*Photo: Lorentine
Học “lê lết” từng ngày và thiếu muối, học vì điểm số và bằng cấp
“Học đại học nhàn lắm” các đàn anh đàn chị thường nói vậy. Bởi vì với họ, những tiết học trôi qua chỉ để họ ghi lại một mớ lý thuyết và bí kíp để có điểm thi cao hơn. “Học không phải ngày 1, ngày 2, học là 2-3 ngày cuối” là câu nói quen thuộc của họ với mục tiêu “không rớt môn…” Nhưng nếu mục tiêu của bạn không chỉ là tốt nghiệp, mà còn cả công việc mình mơ ước thì sao?
Các bạn rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các bạn rằng: “Có bằng giỏi cũng chưa chắc kiếm được việc khi ra trường” “Mình không có ô có dù nên đành an phận dưới con ông cháu cha thôi” Và những câu đại loại như thế.
Thử nghĩ xem đối với những công ty đánh giá bạn qua cái bằng như thế, làm sao có chuyện công bằng cho những cống hiến của bạn? Nếu các bạn nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: “Em không suy nghĩ tầm thường như thế được.”
Nếu bạn nghe lời họ và ước mình có cuộc sống tốt đẹp, thì có thể bạn sẽ phải chờ “bụt” xuất hiện đấy. Chọn cho mình ý nghĩa việc học, cuộc sống sinh viên để lao ra ngoài năng động hơn, nhiệt huyết hơn. Và đừng bao giờ coi việc học là nghĩa vụ đối với ba mẹ, hãy coi nó là trách nhiệm với bản thân…
Không còn tò mò về mọi thứ
Chém gió như bão nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những Lớp-Học-Không-Bao-Giờ-Có-Câu-Hỏi tạo cho họ thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tít từ báo lá cải mà không dám hỏi: “Nếu những thông tin mình vừa đọc sai thì sao?” Họ sẵn sàng khen ai đó “bạn giỏi quá” nhưng không dám nói với bản thân “mình dở quá”.
Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, còn ngoài ra – không gì cả. Họ nghĩ lịch sử đảng chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác.
“Hãy tò mò về mọi thứ, hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời. Và bạn sẽ có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước!” – William Arthur Ward
Quen với sự tầm thường
Học kỳ đầu tiên năm thứ nhất bạn có thể rất thất vọng khi nhận điểm kém. Vài kỳ học nữa, bạn trượt một số môn – có buồn và thất vọng nhưng họ không còn thấy cắn rứt. Dần dần, bạn thấy đó là chuyện thường tình và tìm lý do để đổ lỗi cho thầy cô, cho chế độ giáo dục. Cứ như thế bạn bắt đầu quen với sự tầm thường khủng khiếp nhất: Sống với sự hèn nhát và thiếu nghiêm khắc. Chính sự dễ dãi với bản thân làm bạn đánh mất rất nhiều thứ và quen dần với những thói xấu: Trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn …
Nếu bạn nhận ra điều này, đừng cho phép mình nói “thôi kệ” thêm một lần nào nữa. Đừng cho phép bản thân sống dễ dãi, để tương lai của bạn cũng sẽ bị cuốn theo những thứ tầm thường đó…
Hãy kết bạn mỗi ngày nhưng đừng bao giờ “tầm thường hóa” tình bạn. Nếu bạn cho đó là tình bạn, hãy nghiêm khắc với tình bạn đó.
Dù bạn phải nói thẳng: “Mày sai rồi, thế này mới đúng” Để rồi nó giận mình 1 tháng, 1 năm sau đó, điều đó vẫn tốt hơn việc bạn lờ nó đi. Nếu bạn lờ đi những sự sai sót đó, thì có thể bạn sẽ mất đi một người bạn tốt trong tương lai và có thể sẽ thành con dao quay lại đâm bạn đấy.
Ngại giao tiếp, sống khép kín, ngại tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện
Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình dù người khác nói này nọ, bạn có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười. Bạn hãy nhớ: Nếu nói bạn có thể sai, nhưng nếu không nói thì bạn chắc chắn không bao giờ đúng. Đừng vì sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá nhé.
Tích cực tham gia các hoạt động, nhưng đừng tạo cái cớ cho việc bạn lơ là việc học, đổ lỗi cho việc lười nhác. Tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện – đó là môi trường rất tốt để học hỏi, để trải nghiệm. Đừng để khi chết đuối mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi, và hãy nhớ “thà đổ mồ hôi trên sàn tập còn hơn đổ máu trên chiến trường”.
Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình rằng hôm nay mình đã làm được gì để khácvới mình hôm qua, khác với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ ước nhé.
Lạc trong mơ hồ
Ngay từ bây giờ, hãy tự mình trả lời những câu hỏi quan trọng: Mình sống vì điều gì? Mình nên sống thế nào? Cuộc sống mà mình mong muốn trong tương lai là gì?
Trả lời được những câu hỏi đó có nghĩa bạn đã vẽ ra được con đường của mình trong tương lai, không còn cảm thấy mơ hồ để bị những cám dỗ cuốn đi nữa. Bạn sẽ biết niềm đam mê của mình, sẽ biết rõ tương lai của mình trong 50 năm sắp tới…
Thay cho lời kết
Cứ chạy đi, chạy hết mình để khi nhìn lại mọi thứ, bạn có thể mỉm cười. Và hãy luôn nhớ mình là một người trẻ, với những khát khao, hoài bão, với hừng hực khi thế của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân…
Tolamon & Quang Trần
Bài viết dựa trên cảm hứng trên facebook của anh Thắng Sơn Đoàn trong “Nói thẳng với sinh viên năm Nhất”.
cảm ơn ạ , có động lực để cố gắng nhiều hơn sau bài viết này 😀
hay, nhận ra mình trong đó, cảm ơn tác giả :))
bài viết rất ý nghĩa ạg
Bài viết của anh thật sự hay và có ý nghĩa. Em vẫn đang là sinh viên và có một vài suy nghĩ cũng như hành động như anh kể trên. Nhiều khi bản thân em thật sự thấy khó chịu với những hành động thiếu tích cực như thế và cũng có thay đổi. Tuy nhiên mơis chỉ thay đổi được một ít chứ chưa phải là toàn bộ. Điều đó vẫn thật sự khiến em trăn trở. Sau khi đọc bài viết của anh, em quyết tâm sẽ không bỏ phí hai năm học nữa :P.
Một lần nữa cảm ơn anh vì bài viết ý nghĩa này.
Làm thế nào để bản thân thức tỉnh và nghiêm túc hành động cho tương lai hả bạn? Mình cảm thấy thiếu quyết tâm trong hành động quá.
Bạn có thể bắt đầu bằng những cam kết nhỏ trước nhé. Tưởng tượng mỗi lần quyết tâm thực hiện được cam kết nhỏ là 1 lần gửi vào “tài khoản ngân hàng quyết tâm”. 1 lần không thực hiện là 1 lần rút ra. Lâu dần, tài khoản càng giàu bạn càng trở nên quyết liệt hơn 😉
Hoàn cảnh của mình cũng đang hơi giống Duy Tan Nguyen, nên cảm ơn bạn vì câu trả lời này và cả bài viết trên nữa nhé.
Tôi hiện là sinh viên năm 3, tôi mồ côi cha từ nhỏ, sống với mẹ, khi tôi lớp 10, mẹ tôi cặp với 1 người đàn ông, họ có t/c với nhau, ông này rất giàu, hay gữi tiền về nuôi mẹ con tôi, khi tôi lên ĐH, tôi ỷ lại vào những khoản tiền đó mà sống những ngày tháng vô bổ nhất, đến năm 2 đại học thì họ k còn qua lại nữa, tiền cũng k có dư dã như ngày xưa, những ngày nghỉ, tôi hay lên SG với đám bạn cũ, tôi bán cần sa và những thứ đại loại vậy ( nay thì không) để kím tiền cho mẹ tôi đỡ nặng nhọc, về sau, tôi vừa học vừa ra chợ đen để mua bán đt cũ, quen đc nhìu người, thuyết phục đc nhiều người, giao du với nhiều người, và tôi cực kỳ thích điều đó, mỗi lần “vô mánh” tôi lại cùng đám bạn tụ tập ngoai quán nhậu, đờn ca rôm rả ( tôi biết chơi guitar) mỗi lần như thế cả quán cùng hợp ca với chúng tôi, tôi thích vậy,chúng tôi cũng hay “phượt” lên những nơi xa xôi, mà mỗi lần về thằng nào cũng cạn tiền túi và mệt mỏi.
Rồi sáng hôm sau tôi lại đến trường nhưng tôi chả tìm thấy thứ gì lồi cuốn tôi ở đây cả, nhiều lúc tôi lo lắng và không biết phải làm sao khi tôi còn đang nợ…6 môn chưa trả, thứ duy nhất mà bây h tôi thấy hứng thú nhất để học là Anh Ngữ, tôi thích đc nói chuyện với những người ở đó bằng tiếng Anh, tâm sự với giáo viên bằng tiếng Anh những điều mà tôi rất khó nói trong tiếng Việt, chẵng hạn như câu “I LOVE MY MOM”.
Mỗi lần trong đầu tôi lo lắng về việc học trên lớp, tôi lại cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, một số đứa trong lớp ( bị xem là “học dỡ” như tôi ) thường nói :”Biết vậy hồi năm nhất tao không lười thì giờ tao đâu có như thế này….”. Nhưng nếu thời gian có 1 lần quay lại với tôi, tôi vẫn sẽ như thế, vì tôi thấy mình được tự do, tôi thấy tự tin trong giao tiếp, tôi thấy cái chợ này đẹp hơn, đường phố này đẹp hơn, con người dể thương hơn, tôi thấy mình có thể tự kiếm sống, giải quyết vấn đề, có thể quyết định, và hơn hết là tôi đã gặp được TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, và tôi có thể nhận ra họ, tôi quen được nhiều bạn hơn [ già trẻ trai gái có đủ], và từ đó tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn so với những đứa khác trạc tuổi mình, sau những chuyến đi “phượt”, thứ tôi có là những kỷ niệm, những người anh em, những phút giây trải nghiệm của thời sinh viên mà cả đời người không bao giờ quên, tôi nhận ra rằng mình có thể đi trên bất cứ con đường nào, không nhất thiết phải là đường chính thì mới đến đích được, vấn đề là thời gian và kiêng nhẫn
Tôi có tuổi trẻ, có 1 thời sinh viên để nhớ và để kể cho con cháu mình nghe, để không thôi sau này có đứa nó hỏi :”thời sinh viên của ba có vui không?” thì còn có những câu chuyện để kể, để ôn lại và để nhớ.
Tôi viết lên đây không phải là những lời cổ vũ các bạn bỏ trường mà đi chơi, phải chơi đúng cách, có ý nghĩa, chơi để rút kinh nghiệm, và chơi để phục vụ cho công việc ngành nghề bạn đang theo, chứ k phải đâm đầu vào những trò vô bổ, uỗng tiền bạc, và sức lực. Tôi viết lên đây như một lời tâm sự
hay quá,cảm ơn vì câu chuyện của a,e là sinh viên năm nhất,nhưng sau câu chuyện này,e đã có thêm động lực để đi tiếp với những gì mình đã chọn 🙂
Nghe tâm sự những điều thật và gần gũi như vậy mới đã !!!
Mình cũng có 1 thời sinh viên rần rần chạy hết mình, bây giờ hết sinh viên vẫn chạy rần rần 😉
hay quá…!
Cảm ơn bạn 😉
Mình nhìn thấy bản thân mình trong Quen với sự tầm thường
Cảm ơn bạn rất nhiều. Từ lúc nào mình dần đánh mất những thói quen tốt của bản thân và suy nghĩ: Như vậy được rồi
Một trùng hợp nhỏ là hôm nay mình vừa đọc cuốn sách: Ngày xưa có một con bò…
Cuốn sách kể một câu chuyện ngụ ngôn: Một gia đình nghèo khó nhất vùng, 8 miệng ăn, sống lay lắt nhờ vào tài sản duy nhất mà họ có là 1 con bò. Cuộc sống hằng ngày của họ chỉ phụ thuộc vào nó: cho bò ăn, uống nước, vắt sữa…
Cho đến 1 ngày, con bò bị kẻ gian giết, hết thứ để bấu víu vào, họ bắt đầu tìm đường để sống. Họ bắt đầu phát quang, làm vườn. Sau 1 năm họ đã có dư dã để bán và mua áo quần. Cuộc sống của họ từ đó khấm khá hơn lúc trước rất nhiều.
Cuộc sống của chúng ta cũng có rất nhiều con bò khác. Chúng ta cũng cứ thỏa mãn với những gì đang có mà không biết nó đang che lấp đi rất nhiều cơ hội khác hứa hẹn còn tốt hơn nữa.
Hi vọng sẽ có nhiều bạn nhận ra như mình và thay đổi. 🙂
Mình cũng nghe khá nhiều bạn khen cuốn sách này hay mà chưa đọc. Bạn chia sẻ thêm về nội dung cuốn sách với mọi người đi : )
Viết hay lắm <3
Cảm ơn @thinhnguyen:disqus
Bạn ơi, mình có gửi mail cho bạn đó. Bạn vào check gmail nhé.
đã check và đã reply nhé @sadiepices:disqus : )
nếu không thích học thì phải làm sao ::(
thì thôi ^^
Mình cũng không thích học
Theo mình hiểu là không thích học trên trường đúng không? Việc không thích học trên trường dẫn dắt khá nhiều sinh viên dấn thân ngoài trường học – học trường đời 😉
Điều 1: Học “lê lết” từng ngày sẽ dấn đến điều 2 :Không còn tò mò về mọi thứ và điều 1, điều 2 sẽ kéo theo điều 3: Quen với sự tầm thường. và nó kéo theo điều 5: mơ hồ về định hướng. Tuy nhiên nếu bạn khắc phục điều 4: Ngại giao tiếp, sống khép kín, ngại tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện. Thì nó sẽ kéo theo 3 điều 1, 2, 3, 5 được cải thiện ^ ^.
Mình cụ thể hơn 1 chút nhé, như lời kết mình chia sẻ ấy: “Cứ chạy đi, chạy hết mình để khi nhìn lại mọi thứ, bạn có thể mỉm cười. Và hãy luôn nhớ mình là một người trẻ, với những khát khao, hoài bão, với hừng hực khi thế của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân…”
Việc dấn thân bên ngoài khiến cho bạn tò mò hơn về cuộc sống, cứng cáp hơn và vượt qua được những thói quen tầm thường ở điều 3, và có nghị lực vượt qua những tiết học đều đều và buồn chán ở trường học ở nữa ; ) Chưa kể là khi mình có thói quen tò mò dấn thân bên ngoài nhiều hơn thì mình sẽ đặt câu hỏi: “Họ đã làm điều đó như thế nào?” nhiều hơn nữa. Câu hỏi đó là câu hỏi bắt nguồn cho quá trình học hỏi? Sự tò mò về cơ bản là mong muốn được khám phá và nó cũng quan trọng như trí thông minh vậy: 1 đứa trẻ chỉ mất 5 năm để học 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó 12 năm trên ghế nhà trường không giúp chúng ta học 1 thứ ngôn ngữ mới đó chính là tiếng Anh.
À, việc dấn thân bên ngoài cũng giúp mình hiểu rõ bản thân hơn, biết mình giỏi ở lĩnh vực nào, điểm mạnh là gì, biết mình thích cái gì, sau đó mình quay trở lại trường học thì mình học có chọn lọc hơn. Cũng có khá nhiều bạn sinh viên quay trở lại trường học với 1 tinh thần mới sau khi hoạt động bên ngoài. Như mình hồi đấy mình thích làm diễn giả lắm. Trong quá trình chuẩn bị slide thì quên ngày quên đêm chuẩn bị slide power thuyết trình cho đẹp, toàn tập trung làm clip cho hay. Vẽ mindmap hoài luôn, thế là nhận ra mình có năng khiếu design. Quay về trường Bách Khoa thì rất là thích mấy môn như AutoCAD, vi mạch, v.v… Sau đó quyết định học thêm Arena Multimedia buổi tối. Mọi thứ sẽ dẫn dắt bạn khi bạn dấn thân bên ngoài nhiều hơn ấy. Khi đó việc dấn thân ở điều 4 giúp mình khắc phục được cái mơ hồ ở điều 5.
Tóm lại là mình có 2 ý (1) hãy đặt thật nhiều câu hỏi để khơi gợi trí TÒ MÒ CỦA 1 ĐỨA TRẺ trong học tập bạn nhé. Và (2) việc dấn thân bên ngoài nhiều hơn sẽ dẫn dắt bạn rất nhiều đó. Nó quay lại hỗ trợ bạn vượt qua 4 điều còn lại và tự nhiên việc học ở trường sẽ thú vị hơn rất nhiều
Chúc bạn vẫn có 1 thời sinh viên tuyệt vời.!
Tuyệt rất cụ thể khoa học mình trải nghiệm điều này 5 năm qua thấy hiệu quả rõ rệt 😀
anh có thể cho vd việc “dấn thân” là làm những việc j đc ko 🙂