27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chuyện phiếm của người Việt và của thế giới

Featured Image: Ria Pereira

 

Trong những buổi cafe, ăn uống nhậu nhẹt hay ngay cả trong những buổi thảo luận giữa giờ nghỉ làm, nghỉ học, có muôn vàn những câu chuyện được kể ra, được bàn luận và đó luôn là một chủ đề hoàn toàn mở… chính trị, văn khóa, khoa học, kỹ thuật, chuyện đời tư của ông A bà B, chuyện phố X làng Y… Có bao giờ bạn tự hỏi: Bạn ở đâu trong những cuộc nói chuyện đó?

Bạn nghĩ rằng đại đa số chỉ có người Việt mình mới nhiều chuyện, biết cafe chém gió hay nói chuyện phù phiếm, rằng chúng ta tiêu tốn quá nhiều thời gian vào những quán cafe từ hè phố đến sang trọng? Bạn sai rồi đấy, nếu lướt qua một vòng và đi vào sở thích nói chuyện phù phiếm ở các nước được xem là văn minh, là đỉnh cao trên thế giới hiện nay như châu Âu hay châu Mỹ thì tôi nghĩ rằng bạn sẽ đánh giá lại cách nhìn của mình. Bạn có bất ngờ khi biết rằng buổi ăn tối hay những buổi “uống trà đàm đạo” có thể kéo dài cả buổi và trung bình gấp 3 đến 4 lần so với Việt Nam.

Không lẽ họ ăn nhiều uống nhiều đến chừng đó? Ừ thì họ cũng ăn uống nhiều thật đó, nhưng cái mắt xích để kéo cho thời gian dài ra lại chính là những câu chuyện. Chuyện gì mà họ nói nhiều vậy? Và cách nói chuyện của họ có khác chúng ta không? Hãy thử lắng nghe và bạn sẽ biết, câu chuyện của họ có nhiều điều để động não và nói chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện phiếm qua bờ môi.

Cafe ở nước ngoài đa phần là không đậm như cafe của người Việt Nam (ngay cả espresso cũng chỉ mạnh bằng 1/3 cafe Việt), tuy nhiên nhưng những câu chuyện của họ đậm hơn rất rất nhiều… Đậm ở đây nghĩa là khối lượng kiến thức trao đổi cho nhau nó vượt tầm so với những câu chuyện nhạt nhẽo vô ích của chúng ta. Tôi không có ý đánh đồng hết tất cả những cuộc nói chuyện của các bạn trẻ hiện nay thế nhưng ngoài số lượng nhỏ những bạn có kiến thức để tranh luận thì phần lớn tầng lớp trẻ trâu hiện nay là thế, hãy đi vào các quán cafe và chịu khó lắng nghe những cuộc nói chuyện phím xung quanh, tất cả chỉ thể hiện một mớ những câu chuyện đời thường tầm phào, những chủ đề với những kiến thức mơ hồ không có trích dẫn, lấy nguồn từ những trang lá cải thể hiện quan điểm một chiều.

Thói quen tranh luận, hay phản biện theo khoa học (phản bác có dẫn chứng, trích dẫn) một ý kiến nào đó dường như vô cùng hiếm. Cái lý của đứa to mồm hay lớn tuổi luôn luôn dành phần thắng. Những câu chuyện kết thúc mà không có một sự đúc kết và học hỏi được gì từ chúng. Không như Việt Nam, một cuộc nói chuyện dài với những người gọi là thân quen ở nước ngoài lại chính là một nơi để họ có thể phô diễn hết kiến thức mà họ đã học, đã đọc và đã biết về lĩnh vực đó. Sự trao đổi thẳn thắn và biết lắng nghe diễn ra rất công bằng từ cả hai phía, không phân biệt giai cấp và tuổi tác.

Anh là tiến sĩ một ngành nào đó thì anh cũng chỉ biết rõ về những lĩnh vực chuyên sâu mà anh đang nghiên cứu chứ anh không thể biết hết mọi thứ trong cả ngành lớn chứ đừng nói gì đến một ngành khác. Chuyên gia kinh tế không thể bằng một người nông dân khi nói về chuyện chăm sóc cây bắp cây lúa. Chính vì thế cuộc nói chuyện là một lớp học không chính thống cho những người tham gia cùng học cùng mở mang kiến thức.

Hãy ước lượng khối kiến thức để có thể nói chuyện thoải mái với một người trẻ tuổi được gọi là có học thức ở các nước tiên tiến, nó lớn hơn nhiều so với các bạn có thể hình dung. Kiến thức chung tổng quát về tất cả các ngành khiến cho họ tự tin giao tiếp và có thể tham gia bất kỳ câu chuyện ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tôi không đề cập đến cuộc nói chuyện mang quá nhiều tính học thuật với các chuyên gia của một ngành nào đó, tôi đang nói về những cuộc nói chuyện phím, chính vì lý do đó cuộc nói chuyện có thể nhảy từ văn hóa, chính trị, tôn giáo, du lịch cho đến khoa học, kỹ thuật…

Nếu nói về chính trị, một đề tài khá nhạy cảm ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Tây, bạn sẽ biết và nói được bao nhiêu về cái đề tài khô khan ấy hay chỉ nói chung chung là các ổng ở trên làm sai, rồi nào ăn hối lộ thế này thế khác… có bao nhiêu bạn biết được hệ thống chính trị và khuynh hướng phát triển của đất nước ta trong thời này ra sao? Những khó khăn chúng ta cần đối mặt và chúng ta đang chịu ảnh hưởng của những điều kiện gì? Ấy thế mà các bạn ở phương Tây đã không nói thì thôi chứ đã nói là những vấn đề chung nhất bạn ấy có thể mô tả rành mạch. Khuynh hướng phát triển của đảng, những mặt tốt và mặt xấu của các dự luật khi được đề ra, những nguồn tiền được chi vào những mục đích mang tính công cộng có phù hợp không…

Tất nhiên không thể mong rằng mọi cuộc nói chuyện đều mang tính học thuật cao nhưng những kiến thức chung mà họ có được rất đáng nể. Những câu chuyện hầu hết đều đi vào chi tiết ở một mức độ cao dần cao dần tùy vào thành phần tham gia. Chẳng phải nói gì nhiều khi một nhóm người có trình độ học vấn cao thì chắc chắn cái biên độ giao động của kiến thức cũng phải tăng lên nhiều hơn so với những người ít học, ít đọc. Đến đây thì chúng ta đã thấy cái tầm quan trọng của việc đọc. Đọc nhiều, tích lũy nhiều kiến thức rồi thì bạn cũng sẽ thấy việc có ích khi sử dụng nó, ít ra trong những buổi giao lưu chuyện phím thế này.

Nói về chuyên ngành của bạn, ừ thì vì là chuyên ngành cho nên bạn có thể nói về điều đó từ sáng đến tối. Tuy nhiên nếu trong cuộc nói chuyện chẳng ai nói về cái mà bạn thông thạo, bạn có cảm thấy lạc lõng về điều đó? Tại sao đứa bạn của bạn có thể bắt chuyện với tất cả mọi người, có thể nói về đủ các lĩnh vực mà bạn thì không? “Chém gió” đa lĩnh vực là một nghệ thuật và người “chém gió” như vậy cũng có thể xem là một nghệ sĩ, muốn như vậy thì bạn còn chờ gì nữa mà không đọc đi, đọc hết tất cả những thứ mà bạn quan tâm, trang bị cho mình đủ kiến thức cơ bản về ngành đó thôi, bạn sẽ không phải là kẻ thừa trong những câu chuyện đó.

Nói về công nghệ thông tin thì ít nhất cũng biết được tính năng và những phần quan trọng cùa máy tính như ram, cpu hay cách chuyển đổi dung lượng, đi sâu hơn thì chuyên mảng phần cứng, phần mềm lại có biết bao chuyện để nói, ép xung hay các các kỹ thuật mới áp dụng để thiết kế cpu, các hệ điều hành thay đổi ra sao… Nói về phim ảnh thì ít ra cũng biết các phim mới nhất nói về gì, diễn viên và nội dung có hay có đẹp không? Thông điệp mà đạo diễn muốn gởi đến ra sao? Bạn không cần biết hết mọi thứ nhưng nên biết mỗi thứ một ít, một ít thôi, vừa đủ để không bị bỏ rơi trong cái bể kiến thức vô bờ.

Quay lại cuộc nói chuyện của các bạn nước ngoài, bạn không nhất thiết phải là người giỏi, nhưng những câu hỏi của bạn trong một lĩnh vực mới có thể khiến người khác tôn trọng bạn, hãy vận dụng những kiến thức của mình để đưa ra những câu hỏi thông minh và sâu sắc, đừng cho ra những câu hỏi tầm phào để họ uýnh giá bạn thấp hơn là được. Ví dụ đang nói về lĩnh vực tôn giáo, về đạo hồi mà bạn chỉ biết hỏi về các phẩn tử khủng bố đánh bom như Binladen thì thua rồi… có biết bao điều hay về đạo hồi về ý nghĩa của những điều cấm kỵ, về tục lệ kiêng cữ trong tháng Ramadan tại sao bạn không đề cập mà chỉ biết đến những mặt xấu của nó. Cái hạn chế khi nhìn một mặt của vấn đề luôn là một rào cản trong quá trình mở mang kiến thức.

Chúng ta không có kịch bản cho những cuộc nói chuyện và lĩnh vực nào cũng có thể là một đề tài bất chợt, khi có kiến thức, một câu chuyện về lĩnh vực nhất định sẽ được vun đắp từ nhiều phía và kéo dài cho đến khi hết ý, đó chính là lý do vì sao những cuộc nói chuyện của người nước ngoài rất dài và cuốn hút, nó được xây dựng từ kiến thức của tất cả mọi người.

Không thể phủ nhận rằng truyền thông Việt nam trong những năm gần đây phát triển rất mạnh, tuy nhiên, kéo theo nó là những câu chuyện tầm phào bên lề được thổi phồng quá đáng và nó lại là những chủ đề chính trong câu chuyện của những người trẻ tuổi. Tôi hoàn toàn không hiểu bạn nhận được gì trong những câu chuyện như vậy? Những bài dạy về đạo đức và lối sống hay những góc khuất quan trọng của xã hội mà bạn là một người quan trọng nên tham gia vào việc phê phán giúp nó tốt lành hơn?

Sao không cùng nhau trải nghiệm và kể cho nhau nghe những điều thú vị ở một nơi xa xôi nào đó, nơi có phong tục tập quán rất lạ, có món ăn rất ngon và có những cách sống đáng học tập. Sao không cùng phân tích sự thành công hay thất bại của một thương hiệu, một tập đoàn, những ý tưởng sáng tạo mới mà bạn đọc được, kiến thức mà bạn thu được không những giúp bạn lúc đó mà còn về sau này. Hãy để cho những cuộc nói chuyện của bạn không đơn giản chỉ là những guồng chảy xoay vòng của xã hội mà là một bông hoa đầy màu sắc và tràn đầy hứng khởi, có thế bạn mới giúp ích cho chính bản thân bạn, gia đình và xã hội này.

 

Thiên Khánh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

40 BÌNH LUẬN

  1. chung chung quá , người ta thích làm thế nào thì cứ làm thế thôi , lại còn đem phân biệt về chuyện phiếm của ai ” cao ” hơn ai . Nói thẳng ra thì người viết bài này chả biết có làm dc cái gì hay ho hay có ích cho đất nước VN hay ko mà phê phán người ta

  2. “Cái lý của đứa to mồm hay lớn tuổi luôn luôn dành phần thắng”. m cũng rất thích quan điểm này. Những người nói lớn hơn luôn chiếm ưu thế nhưng chưa chắc họ hiểu và học hỏi được nhiều điều. phải chăng đây là lý do mình luôn ít nói :3

  3. Bài viết cũng không có trích dẫn. Các số liệu và dẫn chứng là mơ hồ hoàn toàn khó kiểm chứng. (cuộc nói chuyện ở nước ngoài dài gấp 3, 4 lần Việt Nam, số liệu đâu ra; epresso nước nào bằng 1/3 Việt Nam;). Đó là chưa kể chưa có số liệu nào chứng minh, trung bình người Việt Nam nói chuyện “nhạt” hơn người nước ngoài, và nhóm tuổi nào “nhạt” hơn. Một bài nhận xét cảm tính chung chung không thể thuyết phục, nhất là khi mức độ quan sát người Việt và người nước ngoài (chưa biết nước nào) là khác nhau nên dĩ nhiên điểm xấu của người VIệt cũng xuất hiện nhiều hơn.

    • Bạn nói cũng có phần đúng đó, không thể vì lí do bản thân tác giả thấy một vài trường hợp nào đó rồi vội quy ra toàn thể được. Thể loại nói nhảm nhất tập trung vào giới trẻ, ít kinh nghiệm sống, chứ cứ ngồi nghe mấy ông trung niên ngồi nói chuyện mà xem, hay ra phết đấy chứ. Với lại cũng nên coi lại nơi tác giả hay đến là những đâu mới phải tiếp xúc với những thành phần như vậy.

      • theo mình thì bạn alex đã nói thì có sự chênh lệch trình độ ở nước ta so với các nước phát triển, bên cạnh đó giới trẻ VN bây giờ cái tôi rất lớn, ko đánh đồng tất cả nhưng mà họ ít có cuộc nói chuyện phiếm với những người già cỗ, có nhiều kinh nghiệm, nhưng đọc bài viết chúng ta cũng phải nhìn ra cái chung của bài viết chứ không phải soi từng câu chữ để tìm ra lĩ lẽ của bản thân, chuyện nhóm tuổi nào “nhạt” hơn thì mình nghĩ người nước ngoài trong lớp học hay các câu chuyện phiếm khi tranh luận thì tất cả rất là “ngang hàng” nhưng ở VN thì tất cả đã bắt đầu từ trong ghế nhà trường, tranh luận một vấn đề nào đó thường đi từ một phía GV, từ đó ra XH thì đã không có sự ngang hàng rồi.

        • Hi, ý của mình đơn giản là tác giả phê phán cách nói chuyện mơ hồ thiếu dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục, thế nhưng chính bài viết của tác giả lại thiếu đi dẫn chứng, trích dẫn.

          Đôi khi rất dễ nhìn thấy cái xấu của người khác, và rất dễ bị bias khi viết bài. Mình chỉ góp ý thế thôi.

          • Mình thấy cái đó không hẳn phải cần dẫn chứng, đó là cảm nhận thì làm sao đưa ra dẫn chứng được. Nói món vùng này ngon hơn món vùng kia, rượu ở đây hương vị đậm đà hơn vùng khác, cái đó chỉ có những người đã thử thì sẽ nói ra cảm nhận chứ ko cần dẫn chứng cụ thể từ trang nào, sách nào viết =)) nếu bạn thử cà phê mà người nước ngoài hay uống thì bạn sẽ biết, nhạt toẹt và hầu hết ai đã từng thử cũng nói như vậy, espresso nặng nhưng so với cà phê đen đặc của Việt Nam thì còn phải chạy dài… đó là cảm nhận bạn ạ. Nhìn vào ý chung của cả bài chứ đừng moi móc từng cái nhỏ nhặt không đáng bạn ơi.

          • À đó là cái mình muốn nói: Đôi khi không cần phải dẫn nguồn thì bài viết hay tranh luận mới có giá trị như tác giả viết. Ý của mình bạn @disqus_kdaGjxlqVI:disqus có nói ở trên đó.

      • Ý của bạn Tuki de Luti là bạn đã phân tích sai trọng tâm tạo nên giá trị của 1 cuộc trò chuyện. Một ví dụ cụ thể chính là bài viết của bạn ít tuân theo các quy tắc học thuật mà bạn nêu ra nhưng không vì thế nó không có đóng góp gì.
        Theo thiển ý của mình, lần sau bạn cứ phân tích thẳng vào việc làm thế nào để có một cuộc trò chuyện chất lượng, bổ ích thay vì đi so sánh với “con nhà người ta” làm gì. Chúng ta thay đổi để chúng ta tốt hơn không phải là để cho bằng người phải không bạn 😉

  4. Cảm ơn tác giả vì bài viết. Tôi nghĩ cái sự thật này là hoàn toàn chính xác và nhiều người cũng đã lên tiếng … Tuy nhiên, tôi cho là ít có khả năng thay đổi thực trạng này trong vài chục năm tới, trừ khi có biến cố gì đó lớn xảy ra

  5. Một bài viết khá hay.Thích nhất quan điểm của tác giả về cái vấn đề là ở Viêt Nam ai mồm to hơn thì sẽ thắng.Mọi người chỉ quan tâm đến việc mình phải cãi thắng,và ít khi nào chịu lắng nghe và suy nghĩ,họ tìm cách nhanh nhất có thể để chặn họng bạn,thậm chí chưa nghe hết câu họ cũng ngắt lời bạn luôn :))

  6. cám ơn Anh, rất thích quan điểm và bài viết của A!
    Ai cũng nói thời gian là thứ quý giá
    trong khi lại làm mọi việc để “giết time”
    cafe cà phéo ngoại trừ 1 phần nhỏ là vì cv, gặp gỡ bạn bè, tĩnh tâm… ngoài ra phần lớn ngta cf chỉ để giết time thôi
    và còn 1 lý do quan trọng nữa khiến cho ngta thích nc tầm phào hơn việc nói về những vấn đề thời sự
    vì nó dễ dàng, k phải suy nghĩ gì cả, mở miệng là nói thôi
    vốn dĩ “suy nghĩ là 1 việc vô cùng khó khăn, chẳng ai muốn làm cả” -ai đó-
    ước gì gặp đc những ng bạn, cùng đi cf mà k để nc tầm phào!

  7. Tác giả lại áp đặt quan điểm rồi, nên nhớ rằng đại đa số người VN mình trình độ còn thấp và họ có vô khối thời gian rảnh vì vậy họ ra quán cafe chỉ để chém gió giết thời gian là chính thôi. Sự chênh lệch về trình độ “…những câu chuyện của họ đậm hơn rất rất nhiều…” có thể do tác giả chọn nhầm nơi để nghe rồi đó, thông thường những người có trình độ ở VN họ thường ít ra quán Cafe mà họ thường tham gia vào các hội như “Hội doanh nghiệp”, hoặc các khóa học ngắn hạn (có trả tiền), ở đó quan điểm của họ thể hiện rõ ràng hơn và chuyên sâu hơn rất nhiều.

    • Lạy hồn, ông thần ơi, ông tập trung vào đại ý của bài này được không? Ở đây đang phê phán thẳng mặt cái lối sống ngồi lê đôi mách những chuyện tầm phào vô bổ đấy ạ, và mục đích chính là để cho những thằng như ông thần đây đọc đc, mà biết cay, về nhà cầm lấy 1 cuốn sách có ích để mà tốt cho cái đầu, tốt cho tư duy.
      Ông không tiếp thu thì thôi, ông có thể ra cafe và tám nhảm chuyện hot-girl tiếp, ít ra cũng éo ảnh hưởng đến ai cả. Nhưng quan điểm chuẩn như thế ông còn bắt bẻ lại được thì tôi hỏi ông làm thế để làm cái đéo gì? tăng phần nguy hiểm à?

      • đó cũng là tranh luận bình thường thôi, tôi thấy ông nói bậy vậy để chửi người ta chứng tỏ ông cũng ko tiếp thu được nhiều, không chấp nhận người có ý kiến khác với suy nghĩ của mình

      • Qua cách nói chuyện cũng thể hiện được trình độ của bạn Hùng rồi. Chưa gì đã vội chửi bới người khác. Mình đề cập đến vấn đề khác biệt về trình độ quả là không sai tí nào.

    • Đúng là cần phải có trình độ cao hơn mới tranh luận sâu rộng được trong khi nước ta trình độ dân trí còn thấp, môi trường xã hội cũng phải thoáng mới có thể bàn chuyện chính trị này nọ nếu ko muốn vào đồn công an

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI