28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

4 việc tưởng dễ mà khó (Phần 1): CƯỜI

Mới vài hôm trước, khi online, tôi có đọc được một bài viết so sánh số lần cười trong một ngày của trẻ em với người lớn, tương ứng là nhiều hơn 300 lần và ít hơn 20 lần. Một đứa trẻ cười ít nhất một lần trong vòng 1-2 phút tính từ lúc bình minh cho tới khi hoàng hôn. Sự chênh lệch này khiến tôi ban đầu rất ngạc nhiên vì chưa từng nghe về một con số thống kê nào liên quan đến việc cười cả, và vì tại sao lại có một sự suy giảm vui vẻ, hài lòng lớn đến vậy khi một đứa trẻ trở thành một người lớn? Tất nhiên đây chỉ là con số trung bình nhưng cá nhân tôi thấy nó cũng gợi ra rất nhiều ý tưởng về nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong chất lượng tinh thần của một con người khi họ lớn lên.

 

 

 

https://www.facebook.com/TruthInsideOfYou/videos/vb.501138156618857/1948527708607814/?type=2&theater

Lo toan cuộc sống mưu sinh, bận rộn với các mối quan hệ, mắc kẹt trong hệ thống tư tưởng của xã hội, v.v… là rất nhiều những sự kiện không hề tồn tại ở một đứa bé. Tức là, khoảng không gian tự do, thuần khiết của trẻ nhỏ lớn hơn người trưởng thành rất nhiều vì chúng không hề bị nhồi nhét tích lũy các ý tưởng về cuộc sống vào trong tâm trí. Đó là lý do khiến cho sinh lực, nội lực bên trong dễ dàng được thể hiện, bật ra thành tiếng cười hay tiếng khóc. Chúng nhanh đến và cũng nhanh đi, trong veo như một cơn mưa mùa hạ.

📌 Đứa trẻ lớn lên để trở về đứa trẻ

Còn với những người lớn, người đã thẩm thấu, tích lũy những ý kiến của xã hội, những ý tưởng từ quá khứ, dễ dàng nằm lại mãi ở một nỗi đau hay sự nhức nhối thì càng ngày càng mất đi sự hào sảng bên trong mình. Thế giới bên trong (bên ngoài) của họ dần chuyển sang sự nghiêm túc, trầm tư, trầm mặc – là những “đối cực” của nụ cười, sự vui vẻ, hạnh phúc. Những người làm bạn thân với sự nghiêm túc thì có thể dễ cảm thấy khó chịu khi đối diện với ai đó hay vui đùa, xàm nhảm, cười cợt. Vì họ thấy đó là một mối đe dọa, một sự sỉ nhục cho đế chế “mặt lạnh như tiền” của mình. Còn người hay cười đùa kia thì chỉ thấy người nghiêm túc như một sinh vật lạ, đáng để tò mò và (khều khều) ngâm cứu.

“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Trăm quan mua lấy nụ cười
Ngàn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.”

Tôi cho rằng tìm ra được một người lớn vô tư ở trong đời này là một việc cực kỳ khó. Người đó hẳn phải đã đắc đạo, nhập dòng thánh thì mới có thể cười vui trong mọi hoàn cảnh, có thể miễn nhiễm với mọi vở tuồng đời, có thể lan tỏa được mọi đam mê và sướng vui khi được sống.

 

Cười – ai cũng muốn, nhưng không phải ai cũng làm được, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó chịu, đớn đau, ngặt nghèo. Nhưng theo tôi, thì càng trong những hoàn cảnh đó, ta càng cần phải cười nhiều hơn mức bình thường. Tiến sĩ Alan Phan cũng đã từng nói rằng mỗi khi ông bị cảm hay bệnh, ông biết rằng mình cần phải tăng cường sự rèn luyện thân thể lên gấp đôi. Tiếng cười không chỉ là mười thang thuốc bổ, nó còn là thuốc trị bệnh nghiêm túc, căng thẳng, âu lo và sợ hãi.

Trong truyện Những lá thư không gửi (Susie Morgenstern), cậu bé Ernest bước vào một môi trường sống khác lạ, và thứ giúp cậu đi qua những khó khăn là tiếng cười và sự vui vẻ đón nhận. Còn cha cậu – một người lớn, không làm được điều đó – đã trốn chạy hiện tại khó khăn và luôn mang bên mình những gánh nặng phiền muộn suốt nhiều tháng năm ròng rã.

Trước kia, trong giai đoạn rối loạn lo âu kéo dài mấy tháng, tôi cũng đã cảm thấy rất khốn khổ với mọi thứ. Nhưng đến một lúc tôi biết mình không thể dùng mãi thái độ căng thẳng phản kháng này được nữa, tôi bắt đầu làm bạn với nụ cười.

Khi cơn bồn chồn ập tới, tôi cười. Có lúc tôi bò lăn ra đất mà cười, cười vào mặt mình, cười vào mặt sự run rẩy, yếu đuối. Và đôi khi, tôi còn chẳng cần quan tâm lý do mình cười là gì nữa.

Có những lúc sự khó chịu lên cao độ, tôi thấy trong mình không có gì đủ thú vị để hai khóe miệng tự nâng lên, tạo thành một đường cong xinh đẹp. Thế là tôi tự dùng tay để tạo hình gương mặt vui vẻ, rồi cố “nôn” ra một tiếng cười (hơi giống tiếng khóc.) Sau vài lần liên tục nỗ lực, tôi cũng dần phát được ra đúng âm điệu của một tiếng khúc khích. Lúc đó, tôi mới đi vào nhịp điệu của sự vui vẻ mà cười bật cười khoan khoái. Và cũng lúc đó, tôi hiểu ra rằng những sự căng thẳng kia chỉ là hoàn cảnh, và ta có thể tạo ra một hoàn cảnh khác, nếu muốn. Thích Nhất Hạnh cũng đã từng có câu:

“Đôi khi nụ cười của bạn bắt nguồn từ những niềm vui, nhưng cũng đôi khi niềm vui của bạn bắt nguồn từ những nụ cười.”

Trong phim hoạt hình Công ty quái vật, nếu các bạn có xem, tác giả cũng lấy ý tưởng thu thập năng lượng từ thế giới con người cho thế giới quái vật bằng việc chiết xuất từ tiếng cười của những đứa trẻ, thay vì như ban đầu là từ tiếng hét (sợ hãi) của chúng. Tôi rất thích bộ phim này vì cách tiếp cận vấn đề của họ thật sự sáng tạo và nhân văn. Cùng là sinh ra năng lượng, nhưng một bên mang sắc thái hạnh phúc, còn một bên đau khổ. Vậy tại sao ta phải chọn những cái nhức nhối để đau đớn lòng nhau?

 

 

cười
Nguồn: studycircle

thang đo năng lượng David Hawkins thì niềm vui (joy) chỉ đứng sau sự giác ngộ (enlightenment) và sự yên bình (peace). Hay nói cách khác, sự vui vẻ, những tiếng cười sảng khoái vô tư là một trong những cánh cửa dẫn tới hạnh phúc bình an nội tại.

Vậy nên tóm lại, ta hãy cứ cười nhiều lên, nếu không điên thì cũng hóa cô tiên chứ chẳng đùa.

“Gặp em khéo thấy miệng cười
Thấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng.”

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh minh họa: Free-Photos

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 7

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

spot_img
Vũ Thanh Hòa
Vũ Thanh Hòa
"Thiên Nhiên không vội mà việc gì cũng thành." — Lão Tử

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI