Những tưởng sau sự vụ của Thạc sĩ Văn học Phạm Quốc Đạt hồi tháng 5 khi anh viết nguyên một bức tâm thư gửi cho Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu để phản đối bộ ảnh “Đồng tính – 10 điều muốn nói” của Thạc sĩ Hiếu bằng những lập luận thiếu khoa học, phi logic và có phần tủn mủn kiểu trẻ con thì mình sẽ không bao giờ phải thốt lên kêu trời vì một vị Thạc sĩ nào nữa ở Việt Nam. Ai dè hóa ra những Thạc sĩ kiểu như anh Phạm Quốc Đạt vẫn còn nhiều quá, những Thạc sĩ bị mắc bệnh “ngu”.
Chẳng phải vô tình mà mình phải sử dụng từ “ngu” và cho đấy là một căn bệnh nếu như một vị Thạc sĩ đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty CP Giáo dục Ước Mơ Xanh không phát ngôn ra câu:
“Đồng tính là một căn bệnh.”
Cụ thể Thạc sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã tuôn ra nguyên một bài tư vấn tâm lý với nội dung như này với các em học sinh của trường THPT Trần Phú như sau:
“Trào lưu quan hệ đồng tính hiện nay đang phát triển và cô thấy cũng rất mạnh…Đó là một căn bệnh…Và sau đó cô cũng nói với em đó là: Em hãy suy nghĩ. Em hãy coi như là cái sự việc bị hãm hiếp đó là một tai nạn ngoài ý muốn của em. Và cuộc đời thì ai cũng có tai nạn hết. Có những người gặp tai nạn rồi sau đó quên tai nạn đi và sống bình thường. Cũng có những người gặp tai nạn rồi cũng chính tai nạn đó giết chết cuộc đời của người đó luôn. Nên cô không muốn em giống như vậy.
Em hãy bỏ cái suy nghĩ em không thể gần một người nam được. Em hãy tưởng tượng đi, sau này người đó nói với cô rằng em muốn kết hôn với một người nữ và bằng mọi giá em phải thuyết phục mẹ em cho em kết hôn với người nữ. Lúc đó cô mới nói rằng: Cô không cấm em, không cản em. Trong ác cảnh của em bây giờ, cô không muốn cho em lời khuyên nào hết. Nhưng cô chỉ hỏi em một điều, em hãy suy nghĩ cho thật kỹ. Khi em kết hôn với một người nữ, sau này em có thể làm đám cưới rình rang và hạnh phúc trong ngày hôn lễ của mình hay không? Rồi sau này có thể nắm tay người yêu của mình mà đến với họ hàng một cách hãnh diện hay không? Rồi có hạnh phúc khi làm mẹ hay không? Em hãy suy nghĩ về tất cả những điều đó.
Thật sự, khi mà cô nói để tất cả các em suy nghĩ, việc này chắc chắn cũng có một số em phản đối cô. Bởi vì trong số các em cũng có những người đồng tình và ủng hộ với điều này.
Cô không phản bác. Thật sự, cô chỉ thấy đáng thương những người đó thôi. Bởi vì những người vấp vào con đường này là họ đã chọn một con đường giới hạn cho cuộc sống của mình. Một tương lai của mình không thể nào tự hào và kiêu hãnh được trước mặt người thân, trước mặt ba mẹ, trước mặt bạn bè. Chúng ta chọn một con đường để đi chúng ta đi trong bóng tối. Có một anh sinh viên nói với cô rằng cô ơi em không muốn như vậy. Nhưng, cô có nói với anh đó rằng: Thật ra đó là tâm bệnh chứ không phải là bệnh về mặt sinh lý đâu. Nên đã là tâm bệnh thì các em VẪN CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC nếu các em thật sự muốn thoát khỏi nơi đó.
Nên một trong những vấn để cô muốn nói với các em rằng: Các em cần phải lưu ý, tình yêu nam hay nữ, nam nữ với nhau cũng có sự nguy hiểm khi chúng ta vượt quá giới hạn. Tình yêu nữ với nữ, nữ với nam, tình yêu đồng giới. Nếu như các em giữ ở đó, mặc dù nữ với nhau thích thích nhau, có cảm tình với nhau chăm sóc lẫn nhau, đó cũng là một chuyện tốt đẹp, không có vấn đề. Nhưng các em có thể vượt qua những điều đó, em HÃY ĐỂ CHO MỌI THỨ TỰ NHIÊN, gìn giữ sự trong sáng. Để sau này, các em lớn lên rồi, các em gặp phải một cái người mà mình yêu thương thật sự, mà cuộc đời mình đã hư hỏng rồi và cũng không có cơ hội đến gần người đó thì các em sẽ thấy vô cùng đáng tiếc.
Cô muốn nói lời khuyên răn các em, trong buổi chiều ngày hôm nay, cô muốn nói với các em một điều là: Để khắc phục tất cả những điều đó, cô mong rằng, điều các em phải làm đó là học cách KIỀM CHẾ. Kìm chế cảm xúc của mình và KIỀM CHẾ HAM MUỐN NHẤT THỜI CỦA TUỔI MỚI LỚN để tránh những cái hậu quả khôn lường mà cô đã vừa nêu. Để tránh những điều đó thì các em phải có ước mơ, khi các em có ước mơ, các em có động lực để vượt qua những phút cám dỗ. Chính ước mơ đó sẽ đánh thức các em và lôi các em ra khỏi nơi đó. Và ước mơ đó sẽ hướng các em vào việc học, tập tring vào việc học. Và các em phải có lòng biết ơn đối với cha mẹ của mình, bậc sinh thành của mình. Mẹ mình mang nặng chín tháng mười ngày, bao nhiêu tháng ngày nuôi nấng các em vất vả. Các em hãy một lần suy nghĩ về điều đó để đầu các em có lòng biết ơn trong lòng của mình. Khi các em có lòng biết ơn trong lòng của mình, trước khi hành động một vấn đề, điều gì, các em có thể thắng lại được và các em có thể cân nhắc và suy nghĩ được. Nếu như trong tấm lòng các em không có hình bóng của cha mẹ, chắc chắn các em sẽ rất dễ phạm tội, sa ngã. Và các em cũng phải biết ơn thầy cô nữa. Bởi các thầy cô ngày đêm vất vả, dạy dỗ các em và mong muốn các em học thành…”
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=_4naXJ7BAFo]
Phần lớn phản ứng của cư dân mạng dành cho phần tư vấn tâm lý này của bà Mỹ đều là gạch đá. Cũng phải thôi, cá nhân mình cho rằng với sự thiếu hiểu biết cộng thêm kiểu làm ăn tắc trách, ăn nói thiếu suy nghĩ và áp đặt những suy nghĩ sai lệch cho các em học sinh phổ thông như bà thì xứng đáng được tặng cả xe tải gạch về mà xây nhà.
Trên thực tế thì vào năm 1990, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các căn bệnh của loài người. Bên cạnh đó, vào năm 1973 và 1975, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những động thái tương tự. Theo những tổ chức này, đồng tính không phải là một căn bệnh mà là một xu hướng tính dục mang tính tự nhiên (cùng với song tính luyến ái và dị tính luyến ái).
Trước đây, đã từng có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm thay đổi xu hướng tính dục của những người đồng tính. Một vài trong số đó mang tính tàn bạo và đã gây ra không ít cảnh đau thương. Ví dụ như tại Mỹ, người ta cho người đồng tính nam xem ảnh khỏa thân nam và kích điện cho đến khi họ không còn ham muốn nữa. Tại Việt Nam, phổ biến nhất có lẽ là phương pháp cho uống thuốc và bùa ngãi với hy vọng có thể “biến” người đồng tính trở lại thành người dị tính.
Tất nhiên là tất cả những biện pháp đó đều không có hiệu quả. Bởi vì ngay từ đầu, đồng tính không phải là một căn bệnh và nó có tính bền vững lâu dài kể từ khi người đồng tính được sinh ra.
Thiết nghĩ, một người hỗ trợ giáo dục lâu năm như Thạc sĩ Nguyễn Thanh Mỹ trước khi đưa ra lời khuyên hay tư vấn cho các em học sinh về vấn đề đồng tính thì trước hết phải tự bổ sung kiến thức cơ bản về xu hướng tính dục cho mình. Phổ thông trung học là lứa tuổi cực kì nhạy cảm với những thay đổi về mặt sinh lý lẫn tâm lý của các em. Những điều hướng dẫn không đúng từ người đi trước, dù nhỏ hay lớn đều có thể gây ra những luồng suy nghĩ sai lầm và nhận thức sai lệch. Từ đó gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được.
Chuyện có lẽ sẽ chỉ dừng lại tại đó vì nhiều khi chúng ta chẳng thể làm gì được với những người dốt nhưng không muốn được đào tạo lại. Khoan hãy bàn đến chuyện bà Mỹ có xứng với cái danh Thạc sĩ hay không mà hãy bàn đến lương tâm nghề nghiệp của bà ấy đã. Thực ra có không ít những người như bà Mỹ ở ngoài kia, thậm chí còn là Tiến sĩ, Giáo sư hay những học hàm học vị khác vẫn còn những suy nghĩ lệch lạc, sặc mùi định kiến và kỳ thị như bà. Nhưng họ không phô bày cái sự ngu dốt đó nơi đông người, càng không đem quan điểm cá nhân đó để đi tư vấn cho người khác.
Và có lẽ để đáp trả lại yếu ớt làn sóng dư luận đang dâng cao, khi được phỏng vấn, bà Mỹ chỉ còn có thể khẳng định một cách yếu ớt nhằm mục đích cố đấm ăn xôi:
“Thú thật là tôi không có quan tâm lắm đến cộng đồng người đồng tính và những chuyện tương tự. Chỉ là với kinh nghiệm mấy chục năm trong ngành giáo dục, tôi thấy đồng tính là một dạng tâm bệnh và có thể thay đổi được. Mặc dù vậy, tôi cũng chỉ có thể khuyên nhũ các em ở thời điểm hiện tại mà thôi (phổ thông trung học). Chứ còn khi các em lớn lên và trưởng thành, các em có toàn quyền lựa chọn có đi theo con đường đó hay không. Thực tế là ngay cả bản thân các bậc phụ huynh còn không cấm cản được thì làm sao tôi có thể? Ngày mai (23.10), tôi sẽ có một buổi làm việc với Ban giám hiệu trường THPT Trần Phú về việc này. Cả hai bên sẽ đưa ra giải pháp nhằm trấn an các em học sinh. Thế thôi. Và tôi nhấn mạnh lại một lần nữa, tất cả những gì tôi nói toàn bộ đều là quan điểm cá nhân.”
Không có quan tâm lắm mà bà dám phát ngôn bừa bãi nơi đông người và thể hiện sự kỳ thị trắng trợn cộng đồng người đồng tính bằng sự ngu dốt của bản thân. Bản thân người đồng tính hoàn toàn bình thường vậy mà bà Mỹ lại cho rằng đó như là một căn bệnh và phải chữa trị để trở về bình thường. Nhưng rất tiếc, bà đã sai và bà đã phải trả giá cho những phát ngôn đó của mình bằng sự phẫn nộ của cộng đồng. Nhiều người cho dù không phải nằm trong cộng đồng LGBT cũng không thể kìm được bình tĩnh với bà.
Điều này càng thể hiện rõ tầm quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ người đồng tính ở Việt Nam, sẽ ra sao khi những con người “thiếu hiểu biết” nếu không muốn nói thẳng là “ngu sự” như thế này đem sự đần độn của mình gây tổn thương cho người đồng tính? Thật sự tôi quá sốc khi giữa đất Sài Gòn – nơi mà đồng tính gần như là điều mà người ta trông thấy hằng ngày lại tồn tại một con người có phát ngôn thiển cận đối với những kiến thức cơ bản nhất về đồng tính như vậy!! Phải chăng bà ta từ hang động lâu năm nào đó mới chui ra?
Vì có lẽ, ngu dốt cũng là một căn bệnh!
Bài viết về Thạc sĩ Phạm Quốc Đạt (tháng 5/2013):
Lukas Chunny
cứ quăng cho nó cây cuốc, làm mấy sào ruộng, mấy liếp rau, làm được bây nhiêu ăn bấy nhiêu thì xem có muón đồng tính nữa hay không?
Với thước đo giá trị đạo đức của con người bị bóp méo ở thời đại này, phải thật sáng suốt mới biết những gì là đúng. Riêng mình thì mình đồng ý với quan điểm của TS. Nguyễn Thanh Mỹ và mình cũng đồng ý với câu ngu dốt là một căn bệnh.