29 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Phân tích chi tiết về “Xách ba lô lên và đi”, Huyền Chip và Trần Ngọc Thịnh

Lâu nay thấy thiên hạ ồn ào, quan tâm về cuốn sách “Xách balo lên và đi” của tác giả Huyền Chip để rồi sau đó có một “đoàn quân cách mạng đi tìm công lý” của Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh lại càng ồn ào hơn khiến tôi vốn không quan tâm gì tới giới showbiz cũng thấy tò mò. Và khi đọc những “phát biểu xuất chúng của Trần Ngọc Thịnh” thì tôi không thể ngồi im, cũng muốn viết ra đôi điều về cảm nhận cá nhân dưới tư cách cá nhân và quyền công dân của mình  hòng mong mọi thứ đừng đi quá xa, quá lố bịch và mất kiềm soát.

Bài này của tôi được viết dưới góc độ cá nhân trước những vẫn đề mà tôi thấy với trách nhiệm của một công dân tôi cũng có quyền lên tiếng. Và tôi cũng nói luôn là tôi không phải fan của Huyền Chíp, không phải fan của Trần Ngọc Thịnh. Nội dung bài viết gồm 4 phần.

Phần 1: Nhận định về “Xách balo lên và đi” và những nghi vấn

Phần 2: Nhận định về tác giả Huyền Chíp

Phần 3: Nhận định về cái sớ 21 trang A4 của Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh

Phần 4: Nhận định về Trần Ngọc Thịnh và vụ ồn ào vừa rồi

1. Nhận định về “Xách Balo lên và đi” và những nghi vấn

Thứ nhất

Về nội dung cuốn sách kể lại cuộc hành trình phượt qua 25 nước của bạn Nguyễn Thị Khánh Huyền với biệt danh là Huyền Chip. Lời văn thế nào, chất văn và kĩ năng viết thế nào tôi không bàn luận ở đây. Cái mà tôi muốn bàn luận ở đây nó đơn giản là một cuốn nhật kí thông thường. Nội dung là cuộc hành trình, những trải nghiệm và các tình tiết, các câu truyện. Nói chung nếu là người đọc thì cá nhân tôi nghĩ các bạn cũng sẽ đặt ra các câu hỏi về các nghi vấn, rồi cũng hỏi xem có thật hay không nhưng dưới góc độ của cuốn sách thì tôi cho rằng nó cũng không có gì là tiêu cực nhưng cũng không có gì là kiệt xuất hay “quá đỉnh”-cái câu mà giới trẻ hiện nay vẫn nói

Thứ hai

Là về những nghi vấn (nghi vấn thế nào thì chắc mọi người đều rõ, đều biết nên tôi mạn phép không đề cập ở đây) bên trong những tình tiết của cuốn sách thì tôi nghĩ nền văn học Việt Nam có rất nhiều cuốn sách có rất nhiều nghi vấn nhưng các bạn đọc lại không đặt vấn đề, không chú ý. Nói về những nghi vấn này thì độc giả hoàn toàn có quyền được nghi vấn nhưng nếu các độc giả muốn phản biện thì cần đưa ra những luận điểm chứng minh nghi vấn của mình. Có lẽ (ý kiến của tôi) tác giả Huyền Chíp đã cường điệu hoặc là “chém gió” quá tay trong những chi tiết đó nên khiến một số độc giả không đồng tình nhưng để phản bác lại bạn hãy đưa ra những chứng cứ, luận điểm của mình để chứng mình những nghi vấn đó là đúng đi.

Thứ 3

Là về những cái mà chúng ta cho là “sự thật”. Điều này là chúng ta có tâm lý đám đông, tâm lý mặc định ko? Có điều nào quy định là nhật ký hành trình phải đúng 100% hay không? Cái này chỉ là luật bất thành văn, hay không muốn nói là luật miệng, quy định ngầm với nhau. Do vậy các yêu cầu của độc giả có lẽ là hơi quá đáng với Huyền Chíp một cô bé mới đôi mươi, sự chín chắn, từng trải chưa có nhiều.

2. Nhận định về tác giả Huyền Chip

Thứ nhất

Theo những thông tin em để trên facebook và thông tin được nhà xuất bản đăng tải thì cá nhân tôi cho rằng em là một người cá tính. Tôi không dám nói em là “dám nghĩ dám làm” vì tôi sợ những người không thích em lại ném đá tôi hay những người không thích đọc sách của em lại bảo là tôi dùng từ đó có tính chất sổ súy, vi phạm pháp luật này nọ…vân vân và vân vân. Cái tôi nói em cá tính ở đây là em có một quyết định “khác người”, tôi không dám dùng từ “táo bạo” vì tôi cũng sợ những kẻ khác quy chụp tôi lắm lắm thay. Em đã không thi đại học, em đi làm sau khi thi tốt nghiệp cấp 3 để thỏa mãn ước mơ đi khám phá, đi đến những miền đất lạ của mình. Điều đó đủ thấy em đã làm được hơn thế hệ chúng tôi hay chí ít là tôi. Tôi không dám nói em là tấm gương để mọi người học nhưng nếu ai ném đá hay chê em thì bạn hãy nên xem lại mình: Bạn đã làm được như em chưa? Dám quyết định như em chưa? Hay chỉ theo tâm lý số đông, gió chiều nào xoay chiều ấy?

Thứ hai

Là về những việc em đã làm khi đi qua các nước, có thể là chưa đủ 25 nước như trong cuốn sách “Xách balo lên và đi” đã đề cập nhưng như vậy cũng để tôi (cá nhân tôi nể em rồi). Thử hỏi các độc giả và cá nhân tôi thôi. Có mấy ai dám sống, dám ăn ngủ cùng với những người Châu Phi khác biệt về lối sống, phong tục, thậm chí có một số bạn còn nhận xét là “hôi hám và bẩn thỉu” và có những hành động mà theo cá nhân tôi là tôi thấy không thích. Có mấy ai dám tham ra các trò chơi mạo hiểm, dám thử cảm giác mạnh hay dám chịu nắng gió, dám vượt qua những chướng ngại vật (tôi sợ dùng từ khó khăn gian khổ thì các bạn không ưa Huyền Chíp lại ném đá tôi nên tôi dùng chướng ngại để chỉ những gì cản đường chúng ta) như em. Dám lao động, dám xin việc làm để sống, để đi như em. Rất ít và rất ít. Cái này tôi cũng không làm được nên tôi cũng nể em…

Thứ ba

Về cách viết, về nội dung em đã viết trong “xách balo lên và đi” theo cá nhân tôi nghĩ tồn tại những nghi vấn (mặc dù tôi cũng không đủ chứng cứ để chứng minh những nghi vấn đó mà chỉ đi nghe hơi nồi chõ về mấy chi tiết như xe đâm với vận tốc gần 100 Km/h hay gẫy ống đồng mà sau 3 tuần đã đi lại được. Tôi nghĩ gãy ống đồng thì phải hỏi ý kiến các chuyên gia y học, còn cái vận tốc gần 100km/h thì tôi và có lẽ nhiều người khác cũng chịu…). Cái này tôi nghĩ có thể em “chém gió” hay “cường điệu” hoặc cũng có thể là các chiêu trò của nhà xuất bản muốn tạo những chi tiết phi thực để tạo ra cơn sốt cho cuốn sách mà những người trẻ như em chưa hiểu hết được. Nhưng không sao, em còn trẻ, em còn có thời gian để hoàn thiện mình. Cá nhân tôi nghĩ về cái này những ai không thích em thì có thể góp ý để em tốt hơn, “gạn đục khơi trong” chứ không nên theo kiểu “đạp nó xuống bùn” hay “dìm hàng”. Nếu chúng ta làm như vậy thì sẽ mất đi tính phản biện của xã hội, mất đi tính đóng góp, tính cầu thị của các lời phê bình và vô hình chung chúng ta coi em nó là tội đồ phải bị trừng phạt….bla bla

Thứ tư

Là về thái độ của em trong cuộc họp báo và trên trang cá nhân facebook của em thì cá nhân tôi thấy là chưa đúng mực, chưa làm đúng trách nhiệm của một người cầm bút mặc dù những trả lời của em không có gì hỗn láo hay sai với quy định của pháp luật nhưng đứng về góc độ của một người cầm bút thì cá nhân tôi nghĩ chưa ổn. Nếu là người có trách nhiệm em nên chuẩn bị kĩ các giải đáp để trả lời độc giả sao cho thuyết phục. Cái này là điểm trừ của em trong mắt mọi người nên khiến cho những người muốn lợi dụng sự ồn ào này tấn công hay ném đá em dưới chiêu bài nhân danh công lý và sự thật nên mới gắn cho em mác “thánh chém”. Cái này là điểm trừ cho em và cá nhân tôi không đồng tình với cách giải thích của em.

3. Nhận định về sớ 21 trang A4 của Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh

Đầu tiên tôi xin nói đôi lời về những nhận định này mang tính chất cá nhân, dựa trên những bản kiến nghị và bài báo mà Trần Ngọc Thịnh đã trả lời trên các trang tin như kenh14.vn, dantri.com.vn, vnexpress.net hay 24h.com.vn… Nội dung của những nhận định này là phản bác lại những câu trả lời báo chí và bản kiến nghị 21 trang A4 kia. Và cá nhân tôi hoàn toàn có quyền viết với tư cách công dân và quyền công dân.

Phần 1: Phản bác lại bản kiến nghị 21 trang

Trần Ngọc Thịnh (TNT):

1. Nghi vấn: Có thực sự tác giả đi 25 nước trong vòng 2 năm như đã nói trong sách không? Nếu có đi 25 nước thì liệu có đi đúng như hành trình mô tả trong cuốn sách không?

2. Cơ sở của nghi vấn: Rất nhiều độc giả là những người có nhiều kinh nghiệm đi du lịch bụi cho rằng việc đi 25 nước trong vòng hơn 2 năm với một người trẻ được mô tả là chỉ với 700 USD lúc ban đầu là khó tin. Nhiều chi tiết trong cuốn sách chưa chính xác thực sự làm độc giả nghi ngờ về việc tác giả có đi thực sự hết 25 nước hay không hay chỉ đi một số nước rồi ngồi viết ra.

 4. Kiến nghị: Do vậy, tôi kiến nghị Cục Xuất bản khi làm việc với tác giả để thẩm định lại tính chân thực của cuốn “nhật ký hành trình” mà tác giả nói là thật này, xác minh giúp tôi và độc giả có nghi vấn 3 vấn đề như sau:

1. Xác minh xem hộ chiếu có đúng là của Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh ngày 19/9/1990, quê quán Nam Định không? 

2. Xác minh xem các dấu hải quan đóng trong cuốn hộ chiếu đó có đủ các nước mà Huyền đã kể trong sách không?

3. Xác minh xem các dấu hải quan đó có được đóng vào ngày phù hợp với lịch trình của Huyền Chip hay không?

Phản bác

Thế lấy gì làm bằng chứng để TNT cho rằng Chip chưa đi qua 25 nước, lấy gì làm bằng chứng để cho rằng những nội dung trong cuốn sách không thật. Nếu TNT chứng minh được tôi sẽ tin TNT ngay. Với số tiền ban đầu là 700 USD là khó tin nhưng không có nghĩa là nó không thể tin được, nhiều người có kinh nghiệm là ai? Và nếu là người có kinh nghiệm thì cái đó chỉ đúng với họ thì liệu có đúng với Chip không? Các bạn vẫn biết là cuộc sống có sự may mắn và kì diệu. Để có thành công luôn đòi hỏi sự may mắn. Cá nhân tôi nghĩ là Chíp gặp may mắn. Nội dung cuốn sách nói chi tiết rằng Chip có đi chui vào một số nước vậy rõ ràng cái kiến nghị trên bằng thừa, dở hơi và không cần thiết.

Trần Ngọc Thịnh:

1. Các nghi vấn: Liệu có đúng là tác giả không chuẩn bị cho chuyến đi, chỉ lên đường với 700 USD ban đầu và vài bộ quần áo, đi đến đâu thì làm việc để kiếm tiền đi tiếp?

2. Cơ sở của nghi vấn: Tôi và một số độc giả nghi vấn về việc tác giả có chuẩn bị kỹ càng từ trước khi khởi hành cả năm trời, với cả dự tính chi phí cho toàn chuyến đi. Bằng chứng của chúng tôi, được chụp tại blog của tác giả (như hình dưới) cho thấy rằng, tác giả đã có sự chuẩn bị khá kỹ trước chuyến đi.

4. Kiến nghị: Tôi kiến nghị Cục Xuất bản yêu cầu tác giả trả lời nghi vấn này của tôi cũng như của các độc giả nghi vấn và đính chính lại nếu tác giả có sự chuẩn bị cho chuyến đi từ lâu trước khi khởi hành chứ không phải là không chuẩn bị gì cả, chứ không thế lên đường với vài bộ quần áo.

Phản bác

Thế TNT chứng minh cô ta có nhiều hơn hay ít hơn 700 USD xem nào, chứng minh cô ta chả lao động gì xem nào? Cái yêu cầu độc giả trả lời nghi vấn thì có thể chấp nhận được nhưng yêu cầu “đính chính” thì có lẽ là TNT không hiểu vấn đề. Bởi vì cái nội dung này chả xúc phạm, sỉ nhục hay làm tổn hai bất kì ai, tổ chức cá nhân nào. Thế mà đòi đính chính thì hết sức vô lý.

Trần Ngọc Thịnh:

1. Các nghi vấn: Liệu rằng có phải là tác giả chỉ khởi hành với 700 USD ban đầu mà không hề có sự hỗ trợ nào từ cá nhân, đơn vị, tổ chức?

2. Cơ sở của nghi vấn: Với một chuyến hành trình dài hơn 2 năm, đi qua 25 nước với chỉ 700 USD ban đầu mà không có sự hỗ trợ của các cá nhân, đơn vị tổ chức thì e rằng rất khó khả thi. Bằng chứng của chúng tôi tìm thấy chỉ ra nghi vấn là công ty máy tính ASUS Việt Nam có tài trợ cho hành trình của Huyền Chip qua đó để quảng bá sản phẩm của mình gắn với hình ảnh Huyền Chip.

3. Kiến nghị: Cục Xuất bản yêu cầu tác giả làm rõ xem có phải là không chuẩn bị gì và lên đường với số tiền ban đầu là 700 USD mà không có sự hỗ trợ của các cá nhân, đơn vị, tổ chức không? Sau đó đính chính lại những thông tin sai lệch.

Phản bác:

Thế TNT đưa ra chứng cứ có các công ty tài trợ cho cô ta đi. Ví dụ như tên cty, địa chỉ, số tiền và hóa đơn chuyển tiền xem nào? TNT cho rằng ASUS Việt Nam tài trợ thì chỉ ra xem cô ta quảng bá cho ASUS bằng cái gì, cách nào, hình ảnh quảng bá đâu? Các sự kiện quảng bá đâu? Cái kiến nghị làm rõ nữa mới nực cười. Cục xuất bản có thẩm quyền và trách nhiệm về việc người ta đi, cầm gì hay sao. Người ta đi và cầm gì chả lẽ lại liên quan đến nội dung cuốn sách hay sao, vi phạm pháp luật hay sao mà phải làm rõ. Mà cá nhân tôi thấy hôm trước hay trước nữa tôi ăn gì tôi còn chả nhớ chứ huống chi đi mấy năm rồi, Chip không nhớ được thì làm rõ kiểu gì (giả sự cục xuất bản có quyền)

Trần Ngọc Thịnh:

1. Nghi vấn: Liệu tác giả có dễ dàng xin thị thực vào các nước khi không có chứng minh tài chính? Liệu tác giả lại có thể được chiếu cố nhiều lần như thế khi xin visa mà không có vé máy bay khứ hồi, không việc làm ổn định, không thu nhập để chứng minh tài chính? Liệu rằng việc tác giả trả lời câu hỏi của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan là “cháu xin visa như thế nào” là “cháu ăn vạ để xin visa” là điều có thực để chứng minh việc xin thị thực vô cùng giản đơn của tác giả? Tác giả không cần thị thực cũng có thể vào Ai Cập?

2. Cơ sở của nghi vấn: Độc giả tìm được yêu cầu khi xin thị thực du lịch vào Isarel như hình minh họa bên dưới.

Như vậy với bằng chứng này, chúng tôi nghi ngờ việc tác giả nói là xin được thị thực vào Israel mà không cần chứng minh tài chính hay bảo lãnh của cá nhân hay đơn vị nào. Ngoài ra, trong suốt hành trình của mình, việc xin thị thực nhập cảnh của tác giả nghe có vẻ rất đơn giản như xin một cái được ngay trong khi đó thực tế xin thị thực nhập cảnh tới nhiều nước như tác giả kể là đã đến nó đòi hỏi yêu cầu thủ tục giấy tờ và thời gian tương đối lâu.

Những người Việt Nam đã du lịch sang Ai Cập cho biết “đa số công dân các nước khi du lịch Ai Cập đều cần phải có visa, tuy nhiên công dân nhiều nước có thể xin visa ngay tai sân bay (on arrival) với chi phí từ 10-15 USD. Công dân Việt Nam nhất định phải có visa mới vào được Ai Cập, mà phải xin visa trước chứ ko được xin visa on arrival, trừ trường hợp bay tới Hurghada và Sharm el Sheikh. Khi bay tới hai nơi này, trừ phi có lịch trình đầy đủ (booking khách sạn) thì sẽ nhận được visa ngay tại chỗ. Chuyện miễn visa cho bất kỳ ai đến Sinai là không đúng, vẫn phải có visa Ai Cập. Thành ra nếu em Huyền đã vào Sinai là phải có visa, còn nhận đc visa đó ngoài Ai Cập hay tại sân bay ( Sharm el Sheikh? ) thì tùy. Chả lẽ em đã vào Ai Cập mà không hề có visa ???  Vậy em nhập cảnh vào Sinai ( từ Israel?) qua đường bộ hay đường không?”

3. Phản hồi của tác giả: Tại buổi họp báo ở Hà Nội, tác giả đã không thể trả lời được câu hỏi là tại sao có thể có thị thực nhập cảnh vào Israel mà không có chứng minh tài chính? Tác giả nói: “Khi sang đó mình đã viết rất nhiều phóng sự về việc này. Mình không thể giải thích tại sao lại như thế vì mình không phải là người lập nên chính sách ngoại giao”.?!? Rồi là thế nào tác giả có thể từ Israel qua Palestines rồi lại quay lại Israel mà đàng hoàng đi qua trạm kiểm soát không bị chặn lại như chốn không người. Tác giả nói là mình không lập ra chính sách ngoại giao nên không thể trả lời được!!!!.

Còn câu trả lời với câu hỏi của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan

-Bác Vũ Khoan: Cháu xin visa như thế nào?
– Huyền Chip: Ăn vạ thôi ạ, không được thì mình lên cấp trên, không được nữa thì lên cấp trên nữa.
– Bác Vũ Khoan: Thế thì vất vả nhỉ.

mà tác giả in lên bìa sách “cháu đã xin visa như thế nào” đã được tác giả giải đáp là “ăn vạ thôi ạ” chỉ là một câu nói đùa với bác Vũ Khoan. Như vậy, với tác giả giữa đùa và thật nó rất mập mờ tạo hồ nghi với khán giả.

4. Kiến nghị: Cục Xuất bản trong quá trình thẩm định lại làm việc với tác giả đề nghị tác giả giải thích rõ ràng, trung thực cho độc giả những nghi vấn kể trên của tôi và độc giả. Không được nói vòng vo, lập lờ hay trốn tránh trách nhiệm trả lời.

Phản bác:

Nói thật là bạn đã đi dự các hội nghị khoa học ở nước ngoài bao giờ chưa? Có nhất thiết cần chứng minh tài chính ko?Nếu bạn có viết một bài nào đó? Được thư mời từ một tổ chức nào đó thì có cần chứng mình ko? Được mời thì họ gửi thư mời làm cơ sở cho đi xin visa…thế là có thể vào nước họ 2 tuần như vậy là cũng đi nước ngoài, cũng sống ở nước ngoài 2 tuần. Thế thì có cần chứng minh tài chính không? Thêm nữa các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn hay Châu Âu, những người vượt biên trái phép vào cũng đầy mà có phát hiện hết đâu. Vậy cô ta có thể vào Ai Cập theo đường vượt biên…Còn về cái kiến nghị, tôi nghĩ Cục Xuất Bản không phải tòa án, nên Cục Xuất Bản cũng không có đủ thẩm quyền để yêu cầu được cô ta nói điều mà bạn yêu cầu.

Trần Ngọc Thịnh:

1. Nghi vấn: Chúng tôi nghi ngờ việc tác giả có thể xin được việc làm mà toàn việc làm tốt, với mức rất lương cao ở Dar es Salaam, Tanzania khi mà quốc gia này còn nghèo hơn Việt Nam và tỷ lệ thất nghiệp đang rất cao là điều bịa đặt, không có thực. Thu nhập bình quân đầu người tại Tanzania năm 2010 là $545.2, tỉ lệ thất nghiệp tại thành phố Dar là tới 31.1% cho nam và 40% cho nữ và đang có chiều hướng gia tăng. Tôi và độc giả nghi ngờ rằng, việc tác giả sử dụng thị thực du lịch (hầu hết ngắn ngày), trình độ hạn chế (mới tốt nghiệp cấp 3), kinh nghiệm không có, không biết tiếng bản địa mặc dù nói là mỗi ngày học 100 từ tiếng châu Phi mà khi độc giả tại buổi họp báo ở Tp.HCM hỏi tác giả nói 3 câu đơn giản là “tôi đói”, “tôi muốn đi vệ sinh” và “tôi yêu bạn” bằng tiếng châu Phi lại không thể nói được, lại có thể xin được việc làm với lương cao một cách vô cùng đơn giản là điều không tưởng.

2. Cơ sở của nghi vấn: Như cá nhân tôi là một du học sinh, cũng đã từng đi nhiều nước, tôi biết rằng theo quy định thì những ai mang thị thực du lịch sẽ không được phép lao động tại quốc gia mình đến thăm. Do vậy, sẽ không có đơn vị, tổ chức nào tuyển dụng vào làm việc vì điều đó vi phạm pháp luật. Kể cả, với du học sinh cư trú dài hạn, thì việc xin việc kể cả những việc tay chân như bưng bê, rửa bát cũng rất khó vì phải cạnh tranh với nhiều người khác, vậy thì một người chưa tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm đi làm, visa du lịch, lại cư trú thời gian ngắn và không thành thạo tiếng bản địa liệu có thể xin được việc làm tại một Casino với mức lương 150USD/ tuần và được làm ở đấy 2 tháng như tác giả nói ??? Cách Huyền kiếm việc ở casino lớn nhất thành phố Dar es Salaam cũng làm người ta phải chú ý, từ cách xin việc, công việc cho tới tiền lương. Trước hết, Huyền xông thẳng vào casino và đòi gặp quản lý. Sau một bài kiểm tra dễ nhanh chóng và dễ dàng Huyền được nhận vào làm với công việc là người dẫn chương trình, thông báo các sự kiện của casino qua hệ thống phóng thanh 9 giờ/tuần và được ứng trước vài trăm đô la để mua quần áo???. Là một người quản lý sòng bạc lớn, liệu có ai tuyển một người xa lạ, không giấy phép lao động, không kinh nghiệm vào làm ngắn hạn, lại còn ứng trước tiền không????

3. Phản hồi của tác giả: Tại họp báo, để trả lời nghi vấn là liệu tác giả có làm ở Casino thật không hay là bịa đặt, tác giả đã công bố 2 bức ảnh chụp trong đó tác giả đang cầm micro để chứng minh là mình có làm ở đó, chứ không phải bịa đặt ra. Tuy nhiên, khi nhìn bức ảnh thì bạn đọc nghi vấn vì Casino mà không thấy máy đánh bài?? Bức hình này có thể chụp tại quán bar hay một bữa tiệc cưới ở địa phương khi tác giả làm MC nên rất khó thuyết phục.

 

Về chuyện xin việc làm ở các nước, tác giả nói là mình kiên trì, đến nơi nào cũng hỏi xin việc nên được cho việc làm. Câu trả lời này không thỏa đáng, bởi lẽ có những cái không phải cứ kiên trì mà sẽ được vì không bao giờ có thể xảy ra. Giống như việc xin thị thực, nếu không đủ điều kiện cấp thị thực thì không phải cứ kiên trì mà xin được nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu . Phải chăng là sự “kiên trì” xin việc mà tác giả nói nó cũng giống như là việc “ăn vạ xin visa” mà tác giả nói với bác Vũ Khoan rồi sau đó lại bảo là “nói đùa”.

4. Kiến nghị: Cục Xuất bản yêu cầu tác giả làm rõ chi tiết về khả năng xin việc này. Cung cấp địa chỉ, số điện thoại của Casino ở Tazania mà tác giả nói đã làm việc, cùng địa chỉ email của người manager để gửi thư xác minh xem liệu tác giả có làm ở đó 2 tháng với mức lương cao ngất ngưởng 150USD/ tuần hay 10USD/h không?

Đề nghị Cục Xuất bản yêu cầu tác giả làm rõ những việc gì tác giả đã làm, thu nhập như thế nào?

Phản bác

Việc cho rằng Chip chỉ mới có bằng cấp 3 nên trình độ hạn chế thì là sai lầm và thiếu hiểu biết. Thế giới này thiếu gì những người chả học gì mà kiến thức đầy mình như Esdison, Anhxtanh, Bill Gate hay Steve Job và còn rất nhiều tấm gương khác nước. Kiến thức mà người ta có thể tiếp thu bằng nhiều cách như tự học, người khác bảo hay qua cuộc sống. Việc cho rằng phải qua trường lớp mới có trình độ là ngớ ngẩn. Cuộc sống đã đưa ra những nhà bác học, các học giả vĩ đại mà chả cần qua trường lớp nào cả. Bản thân tôi đây cũng chả cần phải học sư phạm văn, chả cần học viết văn Nguyên Du nhưng tôi sáng tác thơ cũng ầm ầm và tự tin là hay hơn ối người được học sư phạm văn hay viết văn Nguyễn Du. Hơn nữa TNT cho rằng theo quy định là đi du lịch thì không được phép làm thêm hay lao động. Điều đó chỉ đúng với pháp luật một số nước, làm sao biết được các nước Châu Phi cũng cấm, làm sao biết được sòng bạc của nó cũng tổ chức và hoạt động theo mô hình của Lasvegast hay Macao, Hồng Kông. Đấy là nói trên quan điểm phạm luật, còn thực tế thì sao. Lúc cô ta lao động thì pháp luật có ở đó mà cấm không, hợp động lao động là thỏa thuận miệng, cô ta lao động dưới hình thức là làm theo ngày, theo giờ vậy có đủ chứng cứ để phạt không?  Làm sao biết được là cô ta không có kinh nghiệm nếu chỉ dựa vào cái bằng cấp 3. Bây giờ khối người học đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ còn có những khía cạnh hiểu biết không bằng người chả học cái cóc khô gì. Ai nói, cứ đi du học, cứ học thạc sỹ, tiến sỹ, đại học thì cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi? Như tôi đây chả học văn đâu nhưng làm thơ thì chắc cũng có nhiều người thích đấy TNT ạ. Còn về kiến nghị Cục Xuất Bản làm rõ tên cty, mức lương, người quản lý thì rõ ràng Cục Xuất Bản làm chức năng của Cục Thuế, mà không phải Cục Thuế Việt Nam mà là Cục Thuế của các nước khác.

Trần Ngọc Thịnh

1. Nghi vấn: Sự kiện bị xe máy phóng gần 100km/h tông gãy ống đồng là do người khác viết thêm vào mà tác giả không phải là người viết. Hoặc tác giả bịa đặt ra chi tiết này.

2. Cơ sở của nghi vấn: Tại buổi họp báo ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, độc giả hỏi về chi tiết bị xe máy tông gẫy ống đồng trong sách của tác giả mà chính tác giả lại chối cãi là không có viết chi tiết đó trong sách. Một tai nạn nghiêm trọng như vậy, mới xảy ra trong 2 năm, phải chăng khi bị tông xe cú va chạm đã làm tổn thương trí nhớ của tác giả??? mà không nhớ được sự kiện này. Sau đó lại giải thích vòng vo, không hợp lý về việc gãy ống đồng sau 3 tuần có thể đi lại, leo núi là “cơ chế hồi phục của mỗi người khác nhau”.

Thêm nữa, nếu tác giả sang đường chứ không ngồi trên xe máy đó, vậy làm sao một người sang đường lại có thể biết xe chạy tốc độ 100km/h hay là tác giả có mang theo súng bắn tốc độ của CSGT hay là cố tình thêm mắm, thêm muối cho có phần lôi cuốn. Hình chụp bằng chứng từ cuốn sách.

3. Phản hồi của tác giả: Tại họp báo, tác giả lúc đầu chối cãi là mình không viết chi tiết đó trong sách. Nhưng sau đó lại trả lời vòng vo, rồi kết luận lại là “cơ thể mỗi người khác nhau, nên cơ chế phục hồi khác nhau”. Đây là cách giải thích khó có thể chấp nhận được. Chả lẽ tác giả là người ngoài hành tinh hay bị đột biến gen nên khác tất cả mọi người bởi theo PGS. TS Vũ Quang Vinh, phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tạo hình – bệnh viện Bỏng Quốc gia trong bài trả lời báo Người Đưa Tin  thì “thời gian để hồi phục sau khi gãy ống đồng ít nhất là 2 tháng. Tùy từng trường hợp như gãy kín hay gãy hở, bó bột hay phẫu thuật, thời gian phục hồi có thể lâu hơn. Tuy nhiên, chắc chắn sau 3 tuần người bệnh không thể hoạt động mạnh ngay được. Do đó, việc leo núi sau 3 tuần gãy ống đồng là điều khó có thể xảy ra”.

4. Kiến nghị: Cục Xuất bản yêu cầu tác giả đi kiểm tra y tế để chụp X-Quang xác minh xem tác giả có gãy ống đồng thật không? Nếu gãy có thể hồi phục sau 3 tuần được không? Sau đó trả lời bạn đọc về chi tiết khó tin này để tìm ra câu trả lời xác thực cho thắc mắc của độc giả.

Bởi tác giả nói sách mình chân thực, thì phải đảm bảo tính chân thực. Đây là sách nhật ký hành trình, không phải tiểu thuyết để mà hư cấu. Cá nhân tôi đồng tình với ý kiến Nhà văn Y Ban phát biểu như sau: “Bản thân tôi là người sáng tác nên tôi hiểu những điều hư cấu trong tác phẩm hoàn toàn có thể thay đổi, nay hư cấu thế này, mai lại thế khác. Các nhà văn viết tiểu thuyết thường phải lập sơ đồ tuyến tính nhân vật hẳn hoi để tránh nhầm lẫn. Nhưng nếu đã là tác phẩm dạng hồi ký, cẩm nang như thế này (Xách ba lô lên và đi – PV) thì tác giả không được phép sai lầm. Nếu đó là sự thật thì tác giả phải nhớ. Nếu Huyền Chip thực sự gãy chân, cô ấy phải nhớ ngay. Nhưng ở đây, sự dối trá đã thò ra”.

Phản bác

TNT làm ơn hãy đưa ra bằng chứng cô ta bị xe máy đâm với vận tốc lớn hơn hay bé hơn 100Km/h xem. TNT liệu có làm được không. Hay bây giờ chúng ta đi gọi hồn anh “Nguyễn Văn Thạc” và chị “Đặng Thùy Trâm” (xin lỗi hai người con anh hùng vì đã nhắc tên anh chị ở đây) để chứng minh các chi tiết trong “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi” hay các cựu chiến binh họ mô tả về các trận đánh và các cuộc chiến đầu để đòi họ chứng minh lại hay sao? hay còn nhiều tác giả nữa như Nguyễn Du – Truyện Kiều, Vũ Trọng Phụng – Số Đỏ…v.v (xin lỗi các cụ con không có ý xúc phạm, các cụ bỏ qua cho con). Còn việc đòi Cục Xuất Bản yêu cầu giám định pháp y thì hóa ra đây là vụ án hình sự à? Ai bị hại? Tòa đâu, luật sư đâu, viện kiểm soát đâu? Còn cho rằng tác giả “không được phép sai lầm” thì TNT đòi cô gái 23 tuổi là thần thánh, là cây bút kì cựu à? Vô lý không các bạn?

Trần Ngọc Thịnh:

1. Nghi vấn: Tổng chi phí thực tế của chuyến hành trình là bao nhiêu? Tác giả tự kiếm tiền bằng việc đi làm thêm để trang trải có thật không?

2. Cơ sở của nghi vấn: Với dự tính của chính tác giả thì tổng chi phí vào khoảng 25,000 USD vậy thì chi phí thực tế khó lòng thấp hơn quá nhiều so với dự tính này. Với 700 USD ban đầu, thì chi phí còn lại rất lớn, tác giả chi tiêu ra sao, một ngày bao nhiêu chi phí hết bao nhiêu? Liệu tác giả nói không có ai tài trợ thì tác giả làm gì ra một số tiền lớn như thế để tự trang trải cho hành trình du lịch của mình? Với một người mới chỉ tốt nghiệp cấp ba, chưa có kinh nghiệm đi làm nhiều, không biết tiếng bản xứ thì đi làm kiểu gì để có thu nhập cao ngất ngưởng như vậy?

3. Phản hồi của tác giả: Tác giả nói tại họp báo là không ghi chép chi tiết chi phí chuyến đi vì đi đến đâu làm kiếm tiền nên không ghi chép. Nhưng thực tế, không phải như vậy, trên Facebook Page của cuốn sách tác giả chia sẻ có mua một máy ảnh Canon 400D vào thời điểm năm 2011 giá trị thấp nhất vào khoảng 400 USD khi vừa bị ốm khoảng 1 tháng ở Israel với chi phí tốn kém dành cho chăm sóc y tế???

 

Tác giả nói tại họp báo chi phí mỗi ngày từ 5-10USD/ ngày tức là từ 100,000 VND đến 200,000 VND (theo tỷ giá 1USD = 20,000 VND). Một ngày chỉ chi tiêu 5-10USD/ngày mà làm thêm để kiếm trang trải cho hành trình tiếp theo thì lấy đâu ra tiền mua một máy ảnh trị giá thấp nhất 400 USD, tương đương 8 triệu VND????

4. Kiến nghị

Cục Xuất bản yêu cầu tác giả làm rõ vấn đề chi phí này. Bởi làm rõ vấn đề chi phí, thu nhập sẽ giải đáp được thắc mắc của độc giả, xóa tan đi những điều được truyền thông và ekip thực hiện cuốn sách đang tô vẽ nên một cuộc sống “quá ảo” và nhiều “huyền thoại”.

Phản bác:

Đi như thế chả nhẽ người ta phải lên kế hoạch chi tiết trước đó là tôi sẽ ăn cái j, hết bao nhiêu, giá từng món thế nào hay sao? Nhất là thời buổi vật giá leo thang, giá mỗi quốc gia lại khác nhau, mua bằng tiền mặt không hóa đơn và hơn nữa cô ta không có nghiệp vụ kế toán. Rõ ràng là yêu cầu ngớ ngẩn của TNT. TNT có thế chứng minh cô ta không đi làm xem? Chứng minh được không? Với cái kiến nghị đòi kê khai chi phí thì khác gì Cục Xuất Bản là cục thuế, là cơ quan điều tra thu nhập. Nực cười TNT ạ

Trần Ngọc Thịnh:

1. Vượt biên trái phép: Cuốn sách đang thu hút sự quan tâm rất lớn của độc giả này lại vô tình đang tuyên truyền cho một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo bất cứ luật pháp của một quốc gia có chủ quyền nào, đó là hành vi vượt biên trái phép. Trong buổi họp báo ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, tác giả đã nói trước hơn 200 người dự họp báo khẳng định rằng mình đã vượt biên trái phép vào Malawi. Trên Facebook Page bằng tiếng Anh của mình, tác giả còn chia sẻ công khai hành vi phạm pháp của mình chỉ vì lý do tiết kiệm tiền phí xin thị thực là 100 USD. Việc chia sẻ bằng tiếng Anh này là hết sức nguy hiểm thể hiện một thái độ ngang nhiên thách thức pháp luật.

Cá nhân tôi cho rằng, đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng không thể có lý do gì có thể biện minh, chứ không thể bênh vực là lý do trải nghiệm cá nhân, khám phá. Hành vi này, nếu bị bắt sẽ có thể bị trục xuất và đi tù (tùy luật từng nước). Như vậy, có thể thấy ngay, việc làm của tác giả là vi phạm pháp luật, do vậy không có gì hay để mà kể ra trên một tác phẩm văn học dạng nhật ký. Bởi nếu chính phủ Malawi biết họ sẽ phản đối về mặt ngoại giao khi chúng ta lại tung hô tác giả là “hình mẫu thanh niên hiện đại” vì “dám nghĩ, dám làm”. Chiểu theo phương diện pháp luật, nếu tác giả vi phạm pháp luật ở Malawi, cho dù có về Việt Nam rồi nhưng nếu bị tố giác và hai nước có thỏa thuận về tương trợ tư pháp, tác giả Huyền Chip vẫn có thể bị bắt và yêu cầu dẫn độ sang Malawi để xử theo luật pháp nước sở tại. Giả sử này hoàn toàn có thể xảy ra vì tác giả lại công khai chia sẻ việc phạm pháp của mình bằng tiếng Anh trên một Page có nhiều độc giả là người nước ngoài. Đọc comment bên dưới cũng thấy họ phản đối việc  làm của tác giả. Do vậy, tôi cho rằng đây là một hành vi rất nghiêm trọng, không đáng in thành sách để tuyên truyền cho hành vi phạm pháp, bởi tuyên truyền hành vi phạm pháp cũng là vi phạm các quy định trong lĩnh vực xuất bản.

Phản bác:

Cô ta chỉ thừa nhận (tôi nghĩ dám làm dám nhận thì là một người biết phân biệt đúng sai, phải trái…) là vượt biên trái phép, đi làm chui chứ cô ta không cổ vũ, không chỉ cách hay tuyên truyền làm việc đó nó chả  có câu nào thể hiện cố ta thách thức pháp luật cả. Nếu cô ta thách thức thì phải đại loại như kiểu: “tôi phạm pháp đấy, các ông bắt tôi đi, phạt tôi đi” hay nếu tuyên truyền thì cũng phải “các bạn hay học theo tôi, làm như tôi”…. Cái cách suy diễn, quy chụp hay “vơ đũa cả nắm” trên kia của TNT là ý kiến cá nhân, trò lố bởi vì cô ta có biện minh gì đâu, cô ta thừa nhận là mình vượt biên, lao động chui cơ mà. Vậy mà TNT dùng những lời lẽ cá nhân rất gay gắt, quy chụp và suy diễn. Còn nói in thành sách là tuyên truyền cho các hành vi phạm hay trong lĩnh vực xuất bản thì các báo khác sẽ thôi không đăng tin Pháp Luật ở báo của mình nữa. Các tòa àn hay các nhà xuất bản của các báo Công An, Pháp Luật hay các báo liên quan đến pháp luật không nên in ra Nhật Kí Phá Án, hay Hành Trình Tội Ác nữa TNT ạ.

Trần Ngọc Thịnh:

Cư trú bất hợp pháp: Sau khi vượt biên trái phép vào Malawi, tác giả còn cư trú bất hợp pháp ở đấy 10 tuần. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nối dài của hành vi vượt biên ở trên. Cho dù là ở bất cứ quốc gia nào có chủ quyền, cư trú bất hợp pháp cũng sẽ bị xử lý hình sự, nhẹ thì trục xuất, nặng có thể đi tù. Do vậy, việc tác giả “truyền cảm hứng” du lịch bụi như thế này vô hình chung đang khích lệ những người du lịch bụi, đặc biệt là những người trẻ thích “xê dịch” sẵn sàng bất chấp luật pháp để thỏa mãn trải nghiệm cá nhân mà hậu quả nếu xảy ra là hết sức khôn lường. Đồng thời, nếu sự việc bị phát giác sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia. Và rộng hơn nữa là làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Lấy ví dụ như trường hợp rất nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc lao động rồi trốn ở lại cư trú bất hợp pháp đã làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, làm cho phía Hàn Quốc tạm dừng cấp phép cho lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Một hành động phạm pháp của một nhóm nhỏ người làm ảnh hưởng tới rất nhiều người khác và làm xấu hổ cả một dân tộc. Đó là việc làm đáng bị lên án. Và việc “truyền cảm hứng” sai trái như vậy với giới trẻ là một việc làm vô cùng nguy hiểm cần phải cấm tuyệt đối trong sách vở, trong văn chương.

Phản bác:

Cái từ “truyền cảm hứng” trên kia chỉ là các câu nói của những người ủng hộ Chip hay các báo ủng hộ cô ta. Ở đây TNT dùng lại để quy chụp thì thật là dơ bẩn. Nếu cô ta viết trong sách là “Tôi đã truyền cảm hứng cho các bạn, các bạn nên hay các bạn phải…abc gì đó” thì đã đành nhưng đây cô ta có viết vậy đâu. Toàn là do lối suy diễn của TNT mà ra. Hơn nữa cô ta đi như thế, vi phạm pháp luật như thế thì chỉ có cô ta chịu trách nhiệm trước pháp luật thôi chứ còn mức độ ảnh hưởng thì cá nhân tôi cũng cho là có chút xíu (nếu bị truy tố). Bởi vì chỉ có một mình cô ta, cô ta không đại diện cho bất cư một cơ quan nhà nước, cơ quan chính phú hay không đại diện cho tôi và mọi người, không đại diện cho dân tộc Việt Nam. Hành vi nhân danh nhà nước, dân tộc Việt Nam của TNT khi chưa được sự cho phép của tất cả lại càng tệ hại hơn. Xấu hổ.

Trần Ngọc Thịnh:

Lao động bất hợp pháp: Với thị thực du lịch, theo quy định của luật pháp rất nhiều nước, thì không được phép lao động để kiếm tiền. Tuy vậy, việc tác giả mô tả hành trình của mình là tự đi du lịch, đến mỗi nước để kiếm việc làm thêm để kiếm tiền đi tiếp là một hành vi phạm pháp nữa. Xét về luật pháp là vi phạm, xét về mặt đạo đức cũng không hay bởi lẽ khi tác giả đến du lịch một quốc gia đã nhận được nhiều sự trợ giúp của mọi người rồi lại còn cướp luôn cơ hội việc làm của họ như thế là một điều hết sức không phải. Gây ra cái nhìn không hay về người du lịch Việt ở nước ngoài.

Phản bác:

Thế mấy bác Tây đen hay Tây Balo đến Việt Nam cũng bị lên án. Vì nó cướp cơ hội của người dân Việt Nam, trong số những người đó có anh chị em, bạn bè của tôi và TNT sao TNT không lên án, không đấu tranh…để mọi người tôn vinh. Thêm nữa là các nhà đầu tư hay tuyển dụng họ không quan tâm đến con người nước nào mà họ quan tâm đến người làm được việc, tạo lợi nhuận cho họ. Nếu Chip không đến đó thì họ cũng thuê những người khác có thể làm được việc đó mà không phải là người bản xứ. Và thêm vào nữa là số lao động bất hợp pháp của VN đang ở nước ngoài nếu nói như cách của TNT cũng đang cướp đi cơ hội của những người nước đấy và mang về cho gia đình, vợ con họ. Vậy sao ko lên tiếng vậy TNT?

Trần Ngọc Thịnh: Kết Luận:

Chỉ cần xem 5 hành vi nêu trên của tác giả, tôi có thể kết luận rằng, tác giả là một thanh niên có nhân cách, đạo đức và hành vi không tốt đẹp gì. Nếu như việc vi phạm chỉ là một lần và tác giả không nói ra thì nếu bị lộ cũng có thể tha thứ vì sự bồng bột của tuổi trẻ, nhưng đây đã thành thói quen, nếp nghĩ của một người trẻ tuổi như em thì thật đáng phê phán, đáng bị lên án, chứ không thể nào được gọi là “hình mẫu thanh niên hiện đại” vì dám nghĩ, dám làm như GS Nguyễn Lân Dũng nói trong buổi họp báo ở Hà nội ngày 19/9/2013. Tác phẩm của tác giả đang vô hình trung cổ súy cho lối sống không lành mành, không trung thực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thật là vô cùng nguy hiểm. Do đó tôi thấy cuốn sách cần bị cấm phát hành.

Phản bác:

Những hành động trên chỉ có thể chỉ ra rằng Chip có hành vi không tốt đẹp chứ chưa thể kết luận nhân cách và đạo đức của cô ta. Vậy mà TNT lại cho rằng nhân cách, đạo đức của cô ta không tốt đẹp thì rõ ràng là một sự xúc phạm. Vậy mà luôn cho rằng hiểu luật, tôn trọng pháp luật. Cá nhân tôi nghĩ Chip có thể kiện TNT ra tòa vì tội xúc phạm người khác vì những câu nói của anh ta đã được in thành văn bản và gửi tới các cơ quan chức năng. Còn cái câu “hình mẫu lý tưởng” chỉ là câu của GS Nguyễn Lân Dũng chứ không phải câu mà mọi người gắn cho cô ta, của xã hội gắn cho cô ta hay là cô ta tự xưng. Lấy lời nói cá nhân mà quy chụp cho người khác là vô căn cứ và “quy đồng mẫu số” như ông bạn TNT này đã từng nói đấy.

Trần Ngọc Thịnh: C. Kiến nghị xử lý

Thư các vị lãnh đạo quý Cục, sau khi trình bày đầy đủ các nghi vấn, gồm lý lẽ, dẫn chứng cũng như chia sẻ một số vấn đề nghiêm trọng về nội dung tư tưởng của cuốn sách. Tôi xin phép được tổng kết lại mấy kiến nghị chính với Cục Xuất bản như sau:

1. Tạm đình chỉ phát hành cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” để thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định lại tính chân thực của cuốn nhật ký hành trình này và yêu cầu tác giả, công ty sách Quảng Văn và Nhà xuất bản Văn học giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, có dẫn chứng thuyết phục các nghi vấn mà tôi và các độc giả khác đã nêu ra ở trên.

2. Sau khi tiến hành thẩm định nội dung, tố chức họp báo công khai có thông cáo báo chí để làm rõ đúng sai, phải trái trong tranh luận về cuốn sách này để dư luận được rõ.

3. Nếu sau buổi họp báo, Cục Xuất bản tuyên bố cuốn sách này sai trái, bịa đặt, những hành vi mô tả trong sách của tác giả là vi phạm pháp luật nước sở tại, nghi vấn của độc giả là hoàn toàn đúng thì kiến nghị Cục Xuất bản áp dụng các biện pháp sau dựa trên cơ sở pháp lý của Luật Xuất Bản và Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 6/1/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản:

•        Tịch thu, tiêu hủy và cấm phát hành vĩnh viễn cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” với tập 1 mang tên “Châu Á là nhà đừng khóc” và tập 2 là “Đừng chết ở châu Phi”. Tất cả sách đã bán cho độc giả, độc giả có quyền đòi lại số tiền mình đã bỏ ra mua cuốn sách này.

•        Yêu cầu toàn bộ Ekip của cuốn sách bao gồm tác giả Nguyễn Thị Khánh Huyền, Công ty sách Quảng Văn, NXB Văn học, các công ty tài trợ và phóng viên các báo (kể cả báo giấy, lẫn báo mạng) đã từng viết bài bênh vực hiện tượng Huyền Chip công khai xin lỗi công chúng những người đã lên tiếng phê phán sự giả tạo, bịa đặt và tuyên truyền những thứ phạm pháp, xấu xa này làm ố bẩn đi nền văn học nước nhà.

•        Phối hợp với Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Cục Báo Chí, Bộ Thông tin & Truyền thông tiến hành xử lý kỷ luật ban biên tập và cá nhân phóng viên các tờ báo giấy, báo mạng đã viết bài khen ngợi, tâng bốc, tác giả và cuốn sách trên báo của mình nhằm lừa gạt dư luận, cổ súy cho những hành vi sai trái, tội lỗi, phạm pháp, vi phạm Luật Báo chí, vi phạm đạo đức báo chí gây mất lòng tin của nhân dân vào sự khách quan, trung thực của truyền thông chính thống.

 

•        Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tác giả Nguyễn Thị Khánh Huyền, Công ty sách Quảng Văn và NXB Văn học căn cứ theo Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 6/1/2011 của Chính phủ

•        Yêu cầu cá nhân, tổ chức phát hành cuốn sách có trách nhiệm hoàn lại tiền mua sách cho các độc giả đã trót bị lừa phỉnh để mua cuốn sách này nếu họ muốn được lấy lại đồng tiền do họ lao động làm ra. Tổ chức việc hoàn tiền có thông báo rộng rãi trên báo chí cho toàn bộ độc giả đã mua sách được biết.

•        Giống như, đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, những hành vi vi phạm cần phải bị xử lý nghiêm giống như việc Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấm diễn trên toàn quốc với Angela Phương Trinh và Bà Tưng vì hành vi phản cảm, đề nghị Cục Xuất bản cấm tác giả Nguyễn Thị Khánh Huyền được phép xuất bản trong vòng 3 năm kể từ ngày có kết luận công bố để làm bài học răn đe cho các tác giả trẻ khác.

Nếu như sau khi hội đồng thẩm định xem xét, đánh giá đưa ra kết luận rằng tất cả những điều tôi nghi vấn ở phần A và B của đơn kiến nghị này là sai, là không đúng sự thật, tôi xin công khai gửi lời xin lỗi tác giả và ekip thực hiện cuốn sách trên trang Facebook cá nhân và gửi cho các cơ quan thông tấn báo chí.

Trước khi viết thư kiến nghị này, tôi cũng đã chia sẻ dự định viết thư của mình trên trang Facebook Page cá nhân và được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Chúng tôi muốn làm tới cùng sự việc này bởi lẽ chúng tôi không thể chấp nhận nhìn những cái xấu xa, giả dối lại ngang nhiên tồn tại, thậm chí thách thức cả công luận. Đã có những nhà văn, nhà thơ lớn cũng đã lên tiếng đứng về phía chúng tôi như nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà văn Nguyễn Văn Thọ phát biểu trên báo Gia Đình (http://giadinh.net.vn/van-hoa/cac-nha-van-nha-tho-noi-ve-cuon-sach-cua-huyen-chip-gioi-tre-can-su-trung-thuc-de-khong-bi-bip-20130925093610539.htm) hay như nhà văn Y Ban trên báo Giáo Dục Việt Nam http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Nha-van-Y-Ban-Huyen-Chip-su-doi-tra-da-tho-ra/318005.gd.

Cá nhân tôi cũng như những độc giả yêu văn hóa đọc, mong muốn tìm kiếm những giá trị văn chương đích thực, hướng thiện, một nền văn học nước nhà trong sạch, thuần khiết rất mong mỏi Cục Xuất bản sẽ có những động thái khẩn trương vào cuộc để trả lại công lý và sự thật cho những ai tâm huyết với nền xuất bản của nước nhà.

Do quy định của pháp luật không cho phép ký đơn thư kiến nghị tập thể, do vậy tôi sẽ ký thư kiến nghị này với tư cách cá nhân và đăng công khai trên mạng để độc giả khắp nơi trên cả nước đọc và ký tên lập thành danh sách những người ủng hộ kiến nghị này để gửi tới Cục Xuất bản. Tôi cũng sẽ gửi thư này tới các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước để họ cùng vào cuộc tìm sự thật và công lý cho mọi độc giả.

Phản bác:

Việc yêu cầu tạm đình chỉ là nực cười vì nó không vi phạm luật xuất bản về nội dung, không xâm phạm lợi ích của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, không gây ra ảnh hưởng với bất kì ai vì nó không có những ngôn từ kích động hay cổ súy. Còn cái yêu cầu công khai lên tiếng xin lỗi những người đã phê phán thì càng hài hước hơn. Bởi lẽ chả nhẽ Chip và ekip của cô ta xúc phạm hay gậy thiệt hại với những người phê phán à? Những người phê phán có thiệt hai trong đó hay sao mà đòi xin lỗi…

Hơn nữa TNT trả lời phỏng vấn trên báo chí rằng nhân danh công lý và sự thật, trả lợi sự thật cho nền văn học này nọ. Tôi hoàn toàn đồng ý nhưng đừng nhân danh cộng đồng hay mọi người. Thử hỏi có bao nhiêu người viết đơn ủy quyền để TNT đại diện cho họ. Tôi nói ở đây vì “mọi người” thì trong đó có tôi nên tôi có quyền nói vì tôi không đồng ý cho TNT thay mặt những người trong đó có tôi. Vây các bạn thấy hành động này của TNT có ra gì không? Tôi không đánh giá mà để mọi người đánh giá. Xin hết phần nhận định ở đây.

4. Nhận định về Fulbrighter Trần Ngọc Thịnh

Trước khi đi vào nhận định tôi cần nói thêm là tôi dung từ “fulbrighter” là hoàn toàn chính xác vì TNT là học viên của học bổng “fulbright”, việc dùng từ này không hề có ý xúc phạm đến học bổng “fulbright” hay các “fulbrighters” khác vì ý nghĩa của các từ khác nhau. Thêm nữa tôi cũng xin nói rằng tuy tôi không hiểu luật nhiều bằng TNT cũng như không có bạn làm luật sư hay tốt nghiệp các trường luật danh trong nước và quốc tế nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không được tranh luận dựa trên pháp luật, không đủ kiến thức để tranh luận hay không được nhận xét về anh ta và tôi hoàn toàn có đủ kiến thức luật pháp để hiểu anh ta đang làm những gì. Về trình độ anh ta như thế nào tôi cũng không biết, không đánh giá được, học bổng của anh ta ra làm sao tôi cũng chịu mà cái tôi đưa ra nhận xét ở đây dựa trên cái bản kiến nghị 21 trang, trang facebook của anh ta và các bài trên báo chí (có lẽ cái này tôi không xin phép trích dẫn vì báo chí, facebook và mọi người đều biết rồi, đọc rồi Nếu một ngày anh ta có gỡ xuống để biện minh hay chối bỏ những việc mình làm thì mọi người cũng đừng có lấy làm lạ). Hơn nữa đây chỉ là nhận xét cá nhân (vì tôi có quyền nhận xét về bất cứ ai, tổ chức nào…) để tranh luận, không phải kiến nghị gửi đến bất cứ cơ quan có thẩm quyển hay không thành văn bản có kí tên tôi hay thông cáo cá nhân có kí tên tôi nên tôi không việc gì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay liên quan đến pháp luật. Nói thế để cho TNT hiểu rằng đừng có lôi pháp luật vào những cái chuyện này, nó không liên quan và để mọi người thấy nếu có lôi vào thì càng làm cho anh ta lố bịch và nực cười hơn mà thôi.

Đầu tiên: Ban đầu nếu TNT chỉ dừng lại ở những phát biểu báo chí mang tính nhận xét cá nhân, có tính chất góp ý, tham ra và phê bình để Huyền Chíp tốt hơn thì tôi thấy phục anh ta, thấy anh ta thẳng thẳng và tài năng và dám đấu tranh.

Thứ hai: Sau khi đọc các bài báo của anh ta trên các tranh tin chính thống tôi mới thấy rằng anh ta là một người khá “lập ngôn” và có phần thái quá. Tôi chỉ dám nói là “lập ngôn” ở những từ ngữ anh ta dùng trên các bài báo. Vì anh ta cho rằng anh ta có quyền đại diện cho quần chúng, số đông, rồi cho độc giả. Thử hỏi rằng có bao nhiêu người ủy quyền cho anh ta, đồng ý cho anh ta đại diện. Anh ta là ai mà dám cho là “tôi và mọi người đã cho em nhiều cơ hội…để thay đổi” những lời lẽ của anh ta cứ như là anh  ta có quyền xét hỏi, truy vấn, phán xét. Nếu anh ta chỉ dừng lại ở việc nhân danh cá nhân thì còn tạm chấp nhận được nhưng anh ta nhân danh công lý, sự thật và nhân danh đấu tranh cho công lý sự thật. Thử hỏi xem xã hội còn có bao nhiều việc động trời hơn cái cuốn sách của Huyền Chíp, có bao nhiêu sự việc cần phải tìm lại công lý hơn vụ của Huyền Chip, bao nhiêu kẻ ăn hại, tàn phá đất nước, bán rẻ nhân dân sao anh ta không xông vào? Và nếu anh ta làm với Huyền Chip mà không làm những cái khác thì có công bằng với Huyền Chip hay không trong khi anh ta luôn mồm kêu gọi công bằng và sự thật?

Thứ ba: Là cái bản kiến nghị 21 trang A4 của anh ta có những kiến nghị pháp luật rất mơ hồ, đánh đổi trách nhiệm của các cơ quan và theo tôi có những từ ngữ có tính chất quy chụp, suy diễn và những lời lẽ nếu không muốn nói là gay gắt, xúc phạm người khác. Anh ta viện dẫn ý kiến cá nhân của một ai đó rồi đòi pháp luật xử lý những cái không thuộc thẩm quyền quy định của các cơ quan pháp luật. Cá nhân tôi cho rằng cái bản kiến nghị này thì bất kì ai học luật đọc chỉ làm trò cười (chứng tỏ anh ta chỉ hiểu vớ vấn về luật, lý thuyết sáo rỗng…) và đây chỉ là trò PR, đánh bóng cái tên tuổi chưa đâu vào đâu của anh ta (Anh ta luôn bảo là mình học ở Mỹ, làm cho cơ quan nước ngoài này nọ nhưng mấy ai biết được anh ta học cái gì, làm cty nào, lĩnh vực ra làm sao, địa chỉ ở đâu, uy tín hay không?)

Thứ tư: Sau khi đọc trang facebook của anh ta thì cá nhân tôi lờ mờ nhận ra đây chỉ là trò ăn theo vụ lùm xùm của Huyền Chíp để đánh bóng cái tên tuổi vốn dĩ chả lấy gì làm sáng sủa, nổi tiếng của anh ta. Trong các comment của anh ta với bạn đọc FB tôi còn thấy thông tin anh ta sắp ra mắt sách dày trăm trang, ố ồ, hay đây là vụ ăn theo nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để bán sách sắp xuất bản của anh ta? Cũng có lý khi anh ta không lên tiếng về những vụ kiểu như vacxin, hay vụ kết quả xét nghiệm ở Hà Tây cũ… lại lên tiếng ở khoản sách báo, xuất bản này là có ý đồ riêng? Ai dám nói Anh ta không phải người tạo ra cái trang này cũng với một số cái nick facebook cá nhân (một là anh ta tự tạo ra nó hoặc anh ta thuê một số người comment) luôn luôn vào ủng họ, comment hay like với những lời lẽ tung hô anh ta là Lục Vân Tiên, là Hiệp Sĩ này nọ

Thứ năm: Anh ta luôn cho mình mà người có học thức, văn hóa nhưng hễ ai có góp ý hay ý kiến phản bác lại hay không đồng tình lại anh ta thì anh ta đều viện xóa đi, nói xấu hay có những lời lẽ xúc phạm những người đã bình luận hay thậm chí anh ta viện dẫn các điều luật như 258, nghị định 72 để dọa nạt những người khác. Xin thưa với anh rằng nó không có tác dụng đâu. Đây là diễn đàn chứ không phải văn kiện, không phải đơn kiến nghị hay không phái thư xúc phạm hay tố cáo, bôi nhọ và không phải ai cũng ngu như anh nghĩ đâu.

Thứ sáu: Anh ta luôn cho rằng người khác xúc phạm mình, mình hiểu luật đòi kiện họ ra tòa, đòi gặp nhau tại tòa nhưng trong khi đó anh ta đi nhạo báng, xúc phạm nhưng người lớn tuổi và có học bằng học vị hơn anh ta như GS. Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, TS. Lương Hoài Nam, nhà văn Nguyễn Quang Vinh và một số người khác nữa với những lời lẽ như “GS ngụy biện”, “TS ngụy biện” hay “tát vỡ mồm”. Xét về góc độ văn hóa VN thì anh ta là bố láo, mất dạy còn về pháp luật (nếu như anh ta nói) thì là xúc phạm danh dự, cá nhân người khác với tính cách của một đứa trẻ hiếu thắng, không hiểu sự đời. Những người khác không phản bác lại anh ta bởi vị họ không chấp, nghĩ anh ta còn trẻ, chưa hiểu đời để cho anh ta có cơ hội sửa đổi nhưng anh ta luôn mồm gào thét. Anh ta còn vơ những người của học bỏng “fulbright” và các “fulbrighters” vào để đánh đồng, suy diễn là mọi người xúc phạm tổ chức danh giá mà các đời tổng thống Hoa Kỳ phải biết ơn, hay xúc phạm những người được giải thưởng này. Tối nghĩ nếu anh ta không hoang đường, hoang tưởng thì cũng theo kiểu “gái đĩ già mồm”, “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Thứ bảy: Nếu có những bài báo trái chiều, không ủng hộ anh ta hay phê phán anh ta thì anh ta cho rằng họ đều kém hiểu biết, “đào ngũ” khỏi những người ủng hộ anh ta mà anh ta gắn cho cái biệt danh “đội quan công lý, đội quân cách mạng” và quyết đi tìm sự thật chân lý. Anh ta còn cho rằng sẽ “xử lý” bọn đấy sau khi xong vụ “con Cheap”. Một tên khùng, điên, lố bịch và lếu láo.

Thứ tám: Những gì là Huyền Chíp làm là đáng xấu hổ nhưng chưa đến mức lên án, cần được phê phán, chắt lọc trước khi in nhưng anh ta luôn mồm kêu gào đòi tiêu hủy sách, đòi xin lỗi, đòi giám định…thì rõ ràng anh ta đang xâm phạm tự do cá nhân, ngôn luận và quyền được viết của người khác. Cái này đủ căn cứ xử lý anh ta theo nghị định 72 hay điều 258 BLHS. Suy cho cùng thì Huyền Chíp sai 2, 3 thì anh ta sai 8,9. Anh ta nhân danh công lý, sự thật và xã hội để đánh bóng tên tuổi, để được nổi tiếng, để PR bản thân mình.

Nếu TNT qua bài này mà muốn quy chụp là xuyên tạc, vu khống hay bôi nhọ thì cứ việc nhé. Đây chỉ là nhận xét cá nhân, chả là văn kiện,  đơn kiến nghị như cái bản kiến nghị 21 trang A4 kia đâu mà anh đòi xử lý theo pháp luật. Nói theo các cụ “bút chưa sa nên gà chưa chết đâu” nên đừng mang pháp luật ra mà hù thiên hạ. Còn cái bản kiến nghị kia thì có chữ kí của TNT rồi đấy…hãy dừng lại trước khi quá muộn TNT ạ.

Trần Ngọc Thịnh chửi một em gái

P/S: Viết đến đây để mọi người hiểu và có cái nhìn đa chiều về sự việc Huyền Chip và cuốn sách và để hiểu tại sao TNT lại rùm bem vụ này lên một cao trào mới. Đó có thể là chiêu trò của TNT hoặc của công ty sách. Cái này thì chúng ta không trong cuộc thì không hiểu hết được nhưng qua đó chúng ta thấy được sự phức tạp của xã hội, cái sai của Huyền Chip, cái sai của TNT và lòng bao dung của những người đi trước, của độc giả và cộng đồng mạng để có đánh giá một cách công tâm hơn chứ đừng để truyền thông hay mạng xã hội dẫn dắt vào cái guồng để người khác lợi dụng nhân danh công lý, sự thật hay xã hội mà đến khi nhận ra chúng ta thấy nó thực sự là chưa đến mức phải làm như vậy. Để chúng ta nhận thức được cái xấu, cái đẹp và không có ai hoàn hảo cả, tuyệt đối cả. Như một người có trí tuệ đã từng nói, “Tôi không biết bí mật của thành công là gì, nhưng tôi biết bí mật của thất bại là cố gắng làm hài lòng tất cả.” – Bill Cosby

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. NGÔN TỪ phát ra từ miệng truyền đi những NIỀM TIN của bạn (chứ không phải của mọi người), niềm tin sẽ định hướng cách CƯ XỬ, và cách cư xử sẽ tạo nên KẾT QUẢ. Ngôn từ phát ra từ miệng sẽ quyết định cảm giác của bạn, nó có khả năng dẫn dắt nhưng cũng có thể gây trở ngại cho chính bạn.

  2. Ranh giới giữa " trắng " và " đen " chỉ là 01 bước chân . HC không đúng trong 01 số trường hợp nhưng liệu bạn đã đọc kỹ lý do là vì sao chưa ? Có những thứ mình không thể kết tộc và quy chụp một cách vội vàng được . Mình tin là bạn cũng ít nhất một lần nói dối trong đời , cũng có thể ăn trộm đấy ( Ăn trộm thức ăn ….) .. Đừng nói người khác không có não nếu não mình cũng chỉ toàn là Bã đậu

  3. bài này quen quen hình như là do mình đăng, có 1 người bạn gửi cho mình mà mình cũng không biết tác giả là ai. Bạn ấy bảo mình cứ ghi tên mình viết cũng được, nhưng mà thôi, mất công lại bị gọi là đạo văn.

  4. đã dành thời gian ra đọc hết bài này, và phát hiện ra là tốt nhất ko nên dành thời gian quý báu của mình cho một thằng ngớ ngẩn như TNT nữa. Một thằng điên làm náo loạn lên thì lúc đầu người ta còn chú ý chứ mà điên dai quá thì nên làm ngơ cho nó bớt giở trò đi.

  5. Tất cả các phản bác đòi bằng chứng của bạn đều là thể loại nói cùn hết. Người nào đưa ra tuyên bố "tôi làm được" thì phải đưa ra chứng cứ, còn người không tin thì không cần đưa ra chứng cứ gì cả mà họ có quyền yêu cầu được chứng minh.
    Đơn giản như: Tòa án kết tội Bạn hiếp dâm 100 người. Việc đưa ra bằng chứng là trách nhiệm của Tòa. Nếu nói như cái kiểu của bạn, tòa sẽ nói: "Thế anh đưa ra bằng chứng là anh không hiếp dâm 100 cô gái này xem nào ?" Đấy là cách lý luận rất láo lếu và phản khoa học.

  6. 1.Thịnh không kiến nghị gì về quyền tự do báo chí, quyền từ do viết, tự do xuất bản của ai, mà Thịnh kiến nghị về nội dung cuốn sách đã được cục xuất bản thông qua. Việc kiến nghị này là kiến nghị của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Đối tượng kiến nghị ở đây là sản phẩm, và người nhận kiến nghị là Cục XB. Cục phải có nghĩa vụ trả lời cho người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. HC không phải là chủ thể nhận được kiến nghỉ cho nên HC không có quyền vứt cái gì vào sọt rác như bạn nói được đâu nhé.
    Đề nghị bạn tìm hiểu về pháp luật nhiều hơn trước khi phát biểu những câu liên quan đến pháp luật.
    2. Việc người ta trả lời cái kiểu đó vẫn là mất lòng tin với đọc giả như bt, vì cách trả lời lảng tránh rồi quay lại phê phán người tiêu dùng vì đã vạch ra lỗi sai từ sản phẩm của mình.
    3. Đúng là vớ vẩn thật, thì cũng chỉ là một chủ đề trên báo chí chứ chả liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng thừa thời gian thì cứ tham gia cho vui chứ mất gì=))

  7. Mình nghĩ, bài này chỉ muốn chỉ ra rằng nếu đã là nghi vấn thì đừng quy chụp. Nếu TNT dùng cái lối nghi vấn để quy chụp thì người viết bài này cũng vậy. Họ muốn dùng "gậy ông đạp lưng ông mà thô". Chúng ta truy cứu 1 người có tội nhưng ko có chứng cứ buộc tội người đó thì chẳng lẽ người đó có tội và phải chịu án hay sao. Đấy là nguyên tắc của tự do. Chúng ta có quyền nghi vấn nhưng không có quyền phán xét nếu không đủ chứng cứ. Bạn cho rằng con cừu ngu thì cần phải chỉ ra cái ngu của nó, còn không thì bạn cứ giữ lấy cái nghi vấn đó làm riêng chứ không có quyền yêu cầu tất cả gắn cho nó cái mác "ngu" theo cái ý kiến cá nhân của mình. Có thể ngu với bạn nhưng lại thông minh với người khác. Thân ái và quyết hái

  8. Ủa tôi chả thấy có gì mà đấu tranh với sự thật và công lý ở đây cả, sao nghe nó to tát thế..Thịnh chỉ là một thằng chí phèo đi bới móc từng câu từng chữ trong cuốn sách rồi ra vẻ đại diện cho giới trẻ đứng lên tìm công lý và sự thât. Cô Huyền viết láo Ok. Nhưng anh Thịnh cũng chả phải người tốt đẹp gì. Sự thật cái khỉ gì từ một quyển sách cỏn con và nó giúp ích dc ji. Nghe lớn lao quá. Bao chuyện bất bình trong xã hội cần sự thật công lý tì đếch thèm mở mồm. Trong khi hùa nhau vào phỉ báng bắt nạt con bé con đơn thương độc mã. Anh ta có quyền kiến nghị, nhưng sau khi kiến nghị anh ta nên im lặng. Đằng này anh ta bị bệnh vĩ cuồng, ảo tường, tự cho mình là đúng lên tiếng vì giới trẻ, xổ ra những từ ngữ mà chẳng ai nghĩ của 1 MA từ US. Sao cái giọng điệu giống một thằng độc tài thế. Đúng là những trò lố của HC và Thịnh.

  9. Thử cảm giác mạnh, chịu nắng gió" thì chắc mỗi thằng viết bài này k chịu được, còn lại thanh niên chịu được tất, qua vụ HC mới biết dân viết báo còn nhiều thằng nghĩ rất ngây thơ ông ạ =))))

  10. nói nghe nè, Thịnh có quyền độc giả để kiến nghị nhé. Không thế thì theo bạn ai mới có quyền kiến nghị vậy? công bằng dân chủ mà. Làm đúng quyền lợi và không phạm pháp nhé.

    tranh cãi về sự thật vô bổ vậy sao lúc đầu em Huyền không nói là có cường điệu đi, thì đã không có bão táp rồi, đằng này thì đợi đến khi độc giả bức xúc quá, mới chịu thừa nhận. Cơ bản là có cái sai ngay từ ban đầu rồi.

    "quăng vào sọt rác" – thế nên bạn chỉ có thể ngồi nhận xét mà thôi, mà về học lại chính tả đi ha

    câu cuối, cũng có 1 thằng rảnh lắm đi nói vớ vẩn về những thứ vớ vẩn, ha ha ha

  11. Dài quá, ko đọc nổi. Tôi chỉ có ý kiến thế này:

    1. Thịnh chả có quyền gì đòi kiến nghị. Về mặt pháp lý, về mặt tự do báo chí, tự do viết, tự do xuất bản… tác giả ko có nghĩ vụ chứng minh sự thật những gì mình viết trừ khi vấn đề quá nghiêm trọng(sách y học, sách có nội dung gây bất ổn an ninh xã hội, vu cáo). Quảng Văn, NXB Văn Học, HC hoàn toàn có quyền ném kiến nghị của Thịnh vào xọt rác mà ko thèm trả lời, ko luật nào ép họ làm chuyện đó. Lý do họ trả lời kiến nghị chỉ là(mục 2)

    2. HC, Quảng VĂn, NXB Văn Học trả lời kiến nghị chỉ là vì ko muốn mất lòng tin với độc giả mà thôi.

    Tôi thấy tranh cãi về cái gọi là "sự thật" là vô bổ vì nó ko tồn tại hoặc ko thể tồn tại 100%. Mà thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào tác giả, ai kiểm chứng? Việc đưa ra tranh luân tiểu tiết như xe máy đi 100Km là rất vớ vẩn. Cái xe nó lao đi thì em HC nó cứ ước đoán đại là 80 hay 100km gì đó chứ bố thằng nào bắn tốc độ àm nói chính xác được. TOÀN TRANH CÃI NHỮNG THỨ VỚ VẨN CỦA MỘT CUỐN SÁCH VỚ VẨN. NHÂT LÀ KHI LẠI BỊ KIẾN NGHỊ MỘT CÁCH VỚ VẨN NỮA

  12. Muốn làm gì thì làm, tự do gì thì tự do, nhưng phải thao khuôn khổ luật pháp. Ăm trôm, nói dối, làm giả visa, viết nhật ký như cuốn tiểu thuyết 80 ngày vòng quanh thế giới. Không có não, hay ăn tiền rồi đấy

  13. "Hơn nữa TNT cho rằng theo quy định là đi du lịch thì không được phép làm thêm hay lao động. Điều đó chỉ đúng với pháp luật một số nước, làm sao biết được các nước Châu Phi cũng cấm, làm sao biết được sòng bạc của nó cũng tổ chức và hoạt động theo mô hình của Lasvegast hay Macao, Hồng Kông. Đấy là nói trên quan điểm phạm luật, còn thực tế thì sao" -> Nếu nói như bạn thì bạn có bằng chứng nào để biết các nước châu Phi k cấm làm thêm khi đi du lịch? Sao bạn k dẫn ra 1 minh chứng cụ thể nào đó như "theo wikipedia" hay "anh XYZ đã từng đi châu Phi nói với tôi là…." để chứng minh anh ta nói sai đi? Bạn đòi anh ta đưa ra những bằng chứng trong khi điều anh ta đặt ra là "nghi vấn" (nếu có bằng chứng thì nghi vấn làm j???), bạn gọi anh ta là võ đoán nhưng trong cách phản biện của bạn cũng có vấn đề. Rất nhiều chi tiết trong phần phản bác bạn dùng lập luận "kiểu kiểu" như này. Cái lý luận kiểu như "nếu không ai chứng minh được con cừu ngu thì rõ ràng nó thông minh" k thể áp dụng vào đây được.
    Tất cả những cái mà TNT viết chỉ là nghi ngờ, vì thế nó vẫn có một phần cảm tính, chỉ cần HC có câu trả lời thỏa đáng là ok ngay. Chốt lại, mình k đồng ý phần phản bác của bạn, các phần khác mình k ý kiến.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI