Photo: Mike Kense
- Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
- Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
- Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
- Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
- Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?
“Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?” – Quang Trần
Cái thời đại này quá nhiều nghịch lý
Và thật lạ khi trong gia đình: Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.
Trong cuộc sống đời thường thì sao?
Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ. Cảnh sát (giao thông) “thi hành” luật pháp, dân tình phạm pháp hối lộ. Vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày. Biết mỗi ngày mươi phút thể dục nhẹ nhàng khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.
Và cả những nghịch lý trong tâm hồn
Thời của “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm. Nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự. Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại. Ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu giao lưu. Quá vô tư và quá ít cười. Học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống. Bận nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng. Còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại. (riêng cái này ai có thì tốt nhé, không có thì mới bất ổn)
Bạn còn thấy gì lạ trong xã hội ngược đời này không?
Nếu bạn thấy được nhiều điều như thế này, bạn sẽ làm gì? Đã có quá nhiều những lời khuyên mà chúng ta nghe hằng ngày rồi. Thứ chúng ta cần bây giờ là hành động. Đừng trở thành nạn nhân của thực trạng, đừng đánh mất những mối quan hệ, đừng thiếu đi những kỹ năng sống trong thời đại công nghệ này.
Một vài giải pháp hành động thiết thực:
- Lấy ngay smartphone của bạn ra gọi về cho mẹ.
- Tập trò chuyện bằng cách nhìn vào mắt bạn gái, và đoán cô ấy cần gì?
- Dừng đúng vạch đèn đỏ.
- Đọc một cuốn sách mới.
- Thay vì quẹt smart-phone, quẹt bằng bút chì lên trang giấy trắng một ý tưởng cho ngày sinh nhật thằng bạn/con bạn thân.
- 5 đứa bạn thân đi mua NOKIA 1280 đến 30/4 này đi du lịch để smart-phone ở nhà.
- 10 phút thiền mỗi ngày.
- Mỗi tuần một lần leo lên nơi cao nhất thành phố (ví dụ như Bitexco nếu bạn ở Sài Gòn) hóng gió.
- Ngày hôm nay tôi sẽ ngủ sớm hơn hôm qua 10 phút.
- Sáng mai tôi sẽ dậy sớm hơn hôm qua 5 phút.
- Dành 10 phút tập “Sun Salutation” buổi sáng. (Bạn có thể lên Google tìm theo từ khóa: “Sun Salutation”)
- Nở ngay ngay nụ cười ngay khi gặp bạn bè.
…
À, đến đây thì mình dừng đọc 2 phút nhé! Ngay bây giờ hãy gọi điện về cho mẹ đã. (nếu đã lâu rồi bạn chưa gọi)
…
Bạn gọi xong chưa? Rồi à? Tuyệt, vậy ta đọc tiếp.
….
Khi ta thấy một điều gì đó chướng tai gai mắt. Ta thường bất bình và khó chịu… Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách cho mình một khoảng lặng, quan sát và suy nghĩ thấu đáo xem mình nên làm gì? Thế nhưng, việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ.
Albert Einstein từng nói: “The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don’t do anything about it.”
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” – Martin Luther King
Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
Vậy, 2 câu hỏi đặt ra là (1) khi nào ta nên im lặng và không làm gì cả? Khi nào ta nên hành động? Và (2) khi mà ta chưa có gì trong tay, ta chưa có tầm ảnh hưởng, ta có thể làm gì?
1. Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.
- Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
- Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
- Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
- Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.
2. Quay trở lại về việc im lặng để trả lời cho câu hỏi số 2.
Ta nên im lặng nếu ta thực sự rất bất bình với những điều ta không muốn thấy người mà ta yêu quý. Hãy tin tôi, điều đó thực sự giúp họ rất nhiều. Một ví dụ đơn giản nhé. Ta thường cảm thấy sợ nhiều hơn khi ta mắc lỗi mà đáng lẽ ra người kia phải rất giận. Nhưng ta lại thấy họ im lặng. Và nó hữu ích hơn cho ta, làm ta hối hận hơn rất nhiều so với sự quở trách. Về phía người im lặng họ cũng vừa giúp được ta mà cũng ko bị thốt ra những lời không hay nữa…
Sự im lặng của ta còn giúp người ấy bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo hơn. Không ai muốn bị người mà mình yêu quý chỉ trích lỗi sai cả… Sẽ tốt hơn nếu ta để họ tự nhận ra điều đó và tự mình muốn thay đổi. Còn mình thì tập trung làm gương thôi
Thay cho lời kết
Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề. Đến cuối cùng nó cũng chỉ quay về việc kể lể và than phiền mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Thay vào đó hãy tập trung vào sự thay đổi của chính mình, tập trung vào hành động để tạo ra sự khác biệt.
Còn về sự im lặng, những khoảng lặng giúp tất cả mọi người nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn. Hãy xem im lặng như đó là một cách để giúp người khác tự mình thay đổi theo cách mà họ muốn.
“Be the change you want to see in the world.” – Mahatma Gandhi
Và đừng quên chia sẻ bài viết này lên tường để lan tỏa tinh thần người trẻ dám thay đổi, hay chỉ đơn giản là bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình là: “Yeah, cuối cùng thì mình cũng đã gọi điện cho người mà mình muốn gọi từ lâu lắm rồi.” Hoặc: “Sáng mai nhất định dậy sớm tập thể dục.”
Tolamon
Nguồn tham khảo:
bài viết rất là hay ,các bạn cũng có thể tìm thấy những thứ rất hay khác như Pizza mua 1 tặng 1 tại http://www.pizzaone.net nhé
“Còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại.” mình 24tuổi rồi nhưng vẫn chưa thấy điều này..chắc chưa phải là trưởng thành ^^
thời đại này không hề thông minh hơn bất kỳ thời đại nào, chủ nghĩa vật chất và sự kiêu căng của nền kinh tế, khoa học ngày nay không có ý nghĩa nào hơn ngoài lối tư duy đầy lý tính của con người 🙁
Cảm ơn vì hôm nay đã đọc được những dòng này của bạn.
Cảm ơn bạn đã nói thay những điều tôi đang nghĩ nhưng không thể diễn tả thành lời.
Cảm ơn bạn!
đi copy lại cũng post
bài này rất có ích cho tôi
Hay quá anh ơi! mong anh dẫn đường và khai trí thêm cho những bạn trẻ việt mình nhé! trông chờ những bài sau của anh nhé!thân anh
bài viết rất ý nghĩa.
Muốn giữ sức khỏe tốt mà dễ dàng, các bạn nên tham khảo bài tập này. Search thêm để đọc cả câu chuyện trong quyển sách sẽ rất hay: http://www.niemphat.vn/2014/05/suoi-nguon-tuoi-tre/
Bài viết vô cùng hay! Nó phản ánh đúng thực trạng. Tôi nghĩ có 1 câu hỏi có thể giúp ta giải quyết mọi vấn đề: “Ta thực sự muốn gì?”. Nhiều người đến cuối đời cũng không biết mình thực sự muốn gì, sinh ra để làm gì. Nhiều người cứ làm theo quán tính, làm theo số đông, làm theo “thông lệ”.
Nhiều người dường như cuộc đời chỉ có mục đích chính là “Ăn” và “Đẻ”. Có phải ta đang làm tất cả vì 2 việc đó không? Phân biệt phương tiện và mục đích là điều ít ai được dạy hoặc chịu học. Không hẳn làm trái thiên hạ là tốt và chưa chắc làm theo thiên hạ là hay. Quan trọng là trước khi làm gì thì bạn hãy tự hỏi “Tại sao mình phải làm điều đó?”
Sau khi nhận ra mục đích và ý nghĩa của cuộc đời mình, bạn sẽ phải xác định phương tiện cần thiết và vạch ra kế hoạch để đi đến đó. Nhưng trước tiên bạn cần nhận ra mình là ai, đang đứng ở đâu, khả năng và sở trường thế nào để hành động cho hợp với tình hình thực tế. Điều đó giúp phân biệt giữa “hoang tưởng” và “thực tế”.
Dù bạn chọn mục đích gì, phương tiện gì, kế hoạch ra sao để phù hợp khả năng và thực tế thì chắc chắn rằng bạn phải có đủ sức mạnh mới có thể đạt được. Hai “tài sản” quý giá nhất mà không ai lấy được của bạn và làm nền tảng cho mọi thắng lợi đó là “Thể lực” và “Trí lực”. Đừng lãng phí 2 tài sản sống còn này của mình bạn nhé!
Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.
Like. Bài viết hay quá. Cảm ơn tác giả
Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề
Như thế nào là quá? Khi đã đạt mục đích mà vẫn mải mê với nó thì mới là quá. Tôi có nghe một câu nói đại ý rằng thà thức suốt đêm để suy nghĩ cho ra một vấn đề còn hơn là cả đời chưa hiểu. Khi bạn chưa làm rõ vấn đề thì vấn đề đó chưa được giải quyết và vẫn còn tái diễn.
ko biết anh ấy thực hiện được bao nhiêu% những gì anh ấy viết nhỉ?
Câu này hỏi vui thì không sao nhưng thường trực cửa miệng là nguy hiểm. Khi ta nghe ai nói điều hay thì trước tiên phải nhìn chính mình và điều chỉnh. Cái gì hay thì ta “lượm” bỏ túi ngay. Quá lời! Làm được nhiều thì hưởng nhiều, ít thì hưởng ít. Còn nghe ai khuyên mà quay ngược lại hỏi vậy anh đã làm được bao nhiêu mà nói thì nguy to. Vì mình sẽ chẳng tiếp nhận được gì hay cả.
Mình quên mất rằng chuyện người ta làm được bao nhiêu chẳng liên quan gì đến cuộc đời mình. Mình phải cám ơn vì đã nghe được lời hay, lẽ phải vì nó tốt cho mình và người ta chẳng hưởng được gì của mình cả. Không phải ông thầy nào cũng giỏi hơn học trò. Bạn chỉ cần hiểu và làm tốt hơn thầy thì sẽ giỏi hơn thầy. Tại sao phải đi hỏi thầy làm tốt chưa mà dạy?
đúng quá Bạn Hà Anh ơi! “Mình phải cám ơn vì đã nghe được lời hay, lẽ phải vì nó tốt cho mình và người ta chẳng hưởng được gì của mình cả”.
mình tốt lên người ta đâu piết đâu, đâu phải viết ra để bạn đọc bạn làm được và quay lại cám ơn người ta đâu chứ! sống là hãy cho đi những cái mình có thể và không mong nhận được sự đền đáp, bởi cuộc đời sẽ đền đáp cho bạn mà bạn không ngờ. hãy biết phân định bạn Hoàng Dương nhé!
Cám ơn bạn …. bạn đã góp thêm cho mình vài ”trăm triệu USD” để mình cũng cố tư tưởng của mình :3
~baka~
Hiện tại 3:00 AM sáng, mình cảm thấy thực sự buồn vì những gì mình viết và những gì mình làm vẫn còn khoảng cách.
Giải pháp khó nhất thực hiện nhất có lẽ là các nghịch lý trong các mối quan hệ, đặc biệt là khi mình quá bận rộn thì mình càng dễ rơi vào sự thờ ơ.
Hôm nay mình và vợ cãi nhau. Và đó là lúc thay vì LẮNG NGHE ĐỂ HIỂU, cùng xóa đi những mâu thuẫn, mình đâm đầu vào công việc, laptop và các tin tức trên smartphone. Bây giờ những mâu thuẫn thì vẫn ở đấy và gián tiếp ảnh hưởng hiệu quả công việc….
NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐỂ SỰ THỜ Ơ TẠO RA KHOẢNG CÁCH ẤY. Bạn và tôi nhé.
Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.
🙂 Hay lắm bạn ạ , ủng hộ bạn một cái , kk , mong là chúng ta sẽ thực hiện được
Cảm ơn bạn 😉
Hay lắm 🙂
Cảm ơn Thăng Sơn Đoàn nhé 😉
a sơn cũng đọc cái này ak!! tác giả của ” nói thẳng với sinh viên năm nhất ” và là cha đẻ của dự án ” First Ha Noi ” đây mà! :))) Rất quý anh mặc dù e không vào được dự án để làm việc cùng anh! :)))
Bài viết lấy ý tưởng và ngôn từ của nhiều nguồn, nhiều người mà không trích dẫn.
Chào @nguyen_van_toan:disqus.
Có thể ý định của admin THĐP để hết 3 nguồn xuống bên dưới để tiện cho bạn đọc không đứt mạch khi đọc bài này.
Mon ko biện minh gì cho chuyện 1 phần 3 đầu bài lấy ý tưởng từ “Chào mừng bạn đến với thời đại smartphone” và “Xót lòng 40 câu thành ngữ thời hiện đại” để làm phông cho ý tưởng của bài viết này. Trên Facebook gần đây lan truyền quá nhiều những phân tích, xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí. Mục đích lớn nhất của bài viết để đưa ra câu trả lời và 2 giải pháp cho 5 câu hỏi “ngu ngốc” và những thực trạng ấy. Những vấn đề này thì nhiều người viết hay rồi nên mình không dành thời gian viết lại nữa.
2 phần 3 còn lại nếu bạn tìm đọc được ở đâu đó thì chính là do ai đó lấy nguồn từ fanpage mình mà không ghi nguồn chăng : ).
không quan trọng lắm đâu, cái chính là ad đã mang tới nhưng thứ đáng xem, đáng đọc và đáng học !
Hi 😉 Mình mang đến những thứ đáng để LÀM nữa nhé : P
Có ghi 3 cái nguồn ở cuối bài viết mà bạn. Bài viết hay lắm anh To La Mon ơi 🙂
“việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ.”