27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

FA hiểu thế nào là tùy mỗi người

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao chúng ta gặp người này mà không là người khác? Tại sao chúng ta yêu người này mà không yêu người khác? Có lẽ đa số chúng ta cho rằng đó là ngẫu nhiên. Có đến 7 tỷ người trên thế giới này, chúng ta không gặp người này thì cũng gặp người khác. Chúng ta không yêu người này thì cũng yêu người khác.

Hơn 10 năm trước, tôi vô tình “lượm” được cuốn Hành Trình Về Phương Đông ở một tiệm bán sách cũ. Cuốn sách nói về hành trình của một nhóm người Anh đến Ấn độ để tìm hiểu về các tôn giáo tại đất nước này. Nhóm người này đã được các vị “chân tu” khai sáng. Cuối cùng họ đã quay lại Ấn độ để “nối gót” các vị chân tu.

Cuốn sách bàn nhiều vấn đề dưới góc độ tôn giáo và khoa học, trong đó có sự hình thành vũ trụ và con người. Theo khoa học thì vũ trụ hình thành từ vụ nổ “Big Bang”. Một hạt vật chất có khối lượng rất lớn nổ ra và giản nở tạo thành vũ trụ. Còn con người thì tiến hóa ngẫu nhiên từ loài khỉ dưới tác động của môi trường sống thay đổi.

(Xem thêm: 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa sai)

Tuy nhiên dưới góc nhìn của tôn giáo thì vũ trụ và vạn vật được tạo ra bởi đấng tạo hóa. Nếu nói loài người tiến hóa từ khỉ thì tại sao đến nay khỉ vẫn là khỉ mà không phải là người? Con người có 24 cặp nhiễm sắc thể được sắp xếp theo một trật tự nhất định, chỉ cần khác đi một chút con người sẽ thành con khác. Theo xác suất thông kê để có được cái trật tự “thành người” đó thì cơ hội là 1 phần 10 mũ 24 (một dãy số gồm 25 chữ số, bắt đầu bằng số 1 và 24 số 0 phía sau). Với cơ hội cực kỳ siêu nhỏ này, các tôn giáo đều cho rằng trật tự sắp xếp của các nhiểm sắc thể này không thể là điều ngẫu nhiên.

Cũng theo cái logic này để một người gặp được một người một cách ngẫu nhiên thì cơ hội là 1 phần 7 tỷ. Do vậy để gặp một người, yêu một người cần phải có cái “duyên”.

Theo Phật giáo thì mọi thứ đều do duyên mà hợp, hết duyên mà tan. Duyên được hiểu như là sự liên kết giữa cái này với cái khác, người này với người khác. Ví dụ bê tông, sắt thép… liên kết với nhau theo một trật tự nhất định thì thành cái nhà. Nhưng khi sự liên kết đó thay đổi hoặc không còn thì cái nhà cũng không còn là cái nhà nữa.

Theo logic của luật nhân quả, để gặp được một người, để yêu được một người chúng ta phải có “duyên” có “nợ” từ kiếp trước. Độ bền của tình yêu như thế nào, độ dài của cuộc hôn nhân ra sao tùy thuộc vào “món nợ” mà chúng ta “thiếu” nhau từ kiếp trước.

Có một câu chuyện rằng một chàng trai yêu một cô gái tha thiết, nhưng cô gái lại lấy một người khác. Anh ta đau khổ vô cùng, định tự tử thì gặp một vị sư. Vị sư này đưa cho anh một tấm gương, anh nhìn vào thấy một cô gái lõa thể chết bên vệ đường. Có 3 người đàn ông đi qua, người thứ nhất đưa mắt nhìn rồi bỏ đi. Người thứ hai thấy cô gái tội nghiệp bèn cởi áo của mình đắp lên thi thể của cô. Người thứ 3 bèn mang xác cô gái đem chôn. Cuối cùng vị sư cho anh biết kiếp trước anh chỉ là người đắp cho cô gái tấm áo, còn chồng cô ấy bây giờ mới là người đã mang xác cô ấy đem chôn. Duyên nợ của anh với cô gái đã hết nhưng duyên nợ của cô ta và chồng cô ta thì còn.

Nếu hiểu theo cách này thì chúng ta chẳng việc gì phải cưa cẩm ai cả. Cứ tà tà mà chơi cho sướng thân, rồi “chủ nợ” hay “con nợ” sẽ tự động tìm tới mình mà “thanh toán”. Khi nợ nần thanh toán xong thì “chủ nợ” hay “con nợ” sẽ tự động bye bye. Lúc đó cũng chẳng cần buồn hay khổ làm gì.

Một người bạn đăng một câu status lên facebook rằng: “Nếu chúng ta yêu một cái gì đó, thì hãy buông nó ra. Nếu nó quay trở lại thì nó là của mình mãi mãi. Nếu không thì chúng ta đã không có nó ngay từ lúc đầu.” Một người bạn khác comment một cách khôi hài: “Nếu chúng ta yêu một cái gì đó, thì hãy buông nó ra. Nếu nó quay trở lại thì có nghĩa là không ai thèm lấy nó.”

F.A là ế, là không ai thèm lấy hay là chưa gặp được người yêu mình thật lòng? Hiểu thế nào thì tùy mỗi người. Chỉ thắc mắc một điều không biết những người có số đào hoa, kiếp trước là tỷ phú hay ăn mày tình ái mà lắm “nợ nần” thế.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI