Hoàn toàn sai lầm, khi chúng ta nghĩ rằng việc đánh giá một người khác là lý trí, thật ra không phải vậy, mọi sự đánh giá của chúng ta đa phần dựa vào cảm tính. Vì vậy, cần phải hiểu được cơ chế hoạt động của não bộ như sau. Khi nhận lời khen từ một người khác, thì ta sẽ có những phản ứng tâm lý tích cực, như vui vẻ, thoải mái.
Trong tâm lý học hành vi về cách chinh phục phụ nữ, thống kê cho rằng người phụ nữ thích ở người đàn ông không phải ở sự giàu có hay đẹp trai, mà là sự hài hước. Vì khi người phụ nữ vui vẻ thì họ sẽ cởi bỏ rào cản tâm lý của mình và lúc đó người đàn ông sẽ dễ tiếp cận hơn.
Trong nghiên cứu hoạt động của não bộ về vấn đề tư duy cho rằng não bộ con người có hai cơ chế hoạt động, thuật ngữ tạm gọi là hệ thống 1 và hệ thống 2.
- Hệ thống 1: Hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít sự cố gắng, hầu như không có vận động suy nghĩ và không tự động kiểm soát.
Ví dụ: Bạn có thể phát hiện liền vật nằm bên tay trái của bạn là gì mà không cần suy nghĩ lâu, bạn có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như 2×2 bằng 4 mà không cần suy nghĩ. - Hệ thống 2: Cần sự tập trung chú ý, đòi hỏi nỗ lực, bao gồm những phép tính toán phức tạp. Cơ chế hoạt động hệ thống 2 thường gắn với kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
Ví dụ: Điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp trong xã hội kiềm chế những đặc tính cơ bản như nóng nảy, đòi hỏi sự nỗ lực ghi nhớ để thực hiện một phép toán khó 198764 x 93821, muốn trả lời được bắt buộc bạn phải ghi nhớ hình ảnh các con số bằng cách ghi ra giấy.
Trong tư duy, nguyên tắc đầu tiên là hệ thống 1 luôn hoạt động, còn hệ thống 2 rất lười vì khi hoạt động nó sẽ tiêu tốn năng lượng nhất định.
Ví dụ: Bạn lười đọc một bài viết dài, hay lười giải một bài toán khó. Vì khi hệ thống 2 hoạt động sẽ tốn năng lượng, mất một lượng đường tuỳ theo quá trình tập trung và suy nghĩ, giống như khi chạy bộ bạn cũng mất một lượng đường tương ứng. Đó là lý do vì sao khi bạn đói, khả năng tập trung rất kém.
Để hiểu rõ giá trị hoạt động độc lập của hai hệ thống thì bạn hãy nhìn hình phía dưới đây:
Nếu bạn từng biết hình ảnh này trước đó thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra đây là minh hoạ về ảo giác của Muller-Lyer. Nếu dùng thước đó bạn sẽ biết độ dài của chúng là bằng nhau. Nhưng nếu nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy đoạn thẳng phía dưới dài hơn đoạn thẳng phía trên. Ở trong trường hợp này, muốn biết chính xác bạn không thể tin vào mắt mình được mà phải tin vào sự đo đạc chính xác.
Vì khi bạn nhìn vào mắt thường, hệ thống 1 báo cho bạn biết rằng đoạn phía dưới dài hơn. Khi nhận được đó là thông tin chính xác thì hệ thống 2 không hoạt động. Đó gọi là ảo giác nhận thức.
Để giải thích cho việc tại sao được khen bạn vui vẻ, thoải mái có xu hướng tin tưởng người khác hơn. Lời khen, đó chính là ảo giác tâm lý. Khi chúng ta nhận thông tin lời khen đó hệ thống 1 đã báo đúng, hệ thống 2 không hoạt động. Nên chúng có xu hướng vui vẻ, thoải mái, tin tưởng vì ít nghi ngờ hơn (sự hoài nghi, kiểm sai thuộc về hệ thống 2).
Vì thế chúng ta có xu hướng không đề phòng với những người khen mình hơn và ngược lại. Trong tâm lý học về chinh phục phụ nữ cũng như thế, khi họ đắm chìm trong hệ thống 1 thì lúc đó bạn sẽ dễ tiếp cận hơn. Giống như khi đặt câu hỏi về nhận thức lỏng: A là người xấu phải không? Sẽ làm bạn suy nghĩ nhiều hơn về điểm xấu của A. Thay vì hỏi A là người tốt phải không? Bài viết này viết nhằm với tiền đề là bao giờ người ta cũng dễ nhận ra lỗi lầm của người khác hơn lỗi lầm của chính bản thân mình.
Đây là một bài viết dựa trên quyển sách Tư duy nhanh và chậm, mình chỉ chuyển nó sang một hướng khác, là đối với những người hay khen mình thôi. Mình nghĩ chúng ta nên đọc quyển này vì khá hay và thú vị. Nó giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu về hoạt động của não bộ.
Tác giả: Son
*Featured Image: StockSnap
📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP
📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2