Phto: laffy4k
Miễn phí, miễn phí là cái gì nhỉ? Miễn phí có phải là một thứ được người ta tạo ra mà không cần thu lại gì từ nó? Miễn phí có phải là thứ mà chúng ta có thể nhận được mà không cần phải chi trả? Miễn phí có phải là một thứ tạo ra để phục vụ cộng đồng không vụ lợi? Có thật sự là như vậy, hay điều gì nằm ẩn chứa sau sự miễn phí đó? Mục đích của nó là gì? Ai – Cái gì – Như thế nào để thu lợi ích từ nó?
Chúng ta luôn thích miễn phí, gần như là tất cả đều thích điều đó. Đồ ăn miễn phí, khóa học miễn phí, đồ dùng miễn phí, lòng tốt miễn phí, vân vân. Miễn phí được cái nào hay cái đó và chúng ta sẽ còn lại tiền dành cho thứ khác không miễn phí. Chúng ta sẽ có nhiều hơn, WAO! Miễn phí và chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn. Hãy thử nhớ lại những lần đi ăn trộm trái cây “chùa” của mấy lão hàng xóm rồi ăn ngon lành – cái cảm giác mà mua đồ chợ không bao giờ sánh bằng. Hãy nhớ lại cảm giác khi được tặng một món quà trong ngày sinh nhật. Hãy nhớ lại những lần yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Miễn phí! Ồ, tất cả chúng đều miễn phí đấy! Ai đó có lẽ sẽ quay ra nói với tôi vậy cho coi.
Khi đang lan man trong một giấc mơ với mọi thứ là “miễn phí”, chợt tôi bị một tiếng nói ở đâu đó làm tỉnh mộng: “Cái gì cũng có cái giá của nó.” Không ai hay cái gì đủ tiềm năng để duy trì một thứ “miễn phí hoài” được. Mọi thứ sẽ cạn kiệt, giống như vàng, kim cương hay bất cứ thứ gì khác. Và rồi một ngày nào đó, chẳng còn gì là miễn phí cả. Ngày đó sẽ đến.
Để tôi nói cho bạn nghe cách chúng ta đã “tận dụng” sự miễn phí và cái giá phải trả cho sự miễn phí là gì.
“Miễn phí” trong giáo dục
Chúng ta thích các khóa học miễn phí, chúng ta thích được tặng sách miễn phí, chúng ta không thích bỏ ra một số tiền cho nó, nhưng không ngờ chúng ta phải trả một cái giá còn cao hơn thế nhiều cho sự miễn phí. Thật tình mà nói, các khóa học miễn phí thường không có giá trị. Nó làm chúng ta lãng phí thời gian và công sức để tham gia nhưng không thu được thành quả gì cao. Đó là chưa nói đến việc các khóa học miễn phí sẽ không cho ta một chút xíu động lực nào để học tập hết. Chúng ta không sốt sắng, chúng ta học thụ động, chúng ta không tiếc tiền (vì có bỏ ra đồng nào đâu), chúng ta tham gia cho vui, chúng ta không thích thì nghỉ. Đó là lúc dần hình thành một con người thiếu kỷ luật trong ta. Cái giá cho sự miễn phí là sự thụ động, kể cả thụ động chờ cho đến khi “khóa học miễn phí” tiếp theo xuất hiện.
“Miễn phí” trong nghệ thuật
Ở Việt Nam, một quốc gia còn nghèo như bao nước nghèo khác, chúng ta thích thưởng thức nghệ thuật miễn phí hơn. Xài sách photo không bản quyền (cái này đúng là miễn phí bản quyền rồi còn gì). Sao chép các tác phẩm, bài viết của người khác vô tội vạ như sửa đổi, thay tên tác giả như hàng vô chủ. Trả một mức giá quá bèo cho các nghệ sĩ đến nỗi mà gần như là tác phẩm của họ “miễn phí” vậy. Tải nhạc cũng chẳng mất đồng nào, CD nhái đầy rẫy các tiệm đĩa. Và do đó, chúng ta trả thêm cái giá cho sự miễn phí bằng cách dần trở nên ngu đi qua việc coi thường bản quyền của người khác.
Một cái giá cực kỳ quan trọng sâu xa là những nghệ sĩ chân chính sẽ bỏ đi do không đủ chi phí trang trải cuộc sống. Họ cũng có những hóa đơn phải trả, giờ thì họ đang bận bù đầu vào việc kiếm tiền trả hóa đơn thay cho việc sáng tác. Đó là lúc chúng ta không còn đầu tư cho những nghệ sĩ trau dồi tài năng nữa mà thay vào đó là những thứ nghệ thuật mì ăn liền, những thứ “thị trường” không đáng một xu. Đó, đó là cách mà chúng ta trở nên mất cân bằng trong một lối sống thiên về “vật chất” do nghệ thuật chân chính vắng bóng. Tâm hồn chúng ta bị hạn hán từ lâu rồi, tuy nhiên, chúng ta không thích tưới cho nó một miếng nước. Một cái giá quá đắt cho sự ham miễn phí!
“Miễn phí” trong tình cảm
Có quá nhiều người tưởng tình cảm là miễn phí. Hình như chúng ta tưởng lòng tốt là thứ tạo ra mà không tốn công sức thì phải. Chúng ta nghĩ lòng tốt không tạo ra từ tiền nên nghĩ rằng nó “miễn phí”. Con người thường không ý thức được những tình cảm mà cha mẹ, người thân hay người yêu dành cho họ. Kể cả là những người yêu đơn phương tội nghiệp, người được yêu tưởng người yêu mình đơn phương đằng đó sẽ mãi mãi yêu mình như thế, rằng tình cảm anh ta dành cho mình là miễn phí và không vụ lợi. Thôi xong! Một ngày nào đó, những người yêu thương ta sẽ bỏ đi vì chúng ta suốt ngày chỉ có “nhận” mà không có “cho”, chúng ta tưởng người khác ở đó trong tư thế sẵn sàng yêu thương ta như một việc làm quá quen thuộc, cho đến một ngày chúng ta chẳng còn gì hết, chỉ còn một thứ duy nhất là nỗi hối hận. Rồi ta mới biết rằng: Lòng tốt cũng không miễn phí (MF). Cần phải đáp trả lại lòng tốt nhiều khi không phải bằng tiền mà bằng tình. Nếu không, cái giá ta phải trả chắc chắn sẽ là: Chẳng còn gì hết.
Trong cuộc sống
Đã bao giờ bạn thu lượm một cây bút, sổ tay hay những vật lưu niệm từ những người phát ngoài đường để mang về nhà mà không sử dụng trong khi bạn có thể ném nó vào sọt rác chưa? Những món hàng miến-phí này đã cám dỗ chúng ta lấy về những không thật sự cần thiết.
Hay khi bạn ở trong siêu thị và bị phân vân giữa một 2 loại café, một loại là sản phẩm ưa thích của bạn còn loại kia chất lượng kém hơn được kèm thêm một chiếc ly miến-phí, và rồi bạn ra về với loại café không phải sở trường nhưng có thêm một chiếc ly miến-phí.
Đấy những món hàng miến-phí thường là những tác nhân gây ra những chọn lựa không mang tính tốt nhất cho bạn. Bạn bị mê hoặc bởi những món hàng chỉ trả chi phí bằng 0 ấy.
Trong các chính sách xã hội thì sao, chúng ta hãy nhìn vào thực tế chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế – chăm sóc chữa bệnh miến-phí ở Việt Nam hiện nay. Dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chi trả viện phí mà không dùng thẻ BHYT, và thái độ của các bác sĩ – y tá cũng sẽ tận tâm hơn khi nếu bạn chịu bỏ tiền để sử dụng dịch vụ VIP.
Trong kinh doanh
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet thì sản phẩm và dịch vụ miến-phí ra đời càng nhiều, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các ngành nghề kinh doanh truyền thống ít tận dụng công nghệ. Ví dụ sự phát triển chững lại của báo giấy, và rồi văn hóa đọc của con người ngày càng giảm sút.
Sự lạm dụng thái quá tác dụng của sự miến-phí vào truyền thông và PR gây ra hiệu ứng giảm giá trị của thương hiệu.
Tại sao chúng ta lại bị cám dỗ bởi những món đồ miến-phí tới vậy? Khi có được một món đồ miến-phí, chúng ta thường cảm thấy phấn khởi và trở nên hào hứng thái quá với những món đồ ấy. Thực sự sự miến-phí có một lực hút mạnh mẽ?
Hầu hết các mặt hàng đều có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng đối với những mặt hàng/ sự kiện được gắn cái mác miến-phí thì khiến cho chúng ta quên mất nhược điểm mà chỉ tập trung vào ưu điểm của mặt hàng ấy. Nó làm cho chúng ta cảm giác được mặt hàng đó có giá trị hơn nhiều giá trị thực.
Thực tế cái giá O còn là một nút nóng, cảm xúc nóng gây ra những quyết định phi lý trí. Bản chất của con người là sợ mất mát và sự cám dỗ của những thứ miến-phí liên quan tới nỗi sợ này, chúng ta sẽ chẳng mất gì cả khi lựa chọn miến-phí. Nhưng giả sử chúng ta lựa chọn một sự không miến-phí thì có thể chúng ta sẽ quyết định sai lầm và mất đi một mặt hàng miến-phí.
Nhưng chính sự miến-phí khiến chúng ta có thể đưa ra những quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.
Nhận một thứ miến-phí, và cái giá trước nhất mà ai cũng biết là việc cảm thấy “mang ơn”, thậm chí là “khó xử”. Tốt nhất là đừng nên nhận thứ gì miến-phí. Vì: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” và ở đời không ai cho không ai cái gì cả.
Thực tế thì chẳng có gì là miến-phí cả, kể cả những thứ không tạo ra từ “tiền” cũng thế. Hãy thử trả phí (phí đôi khi không chỉ có nghĩa là tiền) thật cao cho một thứ có giá trị. Làm đi, rồi bạn sẽ học được một bài học quý giá của việc biết tôn trọng những thứ xung quanh và vô số bài học giá trị khác.
Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng của sự miến-phí nếu biết cách tận dụng nó.
Hãy thể hiện tình cảm chân thành, không tính toán, hãy cho đi bằng tấm lòng nhiệt tình, rồi bạn cũng sẽ nhận được những sự đối đáp tương tự.
Đặc biệt, khi chúng ta hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Và bạn đang muốn thu hút đám đông, hãy bán một sản phẩm miến-phí. Bạn đã bao giờ nghe tới nghịch lý trong kinh doanh: mô hình Freemium tận dụng sự miến-phí để hái ra bội tiền?
Miến-phí có những sức mạnh riêng. Nhưng bạn không nhìn thấy cái giá của nó không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Giống như uống thuốc vậy, liều lượng cho phép của bác sĩ là điều quan trọng; quá thì gây hại mà ít thì chẳng làm được gì.
Sự miến-phí cần được sử dụng, cũng như nên được mong muốn một cách đúng mức. Nó chỉ là một phương tiện. Và nếu chúng ta chỉ luôn khởi sinh ra lòng ham muốn mọi thứ là miến-phí, thì trước sau gì điều đó chắc chắn sẽ gây hại.
-Lục Phong ft. Trang Nguyễn-
Xem thêm
💎 27 sự khác biệt trong nhận thức giữa người nghèo và người giàu
Theo tôi thì;Không có gì ở trên đời được miễn phí đâu.Bạn có thể không phải trả bằng tiền của bạn một cách trực tiếp,thì bạn cũng phải trả tiền bằng cách gián tiếp(đôi khi còn tốn kém hơn cách trực tiếp nhiều lần cơ).Tuỳ điều kiện và hoàn cảnh của mình mà chọn lọc.
“The Dark Night”——–“Khi anh làm một điều gì tốt, anh có làm nó free không?”
Ngoài nút like, e còn muốn đăng cái cmt để 2 bác biết là e rất thích bài này. :)) Vừa đọc vừa tủm tỉm cười. Tks ạ! Và chờ tác giả cho ra lò bài viết về mô hình Freemium.
Trong CNTT, free tương đương với việc xóa sổ một việc chứ không phải gỡ rối một việc :[
Chào 2 bạn tác giả
Đọc bài của 2 bạn bàn về “cái giá của sự miễn phí” mà nói thực lòng rằng (phải xin lỗi trước) các bạn hiểu sai một cách trầm trọng về cái gọi là “miễn phí”. Những cơ sở để các bạn đưa ra minh họa cho tác hại của miễn phí là phi thực tế hoặc không có tính thuyết phục :
1, Giáo dục : Nói rằng các khóa học miễn phí dẫn đến sự thiếu kỷ luật về logic có vẻ hợp lý, nhưng dẫn sang nói rằng nó khiến cho người ta thụ động thì thật là khiên cưỡng. Thêm nữa có lẽ bạn đã bỏ quên rất nhiều ví dụ về giáo dục miễn phí có lợi cho người học thế nào : thư viện công cộng, thư viện học liệu mở, các tập san khoa học mở, trào lưu MOOC… Luận điểm về giáo dục của các bạn là rất thiếu thuyết phục.
2, Nghệ thuật và bản quyền : Các bạn nói rằng sách photo là không có bản quyền là sai hoàn toàn. Trong điều đầu tiên của mọi luật bản quyền đều quy định người dùng có toàn quyền làm mọi thứ họ thích với một bản sao hợp pháp họ đã bỏ tiền ra mua, ở đây là sách. Khi bạn mua 1 quyển sách, nó là tài sản của bạn và bạn có thể cho bao nhiêu người photo sách của mình đi chăng nữa cũng không vi phạm luật. Nếu sách photo hay sách cũ là vi phạm bản quyền thì sẽ không có thư viện công cộng nào tồn tại được cả. Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm “Fair use” của luật bản quyền.
Về tại sao CD giờ không bán được, thu nhập của nghệ sĩ sụt giảm lý do chính cũng không phải do nhạc số, hay do tải nhạc lậu trên mạng. Bạn có thể xem link sau : http://theunderstatement.com/post/3362645556/the-real-death-of-the-music-industry. Lý do chủ yếu ở đây là người dùng không muốn bỏ nhiều tiền ra để mua cả 1 album mười mấy bài, cuối cùng chỉ để nghe 1-2 bài họ thích. Lý do tương tự với báo giấy. Nói cách khác báo giấy, âm nhạc sụt giảm so với thời trước vì nó là sự sụt giảm tự nhiên trong 1 vòng đời của 1 sản phẩm (cả 2 đều đã sụt giảm trước thời Internet bùng nổ). Còn lý do các nghệ sĩ không đủ thu nhập để sống với nghề (ngay tại Mỹ) là 1 câu chuyện dài, nhưng cũng không phải lý do bản quyền là nguyên nhân chính.
Nói chung đổ lỗi cho sự download lậu, vi phạm bản quyền dẫn đến sự xuống cấp của nghệ thuật là sự suy luận chủ quan, thiếu thực tế và thiếu cơ sở. Sự thật phức tạp hơn thế rất nhiều.
3, Cuộc sống và bảo hiểm y tế
Phần này tôi thấy các bạn không có hiểu biết thực tế bảo hiểm y tế hoạt động ra sao và mục đích của nó làm gì. Mọi người đã từng đi khám bệnh hoặc đưa người nhà đi khám bệnh chắc chắn chẳng ai cho rằng bảo hiểm y tế là khám chữa bệnh miễn phí; và việc chi trả tốt hơn sẽ được khám chữa bệnh tốt hơn đơn giản là quy luật thị trường, không liên quan đến bảo hiểm y tế ở đây. Nước ta chưa xã hội hóa y tế mạnh mẽ, chưa phải kinh tế thị trường đích thực nên thực tế cơ chế khám chữa bệnh nó khá phức tạp, nhưng nó không diễn ra như các bạn mô tả.
4, Kinh doanh
Các bạn không đưa ra luận điểm cụ thể nào ở phần này. Nhưng thực tế một lần nữa là nghệ thuật kinh doanh và kinh tế thị trường mới là yếu tố chính dẫn đến việc rất nhiều mặt hàng hiện nay bán dưới giá trị thực, thậm chí dưới cả chi phí sản xuất hay là Free. Các bạn có đề cập đến mô hình kinh doanh Freemium thì hẳn các bạn cũng biết một mô hình kinh doanh khác còn phổ biến hơn freemium rất nhiều hiện nay là subsidize product chứ? Ví dụ iPhone 5s giá bán gốc 600$ nhưng bạn có thể mua với giá 200$ kèm 2 năm sử dụng mạng AT&T hoặc Verizon (nhưng tính tổng vẫn rẻ hơn 600$). Amazon chịu lỗ 10$ khi bán ra mỗi chiếc Kindle…
Nói chung việc các công ty do cạnh tranh với nhau tìm những cách thức để giảm giá sản phẩm của mình dưới giá trị thực không phải là chuyện gì to tát và thực ra có lợi cho số đông người tiêu dùng hơn là có hại. Hơn nữa nếu đã khuyến khích tư tưởng tự do và đổi mới thì đó hiển nhiên là cách kinh tế thị trường diễn ra, và xu hướng này không thể đảo ngược được.
=====================
Tóm lại, tôi thấy phần lớn luận điểm mà các bạn đưa ra trong bài để mô tả cho “tác hại” của miễn phí đều rất thiếu cơ sở và thực tế. Tôi thấy hơi thất vọng vì 1 chủ đề có tính gợi mở cao và có thể giúp nhiều người hiểu được nhiều khía cạnh của thực tế diễn ra quanh mình thế này lại được viết một cách vội vã, thiếu đầu tư và mang đầy tính chủ quan như này.
Cuối cùng tôi phải nói thêm 1 chút là tôi cũng thỉnh thoảng đọc THDP, nhưng đây là bài đầu tiên tôi thấy cần comment. Tôi thực ra là người rất ủng hộ những người có mong muốn viết và chia sẻ kiến thức của mình đến mọi người, và THDP cũng giúp tôi thu nhận được nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên tôi có một góp ý chân thành ít nhất đến 2 bạn tác giả bài viết này là mong 2 bạn viết ra điều gì cũng nên cố gắng đầu tư tìm hiểu, tự phản biện và tự phê phán chính bài viết của mình để sản phẩm của mình có chất lượng và tính thuyết phục cao hơn. MXH với truyền thông xã hội ngày nay có thể làm thúc đẩy thói quen viết vội hơn, nhanh hơn, nhiều hơn nhưng thiếu sự đánh giá, phản biện hay đơn giản là chờ đợi để ý tưởng của mình đủ chín, đủ cứng. Tôi đoán các bạn cũng hiểu được “Cái giá phải trả cho sự vội vã” là gì.
Thân.
P/S : Không hiểu sao comment của tôi không được hiện.
Chào 2 bạn tác giả
Đọc bài của 2 bạn bàn về “cái giá của sự miễn phí” mà nói thực lòng rằng (phải xin lỗi trước) các bạn hiểu sai một cách trầm trọng về cái gọi là “miễn phí”. Những cơ sở để các bạn đưa ra minh họa cho tác hại của miễn phí là phi thực tế hoặc không có tính thuyết phục :
1, Giáo dục : Nói rằng các khóa học miễn phí dẫn đến sự thiếu kỷ luật về logic có vẻ hợp lý, nhưng dẫn sang nói rằng nó khiến cho người ta thụ động thì thật là khiên cưỡng. Thêm nữa có lẽ bạn đã bỏ quên rất nhiều ví dụ về giáo dục miễn phí có lợi cho người học thế nào : thư viện công cộng, thư viện học liệu mở, các tập san khoa học mở, trào lưu MOOC… Luận điểm về giáo dục của các bạn là rất thiếu thuyết phục.
2, Nghệ thuật và bản quyền : Các bạn nói rằng sách photo là không có bản quyền là sai hoàn toàn. Trong điều đầu tiên của mọi luật bản quyền đều quy định người dùng có toàn quyền làm mọi thứ họ thích với một bản sao hợp pháp họ đã bỏ tiền ra mua, ở đây là sách. Khi bạn mua 1 quyển sách, nó là tài sản của bạn và bạn có thể cho bao nhiêu người photo sách của mình đi chăng nữa cũng không vi phạm luật. Nếu sách photo hay sách cũ là vi phạm bản quyền thì sẽ không có thư viện công cộng nào tồn tại được cả. Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm “Fair use” của luật bản quyền.
Về tại sao CD giờ không bán được, thu nhập của nghệ sĩ sụt giảm lý do chính cũng không phải do nhạc số, hay do tải nhạc lậu trên mạng. Bạn có thể xem link sau : http://theunderstatement.com/post/3362645556/the-real-death-of-the-music-industry. Lý do chủ yếu ở đây là người dùng không muốn bỏ nhiều tiền ra để mua cả 1 album mười mấy bài, cuối cùng chỉ để nghe 1-2 bài họ thích. Lý do tương tự với báo giấy. Nói cách khác báo giấy, âm nhạc sụt giảm so với thời trước vì nó là sự sụt giảm tự nhiên trong 1 vòng đời của 1 sản phẩm (cả 2 đều đã sụt giảm trước thời Internet bùng nổ). Còn lý do các nghệ sĩ không đủ thu nhập để sống với nghề (ngay tại Mỹ) là 1 câu chuyện dài, nhưng cũng không phải lý do bản quyền là nguyên nhân chính.
Nói chung đổ lỗi cho sự download lậu, vi phạm bản quyền dẫn đến sự xuống cấp của nghệ thuật là sự suy luận chủ quan, thiếu thực tế và thiếu cơ sở. Sự thật phức tạp hơn thế rất nhiều.
3, Cuộc sống và bảo hiểm y tế
Phần này tôi thấy các bạn không có hiểu biết thực tế bảo hiểm y tế hoạt động ra sao và mục đích của nó làm gì. Mọi người đã từng đi khám bệnh hoặc đưa người nhà đi khám bệnh chắc chắn chẳng ai cho rằng bảo hiểm y tế là khám chữa bệnh miễn phí; và việc chi trả tốt hơn sẽ được khám chữa bệnh tốt hơn đơn giản là quy luật thị trường, không liên quan đến bảo hiểm y tế ở đây. Nước ta chưa xã hội hóa y tế mạnh mẽ, chưa phải kinh tế thị trường đích thực nên thực tế cơ chế khám chữa bệnh nó khá phức tạp, nhưng nó không diễn ra như các bạn mô tả.
4, Kinh doanh
Các bạn không đưa ra luận điểm cụ thể nào ở phần này. Nhưng thực tế một lần nữa là nghệ thuật kinh doanh và kinh tế thị trường mới là yếu tố chính dẫn đến việc rất nhiều mặt hàng hiện nay bán dưới giá trị thực, thậm chí dưới cả chi phí sản xuất hay là Free. Các bạn có đề cập đến mô hình kinh doanh Freemium thì hẳn các bạn cũng biết một mô hình kinh doanh khác còn phổ biến hơn freemium rất nhiều hiện nay là subsidize product chứ? Ví dụ iPhone 5s giá bán gốc 600$ nhưng bạn có thể mua với giá 200$ kèm 2 năm sử dụng mạng AT&T hoặc Verizon (nhưng tính tổng vẫn rẻ hơn 600$). Amazon chịu lỗ 10$ khi bán ra mỗi chiếc Kindle…
Nói chung việc các công ty do cạnh tranh với nhau tìm những cách thức để giảm giá sản phẩm của mình dưới giá trị thực không phải là chuyện gì to tát và thực ra có lợi cho số đông người tiêu dùng hơn là có hại. Hơn nữa nếu đã khuyến khích tư tưởng tự do và đổi mới thì đó hiển nhiên là cách kinh tế thị trường diễn ra, và xu hướng này không thể đảo ngược được.
=====================
Tóm lại, tôi thấy phần lớn luận điểm mà các bạn đưa ra trong bài để mô tả cho “tác hại” của miễn phí đều rất thiếu cơ sở và thực tế. Tôi thấy hơi thất vọng vì 1 chủ đề có tính gợi mở cao và có thể giúp nhiều người hiểu được nhiều khía cạnh của thực tế diễn ra quanh mình thế này lại được viết một cách vội vã, thiếu đầu tư và mang đầy tính chủ quan như này.
Cuối cùng tôi phải nói thêm 1 chút là tôi cũng thỉnh thoảng đọc THDP, nhưng đây là bài đầu tiên tôi thấy cần comment. Tôi thực ra là người rất ủng hộ những người có mong muốn viết và chia sẻ kiến thức của mình đến mọi người, và THDP cũng giúp tôi thu nhận được nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên tôi có một góp ý chân thành ít nhất đến 2 bạn tác giả bài viết này là mong 2 bạn viết ra điều gì cũng nên cố gắng đầu tư tìm hiểu, tự phản biện và tự phê phán chính bài viết của mình để sản phẩm của mình có chất lượng và tính thuyết phục cao hơn. MXH với truyền thông xã hội ngày nay có thể làm thúc đẩy thói quen viết vội hơn, nhanh hơn, nhiều hơn nhưng thiếu sự đánh giá, phản biện hay đơn giản là chờ đợi để ý tưởng của mình đủ chín, đủ cứng. Tôi đoán các bạn cũng hiểu được “Cái giá phải trả cho sự vội vã” là gì.
Thân.
“Dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chi trả viện phí mà không dùng thẻ BHYT, và thái độ của các bác sĩ – y tá cũng sẽ tận tâm hơn khi nếu bạn chịu bỏ tiền để sử dụng dịch vụ VIP.” mình không đồng tình với ý kiến này. Dùng hay ko dùng thẻ BHYT nhưng người dân vẫn có quyền được khám chữa bênh với dịch vụ tốt nhất vì bệnh viện là bệnh viện của nhà nước, các bác sĩ đi làm có lương nhà nước trả chứ không phải đi làm ko công. những bác sĩ ko phục vụ tận tâm cho bệnh nhân mà chỉ chờ đợi money và đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng dịch vụ VIP chẳng qua chỉ là những người yếu kém đạo đức nghề nghiệp mà thôi
và những người yếu kém đạo đức nghề nghiệp này bây giờ lại chiếm số đông nữa chứ.
“Thực tế thì chẳng có gì là miễn phí cả”. Đồng ý với các tác giả. Khi ta không phải trả phí cho thứ gì đó, không có nghĩa là thứ đó tự nhiên từ trên trời rơi xuống, mà có những người phải trả phí để có được sự “miễn phí” cho ta. Ngược lại, nếu bản thân ta không có giá trị nào để cho đi, để cho người khác được hưởng sự “miễn phí” từ ta, mà chỉ biết nhận và đòi hỏi, thì cũng giống như anh chàng lười biếng được chiều chuộng trong một câu chuyện cổ tích, quăng tiền vào đống lửa không suy nghĩ, cho đến khi phải trả giá đắt cho bài học của mình.
Những người sẵn sàng trả giá là những người tự tin vào giá trị của bản thân. Những người ấy khi dùng những thứ “miễn phí”, họ luôn đáp lại bằng lòng biết ơn sâu sắc.
Con nhà nghèo sợ phải nghe điều này :3 1. Giáo dục: Đã hoàn thành vài khóa học miễn phí và có dự tính dùng cái mớ lượm lặt đấy với dăm chữ nhặt được ở sách miễn phí xài tạm kiếm cơm qua ngày. 2. Nghệ thuật: May được đi bảo tàng miễn phí mới biết mặt mũi tranh sơn dầu nó như nào :D. 3. Tình cảm: Cái này thì công nhận là tình yêu chả có đứa nào cho miễn phí cái gì đâu, còn mấy thứ tình người miễn phí hay còn gọi là bố thí thiết nghĩ cũng kg nên phản đối. 4. Hàng miễn phí hả? Dùng kg ra gì thật, chúng nó tính cả rồi. Cơ mà vẫn săn hàng giảm giá, đc thêm là sướng :3 Tóm lại, nhấn mạnh thêm lần nữa, con nhà nghèo rất sợ đụng đến cái gì cũng phải trả tiền 🙂
Bạn xài miễn phí của người này thì có thể trả miễn phí lại cho người khác. Bạn xài nhiều nhưng trả ít vì khả năng mình có ít, nếu có nhiều thì bạn trả lại gấp bội. Chỉ cần bạn có tấm lòng!
mình không đồng tình với tác giả, khi sử dụng BHYT làm ví dụ. Trừ những trường hợp đặc biệt, Thì theo mình biết BHYT cũng phải bỏ tiền ra mua mà. Còn về vấn đề y đức, thì đó lại thuộc về một khía cạnh khác rồi
Đồng quan điểm với bạn. Có vẽ tác giả đã hiểu sai về BHYT.
Những người vay tiền rồi k trả cứ ung dung là mình nhận đc 1 món tiền Free, nhưng thực ra họ vừa bán đi tư cách của mình cho người cho vay, đôi khi tư cách của họ chỉ đáng giá vài trăm k :))
Đoạn đầu đọc giống Lục Phong, đoạn sau đọc giống Trang Nguyễn
Ồ…bạn nhận ra luôn à. :v
Có những mặt rất tích cực của “sự miễn phí” nhưng có lẽ ở Việt Nam điểu này ít nhận thấy. Tôi xin đề cập đến những cái tích cực vì không thích nhìn mọi việc hơi tiêu cực quá 😀
Trong giáo dục:
Ở các quốc gia phát triển những lớp miễn phí trong trường đại học hay dành cho cộng đồng cực kỳ bổ ích và rất lý thú, không những bổ sung kiến thức mà còn chỉ ra những điều mà bạn có tiền cũng khó mà tìm được nơi học 😉 một điều quan trọng ở các lớp đó là bạn phải đăng ký sớm (đôi khi còn cần phải đủ điều kiện mới được tham gia) thì họa chăng mới có chỗ. Có lẽ những người giảng dạy có tâm lý và tạo được niềm cảm hứng cho người học nên ít khi thấy ai vắng mặt 😀 Tiếp nhận những kiến thức thật sự bổ ích thì “miễn phí” học phí quả là cái giá quá hời.
Trong nghệ thuật:
“Sự miễn phí” của những buổi hòa nhạc hay trưng bày tác phẩm nghệ thuật đôi khi là một niềm hạnh phúc vô bờ bến với vô số người vì họ được chiêm nghiệm tận tai tận mắt – những cái thông thường khó mà thấy được. Miễn phí ở đây ngoài việc PR tên tuổi cho nghệ sĩ thì còn là một cách giúp cho người dân tiếp cận được gần hơn với nghệ thuật. Bạn mất gì khi tham gia những buổi như vậy?
Trong cuộc sống và tình cảm:
“Sự miễn phí” ở những bữa cơm nhân đạo, những gói hàng cứu trợ trong vùng thiên tai, những người nhận được nó họ đã trả giá quá đủ trong cuộc sống để có thể nhận nó. Còn cần có một cái giá nào khác nữa chăng?
Trong kinh doanh
Ở trung tâm triển lãm hàng công nghệ của các nhãn hiệu nổi tiếng bạn có thể nhận được những mặt hàng độc, đẹp, chất lượng và cam đoan là bạn không thể tìm ở một nơi nào khác. Cái “miễn phí” nó còn là bộ mặt của một công ty, một tập đoàn nên tôi tin rằng nó hoàn toàn có giá trị, hãy xài và cảm nhận 😉 cái giá phải trả cùng lắm là bạn giới thiệu cho người khác vì hàng xài tốt quá 😀 miễn phí ở đây cũng đáng nhỉ?
Tôi không đồng ý với tác giả về câu nói: Thực tế thì chẳng có gì là miễn phí cả, kể cả những thứ không tạo ra từ “tiền” cũng thế.
Có nhiều thứ “miễn phí” và rất rất có giá trị, cũng như tác giả đã nói hãy tận dụng “sự miễn phí” và nó sẽ mang lại nhiều lợi ích – điều đó còn tùy thuộc vào thái độ và cách hiểu biết của người nhận nó.
Tình hình là ở trong Triết học đường phố đang có trào lưu hiểu nhầm những thành tựu của con người là do “lòng tham” thay vì “biết cách sử dụng lòng tham”.
Tôi đang xài miễn phí các phần mềm và hệ điều hành máy tính. Tôi tham gia các khóa học miễn phí ở icevn.org, giapschool.org, khanacademy.org. Tôi đọc bài và học về triết học miễn phí ở triethocduongpho.com, gocnhinalan.com. Tôi tìm hiểu thế giới miễn phí qua wikipedia, qua youtube. Và tôi mua sách để tặng miễn phí cho người thân, bạn bè và cả những bạn trẻ mới gặp một lần nhưng tôi lại đọc miễn phí một số sách bằng file .pdf trên internet. Tôi mua quà để tặng miễn phí cho một số người nghèo mà tôi biết còn đồ miễn phí khi người ta giới thiệu sản phẩm thì hình như chưa dùng.
Tôi luôn nghĩ không có gì là miễn phí!
Sự kết hợp “hoàn hảo” của 2 tác giả nổi bật. :3
(y)