28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

5 mức dốt của con người

 

Trích: Hàng trăm năm sau, cao nhân Phillip G. Armour người Mỹ nói về vấn đề tri thức bằng mô hình 5 mức dốt. Tôi thấy mình may mắn vì thời sinh viên đã vô tình đọc được bài này, nhờ đó khống chế sự kiêu ngạo của bản thân và thúc đẩy quá trình nhận thức của chính mình. 

 

Người Arab từ xưa có nói như thế này:

Ai không biết mà không biết là mình không biết là thằng ngốc, hãy tránh xa hắn.
Ai không biết mà biết là mình không biết là chưa được học, hãy dạy dỗ hắn.
Ai biết mà không biết là mình biết là đang ngủ quên, hãy đánh thức hắn.
Ai biết mà biết là mình biết là người đã được khai sáng, hãy đi theo hắn.

Hàng trăm năm sau, cao nhân Phillip G. Armour người Mỹ nói về vấn đề tri thức bằng mô hình 5 mức dốt. Tôi thấy mình may mắn vì thời sinh viên đã vô tình đọc được bài này, nhờ đó khống chế sự kiêu ngạo của bản thân và thúc đẩy quá trình nhận thức của chính mình. Giờ tôi phỏng dịch nội dung đó cho mọi người cùng đọc. Tôi nghĩ nó rất quan trọng cho việc phát triển bản thân nên dịch ra cho bạn bè cùng xem, rất mong ai đọc bài này lần đầu thì share cho mọi người khác đọc cùng, đỡ phí.

Mức dốt 0: Không dốt

Tôi “không dốt” khi “tôi chứng minh được là tôi biết” vấn đề đó.

… và có thể thể hiện sự không dốt bằng một hình thức rõ ràng, ví dụ tôi xây dựng nên 1 thứ đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nếu không chứng minh được một cách rõ ràng thì chẳng qua là tôi ảo tưởng hoặc tự huyễn hoặc là mình có tri thức.

Mức dốt 1: Thiếu hiểu biết

Tôi “thiếu hiểu biết” khi “tôi không biết” vấn đề đó

… nhưng tôi biết rõ là tôi không biết. Biết là không biết cũng là 1 hình thức của hiểu biết. Nhờ biết là không biết, tôi có cơ hội tìm hiểu về nó khi sự hiểu biết này trở nên cần thiết cho cuộc sống.

Mức dốt 2: Thiếu ý thức

Tôi “thiếu ý thức” khi “tôi không biết là tôi không biết” về vấn đề đó.

… không chỉ dốt mà tôi còn không nhận thức được về sự tồn tại của vấn đề.

Mức dốt 3: Thiếu phương pháp

Tôi “thiếu phương pháp” khi tôi không biết cách nào đủ hiệu quả để biết là mình “thiếu ý thức”.

… đủ để tôi tiến tới xóa bỏ tình trạng thiếu ý thức của mình. Đây là tình trạng nguy hiểm, nó đẻ ra sự kiêu ngạo, không thèm nể người có hiểu biết, vì tự coi mình cũng bằng người ta.

Mức dốt 4: Dốt đặc

Tôi “dốt đặc” khi tôi không biết về các mức ngu dốt. May quá bạn đọc bài này sẽ không còn ở mức dốt đặc nữa.

Bình luận thêm:

“Không dốt” là trạng thái rất khó đạt được, dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa.

“Thiếu hiểu biết” không phải là dễ mà đạt được, phải có kiến thức sâu và rộng thì mới biết đến sự tồn tại của vấn đề.

“Thiếu ý thức” là trạng thái của một người đang đi tìm kiếm tri thức. Chỉ đi tìm thì đến khi biết đến sự tồn tại của 1 vấn đề, bạn mới biết là trước đây mình còn không có ý thức về sự tồn tại nó. Trong cuộc đời, có những giai đoạn bạn liên tục khám phá ra những chủ đề hoàn toàn mới. Đó là dấu hiệu tốt, mặc dù chắc chắn là bạn vẫn còn rất “dốt”, nhưng nếu cứ giữ thái độ cầu thị, vài năm sau bạn sẽ có ý thức về sự tồn tại của những vấn đề quan trọng. Khi đó tốc độ khám phá chủ đề mới sẽ chậm lại, và mặc dù bạn vẫn chưa có hiểu biết rõ ràng về các vấn đề cũng như cách giải quyết nó, nhưng bạn đã trở thành 1 người rất đáng nể.

“Thiếu phương pháp” là trạng thái tồi tệ, nhưng đa số những người thông minh và giỏi giang vẫn sẽ bị kẹt cứng ở trạng thái này một thời gian rất dài, hoặc kẹt suốt đời.

 

Nguyễn Đình Nam

*Photo: rstrawser

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI