28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết học bạn hay thù của giai cấp thống trị

Photo: Khánh Hmoong

 

Khi tôi gọi chính quyền Việt Nam là giai cấp thống trị thì đã có người phản đối rằng Việt Nam không có giai cấp thống trị.

Tôi thử lục tìm trong trí nhớ xem ngày xưa dưới mái trường xã hội chủ nghĩa người ta đã truyền dạy cho tôi khái niệm giai cấp thống trị là gì. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Tôi nhớ rằng ngày xưa người ta thường chỉ dạy cho tôi biết giai cấp thống trị mỹ, giai cấp thống trị pháp, giai cấp thống trị ở các nước tư bản chủ nghĩa. Không thấy người ta nói tới giai cấp thống trị ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

Vậy là người dân Việt Nam mặc nhiên nhận thức được giai cấp thống trị thông qua cách gọi ấy. Cũng có người nói giai cấp thống trị là giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đã thống trị xã hội thông qua chính quyền nhà nước tư bản. Cho nên khi nói đến giai cấp thống trị là người ta có ý ngầm hiểu đó là giai cấp tư sản, là chính quyền mỹ, pháp..v..v Khi nói đến giai cấp thống trị thì người dân Việt Nam ngầm hiểu rằng đó là một giai cấp xấu xa, giai cấp bóc lột ở các nước tư bản. Mọi người dân Việt Nam đều hiểu như vậy và thường xuyên nói như vậy, nhưng tôi tin rằng không ít người nếu được hỏi khái niệm giai cấp thống trị là gì thì sẽ không trả lời được.

Vậy giai cấp thống trị là gì?

Giai cấp thống trị là một lực lượng xã hội, họ dùng quyền lực đặt ra những luật lệ để áp đặt cho mọi người thực hiện những luật lệ mà họ đã tự đặt ra.
Luật lệ ở mỗi quốc gia lại do các nhóm người khác nhau soạn thảo vì thế luật lệ các quốc gia khác nhau sẽ có những luật lệ khác nhau. Những luật lệ ấy có văn minh, tiến bộ, có phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội hay không phụ thuộc vào quan điểm, vào trình độ nhận thức của nhóm người soạn thảo ra những luật lệ ấy ở mỗi quốc gia. Mặc dù luật lệ ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng về bản chất của giai cấp thống trị vẫn đều giống nhau. Giai cấp thống trị Mỹ, Anh, liên Xô, Việt Nam đều giống nhau về bản chất.

Đó là dùng quyền lực đặt ra luật lệ để áp đặt mọi người phải tuân theo

Ngoài những luật lệ hữu ích có tác dụng đảm bảo an ninh trật tự và công bằng xã hội thì cũng không ít những luật lệ đặt ra chỉ nhằm duy trì và bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị. Chính những luật lệ nhằm để duy trì củng cố và bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị là nhân tố làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Khi phán xét giai cấp thống trị là tôi phán xét ở hành vi thực thi trách nhiệm của họ chứ không kết tội tư cách của một đảng phái hay một cá nhân.
Một trong những hành vi thực thi trách nhiệm quan trọng nhất của giai cấp thống trị đó là: Đặt ra luật lệ.

Việc phán xét hành vi thực thi trách nhiệm của giai cấp thống trị chính là nhiệm vụ của bộ môn triết học. Khi giai cấp thống trị đặt ra luật lệ mà không còn phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội thì các nhà triết học sẽ vạch trần những điều luật sai trái ấy để quần chúng nhân dân đấu tranh xóa bỏ những điều luật sai trái làm cản trở tiến trình phát triển xã hội.

Lịch sử cho thấy trong xã hội con người có rất nhiều những luật lệ sai trái, tôi không thể thống kê ra hết. Tôi chỉ xin được trích dẫn hai luật lệ cơ bản mà con người đã phải đấu tranh cả ngàn năm qua mới xoá bỏ được.

+Chế độ nô lệ:

Luật pháp chế độ nô lệ đặt ra và bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu của chủ nô đối với người nô lệ. Giữa nô lệ và chủ nô, nếu nô lệ xâm phạm quyền sở hữu của chủ nô, chủ nô có thể tự mình quyết định mọi hình phạt, cả đến tử hình. Giữa chủ nô với nhau, có quyền giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu nô lệ.

Chính vì sự bất công ấy, bằng tư duy nhận thức của các nhà triết học họ đã viết bài phân tích, phê phán sự bất công ấy để kích động tầng lớp nô lệ đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng nô lệ.

Mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng nô lệ là: Xóa bỏ quyền sở hữu nô lệ của chủ nô đối với người nô lệ do giai cấp thống trị đặt ra.

+Chế độ phong kiến:

Loài người thoát khỏi chế độ nô lệ thì lại bước sang chế độ phong kiến cũng hà khắc không kém gì xã hội nô lệ.

Luật pháp nhà nước phong kiến luôn duy trì, củng cố, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của quý tộc, địa chủ, lãnh chúa, mà cao nhất đó là vua.
Vua là người thay mặt thiên tử, không chịu trách nhiệm đạo lý, pháp lý về việc mình làm, vua muốn làm gì cũng được, kể cả cướp vợ người khác. Vua ban hành pháp luật, thu thuế, bổ nhiệm quan lại, phong cấp ruộng đất, tự mình xét xử theo ý mình, là một người giữ độc quyền, chuyên quyền và đặc quyền.

Sự lộng quyền của vua đã làm cản trở sự phát triển xã hội khi cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển. Sự bất công vô lý ấy đã gây phẫn lộ cho mọi người. Một lần nữa với ngòi bút của mình, các nhà triết học họ lại tiếp tục phân tích, phê phán sự bất công vô lý ấy để kích động quần chúng nhân dân đứng dậy thực hiện cuộc cách mạng tư sản.

Mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản là: Xóa bỏ đặc quyền đặc lợi và quyền sở hữu ngai vàng của một ông vua.

Khi đang sống dưới chế độ mà ở đó luật lệ quy định chỉ nhìn vua cũng đã là xâm phạm đến sự uy nghi của đáng tối cao thì không ai nghĩ rằng một ngày kia ngai vàng của ông vua lại bị lật đổ.

Xã hội phong kiến sụp đổ loài người bước sang chế độ tư bản cũng đầy dẫy những bất công không kém gì xã hội phong kiến. Hãy quan sát xem trong những luật lệ mà giai cấp thống trị ngày nay đặt ra có cản trở tới tiến trình phát triển của xã hội hay không chứ đừng nghĩ rằng xã hội tư bản là nấc thang cuối cùng trong lịch sử phát triển của con người.

Là một công dân của một xã hội không có nghĩa là chỉ biết giơ tay biểu quyết và chấp hành những luật lệ do giai cấp thống trị đặt ra. Tiến trình phát triển xã hội con người là cuộc đấu tranh với những luật lệ do chính con người đặt ra. Tiến trình ấy đang dẫn chúng ta đến trước một cuộc cách mạng xã hội lần thứ ba trong lịch sử.

Gc: Giai cấp thống trị Anh, mỹ, Liên xô vẫn cùng một ruột.

KMAC

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

10 BÌNH LUẬN

  1. tư bản cũ thì còn đáng lên án chứ thời đại toàn cầu hóa này, nó lại tạo điều kiện phần nào cho sự phát triển và tôn trọng quyền cá nhân hơn rồi….không nhận xét đâu xa xôi cứ nhìn vào 1 xã hội mà ở đó 2 yếu tố Sức khỏe và Thực phẩm được đầy đủ ở mỗi người dân là 1 xã hội đáng sống, đừng dòm ngó nhiều đến quyền lực và sự thống trị…ở đâu có cộng đồng thì buộc phải có cầm quyền để tránh loạn lạc….bài viết kiểu như kích động cách mạng ở phần cuối bài…

    Loài người đã quá mệt mỏi với chiến tranh và cách mạng rồi, hãy để cho thế giới tự xoay chuyển theo cách hiện nay, hội nhập nhưng nhẹ nhàng….

    Có lên án thì hãy nhắm vào những nhà cầm quyền nào mà ở đó dân họ lầm than ức chế ấy….

  2. Hình như trong 3 cuốn giáo trình chính trị ở đại học cũng có nói về giai cấp thống trị: Giai cấp vô sản thành lập một chính quyền thống trị đại diện cho chính quyền lợi của họ!
    p/s: Cái này là sách nói, hk tin thì tra lại đi!

    • Trong sách cũng ghi như thế này:

      “Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó
      tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của
      chính nó với tư cách là một giai cấp.”

    • Không mù mịt lắm đâu bạn. Bạn cần có một tư duy tổng quát để nghĩ đến sự phát triển chung của các quốc gia.
      Trước hết bạn hãy xem luật lệ nào để có thể duy trì sự tồn tại cho giai cấp thống trị nói chung ở các quốc gia. Nếu xóa bỏ luật lệ ấy nó đảo lộn cả thế giới tư bản đã tồn tại hàng triệu năm qua. Đảo lộn cả quan niệm về tổ quốc, về dân tộc của bạn.Lúc ấy bạn sẽ biết được đường đi cho thế giới ngày mai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI