đèn đỏ -> tắc đường , thi nhau chen lấn ở chỗ phải xếp hàng-> mất trật tự …

  18. Tôi là 1 người thường xuyên đọc báo, nhưng chưa viết bao giờ hôm nay thấy BL hay quá vào đây bình luận.
    – Tôi cũng học đại học ở vn ăn cơm gạo vn nhưng tôi thấy xã hội vn này chán quá, muốn xin việc ngon thì phải có tiền và quen biết. Như tôi thấy ở xã tồi chạy vào làm giáo viên mà khó nghê, người nhà làm to vật vã thế mà 3 năm mới nhét được vào, vẫn mất tiền nhé.
    – Các bạn đi du học có điều kiện thì nên ở lại NN cũng được, gửi tiền về XD đất nước còn về vn thì không làm ăn được đâu. Điển hình như chỗ tôi làm du học sing về cũng có, học bổng pháp về cũng có lương có được bao đâu nói chính xác là lúc đầu 9tr mấy năm mới được 12tr, ở bên kia toàn đi oto về giờ toàn đi xe máy, ăn uống thì tiết kiệm, lương đấy mà đi oto không đủ tiền chi phí, bằng cấp cũng không sử dụng đước cái gì, sống toàn theo kiểu vn, mấy đứa học tại chức làm sếp ầm ầm vì có cơ to. Còn đâu sinh viên học vn ra, bằng giỏi xinh gái, toefel … như gió lương cũng chỉ 5-7tr chán lại nghỉ, luanh quanh luẩn quản trong cái vòng kim cô chán lắm.
    – Những lời trên đây là mình nói thật bằng các công ty và trải nghiệm trong cuộc sống mình đã làm cùng và gặp họ, chơi cùng. Nhiều người còn nói với mình sai lầm khi về vn
    – Tất nhiên 1 số ít may mắn thì được tạm tạm nhưng không nhiều.
    các bạn có điều kiện đi thì cứ đi, muốn cho đất nước hay giúp đỡ người khác trước tiên hãy lo cho chính mình, ốc không mang nổi vỏ của mình thì giúp ai.
    Đang chán cv Ng H về nhà làm VAC.

  19. nói về nghĩa thì quê cha đất tổ, về thì về chứ cần quái gì phải có lý do. nếu chê quê nhà nghèo thì tốt nhất là đi luôn đừng về, cũng đừng tự dối lòng mình để nghĩ ra cái lí do chính đáng nào đó để ở lại xứ người. đã xác định muốn sống sung sướng thì đừng nghĩ đến sỹ diện làm gì cho mệt óc mình lại đỡ phải giả tạo trước người khác.

    nói về lý thì vác cái chất xám ngoại quốc về quê nhà mà ko phát huy được thì vác về làm gì? ông nào bảo vn chảy máu chất xám thì nên suy nghĩ lại. cứ để nó ở ngoại quốc mà phát huy, sau này nó mạnh nó góp vốn về vn xây dựng cái khác. học hành gian khổ mà đem về ko dùng được thì vô lý quá.

  20. Thấy các bạn bình luận vui phết nhỉ! Có người cho rằng đúng, có người cho rằng sai. Tôi nghĩ mỗi người tự chịu trách nhiệm về quyết định và tương lai của mình nên hãy tự suy nghĩ, phân tích được mất, nặng nhẹ rồi tự quyết. Không phải tự nhiên mà người tài VN đều hầu hết thành danh ở nước ngoài. Trước khi quyết định hãy nhìn vào sự thật, cái gì đang diễn ra, ta đang đứng ở đâu, nước mình thế nào và thế giới thế nào. Sự thật ngay trước mắt bạn. Người lớn, người thành đạt, người nổi tiếng, người thất bại, người bất đắc chí… có sẵn rất nhiều cho bạn tìm hiểu và thậm chí hỏi trực tiếp.

    Sau khi nắm được sự thật khách quan rồi thì mới phân tích và lựa chọn. Nếu bạn tin rằng mình có thể thay đổi được thực tại, có thể chấp nhận theo đuổi lý tưởng đến cuối đời dù có đói khát, ăn mày, bị chà đạp và chết trong khổ cực thì chúc mừng bạn! Bạn có thể là “Anh hùng tạo thời thế”. Nhưng hãy nhớ là bạn đã hiểu rõ được mất, rủi ro cho bản thân và gia đình, xác suất thành công/thất bại và hãy chấp nhận nhé! Lịch sử vẫn có ghi nhận những trường hợp thành công, lưu danh muôn thuở!

    Sẽ có bạn cảm thấy không xứng đáng để hy sinh. Thấy cuộc đời ngắn ngủi chỉ đủ lo bản thân, gia đình và góp một phần nhỏ cho người xung quanh. “Một con én không làm nên mùa xuân”, “Đất lành chim đậu”, “Ở đâu cũng là nhân loại. Ở đâu cũng có người cần giúp đỡ. Nơi nào trân trọng mình, cho mình cuộc sống tốt thì mình phục vụ nơi đó”… Chúc mừng bạn! Bạn sẽ có một cuộc sống thoải mái và gia đình bạn, người xung quanh bạn cũng hưởng lây. Một người lo được cho bản thân và gia đình mình là quý vì nhiều gia đình hạnh phúc thì xã hội và nhân loại mới hạnh phúc.

    Thế thôi! Hãy tự suy nghĩ mình thuộc “kiểu nào” và hãy sống cho tốt theo kiểu ấy. Mỗi “kiểu” đều có 2 mặt cả. Nhân tài mà không hiểu thời thế, không lượng sức mình, không chọn đúng cách và mù quáng thì đôi khi thành phá hoại và uổng phí 1 tài năng của nhân loại. Còn người chỉ biết vun vén cho bản thân thì sống ở đâu cũng thế thôi. Người có lòng “trắc ẩn” thì sống ở đâu cũng tốt cả.

    Thấy một sản phẩm dở thì bạn vẫn mua và góp ý, thấy một nhân viên kém cỏi thì bạn vẫn dùng và dạy dỗ. Điều đó rất tốt. Nhưng nên nhớ rằng nếu bạn không góp ý mà tẩy chay, không dạy dỗ mà sa thải gấp thì cũng là một cách tốt đấy. “Giáo dưỡng” và “dung dưỡng” chỉ cách 1 lằn ranh. Ngắn gọn là dạy được thì dạy, không thì cứ cho nó té 1 lần tự khắc biết thôi. Vấn đề là bạn đánh giá đúng tình hình và hành động hợp với khả năng của bạn.

    Đừng bắt chước ai! Trang Tử có thể ôm một người đàn bà lạnh cóng bên lề đường mà vẫn không ô danh. Nhưng bạn cho một người góa phụ vào nhà một mình với bạn đêm mưa gió thì chưa hẳn đã tốt. Hãy suy nghĩ và hành động phù hợp với vị trí và khả năng của mình.

    Hãy nhớ rằng để nhận ra vị trí và khả năng của mình là vô cùng khó. Rồi biết mình “muốn gì” cũng khó không kém. Có nhiều người cả đời không biết mình là ai, mình muốn gì. Rồi sống một cuộc đời bấn loạn, vô nghĩa. Thật đáng thương! Đó là lý do tại sao cùng là sinh viên, cùng phát biểu một điều nhưng một người thì được “tiền bối” ân cần chỉ bảo thêm còn một người thì “tiền bối” chỉ cười và nói “hạ hồi phân giải”! Phải chăng là do “tư chất và trải nghiệm”?

  21. theo mình thì cống hiến cho đất nước là cống hiến chất xám……. nếu là tiền thì chúng ta vay ODA hay từ nguồn vốn nc ngoài cũng được… vấn đề muốn phát triển đất nước thì chất xám là yếu tố bền vững nhất…….. đừng nghĩ cứ có tiền là đất nước sẽ mãi mãi giàu, tiền có đó rồi mất đó chỉ có chất xám là còn mãi.

  22. Hãy về đi. Việt Nam vẫn có những nơi cần tài năng của bạn. Việt Nam là nhà, là quê hương, là nơi bạn sinh ra và lớn lên. Bạn đừng nghĩ về nước là không có chỗ dung thân. hãy phấn đấu bằng năng lực của mình, chính bạn sẽ thay đổi được vận mệnh của đất nước, Đừng nghoảnh mặt lại quê hương, Tôi tuy là học sinh cấp 3, tôi cũng chứng kiến cái quyền lực mềm của bạn nhưng tim tôi vẫn yêu tổ quốc. Cuộc đời này, tôi nguyện hi sinh cả cuộc đời để dâng hiến cho Tổ Quốc! Vì tôi yêu VN, tôi là ng VN, tôi muốn thay đổi!

  23. Mình mới tham gia trang này và rất thích đọc cmt của các bạn nhưng có mấy bạn ngôn ngữ hơi bị quá lố mình thấy khó chịu lắm,
    P/s: klq nhưng các bạn viết, đặt tên như thế ko thấy đau mắt à?

  24. Thuyền có bến, sông có nguồn. Tôi thề là phần lớn du học sinh đều yêu nước, nhớ nhà, thương cha, quý mẹ và cả bạn bè, thậm chí người yêu.

    Khi bước chân ra nước ngoài, du học sinh phải gặp biết bao nhiêu là khó khăn, rào cản: ngôn ngữ văn hóa cách biệt làm họ bị cô lập giữa thế giới ‘người da trắng’ xung quanh,rồi lại lẩn quẩn nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người thân, nhớ bạn bè. Khi còn ở nhà, chán chén cơm, chê khứa cá rồi đến khi sang xứ người thì lại thèm kho quẹt, canh cua rau đai; ừ thì cũng có đó, nhưng tiền 3 cọc 3 đồng… Khác biệt tư duy, đơn giản nhất là ví dụ về ngôn ngữ cây viết xanh hay a blue pen?

    Chính vì vậy trong tâm mỗi người vn ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc. Tuy nhiên cũng có trường hợp các bạn đánh đồng quan điểm chính trị với dân tộc hay khái quát hóa quá mức. Vì nhớ nhà, có bạn thường xuyên trông ngóng tin tức từ vn, không biết vô tình hay hữu ý, những rắc rối/vấn đề liên quan đến chính trị/bộ máy nhà nước hay đơn giản là thông tin bị bóp méo dễ dàng đến tay các du học sinh, ví dụ như các vấn đề cocc, hay các scandal khác… nên mới sinh ra tư tưởng ‘chê’ đất nước.

    Còn việc một số trường hợp ‘mác du học sinh’ để ra nước ngoài ăn chơi, rửa tiền, mọi người đừng lo, rửa tiền là tội phạm (criminal), còn kẻ ăn chơi quá mức thì thật rất đáng tội nghiệp khi chưa xác định được mục tiêu chính họ nên nhắc tới làm gì.

    Có một quy luật ngàn năm vẫn thế, nước chảy về chỗ trũng. Dần dần, du học sinh cũng tìm được chỗ đứng cho mình khi có thể giao tiếp với nhiều người, rồi lại tìm được việc part-time, và rồi cũng được tốt nghiệp. Người việt nam luôn tự hào họ thông minh, họ tài giỏi, như vậy ko lý do gì ngay tại đất nước sở tại có mức sống cạnh tranh hơn được. Điểm này hoàn toàn có thể chứng minh bằng dữ liệu thống kê, mức sống bình quân ở nước đang học thường cao hơn ở vn. Nhiều bạn phản bác ý kiến này lại lấy ra mấy dẫn chứng của những vĩ nhân. Ừ, tôi công nhận những người đó tài giỏi, nhưng liệu có ý nghĩa thống kê, thế nào là kỳ vọng, ước lượng ở mức ý nghĩa bao nhiêu thì xuất hiện. Chưa kể đến xu hướng toàn cầu hóa, có chuyên gia người nước ngoài ở vn thì tại sao ko có ngược lại. Nếu du học sinh được ở lại, thì việc này hoàn toàn hợp pháp và được nước sở tại bảo vệ, còn thằng tây gió nào nói tụi vn học bằng tiền thuế của ba mẹ nó thì bảo nó ‘qua vn mà học để xài lại tiền ba mẹ tao, tụi tao đóng tiền nhiều hơn bọn mày bao nhiêu mà lại nói câu đó’.

    Tôi thấm nhất là trả lời của một ông bố, thật ko biết nói gì hơn. “Gửi con yêu! Tiền của bố mẹ dành cho con đi du học là tiền mồ hôi nước mắt, thậm chí là cả đổ máu nữa mới có được. Con học xong rồi về nước, lúc này bố mẹ liệu có còn tiền không để mua việc cho con (mà tự con xin việc chắc là không nơi nào nhận)!!! Mà cứ cho là đủ tiền mua việc cho con đi thì với mức lương 5tr-7tr thì đến bao giờ con mới kiếm đủ số tiền mà bố mẹ đã nhịn ăn, nhịn mặc để dành cả đời cho con. Về già bố mẹ sẽ trông vào đâu để sống??? Và với mức lương như thế liệu con có còn đủ can đảm để lấy chồng đẻ con và tiếp tục nghiên cứu khoa học không??? Lúc này, bố mẹ lại lo con bị xoáy vào việc cơm áo gạo tiền mà sa chân vào tham ô, tham nhũng thì xấu hổ với nhân dân và tổ tiên lắm. Bố mẹ biết con luôn lo nghĩ nhiều cho bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ khuyên con nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Bố mẹ luôn tôn trọng quyết định của con và con nên nhớ rằng bố mẹ cũng chỉ có một mình con nên khi phải xa con bố mẹ phải hy sinh như thế nào(khi nào con có con con sẽ hiểu điều này). Yêu nước có nhiều cách lắm con ạ, không phải cứ nhất thiết phải có mặt ở Việt nam mới là yêu nước đâu con. Chúc con sớm có quyết định sáng suốt.Bố yêu con!!!”

    Tóm lại, quyết định về hay ở là của riêng mỗi người, tôi ở lại, tôi không sai gì cả nhưng nếu tôi về thì tôi đã quyết định, tôi không hối hận.

  25. Mình là người ở nhà. Mình cũng nghĩ các bạn không nên về trừ những người có lý tưởng vì dân vì nước, những người có tâm huyết muốn thay đổi đất nước bởi bất kỳ lý do gì: thương xã hội nghèo khổ hay muốn nổi tiếng hay muốn ghi tên mình trong sử sách. Còn những người có tư tưởng tận hưởng cuộc sống văn hóa cao tại một đất nước văn mình, cho con cái một nền giáo dục tốt, đủ tiền chu cấp bố mẹ anh em ở quê thì nên ở lại, sau này già gửi ít tiền về từ thiện hay khuyến học là rất ok rồi, tổ quốc sẽ vẫn biết ơn các bạn. Cuộc cách mạng nào cũng cần có người tiên phong và những con người ngu dốt tại quên nhà như chúng tôi rất mong đất nước sẽ có một vài người tiên phong dám đánh cược cuộc đời mình cho lý tưởng để đổi lại một cuộc sống mới cho hàng triệu người. Nhưng bạn có biết để làm được những người như thế bạn phải bắt đầu từ khi còn là một cậu thanh niên cho đến lúc thành một ông già như Hồ Chủ Tịch hay không? Đừng đổ tại môi trường gò bó, đừng đổ tội xã hội thối nát, bạn chỉ đơn giản là sợ khó sợ khổ, chưa đánh đã nghĩ đến thua cuộc. Tôi viết thế này chỉ là bức xúc cho một số người có tâm huyết thực sự với đất nước nhưng cơ hội với họ chưa đến, và một số người vẫn đang mưu sinh trên đất khách quê người và chờ đợi một ngày thích hợp để trở về. Những người như thế chỉ đang im lặng và chờ đợi một tiếng súng tiên phong, cho đến khi thực sự có vài người không sợ chết tiến lên.

  26. “Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?” … Làm gì nếu bạn muốn, Trái tim bạn mách bảo … hãy sống cuộc đời của mình…

  27. Lòng yêu nước cũng giống như tình yêu từ cái nhìn đầu tiên vậy. Ngay lúc được sinh ra thì bạn đã yêu nó mất rồi, dù cho bạn chưa biết gì về nó cả. Càng lớn lên, bạn càng biết được nhiều thứ xấu xí (và đẹp đẽ) về nơi đó. Bất kể nó có xấu xí đến mức nào thì bạn vẫn yêu nơi đó, vì bạn đã ở đó quá lâu và là nơi một phần ký ức của bạn thuộc về. Vì vậy bạn bỏ qua các cơ hội và quyết định gắn bó lâu dài với nơi đó. Kể từ thời điểm đó thì đã quá muộn để hối tiếc về quyết định của mình.

    Lòng yêu nước cũng giống như các tình yêu khác, nó có thể làm bạn lạc lối. Yêu nước là một lẽ tự nhiên, nhưng nếu chỉ vì bạn đã bắt đầu cuộc đời với nơi đó hoặc đã ở đó quá lâu thì đừng phải ép mình gắng bó với một nơi nào đó, đặc biệt đừng chết vì nơi đó. Điều đó không đáng như bạn nghĩ đâu.

  28. Xin chào các bạn,

    Mình đã viết rất rõ ngay từ những dòng đầu: “Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.” Đây không phải tâm sự của mình. Mình không có ý kiến gì về quan điểm của bạn ấy, mình đơn thuần chỉ viết lại mà thôi.

    Mình rất vui khi đón nhận phản hồi của các bạn, nhưng khi bày tỏ quan điểm, các bạn vui lòng không đánh đồng mình với bạn du học sinh trong bài là một. Bởi từ bản chất, mình và bạn ấy rất khác nhau.

  29. bình loạn nhiều nhức đầu quá, tóm gọn đơn giản lại không có quyền mà lựa chọn đâu nhé, làm như hoc xong muốn ở là ở lại Mỹ như chợ vậy à :))) cuốn gói về hết nếu không có visa hợp lệ nha :))

  30. Một số bạn nói như…sách. Có bạn nói, “Có rất nhiều người muốn tiên phong nhưng quan
    trọng phải có sự ủng hộ”, vậy bạn thấy nếu trở về, người giỏi-muốn cống hiến có được ủng hộ không? Ủng hộ bằng cái gì? Bằng những thứ định tính như lòng người, hay hô hào phải không?

    Tôi muốn nói tới các chính sách cụ thể và luật pháp hiện tại. Đừng trách ý thức con người,
    bởi đôi khi chính chủ thể không hiểu và điều khiển được ý thức. Muốn phát triên cần những thứ cụ thể, đặc biệt là những đường lối, chính sách, hành động phù hợp, chứ không phải từ những thứ định tính hay tấm lòng yêu nước để đó.

    Thực tế, các bạn thường la lên chửi bới kẻ trộm, người dân ý thức thấp không xếp hàng, thương nhân buôn bán đồ tàu độc hại, người dân uống rượu khi lái xe để tai nạn nhiều… Tôi thì không trách những người đó, bởi bản chất con người ta vốn có thể vượt qua cám dỗ (tiền, dục, thú vui…) một, hai hoặc nhiều lần, chứ khó ai kiềm chế mãi cả đời, nhất là khi nó cứ bày ra trước mặt. Nên mới cần luật pháp, chính sách nghiêm đấy bạn. Ai mà không muốn uống rượu, nhưng ở Mỹ, uống say lái xe là nghỉ lái luôn mấy năm. Nên lúc còn tỉnh họ sẽ nghĩ và dừng lại. Còn ở Vietnam, “ôi dào, đút vài trăm là xong. Tẹt ga đê”.

    Do vậy mà các nước trọng luật pháp, pháp quyền mới phát triển thịnh vượng như vậy. Mỹ và Hàn là hai biểu tượng. Hãy trách Chính phủ với hệ thống pháp luật không nghiêm, giáo dục kém trước khi trách những thứ trừu tượng gọi là thói xấu người Việt hay ý thức người dân.

    Du học không trở về cũng giống vậy mà thôi. Một nước luật pháp không đóng vai
    trò cao bằng luật…rừng, nhũng loạn từ cấp cao, chế độ COCC, lãnh đạo bằng cấp… tại chức có chịu để một thằng Standford làm những dự án tiếng tây “đọc chả hiểu mẹ” gì không?

    Dù rằng mỗi người một quan niệm, con đường, và một cách yêu nước. Và tôi đã thấy nhiều bạn học ở Mỹ, Can, Úc trở về nhiều năm vẫn không chịu nổi đành lại ra đi. Một số bạn đi học và đang chuẩn bị về, đặt lại câu hỏi xem bạn có thể ở lại nước sở tại không? Nước sở tại có dung nạp bạn không? Trước khi rêu rao chửi người khác không yêu nước và không cống hiến. Tôi nhận thấy nhiều du học sinh nói sẽ về thường đi mấy nước không có chính sách thu hút ở lại (các bạn mãi mãi là người nước ngoài), như Nga, Hàn, Trung, Nhật, nếu ở lại có thể còn khó khăn hơn VN. Đó là thực tế, bởi tính toán “miếng cơm manh áo”, cuộc sống trước tiên là nhu cầu bản chất của loài người.

    P/S: Tôi đã và đang đi học, hai nước một Á và một Bắc Mỹ. Và tôi có kế hoạch trở về.

  31. Bạn Lam thân mến,

    Tôi đã đọc bài viết của bạn. Tôi hiểu và rất cảm thông với những nỗi niềm và trăn trở của bạn. Và tôi cũng biết, khi bạn viết bài viết này, bạn cũng đã mơ hồ có câu trả lời cho mình rồi, phải không? Tôi xin chia sẽ với bạn một vài điều tôi đã cảm nhận được và mong rằng nó giúp bạn có sự kiên định hơn trong quyết định của mình.

    Bạn Lam à, trước đây tôi cũng đã từng có câu hỏi như bạn và cũng đã từng trăn trở về nó trong suốt cuộc hành trình tôi đi trong cuộc sống này. Tuy tôi không có điều kiện ra nước ngoài du học như bạn, tuy nhiên tôi là một người tỉnh lẻ về thành phố Sài Gòn để học đại học và tôi nghĩ việc từ SG về quê làm việc cũng xem xem việc bạn từ nước ngoài trở về VN, nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế.

    Ngày chúng tôi (tôi và những người bạn thân của tôi) rời làng quê yêu dấu về Sài Thành phồn hoa và văn minh nhất nước để học tập, chúng tôi mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ và đam mê cống hiến. Chúng tôi, mỗi người mỗi ngành mà hứa cùng nhau trở về xây dựng lại làng quê yêu dấu của mình.

    Thế nhưng, sau 4 năm đại học, chúng tôi nhận ra rằng, thực tế thật khác xa những gì chúng tôi nghĩ trước đây. Việc xây dựng một làng quê thật không dễ dàng, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến nâng cao dân trí, nâng cao đời sống nhân dân v.v. và v.v là cả một quá trình và đòi hỏi sự đống góp cũng như sự ủng hộ của mọi người.

    Chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi k phải là siêu nhân và sự đóng góp của chúng tôi cũng thực sự rất hạn chế.
    Và một cái hạn chế rất lớn nhất đó là chúng tôi không được đóng góp. Nghe có vẻ buồn cười nhưng sự thực đó là như vậy. Bạn sẽ không thể vào cơ quan chính quyền hay công ty nhà nước nếu bản thân bạn không phải là đàng viên cs hay không có ba mẹ, anh chị là
    đảng viên của đáng cs. Chúng tôi ngày xưa là những người như thế, mặc nhiên bị bỏ ra rìa xã hội bất chấp anh có tài hay nhiệt huyết hay không. Chúng tôi chỉ còn một con đường duy nhất là phải làm việc cho các công ty tư nhân mà thôi. Mà thời đó bạn biết k, các công ty tư nhân 100 cty thì hết 99 công ty có chủ là những trọc phú, những ý kiến của bạn dù đúng dù sai mà khác với chủ đều không khả thi, miễn bàn.

    Vậy đó, những con người nhiệt như chúng tôi cuối cùng đành nương nhờ vào các công ty nước ngoài, mà như vậy người ta gọi là chảy máu chất xám. Chảy thì chảy chứ biết sao giờ, vì chúng tôi cũng cần tiền để sống mà.

    Từ đó, chúng tôi sống thực tế hơn, lo cho bản thân và cuộc sống mình nhiều hơn. Và nếu nói thẳng ra, chúng tôi đã quá chán nãn cho cái thực tế khắc nghiệt này. Lý tưởng cũng
    chỉ có thể là lý tưởng và hoài bảo cũng chỉ có thể là hoài bão mà thôi.

    Tuy nhiên, cùng với thời gian, tôi nhận ra rằng: có rất nhiều cách để phục vụ đất nước và quê hương mà không cần nhất thiết phải trở về quê hương hay làm việc cho nhà nước. Tôi có thể làm tiền gửi về giúp người ngheo khó ở quê nhà. Tôi có thể mởi lớp học thêm
    miễn phí cho người nghèo. Tôi có thể nâng cao dân trí bằng cách dạy người dân
    quê tôi học vi tính và tiếp cận internet. V.v và v.v…

    Bạn bây giờ cũng vậy.

    Không nhất thiết là trở về hay không trở về. Chỉ cần bạn có hoài bão và nhiệt huyết, bạn sẽ tìm được cách phục vụ đất nước tốt nhất theo khả năng của bạn.

    Vài lời chia sẽ cùng bạn. Mong rằng bạn có lựa chọn tốt nhất cho mình và cho đất nước VN thân yêu này.

    Chào thân ái.

    p/s: Nhân đây tôi xin chia sẽ một câu chuyện và cũng là ý kiến của tôi cho câu hỏi của bạn. Bạn đọc nhé!

    CẬU BÉ VÀ CON SAO BIỂN

    Một chạng vạng tối, khi mặt biển còn tĩnh lặng nhè nhẹ, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc Walkman đeo bên hông. Dù biển đông người nhưng tôi chỉ chú ý đến một cậu bé chạy lăng xăng cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó và ném xuống biển. Ở phía xa, tôi thấy cậu bé có vẻ bận rộn.

    Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét:”Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!”

    Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, tôi nghĩ chúng là những “viên đá” thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Khi đến gần hơn, tôi thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị cuốn lên bờ và lần lượt ném từng con trở lại với biển.

    Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với thời gian mà chỉ vài giờ nữa thôi thủy triều sẽ rút.
    Tôi cảm thấy khó hiểu. Tôi liền tiến đến chỗ cậu bé và nói:

    – Chào cháu, chú thắc mắc không biết cháu đang
    làm gì?.
    – Cháu đang đưa những con sao biển này trở về với đại dương. Chú thấy đó, bây giờ thủy triều đang xuống và tất cả những con sao biển này đã bị giạt lên bờ. Nếu như cháu không đưa chúng trở về biển thì chúng sẽ chết ngay ở đây vì thiếu ô-xy”.

    Tôi nghĩ thầm những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi.

    – Chú hiểu rồi. Nhưng có đến hàng ngàn con sao biển ở trên bãi biển này. Cháu không thể nào nhặt hết tất cả chúng được. Và chuyện này còn xảy ra ở hàng trăm chỗ khác suốt bờ biển này. Cháu có nhận thấy rằng cháu không thể làm thay đổi được thực tế sao?”.

    Cậu bé mỉm cười và lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời:

    – Nhưng cháu có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!”
    Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác…

  32. Noi thi de, lam moi kho. O lai thi o lai bang cach nao? Bao nhieu nguoi hoc xong apply nguoi ta cho o lai? hay vi si dien ma tim moi cach o lai bang con duong ket hon gia( ghep form), co nhieu nguoi tron lau o lai. O lai nhu vay co dang tu hao ko? Bo ra mot so tien lon’ de di du hoc, ve VN lam biet chung nao moi lay lai so tien ay. va chua chac ji da kiem dc viec lam nhu mong muon. Da so ai di du hoc cung muon o lai ca, nhung cai kho la lam sao de dc o kia. Tru nhung nguoi gia dinh kha gia, chuyen tien bac khong thanh van de thi moi muon ve VN. Chu o nguoi ngoai , that ra ko co thanh thoi nhu o VN dau.

  33. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì đây là quyết định cá nhân, các bạn về thì càng tốt mà ở lại thì trái đất vẫn quay.Nhưng nếu bạn muốn con cháu mình không phải xấu hổ vì là người ‘giao chỉ’ thì các bạn có thể trở về để thay đổi nó.. tất nhiên có thể đc hoặc không nhưng sẽ chẳng bao h biết đc nếu bạn không thử.

  34. Ta không bắt ép ai! Hãy để cho họ được tự do lựa chọn con đường của mình, VN không hợp với các anh em thì anh em cống hiến ở nước họ. Cũng đều tốt đẹp cả. Đều là cống hiến cho cộng đồng thế giới này. Theo tôi, ta không nên tranh cãi quá mức đến việc chê bai nhau. Nếu được nói về VN, tôi có thể nói một câu là “Nó rất ngột ngạt – rất khó thở”

  35. ĐẤT LÀNH CHIM ĐÂU. ĐI ĐÂU CŨNG Ở TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY. QUAN TRỌNG Ở ĐÂU MÀ CÁC BẠN ĐƯỢC TỰ DO TỰ TẠI, TỰ DO SUY NGHĨ, TỰ DO PHÁT BIỂU. CỐ GẮNG LÀM NHỮNG ĐIỀU THIỆN LÀ OK RỒI.

  36. Chào Đỗ Thanh Lam và các bạn,

    Mình tên là Lê, chuẩn bị đi Úc học 1 năm. Mình cũng đã suy nghĩ và tham khảo rất nhiều về quan điểm đi hay về, và yêu nước là thế nào. Theo mình 1.Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào (trính: aicungbiet^^) là một điều đúng đắn và chúng ta phải CỤ THỂ nó, rồi sau đó mới nói về cống hiến.

    Yêu: theo mình là cả yêu cái tốt lẫn nhìn nhận cái chưa tốt một cách khách quan và từ từ khắc phục. Mình yêu bạn gái mình cũng vậy thôi mà. Mình chọn yêu Việt Nam những cái nhỏ thôi: khí hậu trong lành, bãi biển dài, những ánh mắt lam lũ vẫn cười, dòng người tấp nập nhưng không hỗn loạn. Những dãy nhà lô nhô lộn xộn cũng đáng yêu nữa, nếu bạn nhìn theo một góc khác, phải chăng đó là biểu hiện của khát vọng vươn lên? Mình đồng ý với nhận xét của một đàn anh rằng: ở đâu mà chả hỗn loạn, khác nhau là cách thức thô thiển hay tinh vi thôi. Và từ đó mình bỏ việc SO SÁNH Việt Nam và các nước khác.

    Yêu rồi có duyên mới sống với nhau được. Vậy bạn đã THỰC SỰ yêu chưa hay chỉ là khát khao làm điều gì đó lớn lao của tuổi trẻ và dễ bị vùi dập khi bạn sắp già?

    Niềm tin, tình yêu và tình dục là ba nguồn năng lượng vô tận. (Đọc từ Think and Grow Rich, Napoleon Hill). Và để đóng góp cho Tổ quốc một cái gì đó, nhỏ thôi, mình phải có được một(số) nguồn năng lượng này. Vì những khó khăn hiện tại mà tất cả chúng ta đều thấy và nhiều bạn ở đây đã chỉ ra, nhất là phụ huynh của bạn sinh viên kia, thì bạn không thể ép mình cố gắng làm điều gì đó ‘cao cả’ hoài được. Giáo sư Trần Văn Khê đã mất hơn 30 năm để thuyết phục Liên Hợp Quốc công nhận tài sản văn hóa của mọi quốc gia, khu vực đều có giá trị ngang nhau. Nhờ đó mà người ta mới biết đến Việt Nam với Nhã nhạc, cồng chiêng, tài tử (viết tắt) ngoài chiến tranh. Tôi tin rằng những vĩ nhân có tình yêu thật sự.

    Khi bạn có sức mạnh rồi, thì làm gì, ở đâu không là vấn đề nữa, phải không? Tôi sẽ về quê (nông thôn), xây những công trình vừa sức, từ cái chuồng gà đến khách sạn 5 sao. Vì tôi thích biển quê, gió quê, đồ ăn quê, người quê, ở đó tôi được nghe Tiếng Việt. Ở đó vẫn đầy lạc hậu, bất công, nhưng tôi biết cách để từ từ gạn đục khơi trong, tôi tin (và đã) có thể làm nơi đó đẹp hơn, một chút, từng ngày. Nhưng quả thật đầu tiên tôi cũng hoang mang mình có sống nổi không? Giờ thì được rồi, nếu biết đủ.

    Nếu bạn hỏi : ” Lấy tiền tỉ đi học rồi về xây chuồng gà hay làm công ăn lương 3tr/ tháng, có đáng không?”. Tôi cười, và hỏi bạn: “Có phải chúng ta đang nói về sống và đóng góp không?” Nếu đúng, thì tôi thấy một khoản tài trợ vài trăm tỉ đưa về quê để ”rơi vãi” dọc đường gần hết trước khi làm được gì đó và việc dạy cho một đám trẻ lang thang thích học, chưa biết cái nào tốt hơn. Tất nhiên đại gia và thầy giáo làng đều đang sống tốt, theo quan điểm của họ.

    Còn bạn, nếu chưa có điều kiện về thì cứ ở lại. Thiếu gì cách đóng góp. Có điều bạn có tự hỏi: Tôi có thực sự thoải mái khi sống xa quê hương( về địa lý) hay không? Những việc tôi đang làm có ý nghĩa gì? Tôi đang sống theo số đông, theo cách dễ dàng hay đã có một sức mạnh để sống với những thử thách, với tình yêu của mình. Nếu bạn luôn ngẩng cao đầu, vui trong tim khi nghe đâu đó ” Việt Nam”, nếu bạn biết chắc chắn (bằng cả linh cảm lẫn lý trí mà bạn có được ở nước ngoài) rằng bạn đang làm những việc tốt cho quê hương thì tôi chúc mừng bạn. Việt Nam đang ở trong bạn rồi đấy! (Câu này ai nói quên rồi). Bạn thuộc số ít đang sống, tiếp tục nhé!

    Thế giới biết đến Trung Quốc thông qua công đồng dân ở chính nước họ, thậm chí trước khi biết Trung Quốc ở Châu Á. Và thế giới nể phục người Do Thái, dù họ đang vật lộn giành lại quê hương. Chúng ta đã thực sự biết về Việt Nam chưa?

  37. Hãy đi đi và bay cao lên, khi nào có điều kiện rồi hãy về rồi đi, chứ đừng về hẳng. Ngay cả “ông thần” Ngô Bảo Châu mà về Việt Nam lên tiếng còn bị nhà cầm quyền tuýt còi nữa là. Thôi biết thế thôi, vốn dĩ thể chế nó đã như thế, bạn có hoài bão mà người ta bắt bạn đi xe lu thì cũng ức chế mà đi củi thôi.Đi mà đừng làm mất gốc dân Việt là được, hãy mang theo đất quê hương như Đường Tăng uống rượu pha đất ấy để đừng bao giờ quên quê hương đất nước là tốt lắm rồi.

  38. Sau khi đọc cả bài viết và bình luận của các bạn cãi nhau. Mình nghĩ là tại sao không đợi Đảng và Nhà nước hay những công ti có nhu cầu người ta mời chào, tạo điều kiện cho mình thì mình hẵng về. Thuận theo tự nhiên thôi ! Đất nước có nhu cầu thì sẽ gọi sẽ tạo điều kiện ! Họ không có nhu cầu, không tạo điều kiện thì mình về thì tự làm khó mình thôi

  39. thực tế quá <3 đâu phải cứ phải về VN mới đc gọi là đóng góp cho tổ quốc đâu. Đầy ng ở chính trong nước đang phá cái xh này. cạnh nhà thì có THU HỌ, hôm trước lại vừa bị trộm chó …

  40. Về hay ở là quyền cá nhân của mỗi người. Câu hỏi quan trọng là bạn có giỏi đến mức đủ để tìm dc một vị trí nơi xứ người hay không thôi. Đâu phải ai đi du học xong cũng sẽ ở lại dc. Còn những bạn viện dẫn trường hợp này nọ học xong rồi quay về nơi mình sinh ra để cống hiến, mình xin thưa là thế này: những trường hợp đó chắc gì đã đủ giỏi để nước người ta giữ bạn lại, có khi người ta còn muốn tống bạn đi chỗ khác cho nhanh vì bạn không tạo ra dc nhiều giá trị cho họ.

    Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng và môi trường Việt Nam không phải là nơi để bạn phát triển, hãy cứ ở lại. Trước là vì lợi ích của mình, mình còn trẻ, hãy cứ vẫy vùng. Sau đó là có lợi cho gia đình. Bạn về nước biết đâu ba mẹ lại phải chạy cho chỗ làm, hoặc là lương của bạn không đủ bù lại khoản đầu tư cho việc du học. Bạn ở nước ngoài thì vừa phát triển bạn thân bạn, lại vừa giúp đỡ ba mẹ mình rất nhiều.

    Nếu bạn cảm thấy mình không có khả năng để trụ lại ở xứ người, thì cứ về nước. Cuộc sống ở VN dễ thở hơn nhiều, không phải cạnh tranh với nhiều người giỏi, bạn lại dc tiếng là người biết chịu khổ, hi sinh cho đât nước (như nhiều anh hùng bàn phím cứ suốt ngày ra rả trên site này), mặc dù cái tiếng đó cũng chẳng mang lại đồng xu cắc bạc gì cho bạn. Với tấm bằng từ một trường đại học nước ngoài, bạn rất dễ dàng lòe được những người khác, gây cho họ ấn tượng tốt với mình. Khi đã có thiện cảm tốt rồi thì dễ tạo mối quan hệ với mọi người, rồi dùng các mối quan hệ đó để kiếm lợi cho bản thân (ở đâu thì không biết chứ ở VN thì có quan hệ là có tất cả). Khi đó thì bạn không cần phải lao động quần quật như ở nước ngoài, có khi chỉ cần uốn bảy tấc lưỡi là tiền nó tự chảy ào ào vào túi, như thế thì không phải là quá tuyệt hay sao.

    Tóm lại thì ở hay về đều có lợi, các bạn cứ cân nhắc sao cho tối ưu hóa lợi ích của mình.

  41. Gửi con yêu! Tiền của bố mẹ dành cho con đi du học là tiền mồ hôi nước mắt, thậm chí là cả đổ máu nữa mới có được. Con học xong rồi về nước, lúc này bố mẹ liệu có còn tiền không để mua việc cho con (mà tự con xin việc chắc là không nơi nào nhận)!!! Mà cứ cho là đủ tiền mua việc cho con đi thì với mức lương 5tr-7tr thì đến bao giờ con mới kiếm đủ số tiền mà bố mẹ đã nhịn ăn, nhịn mặc để dành cả đời cho con. Về già bố mẹ sẽ trông vào đâu để sống??? Và với mức lương như thế liệu con có còn đủ can đảm để lấy chồng đẻ con và tiếp tục nghiên cứu khoa học không??? Lúc này, bố mẹ lại lo con bị xoáy vào việc cơm áo gạo tiền mà sa chân vào tham ô, tham nhũng thì xấu hổ với nhân dân và tổ tiên lắm. Bố mẹ biết con luôn lo nghĩ nhiều cho bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ khuyên con nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Bố mẹ luôn tôn trọng quyết định của con và con nên nhớ rằng bố mẹ cũng chỉ có một mình con nên khi phải xa con bố mẹ phải hy sinh như thế nào(khi nào con có con con sẽ hiểu điều này). Yêu nước có nhiều cách lắm con ạ, không phải cứ nhất thiết phải có mặt ở Việt nam mới là yêu nước đâu con. Chúc con sớm có quyết định sáng suốt.
    Bố yêu con!!!

  42. @ĐỖ THANH LAM: Ở đâu cũng có cái lợi với hại của nó thôi bạn ơi. Nói một câu rất cũ, nhưng không bao giờ sai “Tất cả quan trọng là ở mình.” Bố mẹ của mình nếm trải hết những cay đắng ở Việt Nam rồi, sau bao nhiêu năm những điều chuớng tai gai mắt tích tụ lại không tan đi đuợc nên chủ quan có phần nghiêng về “giấc mơ Mỹ” chăng?

    Mình đi học ở Canada hai năm, đi làm cũng đã hai năm. Mình làm đủ thứ nghề, từ chạy bàn cho tiệm phở của nguời Việt ở bên này, đến làm văn phòng cho “Tây”. Hồi đi bưng phở lau bàn cho nguời Việt Nam, mình thèm làm việc cho Tây biết bao nhiêu, vì chủ nguời Việt “bẩn tính” quá. Bây giờ thì mình thấy, chủ nào họ cũng như nhau. Làm cho nguời Canada nhân viên không bị hà hiếp, nhưng không vui như làm với nguời Việt.

    (Bàn sang một tí, lại nói về việc mình đi xin việc bên Tây nhé, chuyện “con ông cháu cha” cũng như “Ta” thôi, mình vẫn mất việc vì bên đó ưu tiên một cô là “bạn gái của con trai của bạn của giám đốc”. True story)

    Nhiều lúc đi làm, Tiếng Anh líu luỡi không nói đuợc trôi chảy (ừ, mình vác IELTS bảy ruỡi sang đây đuợc 2 năm trời rồi), mồm miệng không cãi nhau đuợc với thằng bản xứ (có vẻ là dốt hơn mình), rồi ngày Tết Việt Nam vẫn phải đi làm, rồi khi đi chơi với đám da trắng thấy lạc loài, lại nghĩ, “Mẹ, về Việt Nam quách cho xong”.

    Nên, bạn ơi, “lắng nghe con tim lên tiếng”. Hãy làm điều khiến bạn thấy vui và hạnh phúc. Và bạn mới sống đuợc một phần tư cuộc đời, nếu ở tuổi đôi muơi bạn phải đưa ra quyết định ảnh huởng đến cả cuộc đời mình sau này, nói thật, có sai cũng chẳng ai trách đuợc bạn.

    À, bạn cuời vào mặt mấy thằng Mỹ nói câu công bằng kia giùm mình, bảo là chúng mày đền tiền cho bệnh nhân da cam VN đi rồi tao ở lại, lol.

    • Xin lỗi nhưng một số bạn ở bên duới cứ mỉa Việt Nam như gì, bố mẹ ông bà nhà các bạn còn sống ở các địa ngục đấy đấy, các con nhà giời ạ. Với lại sang Tây rồi sao các bạn không học đuợc chuyện “tôn trọng/respect” nguời khác mà cứ một câu thằng này ngu hai câu thằng kia dốt thế? Quá buồn cho đội chuồn chuồn… 🙁

      • Những câu trả lời có ví dụ thực tế như của anh/chị thì luôn hay hơn là những câu trả lời chỉ mang tính lý thuyết và phản biện 1 cách thiếu văn hóa như trên.

  43. Tôi có một câu để chia sẻ với bạn “Khi bạn không thích điều gì đó bạn phải tìm cách thay đổi nó; nếu bạn không thay đổi được nó bạn phải sống chung với nó”. Nếu bạn quay về bạn sẽ có thể sống chung với những điều mẹ bạn đã kể cho bạn nghe. Thế hệ của bạn có thể làm rất nhiều cho quê hương nhưng không nhất thiết bạn phải ở đây. Bạn thấy giáo sư Ngô Bảo Châu có về VN không?

  44. những người nói “đi đi, đưng về” (phụ huynh, họ hàng…) lại thường là những người chưa bao h thực sự sống ở nước ngoài. họ có thế đã được đi chơi đây đó, hưởng dịch vụ công tuyệt vời, nhưng họ ko biết cái cảm giác đơn độc khi nhìn vào danh bạ điện thoại và ko có ai thân thích để gọi khi cần có ng thân bên cạnh. tôi về VN vì ở VN tôi hạnh phúc hơn nhiều. cuộc sống là gì nếu không phải là theo đuổi và làm những điều khiến mình hạnh phúc? như là ngồi cafe bệt với lũ bạn thân thiết lúc 12h đêm và cảm thấy bình yên vô cùng? cái này là tuỳ người thôi, nhưng số lượng sv du học về vn rồi bắt đầu khởi nghiệp hàng năm chắc chắn là nhiều hơn số ng ở lại, phần vì ko ở lại được, phần vì chả tội gì phải ở lại trong khi sống ở vn sướng hơn nhiều, nhất là những bạn nhà đã có điều kiện đi du học tự túc!

    • những phụ huynh đó quả thực chưa bao giờ đi , nhưng họ đưa ra lời khuyên vì họ đã trải nghiệm thực tế xã hội này ở đây rồi…có thể họ không hình dung ra chân trời phương tây tốt thế nào nhưng chí ít trải nghiệm của họ tại Vn cũng khiến họ muốn dứt áo ra đi…ích kỷ ư? ai cũng có sự ích kỷ thôi bạn à…còn với những phụ huynh mà đã có cơ hội đi ra thế giới rồi, thì cũng khuyên y như những người chưa đi thôi 🙂

  45. Thông thường thì ở đâu cho ta cuộc sống tốt đẹp thì ta ở đấy. Vì thế nếu
    bạn cảm thấy nơi đấy cho bạn mọi thứ thì hãy ở đấy. Cái bạn cần suy
    nghĩ đấy là cái định nghĩa ” Cuộc sống tốt đẹp” đối với bạn nó là như
    thế nào. Còn cái mà bạn cống hiến thì nói thẳng là bạn có ở đâu thì bạn
    cũng có thể cống hiến được chỉ có khác là cách cống hiến như thế nào
    thôi. Ở Mỹ bạn kiếm được nhiều tiền, bạn có thể đầu tư trở lại Việt Nam.
    Còn nếu về VIệt Nam mà bạn cảm thấy cái kiến thức học được của bạn ở Mỹ
    nó giúp được nhiều cho hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam thì về trực tiếp
    cải tiến cái lĩnh vực của bạn cũng được (đây là cách cống hiến trực tiếp
    bằng kiến thức học được). Một lý do nữa để bạn cân đo việc về Việt Nam
    hay không đấy là bạn thiết tha cuộc sống ở đây như thế nào. Đừng có nghĩ
    đến chuyện tiêu cực này nọ ở Việt Nam làm gì, hãy chọn con đường riêng
    của bạn ở mảnh đất này nếu bạn có đủ

    quyết tâm bởi lẽ bạn quay về vì
    muốn thay đổi nó cơ mà, chứ đâu phải là để hòa nhập vào nó.

  46. du học nước ngoài, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chính vì thế các bạn có điều kiện để so sánh và cũng có cơ hội để đi hay ở? Nhưng bản chất của quyết định đó lại không phải lựa chọn đơn thuần, lựa chọn là để chọn phương án tốt nhất tối ưu nhất. Gia đình, tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, câu ca dao, tiếng hát lời ru của mẹ, quyền được dùng ngôn ngữ tiếng việt ở bất cứ đâu, với bất cứ ai… đó lại không thuộc về những điều lợi và hại để cân nhắc. Nếu ở lại, bạn liệu có chắc bạn sẽ kiếm được công việc như ý, lương bạn có đủ để chi phí trong sinh hoạt như những người thu nhập trung lưu của nước sở tại không? cơ hội thăng tiến của bạn đến đâu? bạn có thể bảo lãnh bố mẹ người thân sang thăm bạn hàng năm hay về nghỉ phép ở việt nam? Nếu tất cả những câu trả lời bạn đều có thể tự tin khẳng định thì mình khuyên bạn nên ở lại. Còn nếu vẫn còn thấy chưa tự tin thì bạn có thể liên lạc với bạn bè, người thân ở việt nam xem với bằng cấp của bạn cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến ở VN có tốt không? mức lương so với mức sống trung bình là bao nhiêu? ngoài việc có cơ hội xin việc vào các công ty lớn nước ngoài ở VN hoặc những công ty trong top đầu như Vincomp, Hoang Anh Gia Lai, Ngân Hàng ACB,…. bạn nên thử tìm hiểu phương thức tự doanh phù hợp với những kiến thức bạn được học trong trường. Theo mình nghĩ, chúng ta có cơ hội được đi ra mở mang tìm hiểu ở nước ngoài, từ đó chúng ta có thêm một lăng kính để cân nhắc xem cái gì đúng, cái gì sai. Có những hành vi sai trái trong xã hội Viẹt Nam chúng ta phải lên tiếng phê phán, chúng ta cũng phải luôn tự răn để bản thân không làm sai đó cũng là giúp ích cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Mình biết nhiều bạn, lúc mới về Việt Nam do thói quen tôn trọng luật pháp từ hồi còn đi du học nên rất quy củ, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì lại bị hoà tan và trở nên giống như đa số người, biết đút lót, biết nhận hối lộ, sa hoá hủ bại. Nhưng như vậy các bạn đi du học làm gì? du học cái chính không phải bạn học về với cái bằng cấp đẹp và ngồi làm việc văn phòng với mức lương cao, nếu tính như vậy bạn thà tìm mọi cách trụ lại ở NN giá trị của con người bạn còn cao hơn gấp nhiều lần. du học cai quan trọng là chúng ta học được cách con văn minh, rất nhân văn , sự tôn trọng luật pháp chính những đức tính đó mới là đáng quí vào quan trọng đối với đất nước ta bây giờ. Thân

  47. Có 1 vài bạn bình luận có nick như “không phải nhà quê”,”anti nhà quê”…mình nghĩ cũng là cùng 1 người thôi thì bạn cứ dùng cái nick tử tế mà bình luận.Chả biết học hành,du học ở đâu về mà cho mình cái quyền nói người khác câm mồm này nọ.Giỏi thì ra mặt xem việc gì phải gõ bàn phím cái kiểu ấy.Âu cũng là cái thể loại mọc cây trên đầu thôi.

    • con kia, thứ nhất, tao ko bạn bè gì với cái loại như mày, thực ra tao cũng ko nên nói nặng nề với mày như thế, nhưng đây là năm 2014, tao ko muốn nhìn thấy thế hệ trẻ có những suy nghĩ như mày nữa ! Thứ 2 mày ko biết nghĩ ra cái gì khác để nói hay sao mà mày cứ nhai đi nhai lại cái câu chẳng hiểu du học ở đâu về ra nói với hết những người mà mày tị và bây h lại đem ra dùng với tao ? Thế cái loại mày chui ở đâu ra ? ko chỉ có tao sẽ bảo mày câm mồm đâu, xã hội ngày càng hiện đại, và những con người hiện đại thì họ muốn nhét c. vào mồm của những đứa có suy nghĩ, cách suy luận sự việc như mày. và những con nhãi nhép trẻ trâu như mày nên xông ra giàn khoan đi mà cống hiến nhé, khó dạy lắm !
      PS : tao ko ra mặt vì tao ko dại gì để bọn công an mạng nó áp tội cho những suy nghĩ của tao hiểu chưa, chứ mày thì một ngay đẹp trời tao sẽ xuất hiện trước mặt mày để mày hiểu những suy nghĩ này nó xuất phát từ một con người ntn nhé

    • Thích comment của bạn này. Nhưng cẩn thận bọn này đông và nguy hiểm lắm.

      Toàn là tự cho mình là được đi du học, được học những cái văn minh mà comment đầy những từ chợ búa, mở miệng ra là muốn chặn họng người khác, chẳng có tính chất xây dựng gì cả. Ngỡ tưởng đâu du học ở cái chợ nào về. Mà có khi là dân xã hội đen vào đây chém gió thật!

      Gửi bạn ghét bọn nhà quê, có mấy lời thế này.

      – Không phải ai đi du học cũng học được cái văn minh của nước họ đâu. Hãy nhìn lại cách bạn tranh luận để xem bạn và Chí Phèo quê ta có khác nhau nhiều lắm không.

      – Nếu có thể thì dùng cái tên bớt phản cảm hơn đi, hoặc đừng tự xưng mình là đi du học, xấu hổ cho cái danh du học lắm!

      – Công an mạng sẽ chẳng để ý đến đến bạn đâu. Trẻ trâu trên mạng thì đầy ra, ai mà để ý được, với lại cũng chẳng chấp bọn nhỏ đó. Chỉ có nếu bạn dính vào phản động thì hãy phải lo thôi. Mà nếu đang du học ở Mĩ, hay nói chung là du học thì cũng cẩn thận, kẻo lại bị bọn phản động nhồi sọ mấy cái tư tưởng méo mó, thêu dệt lên đấy (hơi xa đề). Đừng tưởng mình đã là khôn.

      • Buồn cười, nó nói thì có luận điểm rõ ràng, các cô cậu thì sao? nói vòng quanh rồi cũng huề vốn, ko truyền đạt được cái gì, ko giải quyết được cái gì thì nói nhẹ nhàng làm mẹ gì? Nói mấy lần ko chịu đọc hiểu cho kỹ, ko có cái gì phản biện lại rõ ràng bị nó bảo câm mồm là đúng rồi còn cãi cố, đây ko phải là ngoài đời, ko cần phải bọc đường cái gì hết. Tôi cũng đi du học, còn chưa thấy xấu hổ ai mướn cô cậu xấu hổ thay?

        Nhân tiện, mấy đứa sọ dày rất hay bắt bẻ câu chữ, nói vòng quanh, nói chuyện kiểu ‘blah blah blah, NHƯNG MÀ…’, ‘Mình hiểu là… (thật ra đéo hiểu gì), nhưng mà…’, dính 1 đống fallacies mà ko biết tưởng hay lắm.

        • Tự xưng là đi du học cũng không làm bạn thông minh hơn được đâu. Nhắc lại câu đó cho bạn hiểu. Thế nên đừng lấy cái đó ra làm phản biện.

          Còn mấy câu bóng gió ở đoạn sau. chắc đọc mấy comment khác của mình nên vào đây nói bóng gió mình à? Có giỏi thì vào luôn comment đó mà tranh luận đi, “có luận điểm rõ ràng” thì vào đó mà cãi lý chứ. Quay ra đây nói bóng gió thì làm sao người ta biết thế nào mà trả lời được? fallacies thì vào đó mà chỉ cho người ta đi chứ. Nhảy ra đây nói bóng gió trong cái bình luận trả lời mình làm gì.

          Bạn ấy, mở miệng ra là “..làm mẹ gì”, “câm mồm”, chửi người khác là sọ dày, … mà cũng tự xưng là du học sinh được. Tưởng đi du học học được cái gì hay lắm, toàn cái vớ vẩn. Nói thật với bạn, cặn bã xã hội thì ở đâu cũng có, xin đừng tưởng cứt tây thì thơm hơn cơm ta.
          Hi vọng sẽ thấy được cái comment nào đó lịch sự hơn,

  48. Nếu bạn cần một ai đó nói cho bạn biết một lý do để bạn trở về thì sẽ cần thêm bao nhiêu người nữa để nói cho bạn biết làm cái gì để cống hiến cho đất nước,và thêm bao nhiêu người nữa nói cho bạn biết cách sống trong cái xã hội “người ăn người này”?Hãy trung thực với chính mình rằng ngay cả khả năng tồn tại ở Việt Nam bạn còn không có chứ đừng nói đến việc làm được gì cho đất nước.Rồi khi bạn thất bại bạn lại đổ lỗi cho cái xã hội này trong khi có rất nhiều người khi muốn quay trở lại đất nước đã xác định một cuộc sống “chẳng dễ dàng gì”.Những người như bạn rất nhiều-những kẻ thông minh biết cách lựa chọn cuộc sống cho riêng mình và thích làm những điều kỳ diệu trong hoàn cảnh dễ dàng.Mình nghĩ bạn nên tiếp tục học hỏi thêm nhiều về cuộc sống rồi hãy nói đến những thứ to lớn như đóng góp cho đất nước,bởi vì mỗi khi nhắc tới chủ đề này thì sẽ có vô số kẻ dân chủ nửa mùa đưa ra quyết định “khôn ngoan” là không nên về cái ao làng này làm gì trong khi cái vấn đề cũ kỹ này đã có câu trả lời từ rất lâu rồi:Nợ nhà nước thì về trả,du học tự túc muốn đi thì đi muốn về thì về,đất nước không cần cũng không ép.

  49. Mình thấy đi du học xong có về lại quê hương hay không là quyết định của riêng mỗi người mà, không ai nói giùm ai được hết.
    Đối với các bạn có ý định học xong rồi làm bên đó thường thì (mình cũng có ý định vậy) là vì T1, bên đó có cơ hội phát triển hơn. T2: thử tưởng tưởng học bao nhiêu năm đại học (tuỳ ngành) mỗi năm mấy chục ngàn đô, mà nếu quay lại làm thì lương trong 1 năm không biết có bằng học phí của 1 năm học đại học nữa, thế thì làm tới bao giờ?, T3, yêu nước nhớ quê thì ôm trong lòng; có bao nhiêu du học sinh đi mà k nhớ về nơi mình sinh ra lớn lên; nhưng mình học và làm bên bển thì cho cho gia đình, gửi tiền về cho nhà và báo hiếu cha mẹ nữa; chứ mình nghĩ học bao nhiêu năm tiền cha mẹ mà quay về làm k đc bao nhiêu để nuôi lại ba mẹ lúc già thì đúng là bất hiếu; T4: có bao nhiêu ng sau khi tốt nghiệp đại học ở VN mà còn k kiếm đc việc, thì khi du học sinh về phải thất nghiệp bao lâu mới có việc làm? và có chắc đó là công việc đúng ngành mình học ko?
    Đây chỉ là 1 vài ý kiến cá nhân. Đa số các bạn học xong ở lại nước ngoài là vì nghĩ cho tương lai của mình. Yêu nước, nhớ nhà, nhớ quê nhưng ko thể đem tương lai của mình ra mà liều đc…. học bao nhei6u năm cực khổ và nhiều tiền v mà …..
    *chấp nhận gạch đá từ mng`”

  50. Đa số người muốn ở lại là họ đi học bằng tiền của bố mẹ. Họ ko phải là người học xuất sắc được học bổng của nhà nước nên họ suy nghĩ ở lại cũng dễ hiểu!

  51. Ban chia se that voi suy nghi cua nhieu ban viet nam di du hoc. Hau nhu tat ca cac ban da sang nuoc ngoai song sau khi hoc xong deu muon o lai vi o nuoc ngoai co dieu kien song tot hon, gia dinh o nha cung nghi nhu vay nen hau nhu nguoi nha deu khuyen cac ban o lai luon dung ve, chi co 1 so it ban nha con mot bi bo me bat ve. Dieu kien song o day bao gom nhieu thu nhu long tin va cach doi xu giua nguoi voi nguoi, van hoa, ve sinh, tuan thu luat le chung etc. Nhieu ban da ve vi khong the kiem duoc viec lam du tot de ho tro cuoc song o nuoc ngoai va gia han visa, hoac do khong co ban be nguoi than o nuoc ngoai nen khong chiu duoc canh song co doc o xu nguoi. Da so cac em moi ra truong minh thay deu ban khoan nen o hay nen ve thuc ra la ban khoan nen nen o lai them 1 nam hay nen ve luon vi neu muon o lai cac em can visa hoac bao lanh cua mot cong ty hay nguoi than o nuoc ngoai ma trong tinh trang kinh te kho khan o nuoc ngoai nhu hien nay dieu nay kha kho khan. Day la khong noi den truong hop ban do da co the dinh cu tu khi sang hay truong hop nhieu nguoi o lai bat hop phap va k ve nua. Ngoai cac li do da neu, co the ban khong tin, nhung co ban ve vi muon dong gop cho dat nuoc du biet rang dat nuoc co nhieu dieu bat cap nhu the (va tat nhien cung vi ca li do gia dinh). Ban than minh du ca 2 vo chong dang co viec lam o nuoc ngoai nhg van qd ve nhung sau khi ve mih nhan thay la di lam cong an luong o nha rat vat va va khong duoc doi xu tot giua dong nghiep va cap tren Tien luong co the cao so voi trong nuoc nhg tat nhien qa beo bot so voi nuoc ngoai. Muon dong gop ve mat tai chinh nhu the la khong the, muon dong gop nhung dieu ma ban than tich luy duoc ve nang luc va kinh nghiem lam viec o nuoc ngoai cang kho hon vi ban than sep con khong the giao tiep chuyen nghiep voi nguoi nuoc ngoai, chua tung tiep can voi cach lam viec nhu the thi cap duoi khong the vuot mat sep. Quan li cua minh con ti voi sep la minh duoc luong cao qua!!! Co le se co ban may man duoc lam o vai tro quan li (co nghia ban can nhieu nam kinh nghiem hon) va gap duoc nguoi Sep tot hon! Theo minh nghi cac ban khong tim ra duoc li do de ve don gian vi cac ban rat muon o lai, va cac ban da qd roi nhg neu cac ban muon ve thi nen tich luy duoc nhieu kinh nghiem roi hay ve vi neu ve ma khong lam vai tro quan li hoac cap cao hay mo doanh nghiep rieng ma phai lam duoi su dieu hanh cua nhieu nguoi thi kho dong gop duoc nhieu! Day la chi la chia se cua minh.

  52. là người ngoài tình cờ đọc được chia sẻ này, không phải du học sinh, cũng chưa từng gặp du học sinh bao giờ song tôi vẫn mong anh chị về quê hương giúp chính đồng bào mình, còn quyết định về hay ở lại bao lâu hay định cư luôn là quyền của anh chị, bởi chúng ta có quyền chọn cho mình môi trường sống chúng ta muốn. Còn phần nội dung bức thư, bà mẹ có bức xúc bệnh viện công nơi bà ấy làm việc nói riêng, hay bộ máy công nói chung thì hơi buồn cười, bệnh viện tư giờ đâu có thiếu. VN không có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học như Mĩ, nói điều này chẳng khác nào nói con gà có 2 cái chân :)) ai muốn nghiên cứu khoa học, làm vì nhân loại nghe cho to tát thì đúng là nên ở lại. Nhưng nếu muốn cứu người thì về VN không thiếu bệnh nhân, không thiếu bệnh viện cho bạn ý khám và chữa :)) mà làm bác sĩ ở VN nhanh giàu lắm =)) được nhận phong bì này. Mức sống thuộc mức cao nhất ở VN :)) còn nếu định cư tại Mĩ cũng chỉ để chữa bệnh thì mình khinh Bạn cứ việc chữa bệnh tốt nhất cho người Mĩ, người Việt có bệnh tự khỏi :)) Câu của thằng Mĩ còn buồn cười hơn =)) xin nhắc lại tên đầy đủ của nước Mĩ_Hợp chủng quốc hoa kì, là nơi giao thoa của nhiều văn hóa, thành tựu khoa học của nhiều dân tộc, quốc gia :)) Người Mĩ chỉ là cái quốc tịch thôi mà, gốc gì hay mất gốc thì…………….éo biết

  53. mình không nghí như thế, phải nói là Việt Nam đang cần những nhân tài như bạn (nếu bạn tự thấy mình như thế) ( nói là đất nước thì hơn to một chút ), mình thấy rằng tuy du học không học được những kiến thức chuyến sâu nhưng học đươc cách thức làm việc một cách tiên tiến, học được những tư tưởng của nước khác như thế nào để sau này về có thể thay đổi được một cái gì đó.
    Chính bạn cũng đã nhìn ra những tiêu cực, phải nói là tiêu cực thì lúc nào cũng có nhưng chúng ta phải thay đổi đó mới là điều quan trọng, phải nhìn về tương lai chứ không phải nhìn rõ hiện tại rồi phê phán nó rồi bảo là “không nên về”
    Và quan trọng nữa là phải thay đổi một cách từ từ, hôm nay có bạn về, ngày mai có tôi về chẳng hạn, … .Ở Việt Nam, hôm nay tất cả mọi người đều vứt rác ra đường, bạn về rồi sẽ có 1 người, tôi về sẽ là 2 người và cứ thế rồi sẽ có một ngày không con ai vứt rác ra đường nữa, cái gì cũng có quá trình của nó, và bạn có phải là một người như thế ?
    PS và cái ý kiến “thằng Mĩ” thì bạn phải hiểu rằng tiền học bổng thường dành cho những người học tốt, cho những học sinh có hoàn cảnh … tiền để hỗ trợ và cổ vũ tình thần chứ không phải tiền công
    dù trong sách giáo khoa có viết nhưng cũng đừng nghĩ “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
    và về là đi vào “đường cụt” nhưng bạn phải tìm ra đường mới để đi,
    đừng nói là “không có cơ hội” hãy cố gắng hơn nữa

  54. Một bài viết hay và rất thật. Chia sẻ cùng em vì em đang có những suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của bản thân. Chị thấy em có 1 list khá dài về “barriers” và em đang nhìn vấn đề theo chiều hướng “tìm hoài không thấy” như thế. Nhưng thực tế là nếu VN đã phát triển và hội tụ đủ các thế mạnh như các cường quốc Mỹ, Anh, Úc thì chúng đâu phải tốn khối tiền bay đi xa để du học phải không em? Cho nên nếu làm phép so sánh về điều kiện sống và làm việc thì thật là không cần thiết. Hãy đặt mình vào vị trí là một người Việt, và xác định xem em có muốn lập nghiệp và sống xa xứ sở, gia đình, để trở thành một cư dân của một đất nước khác hay không. Em có yêu con người, văn hóa và đất nước nơi em sẽ ở lại hay không? Nếu có, thì không gì có thể ngăn em được nếu em đủ giỏi hoặc đủ điều kiện để ở lại. Vì sự thật là không ở đâu là thiên đường cả, cạnh tranh ở nước phát triển sẽ luôn khốc liệt và tàn nhẫn không kém, nếu nói đến sự công bằng thì không chắc là họ không tricky và unfair đâu, rất nhiều chiêu trò nữa là khác.
    Còn nếu em nhìn theo một chiều hướng khác, sẽ thấy rất nhiều bạn trẻ tài giỏi đang được trọng vọng, giữ chức vụ cao tại rất nhiều công ty và tập đoàn lớn của nước ngoài tại VN ở đủ mọi ngành nghề tài chính, thương mại dịch vụ, marketing v.v, nên chị vẫn thấy tự hào đứng trong hàng ngũ nhân sự cao cấp ở Việt Nam lắm em ạ, ở lại Úc có khi chị đang bán phở :D. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các tập toàn nước ngoài đầu tư đã vào và đang tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận siêu nhanh tại VN + những nước đang phát triển trong khu vực (emerging markets), vô số thị trường khác đang bão hòa và khủng hoảng với tỉ lệ thất nghiệp.
    Ở đâu cũng vậy, khoan nói đến sự cống hiến to tát gì cho đất nước, quan trọng là chúng ta phải sáng suốt nhìn thấy được cơ hội cho mình để tỏa sáng, và còn để cảm nhận được hạnh phúc mỗi ngày bên những người thân yêu. Với chị thì có rất nhiều giá trị tinh thần khó có thể cân đo đong đếm được! Chúc em sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho bản thân mình nhé.

  55. Không nên về lúc này. Lý do:
    1. Học xong 4 năm chưa đủ so với thời buỗi này. Tìm cách học và thực hành nhiều nữa ở Mỹ (hoặc Tây Âu) trong các trường ĐH hoặc các công ty lớn, ít ra là 4,5 năm nữa sau đó mới tính tiếp. Học thật sự chứ không phải học lấy bằng về làng khoe hay “lộng kiếng”.
    2. Trừ khi là “con anh bảy cháu chị ba”, nếu chỉ là con thứ dân thì không thể có chỗ làm đúng chuyên môn ngành nghề ở VN đâu. Tất cả đều theo thứ tự ưu tiên có sẵn: nhứt thân, nhì thế, ba tiền, bốn gì gì nữa đó, cuối cùng mới tới khả năng.
    3. Giả sử có một chỗ làm tương đối được, thì “bạch đinh” (blanc bec) như cháu cũng không thể làm gì được cả. Chung quanh cháu chúng chỉ lo chụp giựt, kiếm chác, tham nhũng, ăn nhậu, nhỏ ăn theo nhỏ, lớn ăn theo lớn, thì mình làm được gì? Cái gọi là team work bên Âu Mỹ thì ở VN kêu bằng team ăn nhậu, team tham nhũng.
    Thôi kể chút ít li do cho cháu nghe, dễ quyết định. Dưới đây là chuyện bên lề, chuyện của một người bạn của tôi. Ông này có Tiến sĩ (ĐH Mỹ, thứ thiệt) làm việc ở Mỹ nhiều năm, về hưu được vài năm rồi, sức khỏe còn rất tốt, ngồi không không quen, chỉ thích làm chuyên môn của mình, không chính trị chính em gì cả. Thấy ở VN cân người chuyên môn cao (ngành của ổng) bèn về chơi thăm dò. Khi trở về Mỹ ổng nói: tụi nó đâu cần mình, chỉ cần Việt kiều đem tiền về cúng thôi (gọi là đầu tư), khi khá phất lên thì sẽ bị lột đuổi về.
    Hơi bị lạc đề, xin thứ lỗi.

    • Xã hội Mĩ có thể đánh giá người ta bằng tài năng và năng lực thực sự. Xã hội Việt nam không phải là tài năng không được trọng dụng, nhưng nó còn cần thêm cả một số mánh khóe khác để sống nữa. Tất nhiên điều đó được nhìn nhận như một điểm yếu của xã hội.
      Người đi học nước ngoài về không nên chỉ nghĩ mình tài vì có kiến thức cao siêu của nước họ. Mà nên thấy rằng bản thân được va trạm, được nhìn thấy xã hội của họ, văn hóa của họ, sự văn minh của họ. Du học sinh, nếu về cần phải xác định thích nghi với xã hội ở Việt Nam, chứ đừng mong chờ áp dụng một cách cứng nhắc và bắt XH phải giống như Mỹ. Nếu được như vậy thì đã chẳng đi du học.
      Cháu vẫn nghĩ người được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau thì sự thích nghi sẽ tốt hơn so với những người khác. Đó là một lợi thế của du học sinh.
      Ông Tiến sĩ kia có lẽ cũng đã già rồi, nên sự nhanh nhậy, thích nghi không còn được như giới trẻ, dễ hiểu. Những người trẻ nếu xác định ở lại để chờ đợi đất nước được như Mỹ thì mới trở về thì e rằng đến cuối đời chưa được như vậy. Có thể nó sẽ được ở mức nào đó, nhưng sẽ vẫn còn đó sự so sánh của năm nào thôi!
      Cháu vẫn nghĩ những người được tiếp xúc trực tiếp với văn hóa nước ngoài về nước sẽ tốt hơn, vì họ biết được thế nào là văn minh, họ có thói quen của những người như vậy, họ có thể tác động đến những người xung quanh, họ có định hướng dễ dàng hơn cho tập thể, xã hội nếu họ làm quản lý. Còn ở lại, tuy gửi tiền về quê, nhưng cùng với đó là cái nhìn miệt thị dân tộc thấp kém thôi.

      • Bạn nói khá nhiều, nhưng những gì bạn nói hầu như chỉ là quan điểm của bạn. Mà quan điểm của bạn thì ko phản ánh thực tế. Nếu bạn cần một công cụ để kiểm tra những điều bạn (được cho là) lập luận/biện luận bên trên có đúng ko, bạn chỉ cần hỏi miệng trực tiếp 10 người đi du học trên 2 năm, bạn sẽ hiểu quan điểm của bạn nó đang màu hồng như thế nào. Cuộc sống thì ko hồng như bạn nghĩ.

        • Ai cũng chỉ nói lên quan điểm của mình thôi mà bạn. Nhưng lập luận thì mình cũng đã đưa ra đó.
          Mình không hề nói là việc trở về nước sẽ là màu hồng. Mình hiểu là nếu du học sinh về nước làm việc thì sẽ phải đối mặt với khó khăn, và muốn phân tích những khó khăn trên và cái ví dụ về ông Tiến sĩ bác Thăng đưa ra thôi.
          Cách bạn bảo là đi hỏi 10 du học sinh du học trên 2 năm không phải là cách phản biện hay!!! Chẳng lẽ mình bảo bạn nên đi hỏi du học sinh đã vê nước trên 10 năm để bảo vệ quan điểm của mình? Nhưng mình không bảo bạn làm vậy đâu.

      • Đối với cá nhân mình, một điều mà mình không thể thích nghi được ở Việt Nam đó là về Việt Nam mình không được quyền nói. Nhìn những bức xúc trong xã hội, mình chưa làm được gì nhưng ít ra mình muốn nói. Nhưng chưa kịp mở miệng thì người thân đã khuyên ngăn, nhìn trên mạng thấy tấm gương những người vì có quan điểm khác với chuẩn mực xã hội hay quan điểm của nhà cầm quyền mà bị sa thải, bị côn đồ đánh, bị tống giam. Mình không muốn sống như thế. Đó không phải vấn đề văn hoá này hay văn hoá khác nữa mà là vấn đề quyền làm người.

        Đó chỉ là một vấn đề cụ thể thôi nhưng bạn có thể hình dung là mỗi người có một vấn đề khác nhau, một giới hạn khác nhau. Bạn có thể nhìn đời bằng màu hồng nhưng rất tiếc, nhiều người không thể làm được như thế.

          • Có thể mình vốn đã không thích nghi được, có thể mình thay đổi suy nghĩ hoặc mình thấy không cần thiết phải từ bỏ quyền con người để thích nghi. Mình như thế nào không quan trọng. Vấn đề mình muốn nói là mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau và cuộc sống phức tạp hơn bạn tưởng rất nhiều.

  56. Không cần phải nói: “Đi đi, đừng về!”, chỉ cần nói: “Con hãy tự đi xin việc ở cả hai nơi, VN và Bên ấy, tự chọn rồi đi làm việc thử ở cả hai nơi, rồi cân nhắc kỹ và tự đưa ra quyết định cuối cùng, tự chịu trách nhiệm quyết định đó”.

    Bằng cách đó, theo tôi trên 90% bạn trẻ sẽ quyết định làm việc ở bển, ít ra là cho 5-10 năm đầu. Còn số 10% vẫn quyết định về Vn làm việc đó là ai? Đó là những bạn trẻ thuộc hai loại: du học chỉ vì cha mẹ muốn và học bằng tiền cha mẹ lo dễ dàng, nên không chịu học thực sự, chỉ mải chơi và vì thế học xong sẽ không đi làm được, chỉ muốn về dựa vào cha mẹ tiếp (xin việc, chu cấp tiếp…); dạng thứ hai là do cha mẹ có doanh nghiệp và cần người nối tiếp, giúp sức cha mẹ, hoặc cha mẹ sẽ hỗ tợ họ ở doanh nghiệp độc lập…

    Với bạn trẻ tác giả bài này, cứ để về nước đi rồi sẽ tự thấy, không cần hô hào to miệng “cống hiến” làm gì. Nếu bạn không ở trong số 10% có điều kiện gia đình kinh doanh hay giàu có (quan chức) trên, bạn sẽ rất muốn sang bên đó làm việc dăm năm rồi tính tiếp. Chỉ sợ lúc đó là quá muộn.

    Cách công hiến cho đất nước tốt nhất là làm cho bản thân mình thành công, hạnh phúc, bạn ạ.

  57. Thật là trùng hợp! Mình cũng đã từng giống như tác giả bài viết này cách đây đúng 1 năm! rất rất nhiều áp lực từ phía gia đình thuyết phục mình ở lại Mỹ! và phải nỗ lực rất nhiều để mình có thể vuot qua nó! và hiện tại, mình đang ở VN, đi làm , và chưa thấy ân hận về quyết định của mình ! ko biết liên lạc với tác giả như thế nào, nhưng nếu có thể, cũng muốn gởi đôi lời tâm sự cho tác giả! …..

  58. Đứng về mặt xã hội, tư duy như mấy bạn du học kiểu này đã làm tình trạng chảy máu chất xám của nước nhà ở mức đáng báo động.
    Còn đứng về mặt gia đình, nếu chắc chắn ở lại xứ người thì trước hết các bạn đã tự chối bỏ quê hương bản xứ, tự tạo khoảng cách rất lớn và gần như là vĩnh viễn với người thân trong gia đình, họ hàng. Thêm vào đó còn tiếp tục tạo ra 1 thế hệ mất gốc là con của các bạn, chúng có thể sẽ không biết tiếng Việt, không biết gốc gác, không biết người thân họ hàng mà quan trọng hơn là dần dần chúng sẽ quên mình có dòng máu người Việt Nam.

      • Mình có thể hiểu được suy nghĩ của bạn Nguyen.
        Rất khó trả lời với bạn, nhưng trong sâu thẳm con người luôn có một cái gì đó gọi là dân tộc. Chẳng hiểu vì sao, nhưng nó rất thiêng liêng.

        • Mình có 2 đứa em họ bố mẹ người Việt, đẻ chúng nó bên Tiệp, bây giờ chúng nó cũng khôn lớn rồi mà chả biết tí tiếng Việt nào, cũng chưa bg về thăm họ hàng ở VN, cũng chả liên hệ gì. Nhưng chẳng sao, thấy chúng nó có cs tốt đẹp là được, cần gì phải bo bo cái nguồn gốc. Theo mình cũng chỉ là con người trên trái đất này thôi

    • Một xã hội lành mạnh phải đặt nền móng trên hạnh phúc cá nhân bạn ạ. Việc gì hợp với một người và không hại đến người khác thì cứ để cho họ làm, đừng nhân danh xã hội mà bắt buộc người ta phải thế này thế khác.

      Luận điểm “ở lại xứ người thì trước hết các bạn đã tự chối bỏ quê hương bản xứ” là cực kỳ sai. Nhiều thế hệ người Việt ở Mỹ chưa từng quên gốc gác Việt và vẫn đang đóng góp trở lại cho Việt Nam. Bạn không nên quy chụp như vậy.

    • TB: Mình nói không hại đến người khác vì ngày nay người ta nhận ra là chảy máu chất xám chỉ là một mặt của vấn đề, có những hiệu ứng khác thực ra lại có lợi. Thế nên đừng vội quy kết rằng ở lại là không tốt. Bạn xem cụ thể ở đây: http://www.viet-studies.info/THDung/ChatXam_THDung.htm

      “Một là, với sự đóng góp rõ rệt của kiều dân vào thành tựu kinh tế của nhiều nước (cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ), nhiều người cho rằng hiện tượng “chảy máu chất xám” (brain drain) không còn đơn giản như xưa, và hiện tượng “tuần hoàn chất xám” (brain circulation), thậm chí hiện tượng “tăng thu chất xám” (brain gain), cũng cần được lưu ý.”

  59. phát ốm vì mấy lập luận dân tộc chủ nghĩa, thứ đã khiến hàng triệu con người phải hi sinh vì những giáo điều phi hiện sinh sặc mùi tôn giáo (cảnh báo: có một chủ đề lý luận ở đây, web xưng là “triết học” chứ không phải “du học”, đừng lạm bàn mấy vấn đề tủn mủn và ít gây tranh cãi)
    Theo các bạn yêu nước, thì đi về mới là cống hiến, còn sống và làm việc ở một nước khác chắc toàn làm những việc phi nhân đạo, bán sức lực và trí óc cho tư bản? Thế mấy kỹ sư của Google làm việc tại Mỹ, chắc không khiến sự nghiệp học hành của các bạn sinh viên ở Việt Nam đơn giản hơn chút nào đâu nhỉ? Hoặc công việc ở NASA, chắc cũng không là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ khoa học gia trên toàn thế giới? Các bạn muốn là một phần của bức tranh đó, hay muốn ôm khư khư cái tôi của 90 triệu người?
    Bạn cho rằng về nước mới là làm việc đáng làm cho những con người đáng được giúp đỡ ở một đất nước đang phát triển? Trừ khi bạn học nông nghiệp và phát triển nông thôn, còn thì đa số các bạn về nước mà thành công sẽ sống khá (chưa chắc đã giàu), đền đáp cha mẹ và đại loại là không giúp gì mấy cho cuộc sống của đồng bào miền Trung cũng như các dân tộc thiểu số. Mà chính các bạn ở trong nước cũng vậy, bạn Tien Nguyen có đưa ra một so sánh rất đúng là các bạn ở Mù Cang Chải lên Hà Nội học thì cũng không khác Hà Nội bước chân lên đất Mỹ, nếu bạn tài năng và cạnh tranh được thì gần như chắc chắn bạn sẽ ở lại. Cái đó không có gì sai cả, hi vọng bạn sẽ trở thành người như Bill Gates và có tầm ảnh hưởng để không chỉ làm từ thiện cho dân Việt Nam, mà còn cho cả các bạn ở Lục Địa Đen.
    Đối với du học sinh, trong tất cả những lời dè bỉu về VN, thường xuyên các bạn nghe người ta mang văn hoá doanh nghiệp nhà nước ra chê bai, hãy google xem bao nhiêu phần trăm việc làm trong nước là của state owned enterprises? Các bạn thử bỏ một mùa hè về VN thực tập ở một công ty đa quốc gia như một trong Big Four, hay ngay cả tập đoàn tư nhân thuần Việt là FPT, xem nó lạc hậu cỡ nào nhé! Làm ơn đừng nghe lời mấy người lớn vẫn nhìn đất nước bằng con mắt của 20 năm về trước. Mấy vị ấy, mặc dù rất đáng kính, là cha mẹ các bạn, cả đời chỉ quanh quẩn chốn quan liêu nhà nước, chưa từng ra bên ngoài để thấy ĐNÁ đang là một khu vực kinh tế mới nổi cực kỳ năng động, và văn hoá startup đang dần lớn mạnh ở Việt Nam. Hãy dùng con mắt của chính các bạn, đừng nghe bất kỳ ai!
    Các bạn chớ vội coi thường các bạn SV Việt Nam, mặc dù đa số họ còn thụ động nhưng cũng không thiếu những bạn trẻ có nhiệt huyết đã sống sót trong môi trường đó, và tự mở mang được tầm nhìn của mình (mà không cần phải đi nửa vòng Trái Đất, toàn cầu hoá để làm gì? Internet để làm gì?)
    Về phần tác giả, làm ơn nói đúng sự thật chút, có vẻ như bạn đang tạo ra ấn tượng sai lạc rằng nước Mỹ là nơi dễ ở khó về, tôi không biết bạn giỏi cỡ nào, nhưng giấc mơ Mỹ chưa bao giờ là màu hồng, và “thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt” bạn về việc “thụ hưởng văn hóa” (?) và “đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế” nghe có vẻ không đúng. Ngay cả khi cho bạn học bổng (lý do duy nhất bạn đụng đc đến tiền thuế của dân Mỹ), nước Mỹ sẽ chẳng thiết tha đến bạn lắm, vì thế nếu bạn có cơ hội, hãy suy nghĩ kỹ.

    Ở nhà lương có thấp, con cái đi học/đi viện có khổ, nhưng tự do hơn, không bị một đống bill đè lên đầu. Sống ở bển tuy có khổ, nhưng thoả chí phấn đấu. Quan trọng là cá nhân bạn thôi, quên thiên hạ đi, cống hiến hết mình cho công việc, bất kỳ việc gì, ở đâu, công sức ấy chắc chắn không đổ sông đổ biển đâu mà lo.

  60. Tôi rất vui sáng nay đọc được những dòng suy nghĩ các bạn ở đây….. Cho dù ý kiến thế nào đi nữa, các bạn đã thẳng thắng đóng góp ý kiến riêng tư của mình & căn cứ vào hiện tình đất nước cho mỗi suy nghĩ cá nhân…. Không ai đúng mà cũng chẳng ai sai bởi vì chúng ta chỉ có bàn luận “Đi đi, Đừng về” …. Tôi xin lấy hai ý trong đây của bạn Phạm Thanh & Minh Ngọc Lê là ” …. Nước chảy chỗ trũng …….. & vĩ nhân thì rất hiếm…. ” triết lý đường phố cho ta thấy chuyện xãy ra hằng ngày thật bình thường theo số đông và quy luật bản năng sinh tồn của nước chảy chỗ trũng nhưng rất hiếm có ai làm điều ngược lại cho dù ít hơn cả 1% hay là không có hiện nay bởi vì vĩ nhân thì rất hiếm. Vì thế tôi tin chỉ có ai “học rồi về” mới thật sự có hy vọng sẽ trở thành vĩ nhân… Tuy là rất rất hiếm! Cám ơn tất cả các bạn ở đây đặc biệt hai bạn PT & MNL đã cho tôi nghĩ ra được suy ngẫm sáng nay….. Một ngày thật vui & ý nghĩa! Chúc các bạn cũng vậy nhé! 🙂

  61. bạn đã sống cho cuộc đời của chính mình chưa, con người sinh ra là để hạnh phúc và tự do bạn ạ, bạn sống cho chính bạn thôi, không ai có trách nhiệm sống cuộc đời của người khác cả, những lời nói kia chỉ là kim chỉ nan cuộc đời người khác, con mắt người khác, đâu phải của mình, hãy lắng nghe tâm mình thôi. giả sử bạn cho mình là người công dân của 1 đất nước chung-trái đất, thì bạn sẽ làm gì, còn khoác lên vai mình cái ảo ảnh nơi chốn và vùng miền không. nếu bạn có nhiều thứ để có thể cho đi thì bạn cứ cho thôi. giả sử 2 nhà, 1 nhà nghèo hơn, 1 nhà giàu hơn, bạn thích cho nhà nào cái bạn có là quyền của bạn, làm sao thấy vui là được, kẻ nhận thì vui khi nhận chứ ai lại đi đòi cái người ta định cho. vậy nên chính bạn cũng không cần phán xét nơi mà mình muốn cho đi, nói rằng nhà ông nghèo và toàn bùn đất nên tôi thấy vào bẩn giày, chứ không phải là tôi không cho, hay là nhà này tốt đẹp hơn nên tôi thích ở lại và tôi cho ít thứ tôi có gọi là cảm ơn vì tiếp đón nhiệt tình, người chủ nhân nhà nghèo sẽ buồn lắm đấy, nhà họ nghèo là chuyện của họ,họ có ngửa tay xin bạn cái gì đâu. mà nếu bạn thấy tôi thiếu lắm, tôi không cho ai cái gì được, thì cứ làm cho mình đủ cái đã, cuộc đời bạn là sự lựa chọn của bạn mà thôi, chả có ai có quyền lực hay trách nhiệm gì mà thay thế bạn chọn lựa hay lên tiếng chỉ trích cả,^^, chia sẽ chút cách sống của tôi gọi là giao lưu suy nghĩ, tôi sẽ đi nơi nào tôi thích, tôi sẽ cống hiến, cho đi những thứ tôi có cho những người đang thiếu chúng, chả quan tâm trách nhiệm, nghĩa vụ, rào cản hay đất nước nào cả, kệ đi, cuộc đời có là bao, cứ thông giông, trải nghiệm mà đi qua đời.^^

  62. Trả lời đơn giản cho câu hỏi chốt bài là: Bạn là người Việt Nam. Trách nhiệm công dân không cần ai dạy mà là những điều tự học tự đúc rút trong quá trình du học, còn không học được thì “Đi đi, đừng về”.

  63. Nếu một mai tôi đi xa, liệu tôi có trở về để đóng góp cho quê hương? Đó là một câu trả lời khó. Tôi sẽ luôn nói là có, nhưng chỉ khi nào đất nước thực sự muốn tôi về.

  64. 2 năm trước đây, mình cũng từng trăn trở về điều tương tự như thế này, k phải về việc đi du học rồi về nước hay không, mà là về việc quay về địa phương mình làm việc hay là ở lại thành phố để có một tương lai tốt hơn (theo suy nghĩ là ở nơi phát triển thì sẽ phát triển hơn). Lúc đó mình cũng mong muốn được cống hiến cho quê hương, làm giàu cho mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. Nhưng cũng có tâm lý là muốn làm giàu cho bản thân, muốn có một cuộc sống năng động, muốn mình có một vị trí xứng đáng,.. bản thân thật tham lam quá mà :). Bây h thì mình đang là một du học sinh ở Nga, càng xa quê hương thì mình lại càng nhớ quê hương da diết, mong được học xong trở về phục vụ cho đất nước. K biết bản thân có thể làm được điều j to tát không, và với các ngành kinh tế thì mình không biết, nhưng với ngành Y của mình, mình không đặt nặng vấn đề kiếm tiền, làm giàu. Mình chỉ hy vọng sau này về nước sẽ thành một bác sĩ giỏi khám và chữa bệnh cho dân mình. Bạn cũng là một sinh viên Y phải không, bố mẹ bạn cũng là bác sĩ, và họ thấy được những góc khuất tại nơi họ làm việc, tài năng thật sự k được trọng dụng, con ông cháu cha chèn ép, và tiền lương thì ít, ngành Y ở Việt Nam thì lại đang đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm, mà điển hình đó là Y Đức của người bác sĩ,… và những điều đó khiến bố mẹ bạn và gia đình của bạn k muốn bạn làm việc ở Việt Nam, vì nghĩ rằng như thế là lãng phí thời gian, tài năng và công sức.
    Mình rất trân trọng tấm lòng muốn cống hiến cho quê hương của bạn, nhưng nếu bạn không thể tìm được con đường đi riêng cho mình, không thể nhận thấy đc cơ hội phát triển của bản thân ở Việt Nam, k thể làm được j theo đúng ước vọng của mình là cống hiến cho đất nước….thì bạn hãy ở lại nơi mà bạn thấy được tương lai phát triển của mình. Vì bản thân có giàu, có tốt thì mới có thể làm giàu và phát triển quê hương đất nước được.
    Ngược lại, bạn thấy được con đường tương lai của mình ở Việt Nam, thấy được đất nước cần hiền tài, cần những con ng có tư tưởng đổi mới, bệnh nhân cần những bác sĩ có y đức và tay nghề,.. và điều hơn hết đó là tình yêu quê hương, tình người với người, … mà có thể ở những mảnh đất xa lạ, bạn không bao giờ cảm nhận được. Có thể những điều đó sẽ làm cho cs có ý nghĩa hơn, ngành nghề bác sĩ k chỉ là kiếm miếng cơm manh áo cho qua ngày mà. 🙂 Ở Việt Nam có những nơi k cần bạn, nhưng cũng sẽ có những nơi cần bạn, chỉ cần bản thân biết cách thích nghi, tìm cho mình một nơi phù hợp, bạn sẽ vẫn sống tốt và thành công như những người khác. Thành công của mỗi người chính là sự bằng lòng với cuộc sống hiện tại nữa, những điều dù nhỏ đối với ng khác nhưng cũng có thể coi là thành công đối với mình. Hãy xem bạn cần j, muốn làm j, hãy làm nó, nhưng đừng hy vọng bạn sẽ được gì, vì có thể bạn sẽ thất vọng vì nó. Hành động nhiều, nhưng đòi hỏi ít, bạn sẽ đạt được thành công của mình. 🙂
    Hãy chọn cho mình một con đường đi riêng, dù k ai ủng hộ, nhưng bạn thấy rằng đó là điều bạn muốn, thì bạn sẽ làm được. Và hãy bằng lòng với những j mình có. Sống và làm giàu tại chính quê hương của mình là một điều đáng quý mà. 🙂 Chúc bạn thành công, dù ở bất cứ nơi đâu, Bác sĩ tương lai ạ^^.

  65. mình nghĩ là do suy nghĩ mỗi người thôi…. mình chứng kiến nhiều ng cũng về vn lập nghiệp đấy thôi….! các bạn không để ý thấy ngành giải trí có rất nhiều ng vn bên nước ngoài về và h cũng thành đạt sao…..?

  66. Mấy thằng sinh viên Mỹ nói không đúng, nước nó làm giàu từ tài nguyên trên toàn thế giới, trong đó có cả cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bây giờ người ta về VN là xây dựng nên 1 phần thế giới, có gì gọi là còng lưng đóng thuế?

    Có 1 lý do để người ta phân vân: Đó là vì TÌNH YÊU chưa đủ lớn, và do đó họ bị những người xung quanh nói này nói nọ.

    Lý do lớn nhất nằm ở chỗ tình yêu. Tình yêu đủ lớn cho công việc sẽ xuất hiện lòng hi sinh. Cái đó không ai có thể dạy hay cho lời khuyên đc.

    Đúng là rất khó khăn, tùy thôi!

  67. Chào mọi người!

    Mình đã đọc nhiều bài trên THĐP, tất cả đều là những bài hay và mình rất thích nhưng có lẽ đây là bài đầu tiên khiến mình khá khó chịu đến nỗi phải viết những dòng chia sẻ cảm xúc này (đây cũng là lần đầu mình cmt nhé!).

    Trước khi đi vào ý chính mình xin nói trước là mình không khuyên bạn nên đi hay nên về, mình muốn chia sẻ với bạn 2 dòng suy nghĩ của mình về việc du học rồi thì nên về hay nên đi luôn để bạn có thể lựa chọn đúng đắn hơn nhé!

    Mỹ là đất nước tiên tiến đứng số 1 thế giới và không thể phủ nhận rằng khi hỏi 1 sv Việt rằng “Tại sao mày ko thích đi du học?” thì phần lớn khó khăn mà họ gặp phải là “Tao ko tự tin về cái tiếng Anh của tao lắm!”, và câu trả lời cũng tương tự đối với việc đi làm cho c.ty nước ngoài hay VN. Vậy suy ra hầu hết đều muốn được học và làm ở nc ngoài hơn nhỉ? Ở nước ngoài có gì hay mà chúng ta lại thích:

    – Trả lương cao hơn (đồng ý nếu bạn giỏi – giỏi là theo nhiều mặt khác nhau nhé, chẳng hạn bạn lao động giỏi thì vẫn kiếm đc vài ngàn 1 tháng tại Mỹ).

    – Hiện đại hơn suy cuộc sống tốt hơn, điều kiện làm việc/học tập cũng sẽ tốt hơn.

    – Xã hội công bằng hơn, giỏi thì đc lương cao và thăng chức (liệu điều này có đúng hoàn toàn, thật ra thì vấn đề COCC hay là hối lộ thì ở đâu chẳng có, chỉ là đất nước hiện đại thì thủ thuật thực hiện cũng khó phát hiện hơn và cũng hạn chế đc tệ nạn hơn).

    Vậy Việt Nam thì có gì thua kém nào? Hỏi câu này thì chúng ta có thể tìm ra 1001 lý do VN thua kém nước ngoài rồi! Vậy nên mình ko bàn đến vấn đề lý thuyết mà sẽ lấy gương điển hình làm bằng chứng. Anh Nguyễn Hữu Trí, một người khá nổi tiếng với các bạn sv Việt, Nguồn gốc cùa anh thì liên hệ google để biết thêm chi tiết nhé! Là 1 du học sinh bên Singapo, anh từ bỏ công việc mà nhiều người Sin mơ ước có đc để về VN hoạt động trong ngành giáo dục với mong muốn giúp đỡ, trang bị kiến thức ra đời cho các bạn sv trẻ. Và bậy giờ anh đã thành công trong lĩnh vực này. Vậy vấn đề ở đây là gì? Tôi ko nghĩ anh thật sự làm vì VN, tôi nghĩ anh đã nhìn thấy đc cơ hội của mình tại VN và đã ko ngại khó khăn mà dấn thân vào đó với niềm đam mê về giáo dục của anh. Và còn nhiều nhiều người khác nữa. Bạn của bạn nói rằng: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”, “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”. Vậy họ có nhận ra rằng VN chính là mảnh đất màu mỡ với niềm đam mê của họ không? Ở Mỹ những ngành này đã phát triển mạnh nên bạn sẽ không còn nhiều cơ hội để biến đam thành hiện thực nữa vì lúc này bạn đang cong lưng ra kiếm tiền cho những kẻ mình gọi là sếp. Còn khi về với mảnh đất màu mỡ này, bạn có cơ hội để lăn xả, tỏa sáng hết sức mình.

    Nếu mọi người nói đi du học rồi về làm giàu cho đất nước, giúp ích cho tổ quốc. “Ừ! Thì phần lớn là nói dóc thế thôi!”. Chính những kẻ chỉ nghĩ đến việc làm giàu cho bản thân mới là những người đang ngày đêm cống hiến hết sức mình cho đất nước.

    Và cuối cùng, dù là du học sinh hay không thì rõ ràng phần lớn chúng ta đều bị tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ của KẺ LÀM THUÊ! Và để kết thúc cmt này mình xin trích một câu nói mình rất thích trên trang facebook của Adamkhoo: “Người thất bại là người luôn nhìn thấy khó khăn trong cơ hội – Người thành công là người luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.”.

    À! mình quên nữa, tuy có hơi lạc đề nhưng cũng khá bức xúc với câu nói của anh bạn Tây nên mình xin đc vô phép một tí nhé! Nếu anh bạn Tây nói như thế bạn nên hỏi lại rằng: “Thế tụi mày từ phương xa đến VN để giết chóc, hãm hiếp và đô hộ dân tao, đến khi thua thì rút quân về để lại một sự tàn phá trì trệ về kinh tế – giáo dục mà ko một chút đoái hoài thế có công bằng không?”

      • Oh! Mình cũng thế nhưng mình thì thích anh Trí hơn, ảnh gần gũi với sv. Anh Khoa thì lại gần gũi với người lớn, những người đã có việc làm. Hè này mình sẽ tham gia khóa học Awake Your Power của anh Trí nè ^_^ nhìn các bạn của mấy khóa trước mà thấy háo hức quá!

        • Bật mí luôn là tác giả và bản thân mình cũng là học viên AYP, cô bé chỉ viết với góc nhìn một người đứng xem, không phán đoán, không nhận xét, còn đam mê của cô và Việt Nam thì đọc thử những bài viết trước của cô bé sẽ thấy. Ngoài đời thì nó rất vui tính và thú vị đấy 😉

          Chào tân binh mới, học đi sẽ biết có những thứ mình chưa bao giờ nghĩ là nó có tồn tại đâu 😉

          Tấm gương thì quá trời, AYPer học trò của anh Trí thì có Duy Anh – AYPer 3, mở quán cafe CashFlow, anh Liêm – Lee&Tee, Huy với Blue Up, Đăng Phong với Windmill, anh Hoàng của The Journey, Tôi Tự Học của anh Chỉnh v…v…

          Hay những tấm gương bên ngoài mà mình biết như VYE, YUP, GCOMM của anh Trần Hùng Thiện, v…v…

    • Bạn Bảo nêu một tấm gương rất đẹp, quá đẹp thì đúng hơn. Nhưng đúng như bạn nói, nhiều người chúng tôi chỉ có suy nghĩ của “kẻ làm thuê” thôi. Tôi thấy điều đó chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Anh đem hàng hoá đi bán, tôi đem sức lao động ra bán, tại sao lại phải khinh rẻ nhau? Không phải ai cũng làm được ông chủ, nó đòi hỏi những kỹ năng không được dạy trong các khoá học chuyên ngành (vật lý, toán học chẳng hạn) và sự vững vàng tâm lý, cả sự liều lĩnh nữa. Quan trọng hơn là cần có đam mê. Người học ca hát chẳng hạn, họ đam mê ca hát chứ không đam mê làm ông bầu. Nhà khoa học cũng thế, họ đam mê nghiên cứu nhưng lại ghét chuyện quản lý trường đại học hay viện nghiên cứu. Thế nên họ đơn giản là không phù hợp với việc làm chủ, vậy thôi. Nếu bạn thích bạn có thể làm và kêu gọi mọi người làm theo nhưng đừng phê phán người khác chỉ vì người ta không thích giống bạn.

    • likes cho b này… mỗi ng` có 1 y’ kien’ đi du hok Xong ở hay ko tùy vào hoàn cảnh của từng ng` …. phản đối nhau hoài . tôi thì đi du học xong sẽ về nước để thể hiện bản thân . chứ ko ở lại lm` dưới chức ng khác . tất nhiên đầu tiên phải tài giỏi rồi .
      TÓM LẠI MỐI NG` MỘT CON ĐƯỜNG CÓ ƯỚC MƠ HOÀI BÃO THÌ MS LM` LÊN THÀNH CÔNG . SỢ HÃI RỤT RÈ CHỈ BT HA ………………………………..

  68. Mình nghĩ có 1 điều mà người dân mình nên học hỏi ở các nước khác đó chính là sự cống hiến không toan tính. Có lẽ về vấn đề mà ba mẹ bạn nói là khá đúng, quyền lực mềm. Nhưng không có nghĩa là bạn không thể thay đổi. Thực tế đi du học Mỹ thì khả năng các bạn không về VN là rất cao, vì trước giờ Hoa Kì thường thu hút nhân tài rất nhiều nước bằng tài chính, cuộc sống và cơ sở vật chất. Chúng ta có thể nhìn qua Singapore hay Nhật. Singapore những năm 50,60 đúng nghĩa là không có gì cả, từ tài nguyên đến nhân lực, chính quyền họ thì còn non yếu sau khi tách ra khỏi Malaysia. Tuy nhiện nhưng những nhân tài của Singapore vẫn trở về giúp đất nước họ vực dậy lên trở thành 1 con sư tử của châu Á. Còn Nhật thì tinh thần dân tộc của họ là số một rồi. Vực dậy 1 đất nước từ trong đống tàn chiến tranh. Nhiều người Nhật tài giỏi cũng trở về giúp chính đất nước họ đấy thôi. Làm 1 người sống cho bản thân mình thì dễ, làm 1 người sống để thay đổi cả 1 xã hội thì mới khó. Ai cũng chọn việc dễ làm, thì ai sẽ làm việc khó đây. Ba mẹ cũng muốn tốt cho bạn thôi. Nhưng bạn muốn cả đời mình chỉ làm việc an nhàn ở 1 nơi đâu đó trên đất Mỹ, rồi cũng bị lãng quên đi, thậm chí họ quên bạn là 1 người VN, hay là bạn về VN để thay đổi thì đó là quyền lựa chọn của bạn.

  69. Có cả trăm ngàn lý do để về cũng như không thiếu lý do để không về.
    Bạn hãy đặt ra câu hỏi cho bản thân mình và tự trả lời một cách chân thành nhất: nguyên nhân gì khiến bạn mong mỏi quay về? sẽ có các trường hợp sau
    1. Gia đình:
    Nếu gia đình là nguyên nhân chính yếu thì tôi nghĩ rằng bạn nên quay về. Gia đình là một yếu tố không thể nào thay thế được, công việc, tiền bạc bạn có thể từ từ kiếm nhưng thời gian với bố mẹ thì chẳng thể níu kéo được lâu. hãy trân trọng nó.
    2. Mong muốn được cống hiến cho đất nước:
    Nếu là nguyên nhân này thì tôi nghĩ bạn không cần phải về làm gì. Cống hiến cho đất nước không có nghĩa là phải quay về. Quay về mà không kiếm được việc làm đúng với khả năng của bạn để cống hiến hết mình cho đất nước thì cũng vậy thôi. Trong khi đó, nếu bạn ở nước ngoài, có điều kiện để phát triển khả năng của bạn, thì tại sao bạn lại chối bỏ cơ hội đó? Được tận dụng đúng khả năng, bạn cũng có thể đóng góp bằng cách này hay cách khác. Ví dụ như lượng kiều hối chảy vào VN hằng năm chẳng hạn, với 1 con số khá lớn (11 tỉ USD trong năm 2013, theo WB nhận định thì đây là nguồn thu khá ổn định và quan trọng http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/viet-nam-thuoc-top-nhan-kieu-hoi-nhieu-nhat-the-gioi-2978007.html). Hoặc chăng là các đóng góp phi vật chất khác như social network hay nhỏ hơn là làm cho mọi người biết đến những mặt tốt đẹp của VN nhiều hơn.
    Có rất nhiều thứ để bạn phải cân nhắc để đi đến quyết định cuối cùng. Nhưng bạn cũng đừng quên rằng bạn còn có rất nhiều lựa chọn khác, không chỉ là 2 thứ đi hay về, mà là về rồi đi hoặc đi rồi lại về đều hợp lý cả.
    Thân 🙂

  70. mình có ý kiến giống như bài viết này

    Các bạn đừng giở giọng thiên thần :”giúp ích, cống hiến cho quê hương, tổ quốc”

    Các bạn quên mất rằng ngờời Việt Nam mình đã làm gì à? 1 ứng dụng game nổi tiếng về VN thì chết yểu, 1 thợ máy yêu chế tạo máy bay thì bị chỉ thị ngừng thí nghiệm, 1 người muốn chế tạo tàu ngầm thì bị mọi người dè bỉu “ông già này điên cmnr ” v.v….

    Đừng chối cãi khi tôi nói rằng “Người Việt Nam có 1 tính xấu, đó là thấy ai hơn mình thì tức tối ăn không ngon ngủ không yên, tìm cách dìm người ta xuống”.

    Đơn giản hơn cho dễ hiểu nhé: nếu bạn được lựa chọn giữa 1 công việc cho bạn cơ hội tung hoành, và 1 công việc mà có đến 70% là công việc trà nước, nâng niu, chùi đít cho sếp, bạn chọn công việc nào?

    Bạn thấy đấy: Nước chảy chỗ trũng. Ở đâu mà người ta nhận ra là có cơ hội, người ta sẽ đến đó.

    Yêu TỔ quốc là rất tốt, nhưng đừng yêu chỉ trong tư tưởng. Cuộc đời con người có gần 70 năm, hết gần 30 năm ngu dại, thêm thêm 20 năm ốm đau lú lẫn nữa, nếu còn nghĩ về đất nước, bạn còn bao nhiêu thời gian cho bản thân? Đừng nói tôi ích kỷ, mà nghĩ xem: ai CHO bạn QUYỀN cống hiến cho đất nước?

    Tôi rằng cuộc sống bây giờ ai cũng sẽ nghĩ cho bản thân đầu tiên. Tuy nó thực dụng, nhưng KHÔNG HỀ xấu! Thực dụng là để đem lại cho mình cuộc sống đầy đủ (dĩ nhiên không được làm hại đến ai), chứ không phải là chạy theo thứ lý tưởng mù quáng để rồi trôi nổi trên dòng nước bốc mùi của thực tại.

    Dĩ nhiên, bạn MUỐN điều gì, cứ làm điều đó. Nhưng nếu bạn còn lăn tăn về con đường phía trước, hãy nghĩ gần thôi, nghĩ về cuộc sống của mình và những người quanh mình, chứ đừng vội nghĩ những chuyện lớn lao.

    • mình đồng ý với bạn này…từ xưa tới giờ mình luôn nghĩ (giống trong phim kiếm hiệp cũng hay nói) “mình không vì mình trời tru đất diệt”…không phải mình ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mà (cũng nhờ phim HK mà ra): “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Mình học xong thành tài, muốn giúp ích cho đất nước thì phải tìm cho mình chốn dung thân ổn định mà đất nước mình còn thiếu điều đó. Có thể làm mọi cách đúng đắn nào đó để mình có cuộc sống vững chắc hơn, lo cho gia đình người thân mình, rồi sau đó mới dám nghĩ tới bà con láng giềng xa và cả dân tộc. Mình cũng khẳng định mình là người có suy nghĩ sẽ về VN giúp đỡ bà con nhưng chỉ khi mình có được sự vững chải ở nơi đất khách, chứ không phải nơi đến cả 1 cơ hội ngóc đầu cũng không có

    • Việt Nam mình bây giờ vẫn còn là đất mới. những ý tưởng mới mẻ và đột phá thì ai nhìn vô chả bảo là khùng hay điên. Quan trọng là mình có đủ khùng, điên va gan dạ để biến ước mơ thành hiện thưc. Mỹ hay là những đế quốc khác được lơn mạnh như hôm nay thì cũng nhờ vô những thàng “khùng” đó mà phát triển. Xem lại những thiên tài thế giới xem. Hầu hết tất cả những đó đều bị chửi là trc khi thành công hết. một số còn bị giết vì những ý tưởng của họ.

      • Mình cũng đồng ý. Nhưng so sánh VN với thể chế nào thì cũng cần phải nghĩ kỹ. Không thể so VN với 1 nước có nền dân chủ như Mỹ được. Ở Mỹ, họ có quyền nói bất cứ thứ gì họ muốn, (trừ bí mật quốc gia), làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm. Bất cứ ai cũng có quyền phản biện xã hội. Còn ở VN thì khác. Cứ như kiểu thời trung cổ vậy. Nói trái ý là có khi vào khám như chơi.

        • thế những ứng dụng như máy chặt mía, máy cày đất, vv sao lại được cấp bằng nhanh chóng, vì nó ứng dụng vào thực tiễn, và cực kí có ích lợi ngay lập tức, máy bay sáng tạo cho bạn ngồi bạn dám ngồi không, tàu ngầm thì vẫn đang thử nghiệm kìa, còn nói rằng việt nam ko có dân chủ sao vẫn có người buôn bán, vẫn có mở nhà máy xí nghiệp, đành rằng nói thẳng việt nam xấu xí nhưng bạn cũng nên nhìn nhận thật chính xác, đừng nói cho sướng miệng bạn ạ

          • mình thì không dám phản bác ý kiến của bạn, vì dù gì nó cũng có lý ở 1 khía cạnh nào đó.
            Tuy nhiên hãy trả lời hộ minh: Việt Nam có quyền tự do ngôn luận 1 CÁCH THỰC SỰ chứ? Người ứng cử có tiếp xúc trực tiếp với người đi bầu cử? 1 người dân thường có được quyền chất vấn bộ trưởng hay cao hơn là thủ tướng? Còn nhớ vụ Cù Huy Hà Vũ chứ? Chỉ là ông ấy phát biểu, đại khái là hoàn toàn có quyền tự ứng cử chức Thủ tướng, mà giờ thì sao? “Tự do” mỉa mai.

            Vì sao tiên tiến như Mỹ mà vẫn có đến 2 đảng? Là vì họ cần 1 thế lực đối lập trong quan điểm để phản biện lại những gì sai trái, sửa sang những gì còn lệch lạc của quan điểm đối thủ, mục đích là đi đến tiến bộ. VN có mấy đảng? Họ còn thực hiện tam quyền phân lập, còn ta thì là nhà nước pháp quyền, quyền lực tuyệt đối trong tay đảng. Đảng muốn ta ngu thì đại đa số chúng ta PHẢI ngu theo.

            Nếu Việt Nam cũng dân chủ như bạn nói, tại sao nước ta không thể tiến bộ hơn, ít ra là như Sing hay Thái vậy? Nhân lực ư? Đừng đùa. Dân trí ư? Dân trí cao hay thấp là do đâu? Bất lợi kinh tế hả? Nguồn vốn đổ vào như nước kìa.

            Bạn nói về việc thực tiễn. Con người ta thì nên nhìn xa trông rộng hay nên nhìn vào cái lợi trước mắt hả bạn? Mình hỏi phát. Mục tiêu phát triển nhà nước là đến năm 2020 căn bản trở thành nước công nghiệp, cứ cái đà này có đến được không? Đất nước cần hơn những sự phát triển về máy móc, chứ không chỉ mãi là cây lúa.

            Bạn nói tôi dám ngồi máy bay không ư? Xem bạn nói kìa! 1 sáng chế, nếu người ta ủng hộ nó, có nghĩa là sẽ tạo điều kiện cho nó phát triển, cải tiến thêm, chứ không phải là phá dỡ hay gì đó nữa. Người ta sẽ coi đó là thí điểm, tiến hành thực nghiệm, nếu cho kết quả tốt sẽ tiếp tục tiến hành, bạn ạ. Người sáng chế ra máy bay chưa coi đó là sản phẩm thương mại, nên mình chả việc gì phải ngồi vào để chứng minh luận điểm của mình cả.

            Còn việc VN có mở nhà máy xí nghiệp, bạn nghĩ có thể không mở được không? Xu thế toàn cầu hóa rồi bạn ạ, bắt buộc phải thế thôi.

            Sâu thêm về vụ máy móc. Xin hỏi bạn rằng nước ta có xuất khẩu được mặt hàng nào chứa chất xám không? Hay là toàn mồ hôi? Bạn nói cái máy cày đất với máy chặt mía hữu ích, vậy máy bay thì không? Xin thưa, mình chỉ cần nghĩ ra 1 công dụng ban đầu của nó thôi: đó là cứu hộ. 1 máy bay trực thăng làm cứu hộ thì dễ hơn là máy bay dùng đến đường băng bạn ạ. Chưa kể chi phí cái máy bay của người Việt, chế tạo sơ sơ thì mất 200 triệu (là cái thứ 2 mà bác này chế ra đấy – đến phi công chính thức còn phải khen), cứ cho là cộng thêm chi phí lắp đặt các bộ phận khác, rồi hoàn thiện, liệu có rẻ hơn máy bay mua của nước ngoài không? Cứ tư duy kiểu cần máy gặt là phải làm máy gặt, thế đến bao giờ mới khá lên được? Con người giàu nghèo ăn nhau là ơ chỗ nhìn ra cơ hội, nhìn xa trông rộng. Nước Mỹ hơn nước ta là vì nó khuyến khích bất kỳ loại phát minh sáng chế nào, và nó nhìn được những điều xa hơn là nông nghiệp đấy bạn

    • Mình cũng thích bài viết này, và mình cũng thích ý kiến này của bạn. Tuy nhiên mình không kết cái câu cuối trong bài lắm, VN không có gì đáng chê trách, chỉ đáng chê trách những người đã dẫn dắt VN đi đến cái đích của những người mà họ muốn. Vậy nên mình thích cái câu đi đi đừng về, và mình thấy ý kiến của bạn cũng chuẩn. Đừng thể hiện mình là thiên thần, hãy nhìn vào thực tế đi, đừng có học theo thói “quan liêu sách vở” Đừng trách người ta quay lưng với mình, hãy trách chính mình đã khiến người khác quay lưng. Tôi không phải thiên thần, tôi là con người, con người trong xã hội, tôi yêu quê cha đất mẹ, tôi yêu lũy tre bờ cát nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nhưng nơi này không phải là con đường để tôi tồn tại, thì tôi có quyền tìm nơi khác tốt hơn, tôi không vong ơn phụ nghĩa, tôi nhớ về nơi đó, mang ơn nơi đó, về thăm nơi đó, nhưng nhất định không cùng quan điểm người ta áp đặt lên nơi đó.

    • ai mà chả muốn cống hiến cho đất nước
      Nhưng những người lãnh đạo đất nước Việt Nam họ đã làm gì
      Luôn luôn chối bỏ trách nhiệm . Biết đất nước cần thay đổi để hoàn thiện nhưng không . Họ không làm vì họ sợ m ất đi quyền lợi của họ . Họ vẫn giữ cái luân j lí mác lê nin đã cũ thời và chính nó đã làm cho đất nước ta kém phát triển
      Tại sao Vn những năm 60 80 của TK trước dc mệnh danh là hòn ngọc viêc đông mà bh lại suy tàn ntn. Tại sao Hàn quốc cũng vào những năm đó nghèo và lạc hậu hơn VN rất nhiều mà vào năm 80 họ đã căng cai dc olympic . chính là sự cải cách . Có lẽ chính họ những nhà cầm quyền đã đầu độc nhân dân và chính họ cũng rất ích kỷ . Bạn đã bh đi bỏ phiếu chưa . bạn đã thấy ai đi bỏ phiếu ngoài đời chưa . Một cái cây gốc rễ đã thối nát thì rất khó để những bông hoa nở ra được .Như vụ bác nông dân chế tạo máy phát điện chạy bằng nhiệt đốt rác hoàn toàn và đầu tiên trên tg . Chính quyền k những k khuyễn khích mà còn dẹp của ng ta. Nói cho đơn giản như kiểu Bạn cầm cờ anh mỹ đi trong vùng toàn quân IS vậy

  71. Kiếm được việc ở chỗ nào thì làm ở chỗ đấy.

    Kiếm được việc ở US thì làm ở US, ko có thì về VN, VN ko có thì sang Sing.

    Cứ kiếm được tiền được kinh nghiệm là làm giàu cho đất nước rồi (human capital).

    Suy nghĩ gì nữa.

  72. Trước đây mình được nghe một buổi nói chuyện của cô Nguyễn Thị Anh Thư, phó hiệu trưởng trường đại học SaigonTech. Buổi nói chuyện rất hay và mình cảm thấy được truyền cảm hứng rất nhiều. Mình đã hỏi cô điều gì tạo động lực, nguồn cảm hứng cho cô. Cô bảo rằng cô yêu Việt Nam tha thiết, yêu từ khi cô còn là du học sinh bên Mỹ, khi mà tất cả mọi người quay lưng lại với một Việt Nam lạc hậu, xấu xí.

    Mình nghĩ như thế này, bạn không nhất thiết phải về Việt Nam sau khi tốt nghiệp mới có thể cải cách Việt Nam. Chính bạn chứng minh bạn là ai ở bên ấy cũng đã giúp Việt Nam rất nhiều. Thật đấy! Du học sinh Việt Nam là một phần hình ảnh của Việt Nam. Đôi lúc bạn không làm gì cả nhưng tất cả mọi người nhìn vào tất cả những gì bạn làm và phán xét (mình nghĩ nơi nào cũng vậy). Ở đất khách quê người, bạn tạo dựng một hình ảnh tốt cho chính mình cũng là một điều tốt cho quê hương. Nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn có thể giúp đỡ du học sinh Việt bên ấy hay truyền đạt kinh nghiệm học tập bên ấy cho các bạn, hay giúp đỡ người đồng hương…
    Đôi khi, chính vì bạn kỳ vọng ở mình quá nhiều khiến bạn bị áp lực, thôi thúc bạn về Việt Nam. Chính bạn đã làm rất nhiều cho Việt Nam nhưng bạn đã không nhận ra, bởi vì những việc ấy rất nhỏ. Nhiều việc nhỏ làm nên một việc lớn. Những điều gia đình bạn nói không sai đâu, khi bạn có thực lực và vững vàng hơn, bạn trở về, vẫn chưa bao giờ là muộn.
    Chính bạn là người duy nhất có thể tìm cho mình một lý do. Hãy giữ vững tình yêu quê hương ấy, nó là một điều thiêng liêng và không ai có quyền nghi ngờ điều đó. Trở về, sống ở Việt Nam, làm việc tại Việt Nam không phải là cách duy nhất để thể hiện tình yêu đó. Chỉ cần bạn không từ bỏ tình yêu ấy và khát khao của bạn, dù ở đâu, bạn cũng sẽ có cách để cải thiện Việt Nam.
    Nói thế không có nghĩa là mình xúi bạn không về quê cha đất tổ. Hãy trở về, khi bạn yêu thương những điều xấu xí nhất ở Việt Nam. Đó mới là lúc tình yêu quê hương của bạn đủ trưởng thành và mãnh liệt để vượt qua những chướng ngại, thích ứng với thực tế đầy chán nản và nhập nhằng (đúng như ba mẹ chia sẻ) để làm điều bạn muốn làm, tại Việt Nam.
    Cuộc sống sẽ đưa bạn đến nơi bạn thuộc về.
    Cuối cùng, một điểm nhỏ trong bài viết, nếu không ai dạy bạn thì bạn cũng đã tự dạy chính mình rồi đấy. Bạn đã tự nhận ra và dạy chính mình tốt rồi, nên cũng không cần thiết thêm một người nữa dạy lại bạn điều đó. Mình cho rằng: người thầy lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là chính mình, phần người bên trong mỗi người. Người khác có thể đồng hành, nhưng không ai có thể đi theo ta trên mỗi nẻo đường cuộc sống, không ai có thể đủ hoàn hảo để dạy ta tất cả. Nếu muốn biết điều gì đó, tự học, tự nhận định điều gì nên học và điều gì không nên học.
    Cảm ơn bạn vì bài tâm sự, rất chân thực.

      • Bạn ấy nói về Việt Nam chứ đâu có bảo làm cho Cơ quan Nhà nước?!?
        Việt Nam thì cũng không phải chỉ có mỗi Cơ quan Nhà nước là có công ty, bệnh viện?!?
        Theo mình thì nhiều người tìm đến Cơ quan Nhà nước vì nó nhàn, ít cạnh tranh, có lương hưu, không đòi hỏi năng suất, chất lượng lao động cao => Không có quan liêu, tệ nạn mới là lạ.
        Mặc khác, làm việc trong những môi trường tính cạnh tranh và không đòi hỏi con người phải cập nhật kiến thức mới thường xuyên như thế này là tự bước lùi. Thực tế là rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực ở Việt Nam học xong 5 năm đại học, đi làm và không bao giờ quay lại việc học hỏi thêm nhiều điều khác nữa, vì họ không còn phải đến trường kiểm tra!?!
        Bạn có năng lực thì làm cho công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, ở đó khá công bằng bạn à. Đổi lại nhiều lúc cần thông thạo ngoại ngữ, không được ngồi mát ăn bát vàng nên không ít kẻ than “bị bốc lột”.
        Mình cũng quen nhiều bạn trẻ 9x thành tích không được gọi là xuất sắc nhưng đã có đầu mối kinh doanh của riêng mình.

  73. “Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.” Quả thực là như vậy, nền giáo dục và đào tạo cho đến nay vẫn khiến hs,sv lao vào cuộc đua điểm số mà không chú trọng vào việc sử dụng kiến thức để đưa vào mối quan hệ giữa người vs người.

        • Bạn trẻ trâu cmt như thế thì lên haivl hoặc 9gag mà chơi. Tôi cũng lớn lên bằng môn gdcd và lịch sử trong trường phổ thông, và tôi vẫn tự hào rằng nhận thức của mình về đạo đức không có gì lệch lạc cả. Vấn đề là bạn hiểu đến đâu và có học những môn học đó với tư duy phê phán hay không thôi.

  74. mình nghĩ, nếu bạn là con người đặt sự nghiệp lên trên tất cả, thì sống ở nước ngoài là tốt nhất, bạn được thể hiện mình, được sống với những gì bạn thích. ở đó đủ mọi điều kiện tốt nhất, mình cũng có ý định đi du học để mở mang hiểu biết, trải nghiệm cho chính mình. Nhưng mình có lí do để về. Vì mình còn bố mẹ, người yêu ở VN, và mình k bao giờ có suy nghĩ bố mẹ già thì đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão. Nếu bạn còn là con người tình cảm, thì bạn nên về. Dù bạn có sự nghiệp vĩ đại tới đâu, bạn cũng cần phải về nhà, chẳng nơi nào hơn nhà mình đâu

    • Mình lại nghĩ khác. Mình yêu gia đình nên mình phải ở lại.

      May mắn mình không phải con một nên việc trực tiếp chăm sóc bố mẹ đã có chị gái lo. Mình lo đến những điều xa hơn. Nếu bây giờ về VN, lương mình chỉ khoảng 15-20 triệu/tháng. Nếu bố mẹ có lâm bệnh nặng mình không đủ tiền chạy chữa. Mình cũng không biết luồn cúi, không có quan hệ, không quen đưa phong bì cho bác sĩ y tá nên chẳng làm được gì ở bệnh viện VN. Trái lại với đồng lương nước ngoài mình có thể đưa bố mẹ sang Singapore chữa bệnh, không quá khó.

      Thêm nữa mình phải lo lắng cho thế hệ tương lai. Nền giáo dục ở VN quá tồi tàn, mình không muốn con cái đánh mất cơ hội phát triển như mình đã đánh mất. Mình không nói là ở VN nó không nên người mà là ở VN nó sẽ không phát triển được hết khả năng của nó. Lại nữa, môi trường ô nhiễm, hàng tiêu dùng thì độc hại, thực phẩm thì nhiễm độc mà các vị quan chức còn bảo “vẫn an toàn”. Nghĩ đến việc để con mình bị đầu độc mình không thể chịu được.

      Ai có thể chấp nhận những cảnh đó thì cứ về chứ mình sẽ không về và sẽ ủng hộ tất cả các bạn đi du học ở lại.

      • Con người vì sự nghiệp, cuộc sống của bản thân, điều đó có thể hiểu và thông cảm được. Nhưng xin bạn đừng đi giao giảng để cái trào lưu này trở thành phổ biến, và càng phổ biến hơn. Nói ra thì sợ các bạn lại bảo đạo đức giả, hay là đây là trao đổi thẳng thắn thì không có gì phải sợ.

        Nhìn cái câu “..mình sẽ không về và sẽ ủng hộ tất cả các bạn đi du học ở lại.” của bạn mà thấy bạn nhiệt tình ghê!

        • Mình không thấy việc ở lại có gì đáng xấu hổ thì tại sao phải sợ nó phổ biến? Mà mình nghĩ nó đã phổ biến rồi, chẳng đến lượt mình cổ vũ.

          • Cám ơn bạn vài bài viết.

            Đúng là có nhiều cái nhìn đa chiều. Điều 3 không thể phủ nhận được vai trò của người ở lại.

            Tuy vậy cũng trong bài viết, đứng từ góc nhìn của nước bị mất chất xám thì đó vẫn là điểm trừ. Việc “xua đuổi” người có tài ra nước khác là cái cần khắc phục chứ không phải là khuyến khích.

          • Theo mình hiểu từ bài viết này thì việc chất xám đi hay ở *phần lớn* là do chính sách của nhà nước (cả nước gốc và nước đến) chứ không phải là sự “xua đuổi” hay “kêu gọi” của xã hội. Mình cũng chẳng nghĩ là sự ủng hộ của mình có tác động nào đáng kể đến quyết định của các bạn du học sinh. Mình chỉ ủng hộ để cân bằng lại cái áp lực rất vô lý mà nhiều người trong nước đang đặt lên bọn mình. Nhiều người nhìn vấn đề một cách rất giáo điều, phiến diện, thiếu thông tin, thiếu thông cảm. Mình thấy những việc làm đó chỉ đẩy người ta đi xa hơn thôi. Bạn có thấy mâu thuẫn không khi coi thường một người, nhìn họ như tội phạm nhưng lại cứ mong người đó về để giúp mình?

          • Rốt cuộc mỗi quyết định đi hay ở là một quyết định cá nhân, dựa trên việc cân nhắc nhiều vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội. Những người đang nói chuyện trên mạng không thể chịu thay hậu quả hoặc nhận thay thành quả của quyết định đó nên đừng bảo người ta phải thế này hay thế kia. Mình nghĩ cái lăng kính cần thiết ở đây phải là lăng kính cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ chứ không phải lăng kính phán xét.

      • Có lẽ mình nghĩ giống bạn. Tuy là mình không đi du học nhưng mình vẫn muốn tương lai con cháu mình đươc hưởng một môi trường sống tốt với nền giáo dục tốt hơn là ở Việt Nam. Mình đang là sinh viên ở 1 trường đại học tầm trung ở đây. Và mình thấy chương trình giáo dục Việt Nam mình ngày càng đi xuống. Chương trình học nặng mà theo kiểu nhai đi nhai lại và mình cũng không biết tại sao mình lại đậu đại học. Chắc là do đi học thêm học bớt này nọ. Rồi lên đại học, cảnh giáo viên giảng thì giảng, sinh viên làm gì thì làm vì sinh viên Việt Nam không có tính tự giác như ở nước ngoài vì đa số ai cũng nghĩ là vào được đại học rồi là khỏe, theo hướng vào khó ra dễ trong khi đó ở nước ngoài vào dễ ra khó. Và theo mình biết thì sinh viên Việt Nam thiếu kĩ năng tiếng anh, quả thật trong trường mình thầy cô nói tiếng anh không hay, nhiều lúc còn dạy sai, nếu so sánh với giáo viên cấp 3 thì có lẽ ko bằng và trường mình ra đề thi tiếng anh Toeic y chang trong sách, với sinh viên nào siêng học đáp án thì có lẽ sẽ ẵm 7 8 dễ dàng và nhiều bạn cũng không hiểu mình học cái gì sua kỳ kiểm tra đó. Mình không đồng ý với cách dạy này và cũng không thích ứng được giáo dục của Việt Nam. Nhưng mình khác bạn ở việc mình có lẽ sẽ không ủng hộ các bạn đi du học ở lại lắm. Nói chung thì ai yêu Việt Nam thì về, còn ai nghĩ cuộc sống ở bên đó tốt thì ở lại. 🙂

    • Sử lai : ” Đi đi, Về về ”

      Đi hoc hỏi những kiến thức tốt ở các nước phát triển và được làm việc chuyên nghiệp của các c.ty hàng đầu thế giới, Nếu mình có kiến thức cho riêng mình thì tại sao không nghĩ mình có thể phát triển nó ở đất nước VN mình, 1 mình làm không được tai sao chung ta không hợp lại nhau mà làm thậm trí có thể lôi kéo người nước khác về cung xây dựng đất nước mình?

      Thưc sự ở VN mà có tất cả các thứ gì mình muốn mà trên thế giới có thì còn tuyệt vời hơn nhiều so với mình đi xa sứ mới có thể có được..!

      Ai có đủ khả năng phát triển được những gì mình đã học từ các nươc tiên tiến mang về phuc vụ cho con người quên hương ban sinh ra, nếu làm được thì bạn được đền bù xứng đáng và vừa có công làm cho con người VN được tốt hơn và phát triển hơn…

      Đất nước Việt Nam rất đẹp, rời xa đất Nước trong lòng mỗi người đều nhung nhớ và hướng tin từng ngày đất nước thay đổi. Bạn muốn đất Nước thưc sự phát triển thì mình mới về hay ban muốn thể hiện mình góp phần thay đổi từng ngày ? ( nếu bạn góp phần thay đổi được đất nước thì chắc chắn bạn sẽ được đền bù xứng đáng)…

      Mình nghĩ các ban có thể ” Đi đi, về về ” khi có điều kiện thể hiện tài năng và chia sẻ cho con người VN thì bạn nên đi đi về về, đến 1 lúc nào đó bạn ko muôn đi nữa là lúc bạn thực sự hài lòng những gì mình đã đạt được…đất nước đang phát triển cần lắm những con người có kiến thức như các bạn, và chính các bạn có thể làm thay đổi được suy nghĩ của chính phủ nhà nước và làm cho nhà nước cải cách lại bộ máy..

      Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?” câu trả lời thuộc về các bạn….

      • 30 năm trước đây, chúng tôi những du học sinh 7x, 8x cũng có những cuộc tranh luận nảy lửa như vậy. Thực tế, số về nhiều hơn số ở lại. Ko nói về những người khác, tôi thấy trở về là lựa chọn đúng đắn. Tôi cũng làm ở nhà nước một thời gian, sau đó mở một công ty tư nhân. Và thấy hiện tại cũng ổn.
        Các bạn du học sinh lo lắng về thực tế VN, các bạn có thể quên mất một điều là kinh tế nhà nước hiện nay chỉ còn chiếm 38% (2013), mặc dù ảnh hưởng của nó còn rất lớn, nhưng có nhiều không gian luật chơi KT thị trường là chủ đạo. Ở đó ai có năng lực, phẩm chất người đó có cơ may chiến thắng. Được đào tạo ở nước ngoài, phương pháp làm việc tốt, tôi thấy mình có lợi thế nhất định. Vì vậy, không nhất thiết phải lừa đảo, chụp giựt vẫn có thể kiếm miếng ăn được. Cái cần thiết là phải hiểu luật chơi để tự bảo vệ mình. Luật đó có thể ko giống ở nước ngoài, nhưng là điều mọi người ở VN có thể đều hiểu. Nó cũng không quá xấu xa hơn ở nước nào khác. Nếu chấp nhận nó, bạn có thể sống tại quê hương mình, kiếm tiền, đóng thuế (mỗi đầu nhân viên của tôi đóng thuế 150-200t/năm mọi sắc thuế). Hiện nay tôi cũng có con đang học nước ngoài, và mong muốn nó trở về. Qua kinh nghiệm, tôi thấy cứ mỗi năm bạn học nước ngoài, bạn sẽ cần khoảng thời gian như thế để thích nghi trở lại. Khi thích nghi được rồi, bạn sẽ bớt trăn trở mà thiên về hành động. Biết bao người nước ngoài kéo đến VN để kiếm tiền, vì ở VN cạnh tranh còn ở mức thấp. Đó cũng chính là cơ hội của các bạn đó. Các bạn còn trẻ, cái gì còn thiếu thì sẽ học được. Tóm lại, về hay ở là sự lựa chọn. Tôi chỉ nêu một thí dụ về một sự lựa chọn thực tế của người trở về.

  75. chắc có ở lại đc :)) đi du học thì học xong phải về liền nhe bạn, ko ai cho ở lại đâu, có ở lại hoạ may là có visa việc làm, tuy nhiên nó đuổi việc cũng phải cuốn gói về như thường, trừ khi bạn tham gia hải quân hoặc cưới công dân Mỹ thì may ra đc ở lại. Nói chung đi du học thì nên chọn ngành áp dụng đc ở VN, ko thì về cũng thất nghiệp

  76. Bài viết trên đúng với hầu như mọi suy nghĩ.
    Nếu bạn muốn có một lý do để quay về, thì mình sẽ đưa bạn một lý do nhỏ thôi, còn về hay không thì vẫn là ở bạn, hihi:
    “Nếu bạn muốn được hạnh phúc, được có cuộc sống tốt đẹp cho bạn và người thân, cho gia đình của bạn thì bạn nên ở lại,
    Nếu bạn muốn nước VN được hạnh phúc, con người VN thoát khỏi những khổ đau thì hãy cố gắng đóng góp một chút gì đó, cho dù điều đó có không được chấp nhận, cho dù bạn có thể phải đánh đổi rất nhiều, nhưng đó là cái tâm muốn giúp đỡ những đồng loại đang đau khổ bên này.”
    Và bạn có thể tùy chọn cách nào bạn thích, hoặc là ở bên đó sống cuộc sống tốt, thỉnh thoảng về VN từ thiện, hoặc là sang bên này sống cuộc đời khổ cực với tình yêu, tâm hồn luôn bao dung rộng mở. Cách sau khó, cách đầu dễ, bạn chọn cách đầu tiên cũng chẳng sao cả, đó cũng là một việc làm tốt. Còn mình, chưa được đi du học, sẽ cố gắng ở lại đất nước này.

  77. vâng chính vì tư duy như bạn nên chúng ta mới thế này, lúc nào cũng chờ đợi một ai đó đứng lên trước mà không phải là mình, ai cũng nói về việt nam không có môi trường, môi trường ấy do đâu mà có, chẳng phải do chính bạn và tôi sao.

    • Tư duy đó từ đâu mà ra? Tôi chắc bạn cũng chẳng có cơ hội du học nên mới không hiểu.

      HIện giờ bạn đang làm ở đâu? Còn quê bạn ở đâu? Hiểu chưa…

    • Mở ra một môi trường mới, tiên phong cho một ngành nghề mới. Chuyện này ai chả muốn làm hả bạn ^^ Nhưng mà muốn đi tiên phong cần rất nhiều kinh nghiệm, và tạo ra một môi trường mới cần chi phí rất cao. Nếu nói rằng, hãy ở lại bên đó đúc kết kinh nghiệm, liên kết với các công dân VN cùng ngành nghề, tạo quỹ hổ trợ rồi thành lập một tổ chức nhỏ, sau đó về VN mở đường mở lối cho thế hệ sau này thì may ra còn có khả thi bạn à.

  78. Ai ai sau khi đi du học cũng đều nghĩ “về VN k có đất cho mình sống”,”vì mình nghiên cứu khoa học nên con đường ở nước ngoài thích hợp hơn”,” VN sống theo kiểu 1 người làm, cả họ được nhờ, mình về chỉ chịu khổ”.
    Ở VN đúng là có những ngành ấy rất mới và chưa phát triển, tại sao những người như các bạn sau khi đã qua đào tạo bài bản k thể về để làm những người đi tiên phong? Ai ai cũng muốn một môi trường có sẵn và VN thì thiếu hẳn những điều đó, vì thế, các lý do “đi đi, đừng về!” chỉ là một cái cớ để thuyết phục mình trước những khó khăn, thay đổi cần thiết nhiều người phải đối mặt khi về VN. Thật ra mà nói, chẳng ai trong chúng ta thích sự thay đổi đột ngột của cuộc sống theo chiều bất lợi cả.
    Đất nước đang phát triển nào cũng mang trong mình những nhược điểm, chính những du học sinh sau khi được tiếp thu các nền văn hóa khác chính là những người nắm rõ nhất, nếu muốn thay đổi, chính những con người ấy phải ở VN để nêu lên quan điểm cá nhân, để làm gương và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Người tài k có cơ hội bởi có bao nhiêu người tài đủ sức chịu thiệt?!
    Trách nhiệm của công dân là chính bản thân chúng ta đều có, chỉ là tác nhân để đánh thức nó có đủ mạnh để thay đổi suy nghĩ, hành động của ta hay k. Chúng ta k được dạy bởi chúng ta chính là những người có trách nhiệm xúc tác.

    • Nói rất dễ nhưng nhìn mặt bằng nhu cầu và địa thế của Việt Nam xem … Bạn nghĩ chính phủ ta chưa khai thác các ngành có thể sao ? Bạn nghĩ những công ty mới đc những công ty cũ bảo bọc cho phát triển ah ? và còn nhiều nhiều vấn để nữa trước khi bạn thực hiện được 2 chữ ”lập nghiệp”

      ~baka~

      • cái bạn Tien Nguyen kia có phần ko giống vs những mem khác trên page, thấy cmt ko hợp vs ý mình thay vì đưa re những lí luận = chứng để phản biện thì lại cố lăng mạ người khác. Tôi ko hiểu bạn đi du học bạn học đc cái gì tiên tiến của họ hay chỉ dùng tiền bố mẹ sang đó ăn chơi là chính rồi lên mạng có những phát biểu đậm chất trẻ trâu VN thế này, nghe bảo nc ngoài họ dạy tư duy lập luận ghê lắm cơ mà, bạn học kiểu đó thì ở đó luôn đi đừng về VN mang tiếng người đi du học. Còn về người cmt thì tôi cx ko hoàn toàn đồng ý, tôi tin đã có rất nhiều người muốn tiên phong nhưng quan trọng phải có sự ủng hộ, 1 VD dễ hiểu thế này: có 1 hồ nc đang bẩn bạn nhỏ vài giọt nc sạch lên đó liệu cái hồ có sạch hơn đc ko, hay những giọi nc đó cx bị lấm bẩn ngay sau khi xuống hồ. Ns chung là để VN đc như các nc khác cần phải có 1 quá trình dài, gian truân ko kém gì Cách mạng VN tk 20,Cần phải có 1 Bác Hồ thứ 2 đủ kiên định, vững vàng để kéo nc ta khỏi đống bùn lầy như cái TK trc, nhưng cx phải công nhận rằng nếu có càng nhiều giọt nc sạch thì cái hồ sẽ càng trong, hãy tự mình lãnh lấy trách nhiệm, biết là khó nhưng ko phải ko làm đc, chỉ cần quyết tâm là có thể thành công, đó là chưa kể VN vẫn còn đó những con người tâm huyết, nc ngoài cx đầu tư VN nhiều hơn, nếu bạn biết hợp tác vs con người đó thì bạn hoàn toàn có thể thành công, bằng chứng là có những người đc nc ngoài mời vs những ưu đãi hiếm có, nhưng vẫn về để cống hiến cho VN, Trần Đại Nghĩa là 1 VD Còn lp tôi ngày trc cx có 1 bạn tên là Tiên học chả đâu vs đâu, tính thì háo trai đẹp, cx hay phát biểu trẻ trâu, đc cái nhà giàu nên đc đi du học sớm, chả biết có phải cái bạn Tien Nguyen bên trên ko nhưng nếu bạn quay lại đây xem link fb này có phải của bạn ko nhé https://www.facebook.com/tien.nguyen.3705?fref=ts

        • Thôi đi mấy bố, ngay cả mấy bố đi ăn học trên thành phố rồi có ai về lại tỉnh thành mà cống hiến không? Ngay cái đó mà làm không được thì đừng có mà la oái oái nghe phát mệt.

          Xin lỗi mấy cô cậu về lại tỉnh thì một là con ông cháu cha, hai là về cúng tiền cho lãnh đạo. Mấy cậu về tỉnh cống hiến cái gì, hay về ngồi cho nó nhàn nhàn lãnh tiền, rồi chờ sung rụng lên làm lãnh đạo ăn của đút cho mau giàu.

          Bạn Dương Bảo Quý đang làm hay học ở đâu? Còn quê bạn ở đâu? Bản thân thì chọn ngày nhàn nhã máy lạnh để hưởng thụ thì nên ngậm miệng lại mà làm đi, đừng có xạo xạo tâm với huyết, nhục lắm.

          • Tôi đi học ở Nga và tôi sắp về VN…. Bạn tôi học Y xong sẽ về tỉnh làm vì bạn ấy quê ở Phan Thiết. Trong khi bạn tôi là học sinh 1 trường chuyên lớn ở TP.HCM. Có những người cống hiến thật sự, nhưng chỉ có điều bạn ko phải là người đó. MÌnh ko chỉ trích bạn gì cả. Nhưng nếu người VN nào cũng nghĩ giống bạn thì…. tôi nghĩ đất nước này sẽ tàn sớm. Nhưng may vẫn có những con người biết hi sinh là gì. Sinnh viên Nhật học Quản trị kinh doanh ra trường phải làm việc từ cấp thấp nhất, thậm chí thực tập bằng cách quét rác ở sân ga. Đơn giản VN ko phải là Nhật. Nhục ko? Chắc bạn thấy vui khi viết comment đó lắm. Người VN chỉ giỏi đấu đá nhau thôi.

          • Cống hiến?

            Bọn mình bên này tốt nghiệp đi làm, kiếm ngoại tệ gửi về Việt Nam để rồi tiền đó lan đều cho mọi người Việt xung quanh.

            Còn mấy kẻ cái đất nước này gọi là cống hiến vì sự nghiệp gì gì đấy thì đang ngày đêm moi tiền của chính các bạn, của chính bố mẹ các bạn và toàn thể người Việt để gửi ra ngoài Thụy Sĩ. Chúng tôi phải về và làm việc với thể loại đó sao??

            Tôi và các bạn du học sinh không phải không hi sinh mà không muốn hi sinh một cách ngu dốt.

            Còn ví dụ của bạn thì bạn nên hỏi bạn của bạn tại sao du học sinh Nga không thể nào ở lại Nga để cống hiến nhé? Bạn nếu đã lấy người khác ra mà ví dụ thì nên nói thử cái người đó cống hiến thì là cống hiến cái gì?!

            Với lại đừng có bu vào người khác để biện minh, muốn tranh luận gì thì hãy lấy chính bản thân mình ra mà dẫn chứng. Bản thân bạn đã có (hoặc ít nhất là có dự định) cống hiến gì chưa?!

            Mình không comment ở đây để đấu đá gì mà muốn nói với các bạn là đừng có mà đạo đức giả rồi lên mặt dạy dỗ đạo lý với du học sinh bên này.

            Chúng tôi đều có mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp của riêng mình, ai cũng có dự định sẽ đóng góp về quê hương ra sao.

            Còn cái kiểu muốn hi sinh và cống hiến vô điều kiện, không toan tính theo tôi là lối suy nghĩ thiển cận của những người Việt vẫn còn chết đuối trong cái ao làng. Đó là những cái chết ngu dốt và chả có ý nghĩa gì.

            Chúng tôi sẽ sống thật lâu, thật tốt và hi vọng các bạn sẽ không ghen tỵ với tổng số tiền mà chúng tôi sẽ gửi về quê hương trong suốt cuộc đời của chúng tôi.

          • Mình đồng ý với nhiều ý của bạn Tien Nguyen nhưng không đồng ý với sự chỉ trích cá nhân. Nói đơn giản thì ở đây chẳng ai biết ai là ai. Mình có thể tuyên bố mình học ở Princeton, đã làm ở Wall Street và kể những câu chuyện mùi mẫn, chẳng ai kiểm chứng được. Nói phức tạp hơn thì chỉ trích cá nhân là một dạng nguỵ biện: http://www.ngocminh.me/khoahocnhanthuc/xem-ai-noi-do-tu-quoque/

          • vậy hả ,bạn nói người Việt là lũ ngu dốt bần tiện làm bạn ko muốn cống hiến hả? bạn đã nghe chuyện vế đất nc singgapore luc ms tách thành nc riêng chưa, lúc đó vật chất thiếu thốn quá mức, đất nc quá nhỏ và ko có tài nguyên, thậm chí còn chả đủ nc ngọt cho ng dân ở đó xài nữa, còn người dân hả,những ng dân tiến bộ đã nhập tịch sang Malaysia hết,họ ko muốn sống ở địa ngục, dân cư ở đó chưa đến 1 tr ng và toàn là những kẻ nổi loạn, khủng bố, bạo lực, mù chữ từ TQ, ấn độ, malay và các nc khác bị đuổi sang vì mấy nc kia ko thể chấp nhận nổi mấy ng đó, bạn so sánh hoàn cảnh đó vs VN bây h đi, cái nào tốt hơn. Vậy mà Lý Quang Diệu, 1 ng có tài , từng học ở trg Cambride danh tiếng lại ko chịu rời bỏ mà ở lại vs quyết tâm biến Singapore thành quốc gia có nền K tế, g dục, q sự hàng đầu TG. Và bây h thì nhắc đến Singapore ng ta nghĩ đến 1 nc nt nào chắc bạn cx đã biết, tuy nhiên ng ta ko biết rằng g sử lúc đó LQ Diệu nghĩ như bạn, ko muốn cống hiến cho lũ ngu thì Sing chỉ là 1 nc vô danh thôi .
            Còn bạn ns cống hiến 1 cách vô điều kiện và ko toan tính đc mất là sự thiển cận hả. Bạn sang nc ngoài chưa lâu mà dám chửi Bác Hồ là thiển cận sao, ghê quá nhỉ. Bác Hồ bôn ba hàng chục năm, sau đó về hoạt động Cách mạng gian khổ đói khát để cứu lấy cái VN lúc đó còn tồi tàn hơn bây h nhiều, vậy mà bạn nỡ chửi ng cha của dân tộc là ngu dốt. Bạn làm đc 1 phần 5 mấy của Bác Hồ hay LQD chưa mà phán như thánh. BẠN À, NẾU BẠN MUỐN TỐT CHO CẢ BẠN VÀ VN THÌ ĐỪNG VỀ VÌ Ở ĐÂY KO CẦN NHỮNG NGƯỜI NHƯ BẠN, nếu bạn của bạn có tư duy toan tính giống bạn thì bạn cx nên khuyên họ ở lại luôn đi
            P/s: tôi ko ghen tị số tiền bạn gửi về nc đâu, số tiền bạn gửi về may ra nuôi đc bố mẹ già vs a e của bạn chứ đâu có đến đến trăm, nghìn tỉ mà lo cho nc, bạn cứ lo cho thân bạn đi, ở đây chúng tôi sẽ sống tốt và tự lo cho gđ đc, cảm ơn vì ai đó đã bỏ th gian đọc cải cmt của thằng lắm chuyện này. Thân

          • Xin lỗi, có chút chưa hiểu rõ.
            Bác Hồ ở đây là bác Hồ Quý Ly, Hồ Đắc Di hay Hồ Chí Minh vậy e 🙂
            Mỗi người có 1 thần tượng cho riêng mình. Vs e thì Bác Hồ Chí Minh rất có thể là 1 vị thánh, nhưng vs người khác thì k như vậy

          • Bác Hồ nào mà gắn liền với “5 điều bác Hồ dạy” đó bạn, người mà buôn ba mấy chục năm xong về nước làm cách mạng, bạn Dương Bảo Quý có nói đến đó. Ngày nhỏ đi học bạn không được học à, hay là không học? Thật sự là sự thiếu sót của nền giáo dục quá.

            Cho mình hỏi bạn chút. Thần tượng của bạn là ai vậy? Hi vọng không phải là một ngôi sao Hàn Quốc.!! Ơ mà sao tự nhiên lại nói chuyện thần tượng ở đây nhỉ?

          • Vấn đề là ở VN hiện nay và còn lâu nữa (với hệ thống chính trị dởm dít này) và có thể không bao giờ có thể có được HCM hay LQD thì tội gì uổng đời?

          • bạn buồn cười nhỉ? người ta về hay không việc của bạn à ? sao bạn bẩn tính thế ? những thể loại như bạn, ko có tác dụng gì cho sự phát triển bộ mặt con ngừơi việt nam trong con mắt quốc tế, sao bạn lại có thể mang tư bản ra so sánh với xhcn ?với cái chính sách này thì đến bố Lý Quang Diệu cũng ko dám dây đâu mà cố tỏ ra hiểu biết mang ra để viết cho người ta tưởng là bạn đang lập luận , còn ko ai là ko yêu nước và không có lòng tự hào dân tộc, chỉ có điều, những người yêu nước thật thì họ hiểu và luôn đề cao cái xấu của dân tộc cũng chỉ để chúng ta tốt hơn mà thôi. Những thể loại như bạn, luôn xuề xoà với những thói xấu, hộc lên với chính những người việt nam đang nêu lên tật của người việt nam để chúng ta cùng tiêu diệt những thói xấu đấy thì chính bạn mới là thành phần cần loại bỏ nếu muốn cho bộ mặt của dân tộc này được thăng hạng trong con mắt của thế giới.
            PS” ko phải chuyện của tôi, nhưng thể loại như bạn rất nhiều trong số 100 triệu dân việt nam, còn những người như có suy nghĩ như tôi và Tien Nguyen lại rất ít. Có lẽ vì lý do vậy nên đất nước chúng ta mới ntn ko ?

          • Đất nước chúng ta như vậy là như thế nào ạ???

            Suy nghĩ của anh/chị ntn em chưa cần biết, cái e muốn biết là anh/chị đã làm được gì chưa cơ :))

            Việt Nam như vậy không do riêng 1 ai cả, nếu anh/chị nói là do Dương Bảo Quý và lượng đông người Việt Nam thì e nghĩ là anh/chị cũng góp phần đấy ạ, và có cả em nữa =))

            Đừng đổ lỗi cho người khác mà hãy nhìn lại chính bản thân mình trước đi ạ 🙂

            p/s: e ko bênh Dương Bảo Quý 😀 cũng chả nói ai đúng ai sai. Mỗi người có 1 quan niệm khác nhau mà 🙂 Em chỉ thấy cái P/s của anh/chị làm e nhột nhột nên nói thôi ak. hehe

          • nếu được ngược dòng thời gian, mình rất muốn nhân bản vô tính những thằng như bạn (kể cả bạn co 50 tuổi thì với suy nghĩ đấy vẫn là thằng) để thay thế cho những người dân campuchia vô tội bị polpot bắt xếp hàng tự đào huyệt, tự đập vồ vào đầu nhau ! Vì sao bạn biết không, vì bạn suy nghĩ đã ngu hơn con lợn rồi mà bạn lại còn biết sủa !

          • ở Singapore thì có đất cho người tài chứ bạn về Việt Nam xem có đất dụng không, không pải con ông cháu cha, không có tiền chạy chọt thì còn lâu với vào được nhà nước, vào rồi mà k biết quan hệ nịnh hót thì còn lâu với lên chức được, còn nếu làm doanh nghiệp ngoài đi đêm với quan chức , buôn bán hàng tàu mà đi tự sản xuất kinh doanh thì chỉ có phá sản

          • Đúng không phải chỉnh.
            22 năm mình sống trong “mặt trời chân lý” của ĐẢng rồi, 23 tuổi mình mới ngộ ra “mặt trời chân lý” thực sự mà thực tế cuộc đời chứng minh!
            Một nền giáo dục cũ nát và cũng là công cụ đắc lực tẩy não học sinh sinh viên từ trong trứng nước!

          • Bác Hồ và đồ đệ của bác đã làm gì cho đất Việt ngày nay thì ai cũng đã rõ. Một đất Việt thấp hèn, chịu nhục trước bọn TQ bá quyền. Người Việt thông minh và hiếu học. Tôi tin khi thể chế chính trị thay đổi, Việt Nam sẽ trở nên một điểm sáng mới.

          • Bạn Dương Bảo Quý thân mến,

            Ở đây tôi k muốn tranh luận với bạn về những điều bạn nói vì có nói tới tết bạn cũng k hiểu được đâu. Bời vì trong đầu của bạn chỉ có một chử “đảng” mà thôi nên rất khó để khai tâm. Đạo bất đồng bất tương di mưu.
            Ở đây tôi chỉ muốn nhắc bạn một điều là: Khi trả lời một ý kiến, vì là ý kiến cá nhân của bạn nên tôi mong bạn dùng từ “TÔI” thay vì từ “CHÚNG TÔI”. Bạn chỉ được quyền nói lên ý kiến của bạn mà thôi, bạn k thể là chúng tôi được. Bạn không thể là tôi hay một ai khác vì tôi nói thẳng là tôi không đồng ý với ý kiến của bạn.

            Thứ nữa là, bạn nên xem lại mình là ai khi nói “ở đây chúng tôi không cần những người như bạn”. Phải xác định rõ là bạn k cần, không phải là những người khác không cần. Ý kiến của người khác phải để họ tự nói, nhé. Cái phát biểu của bạn tôi nghe như bạn đang thay mặt cho đất nước 90 trệu dân này á.

            Hy vọng lần sau bạn dùng chủ ngữ phù hợp.
            Đừng làm tôi thất vọng nhé.

            Thân.

          • bạn bị nhồi sọ thế này lâu chưa vậy,bạn biết bác hồ như vậy qua báo đảng hả, đảng csvn đã thành công khi đưa 1 con người trở thành 1 vị thánh trong những người như bạn đấy.

          • xn lỗi nhưng bạn học sử sai con mẹ nó rồi. Lúc đầu Malaysia và Singapore là 2 nước riêng. Malaysia vì muốn Singapore gia nhập nên hứa là sẽ đầu tư vào Singapore. Sau khi Sin lấy đủ thì lại tách ra. Lúc Malaysia đứt bóng mấy chục năm vì tiền đều đổ vào Sin.

          • Em Dương Bảo Quý biết tại sao thủ tướng Lý Quang Diệu lại có sự dẫn dắt Singapore tài tình như vậy không? Trước hết phải nói là Lý Quang Diệu là đại diện cho tầng lớp trí thức, chứ không phải là giai cấp vô sản. Và các chính sách của Lý Quang Diệu để đưa đất nước phát triển nhanh chóng như vậy phải kể đến các chính sách căn bản và được làm rất cứng rắn như sau:
            1. Lý QUang Diệu rất trọng người tài. Ông cho rằng những nguyên thủ quốc gia, quan chức các cấp là những người lãnh đạo đất nước nên phải là những người cực kỳ có đầu óc và phải thật giỏi. Vì thế những ai được chọn vào các vị trí lãnh đạo từ thấp tới cao đều là những người có học vị cao và tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Oxford, Cambridge , Havard… Không như ở VN ta, quan chức toàn làm quan rồi mới học.

            2. Ông thực hiện chính sách trả lương thật cao cho các quan chức để họ không cần thiết phải tham nhũng. Công chức nhà nước cũng có mức lương khá để không phải bòn rút từ dân.

            3. Coi trọng và đưa lên hàng đầu việc phát triển tiếng Anh như một ngôn ngữ chính, bởi ông cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, nếu người dân không biết tiếng Anh thì sẽ không thể phát triển và hội nhập.

            4. CHính sách giáo dục cũng được ưu tiên hàng đầu. Ông cho rằng “nếu thắng trong giáo dục sẽ thắng trong phát triển kinh tế”. Bởi vậy ông có rất nhiều chính sách để phát triển giáo dục và thậm chí rất …lạ như : khuyến khích đàn ông học vấn cao lấy vợ cũng có trình độ và học vấn và sinh nhiều con để những đứa con cũng được gen tốt; Tiếp theo là các chính sách giữ nhân tài trong nước, đồng thời thu hút nhân tài và chất xám trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia phát triển (trong khi Việt Nam không hề khuyến khích và phát triển nhân tài , để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám)…

            Sơ sơ là vậy, và còn rất nhiều những chính sách khác mà Lý Quang Diệu đã thực hiện để lèo lái đất nước Singapore trở thành một con rồng châu Á như hiện nay. Em QUý cũng tỏ ra hiểu biết khi lấy Lý QUang Diệu ra làm ví dụ, nhưng em không hiểu chung quy lại thì ông đặt sự phát triển tri thức lên hàng đầu, và tri thức là lực lượng tiên phong của đất nước và được tạo điều kiện hết sức để phát triển, có như vậy mới níu chân được nhân tài và chất xám cho đất nước. Điều này khác hẳn với Việt Nam, khi trí thức không được tạo điều kiện để phát triển mà thậm chí còn bị kìm kẹp bởi CS sợ nhất là tầng lớp trí thức, haha.

          • Mình không biết bạn đi du học bằng tiền gì nhưng mình chắc nhiều bạn du học sinh được đi ra nước ngoài đi học,ăn ở từ chính những đồng tiền Việt Nam đồng đó.Còn chuyện gửi tiền ngoại tệ về bạn gửi cho gia đình bạn chứ ở những người khác đâu ăn cắc nào của bạn đâu mà “Bọn mình bên này tốt nghiệp đi làm, kiếm ngoại tệ gửi về Việt Nam để rồi tiền đó lan đều cho mọi người Việt xung quanh” Nghe có vẻ vĩ đại thế nhỉ.Đầy người mang về nguồn ngoại tệ nhiều hơn bạn cũng chưa lên cao giọng “bàn phím” thế đâu.Mình hi vọng sẽ có nhiều du học sinh có lòng yêu nước,mang tâm huyết trở về xây dựng đất nước vì rất nhiều người mình biết đã làm như vậy.

          • thể cái mặt bạn mỗi tháng tiêu và đóng góp được bao nhiêu vào cho kinh tế của đất nước thế? tiền việt nam hay tiền đô thì cũng là tiền mồ hôi nước mắt của người ta, chứ tiền đất nước cho người ta àh? thấy ai động đến 2 chữ viêtnam là hộc lên ! khi nào nhận thức được dân tộc việt nam là một dân tộc kém cỏi, xấu xí và dám chấp nhận sửa thì mới khá được, không câm mồm bạn nhé !

          • Hi! Cho mình hỏi tí xíu, cái tên trên này của bạn ” ghét bọn suy nghĩ nhà quê” ! Suy nghĩ là quê là suy nghĩ như thế nào vậy bạn? hii

          • haha bạn nói thì hay thật đó, xây dựng phát triển như thế nào nếu những con người đứng đầu đất nước lại không muốn xây dựng? khi họ chỉ muốn túi tiền của họ, của gia đình họ ngày 1 nhiều hơn, chứ ko muốn đất nước ngày 1 phát triển hơn? khi họ đang bán đất nước 1 cách chậm rãi cho người ta? khi bạn ở nước ngoài thì bạn còn có thể hành động gián tiếp làm giàu cho đất nước, như gửi tiền về, người thân mở công ty, nhà hàng,vv.. thuê nhân viên, người làm, mặc fduf không được to lớn, nhưng cũng là 1 cách giúp đỡ đồng bào, đất nước. 1 trường hợp khác, khi trở về đất nước, và với cái tình trạng đất nước hiện nay, làm bất cứ công việc gì, thì cũng phải có ít nhất 1 yếu tố “nhất hậu duệ nhì tiền tệ ba quan hệ” , và nếu không có, xin thưa bạn sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước, haha. vậy về đất nước để làm gì?

          • Trước khi nói nên tìm hiểu lại kiến thức và thông tin nhé em Giang PHam. Chị buồn cười suýt sặc khi em bảo “Còn chuyện gửi tiền ngoại tệ về bạn gửi cho gia đình bạn chứ ở những người khác đâu ăn cắc nào của bạn đâu”, câu này cho thấy em quá ngây ngô và chả hiểu gì. Em có biết KIỀU HỐI là gì không? Tất nhiên những người sống và học tập ở nước ngoài rồi gửi tiền về cho gia đình họ chứ có ngu đâu mà gửi cho người dưng hay “đất nước”??? Nhưng đồng tiền họ gửi về cho gia đình họ sẽ là những đồng tiền kiều hối (hầu hết là USD) và qua đó, tăng lượng kiều hối tại VN và góp phần rất lớn cho kinh tế.

            Tốt nhất em nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này đi nhé. Chị sợ nói ở đây em cũng không hiểu đâu.

          • Nói về chuyện tiền bạc không phải ai cũng đi du học bằng tiền bố mẹ, và
            cũng chẳng sai nếu như nhận tiền của bố mẹ. Cái đấy chẳng có gì bàn cãi.
            Nhưng,
            dù là làm giàu cho bản thân hay vì mục đích cá nhân nào khác, thì dù
            không muốn, nó cũng góp phần (gián tiếp) thúc đẩy nên kinh tế của đất
            nước. Tôi không phải là ng sống vì lợi ích cao cả, tôi cũng chỉ có ước
            muốn làm giàu để có cuộc sống hạnh phúc đầy đủ mà thôi. Nhưng cái việc ở
            lại mà làm ra tiền, cực kì hiếm người có thể đóng góp được gì cho đât
            nước. Họ gửi tiền về cho bố mẹ đã là may lắm rồi. Nên nếu ngụy biện là
            tôi ở nước ngoài gửi tiền về giúp đất nước thì hơi “ba chấm”.
            Và sorry chứ người như bạn (luôn chỉ trích người khác, bắt ng khác im mồm, bất lịch sự..) thì ở nước ngoài chỉ làm VN mất mặt thêm thôi, chả giúp ích được gì nhiều đâu.

          • Ngốc ạ,
            Gửi tiền cho Ba Mẹ k phải là gián tiếp giúp nước hay sao? Đã k biết còn to miệng.
            Có cần tôi giải thích thêm k?

          • Mỗi người 1 ý, nếu về đất nước bạn cảm thấy làm ko hợp thiệt thòi, không đúng chuyên ngành, sếp ko tốt, lương ko cao thì bạn cứ ở lại, nhưng đất nước này mình thấy càng ngày càng khá hơn, điều đó ko thể chối cãi, đất nước này như một bà mẹ già, với một đầu óc cổ hủ tính toán thì luôn cần những luồng gió mới, những con người dám làm, dám hi sinh vì đất nước, chỉ hi vọng các bạn đi du học chỉ nhớ 1 điều rằng chính cái đất nước nghèo này sinh ra bạn và luôn đón bạn dù nghèo hay khó đều có thể trở về, chứ ko phải là cái đất nước mà có thể là bà mẹ kế xinh đẹp có thể tôi ko tiến bộ như bạn, nhưng ai biết đâu ngày mai nhỉ

          • nói gì thì nói các bạn nên nhìn thẳng vào cái xã hội ở đất nước này, khi mà những thằng bụng bự còn làm lãnh đạo thì người tài không bao giờ được trọng dụng….chỉ có bọn COCC, bọn lắm tiền nhiều của thôi…người tài của VN chỉ thấy bị ghen ghét, bị đố kị, bị dìm, bị thanh trừng…

          • Mình đồng tình với ý kiến của Tien Nguyen.

            Việt Nam vẫn có ngoại tệ để trao đổi với phương Tây có một phần rất rất lớn công sức của những người con xa xứ:
            http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/78441/kieu-hoi-tai-viet-nam-chiem-5-1–gdp.html

            Đâu phải về nước mới gọi là cống hiến cho đất nước, và đâu phải cứ hô hào về nước, muốn cống hiến là được, thật là những suy nghĩ ấu trĩ và phiến diện.

            Hãy thử tính toán xem, bạn sang nước ngoài, cứ cho được lương 2000$/tháng, cố gắng chi tiêu tằn tiện, bạn gửi về cho bố mẹ 500$, tương đương 12, 13 triệu VNĐ, tức là đã đưa kiều hối về cho đất nước. Thử hỏi nếu bạn về nước, bạn có khả năng kiếm được công việc có mức lương 500$ không?

            Các bạn ngồi hô hào kiểu Cộng Sản trước máy tính rồi cho rằng những người không về là không có cống hiến gì ư? Mỗi lần bạn cầm đồ xách tay lên dùng thì hãy vả một phát vào mặt mình đi nhé!

          • Tôi thích bạn Tien Nguyen. Thích cái cách mà bạn và những người thân của bạn đang làm những việc có ý nghĩa cho đất nước mình. Chúc bạn và và đình sức khỏe, tình yêu để tiếp tục làm những điều có ý nghĩa thực sự cho Tổ Quốc.

          • Trời, học ở Nga về Việt Nam là về để cống hiến đó hả? Mày không biết nhục mày nói được chứ tao thì tao chịu.

          • nước nga là một cái gì đó vô cùng nhơ nhớp và khốn nạn trong lịch sử của dân tộc Việt Nam bạn ạ. (tôi ko viết hoa chữ nga vì tôi vô cùng khinh thường, căm thù những trò khốn nạn mà người nga đã làm với dân tộc tôi)

          • đi nga chứ làm như đi mỹ ko bằng. cho đi mỹ chắc giờ cho tiền cũng không về. sinh viên nga làm quá như cái gì. loại tự túc thì dốt học cho qua không nói, loại nhà nước cử đi thì chỉ học được mỗi mon nganh của nó, tiếng thì dốt, kiến thức xã hội thì không biết. lực đâu ra đòi làm công ty nga ? hoạ chăng ở lại đi chợ, có người quen xin vào đsq. Ở lại Nga? mơ à ?

          • bạn dùng từ rất đúng, “loại nhà nước”, đã đến lúc chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng rằng “loại bọn nhà nước” đi du học là một hình thức ăn hại đái nát, làm nhục bộ mặt người việt ở quốc tế. Để tôi lấy một ví dụ điển hình nhé : Lê đức minh, con trai của cựu thống đốc ngân hàng trọ trẹ Le đức Thuý du học ở Úc. Thể loại những thằng con quan như thế học được gì hay không thì chúng ta ko cần quan tâm vì có đào tạo với giời thì ngay sau khi về nước để “cống hiến”, chúng sẽ phải kế thừa ngay những suy nghĩ khốn nạn của của bố chúng nó mà thôi. Đỉnh cao của sự “cống hiến” của bố con nhà Lê Đức Thuý là vụ in tiền từ giấy sang polymer mà cho đến bây giờ nhà nước Australia vẫn chưa thôi triệu tập tên Thuý và Minh, con trai hắn. 4 năm du học của tên con trai ông cựu thống đốc chẳng qua là một thoả thuận ngầm để con trai của một thằng trọ trẹ nhà quê vừa đươc bằng cấp của nước Úc, vừa tiến hành hợp đồng in tiền rút máu rút mủ của những con người ngây thơ hàng ngày vẫn cứ ngỡ chúng đang “cống hiến”. ước tính, gia đinh tên Thuý đút túi gần 50 triệu USD (1000 tỉ đồng theo mệnh giá những năm 2000s) Vậy mà chúng có làm sao đâu, vẫn nhơn nhơn, vì chỉ riêng phát đấy thôi đã 50 triệu USD rồi ko nhơn nhơn sao được ? tôi viết lên điều này vì tôi hiểu rõ sự khốn nạn trong tính cách con người việt nam chứ hoàn toàn ko vì mục đích làm được gì tên thuý, vì gia đình hắn đã quá hạ cánh an toàn rồi, nhưng một lần nữa tôi xin nhắc lại câu chuyện này để chúng ta hiểu rõ, ai là người thật sự cống hiến !

          • bạn nói cứ đi về quê lập nghiệp là con ô cháu cha hả, vậy thế Bầu Đức về Gia Lai lập nghiệp là con ô cháu cha hả, ô ấy gây dựng nên 1 tập đoàn, đóng góp cho nền bóng đá VN là do nhà có chức quyền sao? Tôi biết có thể ở VN bạn học ngu quá, phải lấy tiền bố mẹ sang đó học, thấy ng ta văn minh, giàu có , sung sướng rồi h về chửi người VN là chỉ biết chém gió ak? Tôi ns cho bạn biết, bạn học ở 1 cái nền giáo dục tiên tiến bậc nhất, 1 nơi mà việc học rất hiệu quả, nhẹ nhàng, tự do và ko bị áp đặt, nơi việc học là sự thú vị, sau khi ra trg lấy đc bằng r đi làm, 1 cuộc sống lí tưởng như thế b h về VN bạn chửi tôi và những người khác là sống an nhàn hả.. Bạn từng học ở VN rồi phải ko, vậy bạn thấy thế nào: quá nhàm chán, nặng nề và khổ sở phải ko, vậy mà chúng tôi, những ng ko có đk để chốn chạy như bạn đang phải từng ngày vật lộn vs cái nền GD chết tiệt này đây, đang phải gồng mình ôn những thứ mình ko muốn học đểcó thể tồn tại ở đất này đây, trong khi đó thì bạn đang sống trong nền GD thoải mái bậc nhất, ko áp lực, ko gò bó, và bây h bạn lên đây và phán như thánh ấy nhỉ. Nếu như là người viết bài báo ở trên ko về nc thì tôi còn hơi tiếc chứ 1 người như bạn thì nếu ở lại luôn tôi mừng lắm, 1 con người có tiền chốn chạy sang nc khác để sống đỡ hơn h lên đây chửi chúng tôi là xạo thì đừng về cho chật đất, ở đây phải sống khổ lắm ko sg như bên đó đâu. Mà bạn chỉ biết nhìn về những tiêu cực của VN thay vì nhìn vào những con người tâm huyết thì đúng là bạn ko nên về

          • Bạn này không biết gì cả. Bầu Đức ở Gia Lai nhưng các con của Bầu Đức không học và tiếp thu văn hóa việt Nam. Tất cả được đào tạo và học tại Singapo

          • Ừ. Cả đất nước gần trăm triệu dân. Bạn trích dẫn được 1 bầu Đức. Thế bạn giải thích thế nào về xu hướng đô thị hóa, di dân ra đô thị, v.v… Cái mà hàng triệu người chứng minh cho điều ngược lại với ý tưởng non nớt của bạn?

            Vâng, cám ơn, tôi chả phải thằng hèn. Cũng chả phải thằng ngu. Chỉ là người bình thường. Nếu tôi ăn nên làm ra ở nước ngoài, giúp đỡ đc cha mẹ người thân ở nhà – đấy là báo ơn cho đất nước rồi. Về Việt Nam làm sẽ làm mất việc của những người không có khả năng tìm việc ở thị trường nước ngoài, và phải làm những việc mình không cống hiến được nhiều. Thế là ngu. Và nếu tôi về Việt Nam chỉ vì áp lực xã hội, vì người ta chửi tôi, thế là hèn.

            Ai chả biết, học sinh đại học về quê làm ruộng có thể sẽ làm tốt hơn nếu họ thông minh hơn nhiều. Nhưng nếu làm thế mà làm cho 1-2 người nông dân mất việc thì có đáng không? Bạn nghĩ Việt Nam thiếu sức lao động (chất lượng trung bình) lắm à. Nghĩ Việt Nam nhiều ngành nghề công nghệ cao, nhiều thị trường cạnh tranh công bằng lắm à.

            Đó, những người đi du học rất nhiều người học những cái đó, bạn có làm được gì. Không phải ai đi du học cũng là người có tài kinh bang tế thế, không phải ai cũng học về phát triển xây dựng đất nước, không phải ai cũng học về cách làm một quốc gia phát triển. Kể cả có kiến thức, có tâm huyết, cũng không được cho cơ hội (xin lỗi vì tôi đã đập vỡ giấc mơ thủy tinh của bạn, tôi có nhiều người nhà làm (tử tế) ở các bộ, tôi biết chính sách bày ra cho những người có sáng tạo, có tâm huyết như thế nào). Chấm hết.

            Việt Nam không phải rất tệ, không đến nỗi rất xấu. Chỉ là không phù hợp với rất nhiều người. Những người không hợp mà có điều kiện thì sẽ đi. Nếu có cơ hội bạn nên đi đây đi đó để mở mang tầm mắt, chứ không nên ếch ngồi đáy giếng, nói chuyện yêu nước trong sách giáo khoa. Mà nói thẳng 1 cái nhé: bạn trích dẫn ví dụ là nền giáo dục là sai hoàn toàn rồi. Bạn mà học tốt ở Việt Nam (bất kể có thích hay không), bạn cũng sẽ có lợi thế cực lớn ở trường Đại Học nước ngoài. Tôi thấy những năm hữu ích nhất của tôi chính là những năm học phổ thông ở Việt Nam trước khi đi. Tôi dùng các kiến thức đó 4-5 năm nữa (kể cả đi làm hay đi học) mà vẫn thấy có ích. Nền giáo dục khắt khe, nhưng chất lượng. Chỉ là học kém nên điểm kém thì ghét. Đơn giản.

          • Tôi thấy bạn Dương Bảo Quý lấy lý do là “học ở VN vất vả trầy trật, v. v…” ra để nói quá sức vô lý, bạn thấy đúng không?

            Nếu bạn ấy (DBQ) may mắn được định hướng từ lúc còn học cấp 3 để biết đường học AV, xin học bổng, v. v… hoặc gia đình bạn ấy đủ điều kiện để cho bạn ấy đi du học, thì lúc đó bạn ấy sẽ như thế nào?!

            Uh, nền giáo dục kém đấy, nhưng nếu chỉ biết đứng đấy bảo nó kém và không biết phấn đấu, thấy mình ngã thì cũng muốn người xung quanh ngã theo – loại người này theo tôi là loại người thiển cận, ích kỷ, hay ganh tỵ so đo. Và chính tính cách này khiến những loại người này chắc chắn không bao giờ tiến xa được.

          • Sr, comment k liên quan nhưng “trốn” chứ k phải “chốn” :))
            E nói đang ôn thi j j đó nên a mặc định xưng hô a và e nhé.
            Thứ 1, k phải ai cũng đi du học bằng tiền của cha mẹ.
            Thứ 2, dù có là tiền của cha mẹ thì làm sao. E nếu học kinh tế chắc sẽ học cái gọi là đòn bẩy tài chính. Nếu coi tiền cha mẹ như 1 khoản vay, hoặc 1 khoản đầu tư. Thì tại sao có điều kiện dùng đòn bẩy để có xuất phát điểm tốt hơn lại là xấu ???
            Thứ 3, ông nào chăng nữa, ông Đức hay ông Pháp. Ông ý làm giàu là vì bản thân. Đừng nói là vì mục đích khởi nghiệp của ông ý là vì quê hương, đất nước. Kể cả việc đóng góp cho đất nước, hay làm việc tốt gì gì đó. Người ta làm cũng vì mong muốn nội tại của bản thân. Người ta làm việc tốt (1 cách tự nguyện) vì bản thân người ta muốn thế, chứ k phải vì bất kỳ lý do khách quan nào

          • Bạn Viet Duc Duong nói đúng đó. Những người ở lại thì cứ nói thẳng là mục đích của bản thân, hưởng sung sướng cho bản thân đi cho xong, lại còn bày đặt tại trong nước thế này, tại trong nước thế khác, đổ lỗi đủ kiểu làm như mình chỉ là kẻ bị oan, vô tội lắm. Tại các ông nên người tài giỏi như tôi mới không về.

            “Nó giống như việc con cái đổ lỗi cho bố mẹ nghèo ấy”. Một điều không thể chấp nhận được ở văn hóa Việt Nam. Cũng có thể các bạn được tiếp thu cái nền văn hóa “tiên tiến” nên các bạn có những cái nhìn trái ngược để rồi cho đó là bình thường thì thật là đáng tiếc. Và những người như vậy thì không nên về để phá hoại bản sắc văn hóa nước nhà.

            Còn những người nhìn thấy cái lợi của việc ở lại mà bỏ qua, vẫn quay về quê hương thì xin hãy tôn trọng. Có thể bạn, hay một số bạn khác đi du học không bao giờ có suy nghĩ như thế nên không tin nó là thật. Mình có thể nói với bạn là có những người hành động xuất phát từ lòng yêu tổ quốc như vậy. Bạn, hay các bạn kia đừng nhìn bằng con mắt thực dụng của bản thân mà phán họ là ngu, hay đạo đức giả.

          • Căn bản là đất nước đang bị những thằng ngu cầm quyền, những thằng tối ngày chỉ biết lấy thuế của nhân dân đưa con đi du học Mỹ.
            Những “đầy tớ” ngồi lên đầu nhân dân.
            Chúng tôi không muốn nai lưng ra phục vụ cho những kẻ đó

          • yeah, thích bình luận này, nhưng mà cái nói về bác Hồ thì mình thấy bạn hơi …….ừm……..k được tôn trọng bác Hồ lắm : )

          • tôi ko ns việc đi du học = tiền của 3 mẹ là xấu, tôi chỉ ns những người đc học ở cái nền GD tiên tiến bậc nhất, làm chưa chắc hơn ai mà lên mạng chửi ng ở VN chúng tôi sống nhàn hạ, vô tích sự và chỉ biết chém gió thôi, ở đây chúng tôi sống mệt lắm chứ, họ làm chưa chắc = ai mà phán như thánh
            còn tôi ns đến bầu Đức là vì bạn trên kia ns tất cả những ai về quê lập nghiệp đều là con ô cháu cha, tôi chỉ đưa bầu Đức ra để phản biện quan điểm đó thôi, chứ tôi có ns ô ấy kinh doanh là vì đất nc đâu

          • Tao không thấy cái chữ tất cả ở trong đó.

            Với lại tao thấy nó hỏi mày đang ở đâu và quê mày ở đâu sao mày không trả lời nó? Tao thì học ở Nga về nè mà tao còn chưa dám mở miệng nói về chuyện cống hiến vì tao biết thân biết phận.

            Tụi mày đừng có ẻo lả trông cậy vào người khác nữa, tao thấy tụi như mày là tao nản lắm rồi. Ở Nga mà cho tao ở lại tao ở lại luôn.

          • Mình thấy hình như có người lập nhiều nick để cãi lại bạn hay sao ấy. Đôi khi phải kiềm chế bạn ạ, không thể cãi nhau với những thằng ngu dc, vì chúng quá đông và nguy hiểm, bạn nhé 😀

          • làm cho người khác trên TG biết đến những cái hay các tốt của đất nước mình là cũng vì đất nước rồi đó bạn, tự tin với ý kiến mình đi bạn, đừng nói phản lại ý của mình. Mình nói chưa hẳn sai , chưa hẳn đúng đối với người khác, nhưng ít nhất cũng đúng với bản thân mình đã. Có thể người khác chưa hiểu ý mình truyền đạt.
            Cái gì cũng thế, ai ai cũng thế, làm vì chính mình. rồi tới gia đình mình , rồi mới ra xã hội. Từ từ , từ nhỏ tới lớn.
            Phải có điều kiện rồi mới lo được những việc lớn hơn

          • Đúng là cái thể loại rởm đời. Tôi đi học, tôi bỏ công ty nhà nước để ra ngoài làm. Tôi không phạm pháp, tôi sống bằng khả năng và thực lực của tôi. Vậy bạn nói xem, bạn làm đc j cho cái đất VN, làm được cái j cho đất Mỹ??? Hay lại là cái loại ăn học không tới nơi tới chốn đi du học tự túc phá tiền ba má mà ngồi đó lên mặt tư cách? Cái thể loại không có tư cách thì đừng có chửi người khác? Không cảm thấy xấu hổ và nhục nhã à?

          • Tôi cũng muốn hỏi bạn đã làm gì cho đất nước? Trước khi hỏi người hãy tự hỏi mình trước đi nha.
            Tại sao phải bỏ cty nhà nước mà ra ngoài làm? Lương cty nhà nước thấp quá hả?

          • Kể cả ở bất kể chỗ nào, khi bạn đủ lông đủ cánh thì bạn sẽ tách ra để khẳng định cái tôi của mình. Nếu con mắt của bạn chỉ có thể nhìn nhận được cái mà bạn vừa đề cập thì bạn nên tự hỏi rằng đó là những suy nghĩ j. Đến cái tên của bạn cũng đặt ra cho tôi câu hỏi bạn là người nước nào?

          • “Kể cả ở bất kể chỗ nào, khi bạn đủ lông đủ cánh thì bạn sẽ tách ra để
            khẳng định cái tôi của mình. Nếu con mắt của bạn chỉ có thể nhìn nhận
            được cái mà bạn vừa đề cập thì bạn nên tự hỏi rằng đó là những suy nghĩ
            j. Đến cái tên của bạn cũng đặt ra cho tôi câu hỏi bạn là người nước
            nào?”

            Tại sao bạn k dám trả lời câu hỏi của tôi. Bạn cho mình cái quyền hỏi người khác mà k dám nói về mình. Bạn là loại người nào đây? Có thể tin được hay không nhỉ? Hay chỉ là bóc phét?

            Sở dĩ tôi đề cập vấn đề “lương” với bạn là vì bạn đòi hỏi người khác cống hiến mà. Trong khi đó thì bạn từ chối phục vụ đất nước để thể hiện cái tôi của bạn khi bạn đã “đủ lông đủ cánh”. Điều đó cũng có nghĩa là bạn chỉ lợi dụng các công ty nhà nước để tích trữ lông cánh mà thôi.
            Haìz, vậy mà có thể mở miệng ra hỏi “bạn đã làm đc gì cho Việt Nam?”. Bạn có thấy hài quá k?

            Bạn thực sự k biết tôi là người nước nào??? Nếu vậy chắc ngày xưa bạn k ăn mối iốt nhỉ.
            Mà nói thật, tôi là người nước nào thì có gì là quan trọng để bạn phải thắc mắc nhỉ?! Chẳng phải điều tôi nói mới là thực sự quan trọng sao? Nội việc này thôi cũng đủ cho tôi biết năng lực của bạn tới đâu rồi.
            Nhớ ăn muối nhiều hơn nhé!

          • Bạn mới là người cần tự soi gương và tự hỏi lại cái muối i ốt nó vào đầu bạn được bao nhiêu? Bạn chỉ nghĩ được rằng, khi tôi tách ra làm riêng là tôi k làm được cái j cho đất nước? Vậy những người đang đi làm dưới tôi, những điều họ làm hàng ngày là để phục vụ cho cái j? Để cống hiến cho cái j? Hóa ra cái tầm hiểu biết của bạn chỉ đến thế? Hay cái bạn muốn biết nó phải là thành quả vật chất? Vậy thì khi tôi nói tôi đang góp sức nhỏ bé của tôi để làm đẹp cho đất nước, và tôi làm từ thiện thì chỉ những người ở gần và biết tôi thì sẽ hiểu. ĐỐi với loại người cạn nghĩ như bạn tại sao tôi phải cố chứng minh cho 1 người không chịu hiểu???
            Lương? Khi tôi có khả năng không phải ăn vào đồng lương của người khác và tôi còn có khả năng tạo ra đồng lương cho người khác thì bạn muốn hiểu thế nào về khía cạnh này với tôi nó không quan trọng.
            Bản thân cái con người bạn, không đủ tầm để nói chuyện này. Bởi vì bạn cũng chỉ là cái con người có suy nghĩ đóng góp thì ít, mà phá thì nhiều.
            Còn tôi thiết nghĩ, cái bản chất con người nào nó quá “ươn” rồi thì mới luôn khoe mình nhiều “muối”. Ngu si thất học bất tri tồn!

          • Hì, xem ra cũng có chút muối rồi.
            Nhưng mà đã biết là “mỗi con người khi sống và làm việc, dù ít dù nhiều cũng đều có đóp góp cho xã hội, cho đất nước” thì tại sao còn hỏi người khác “Bạn đã làm đc j cho đất nước?”
            Nghe bạn hỏi như vậy tôi cứ nghĩ, chà tên này chắc là ghê gớm lắm đây, k hy sinh thân mình cho đất nước thì cũng có vài cái phát minh sáng chế. Chứ nếu chỉ là như bạn nói thì ai mà chả đóng góp cho xã hội, cho đất nước, bạn có gì ghê gớm hơn người mà hỏi.

            Sao hả, đã thấy giữa những comment của mình có sự k đồng nhất chưa? Đã thấy tự mình chửi mình chưa?

            Đừng cố tỏ ra mình to lớn ở đây. Nào là du học về, nào là tạo ra lương cho người khác, nào là làm từ thiện. Blah blah… Ở đây muốn nói gì chả được, và cũng chả ai tin đâu. Ha.

          • Tôi cũng nói biết trước là những kẻ nhỏ mọn và bới móc thường không bao h nhìn nhận vào cái ng khác hơn mình mà. Nên cái lẽ họ không tin là đúng rồi. Nên nhớ với cái lập luận “đầu chỉ để trồng cây” đó của bạn, thì sẽ không có câu 1 con én không dệt nổi mùa xuân, và cái kiềng 3 chân để làm j? Cứ là phải cái j to lớn mới là đóng góp? Nực cười. Suy luận hàm hồ, đầu óc k có 1 tí logic thực tế nào?

            “Nhưng mà đã biết là “mỗi con người khi sống và làm việc, dù ít dù nhiều cũng đều có đóp góp cho xã hội, cho đất nước” thì tại sao còn hỏi người khác “Bạn đã làm đc j cho đất nước?”” Không ở VN thì tạo ra giá trị đóng góp cho VN? Hay tôi là người VN sinh sống và làm việc tại VN và tôi đang tạo ra giá trị cho những con người vô liêm sỉ ở Mỹ???

            Ở đời người ta hơn nhau cái tự trọng sĩ diện hiểu k “đầu chỉ để trồng cây”???
            Dù sao thì vẫn còn tự hào hơn cái thể loại thấy quê hương đất nước còn khổ thì chạy rồi tìm cách phỉ báng lại đất tổ. Sao có thể loại vô lại như thế mà vẫn cao giọng nói chuyện với ng khác dc nhi? Bỏ kính ra có khi giữa trán lại có chữ “NGU” thì vui.
            Cố gắng mua thêm phân bón về tưới vào cái” chỗ trồng cây” đi nhé!

          • Ối trời, đã k biết còn to miệng.
            Theo bạn thì mấy người nước ngoài làm việc ở VN họ k đóng góp gì cho nước họ à???

            Người Việt Nam ở nước ngoài thì k đóng góp gì cho nước VN???

            Vậy thì e chịu thua bác rồi. Tư duy bác cao siêu quá. Vậy đi ha.
            p/s: Nói thiệt nha, hình như bạn k hiểu những gì mình viết thì phải.

          • Ối trời, đã k biết còn to miệng.
            Theo bạn thì mấy người nước ngoài làm việc ở VN họ k đóng góp gì cho nước họ à???
            Hay người Việt Nam ở nước ngoài thì k đóng góp gì cho nước VN???

            Vậy thì e chịu thua bác rồi. Tư duy bác cao siêu quá. Vậy đi ha.
            p/s: Nói thiệt nha, hình như bạn k hiểu những gì mình viết thì phải.

          • Tại sao có những người đầu óc thiểu năng như bác nhỉ? Nói đi nói lại vẫn k hiểu à? Sao đánh đồng khập khiễng thế nhỉ? Thử hỏi đầu tư VN ra nước ngoài được bao nhiêu? Bao nhiêu người VN làm việc ở nước ngoài là làm cho doanh nghiệp có vốn của VN? Về lại VN xem đa số người nước ngoài làm việc ở VN thì làm cho các doanh nghiệp vốn VN hay vốn của nước họ???
            Có vẻ như trình độ của bác chắc phải thực tiễn ghê ghớm lắm rồi nhỉ? Em cũng đang cười khẩy tự hỏi người như bác được cái tích sự gì. Haha

          • Ý bạn này là phải làm việc cho công ty nhà nước mới là cống hiến cho đất nước àh? Thế những người nông dân chấc họ đang cống hiến cho Mỹ quá. Con người ta có quyền chọn lựa môi trường làm việc ở đất nước mình và chính là đang cống hiến rồi nhé. Không biết thì ngậm miệng vào.

          • nếu ý như vậy thì không phải mâu thuẫn với nhau hay sao? tại sao những con người làm việc ở môi trường nước ngoài lại không được coi là đóng góp cho đất nước mà những người nông dân mặc dù làm những công việc nhỏ nhặt nhất cũng được cho là có đóng góp? họ làm việc, chưa nói gì sâu xa, chỉ riêng cách làm việc, tác phong, tính cách cũng đủ để cho người khác có cái nhìn tôn trọng người việt nam hơn. nó 1 phần giúp quảng bá con người việt nam đấy, đó là mới nhìn nhận cái tiểu tiết, bạn có biết khi 1 người con gửi tiền về đây, đã đóng góp 1 phần công sức,tiền bạc vào đất nước không? bạn có biết khi 1 người việt nam thành công trên thương trường nước ngoài, giàu có, danh tiếng, thì năng lực của người việt nam ta, dù là ở trong nước hay đang ở nước ngoài cũng được công nhận trên “đấu trường” quốc tế hay không? tại sao lại có những bài báo ca ngợi người việt thành công, già có ở nước ngoài? có hiểu tại sao không? haha, và cuối cùng ” không biết thì ngậm miệng vào”

          • tôi thấy bạn mới là cái thể loại rởm đời đấy, bạn biết gì về người ta mà bạn lại phán xét người ta không có tư cách? vậy bạn nói người khác không có tư cách họa chăng bạn lại có tư cách? có khi họ lại hơn bạn về mọi mặt đấy, đừng có dùng từ ngữ xấu hổ và nhục nhã ở đây.

        • Mình rất đồng ý với bạn. VN cần cả một quá trình rất dài để cải thiện mình nhưng nếu ai cũng có suy nghĩ đợi chờ nhau thì biết đến bao giờ hả bạn? 🙂
          Đạo đức giả hay thật đâu phải chỉ ngồi bấm bàn phím là nó hiện được rõ trên mặt mình. Đây là suy nghĩ cá nhân, nếu các bạn thấy k đồng tình có thể nói lên ý kiến của bạn, mình sẵn sàng lắng nghe.
          Thân!

        • Bạn này nói như… sách. “Có rất nhiều người muốn tiên phong nhưng quan trọng phải có sự ủng hộ”, vậy bạn thấy nếu trở về, người giỏi-muốn cống hiến có được ủng hộ không? Ủng hộ bằng cái gì? Bằng những thứ định tính như lòng người, hay hô hào phải không?

          Tôi muốn nói tới các chính sách cụ thể và luật pháp hiện tại. Đừng trách ý thức con người, bởi đôi khi chính chủ thể không hiểu và điều khiển được ý thức. Muốn phát triên cần những thứ cụ thể, đặc biệt là người lãnh đạo có những đường lối, chính sách phù hợp.
          Thực tế, các bạn thường la lên chửi bới kẻ trộm, người dân y thức thấp không xếp hàng, thương nhân buôn bán đồ tàu độc hại, người dân uống rượu khi lái xe… Tôi thì không trách những người đó, bởi bản chất con người ta vốn có thể vượt qua cám dỗ (tiền, dục, thú vui…) một, hai hoặc nhiều lần, chứ khó ai kiềm chế mãi nhiều lần cả đời. Nên mới cần luật pháp, chính sách nghiêm đấy bạn. Ai mà không muốn uống rượu, nhưng ở Mỹ uống say lái xe là nghỉ lái luôn mấy năm. Nên lúc còn tỉnh họ sẽ nghĩ và dừng lại. Còn ở Vietnam, “ôi dào, đút vài trăm là xong. Tẹt ga đê”.

          Do vậy, hãy trách Chính phủ với hệ thống pháp luật không nghiêm, giáo dục kém trước khi trách những thứ trừu tượng gọi là thói xấu người Việt hay ý thức người dân.

          Du học không trở về cũng giống vậy mà thôi. Một nước luật pháp không đóng vai trò cao bằng luật…rừng, COCC, lãnh đạo bằng cấp… tại chức có chịu để một thằng Standford làm những dự án tiếng tây “đọc chả hiểu mẹ” gì không?

          P/S: Tôi đã và đang đi học, hai nước Á, Mỹ. Và có kế hoạch trở về, nhưng không hô hào trở về để cống hiến, bởi tôi sẽ lo cho bản thân tôi ổn trước khi nói rằng cần cống hiến.

        • Nếu ai đó ở nc ngoài, sợ gửi tiền về vô túi lãnh đạo này nọ thì đừng gửi nữa. Gửi chi cho lắm rồi kể công này nọ. Mà ko biết những kẻ lên án lãnh đạo đã gửi về dc đồng xu nào chưa nhỉ?
          Hình như trong mắt 1 số bạn, đc học ở nước ngoài thì trở nên thông thái ra, khôn ra thì phải. Khôn đâu chả thấy, chỉ thấy dc cái khôn vặt.
          Mà quan trọng 1 điều nữa, đừng nghĩ rằng mình là du học sinh thì mình là nhân tài, thứ thứ mà đất nước Vn thiếu thốn, khao khát muốn có. Ảo tưởng sức mạnh vãi. Tỉnh ngủ lại đi. Các bạn chưa chắc hơn dc 1 sv ĐH bình thường ở VN đâu. Chưa đỗ ông nghè đã đòi đè ông tổng. Chưa biết làm ăn đc gì ko mà bày đặt suy nghĩ vớ vẫn “liệu có nên về cống hiến….”. Sợ ở lại éo có công ty nào nó thèm nhận. Lếch xác về VN may ra nhờ cái bằng mà dễ sống hơn. Hahaha…

      • Ai muốn đi thì đi, ai muốn về thì về. Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi. Ai là chó thì chó, ai là người thì người. Ai coi ai là chó thì coi ai là chó, ai coi ai là người thì coi ai là người. Ai muốn là ai thì cứ là ai.

        Tôi đi du học và tôi về. Bạn tôi đi học và bạn tôi cũng về. Nhiều bạn khác của tôi đi học và không về. Mỗi người có một sứ mệnh riêng của họ. Sao phải chửi người này thế này, người kia thế khác.

        Đạo đức giả là gì ? Tại sao về thì lại là đạo đức giả ? Ở lại mới là đạo đức thật ?

      • Chào bạn Tien Nguyen.
        Bạn đã đi du học chưa?
        Đi du học rồi thì có quyền “mời” người khác im được sao?
        Đi du học rồi thì có quyền phán người khác là đạo đức giả sao?
        Có phải bạn đang tưởng là có mỗi một mình bạn đi du học, hay là bạn đang tưởng là mình đang thay mặt toàn bộ sinh viên du học lên tiếng?

        Sinh viên đi du học cũng có đủ các thể loại, không phải ai được đi ra nước ngoài cũng trở thành người tài giỏi đâu. Nhiều sinh viên cứ tưởng mình được ra học nước ngoài thì là bố của thiên hạ rồi, thật nực cười, sự cố gắng của họ chưa chắc đã bằng nhiều người học trong nước.

        Chẳng hiểu trình độ của bạn giỏi đến đâu mà cái comment của bạn lại không thể hiện được điều đó. Thật đáng tiếc!

        Khuyên bạn nên tìm hiểu bài viết thế nào là tranh luận và ngụy biện trên mạng và đọc kỹ trước đi. Ở trong nước nhiều bạn cũng biết thế nào là tranh luận, thế nào là ngụy biện rồi đấy!

        • lại một thằng anh hùng bàn phím bênh VN một cách cuồng tín. ko ai đi du học người ta tự tưởng người ta là bố thiên hạ cả, chỉ có chính những thằng như mày hộc lên và tự ép người ta vào chức đấy mày hiểu chưa ? tao viết là có nói với mày cũng khó để mày hiểu, nhưng tao vẫn phải nói vì tao rất ghét những đừa ngu ! một thằng nhà quê, đi học bác sĩ, rồi thành gì mày biết ko ? nó biến thành một thằng bác sĩ nhà quê ! học xong rồi về rồi cũng làm ở một bệnh viện nhà quê ! chúng tao, những người đi du học chưa bao h dám nhận là bố thiên hạ cả, nhưng chúng tao cố gắng và làm những điều hết sức để thoát ra khỏi cái hình ảnh và suy nghĩ giống những thằng như mày !

          • Nếu bạn anti nhà quê là Tien Nguyen thì vui lòng trả lời các câu hỏi trên nhé. Mình rất muốn biết câu trả lời cho từng câu hỏi đó. Tất nhiên bạn không nhất thiết phải trả lời là có tất cả.

            Bạn nhìn vào đâu mà bảo là mình bên Việt Nam? Mình bênh sinh Viên học ở Việt Nam à? Mà bênh VN thì có gì là sai, mình là người Việt Nam mà. Chẳng lẽ tất cả những người đi du học, kể cả những kẻ chỉ biết dùng lời lẽ chợ búa trong cuộc tranh luận đều giỏi hơn những người học trong nước à? Xin hãy chứng minh!

            p/s. Nếu đi du học thì làm ơn ăn nói lịch sự cho bớt hổ danh cái du học cái. Lại để người ta phải bảo là du học mà chỉ học được những cái cặn bã của xã hội họ, rồi lại tự cứ tưởng mình là cao siêu mới ngộ ra sao. Làm ơn!

          • Sử lai : ” Đi đi, Về về ”

            Đi hoc hỏi những kiến thức tốt ở các nước phát triển và được làm việc chuyên nghiệp của các c.ty hàng đầu thế giới, Nếu mình có kiến thức cho riêng mình thì tại sao không nghĩ mình có thể phát triển nó ở đất nước VN mình, 1 mình làm không được tai sao chung ta không hợp lại nhau mà làm thậm trí có thể lôi kéo người nước khác về cung xây dựng đất nước mình?

            Thưc sự ở VN mà có tất cả các thứ gì mình muốn mà trên thế giới có thì còn tuyệt vời hơn nhiều so với mình đi xa sứ mới có thể có được..!

            Ai có đủ khả năng phát triển được những gì mình đã học từ các nươc tiên tiến mang về phuc vụ cho con người quên hương ban sinh ra, nếu làm được thì bạn được đền bù xứng đáng và vừa có công làm cho con người VN được tốt hơn và phát triển hơn…

            Đất nước Việt Nam rất đẹp, rời xa đất Nước trong lòng mỗi người đều nhung nhớ và hướng tin từng ngày đất nước thay đổi. Bạn muốn đất Nước thưc sự phát triển thì mình mới về hay ban muốn thể hiện mình góp phần thay đổi từng ngày ? ( nếu bạn góp phần thay đổi được đất nước thì chắc chắn bạn sẽ được đền bù xứng đáng)…

            Mình nghĩ các ban có thể ” Đi đi, về về ” khi có điều kiện thể hiện tài năng và chia sẻ cho con người VN thì bạn nên đi đi về về, đến 1 lúc nào đó bạn ko muôn đi nữa là lúc bạn thực sự hài lòng những gì mình đã đạt được…đất nước đang phát triển cần lắm những con người có kiến thức như các bạn, và chính các bạn có thể làm thay đổi được suy nghĩ của chính phủ nhà nước và làm cho nhà nước cải cách lại bộ máy..

            Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?” câu trả lời thuộc về các bạn….

        • Tao cũng ghét những thằng ngu lắm, mày đừng mãi là một trong số đó nhé, đi du học rồi mới thấy ng ta khinh người VN như thế nào, mới thấy mình thấp bé và bị coi thường ntn, thấy mình nhục nhã khi mang hộ chiếu bị xem thường như thế nào.

          • Chào bạn Du học sinh THÔNG MINH, mình có phải nó là mình đi du học bao nhiêu năm rồi, rồi làm chức này, chức kia, đạt thành tích này, thành tích kia không thì bạn mới tin. Trong cái mạng ảo này thì thích xưng là gì thì ai kiểm chứng được. Tất nhiên chỉ là giả sử thôi, mình sẻ chẳng nói vậy. Chỉ là để bạn thấy là cái du học sinh mà bạn tự gán cho mình sẽ không làm bạn thông minh hơn được đâu.

            Người nước ngoài có thể khinh người Việt Nam, nhưng bạn là người Việt Nam mà khinh người Việt Nam thì không khiến bạn trở thành người nước ngoài được đâu. Cái éo le của du học là ở chỗ đó đấy bạn. Sống chết gì thì bạn vẫn là tóc đen da vàng thôi, biết được yếu chỗ nào để sửa thì tốt chứ đừng phủ nhận chính bản thân mình.

      • Bố này thì chửi người ta như đúng rồi. Nếu hỏi lại bạn “Cáo thơ ngây” thì có khi 2 ông này cũng cùng quan điểm =)) (quan trọng là 2 ông này chỉ cần đối phương khác suy nghĩ 1 tí cũng đã đả kích nhau rồi).

        Thấy mấy người cãi nhau thì một ông bảo “hãy cống hiến đi, hãy là người tiên phong thay đổi đất nước này đi”, ông kia thì bảo “uh thì cống hiến, nhưng ko cống hiến cho mấy thằng ngu đâu nhé, đợi tao làm giàu rồi tao gửi tiền về cho”.

        Mang tiếng 2 ông du học mà nói chuyện ko biết nhìn vào quan điểm của nhau, nói về cùng một vấn đề nhưng có những khía cạnh của vấn đề lại tư duy khác nhau, rồi đem ra lăng mạ nhau, đắng lòng thay.

    • Bạn “Cáo thơ ngây” có lẽ chưa hiểu được hết những điều trăn trở của những người đi du học. Người đi học khoa học thì được đào tạo về khoa học. Họ không biết về quản lý, kinh doanh, chính trị, quan hệ,… – những thứ quá cần thiết để bắt đầu một cái gì ở Việt Nam. Thậm chí họ thường là những người ngờ nghệch nhất về những vấn đề đó. Đòi hỏi họ trở về và tự lực bắt đầu xây dựng ngành của mình đơn giản là quá sức của họ. Người bạn đang trông chờ là một vĩ nhân, mà vĩ nhân thì rất hiếm.

      • Đây là ý kiến cá nhân chủ quan và nhìn nhận của một đứa đang trên hành trình cố gắng để được bay. Mình có thể k hiểu hết nỗi khổ tâm của họ, cũng có thể mình quá lạc quan nhưng mình tin rồi sẽ có những con người dám thử. 🙂

        • Đúng thế bạn ạ. Mối quan hệ xã hội ở VN mình quá phức tạp. Người thật thà ngay thẳng thì ai cũng bảo “chơi với nó là yên tâm nhất”, nhưng có mấy ai thật sự quý trọng nó, hay là cứ phải vờ vịt lấy lòng nhau, vui vẻ xởi lởi với nhau mới được yêu quý?!

    • Bạn ơi, những người có sức thì không thiếu người muốn vất vả mà cống hiến. Nhưng vấn đề là vất vả nhưng không được công nhận. Với năng lực chuyên môn, người ta có thể chiến đấu để thay đổi, cải cách lĩnh vực của họ, nhưng có một cái người ta cũng bó tay là “cái cách tư tưởng”, đâu phải của một người mà của hàng triệu người. Cái tư tưởng đấy nó cố hữu đến đáng sợ. Sống trong lòng xã hội này, ngoài những người bản lĩnh về tư tưởng thì giữ cho mình ngay thẳng đã đủ khó chứ đừng nói gì đến việc thay đổi con người khác, rất nhiều con người khác. Khả năng thất bại quá là lớn trong khi người ta có đường lui thì bạn nghĩ họ chọn gì. Người ta sẵn sàng về chứ, nếu có 1 sự mời gọi chân thành từ Tổ quốc. Muốn có sự thay đổi thì thường phải có sự trả giá, và trong tình huống này người dễ phải trả giá trước chính là Tổ quốc không biết yêu thương người tài.
      Cá nhân mình nghĩ về nước bây giờ không phải lựa chọn hay, liều để nên nghiệp lớn nhưng không dại, chỉ hy vọng rằng những con người đã ra đi vẫn vững lòng về Tổ quốc, chờ cho sức đủ lớn, chờ cho những người ở lại thay đổi. Để khi người đi xa trở về đủ sức thay đổi được người ở lại, không phải bị chính những con người cố hữu ấy đồng hóa ngược.

      • Mình đồng ý với bạn. Không phải ai cũng đủ sức thay đổi những định kiến của xã hội, tùy từng ngành nghề để cân nhắc cho việc về bây giờ hay chờ đợi. Những góp ý của người ngoài chỉ để cân nhắc, bản thân bạn chính là người hiểu rõ nhất! 🙂

    • Tôi xin quay lại thời điểm cụ Hồ lập quốc. Biết bao nhiêu người con đất Việt ưu tú là giáo sư nổi danh ở các nước lớn như Mỹ, Pháp, Nga, … về nước xây dựng quê hương. Rồi sau đó ra sao? Lẽ ra mấy chục năm qua chúng ta phải có bước phát triển chứ?
      Đường đi k khó vì ngăn sông cách núi, những người tài giỏi trở về rồi lại k có đất sống rồi lại ra đi thôi!

    • Dùng tài năng để cống hiến á ?? Về VN thì cái tài năng đó bạn giữ trong đầu để than trời than đất đi nhé. Lũ COCC có chết hết đâu mà nói nghe dễ dữ vậy =)))

    • thưa bạn là, bạn nghĩ cuộc đời hơi bị màu hồng đấy . tớ nói thật luôn, bạn vào phường làm chân đóng dấu, pha trà mời xếp, quen biế và may mắn thi cử thì cũng mất 150-200 triệu nhé, còn không quen biết để mà chạy trọ thì cũng không có giá ấy đâu, mà gía cao hơn cũng chưa chắc được, nếu ở việt nam mà công bằng như các nước phương tây, ai có tài thì người ấy lên thì mỗi năm chả có vài ngàn, vài ngàn cử nhân thất nghiệp, chỗ tớ làm đây, học 5 năm đại học giao thông đi làm giao hàng đây. công ty nào cứ cổ phần nhà nước hay là nhà nước thì không có cái ngưỡng bằng cao mà được vào đâu nhé. thạc sỹ thi mà không chạy tiền thì cũng thua cái đứa học trung cấp cao đẳng đấy nhé

    • Về việc đi tiên phong thì ko phải là 1 công việc dễ dàng. Tài chính là vấn đề lớn, nhưng đam mê là thứ còn lớn kinh khủng hơn. Điển hình như nhạc sỹ Dương Khắc Linh, anh du học ở Hà Lan và quay trở về nước. Với niềm đam mê mãnh liệt về âm nhạc, anh dường như là 1 nhân tố đã thay đổi thị hiếu và mang lại 1 con gió mới cho âm nhạc ở Việt Nam. Anh ko thể làm được điều này nếu ko có 1 niềm đam mê mãnh liệt trong anh. Điển hình thứ 2 là Johny Trí Nguyễn, anh ko phải là du học sinh mà lớn lên ở đất Mỹ, anh về lại quê hương và tạo nên một cơn sốt mới cho nền điện ảnh Việt. Anh còn xây dựng võ đường với mong ước tạo nên một trung tâm dãy võ và cascader chuyên nghiệp cho đất nước. Và tất nhiên, anh ko thể thành công nếu ko có đam mê. Hãy thử nghĩ xem, khi bộ phim Bụi Đời Chợ Lớn bị cấm chiếu, anh đã rất thấm thía cách làm việc của quan chức Việt, nhưng với đam mê, anh đã ko hề bỏ cuộc mà vẫn lên kế hoạch cho nhiều dự án phim mới.
      Như thế, đi tiên phong ko phải dễ dàng, Với số lượng cực lớn du học sinh hiện nay, những ai trong số họ có tài năng thực sự và đam mê thực sự thứ mà họ đang theo đuổi. Mình nói thật, mình cũng dân du học, và mình biết rằng có rất nhiều du học sinh khác ở đây không hề biết mình sẽ học ngành gì và sẽ trở thành gì trong tương lai. Bởi vì ko biết mình học ngành gì, nên khi chọn đại để học, chắc chắn sẽ ko có đam mê.
      Mình tin những người có đam mê thực sự những gì họ muốn làm, khi có dc 1 nền tảng kiến thức tốt bên nước ngoài, những người yêu nước sẽ quay trở lại xây dựng đất nước và họ chính là những người sẽ đi tiên phong.

    • Bạn ơi! có bao giờ bạn đã tự hỏi bản thân câu hỏi : Ai cho tôi quyền công dân chưa? Câu hỏi này, có lẽ cả nửa đời người rồi vẫn ngẫm mãi không hết 🙂
      Tác giả bài viết có trích đoạn cho một góc nhìn về vấn đề này, hy vọng bạn sẽ tự tìm ra trả lời cho bản thân mình

    • Bạn nói thoạt nghe rất logic, về trách nhiệm, về cống hiến, phải vượt khó khăn … bla…bla
      Cách bạn nói rất giống Đảng viên. chỉ tay 5 ngón thôi
      Bây giờ mình nói về khó khăn nhé
      khó khăn có nhiều loại khó khăn bạn ạ, khó về vật chất, kỹ thuật, công nghệ … tôi nghĩ rằng không quá ghê gớm với những trí thức từ nước ngoài về
      Nhưng khó khăn về lòng người, về sự bẩn tính đâm chọc, về sự nhập nhèm trong tuyển dụng, về sự đố kỵ dìm hàng nhau … Và cả khi gặp phải những kẻ thích chỉ tay năm ngón. Thì đa số trí thức (hàng thật) không chịu nổi cái đó đâu bạn ạ,

      Không thể bắt người ta cống hiến khi không tôn trọng người ta, hoặc chỉ tôn trọng đãi bôi,

    • Đừng có mà ngu về đây, về đây cho mày đói nhe răng. VN là gia đình trị, 1 người làm quan là nó đem cả dòng họ nó vô. Thử vô bệnh viện hay đi xin giấy tờ thử đi… Nó đòi t thẳng vào mặt lun. về đây làm mẹ gì.

    • ở VN có đi tiên phong nếu đơn phương độc mã có giỏi mà không biết xu nịnh thì trước sau cũng tèo thôi, tôi nói thật nhé ở VN “chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” mà kẻ mạnh là những người ntn thì mọi người cũng thừa hiểu. Tôi cũng đã có suy nghĩ và cách làm để xây dựng cho cái gọi là quê hương, nhưng làm tốt để thằng khác nó xơi, nó lại dìm mình không cho mình còn có cơ hội để phát triển, cuối cùng thì vẫn phải quay lưng với cái lý tưởng to lớn và cao đẹp là xây dựng quê hương. vì VN còn những người như thế nên nó mới chậm tiến,

    • Bạn ngây thơ thật giống như tên bạn đúng không? VN từ khi thống nhất đất nước đã được bao nhiêu năm rồi mà bạn còn bảo là “những ngành ấy rất mới và chưa phát triển”? rồi “đất nước đang phát triển nào cũng mang trong mình những nhược điểm”?
      Bạn hãy nhìn Hàn Quốc và Nhật Bản hoặc Singapore. Trước năm 75, Hàn Quốc còn mơ được phát triển bằng Sài Gòn, Singapore còn ngưỡng mộ Hòn ngọc Viễn Đông. Họ cũng trải qua chiến tranh với muôn vàn khó khăn. Họ không hề giàu tài nguyên và thậm chí còn rất ít. Đất nước họ bé và lsố lượng về ực lượng lao động cũng xách dép cho ta, vậy mà chưa đầy 30 năm, Hàn Quốc và Sing đã phát triển thần kỳ như thế nào?
      Còn Việt Nam, sau 40 năm tại sao ngành nào cũng thấy “mới và chưa phát triển”?
      Bạn không biết là chính vì không ai có thể “trở thành tiên phong” được tại đất nước mà sau 40 năm sau thống nhất, còn tụt hậu hơn này à.

      Vì sao giáo sư Ngô Bảo Châu- một nhà toán học xuất sắc trăm năm- nghìn năm có một lại không cống hiến cho đất nước? Xin thưa bởi có về VN sống, làm nghiên cứu toán học và được bậc lương cao nhất, thì ông cũng chỉ có thể nhận 5 triệu đồng/ tháng? Vậy cứ cho ông muốn cống hiến, đóng góp cho đất nước nên không màng danh lợi, vậy ai sẽ cống hiến, đóng góp cho vợ ông, các con ông, ai sẽ kiếm miếng cơm về cho gia đình ông khi thu nhập là 5tr đồng/ tháng?

      Vì sao người nông dân chế tạo được xe bọc thép ở VN lại bị chính quyền về tận nơi bảo “đừng chế tạo nữa” trong khi đó Cambodia lại sang mời bác và cả gia đình về nước họ, được chính phủ họ phong hàm Đại tướng quân, được cấp biệt thự, xe cộ, cuộc sống tiện nghi phú quý và được tạo điều kiện hết mức để phát minh, sáng chế?

      Mình đoán chắc bạn chưa đi làm, hoặc có đi làm rồi thì cũng chưa va chạm nhiều nên còn nhìn cuộc sống theo cách của bạn như vậy. Cứ cái đà này thì chả mấy chốc mà du học sinh VN có sang Lào hay Cambodia du học cũng chả muốn về.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI