Photo: Wikimedia Commons
Tôi đặt câu hỏi này một cách ngu ngơ và tự nhìn lại giai đoạn mà bản thân đã đi qua và tôi viết nên những điều này. Có thể đó là những điều mà cá nhân tôi thấy nó chưa hợp lý, thấy nó còn nhiều điều để bàn luận hay đó chính là những khuyết điểm. Còn quan điểm của bạn, người đọc được bài viết này như thế nào tôi không rõ lắm. Nếu các bạn có các quan điểm đối lập, hoặc một câu chuyện của chính mình, các bạn hãy bình luận để tôi có thêm cơ hội được mở rộng tư duy của mình.
Có ai trong số các bạn nghĩ: Giáo dục giúp chúng ta có được một công việc tốt hoặc giáo dục làm cho chúng ta tự giới hạn chính mình?
Nghe có vẻ vớ vẩn quá nhỉ, từ lắm tắm bé tôi đã được bố mẹ cho đến trường mẫu giáo. Ở đó, tôi được giáo dục là cần phải cạnh tranh để có cờ thi đua, cờ bé khỏe bé ngoan, đại loại vậy. Những năm tháng mà đáng nhẽ ra tôi phải được vui chơi đúng ý nghĩa của nó. Thì cũng là lúc người lớn gieo vào đầu những đứa trẻ con như tôi những tư tưởng, suy nghĩ rất người lớn. Cuộc sống luôn vận động, để có thể tồn tại thì tôi phải hiểu được sự cạnh tranh giữa con người với nhau. Chỉ có người giỏi, người xuất sắc mới nhận được sự kính trọng.
Lên cấp một cũng không khá gì, tư tưởng đó càng được thấm nhuần hơn, cứ như kiểu mưa lâu thấm đất. Cùng trang lứa với tôi có rất nhiều người cạnh tranh với tôi, đó chỉ là một khu vực tôi sống mà thôi. Nếu khái quát lên thì ở thời điểm đó chắc là có rất nhiều người thuộc thế hệ tôi, họ phải vác những chiếc cặp nặng nề đi học, rồi đi học viết vở sạch chữ đẹp, học viết đúng chính tả. Các mà tôi cho rằng tôi khó đào tạo. Vì đến tận bây giờ chữ tôi vẫn không khá lên, vẫn còn những lỗi chính tả. Ở lứa tuổi này, theo nền giáo dục tiến bộ ở Châu Âu họ không hề chấm một con điểm số nào cho học sinh của họ. Họ không vạch ra những khuyết điểm của bất kỳ một đứa học sinh nào trước lớp cả. Với tôi, tôi thì ngược lại các bạn ở phía trời Tây, giỏi thì cũng được thầy cô khen, còn yếu kém thì cũng được thầy cô khen trước lớp. Rất xấu hổ.
Khi đó, tôi được dạy là phải học đạt điểm mười, học phải có giấy khen và xếp loại giỏi. Điểm số với tôi nó quan trọng cực kỳ, nếu tôi đạt điểm cao mà cụ thể mà điểm 10 thì đó là một bầu trời sung sướng cho cha mẹ tôi, thầy cô tôi và cả nhà trường tôi nữa. Khi tôi đạt điểm kém thì cả lớp đều biết, cha mẹ tôi biết và cả những người ba mẹ bạn tôi cũng biết. Tại sao giáo dục lại gieo vào đầu tôi biết bao là thứ áp lực, cái thứ mà tôi không hề thích cũng như có ích cho một đứa trẻ. Các thứ đó nó tạo điều kiện cho bạn bè ghanh ghét nhau, và trở nên ích kỷ hơn thôi. Có phải chúng ta đã đi ngược với các nền giáo dục khác. Cụ thể là Phần Lan, họ không chấm điểm ở các năm cấp một, không hề có xếp loại. Họ khuyến khích học trò sáng tạo, không giới hạn khuôn mẫu cho chúng. Đó là những năm học họ dạy học sinh của họ cách làm người và quá trình dạy chúng cách làm người, hình thành nhân cách trong suốt những năm trước khi họ vào đại học.
Tiếp nhé, càng lớn lên thì tôi lại phải rèn luyện tính cạnh tranh của mình. Khi bé tôi chỉ cần hơn các người bạn cùng thời của tôi là được. Nhưng khi học cấp 2 hoặc cấp 3 tôi cần phải chiến đầu loại nhiều người hơn. Khi ấy, tôi được so sánh với nhiều người hơn, do đó tôi phải học nhiều hơn, chơi ít lại. Thậm chí đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình cũng bị giới hạn. Thời gian đó tôi lại phải lên cặp của mình đến các lớp học thêm toán lý hóa tiếng anh. Có hai mốc quan trọng ở cấp 2 và cấp 3. Tôi vẫn phải thi tốt nghiệp cấp 2, không hiểu lý do gì mà tôi lại được điểm trong ở các môn thi. Đó là tất cả đều là điểm mười. Bạn không biết thời điểm đó tui vui như thế nào đâu. Vì tôi đã hơn điểm đứa bạn của tôi – cô ấy là người học giỏi nhất trường. Giờ nghĩ lại thì đó thật là hài hước, giống như tôi tồn tại ở trong thế giới hoang dã vậy. Các con thú cạnh tranh để mà sống, tôi chiến đấu vì danh dự.
Cấp ba, tôi được học tại ngôi trường điểm, hiển nhiên đối thủ tôi nhiều hơn. Tôi giành nhiều thời gian cho việc học tại trường và học thêm. Tôi cũng đạt được những điều mà mọi người kỳ vọng về tôi. Nhưng khi bước vào Đại học tôi bị ngộp với môi trường này. Thời điểm này, tôi phải đi học xa nhà, cha hay mẹ không có thể quản tôi như lúc trước nữa. Nhưng giai đoạn này tôi ý thức hơn về việc học của mình nhưng cũng giống như nhiều người đi trước. Đó là ai cũng cố gắn học thật tốt, giành học bỗng, rồi trao dồi tiếng anh và tin học để…sau khi ra trường có một công việc tốt. Phải chăng cái đích đến của những người học đại học là vậy. Hay chỉ có như vậy chúng ta mới không làm khác người.
Vậy có ai tự đặt cho mình câu hỏi đại loại như: “Tại sao bạn được giáo dục?” Cha mẹ gửi bạn đến trường học. Bạn theo học những lớp học, bạn học toán, bạn học địa lý, bạn học lịch sử. Tại sao vậy? Liệu có khi nào bạn tìm hiểu tại sao bạn muốn được giáo dục, mục đích của việc được giáo dục là gì? Mục đích của đậu những kỳ thi và nhận được những mảnh bằng là gì? Liệu nó là lập gia đình, có một việc làm và ổn định sống như hàng triệu và hàng triệu người trên thế giới đã làm.
Các quốc gia từ lớn đến nhỏ trên thế giới đều giống nhau một cách lạ thường. Ai trong cuộc đời đều được học từ thấp cho đến cao. Rồi đều có cơ hội vào đại học hay cao đẳng,..và cuối cùng quá trình ấy được khẳng định bằng một việc làm, một gia đình hạnh phúc hay đó là một vị trí trong xã hội. Bạn có suy nghĩ gì khi đọc đến đây hay không? Bạn có chấp nhận tự giới hạn chính mình không? Tự do hay trở nên bị cuốn hút mạnh mẻ hơn. Với tôi, đã đến lúc tôi thoát ra khỏi giới hạn do chính mình tạo ra; đã đến lúc tôi nên đi tìm ý nghĩa của cuộc sống này, để tôi có thể hạnh phúc hơn.
Mr Lias
Nền giáo dục của chúng ta đã quá lạc hậu và thiển cận. Sự học là điều quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới này để tiếp cận với sự tiến bộ và phát triển của nhân loại nhưng giáo dục ở VN lại trọng bằng cấp, ganh đua cá nhân.
Vấn đề là khi các bạn bước vào đời, cty cần những người giỏi và cần họ có khả năng làm việc nhóm (teamwork), chứ ko cần những cá nhân giỏi mà mạnh ai nấy làm, tranh nhau đấu đá để thăng lương thăng chức, vì những con người như vậy sẽ làm sụp đổ dự án, và nặng nề hơn là cty có khả năng phá sản với cách làm việc như vậy.
Bước vào đời các bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm và quan trọng là kỹ năng học tập suốt đời. Học không phải vì điểm số hay bằng cấp, cái sự học ở đây là do nhu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức cho công việc.
Đối với mình 12 năm học cấp 1 2 3 hình như hơi thừa, thừa vì học quá nhiều, quá chuyên sâu, mà lại học quá chậm… học quá chậm + áp lực thời gian như dài đằng đẵng mà qua 1 năm chẳng tiến bộ hơn là bao nhiêu, kiến thức đưa vào như 1 cái xào chọc *** nhìn 1 đầu thì thấy nó nhỏ bé, để nó nằm ra thì dài ngoằng
Giáo dục giúp ta tư duy. Để ta nhận biết được đúng sai. Học để trau dồi kiến thức để thực hiện mục đích của mình.
Muốn xây nhà cần cái gì?-> gạch?-> gạch nào tốt?-> trong sách có viết?-> sách nào?-> abc….
Chúng ta không có tiền trợ cấp mỗi năm như Mỹ để có thể nhởn nhơ làm việc mình thích. Vậy nên áp lực tài chính lên vai mỗi người sau tuổi 18 là rất lớn cùng với việc xã hội chưa phát triển, dân trí chưa cao tạo nên luồng tư tưởng xã hội sai lệch đã gộp chung “học, công việc và kiếm tiền”.
Mình rất đồng tình với quan điểm “mỗi người phải tự thay đổi” của bạn.
Bài viết hơi sơ sài, đọc qua sẽ cảm được tư tưởng, quan niệm xã hội về việc học và áp lực của nó lên mỗi người hơn là về vai trò của giáo dục như nhan đề. Chúng ta không có tiền trợ cấp mỗi năm như Mỹ để có thể nhởn nhơ làm việc mình thích. Vậy nên áp lực tài chính lên vai mỗi người sau tuổi 18 là rất lớn cùng với việc xã hội chưa phát triển, dân trí chưa cao tạo nên luồng tư tưởng xã hội sai lệch đã gộp chung “học, công việc và kiếm tiền”.
Mình rất đồng tình với quan điểm “mỗi người phải tự thay đổi” của bạn.
Cám ơn bạn đã chia sẻ. 🙂
Cảm ơn Lias. Tớ thích bài này của bạn. 🙂
Cám ơn Pham Hang nhé. 🙂
Bên nước ngoài người ta có học tư tưởng abc , đường lối xyz … không các bác ơi ?
Chắc là không. 😀
Vấn đề là nền gd ở VN ko tạo đk cho học sinh tự do sáng tạo. Người ta cứ sáng tạo là lại bị “khống chế”, thậm chí là đe dọa bỏ tù. Điển hình như việc 2 bác kia, 1 bác là thợ sửa xe thiết kế ra máy báy điều khiển trực thăng vậy mà…
–
TS Nguyễn Văn Khải đặt vấn đề như vậy trước thông tin Công an Q. Long Biên (Hà Nội) lập biên bản cấm anh Nguyễn Văn Thắng chế tạo, thử nghiệm máy bay trực thăng.
Vừa qua, dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước thông tin Công an quận Long Biên đã đến nhà lập biên bản yêu cầu gia đình anh Thắng phải viết cam kết không được tiếp tục chế tạo, thử nghiệm chiếc máy bay. Ngoài ra, anh Thắng bị buộc phải tháo gỡ một số bộ phận như: máy nổ, cánh,… ra khỏi chiếc máy bay.
Vâng! đây là hậu quả của việc sáng tạo ở VN.
Còn bác còn lại, ”
Người chế tạo tàu ngầm Trường Sa vừa nhận được văn bản trả lời chính thức của cơ quan chức năng Thái Bình. Theo đó, tàu sẽ không được phép thử nghiệm ở vùng biển của tỉnh này.”
Thử hỏi sáng tạo chế tạo này nọ làm gì?
1 nền gd chạy theo thành tích, điểm số… chỉ học theo những gì thế giới đã khám phá ra, còn lại, ko bao h chịu tìm hiểu, nghiên cứu thêm bất cứ thứ gì. Lượng GS, TS thuộc dạng nhiều nhất châu Á (TG?) mà mỗi năm, số nghiên cứu khoa học chỉ đếm trên đầu ngón tay (1, 2?), GS, TS Thì nhiều, mà đóng góp chả thấy đâu. Toàn ngồi hưởng lương nhà nước, tiền của nhân dân. GD thì nói cải cách này nọ mà rồi chẳng tới đâu, ông bộ trưởng khi được hỏi về con số >34000 tỉ đồng cải cách thì lúc trả lời thế này, lúc trả lời thế khác. Ban đầu nói đây là con số đã đc tính toán kĩ lưỡng, cụ thể. SAu thì nói nhầm lẫn của chuyên gia.
Vâng, thật ko hổ danh ngài bộ trưởng, nhìn cái nền gd nước nhà mà tôi thấy ớn quá!
Vâng, @Thanh Vân đã có những quan điểm rất thực tế, đó cũng là một thực trạng của nền giáo dục của chúng ta. Chắc bạn biết qua ông giáo Giản Tư Trung, ông và các cộng sự của ông những người có tham vọng thay đổi nền giáo dục của xứ sở này. Bằng cách mỗi người phải tự thay đổi khi chúng ta không thế thảy đổi những thứ khác. Mình thích cách tiếp nhận và giải quyết vấn đề theo kiểu này.
Nên mình không quá bi qua lắm.
và tuổi thơ của mình cũng như rất nhiều người trẻ khác đã bị giới hạn rất nhiều về cái có thể đc gọi là “tài năng”,”óc sáng tạo”,… khi đc giáo dục tại VN.
Chắc các bạn ai cũng biết Việt nam có rất nhiều người giỏi về toán học. Có người được thế giới công nhận và thán phục nhưng cuộc đời và sự nghiệp lại bị hạn chế một cách lạ lùng.
Nói chung các vđ liên quan đến chính trị ở VN theo m nghĩ chúng ta ko nên bàn nhìu, vì cái này ai cũng biết. Nói nữa cũng ko ai cho chúng ta lên Bộ trg bộ gd đâu, lại mang tiếng tuyên truyền phản động/
Cảm ơn tác giả bài viết đã cho mình có cái nhìn rõ ràng hơn về giáo dục. Và dĩ nhiên mình cũng quan điểm như vậy!
Mình vừa đọc cuốn Chiêm Nghiệm về Cuộc Đời, tác giả có suy nghĩ về giáo dục, rất hay. Tuân Nguyễn có thể tham khảo cuốn này. Cám ơn bạn.
Cảm ơn bạn, mình sẽ tìm đọc trong ngày mai!