28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tôi muốn bước vào thế giới thượng lưu

Featured Image: Russ Morris

 

Vừa mới xem xong bộ phim The Intouchables, bộ phim thứ 16 đáng để xem nếu có một bài nữa để giới thiệu 5 phim đáng xem. Nhưng bài viết này không viết về nó mà là về tôi. The Intouchables đã nhắc lại những ước vọng mà tôi luôn khao khát – một đời sống thượng lưu nhiều ý nghĩa.

Bạn nghĩ về điều gì trước tiên khi nghe đến 2 từ “thượng lưu? Chắc hẳn là sự giàu sang với sự xa hoa của nó? Hay là những buổi tiệc linh đình với thật nhiều quý cô xinh đẹp? Không! Điều tôi mơ ước không phải thế, hay nếu có thì chỉ là một mong muốn nhỏ nhoi khi so với một thứ khác to lớn hơn, đó chính là tri thức. Không chỉ lúc này, ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã ước mơ mình là một hoàng tử phong nhã đang rong rủi trên đường đi tìm nàng công chúa. Mơ sở hữu một tòa lâu đài tráng lệ để sống cùng nàng trọn đời. Nhưng khi ta lớn lên, ta trưởng thành hơn, ta không chỉ nhìn sự giàu sang ở phương diện vật chất mà còn ước mơ ở những gì thuộc về tinh thần.

Sống và lớn lên trong một gia đình bình thường, cha mẹ không thuộc về những con người có nhiều học vấn và cũng không phải thiếu hiểu biết. Ta có một cuộc sống như bao người, tri thức tiếp thu không có gì đột phá, và có lẽ sẽ sống như vậy suốt đời nếu không gặp phải những biến cố buột ta phải hiểu nhiều hơn về mình và về đời. Khi đó ta biết hướng tới những tầm cao mới, hiểu rằng còn có rất nhiều thứ cao vời mà ta khó lòng với tới.

Một ngày nào đó ta đọc được tin nói về cuộc bán đấu giá các bức tranh của Picasso, Van Gogh hay Monet với những cái giá trên trời. Ta tự hỏi tại sao bức tranh ấy lại giá cao thế, trong khi nhìn vào thì chẳng hiểu được gì, màu sắc thì lòe loẹt, ta nghĩ họ điên rồi khi mua một bức tranh vài chục triệu đô la. Nhưng họ có phải là điên không hay chính là ta dốt nát? Trong các tạp chí hay trong điện ảnh, nhiều người tài giỏi cứ nói về những điều ta không biết, và cũng từ đó ta ước mình cũng như họ, cũng có thể mang vài cái tên của họa sĩ nổi tiếng vào cuộc tranh luận với những người hiểu biết. Tất nhiên điều tôi nói là khi ta thực sự hiểu chứ không phải để lòe thiên hạ.

Ngoài hội họa thì còn có âm nhạc, tại sao một loại nhạc chỉ có những người trình độ mới thưởng thức được? Tại sao khi nghe những bài của Bach, Mozart hay Beethoven ta cảm thấy dở tệ? Trong khi đó ngày ngày cứ ngân nga “…anh nói rằng anh đi giăng câu…”, đã có sự khác biệt nào ở đây giữa tôi và những người kia? Hoặc khi viết những bài nói về cuộc sống, cứ lâu lâu ta lại gặp những cái tên như Heidegger, Nietzsche hay Kierkegaard. Nhiều người mang ra để minh chứng cho những lập luận của họ. Trong khi ta chẳng biết gì về những vị đó.

Cũng không chỉ về những phương diện văn học, nghệ thuật, tôn giáo hay chính trị. Có những độ cao của sự cảm nhận về cuộc sống mà ta không với tới nổi. Những sản phẩm, những trào lưu mà người người đang chạy theo cũng được sinh ra từ đó – giới thượng lưu. Hạnh phúc hay nỗi đau của ta bị tác động trực tiếp hay gián tiếp mà ta không hề biết. Trong khi những con người trên ấy làm những chuyện to lớn và vĩ đại thì ta cứ mãi loay hoay trong thế giới nhỏ bé của mình.

Từng ngày qua tôi ước mình sống trong thế giới tri thức của tần lớp thượng lưu, thượng lưu của quý tộc phương tây chứ không phải thế giới của những người giàu có ở Việt Nam. Nhưng đó cũng chỉ là mơ ước mà thôi. Vì trong thân phận là một người bình thường nên ta bị rất nhiều giới hạn cũng như trở lực. Ta phải học trong một ngôi trường chỉ dạy về những con số của các môn tự nhiên, ta không được học nhạc hay tiếp xúc với hội họa, ta không được học để làm một bài văn có giá trị.

Rồi khi lớn lên thì ta phải làm một công việc bình thường, tiếp xúc với những con người bình thường như ta, và có lẽ một ngày không xa sẽ lấy một cô gái bình thường làm vợ để ngày ngày nếm những hạnh phúc rất đỗi bình thường, cuối cùng chết đi với một cuộc đời bình thường. Nghe tôi nói thì bạn có cảm thấy chán ngấy hay không? Trong khi ở trên cao kia, có rất nhiều điều tuyệt diệu mà ta không biết, một thế giới hoàn toàn khác – cái thế giới của đỉnh cao trí tuệ. Và dù muốn hay không thì những con người đó đang nhìn ta như những kẻ u mê và thiếu hiểu biết. Có lẽ nói thế sẽ có rất nhiều người bị chạm tự ái nhưng sự thật là vậy.

Vì sao tôi viết bài này? Viết để nhắn nhủ những ai còn nhiều thời gian và có nhiều điều kiện hãy ngước mắt nhìn lên, cố gắng bước lên với tất cả sức lực để đặt chân vào cái thế giới đó, cái thế giới thượng lưu của trí tuệ loài người. Còn tôi thì chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó và bước những bước đầu tiên. Tôi ước gì điều này đã đến sớm hơn với mình.

À, những cái tên được nêu ra trong bài đều được tìm kiếm từ Google, nhưng đến một ngày nào đó tôi sẽ trích dẫn ra với sự hiểu biết thật sự.

 

Mắt Đời

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

159 BÌNH LUẬN

  1. hihi. 🙂 đọc bài viết của bạn làm mình không khỏi nghĩ đến Scarllet và Ashley trong cuốn theo chiều gió. Scarlet là người sống đầy bản năng và luôn bám sát vào thực tế, Ashley lại là một kiểu “quý tộc” chuẩn mực. Ashley không để tâm đến một tâm hồn tầm thường, không cao quý của Scarlet ngoại trừ vẻ bên ngoài quá hấp dẫn của cô, trong khi đó một Scarlet…(ko biết dùng từ gì nữa) không có chút phẩm hạnh nào của giới quý tộc thượng lưu lại mất cả một tuổi trẻ đi lạc để cố gắng chinh phục và dằn vặt, cố hiểu cái sự cao quý đó ở Ashley. đã có lúc cô đau khổ thắc mắc là Ashley và Melinda thủ thỉ tai nhau những gì, họ nói về những thứ nghệ thuật, những hiểu biết và kiến thức cao siêu mà một người như cô không thể nào hiểu nổi. thế rồi đến khi đặt cả hai vào những thử thách của cuộc sống mới, Ashley bị mất đi môi trường và những thói sinh hoạt thân quen của giới quý tộc, anh đã chết dần chết mòn, trong khi đó chính Scarlet là người đã hiên ngang tồn tại.

    Mình đề cập đến chuyện này không phải là để phản đối ý của bạn, mình nghĩ đó chỉ là 2 mặt của một vấn đề. Mình nêu nó ra để thấy rằng vẫn có cách tồn tại khác, một cách tư duy khác ở phía bên kia mà chúng ta ở bên này không cảm nhận được. Bạn có nghĩ những gì bạn nói là cuộc sống bình thường kia, chính họ lại sống đầy niềm vui trong khi ta miệt mài theo đuổi những thứ xa xôi, mà bỏ quên những điều gần gũi đơn giản…….haiz. định viết tiếp nhưng mà đã quá mệt mỏi trí nghĩ :D.

    • có một điều mà người ta cứ quên mãi, đó là để hiểu sự quý giá của một thứ gì đó thì điều mà người ta cần nhất đó là … sự hiểu biết. Để bạn có thể cảm nhận được Scarlet thì quyển truyện đó phải được viết từ một người có hiểu biết sâu rộng, tầm nhìn xa và suy nghĩ sâu sắc. Nếu cuộc sống của Scarlet được viết từ một người có cảm xúc và tâm trí bình thường thì bạn sẽ chẳng cảm nhận được cái gì ráo, họ sẽ vẽ lên hình ảnh cô ấy như những câu chuyện trong các tờ báo lá cả mà người ta thường đưa. và nếu như vậy thì bạn có còn thấy cuộc sống của cô ấy nhiều ý nghĩa nữa không? để hiểu những điều được cho là bình thường nhất thì cần phải có cái nhìn sâu sắc nhất. Một cái nhìn sâu sắc trong những chuyện bình thường không có nghĩa là khi cái nhìn của ta bình thường thì chuyện bình thường đó mang ý nghĩa sâu sắc. Một cái gọi là sâu sắc hay không được định đoạt ở tâm trí ta chứ không phải ở chính sự việc đó. Mà muốn có một cảm nhận sâu sắc thì không có cách nào khác là phải bước lên những bậc thang phía trên. Ví như một nhà triết học uyên bác mà bạn tin tưởng nói với bạn rằng, buổi sáng đứng giữa thiên nhiên hít thở không khí là một việc vô cùng ý nghĩa với ông ấy và với con người. nhưng nếu ở vị trí của tâm trí bạn, bạn làm việc đó bạn có cảm thấy nó vô cùng ý nghĩa hay không? sẽ không đâu bạn, bạn phải tiến đến cái sự hiểu biết của ông ấy thì bạn mới cảm nhận được. Bạn lấy cuộc sống của Scarlet ra để khen ngợi và của Ashley để chê bai chỉ vì nó được tác giả dùng tài năng của mình để giúp bạn hiểu. nhưng bạn thật sự hiểu nó đến đâu? giờ bạn hiểu nó thế này, 10 năm sau, khi tâm trí bạn cao hơn thì bạn sẽ hiểu nó khác hơn đấy. Cái bài này của tôi là muốn tiến lên những hiểu biết mà giới thượng lưu có được chứ không phải những thói hiểu biết giả tạo của nó.
      sẽ rất khó để một người có thể tiến bước lên cao nếu lúc họ ở vị trí thấp đã khinh khi và chê bai những kẻ ở vị trí cao. giống như một cuốn sách dạy cách làm giàu đã nói: bạn làm sao có thể trở thành giàu có nếu bạn đánh đồng sự giàu có với cái xấu xa? sự giàu có là điều đáng mong muốn, còn cái xấu xa lại nằm ở chỗ ta làm giàu bằng cách nào. Đánh đồng tất cả sẽ ngăn ta tiến đến với những điều tốt đẹp hơn.

    • Ặc! rất sợ những câu thế này, có lẽ trong tôi có một phần nữ tính (trong ai cũng có phần này. Nhưng phần này của mình không phải giống một cô gái à). Với lại còn tùy bài viết, đọc các cmt tranh luận của mình sẽ thấy phần men lớn hơn rất rất nhiều hi hi.

  2. Mình thì nghĩ là thượng lưu (với nghĩa dùng trong bài )không phải là công tắc tắt – bật để mà phải mơ ước. Nó là một quá trình tích lũy lâu dài.

    Có thể bạn không được đào tạo bài bản từ nhỏ như tầng lớp “quý tộc” mà bạn mơ ước, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tự tìm hiểu, học hỏi. Và vì mọi thứ không được dựng sẵn cho bạn, nên bạn sẽ càng thấy giá trị của nó hơn. Quan trọng là những gì bạn học được (triết học, lịch sử, âm nhạc, hội họa v..v) thực sự làm bạn cảm thấy hứng thú, thấy trí não được mở mang chứ không phải là thứ vỏ “quý tộc” để bạn khoác lên và đi khoe với mọi người.

    Đó là xét về kiến thức, còn xét về tiền bạc thì mình nghĩ cái gì cũng có giá của nó. Bạn muốn thì bạn phải trả giá, vậy thôi.

    • Cảm ơn bạn đã thích, có thể nói sự ra rứt này có ở rất nhiều người, mỗi khi xem phim, đọc tin tức, ta muốn cảm nhận được những thứ đó, nhưng để đi được tới đó phải qua một chặn đường dài. mong là những ai có những suy nghĩ như chúng ta sớm đến được nơi đó.

    • cái đó còn tùy bạn à, nếu ta tiếp thu được những hiểu biết về cuộc sống thì cuộc sống ta sẽ thay đổi thôi, nhưng có nhiều kiến thức không phải muốn hiện thực là hiện thực được. Ví dụ như chính trị.

  3. Thế giới bạn nói đến, theo tôi nghĩ, gọi là giới tinh hoa (elite) chứ không phải giới thượng lưu (upper class). Để vào giới thượng lưu chắc là cần thật nhiều tiền. Còn giới tinh hoa (triết học, âm nhạc, hội họa) thì cần sự ham muốn hiểu biết, kiên nhẫn học hỏi, và dĩ nhiên thật nhiều thời gian. Rachmaninov (nhà soạn nhạc) đã nói: “Music is enough for a lifetime, but a lifetime is not enough for music”.

    • Có thể điều bạn nói là đúng, nhưng tôi cũng muốn tiến lên về mặt kinh tế nữa, vì khi có kinh tế thì có nhiều phương tiện để vào giới tinh hoa hơn, dù có thể phân đấu cả đời cũng chưa chắc đến được sự giàu có đó. Huống hồ muốn thưởng thức tinh hoa thì cũng cần rất nhiều tiền đấy.

      • Tôi muốn làm rõ câu cuối của bạn “Huống hồ muốn thưởng thức tinh hoa thì cũng cần rất nhiều tiền đấy”. Không phải như thế bạn ạ. Tôi muốn lấy ví dụ về âm nhạc cổ điển phương Tây (lĩnh vực tôi hiểu hơn cả): show của Richard Clayderman (văn hóa đại chúng) ở Hà Nội có vé bán đắt gấp 4, 5 lần buổi diễn của dàn nhạc Paris (văn hóa tinh hoa) tại nhà hát lớn. Bạn thấy đấy, tôi có thể khẳng định với bạn: để thưởng thức nhạc cổ điển phương Tây, một trong các “tinh hoa”, không cần nhiều tiền.

        • Ừ chắc là bạn nói đúng, có lẽ vì ở VN ta những thứ ấy rất hiếm hoi nên cần nhiều chi phí. còn ở nước ngoài thì nghệ thuật cũng đi vào phần đông dân chúng rồi. Ước gì ở VN cũng có nhiều cánh cửa mở ra cho tất cả chúng ta.

  4. Ở tận cùng đáy xã hội ta nhìn lên cái “bình thường” cho là “thượng lưu”, ở cái bình thường ta lại nhìn lên trên nữa, cứ thế con người mang lòng tham không đáy. Nhưng nhờ thế xã hội mới phát triển ko thì nhân loại diệt vong lâu rồi. Khi ở cái “thượng lưu” tự khắc ta lại thấy nó “bình thường” …

    • tôi thì không cho rằng việc hướng lên trên là do lòng tham, lòng tham thường là chỉ việc hướng xuống chứ không phải hướng lên. thành ra cái thượng lưu của bạn không phải là cái thượng lưu của mình, mình chỉ muốn đi lên chứ không muốn đi xuống. cái lập luận của bạn là sự cào bằng và đơn giản hóa mọi thứ, khi tôi đứng ở một vị trí cao tôi hiểu là nó cao hơn cái vị trí thấp tôi từng đứng và tôi hiểu sự khác biệt giữa chúng. mỗi vị trí xứng đáng với giá trị và sự cố gắng của nó, chỉ nhìn vào hiện tại mà không liên kết với quá khứ cũng như tương lai thì dù lên hay xuống cũng chẳng có ý nghĩa chi cả. nếu vậy thì thôi cứ đứng tại chỗ cho nó “sướng cái thân” và cũng chính vì thế mà người ta cứ ảo tưởng vị trí của mình và những người ở trên kia là như nhau, nhưng có thật sự là như nhau không? hi hi

      • Bạn ơi lòng tham ở đây cũng giống như việc bạn đang muốn bước vào cái thượng lưu của chính bạn. Nó chẳng hướng xuống mà thực chất nó hướng đến cái mà bản thân mình không có. Cũng như bạn đang cố gắng hướng đến những tri thức trong cái ” Thượng Lưu” mà bạn đề cập, để rồi khi bạn đạt đến điều đó sống trong nó, thời gian sẽ khiến bạn cảm thấy cái bạn đang có nó vốn rất bình thường. Ở hiện tại bạn so sánh với giới ” Thượng Lưu”, khi ở trong giới ” Thượng Lưu” bạn lại so sánh với một giới khác nữa cái giới mà muốn vươn lên nữa :). Bạn chắc cũng biết cái quy luật được và mất. Đánh đổi là cái tất yếu để đạt được cái mình muốn. Khi bạn ở trên ” kia ” ắt bạn sẽ chẳng có những thứ ở dưới này và ngược lại vì thế ở vị thế nào cũng như nhau bạn ah. Quan trọng là mục đích sống , quan niệm sống và giá trị bản thân bạn là gì? Chẳng thể đánh đồng hết mọi thứ và so sánh được. Bạn không thể muốn có vốn tri thức của giới thượng lưu và rồi sống bình thưởng ở mọi giới được… 😀 ( Chút suy nghĩ cá nhân)

        • thật ra tôi hiểu cái từ “bình thường” ấy, đó là cảm giác của ta khi đạt được điều đó ở thời điểm đó. nhưng cái cách nói đó rất nguy hiểm, nó bình thường hóa mọi thứ, sang bằng mọi thứ như nhau, nhưng nó vốn rất khác biệt. huống hồ nói điều ấy để làm chi? nó có tác dụng gì? cái cảm nghiệm đó là cảm nghiệm của những người đứng ở rất cao, cao hơn cả cái mà mình gọi là “thượng lưu” nữa, nó gần giống với câu nói “chúng sinh bình đẳng”. ý của cmt mình là thế này, nhờ các bậc tiền bối mà chúng ta nghe nói đến những cảnh giới rất cao, ví như một bạn nói là sau khi đến thượng lưu tôi sẽ muốn quay về bình dân, tức quay về cội nguồn. nhưng hiện tại nói câu ấy để làm gì? không những nó không tạo được sự tích cực mà còn làm ta ít đi khao khát tiến lên trên, muốn về nguồn cội hay thấy được trong mọi cảnh giới đều có sự bình thường thì cũng chỉ có đi lên đến đỉnh cao mới hiểu được nó một cách sâu sắc. Nói thì cũng không sao, nhưng phải luôn đề phòng những câu nói đó có vẻ như rằng chúng ta đã tìm được chân lý trong khi sự thật thì chưa phải, chưa đâu, chúng ta còn rất xa để đi. ý mình là vậy.

        • Cảm ơn bạn. Bài viết gắn ngọn, rất ý nghĩa và hay. Rất giống suy nghĩ của mình hiện giờ. Đây là lần đâu tiên mình đăng nhập, bình luận.

  5. Bạn muốn mình ở trong giới thượng lưu đó , tiếp cận được với các hiểu biết đó, rồi sao nữa?
    Trong thần thoại Hy Lạp thì thế giới âm phủ Erebus được chia ra làm 3 phần không đều nhau: cánh đồng Asphodel là to nhất, sau đấy tới Cánh đồng Trừng phạt, còn ‘thiên đường Elysium chỉ là một ốc đảo tí xíu.
    Lý do Cánh đồng Asphodel to nhất, là bởi vì đó là nơi chứa các con người mà trên đời không xấu cũng chẳng tốt, chẳng cống hiến cho đời được cái chi cả, chỉ đơn giản là sống nhàn nhạt và vô vị.
    Sở dĩ tôi dẫn dắt dông dài như vậy, chỉ để hỏi bạn: bạn muốn vào giới thượng lưu đó rốt cục để làm gì, nếu đời bạn chỉ làm mỗi việc tán chuyện, mua đi bán lại các tác phẩm nghệ thuật… nghĩa là vẫn chỉ sống một cuộc đời nhàn nhạt và bế tắc, nhưng trên một hình thức… có vẻ như là cao hơn, nhưng mà bản chất vẫn là vậy.
    Ở đây ý tôi không phải bảo bạn là sai, giới thượng lưu suck, mà chỉ muốn nói: giá trị cuộc sống này là ở hành động. Có trong giới thượng lưu hay không, thì chúng ta cũng về cơ bản chỉ có 3 lựa chọn: sống nhàn nhạt, phạm tội ác, hay sống một cuộc đời anh hùng và cống hiến (cho khoa học, cho nhân loại…) mà lựa chọn thứ 3, là lựa chọn chắc cả tôi và bạn đều hướng đến thì …well… không phân biệt sang hèn!

    • Ồ! bạn nghĩ tôi biết những điều đó chỉ để tán chuyện? và mua các tác phẩm nghệ thuật? không đâu, tôi muốn tôi nhìn mọi thứ sâu sắc hơn, vì khi đó tôi biết tôi sẽ hạnh phúc hơn bội phần dù có thể sống một cuộc đời cô đơn. Một điều nữa là tôi muốn đi tìm câu trả lời cho những gì tôi không biết. Khi tìm được câu trả lời cho mọi thứ thì sao gọi là bế tắt được bạn? ” trên một hình thức… có vẻ như là cao hơn, nhưng mà bản chất vẫn là vậy” cái này thì bạn nói sai rồi. Tôi xin hỏi bạn một câu, những việc bạn làm, những điều bạn nghĩ nếu đem so với đứa bé 10 tuổi thì có phải là cùng một hình thức và bản chất như nhau không? nếu tôi ước mong trên phương diện hình thức thì ước mong làm gì cho mệt? một nghệ sĩ nổi tiếng, một nhà văn tài giỏi, một vị giáo sư hay tiến sĩ, một ông chủ tập đoàn như Honda hay Cocacola có phải cùng hình thức và bản chất như tôi hay như bạn? hay là họ vượt qua chúng ta từ hình thức cho đến bản chất bên trong? bạn không thấy sự cách biệt đó à? bạn không muốn nhìn thấy, làm được và hiểu những điều mà họ hiểu à? còn tôi thì muốn đấy. Có thể những điều đó là quá xa vời với tôi nhưng tiến bước nào hay bước đấy. Kể cả cái thần thoại Hy Lạp bạn dùng để dẫn chứng cũng được tạo ra từ giới thượng lưu của Hy Lạp thời đó đấy, rất nhiều thứ bạn đang dùng hay những trào lưu bạn đang theo, suy nghĩ bạn đang có cũng đều xuất phát từ tầng lớp đó. Vậy bạn không muốn mình là một trong số họ hay sao? bạn muốn bạn bị những cái đó chi phối và dẫn dắt mãi mãi? tôi muốn bước vào giới thượng lưu không phải vì mua bán tranh mà để hiểu giá trị của một bức tranh đáng giá mấy chục triệu đô. Bạn không thấy điều đó khiến ta vui vẻ và hạnh phúc? một thứ đáng giá như thế bày ra trước mắt bạn mà bạn chẳng hiểu cái gì cả thì không quá đáng tiếc à? Tôi thì tôi thấy rất đáng tiếc. cái mà tôi muốn sở hữu không phải là mấy bức tranh, mà là giá trị của những bức tranh đó, giá trị cao nhất của mọi mặt trong cuộc sống này. Và như thế tôi thấy đời mình ý nghĩa hơn và hạnh phúc hơn.

      • Nói về giá trị mấy bức tranh làm mình nhớ về một chuyện,cũng lâu rồi,trên báo kiến thức ngày nay có nói về một chuyên gia toán xác xuất trở thành một tay đánh bạc siêu hạng.Hầu hết các sòng bạc lớn trên thế giới đều đã bị anh ta vét tiền,nhưng sau khi thắng thì anh ta chuyển hết tiền cho quỹ unicef,chỉ cần bước ra khỏi sòng bạc thì bữa sáng chỉ là vài quả trứng đạm bạc.Đây mới đúng là thượng lưu thật sự,biết kiếm nhiều tiền,hiểu giá trị và biết tiêu tiền,đời rất hạnh phúc 🙂

          • Phần lớn những người như chúng ta ngoài nhiều nỗi băn khoăn thì chuyện tiền bạc cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đầu óc.Cơm áo luôn luôn là vấn đề choán hết tâm trí nên ko hoàn toàn thoải mái nghĩ được nhiều việc khác.Nhưng càng lên cao thì nỗi băn khoăn này mất đi và thậm chí lúc đó lại thấy chán tiền vì cuộc đời có nhiều thứ khác hay hơn.Kiến thức và tiền bạc nó cũng có liên quan với nhau,rất là khó nghiên cứu sao chổi khi lo lắng chồng hóa đơn chưa trả 🙂

      • Ta, có nghĩa là chính mình. Thế giới thượng lưu của trí tuệ chính là quay lại với chính bản thân mình, cái chính thể người. Chính thể mà Người đã tạo ra ta giống như Người vậy. Vượt qua mọi cản trở của vật chất và tham vọng quay lại với cái ta vốn dĩ tồn tại trong mọi tầng vũ trụ. Đôi dòng suy nghĩ cùng bài viết thật thú vị và nói lên một sự bắt đầu đầy đam mê ( cười). Thật bất ngờ tôi khi tìm thấy bài viết này sau khi vừa xem xong 2 bộ phim ấn tượng( Lucy Siêu Phàm )và ( Dracula untold)

        • “Hãy tìm thì sẽ thấy, gõ cửa thì cửa mở cho”, nhưng phải quyết tâm đi tìm mới được. Lucy Siêu Phàm mình xem rồi, khá hay và mình thích những bộ phim như thế, mình nghĩ những bộ phim đó có thể dựa trên những dữ liệu mà con người nghiêng cứu được. Nhưng khi bộ não đạt đến 100% năng suất thì không biết chuyện gì sẽ diễn ra, đơn giản vì con người chưa đi đến đó. Nhưng ở những mức thấp hơn, thấy được năng lượng của sự sống thì mình tin là có. Ước gì chúng ta đang ở đỉnh cao của nhân loại nhỉ? khi đó có rất nhiều câu trả lời được giải đáp.

        • sao bạn lại cười? có đang chọc quê mình không?
          vừa đọc vài chương đầu cuốn Suối Nguồn và nghĩ đến những gì bạn nói, mình ước những kiến thức của giới thượng lưu nhưng quyển truyện làm mình tự hỏi “không biết có khi nào mình tiếp thu những kiến thức đó như một bản sao chép hay không, giống những những tòa nhà kiến trúc mang phong cách cổ điển, cứ sao chép mà không đặt vấn đề tại sao nó lại như vậy”. cái vật chất và tham vọng cũng khiến một nhân vật trong truyện đang lạc lối.
          khi nào bạn quay lại nhớ cho mình vài lời khuyên nhé.

          • Tôi cười mình đấy liệu bạn có đang cười cùng? ( cười nữa)
            Bạn đã tự trả lời cho câu hỏi của mình rồi còn gì “không biết có khi nào mình tiếp thu những kiến thức đó như một bản sao
            chép hay không, giống những những tòa nhà kiến trúc mang phong cách cổ
            điển, cứ sao chép mà không đặt vấn đề tại sao nó lại như vậy” Bạn tuyệt diệu lắm .
            Tôi
            không dám khuyên ai, tại cũng kiếm tìm mình chẳng khác ai ( cười) .
            Nhưng tôi nghĩ rằng, trong cái chữ quay về với bản thân ấy, nó bao hàm
            nhìu lắm. Nó nằm trong cả vũ trụ này, nó là ta và ta là nó. Khi ta học
            của thế giới trí tuệ khg có nghĩa là ta có nó. Mà là cái ta làm từ nó.
            Bước một con đường của chỉ riêng mình. Vậy cái ” thượng lưu mà bạn muốn
            chạm vào là sự vốn dĩ ta là vậy. Sự vốn dĩ này lại là sự vô hạn của năng
            lượng tồn tại. Vậy mỗi chúng ta giàu có hay nghèo nàn bạn thử nghĩ
            xem. ( cười) .

          • Mình đang cười cùng bạn đây ha ha, cười khi đang đọc cmt này của bạn, cười khi viết những dòng chữ này. và trước khi đọc tin này của bạn thì cứ một đoạn ngắn mình chợt bật cười khi khám phá ra những điều bất ngờ mà cuốn sách ấy mang lại. rồi mình nhớ lại có một người bạn ngày xưa muốn tự xây một ngôi nhà chứ không mua một căn có sẵn, có những điều trước kia chưa hiểu thì lúc này thấy được mơ hồ. Không biết bạn đọc cuốn sách này chưa? chắc rồi, qua từng chương mình cảm nhận được một vòng dây thòng lọng đang siết chặt những nhân vật trong đó, có đôi khi sâu trong họ được cảnh báo về mối nguy hiểu đó nhưng họ cứ lờ đi, và mình cũng nhìn thấy mình từng lờ đi như họ. rồi mình cũng sợ cái bóng của mình sẽ như cái bóng của Ellsworth Toohey, sẽ giết chết những gì là tốt đẹp, những gì là tự do đối với nhưng người mà mình thương yêu hoặc tin tưởng mình, giết chết trong sự dịu dàng êm ái.
            Thật vui vì bạn đã trả lời, khi nào có thời gian thì ghé ngang vào và viết vài lời nhé (cười), mình cần nhiều lời khuyên từ bạn đó. Trước tiên là đọc sách đã, sau đó vừa đọc sách vừa thoát ra thế giới này và bước vào thế giới khác dù chúng chỉ là một. Chúc bạn 1 ngày vui, mình đọc tiếp đây, được 1/4 cuốn rồi, không dứt ra được nó (cười) ha ha. Thật lạ là sau rất nhiều năm mình mới quay lại đọc sách, nhưng nếu là 7 hay 8 năm trước mà đọc chắc không thấy được nhiều điều như lúc này. 🙂

          • Thật kỳ là chỉ sau vài ngày, cái từ “thượng lưu” đã biến đổi rất nhiều trong mình về ý nghĩa. Vâng! chúng ta rất rất rất giàu, chỉ là chúng ta không biết chúng ta giàu, buồn cười ở chỗ chúng ta không cảm thấy mình giàu có ở những cái giá trị thật, mà xem sự giàu sang ở những giá trị chúng ta tự tôn tạo nên. nhưng biết được điều đó đâu dễ, mình nói như biết rồi nhưng mình biết mình chưa thật sự biết cái gì cả (cười), thôi mình đi gom góp thuốc giúp mình sáng mắt đây, sáng mắt mới thấy được mình đang có gì. 🙂

  6. thượng lưu hay hạ lưu hay gì gì đi chăng nữa thì theo mình cũng không quan trọng lắm mà quan trọng là nơi làm bạn vui vẽ ,hạnh phúc ,thoải mái sáng tạo ,làm công việc mình thích

    • nếu tôi có thể hiểu biết nhiều hơn có lẽ tôi sẽ vui vẻ, hạnh phúc và sáng tạo tốt hơn. những điều bạn nói cũng đúng, nhưng có vẻ nếu ta là thượng lưu thì ta tìm kiếm những điều đó tốt hơn và dễ hơn thì phải.

    • mỗi người một ý, rất muốn hỏi là bạn có phải người của tầng lớp thượng lưu hay không? và có ở trong tầng lớp mà ở trong bài mình nói? nếu có thì lời của bạn là đúng? nếu không thì câu cuối cũng dùng cho cả bạn. 🙂
      tuy nhiên cái tôi hướng tới là những điều tôi nói trong bài, còn cái bạn nghĩ tới là cái bạn từng nhìn thấy, chúng vốn rất khác nhau hi hi

  7. Mắt Đời ơi, tôi vừa đăng bài “Hãy nhìn kỹ vào chúng ta…” của bạn trong phần kết của entry chính, entry khai trương cái blog mới. Tôi đặc biệt mong bạn đóng góp ý kiến cho trường hợp này, vì nó liên quan đến những vấn đề trong bài viết của bạn, nhưng nhiều chiều hơn. Đường link entry: http://nhahatburatino.blogspot.com/2014/11/cau-chuyen-ve-chu-ngu-tren-blog-viet-va.html

  8. Thích bài viết của bạn nhưng sẽ thích hơn nếu như bạn giới hạn chữ “thượng lưu” là “thượng lưu phương Tây” ngay từ đầu bài trước khi dẫn chứng. Bạn mình cũng thích đọc sách triết, thích nhạc cổ điển, thuộc Thánh kinh, thần thoại Hy Lạp… tóm lại biết khá nhiều và đặc biệt rất thích tìm hiểu văn hoá phương Đông vì hầu như cậu ta không biết gì về Khổng Tử, Lão Tử, Phật giáo… Quên, lan man, ý mình là có cảm giác ở bài trên bạn có phần “thiên vị” văn minh Tây phương. Không gian văn hoá ở đây nên được mở rộng nếu bạn muốn nói chung cho mọi người chứ không chỉ người Việt. Nói thêm một chút, theo mình, một anh tiến sĩ Việt bảo vệ luận án văn hoá làng xã ở Việt Nam, thông làu Đại Việt sử ký toàn thư, giỏi Hán Nôm dù tiếng Anh bập bẹ, chưa từng đọc những tác phẩm của Plato vẫn đáng được xếp vào “thượng lưu”.

    • Có lẽ bạn nói đúng, mình thiên vị văn minh phương tây, chắc vì mình những cái đẹp của nó hơn. Tuy nhiên ở phương Tây từng có thời gian bị văn hóa phương đông mà điển hình là của TQ tấn công ồ ạt đấy, và cũng dần bị Phật giáo ảnh hưởng. Cũng có nhiều cá nhân và tổ chức chống lại sự ảnh hưởng đó. Bên ấy người ta cũng tập thiền, viết thư pháp, tìm hiểu học thuyết của Đức Phật. Chắc là vì những cái đó ở VN mình thấy nhiều nên không say mê. Tuy nhiên bạn nhắc là hoàn toàn đúng, nếu muốn đi lên thì phải có cái nhìn thật khách quang.

      • Về chuyện người phương Tây bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và văn hoá phương Đông thì có lẽ đi hơi xa chủ đề bài viết của bạn rồi; nhưng nếu bạn thấy hứng thú với vấn đề này thì nó cũng khá hấp dẫn, Mình chưa cảm thấy thực sự tự tin để lý giải mọi khúc mắc nên không dám bàn sâu. Tuy nhiên, về điểm quyến rũ của Phật giáo (tôn giáo) và văn hoá phương Đông, 2 nhân yếu tố của khái niệm “văn minh”, hiện giờ mình thấy không phải vì nó mới lạ; dù đương nhiên, yếu tố trước tiên để “thu hút” là cái lạ, sau đó mới khiến người ta tìm hiểu, rồi thấy đẹp. Mình dùng từ “quyến rũ” vì thấy nó thực sự đẹp dù đã thân quen (và không chỉ riêng mình thấy thế, vài người bạn, không mang dòng máu châu Á, không lớn lên trong xã hội phương Đông cũng vậy). Khi gạt bỏ những biểu hiện ngăn cách bề mặt, giờ thấy khá nhiều điểm chung của hai nền văn minh. Điển hình có thể lấy ví dụ là quan điểm “trung dung” của Nho giáo, tình cờ chia sẻ với định nghĩa về “temperance” trong Charmides của Plato (liên tục nhắc đến cái tên này vì hiểu biết của mình hẹp, kg dám nói sâu về người khác 😀 ). Nó có thể do 12 năm chu du (thực ra là đi đày :v), một phần bị ảnh hưởng và hấp thụ văn hoá Đông phương của ông. Tuy nhiên, nền văn minh phương Tây có nền tảng không thể phủ nhận là văn minh Hy Lạp mà nhân tố thiết yếu của nó là triết học, được đặt nền móng bởi Socrates, Plato, Aristotle… Nói lan man như vậy, chốt lại, ý mình là, không phải văn minh phương Đông “tấn công” văn minh phương Tây. Nó hấp dẫn không chỉ vì sự mới lạ mà còn bởi vẻ đẹp, hơn nữa, bởi nguyên nhân sâu xa hơn là sự sẻ chia, thấu hiểu, gặp gỡ Đông-Tây.

        • bạn đạt đến cảnh giới đó chưa hay chỉ mới “nghe nói”? có phải nghe Lão Tử nói không? không phải tinh giản là tối hậu đâu bạn, mà là tìm về nguồn cội của tất cả. khi tìm được nguồn cội rồi thì con người có thể nhìn ra bản chất của mọi sự biến hóa và có thể sinh ra biến hóa vô cùng vô tận. giống như thuyết “vô cực sinh thái cực, thái cực sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh 64 quẻ”. mấy cái này mình cũng chỉ nghe nói thôi, chứ hiểu thì chưa. nhưng đừng vì thế mà tin giản thành “bạn sẽ tìm cách trở lại tầng lớp bình dân” vì bản chất của sự trở về đó vô cùng phức tạp chứ không đơn giản đâu bạn.

    • hi hi, bạn không biết điều bạn đang nói và bạn không hiểu ý bài viết của mình. Khi ta trưởng thành hơn thì ta lại muốn trở lại làm trẻ nhỏ với những đức tính ngây thơ và trong trắng vì ta hiểu được giá trị của những đức tính đó. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta muốn biến thành một đứa trẻ thật sự với một đầu óc non nớt và u mê. Một vị tiến sĩ đôi khi mơ ước một cuộc sống giản đơn của những người nông dân nhưng vị ấy sẽ không bao giờ ước mơ có suy nghĩ và tầm nhìn cục bộ như những người nhà nông đó. Khi đã lên cao thì không ai muốn đi xuống thấp đâu bạn. Cái thượng lưu mình nói là cái tầm cao của trí tuệ kìa, mà trí tuệ thường đi đôi với sự dư thừa vật chất do nó cung cấp. Cái thượng lưu bạn nói khác thượng lưu mình nói hi hi

  9. Nhìn lên và bước đi … nhưng đó chắc chắn là 1 con đường không dễ dàng :)) nếu ko đã ko bao h được gọi là Thượng Lưu …
    Cái Thượng trong mắt mỗi người lại khác nhau vì vậy … con đường đó cực kì gian nan …
    E đã bước và đã ngã … Nhiều lần đánh mất phương hướng và vẫn còn vô định trong cái gọi là Bình ấy …
    Khó quá … với e bây h …. nhưng ngày nào đó sẽ là dễ lắm :))
    ~Meow~

      • E chỉ mới 19 thôi … nhưng với cái nhịp độ phát triển hiện nay e tự thấy mình có phần già :))
        Con đường đó thì nhen nhóm lâu rồi :)) và cái mục tiêu cũng thay đỗi nhiều :)) Với e bây h cái Thượng chỉ là có thể chăm sóc và bảo vệ gia đình của mình thôi :)) nhỏ nhoi lắm nhưng cũng khó lắm 😛
        Với e … kiến thức, tiền bạc, sức khỏe chỉ đễ phục vụ cái Thượng này … nhưng mà khó ghê … khi đã gần vươn tới thì lại ngã 😛
        ~Meow~

        • Thực sự là anh lo khi em nói rằng mình có phần “già”. Em biết đấy, người nào đó mà được coi là đã “già”, thì khó mà tiếp nhận những tư tưởng mới được (“già” mà). :)) Anh chỉ mong em “lớn”, chứ nếu “già” thì.. E hèm…

          • Hề :)) ah già là vì nhìn mọi thứ nó cứ thay đổi vèo vèo mà chả thễ tiếp thu được :)) trong khi e lại là 1 đứa có phần bảo thủ :)) cứ ôm khư khư cái quyết định của mình cho đến khi có cái hợp lý hơn thôi :)) đời thì cứ ào ào nên e già là phải rồi :))
            Mà cũng hoang mang quá ko hiểu cái từ lớn đó nó thế nào nữa :)) Bản thân thì tự cho mình đã lớn còn gia đình thì cứ coi như con nít :)) nên muốn làm gì dù lên kế hoạch rõ ràng và trong phạm vi vẫn khó mà làm đc nếu gia đình biết 😛

            ~Meow~

          • “già” là khi ai đó không muốn tiếp thu điều gì cả, ngược lại còn chỉ trích cho dù không biết rõ, bằng cách nói của người lớn (cứ hiểu là trẻ trâu mà cái mặt là người già đi. :p). Trẻ con thì luôn luôn thay đổi, dù nụ cười chúng thì vẫn như ngày nào, tất nhiên, người lớn, nói thì cho dễ phân biệt tý thôi, chỉ cần khi nào vẫn còn giữ được cái tính cách trẻ con ấy trong con người, không việc gì phải vứt nó ở một xó. Một lúc nào đó nên hành động trẻ con như mình đã từng làm một tý. Cảm nhận vẻ đẹp của nó, chỉ cần không tổn thương đế ai là được… cái phần tính cách mềm mỏng trẻ con ấy, hoặc là chôn sâu trong tim, khi cần thì đào lại, hoặc là gặp được “người nào ấy”, khi cần thì hãy mở ra. 🙂

  10. Cám ơn bạn :)) cái tên của bạn đảm bảo cho những bài viết chất lượng mà cho dù đang rất khuya và buồn ngủ, mình vẫn muốn đọc. Há chẳng phải bạn đã trở thành một con người “thượng lưu” trong THDP rồi đó sao, đối với mình là vậy. Thật tình cờ khi sáng nay, sau khi xem chương trình National Geographic, nội dung đại loại về ảnh hưởng của bụi sao chổi đến sự hình thành sự sống trên Trái Đất, mình cũng đã có những cảm nhận như bạn lúc này. Trong lúc mình đang vẫy vùng trong việc yêu đương hờn giận phủ phê và tự thoả mãn với chính mình thì thế giới ngoài kia lại tiếp tục phát triển, giãn nở không ngừng, chúng ta sẽ bị ù lì về tinh thần nếu không bắt kịp với chúng. Sự bất lực của bản thân khi nhìn thấy thứ mà ta luôn muốn nhưng không thể chạm vào, nó cũng giống như đọc một cuốn sách nước ngoài, họ có những nhà triết học đi trước ta cả ngàn thế kỉ, vậy mà những quan niệm của họ tới giờ ta vẫn không thể thẩm thấu. Cảm giác đó với mình, nó cũng kì lạ lắm.
    Uhm… Mình cũng không biết viết thêm gì nữa, vì bài bạn đã nói hết suy nghĩ của mình rồi. Đôi chỗ mình viết không kịp chỉnh sửa nên cứ rối tung lên, bạn thông cảm nha. Thôi thì chúc bạn ngày càng “thượng lưu” và tiếp tục “múa bút” thật thăng hoa cho nhữnh người như mình được đọc và suy ngẫm 😀

    • Cảm ơn bạn vì thích bài viết của mình, mình cười khi bạn nói mình là “thượng lưu” trong THDP, coi chừng bạn trông nhầm về mình đó nha, vì trong cuộc sống có rất nhiều người thích phô ra tất cả những gì họ có nên khi nhìn vào cứ tưởng là giàu có ghê lắm nhưng nếu nhìn kỹ thì họ chỉ có những gì đã mang ra thôi, có khi mình giống những người như vậy đấy 🙂
      Nếu nhìn sự phát triển của thế giới thì bạn sẽ bị ngộp đấy, nó giống như một cây cỗ thụ cành lá xum xuê, nhưng nếu bạn vượt qua lá bạn sẽ thấy cành nhỏ, vượt qua cành nhỏ bạn sẽ thấy cành lớn, vượt qua nữa thì thấy thân cây gốc cây và sâu hơn nữa là rễ cây. Vậy bạn chỉ cần đi tìm những quy luật nào đang chi phối sự phát triển của thế giới là được. Môn triết học, tôn giáo, những học thuyết về xh, kinh tế, chính trị, sự phát triển của văn học nghệ thuật và âm nhạc. Và cả tình yêu nữa, nếu không có tình yêu thì sống còn ý nghĩa gì nữa chứ
      Đang cố gắng hướng về “thượng lưu” đây, mới mua cuốn Suối Nguồn, từ bây giờ bắt đầu đọc từng cuốn từng cuốn trong danh sách tự mình chọn.
      Chúc bạn cũng ngày càng tiến lên nhé.

        • cuốn tiểu thuyết này khá dài nên hẹn bạn 2-3 tuần nữa sau khi đọc xong chúng ta sẽ thảo luận về nó, mình nghĩ cách tốt nhất là không chỉ đọc không thôi mà trong khi đang đọc ta khám phá điều gì đó sâu sắc hay thú vị thì nên ghi lại, và khi đọc xong sẽ có nhiều điều để viết thành một bài giới thiệu hay về nó. lúc ấy chúng ta có thể xem những gì bản thân mình hiểu và những gì ta chưa hiểu (thông qua trao đổi với người khác). vì thường thì ta chỉ thấy được những điều thuộc về kinh nghiệm của ta thôi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI