27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tiền và con nhà “lắm tiền”

Photo: Dmitry Kolchev

 

Tôi là một đứa trẻ non nớt thi thoảng nghĩ về cái gọi là “tiền bạc”. Cũng có thể ta mắc bênh “cuộc sống đầy đủ tạm thời không cần thiết phải lo nghĩ về tiền bạc”.

Dưới cái nhìn của một đứa trẻ con, với tôi tiền vốn vẫn cứ là một phát minh vĩ đại, một phương tiện trao đổi, đẻ ra ngân hàng và muôn vàn hệ thống vĩ đại khác, rồi là phương tiện để làm đủ thứ việc cũng vĩ đại không kém..v..v. Đôi khi, tiền vô tình cũng thành phương tiện để chúng ta giam cầm lẫn nhau trong những giới hạn khó hiểu, đưa ta đến gần nhau hơn hoặc kéo ta ra xa tít tắp, rồi thì đôi khi để mụ mị lẫn nhau về giá trị của mỗi người. Rồi cũng một chữ tiền, đôi khi ta dùng để dán mác lên người khác, có khi là từ lúc “người khác” là những đứa trẻ.

Cuộc sống của tôi vốn dĩ vẫn cứ gọi là sung túc, ừ thì ăn sung mặc sướng, ừ thì cũng chẳng phải nhịn đói bao giờ, ừ thì cũng có đồ apple để mà xài, có cái máy tính để mà ngồi viết nhăng cuội xong post lên facebook. Tôi thường nghĩ rằng tôi đúng là trúng quả, may mắn đến quá độ từ cái lúc đẻ ra nên mới được ban phát cho nhiều thứ đến thế. Tôi cũng chẳng phản đối một điều rằng, cái đứa còn ăn bám như tôi thì có khi cũng chẳng hiểu cái khỉ gì về đồng tiền hay là giá trị đích thực của nó.

Nhưng có lẽ ta vẫn biết, đồng tiền là một sự trao đổi, có được nó, cha mẹ ta có khi cũng phải trải qua sự trao đổi, đổi đi những thứ có khi còn to hơn cả nó. Có ít hay nhiều, thì chúng ta vẫn cứ trao đổi… Thế nên nhìn từ một khía cạnh nào đó, những kẻ lắm tiền cũng đánh đổi đi rất lắm thứ, hoặc mất rất nhiều thứ, chỉ có điều xã hội chưa chắc đã nhìn thấy những cái sự “lắm” và “mất” đằng sau ấy.

Bản thân tôi vẫn móc ví tiêu tiền (của bố mẹ) hàng ngày, không quá hoang mà cũng không chặt. Có lẽ bởi bản thân vốn viển vông toàn nghĩ những thứ trên trời nên cũng không biết từ lúc nào, tôi không biết phải ứng xử thế nào với tình trạng tiền bạc “của” bản thân. Thi thoảng nghe những câu như “nhà lắm tiền” “giàu có” hay những câu ẩn ý đại loại thế, với một chất giọng khó hiểu từ những con người tôi vốn cũng không hiểu nhiều lắm, ta lại chỉ biết đứng hình trong 1 giây.

Là tôi đang được khen hay là bị phê phán? Tôi nên mỉm cười cảm ơn hay là mỉm cười từ chối? Tiền tôi tiêu cũng chẳng phải do chính tôi kiếm ra, thì tôi biết nêu cái ý kiến gì? Hay phải chăng bản thân đã quá bị bó hẹp trong một thế giới nào đó, nên tôi bị hạn chế chăng? Vì chẳng phải tôi cũng nghĩ thế về bao nhiêu con người khác hay sao? Chỉ có điều tôi chưa nói ra trước mặt họ mà thôi. Một thôi một hồi thì tôi lại quay về cái sự huyễn hoặc rằng “có quan trọng không mà phải suy nghĩ?” mặc dù những điều chẳng hề quan trọng lại chiếm đến một cục phần trăm những thứ mà ta đã, đang và sẽ gặp phải suốt ngày. Và tôi, hay nhiều người khác, cũng chẳng phải là những cục đá sỏi mà lại không thể bị chi phối.

Tôi chẳng trách ai, vì ai mà chẳng có những cái lý riêng, có những băn khoăn vướng bận riêng. Tôi chỉ khó xử bởi những câu nói ấy. Rồi thì ta vẫn móc ví ra tiêu tiền hàng ngày, rồi lại tự hỏi nếu tiền chưa bao giờ được sinh ra, liệu ra có cái suy nghĩ kiểu cách biệt ấy?

Và tự dưng nghĩ thấy thương thương cho những đứa trẻ từ khi bé tý đã được dán cho cái mác ấy, dù là từ một sự vô tình, hay cố ý. Chúng nó liệu có hiểu tiền bạc giàu nghèo là cái quái gì, mà sao lại cần thiết phải biết những thứ ấy, trước cả khi chúng nó đủ để hiểu được những giá trị ở bên trong? Tại sao một đứa “con nhà giàu” lại cần phải biết là nó “giàu” trước cả khi nó thực sự hiểu được “giàu” thật sự nó là như thế quái nào? Lẽ nào chỉ dừng lại ở vật chất thôi sao?

Xong rồi khi chúng nó lớn lên, người ta lại được dịp lắc đầu hỏi vì sao mà chúng nó lại có những hành vi rất là ..“con nhà giàu”. Tôi cũng vậy. Dĩ nhiên, cái này còn phụ thuộc vào sự giáo dục gia đình, nhưng xã hội không thể không gây ảnh hưởng. Cũng có những khi, những đứa trẻ được dán mác ngay từ ngay trong chính gia đình. Rồi chúng nó làm cái gì, đạt được điều gì, người ta cũng phải gắn theo cái biệt danh ấy đằng sau nó, như một cái đuôi khó bỏ. Vốn dĩ vẫn không thể bỏ.

Nên thôi, tôi lại ngồi ung dung mà viết nhăng cuội, viết hết suy nghĩ ra cho nó đỡ ăn mòn ta đến gầy người, rồi chịu khó tận hưởng cái may mắn hợp pháp, hy vọng cái sự ung dung từ may mắn này có thể giúp tôi làm được cái gì đó cho đời. Ừ thì ta vẫn may mắn lắm chứ, bởi những thứ khác bên tôi, những con người bên tôi mà ít tiền hay nhiều tiền cũng “đếch” trao đổi được.

Tôi phải tranh thủ, trước khi cái ngày đó đến, tôi cũng tập trung lao đầu vào kiếm tiền…

Cũng có thể ngày mai thôi tôi lại tiếp tục há mồm trước sự giàu có của thiên hạ. Hoặc là tự bảo bản thân hãy vửa phải thôi…

 

Nguyen Ha

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

3 BÌNH LUẬN

  1. nhà mình cũng k hẳn là giàu, chỉ gọi là có chút chút rủng rỉnh để nuông chiều mình thôi, nhiều khi người ta cũng gọi mình là con nhà giàu, là đại gia…. mình cảm thấy rất k vui vì điều đấy

  2. Rõ ràng có tiền là bạn bị nhiều ánh mắt dòm ngó, bon chen … Ở trường, nhà giàu + học dốt = bị coi thường .. Vậy nên hãy không ngừng vươn lên trong học tập, chuyên môn, công việc !
    Miệng lưỡi đời là thế … Tập sống giả mù, giả điếc để có chính kiến riêng của mình …
    Lấy niềm tin và hi vọng của mình để vươn lên .. Đừng nên tự ti về mình bởi vài câu dèm pha của dư luận … Mình có nuôi cơm nó đâu mà mình phải sợ ,, Tự tin lên .. Nhà giàu học giỏi mới quý .. chứ còn nhà nghèo học giỏi thì đầy .. Phải không nào ???

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI