(THĐP disclaimer: Nội dung bài viết là quan điểm, nghiên cứu cá nhân của riêng tác giả, không nhất thiết phải đại diện cho quan điểm của THĐP nói chung, THĐP sẵn sàng đăng tải những ý kiến quan điểm phản biện với tinh thần tôn trọng ôn hoà.)
Ban đầu định viết fact về dự luật an ninh mạng chi tiết, nhưng có hai thứ đã khiến tôi đổi phương pháp viết:
Thứ nhất: Đây là một dự luật stupid về mặt chuyên môn, kẻ soạn luật không biết gì về IT và mấy tay cố vấn cho hắn thì trình độ chỉ ở mức nghe hơi nồi chõ, cho nên luật an ninh mạng mà không focus được cái nào vào kỹ thuật, chỉ là những khái niệm chung chung sáo mòn cũ rích mà ta đã quen nghe bao năm tháng nay như: “xuyên tạc”, “kích động”, “phủ nhận cách mạng”, “xúc phạm danh nhân”… được gắn vô cái đuôi “không gian mạng” cho nghe có hơi hướm in-tẹc-nét chút đỉnh. Bạn Phan của tôi là dân bảo mật cho mấy công ty từ Á sang Âu, mà hắn đọc xong cũng nói không hiểu luật này giữ an ninh mạng chỗ nào. Cá nhơn tôi với tư cách 15 năm cào phím, từng học đại học ngành IT và có project qua khỏi vòng gởi xe đạp của một cuộc thi ứng dụng IT cấp châu Á, tôi cũng thấy mình có khả năng phân tích nếu nó thực sự hướng đến mục tiêu bảo mật. Nhưng khổ nỗi dự luật này hoàn toàn stupid nên không cần (mà thực ra là vô phương) phản biện theo hướng học thuật tin học. Kỳ thực, về đại thể nó chỉ là một cách diễn dịch hoa hoè của điều 258 luật Hình sự ra năm 1999 và sửa chút đỉnh năm 2009. Mục tiêu của nó là trực tiếp tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ, để bắt họ đặt kho dữ liệu về người Việt tại Việt Nam, rồi cung cấp thông tin người dùng và kiểm duyệt nội dung theo ý nhà cầm quyền (điều 26). Tuy không cần luật này ra đời vẫn đầy người bị bắt vì điều 258 luật Hình sự, nhưng hậu quả gián tiếp của dự luật này không kém bom nguyên tử, đó là biến cho Việt Nam trở về thời đồ đá, không còn thông tin bên ngoài nữa. Cụ thể thế nào sẽ viết ở phần dưới.
Thứ hai: Đây là một dự luật sao chép của China, nhưng là phiên bản rút gọn. China không có Facebook, Twitter, Google, Youtube, … thì dự luật này cũng hướng đến xã hội bế quan toả cảng như vậy. Tôi sẽ có một bài khác đối chiếu hai bản văn này sau.
Bây giờ, ngắn gọn, bạn sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi dự luật này được thông qua?
- Bạn sẽ bị khởi tố bằng luật Hình sự khi bạn phạm các điều trong luật An ninh mạng. Không có mức án phạt trong luật An ninh mạng, bạn sẽ bị kết tội theo “thẩm định”, nói cho đúng là theo suy diễn của những cán bộ hôi miệng răng vàng. (Điều 5)
-
Bạn sẽ bị kết tội kích động bạo loạn hoặc tuyên truyền chống nhà nước chỉ với một câu nói bâng quơ. (điều 15)
-
Bán hàng online, crowd funding, bán hàng đa cấp online… cũng khiến bạn thành tội phạm. ( Điều 17)
-
Các công ty dịch vụ mạng nước ngoài phải bán đứng bạn cho nhà cầm quyền. Họ phải cung cấp toàn bộ thông tin riêng tư và mật khẩu của bạn cho công an, kiểm duyệt nội dung hoặc tống cổ bạn khỏi dịch vụ của họ theo ý công an, nếu họ muốn ở Việt Nam. Sau ngày luật ban hành, bạn có đủ tin tưởng với những người còn ở lại? (Điều 26)
-
Hầu hết các điều luật rất mơ hồ, chung chung và có thể diễn dịch tuỳ theo sở thích của công an. Là người dùng internet bình thường và không dám nhắc gì tới chính trị, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị rửa sẵn mông để ngồi tù cho mát.
-
Cơ sở hạ tầng IT của Việt Nam không có gì để thay thế cho Facebook hay Google, Youtube… Và sẽ chẳng có công ty dịch vụ mạng nào ở mấy nước phương Tây đồng ý với những điều luật phản tiến bộ và thần kinh này, nên luật này ra chính là để dọn đường cho WeChat, Weibo hay Baidu của China vào thế chân vậy. Vừa rồi Cốc Cốc bị tố ăn cắp dữ liệu chatting của người dùng sử dụng bất minh, dân tình đã la ó phản đối rần rần. Nếu những người China này vô thì chuyện ăn cắp dữ liệu của bạn không còn nữa, vì bạn đã tự nguyện dâng hiến cho nó hết rồi. Với sự tân tiến của việc sử dụng Big Data, việc họ điều khiển tâm trí đám đông dân Việt không phải viễn tưởng.
-
Việc thông qua luật này chỉ còn vài tiếng nữa, cá nhân tôi nghĩ mấy cái nút bấm yes/no ở nghị trường nó chẳng gắn vào đâu cả, bấm hay không nó cũng có kết quả rồi. Vấn đề là bạn tiếp nhận và phản ứng nó thế nào mà thôi?! Có đủ hèn để tự dâng hiến mình cho China không!
Tác giả: Hai Le
*Featured image: pixelcreatures