Featured Image: Wikipedia Commons
Giới thiệu: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc chống lại chủ nghĩa tập trung tập thể (chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội), không có một lãnh đạo nào có thể qua mặt được Ronald W. Reagan (Tổng Thống Mỹ 1981-1989) và bà Margaret Thatcher (Thủ Tướng Anh 1979-1990). Cặp đôi này là là hai nhà lãnh đạo mạnh miệng phản đối chủ nghĩa tập trung tập thể nhất. Sự mạnh miệng cũng như chính sách kinh tế tự do và chính sách quốc phòng chủ động của bà đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Bang Soviet và có thể nói là gián tiếp áp lực đảng Cộng Sản Việt Nam và các nước Cộng Sản khác phải thay đổi chính sách.
Xin mời các bạn đọc 20 câu nói của Margaret Thatcher, một biểu tượng của Anh Quốc. Tôi xin bắt đầu với câu nói nổi tiếng nhất của bà. Thật đáng tiếc là trong thời buổi hiện tại, gần như không có một nhà lãnh đạo tầm cỡ nào có đủ can đảm như bà.
1. Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là đến một lúc nào đó nó sẽ tiêu hết tiền của người khác.
2. Tranh luận về khoảng cách giàu nghèo: “Khi họ nói về khoảng cách giàu và nghèo, ý của họ là họ muốn khoảng cách đó được thu nhỏ, nghĩa là họ thà muốn mọi người trở nên nghèo hơn. Đó không phải là cách tạo sự thịnh vượng và cơ hội.”
3. Nếu mục đích của bạn là làm người khác thích bạn, bạn phải chuẩn bị thỏa thuận với nguyên tắc của mình và sẽ không đạt được gì cả (trong chính trị).
4. Trước tiên bạn thắng cuộc tranh luận, sau đó bạn thắng cuộc bầu cử.
5. Đừng đi theo đám đông, hãy để đám đông đi theo bạn.
6. Trong chính trị, nếu bạn muốn ai nói một điều gì đó, hãy nhờ một người đàn ông. Còn nếu bạn muốn thực hiện một điều gì đó, hãy nhờ một người phụ nữ.
7. Bất cứ một người phụ nữ nào thấu hiểu những vấn đề nội trợ sẽ có đủ sự hiểu biết về những vấn đề trong việc điều hành một quốc gia.
8. Một trong những vấn đề lớn nhất trong thời đại chúng ta là chúng ta bị quản lý bởi một nhóm người quan tâm tới cảm xúc hơn là lý tưởng và ý tưởng.
9. Bạn phải đánh một trận đánh hơn một lần nếu muốn thắng nó.
10. Thất bại? Tôi không hiểu ý nghĩa có chứ đó.
11. Tôi rất thích lý luận. Tôi rất thích tranh luận. Tôi không yêu cầu mọi người phải ngồi yên và đồng ý với tôi – đó không phải là công việc của họ.
12. Châu Âu được tạo ra bởi lịch sử. Nước Mỹ được tạo ra bởi triết lý.
13. Đối với tôi, thỏa thuận có nghĩa là rời bỏ những lý tưởng, nguyên tắc, giá trị và chính sách của mình.
14. Những người tin vào chủ nghĩa xã hội rất hạnh phúc cho đến khi họ tiêu hết tiền của người khác.
15. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản của Mỹ và Châu Âu. Người Mỹ coi trọng sự giới hạn của chính phủ, quy định tối thiểu, thuế thấp và sự tự do tối đa trong thị trường lao động. Sự thành công của họ đã được chứng minh bằng khả năng tạo công ăn việc làm, một điều mà họ làm tốt hơn Châu Âu.
16. Không có khái niệm nào gọi là xã hội: chỉ có khái niệm đàn ông, đàn bà và gia đình.
17. Tinh thần ghen ăn tức ở chỉ có thể hủy diệt, chứ không thể nào xây dựng.
18. Khi con người được quyền chọn lựa, họ sẽ chọn tự do.
19. Những quốc gia nào đã nhắm đến sự công bằng, như những quốc gia cộng sản, đều không có tự do hoặc công lý hay sự công bằng. Họ có những sự bất công bằng nhất, những quyền lợi của các nhà lãnh đạo xứ đó luôn cao hơn của người dân. Những quốc gia đã nhắm đến tự do, công lý và sự độc lập của người dân vẫn có tự do và công lý, và họ có nhiều sự công bằng và tôn trọng lẫn nhau hơn những người dân ở các quốc gia khác. Hãy đi cùng với tôi. Bạn sẽ có tự do và công lý và ít sự khác biệt hơn giữa con người với con người hơn là ở Liên Bang Soviet.
20. Những người theo chủ nghĩa xã hội phải luôn tốn thời gian để tìm tiêu đề khác cho chủ nghĩa của họ, vì những giá trị đó luôn bị chứng minh ngược lại và trở thành lỗi thời.
Ku Búa
Đừng đi theo đám đông, hãy để đám đông đi theo bạn.
Trích chúc thư của Georgi Valentinovich Plekhanov, cha đẻ của chủ nghĩa Mác tại Nga,
Chúc thư của Plekhanov đã gây sốc mọi người, bởi vì mọi điều trong đó đã dự đoán chính xác sự phát triển và giải thể của Liên Xô cũ. Sau đây là một vài điểm chính của chúc thư.
“Thứ nhất, khi sản xuất gia tăng, người trí thức sẽ có nhiều hơn người vô sản và trí thức sẽ giữ vai trò chính trong phát triển sản xuất. Lý thuyết của giai cấp vô sản chuyên chính sẽ trở nên lỗi thời.
“Thứ hai, giai cấp vô sản chuyên chính của Bolshevik sẽ nhanh chóng trở thành một chế độ độc tài độc đảng và sau đó là một chế độ độc tài lãnh đạo. Một xã hội được xây dựng trên lừa dối và bạo lực sẽ tiềm ẩn những quả bom mà sẽ nổ tung một khi sự thực được phơi bày.
“Thứ ba, Bolshevik sẽ trải qua bốn nguy cơ theo thứ tự: nạn đói, ý thức hình thái, kinh tế, và nguy cơ sụp đổ. Điều này có thể mất vài thập niên, nhưng kết quả là không thể tránh khỏi.
Thứ tư, sự vĩ đại của một quốc gia không phải ở sự bao la của đất đai hay lịch sử hùng tráng, mà là ở truyền thống dân chủ và mức sống. Miễn là người dân còn sống trong sự nghèo đói và không dân chủ, thì khó mà đảm bảo rằng sẽ không có khủng hoảng hay sụp đổ tất yếu.”
Những người cộng sản sẽ nói sao về những nhận xét này?
https://www.youtube.com/watch?v=_zPrx8qt3LM
đây là bài nói về hệ thống chính phủ của TQ. Đơn giản là một cách nhìn, cách nói khác về CS và về TQ, và tôi có cảm tình với bài nói này. Sau bài nói này tôi thấy, CS hay Tư bản, quan trọng là chính phủ có thể đưa đất nước đi lên hay không chứ chẳng liên quan gì tới chế độ.
Xin lỗi tí, chứ cái video bạn đưa làm tôi mắc ói. có một câu muốn hỏi bạn, khi đi mua đồ thì bạn thích nơi có nhiều thương hiệu hàng hóa hay nơi chỉ có độc nhất một thương hiệu? Còn cái bảo là “cuối cùng cũng đi đến chủ nghĩa cộng sản” cái này chỉ có thể xẩy ra khi tất cả loài người đều thành Phật cả, nếu vậy thì cả loài người đi vào niết bàn rồi, còn sống trong chủ nghĩa cộng sản làm cái gì? mỗi người có năng lực khác nhau, mà đã khác nhau thì chắc chắn phải có giàu nghèo và có sự bất bình đẳng. bài kể về các cuộc cải cách của TQ qua từng thời kỳ như Đại Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa…rồi bảo là đã nhanh chóng khắc phục nên đảng cs TQ năng động. ha ha buồn cười! mấy cuộc cải cách đó là những việc làm ngu muội rành rành ra đó ai cũng thấy nhưng họ cứ làm, ngu rõ ràng thì sinh ra cái sai và hậu quả rõ ràng đến thằng con nít cũng thấy, trong cái rành rành đó mà không sửa đổi thì chẳng lẽ ngu hơn con nít à? làm cái việc mà con nít cũng làm được (là sửa cái sai do mình tạo ra) rồi tự khen là mình năng động. Ối giời đất ơi tôi cười chết mất!.Có nhiều người thần tượng TQ khi thấy kinh tế nó phát triển, nhưng có ai tự hỏi vì sao kinh tế nó phát triển không? đó là nó chấp nhận làm nhà máy của thế giới, mà như thế cũng có nghĩa là bãi rác và nhà tù khổ sai của thế giới đấy. có 2 điều khiến các quốc gia khác đầu tư vào. Thứ nhất là nhân công giá rẻ, thứ 2 là không cần tốn chi phí khổng lồ cho việc xữ lý chất thải. Những kẻ chỉ nhìn thấy sự phát triển của vài thành phố lớn mà không thấy cả tỉ người sống trong bần cùng, trong môi trường độc hại.
Nói thật tôi rất nghi ngờ về trình độ nhận thức của bạn đấy. nói thật chứ xem cái video đó tôi có thể viết cả chục bài để lật đỗ từng quan điểm trong đó. Cái vi deo đó là một thứ chất độc làm con người ta ngu muội. Tôi không biết là bạn thật sự không hiểu hay cố tình đầu độc người khác đây? Làm vậy thất đức lắm đó bạn. Nên giữ chút gì đó cho con cháu bạn nhé. Rất xin lỗi vì lời lẽ gay gắt, đơn giản vì tôi ghét nhất những người làm gương mù cho kẻ khác noi theo.
tôi chả bắt bẻ bạn chỗ nào hết. Nhưng tôi thấy rõ ràng bạn có thành kiến. Tôi nghĩ bạn nên xem lại clip một lần nữa. Và lần này là bạn dùng sự khách quan để đánh giá, chứ không phải dùng sự căm ghét chủ nghĩa CS để đánh giá. Cảm ơn đã quan tâm và dành thời gian để viết bình luận,
Tôi đánh giá không khách quan? vậy ra tôi bảo anh ta nói đúng thì mới là khách quan? có quá nhiều vấn nạn trong một đất nước TQ mà chính những người VN mà trong đó có bạn cũng phải lãnh hậu quả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu bạn nói tôi không khách quan thì làm ơ chỉ ra sự không khách quan của tôi, nếu không thì điều bạn nói chẳng có giá trị cả.
Tôi không muốn đi sâu vào tranh luận. Nên sau comment này tôi sẽ không comment nữa. Bạn đồng ý với clip cũng được, không đồng ý cũng được.
Eric không bàn về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ là tốt hay xấu. Cái Eric muốn nói là nền dân chủ (đa đảng) của Mỹ giúp Mỹ đứng đầu, và một quốc gia độc đảng như của TQ vẫn có thể dẫn TQ lên đứng đầu thế giới, còn dẫn đầu bằng cái gì thì tôi không bàn tới, nhưng quan trọng là độc đảng vẫn thực sự giúp một quốc gia vươn lên dẫn đầu. Và tự mỗi quốc gia, chế độ sẽ tự có riêng nó những vấn đề, và việc giải quyết vấn đề nằm ở những con người có quyền hành của quốc gia đó.
Và từ những điều đó Eric muốn nói rằng chúng ta nên thôi chuyện nói rằng hãy nên dừng lại nền giáo dục dựa theo ý kiến chủ quan. Hãy dừng lại việc giáo dục dân chúng và con trẻ rằng chỉ có một thể chế đúng đắn. Hãy dừng lại việc nói rằng chỉ có một cái đích duy nhất ở tương lai mà ai cũng sẽ phải đến. Những điều đó hoàn toàn sai và vô trách nhiệm. Với kết luận này, bạn có đồng ý với Eric hay không ? Tùy bạn.
Cũng rất lâu rồi tôi không vào THĐP để tranh luận về chính trị, bởi ở VN thì đó không phải điều tốt đối với cuộc sống cá nhân, nhưng tôi lại không chịu nổi khi bạn đăng cái video này, bởi những lời anh ta nói là những sự ngụy biện một cách khéo léo, chính vì vậy nó dễ làm người ta tin vì những điều tưởng chừng như có lý.
Thứ nhất khi nói về một vấn đề cần phải có tính toàn diện, suốt cả bài anh ta chỉ nhấn mạnh những mặt tốt của TQ mà bỏ qua những mặt xấu có rất rất nhiều. anh ta nói những sự thật nhưng chỉ một nửa sự thật, giống như chỉ khen một người làm từ thiện mà bỏ qua việc kẻ đó đã giết người để có tiền, số tiền kẻ đó làm từ thiện không bằng 1/10 số anh ta cướp.
thứ 2 bất cứ cái gì mang tính độc quyền thì luôn đối nghịch lại tự do và bình đẳng, người ta không thể xây dựng sự tự do bình đẳng trên nền tản đối lập với nó. Thử hỏi một chế độ độc tài thì người dân có được các quyền tự do như báo chí, biểu tình hay phát ngôn chống chế độ không? có không? hãy nhìn các nước độc tài thì biết (không riêng cs). Chính sự độc tài kiềm hãm sự phát triển, khi đảng độc tài làm sai một cách rõ ràng thì ai đứng ra chống lại cái sai đó? không có, bằng mọi cách nó ém nhẹm đi để giữ cái gọi là “uy tín và niềm tin của nhân dân”.
thứ 3 con người không phải là thánh, khi trong tay một người nắm giữ quyền lực thì điều gì khiến họ lo nghĩ trước tiên? chính là lợi ích của chính họ, người thân của họ. Chính điều này khiến cho những nhân tài không có gốc gác bị mai một, đó là lý do chảy máu chất xám. Ở các nước tự do vẫn có vấn đề này nhưng người ta lại cho phép dân chúng được nói, khi cái sai bị vạch ra thì dân chúng có thể đá kẻ có quyền lực ấy rơi đài vì dân họ có quyền bầu cử thật. Còn ở các nước độc tài thì sao? dám lên tiếng không? lên tiếng là bị trấn áp ngay. Vì lẽ đó ở nước ngoài nếu người nắm quyền làm sai dù chỉ một lần là họ sẽ tự động từ chức, còn nước độc tài thì cứ sai mãi, sửa mãi mà chẳng rớt chức, vì sao? vì không có một cán cân ngang sức để kiềm chế họ. Mà họ có tự từ chức khi làm sai không? có mà mơ.
thứ 4 trong chế độ độc tài có nghĩa là dân không có quyền quyết định số phận của mình, với địa vị dân thường thì sinh mạng và tài sản của bạn hoàn toàn nằm trong tay chính quyền, họ sẽ lấy đi bất cứ thứ gì họ muốn kể cả mạng sống bạn để phục vụ cái gọi là “vì lợi ích chung”, cái “lợi ích chung” đó nằm trên cả pháp luật. còn ở các nước tự do thì sao? tất cả phải tôn trọng pháp luật, nếu dân chúng chấp nhận những sự cưỡng chế đó cho một người nào đó thì cũng có lúc đến lượt họ bị tước đoạt. Vì vậy nếu chính quyền ra luật có thể tổn hại lợi ích họ thì họ phủ quyết. còn ở nước độc tài thì muốn ra là ra, sau khi ra dân chúng phản đối quá lại bỏ.
thứ 5 trong bất cứ hình thức về thể chế nào đều có mặt tốt và xấu, vấn đề là kẻ khôn ngoan thì biết chọn cái nào nhiều cái tốt và ít cái xấu nhất, còn nói như cách của bạn là cào bằng tất cả. Và dù cái anh kia có nói hay thế nào thì cũng không thể cào bằng đối với những người thật sự hiểu biết. Bạn thấy TQ rất phát triển? vậy tôi hỏi bạn một vấn đề, nếu như thay thể chế của nó bằng thể chế của các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật…thì bạn nghĩ nó sẽ phát triển nhiều hơn hay ít hơn hiện tại? Đừng nói là không biết nhé. Với nguồn lực của nó về văn hóa, dân số, tài nguyên, số lượng Hoa kiều khắp thế giới thì nó phát triển gấp mấy lần bây giờ. Nó sẽ vượt xa một nước no trẻ như Hoa Kỳ. Hãy nhìn những nước có cùng bước khởi đầu nhưng đi theo 2 thể chế khác nhau bạn sẽ thấy rõ.
thứ 6 anh chàng diễn thuyết có thật sự vô tư hay không thì còn phải bàn lại, mục đích diễn thuyết của anh ta có phải vì mục đích chính trị? xem cả bài thì biết chứ không cần hỏi.
thứ 7 bạn nên hiểu rằng với một con người thì điều quan trọng nhất không phải là đất nước đó đứng thứ mấy thế giới, mấy cái nhất đó chỉ mỵ hoặc những kẻ khờ khạo thôi. Điều quan trọng nhất là con người phải cảm thấy mình hạnh phúc thật. Chữ thật ở đây là không hạnh phúc bởi sự dối trá hay bởi che lấp thông tin. Giờ cho là kinh tế TQ vượt qua Mỹ 10 lần đi nhưng dân chúng của nó phải làm với mức lương rẻ mạt, sống trong môi trường ô nhiểm, không có tự do thông tin, không được quyền quyết định số phận mình hay đất nước qua lá phiếu hay pháp luật, không thể phục vụ đất nước nếu không có gốc to. Với một đất nước như thế thì bạn có muốn sống ở đó không?
Tôi nghĩ tôi nói như thế đủ để bạn hiểu là tôi đánh giá sự việc bằng các suy luận logich chứ không chủ quan. Đó là tôi chưa bàn về CNXH đấy.
Bạn có quyền không nói, nhưng những gì bạn nói sẽ là bằng chứng trước lương tâm của bạn.
Mong là bạn hiểu những điều tôi nói nếu bạn đăng cái video đó không vì mục đích khác. Tôi không căm ghét chế độ nào cả, tôi chỉ muốn đời sống cá nhân tôi đi lên theo những điều tốt đẹp, muốn đất nước phát triển. Nhưng đất nước VN này còn bao lâu nữa mới được như Mỹ hay Châu Âu? Nhìn tình hình cải cách thì biết rồi, cải cách không hiệu quả vì đụng chạm lợi ích tứ tung đấy. Không có cái gì cân bằng với quyền lực thì có phản đối cũng bằng thừa.
Tặng bạn câu này: quyền lực tuyệt đối sẽ khiến con người ta tha hóa tuyệt đối.
Chúc bạn mọi điều tốt đẹp.
OK. Tôi không giữ lời. Tôi comment tiếp.
Tôi không hiểu tại sao bạn lại lôi vấn đề chính trị vào. Kết luận của clip vẫn là : Không có một chế độ duy nhất tốt, mà có nhiều chế độ khác nhau, mỗi cái có lợi và hạn chế riêng, đừng có đang ở chế độ này và nhất quyết rằng chế độ đó là tốt nhất, chế độ khác sẽ lụi tàn. Và thêm nữa, tương lai chắc cũng có thêm mấy cái chế độ mới. Hãy đón nhân những cái chế độ đó.Tự
Eric đã khéo léo nói ra những khuyết điểm của TQ, chỉ là không nói thẳng, bạn muốn anh ta phải tuyên bố “TQ đã giết bao nhiêu đó người trong bao nhiêu đó sự kiện” mới chịu hả.
Tự do là một từ quá sức là trừu tượng, tôi tự hỏi khi mà thế giới này tự do theo đúng cái cách mà bạn muốn rồi, thì nó có đúng là tốt không hay lúc đó lại có bạn khác đứng lên nói rằng “thế giới nên bớt tự do”
video vốn là đang bàn về chính trị, nếu nó không phải chính trị thì là gì? tôi không biết bạn hiểu hay thật sự không hiểu là anh ta đang dùng lý lẽ để bảo vệ chế độ cs ở TQ? bạn nên hiểu khi phân tích một vấn đề thì cần phân tích một cách toàn diện, đằng này qua loa những cái xấu, tôn vinh những cái tốt rồi sau đó rút ra kết luận. Nhưng vậy là ngụy biện. Đồng ý với cái kết luận của bạn là “không có một chế độ duy nhất tốt…” nhưng có điều chúng ta cần làm rõ ở đây. Kết luận đó dùng để bỏ tính bảo thủ trong việc chọn một chế độ cấp tiến nhằm giúp đất nước đi lên, trong nó bao hàm cái tự do. nhưng anh ta lại dùng cái ý ấy nhằm bảo rằng chế độ cs TQ cũng là một chế độ giúp đất nước phát triển, vì vậy đừng cứ cho rằng chỉ có chế độ tư bản ở phương tây là tốt nhất. anh ta đã biến cái ý mang tính tự do thành thứ bảo vệ cái bảo thủ. tự do để chọn lựa cái tốt, nhiều ưu ít khuyết, chứ không phải nói rằng vì không có chế độ nào hoàn toàn hoàn mỹ nên chế độ cs cũng là 1 lựa chọn tốt. chính bản thân chế độ cs đã phủ định cái tự do lựa chọn rồi. bản thân các nước tb phương tây không phải xây dựng trên chế độ tư bản đâu bạn, họ xây dựng trên yếu tố tự do, đa đảng đa nguyên là một chứng minh. họ theo chủ nghĩa tư bản vì nó mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay. ví nhưng ngày nào đó có một chủ nghĩa ưu việt hơn thì bạn nghĩ phương tây hay TQ sẽ chuyển đổi theo dễ dàng hơn? chắc chắn là phương tây. Một quốc gia thông minh không đặt mình trên bất cứ một chế độ nào cả, nó chỉ đi theo chế độ nào mang lại sự phát triển và ấm no hạnh phúc cho chính nó. cái video khiến suy nghĩ của người xem bị bẻ cong. nó giống như cách mà các nước độc tài thường bảo “mỗi quốc gia có quyền tự do tự quyết của dân tộc mình”, câu này đúng trên ý nghĩa, nhưng buồn cười ở chỗ nó lại dùng để bảo vệ sự độc tài, không có tự do trong chính nó”. cái video này cũng giống thế mà thôi. Rất cảm ơn vì bạn trả lời.
Đúng, độc đảng cũng có thể giúp một quốc gia dẫn đầu và chỉ có thể tự tan vỡ( ko cần đập) có ví dụ r. Đa đảng cũng có thể( chắc chắn đã) giúp một quốc gia đứng đầu nhưng ko thể khiến nó bị vỡ tan khi đang ở trên đỉnh vinh quang( có lẽ vậy). Mô hình một quốc gia vài chế độ thuộc loại nào? Có vẻ đang có hiệu qủa, nhưng cứ chờ xem. Đa dạng là bản chất cuả sự sống. Những gì trái với đạo khắc tự hủy diệt. Kệt cục chung của mọi dạng sống ko phải là sự kết thúc sự sống. Tồn tại hay không mới quan trọng. Biến đổi là bí quyết của tồn tại, không phải tiến hóa. Cái bất biến là vậy.
Làm gì thì làm, độc đảng vẫn dẫn tới độc tài, độc quyền, không kiểm soát được quyền lực, từ đó sẽ dẫn tới lạm quyền và gây hại cho xã hội. Video này đã đề cập đến sự tự sửa và thành công của chế độ này nhưng đã lờ đi điều trên và những hậu quả kinh hoàng mà nó đã để lại và xã hội đang phải gánh chịu. Ở đây có đề cập đến sự “cải thiện” của chế độ này nhưng đó là kiểu “cải thiện” theo ý muốn mình, không ai bắt buộc được và thậm chí đảng muốn làm gì thì làm. Khi đảng không “cải thiện” hoặc “cải thiện” tùy hứng cũng được. Trong khi đó, ở các chế độ dân chủ, đảng nào cũng có thể tự cải thiện được như vậy, đặc biệt không thể tùy thiện hay theo ý của mình mà phải theo ý và lợi ích của cử tri, không phải lúc nào cũng tự áp đặt được ý chí của đảng lên xã hội.
Việc thúc đẩy tiến bộ xã hội không chỉ thuộc quyền của nhà cầm quyền mà còn là quyền của từng người trong xã hội đó. Không thể có tư tưởng ngạo mạng cho rằng ý chí của một đảng luôn đúng và luôn được xã hội chấp nhận. Cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa với hàng trăm triệu người chết đã cho thấy sự không thể kiểm soát và sự phá hoại của chế độ đó.
Chế độ độc đảng chối bỏ những giá trị phổ quát. Đúng quá là trơ trẽn khi đó là giá trị mà toàn cầu thừa nhận và chính những chế độ đó đã cam kết tuân thủ trong các định chế quốc tế.