Chúng ta hãy cùng xem xét một cách nghiêm túc về đất nước ta hiện nay. Thời đại 4.0 – Sự thống trị của Internet, hầu hết những gì chúng ta đang sử dụng đều có liên quan đến Internet không nhiều thì ít.
Quay trở lại năm 2017 – năm startup của Việt Nam, nhưng hãy nhìn xem chúng ta đã thành công hay thất bại. Thành thì ít mà bại thì nhiều. Có lẽ, nguyên do lớn nhất ở đây vẫn là con người, hay chúng ta chỉ chú trọng bề nổi mà không để ý bên trong như thế nào, tốt nước sơn nhưng không tốt gỗ.
Giáo dục ở nước ta đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Chạy theo thành tích rồi sẽ được gì, cử nhân rồi cũng đi lái Grab bình thường. Kiến thức được học trong trường ít khi được sử dụng vào thực tế. Trong khi đó, hãy xem cách cả những nước tự cường như Israel – một nước nằm ở Trung Đông – nội chiến xảy ra như cơm bữa, ví trí địa lý cũng đắc đạo – một bên giáp biển Chết còn lãnh thổ phần lớn là sa mạc đã làm gì. Giới lãnh đạo đã tạo cho người dân một tinh thần tự lực. Kết quả như ta thấy, họ đã dẫn đầu thế giới rất nhiều mặt từ y tế đến nông nghiệp, từ công nghệ đến quân sự. Biết sự so sánh là không tốt, nhưng cùng suy ngẫm sự tự lực của người dân ta hiện nay mà xem, rất đáng để buồn.
Nhưng cái gì thì cũng nằm trong tay ta. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là xây dựng cách đọc sách của người dân, nhất là những người trẻ. Tự hỏi mục đích của việc đọc sách là gì. Đó là lấy kiến thức và rèn luyện trí óc cho mình. Tại sao các bậc anh minh đều đọc rất nhiều sách? Nên việc đọc sách bây giờ rất quan trọng. Vấn đề quan trọng thứ hai là cách học, cách tiếp thu kiến thức, giáo dục nước ta: Học dàn trải nhiều học sâu thì ít, đa phần chạy theo thành tích, nếu không muốn nói đề cao, rất thiếu tính thực tiễn.
Tự lực? Tự lực như thế nào? Hiểu đơn giản là cách làm cho con người mình hoàn thiện về tâm, tầm và trí. Có tâm để có nhiệt huyết, đam mê và trách nhiệm để làm công việc của mình; có tầm là phải biết nhìn xa trông rộng – phải thấy rừng không phải thấy cây; có trí để có tri thức, trí lực. Ba yếu tố này nếu được phát triển hoàn thiện trong mỗi con người thì người đó chắc chắn sẽ tự lực, trở thành một công dân có ích cho đất nước. Để xây dựng ba yếu tố này không phải dễ. Con người phải trải qua một quá trình rèn luyện, trau dồi, học hỏi lâu dài.
Có lẽ, đất nước ta cần rất nhiều người có tư duy kiểu mới mới làm cho đất nước tự cường được. Đó là những người dám vứt bỏ cái tôi của mình để theo đuổi đam mê: Đó là những Huyen Chip, Rô Nguyễn,… Còn rất nhiều bạn trẻ khác đang ấp ủ ước mơ những chưa dám thực hiện. Cuộc sống do mình lựa chọn, cách sống do mình quyết định. Hãy theo đuổi ước mơ ngay bây giờ, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ nhiều hối tiếc nhất. Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại đâu. Cứ đi và vấp ngã, rồi đến lúc nào đó, khi chán cái vấp ngã ấy rồi thì sẽ tự khắc trưởng thành, đứng vững trên đôi chân của mình để “sánh vai với các cường quốc năm châu.”
Cuối cùng mình xin gửi đến thông điệp rằng: Cuộc sống do mình quyết định.
Xin tạm hết tại đây.
Tác giả: An D.Z
Giáo dục ngày càng thối nát đào tạo ra tầng lớp cũng khá là nát thối. Vì sao? Vì giáo dục chỉ dạy con người “thành công”, thành “ông này bà nọ”, thành “nhân vật tiêu biểu” nhưng lại không chú trọng dạy con người THÀNH NHÂN.
Thực tế là những kẻ tội phạm đỉnh cao thì hầu hết đều là những kẻ có đầu óc, tài năng, đỉnh cao. Vậy họ có đam mê không? Có dám sống không? Có chứ. Điều gì họ cũng có. Chỉ là thiếu 1 chữ NHÂN.
Người nào càng đam mê thì cái tôi càng to. Nghệ sĩ đam mê sáng tác, cầu thủ đam mê thể hiện, quan chức đam mê kiếm tiền. Ai cũng đam mê đó chứ, nhưng chính cái Mê này làm cho cái tôi lại càng lớn ra. Kẻ giết người hàng loạt cũng giết người trong sự đam mê vậy.
Muốn xã hội thái bình, thì chẳng cần thêm những người “thành công”, những kẻ “đam mê” dám mơ ước nữa. Mà xã hội cần những người chữa lành, hàn gắn và yêu thương.