27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nghệ sĩ sống bằng gì?

Photo: Samba Club

 

Có mốt các câu hỏi phỏng vấn những người làm nghệ thuật là bạn sống bằng gì?

Hỏi đúng vãi.

Làm nghệ thuật cũng phải thông minh chứ, ít nhất cũng phải dành một phần tâm trí suy tính chuyện sinh tồn vì nhỡ lúc phát hiện ra không có tài không còn đường quay lại thì sao. Còn người sáng tạo thực thụ thì cũng phải sáng tạo được cách kiếm sống khi mình cần, đó chỉ đơn giản là một thử thách khác của óc sáng tạo. 

Nhưng với những thiên tài, có cần hỏi điều đó làm mất thời gian hay sự tập trung sáng tạo của họ không? Khi nghệ thuật của họ đã đạt đến mức ấy thì nghĩa là bằng cách nào đó, họ đã vừa sống vừa đưa nghệ thuật của mình lên đỉnh cao được rồi. Và việc của người khác đơn giản là tiêu thụ, phổ biến những sản phẩm đó để xã hội tiến hóa nhanh hơn. Và như vậy, họ có thể giàu một cách danh chính ngôn thuận bằng chính sức lao động nghệ thuật của mình. Và điều đó giúp xã hội được cấp một cái bằng khen là: đang tiến hóa thật.

Và nếu xã hội chưa có nổi cái bằng khen đó khi đã có những thiên tài, sao không hỏi một câu thông minh hơn với khán giả của họ là: Với những tác phẩm phi thường của họ mở mắt cho thế giới tầm thường của bạn, bạn đã trả đủ tiền cho họ sống trác táng bù đắp tình yêu nghệ thuật phải trả nhiều giá quá đắt cho những tình yêu khác của họ chưa?

Khán giả ở đây là nhà nước, nhà buôn tác phẩm, nhà thưởng thức. Và đặc biệt là nhà phê bình. Làm gì có hạng người tử tế nào không tạo ra được tác phẩm lại ở tư thế khệnh khạng đợi các tác giả vác tác phẩm đến xin ban phát mấy dòng. Ok, coi như đó là kế cộng sinh của đám làng nhàng sáng tác và phê bình trong thị trường nghệ thuật. Nhưng với những tác phẩm thiên tài, tại sao không chịu trả tiền cho tác phẩm của các bậc thầy của mình để học mà làm ra tác phẩm, thoát kiếp á hậu? Hoặc ít nhất, làm nịnh thần tâng bốc các tác phẩm hay dụ độc giả mua thêm thì còn làm từ “nhà phê bình” ngẩng mặt lên được chút.

Thời gian của những người hỏi những thiên tài câu hỏi đó nên đi hỏi những nhà đó: Tại sao họ ngu và ác với nguyên khí quốc gia, những lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của mình thế? Và sao không hỏi họ, đó có phải là nguyên nhân lớn nhất khiến họ và nước họ tiếp tục nhược tiểu?

Vì nhà báo ở những nước hem nhược tiểu chắc đếu bao giờ phải bắt chước nhau hỏi những thiên tài của họ: Bạn sống bằng gì?

Còn nếu bạn không nhận ra được giá trị của tác phẩm, bạn không biết bạn đang hỏi ai thì bạn hỏi làm gì? Bạn chọn sai nghề chăng?

Ps: Hehe, mang cái mác thiên tài ra câu tiền tí. Cái này chắc hem cần chứng minh nữa nhưng cơ bản to mồm trên ngôn từ, công việc thôi. Còn ra ngoài công việc viết, mình đơn giản chỉ là người vô danh cần tiền uống bia, đá bóng, mua đồ sáng tác, thi thoảng không để gái phải trả tiền ăn, đóng học cho con, có chỗ ở riêng.

Hehe, dùng kiểu nói này nói đúng và thẳng quá, đếu vào não được, đúng hem?

 

Nguyễn Thế Hoàng Linh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Anh Biên Bờm nói có cái chuẩn, nếu dùng từ tài năng còn được, thiên tài thì phải dài dài nữa, mà với cái vẻ tự tin thái quá của Hoàng Linh, e là chỉ thấy được chữ "tài" thiếu dấu thôi ^^, trở lại mặt đất và tìm thêm dấu huyền đi nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI