29 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

7 bài học sau chuyến đi Indonesia

*Photo: Trương Thị Lệ Uyên (giữa) trong lớp đàn truyền thống ở Indonesia

 

Trong bài “Tôi 22. Tuổi trẻ rực rỡ” tôi đã viết: “Tôi nhớ đến câu chuyện của một thực tập sinh khác, chị Lê Uyên và chuyến đi Indonesia. Khi tôi hỏi: “Chị ơi, em có nên viết tiếp không?” Chị nói “Dừng ở đây thôi em.” [..]Mỗi câu chuyện tôi viết đều có những góc khuất bé nhỏ họ giữ lại trong lòng. Và hôm nay, tôi viết một phần chuyến đi Indonesia của chị Trương Thị Lê Uyên, nick name là Lyn, (K49, Đại Học Ngoại Thương TP.HCM). Chị làm trong dự án “Leaf Photography”, tiếp xúc và tư vấn cho 5 công ty vừa và nhỏ ở Indonesia. Sau hơn 1 tháng làm việc chung với Ben – người bạn tới từ nước Đức, chị học được 6 bài học ý nghĩa. Đó là những điều mà nếu không gặp Ben, có thể chị sẽ mất nhiều năm để tìm ra. Và chị hiểu một bài học lớn, mà nếu không đến Indonesia, chị sẽ chẳng bao giờ biết được.

 1. Chẳng ai buồn tìm hiểu mày đâu!

…Và Ben nói với chị: “Nên Lyn này, khi mày có năng lực, hãy thể hiện nó. Tao đã mất rất nhiều thời gian để nhận ra khả năng của mày. Bởi mày cứ hiền hiền, ai nói gì cũng cười. Trong quá trình cả nhóm chạy dự án “Leaf Photography”, mày ít khi chủ động trình bày ý kiến. Lúc hai thằng Ấn Độ đang nói tía lia trên bàn họp thì mày cứ im lặng. Đến lúc gặp công ty, đến lúc nói thẳng với tao, mày mới thể hiện khả năng, tính cách của mày. Khi đi làm, đó sẽ là điểm rất bất lợi. Bởi không phải ai cũng rảnh để tìm hiểu mày là ai. Bởi vậy, mày hãy cất tiếng nói.”

2. Hãy tự tin lên. Lyn giỏi hơn Lyn nghĩ!

“Mày thấy không? Khi làm report và thuyết trình, hai bạn thực tập sinh Ấn Độ tuy nhiều ý tưởng nhưng không chuyển thành hành động được. Còn mày xem, giải pháp của mày làm công ti hài lòng như thế nào? Lyn à, tự tin lên. Mày giỏi hơn mày nghĩ!”

3. Cứ nói thẳng vào mặt tao, nếu mày muốn!

“Tao từng nghĩ là: Châu Á thật kỳ lạ, Việt Nam thật kỳ lạ, chẳng bao giờ thể hiện phản ứng hay suy nghĩ. Mày không thẳng thắn như tao. Nhưng sau này, mày là người duy nhất kéo tao lại để nói chuyện rõ ràng thẳng thắn sau khi tao chửi cả team trên Whatsapp.” Tôi trả lời: “Vì tao rất coi trọng mối quan hệ với mày, nên tao không muốn mày hiểu lầm tao.” Ben cười. “Nhưng Lyn à. Đừng nhịn. Đừng giấu. Đừng lo sợ một mối quan hệ sẽ tan vỡ. Cứ nói thẳng, nếu mày muốn. Nếu mày thấy nó đủ quan trọng”.

4. Đừng chỉ cắt ngọn. Hãy nhổ gốc

Khi lắng nghe vấn đề của các công ty (studio, nhà hàng, tiệm giặt ủi, xưởng sản xuất búp bê), Ben không bao giờ tìm cách chỉ để giải quyết rắc rối vụn vặt đó. Ben luôn truy ra nguyên nhân cốt lõi ở chỗ nào? “Lyn này, thời gian chúng ta ở đây quá ngắn. Không thể giải quyết vấn đề của họ một cách nông cạn. Phải truy đến cùng. Nó cũng giống như cắt đi cái ngọn, rễ vẫn còn đó mà thôi”.

5. Kỷ niệm một khi đi sẽ không bao giờ trở lại

Chị bảo: “Thời gian ở Indo, đôi lúc chị cảm thấy rất mệt mỏi và muốn bỏ về. Chuyện nhóm làm dự án, tôi, Ben, Harsh và Karthik nhiều lúc xích mích, bất đồng. Chuyện công ty, chuyện nhà ở, chuyện của Ben… , mọi thứ cứ xoắn vào nhau. Nhưng khi nghĩ lại, đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của chị. Khi những khó khăn vụn vặt đã qua đi rồi, mình chỉ nhớ những điều tốt đẹp nhất. Nên lúc trải nghiệm vẫn còn, hãy lạc quan và tận hưởng nó. Bởi những kỷ niệm một khi đi sẽ không bao giờ trở lại.

6. Đừng chần chừ. Muốn làm gì, hãy dũng cảm làm ngay!

“Đó là điều làm chị nuối tiếc cho đến bây giờ. Chị nên nói lời cám ơn với Ben, ngay khi còn có thể. Khi gần về Việt Nam, các thực tập sinh hẹn nhau tới Bali chơi.  Chị book vé máy bay trước, còn Ben đi sau vì cần đón bạn bè. Rời Bandung, chị định cám ơn Ben và nói rằng: “Trong suốt thời gian ở Indo, mỗi khi đi đâu, quay đầu lại tao đều thấy mày phía sau. Tao rất cảm ơn mày về chuyện đó. Được mày chăm sóc như một đứa em gái, đó là điều tao cực kỳ trân trọng.” Mà rồi chị nghĩ: “Đằng nào tới Bali hai đứa cũng gặp nhau thôi!” nên im lặng. Nhưng vừa xuống sân bay Bali, chị nhận được tin nhắn từ Việt Nam và về nhà gấp ngay trong đêm đó. Chị không bao giờ gặp lại Ben nữa. Chị không còn một cơ hội nào để nói lời cảm ơn trực tiếp tới người bạn đồng hành tốt bụng trong hơn một tháng ròng rã.”

Trong phim “You came from another star” có một câu nói tôi nghĩ rằng đúng tuyệt đối với câu chuyện của chị Uyên, đại ý: “Tạm biệt thì nên nói trước. Đến lúc vội vàng có thể sẽ không tạm biệt tử tế được…”

7. Khó khăn của mình vốn rất bé nhỏ. Hãy vượt qua nó!

Năm 2006, báo chí thế giới hốt hoảng đưa tin về cơn sóng thần ở Indonesia cuốn chết hàng trăm người. Nhưng, chúng ta, ở Việt Nam, có lẽ chẳng bao giờ mường tượng hay nghe trực tiếp một câu chuyện về sóng thần Indo.

“Và nếu chị không đến Indo, tình cờ ghé vào một quán ăn ven đường, chị cũng không nghe được câu chuyện từ anh chủ quán về đợt sóng thần ập vào Pangandaram năm 2006. Bước chân trên bãi biển Pangandaran, chị và Ben đi đâu cũng thấy một biển báo hết sức đặc biệt: “Đề phòng sóng thần.” Tụi chị hỏi anh chủ: “Tại sao lại nhiều biển cảnh báo sóng thần như thế?” Anh chủ quán mới kể lại câu chuyện.

Ngày xưa anh là một đứa trẻ mồ côi, được nuôi nấng lớn lên ở Pangandaran. Tài sản mấy chục năm của anh chỉ là một ngôi nhà ở và một nhà hàng bên bờ biển Pangandaran. Một ngày cuối năm 2006, anh chủ đi chợ mua nguyên liệu tại một khu vực cao hơn bãi biển, để vợ con và nhân viên ở lại nhà hàng. Và ngày hôm đó, cơn sóng thần lịch sử đã đổ bộ vào Indonesia. Tràn vào cả Pangandaran. Nhà hàng của anh sụp đổ. Vợ con và toàn bộ nhân viên đều chết hết. Anh đã từng đi dọc bãi biển hoang tàn này để lượm xác người thân. Anh tìm được vợ, con, nhưng những nhân viên của anh thì mãi mãi mất tích.

Gia đình vỡ nát. Cơ nghiệp trắng tay. Anh mất toàn bộ người thân, mất của cải và thành quả một cuộc đời gầy dựng của mình. Chỉ còn một căn nhà. Anh nhường luôn ngôi nhà ấy cho những đứa trẻ mồ côi sau trận sóng thần. Còn anh đơn độc lên đường tới Bali. Anh lăn lộn ở Bali một năm để buôn bán, để sống, để tích lũy vốn. Một năm sau ông mới trở về Pangandaran để mở lại nhà hàng, ngay chính vị trí của nhà hàng xưa.

“Mất cả gia đình, nhân viên, tiền bạc… Nhưng anh nghĩ mình là người may mắn, em à.” Anh nhìn Ben và chị gượng cười. Nhưng chị thấy mắt anh nhòe nước… Chị quay mặt đi, không dám nhìn thẳng vào mắt anh.

“Và từ đó, chị thay đổi. Cuộc sống của chị cũng có những khó khăn, trúc trắc và từng làm chị stress, mệt mỏi. Nhưng chị sẽ không than vãn hay phàn nàn nữa. Bởi trên thế gian này có những người phải chịu đựng nỗi đau đớn kinh khủng như mất hết gia đình chỉ trong một đêm, mà họ vẫn đứng dậy được. Thì tại sao chị không vượt qua được khó khăn bé nhỏ của mình?” – Trương Thị Lê Uyên

 

Đỗ Thanh Lam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

22 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn Lam vì bài viết. Có điều này mình luôn thấy trong mỗi bài viết của Lam (hơi hơi không thích vì điều này) là cách xưng hô khi Lam tường thuật cuộc đối thoại giữa một người Việt và người nước ngoài. Lúc nào cũng là “mày” với “tao” hết. Cách tường thuật này mình thấy rất nhiều không chỉ ở Lam, mình khó chịu vì bài viết này Lam viết cho người Việt đọc và trong giao tiếp thông thường ở xứ mình. Cách kêu “mày” với “tao” hoặc là rất thân hoặc rất mạt sát nhau. Ben và chị Uyên liệu có nằm một trong hai trường hợp đó?

    • Chào bạn.

      Mình và bạn bè mình đều xưng hô “mày”, “tao” cả, chẳng có gì mạt sát nhau. Và khi mình phỏng vấn các thực tập sinh, họ cũng dịch câu nói từ những người bạn của họ là “mày” và “tao”. Mọi người coi đó là chuyện thường ngày.

      Nên mình thấy rất bình thường. Xứ mình cũng nói mày tao nhiều kém ai đâu 😉

      Cám ơn bạn nhé 🙂

    • Mình thấy chuyện xưng hô như vậy cũng k có gì quan trọng cả. Đứa e mình ở bên Đài Loan 4 năm về khi kể chuyện nó toàn sử dụng đại từ nhân xưng ‘mày- tao’ khi nói về các cuộc đối thoại, kể cả đó là ông chủ hay ng lớn tuổi. Lúc đầu mình cũng thấy nó kỳ cục nhưng sau 1 thời gian nó bắt đầu sử dụng từ ngữ ‘chuẩn Việt’ hơn khi nói chuyện. Có lẽ là do môi trường nên ở đâu quen đấy thôi, vì bên họ chỉ có cụm từ I- you hay wo- ni. Đại khái là như vậy 😀

  2. Cảm ơn bạn vì bài viết. Nó giúp mình nghiệm ra rất nhiều điều. Mình là con trai, khi đọc xong về phần sống thần, mình tưởng như mình đã khóc. Mình cảm thấy hạnh phúc khi còn gia đình. Một lần nũa cảm ơn bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI