28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Làm sao để học đại học tốt hơn?

Có thể tại THĐP không có nhiều bạn học lớp 12 trở xuống, nhưng mình vẫn muốn viết ra những suy nghĩ của bản thân.

Chúng ta nói về giáo dục Việt Nam thối nát, cũ kỹ, lạc hậu, v.v… Nhưng khi bạn muốn thay đổi nó, chắc chắn bạn không làm được. Và cũng chắc chắn Bộ giáo dục không bao giờ muốn cải cách nó. Họa chăng chừng nào toàn bộ hệ thống nhà nước thay đổi thì lúc đó giáo dục mới được cải cách. Dù nó lạc hậu thì nó cũng là cố định, dù 1 năm hay 10 năm, thì nó vẫn sẽ tác động rất nhiều. Các học sinh, thậm chí là sinh viên, thay vì ngồi đợi cái gì đó cố định được thay đổi, tại sao không thay đổi bản thân chính mình?

Mình thấy rất nhiều bạn học sinh kêu ca rằng bài tập quá nhiều, quá nhiều kiến thức, áp lực, quá nhiều kỳ thi, giáo viên quá dở, v.v…

Điều này có vẻ hơi cá nhân. Nhưng xin phép đánh giá thời gian theo kinh nghiệm mình đi học: Dậy từ 6h – Học đến 11h30 – Ngủ trưa nếu muốn – Sau đó tiếp tục từ 13h30 đến 17h. Tập thể dục tắm rửa ăn uống đến 19h. Tất nhiên, sẽ có những khi bạn nghỉ buổi chiều, ngày lễ, bạn phụ giúp gia đình hoặc chơi bời gì đó.

Nhìn chung, từ 19h đi, những người hay kêu ca thường không phải phụ giúp gia đình gì. Mà có phụ thì cứ cho là bạn làm đến 21h, rồi đi ngủ lúc 24h. Tức là, chúng ta còn 3h để học bài!

*Cắt mạch một chút: Cách mình học theo kiểu trên khi còn đi học ở năm 12. Còn lớp dưới thì học ít hơn nữa:

– Đến lớp đầy đủ (tất nhiên) – những trò quậy phá cấp cao như đánh nhau, hút chích thì mình không tham gia – Trong lớp khi cần thiết thì tập trung. Không thì nói chuyện, ăn vặt, v.v… Thời gian nghỉ trưa thường để chơi game. Hôm nào về sớm thì lại cùng chúng bạn đi bida, ra quán net.
– Ca chiều đi học. Về thể thao một chút. Sau đó bán hàng cho má. Thường 10h mới ngồi vào bàn học. Và 10h30 có mặt trên giường ngủ. Các bạn ạ, 30 phút đó không phải để mình làm bài tập hay là học bài cũ. Mình dùng để đọc trước bài ngày mai. Thường bài tập trong sách mình làm ngay khi đang học ở lớp. Thuộc bài luôn khi học xong (sẽ nói thêm về sau).
– Suốt 12 năm học, thật ra từ lớp 9, khi nhận thức được những cái mình học ra sao, để làm gì, mình chỉ học như vậy và mình dễ dàng được học sinh giỏi 12 năm liền (mình chỉ muốn chỉ ra là cách mình làm nó hiệu quả chứ không phải khoe nhé) và khá dư giả thời gian để chơi này chơi nọ. Cũng chẳng có gì là áp lực hay gánh nặng. Sau đó ôn tại nhà một thời gian, mình đậu vào ĐH CNTT với số điểm 21.5 – không cao, nhưng với những gì mình bỏ ra thì nó cao rồi đó.

Vậy, mình tự hỏi những các bạn đang gặp vấn đề gì tại ghế nhà trường? Ở đây, mình muốn nói đến những bạn hay kêu ca, đổ lỗi này giáo dục thế này thế nọ, thầy cô như này như kia nhé.

Đầu tiên mình xin phân tích tâm trạng của một người học hành nhẹ nhàng nhé.

  • Bạn đến trường mà không xem nó là gánh nặng, cảm giác đi học rất vui. Hơn cả đi chơi giải trí này nọ. Bạn bè, đùa giỡn, ôi bao nhiêu kỷ niệm.
  • Thầy cô: Bạn có để ý, mấy đứa học giỏi thầy cô thích lắm, lúc nào cũng vui vẻ nói chuyện thân thiết. Nếu cả lớp chả có ai yếu kém thì sao? Một mối quan hệ đẹp đẽ, cuối tuần đến nhà thầy cô chủ nhiệm nấu nướng, chơi bời – lại bao nhiêu là niềm vui kỷ niệm.
  • Thi cử: Một khi mọi thứ đã nắm bắt, kể cả môn mình không thích đi chăng nữa, thì việc kiểm tra như ăn kẹo ấy, 5đ. Dễ dàng.
  • Tốt nghiệp: Không phải suy nghĩ gì cả. Đậu chắc.
  • Đại học: Nếu bạn chọn một trường tầm trung như mình. Thì cũng không phải quá đau đầu này nọ đâu. Tự tin và vui vẻ.

Vậy điều gì làm một phần các bạn không được như trên?

Mình hiểu, cách dạy có vấn đề, sách vở có vấn đề… Nhưng như vậy là ta vứt bỏ? Nguyên nhân chính của việc khi lên lớp trên bạn chán môn học nào đó không phải là do bạn không thích nó đâu. Về cơ bản, bạn không thích không có nghĩa bạn không hiểu được nó. Mình nghĩ lý do ở chỗ bạn không hiểu nó, không hiểu vì chúng ta bị mất gốc từ những lớp thấp hơn (ở đây đừng lôi lý do này nọ ra nhé.) Mình chỉ muốn bạn tự hỏi khi nhận ra điều đó, ta có tìm hiểu lại?

Bạn có cố gắng để tìm lại gốc chưa? Hay chỉ là than vãn, đổ lỗi và.. rồi thôi. Phần lớn chúng ta ghét môn học là do ta mất gốc và không chịu tìm lại, không bỏ thời gian cho nó. Rồi từ từ ghét luôn giáo viên. Và bạn tự hiểu mọi chuyện sau đó sẽ như thế nào.

  • Trường hợp bạn không giỏi văn (mình cũng từng dở văn lắm): Không phải không cảm nhận được abc xyz này kia. Đúng, văn học áp đặt ghê gớm, bắt chúng ta hiểu như này, nghĩ như kia. Và nếu chúng ta không học như con vẹt thì không làm nổi. Vấn đề là do chúng ta không có vốn từ đấy các bạn ạ. Suy nghĩ ta có nhưng không thể hiện ra được vì không có từ trong não. Một khi có vốn từ, bạn chém gió cũng có điểm – 5đ. Hay lắm nhé. Bạn không giỏi về nó mà cứ đặt mục tiêu là 10đ.
  • Hãy đọc sách. Mình tin là trong muôn ngàn loại sách bạn sẽ thích một loại gì đó. Hãy đọc. Từ vựng sẽ có. Và nhớ là 5đ thôi nhé. Bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Các môn tính toán: Có những thứ rất khó. Đồng ý. Mình chẳng học nó luôn. Mình chỉ học những cái tư duy thông thường hiểu được, chứ nắm hết mệt lắm. 5đ. Nhẹ nhàng thôi nhé bạn. Thật lòng mà nói, những thứ dễ quá mà bạn cũng không hiểu thì nên xem lại chính mình.
  • Hãy tập trung. Không phải chỉ vì môn học, mình tập trung là thể hiện mình tôn trọng giáo viên. Tức là rèn cho bản thân tính tôn trọng người khác. Người khác nhận ra họ được tôn trọng, họ cũng sẽ tận tình hơn, nhiệt tình hơn. Nếu tập trung, bạn sẽ nắm bắt được. Bạn nên làm bài tập ở lớp luôn hoặc nhẩm lại lý thuyết luôn, về nhà không cần bận tâm nữa. Nếu không, bạn sẽ vụt mất một bài, tức là bài hôm sau bạn cũng sẽ không hiểu dù bạn đã tập trung. Dần dần, bạn sẽ không hiểu nó rồi ghét nó. Vì vậy hãy tập trung khi đang học nhé.
  • Tìm cách vượt qua kiểu bợm bợm: Thay vì ra tiệm chơi game, hãy tìm bài văn mẫu cho cái đề. Thay vì vẽ lại bản đồ Việt Nam, hãy dùng kính đồ nó, v.v….
  • Giáo viên dở: Thật sự mà nói, ít nhất họ sẽ dạy được những thứ trong sách. Hãy dẹp bỏ thái độ ghét bỏ, thờ ơ với họ. Bạn có bao giờ giơ tay đứng lên nói với họ rằng “thầy cô nên dạy như này, như kia” chưa hay chỉ suy nghĩ: “Ôi, nói ra ông bả ghét mình chết!” Mình vẫn nhớ đã từng chỉ trích một ông thầy dạy dở. Về sau, ổng lại thích mình lắm và còn tự thay đổi cách dạy nữa. Ai cũng có thiếu sót cả, hãy góp ý để đôi bên cùng hoàn thiện. Gặp trường hợp này thì nên góp ý và tự đọc lại bài nữa. Nắm cơ bản và đạt 5đ. Mọi thứ không quá khó đâu. Cũng có những giáo viên ích kỷ, xấu tính, không chịu tiếp thu ý kiến học sinh thậm chí là thù ghét học sinh. Cách tốt nhất là im lặng tôn trọng họ, tập trung nắm bắt cơ bản. 5đ.
  • Đừng ngủ nhiều: Khoảng 7h là đủ. Hãy tập tỉnh táo. Lên lớp gật gù, bạn sẽ mất tập trung và sẽ thành thói quen. Cái này tùy bạn thôi. Mình thích thức để chơi hơn.
  • Hãy học trường “làng” nếu bạn ở quê. Và đừng cố vào trường điểm làm gì : Bạn sẽ dễ thở hơn, vui vẻ hơn. Không quá nhiều bài tập để làm. Không cần đặt nặng quá nhiều. Cấp 3 với mình là những kỷ niệm, Và những đứa bạn thân.

Mình đang chia sẻ cách để đối phó phải không? Hoàn toàn không nhé. Nếu áp dụng cách học 5đ trên. Mình tin các bạn sẽ làm được một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Nhưng đầu tiên mình mong các bạn hiểu rằng bằng khen, điểm số khi đi học chẳng là cái gì cả. Đừng quan trọng nó. Và bạn nghĩ học kiểu này sao đậu đại học nổi? Trừ một số ngành như công an, v.v… Các bạn cần học giỏi và cũng chưa chắc giỏi là được. (Nhà nước thì mình không ham rồi). Bạn thấy một trung cấp nghề và đại học ai hơn ai?

Mình hiện là sinh viên năm 2. Trong 2 năm đại học đó, mình học lập trình C. Một bạn trung cấp CNTT cũng học lập trình C. Mình hơn cái gì? Mác Lê-nin, toán đại cương?

Mình muốn các bạn hiểu, đại học chẳng qua là danh nghĩa. Người ta bị suy nghĩ về danh nghĩa ăn sâu quá rồi. Nó chẳng hơn gì đâu. Hết cấp 3, người giỏi hơn sẽ là người tự cố gắng hơn, tự rèn luyện kỹ năng hơn. Bạn hãy yên tâm rằng không có công ty nào đánh giá bạn qua tấm bằng, chỉ bên anh nước quan trọng thế thôi. Hãy rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn. Rất nhiều công ty nước ngoài sẵn sàng thử sức bạn và chào đón bạn mà chẳng cần biết bạn có bằng hay không.

Vấn đề lớn nhất là: Gia đình. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối. Hãy dũng cảm bày tỏ ý kiến với cha mẹ. Nếu họ không lắng nghe bạn vì nghĩ bạn chưa trưởng thành, còn nông nổi, hãy dũng cảm chứng minh, hãy nói ra để mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Khi bạn đã có ước mơ, việc chấp nhận học thuộc những thứ bạn không thích để qua môn để đến với ước mơ có là gì đâu?

Nếu bạn xác định được ước mơ sớm hơn hãy nói ra suy nghĩ của mình với bố mẹ. Hoặc hành động để thực hiện nó. Từ bỏ việc học tại trường lớp đi. Còn nếu chưa, hãy xem cấp 3 là một thứ gì đó nhẹ nhàng. Đừng cố nhồi sọ và để bị nhồi sọ. Hãy cố gắng và quyết tâm. Thay vì than vãn, chán nản thì hãy quên những khó khăn tầm thường đó. Dù đây là những lý thuyết xàm xí, cũ rích. Nhưng vượt qua nó là bạn đến với ước mơ của mình. VẬY TẠI SAO KHÔNG LÀM?

Tác giả: Light03

*Featured Image: EvgeniT

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI