27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chỉ cần không thẹn với lương tâm là được?

Featured image: Elena

 

 

Đọc nhiều bài viết cũng như comment trên các trang mạng, tôi chợt nhận ra một điều, đó là có quá ít người tin vào những điều tốt đẹp. Hầu như tất cả họ được chia làm 2 phía, phía A thì mang trong mình những quan niệm áp đặt chủ quan, Phía B thì mang những quan niệm của sự hoài nghi đối lập. Với tôi cả 2 đều cực đoan như nhau.

Cái gì là tốt, cái gì là xấu thường rất khó phân định, tốt – xấu phụ thuộc hoàn cảnh mà nó sinh ra, những ai hiểu biết thì thấy rằng không có một quy luật bất biến cho những vấn đề đạo đức, nhưng ở mặt nào đó ta phải biết tốt là tốt và xấu là xấu. Không thể vì một hành động tốt tạo ra cái xấu trong vài hoàn cảnh đặt biệt thì phủ nhận hoàn toàn giá trị của nó.

Ngày nay ai ai cũng bảo nhau đạo đức của xã hội bị suy đồi một cách nghiêm trọng, điều đó đúng hay không? Nếu đúng thì vì sao? Hiện tượng này diễn ra vì người ta đã hiểu những giá trị đạo đức một cách lệch lạc, chỉ nhìn được bề ngoài bóng bẩy của nó, chỉ biết ôm cái hình thức làm lẽ sống trong khi nội dung cốt lõi bên trong thì bỏ mất. Nó thể hiện sự ngây thơ trong suy nghĩ, thể hiện sự tham lam ích kỷ được bảo vệ và dung dưỡng bởi sự giả tạo. Vì để có được hình thức thì quá dễ dàng trong khi sống theo nội dung thì đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh của cái tôi mỗi người.

Chính thói sống giả tạo đã làm cho giá trị thật sự của điều tốt bị giảm đi một cách nghiêm trọng. Rất nhiều người cùng nhau hô hào “chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp là thể hiện lòng yêu nước” nhưng ta đã thấy gì qua những hành động của họ? không gì cả! Việc họ nói mà không làm khiến cho rất nhiều người trẻ “nhận ra” rằng “lòng yêu nước chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là sự hô hào để tìm cách lợi dụng ta”. Cũng tương tự như vậy, sự hoài nghi về những giá trị tốt đẹp ngày càng lớn dần khi chỉ thấy chúng qua môi miệng.

Dạo này trên Triết Học Đường Phố có khá nhiều bài viết nhằm đạp đổ mọi quy tắc và luật lệ của con người, họ chê bai những ai giảng giải về sự tốt đẹp, họ gọi những cái đó là giáo điều, là những tư tưởng mà con người nghĩ ra để áp đặt lên họ. Họ muốn tự do và nói rằng ” chỉ cần không thẹn với lương tâm là được!”. Nhưng tôi rất muốn hỏi lương tâm là cái chi chi? Nếu một con người không có sự phân định tốt xấu rõ ràng thì làm gì có cái gọi là lương tâm? Lương tâm đó giờ đây có khác nào cái tôi ích kỷ của mỗi người? Vậy thì những tuyên bố hùng hồn đó phải chăng chỉ là ngụy biện?

Càng viết tôi càng buồn cho nền giáo dục của chúng ta, nền giáo dục này không hề cho ta một sự dẫn dắt cần có, mỗi người muốn đi lên cao phải tự mò mẫm. Không hề có một hệ thống hoàn chỉnh để có thể suy xét thấu đáo những tư tưởng mà ta vô tình lượm lặt ở đâu đó. Nhiều người quơ được vài cuốn của Nietzsche rằng “triết học đã chết” thì họ cũng nghĩ “ừ! triết học đã chết”, trong khi bản thân lại chẳng biết bao nhiêu về triết học cả. Rồi vài người có tư tưởng tự do, đả phá những luật lệ thì lại gắn họ với Krishnamurti.

Rất nhiều người không biết rằng để thật sự hiểu những tư tưởng cao vời đó thì ta cần phải bước lên từng bậc trên con đường tri thức. Nếu ở hiện tại, ta tin những tư tưởng đó một cách mù quáng và làm theo thì lấy đâu ra con đường để mà tiến lên cao hơn nữa? Tự do là không thành kiến chứ không phải là phá bỏ hay xem thường tất cả mọi tư tưởng. Con đường mà những người vĩ đại đi qua đều chỉ có một, đó là tri thức. Kể cả của chính những người phủ định tri thức đó. Để nhận định một tư tưởng là đúng hay sai thì trước tiên điều ta cần phải có là sự hiểu biết.

Giống như câu chuyện về anh chàng bị lừa mua Iphone 6, vấn đề đặt ra là hành động của anh ta có làm nhục quốc thể hay không? Theo tôi là có, đơn giản vì ta có thể nhìn vào hành động của một cá nhân để đánh giá cả một tập thể dù rằng đánh giá đó có thể chưa chính xác. Nhưng qua những bài chỉ trích, cho thấy là nhiều người quá đề cao sĩ diện của dân tộc. Và để phản bác thì người ta lại đi đến một thái cực khác là tầm thường hóa hành động đớn hèn đó.

Nếu bạn là người bị lừa số tiền thì bạn có quỳ xuống lạy lục van xin trả lại? Hành động ấy có đáng xấu hổ và bị chê trách không? Nếu ta không phê phán thì khả năng trong tương lai sẽ còn vô số những hành động tương tự như thế. Chỉ trích hay bao che thì dễ nhưng để có một cái nhìn đúng đắn thì lại rất khó. Và cũng từ câu chuyện trên mà ta nhận được một bài học sâu sắc của những người bạn Singapore.

Cuối bài, tôi chỉ có vài lời khuyên cho các bạn và cho chính tôi: Trước khi phủ định giá trị của một tư tưởng hãy tự hỏi là mình đã hiểu sâu sắc về nó hay chưa? Trước khi tin tưởng hoàn toàn vào một tư tưởng thì hãy tự hỏi có khi nào tư tưởng đó đang vuốt ve cái tôi ích kỷ của mình không? Tư tưởng đó có đang biến ta thành một con người bảo thủ và thành kiến? Và quan trọng nhất, phải luôn nhớ rằng ta bị giới hạn trong chính nền giáo dục dạy ta khôn lớn, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra một kết luận cuối cùng về những điều mà ta không biết. Đó là sự đòi hỏi của tính đa chiều trong học hỏi và suy nghĩ.

Mắt Đời

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

49 BÌNH LUẬN

  1. 1. Cám ơn bạn Mắt Đời đã viết bài và chia sẻ với mọi người :). Mình cũng thích đọc những bài viết của bạn.
    2. Mình có thấy một số bạn thích comment theo kiểu “triệt” người khác. Người ta đã viết bài và chia sẻ thì nếu có comment hay tranh luận thì hãy tranh luận về vấn đề đang được đề cập đến chứ không nên tranh luận bạn sai và tui đúng bla..bla… Cứ thích dạy đời.
    3. Mình không muốn phải mang tiếng dạy đời người khác nhưng nếu cứ im lặng để mặc cho những thành phần “tri thức bác học” làm nản lòng những người có tâm chia sẻ những điều hay thì buộc lòng mình phải lên tiếng. :). Cmt dài như vậy chỉ để phân tích người viết thế này thế nọ thì để dành cmt về đề tài đó cho mọi người cùng thảo luận đi.

  2. vĩ đại đều đi trên con đường trí thức hả ? đúng 1/2 thôi , bởi cái tôi vẫn còn tiềm ẩn , vi tế , thì còn ngằn mé ( nếu mạng căn còn thì vẫn thuộc về phương tiện và vốn không thể cắt đứt mạng căn bởi tri thức , trí thức )hehehehe

    • đúng hoàn toàn chứ không phải 1/2. đều đi chứ không phải là đi suốt đời bạn à. tức là ở giai đoạn đầu tiên con người phải đi trên nó để nhìn ra nhiều điều, nhận ra mới có thể cắt đức mạng căn gì đó. bạn hãy chỉ cho tôi những người chưa từng tiếp thu tri thức mà bỏ được cái tôi đi. 🙂

  3. 😀

    Điểm đầu tiên đáng khen là rất có tâm. Muốn giúp ích cho đất nước. Cái này thì không cần phải bàn cải rùi hen.

    Còn những điểm còn lại, mình chỉ nói phong long thôi. Nó không phải là góp ý, mà cũng chẳng phải là phê phán. Đơn giản là cách mà mình nghĩ về bài viết này, cũng như nhiều bài khác của cậu.

    #1. Là chẳng có gì mới! Bạn luôn bắt đầu bằng việc phân định đúng và sai. Trong khi bạn lại nói điều đó khó phân định. Mâu thuẫn dữ dội trong tâm trí đấy. Nhìn cho kỹ đi và bạn sẽ thấy là bạn đang cố phân định đúng sai, như thế nào là tốt, như thế nào là xấu đấy.

    “nhưng ở mặt nào đó ta phải biết tốt là tốt và xấu là xấu.”

    Đến một lúc, chắc chắn là còn lâu, bạn sẽ biết thế giới này không vận hành bởi đúng sai. Chẳng ai quan tâm đúng hay sai cả. Biết họ quan tâm gì không? Vui hay không vui, thoải mái hay không thoải mái, yêu hay không yêu, tin tưởng hay không tin tưởng…

    #2. Là quá sơ sài. Toàn bài viết của cậu chỉ nói về những thực trạng trên các vấn đề riêng lẻ ghép lại. Có rất nhiều bức xúc của cậu kèm trong đó nên cậu không đủ bình tĩnh để đi sâu hơn rằng tại sao họ làm vậy. Mọi cái thực trạng đó chỉ là hệ quả của nguyên nhân sâu xa hơn mà từ xưa tới giờ người ta phớt lờ. Bây giờ là lúc giấy hết gói được lửa, vậy thôi.

    Ở góc độ khách quan, bạn nên biết là sự vật nào cũng có lúc suy thoái. Và đó là lúc này.

    #3. Triết lý có chết hay chưa, thượng đế có chết hay chưa thì chuyện đó cũng không quan trọng. Hiểu triết lý hay không cũng chả có gì quan trọng. Bạn nghĩ là cấp độ thu nạp kiến thức cao hơn sẽ dẫn đến sự thấu hiểu về triết lý? Ồ, có thể. Nhưng nên nhớ Socrates đã nói một câu:

    “Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả”.

    #4. Mình không hiểu và hoàn toàn không biết vuốt ve cái tôi ích kỷ có nghĩa là gì.

    #5. Cái này tặng cậu, không liên quan gì tới bài viết: Ngôn ngữ tự mâu thuẫn chính nó và suy nghĩ thì không bao giờ vẹn toàn.

    Viết thêm vài trăm bài nữa, nếu may mắn rơi xuống một vực sâu của cảm xúc, bạn có thể sẽ ngộ ra nhiều điều thú vị.
    ________________

    Mình thực sự không có thời gian để tranh luận. Hôm nay vô tình thấy nên góp ý, vì cậu cũng có một phần nhỏ giống mình hồi đó là rất gay gắt. Đồng ý là muốn cuộc đời tốt hơn, nhưng viết một cách gay gắt chẳng làm được gì cả.

    Cậu hay đả kích về cái tôi ích kỷ, nhưng lại thường comment trả lời người khác rất dài dòng. Cậu quá háo thắng, muốn người khác hiểu mình, qua đó cậu vô hình gây áp lực buộc mọi người phải đi theo cùng hệ tư tưởng với cậu, và do đó, chẳng có tự do nào tồn tại. Không có tự do thì không thể yêu thương. Không thể yêu thương thì nhân loại sẽ dừng lại.

    Cậu đừng nghĩ rằng mình là người có tâm. Ngày xưa tôi cũng từng ảo tưởng như thế. Thật ra thì tôi với bạn cũng như nhau cả mà, ích kỷ một duột. Môi trường sống bị thu hẹp, ô nhiễm không khí, nước và thức ăn. Cậu cảm thấy nguy hiểm, có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong lành của cậu, không làm cậu thoải mái nên cậu đấu tranh cho chính mình. Cái tâm đó chỉ là ảo ảnh, nên tự biết mình là kẻ ích kỷ đi lòng vòng luẩn quẩn trong tâm trí hạn hẹp tự bảo vệ mình thì tốt hơn.

    Khi cậu tự thừa nhận mình là ích kỷ, cậu không cần tốn thời gian để phủ nhận nó nữa. Lúc đó thì cậu có một tia hi vọng để nhảy vụt sang bờ bên kia để thực sự yêu nhân loại đúng cách của nó.

    Và bạn tôi ơi, đừng lo lắng nữa, vì trong bản chất của sự tự do, chính nó có quyền chấm dứt cuộc sống của chính mình; như một người tự kết liễu đi cuộc đời của chính họ.

    Tự do không có nghĩa vụ phải đúng với cái gì. Một người tự do không có nghĩa vụ phải tuân theo một điều đúng đắn. Tự do không có nghĩa vụ phải đúng đắn, nó tự đúng.

    Cố làm cho mọi người nghĩ cậu đang nói đúng chỉ càng làm thế giới thêm rối tung. Vì cậu thừa biết là mình mãi mãi đi luẩn quẩn vòng quanh. Bạn đang dẫn dắt một phần nhỏ thế giới đi theo cách đó, qua bài này.
    _____________

    Nếu cậu muốn thay đổi thế giới bằng việc viết, cứ giả dụ cho là thế, hãy đầu tư nhiều hơn. Suy nghĩ sâu hơn, viết kỹ hơn, sống rộng lượng hơn, bớt sợ sệt về cuộc sống đi dù cho nó có thối nát. Hãy viết làm sao để khơi dậy lòng người, làm họ thấy phấn chấn, tự tin. Chỉ có cách đó cậu mới đủ sức mạnh để dẫn dắt mọi người.

    Còn nếu chỉ viết 1 bài phân tích về đúng sai, hàng triệu người khác có thể làm được, thậm chí hành văn còn hay hơn cậu. Nghiên cứu đi, đọc đắc nhân tâm nhuyễn như cháo đi, trau dồi tâm lý học và coi các diễn giả đã nói gì, xem làm sao để người ta phấn chấn khi nghe mình nói đi.

    Nếu cậu không đủ nhẫn nại để viết cho bài của mình trở nên độc đáo, thì đừng mong đổi thay thế giới gì nữa.

    Cậu có chút tố chất của một tài năng. Nhưng cứ tiếp tục phân định đúng sai và viết kiểu hàn lâm như vậy thì cậu sẽ bóp chết nó sớm thôi. Tôi bỏ chút thời gian ra nói để giúp cậu lên vai người khổng lồ nhanh hơn.

    Tôi đã viết hết sức nhã nhặn, và nếu tim cậu đập nhanh quá khi bị chỉ trích với 1 comment hết sức bình thường này thì nên luyện cho trái tim đóng băng trước khi viết tiếp bài nữa. Vì tôi không chỉ trích gì ở đây cả.

    Không cần biết tôi là ai, nếu cậu thấy những lời đó đúng thì là đúng, mà sai thì là sai, cứ phân định đúng sai như trước giờ vẫn vậy.

    Cậu cũng không cần trả lời, vì 99% tôi sẽ chẳng có thời gian để đọc đâu. Tôi chỉ nói một lần này thôi. Và chúc sức khỏe cho một người biết nghĩ trong xã hội này.

    Hãy nhớ, cách tốt nhất để thay đổi thế giới, là hãy sống trọn vẹn đời mình.

    • Tim tôi không đập nhanh, rất bình thản, tôi chỉ đang cười. Lại có thêm một người thích nhìn người khác với cái nhìn từ trên xuống ha ha. Tôi gặp rất nhiều người như bạn đấy, từ những kẻ hời hợt chẳng biết gì cho đến những người học vị cao thâm. Tất cả họ đều có một điểm chung là thích dạy đời người khác (có lẽ cái này tôi cũng có), họ nói về những cái như lòng bao dung, sự vị tha nhưng lại nhìn người họ đang thuyết giảng bằng con mắt hèn mọn, một cái nhìn từ cao xuống, họ cứ nghĩ họ cao lớn đến nỗi ai làm theo những điều họ giảng dạy thì cũng trở nên cao lớn. Những người như bạn tôi gặp nhiều rồi. và bạn biết không? cứ mỗi lần như thế thì họ đều nhận lấy đá của tôi cả. còn cái cmt này của bạn dài quá, khi nào có thời gian sẽ vào trả lễ hen. hi hi

    • Mặc dù biết là không thể so sánh chắc chắn giữa đúng và sai, tốt và xấu, cũng không thể nói rằng ai hiểu biết hơn ai. Nhưng tại sao ta lại luôn thế nhỉ?…

      @Mắt Đời Tôi không nhớ là mình đã nhận lấy đá của bạn tự bao giờ? Có lẽ… =)))

  4. Mình thì không quan tâm đến việc làm nhục quốc thể, vì thực ra bàn sâu vô vấn đề quốc thể hành động nên làm và không nên làm thì thật là dư hơi. Mình chỉ quan tâm đến việc ứng xử của một con người hay cụ thể hơn là một bạn trẻ người Việt hay nhiều bạn trẻ khác nếu gặp tình huống vậy cũng xử sự như anh chàng kia. Có một căn bệnh của người Việt mà lâu nay mình chỉ suy nghĩ chắc do mình tưởng tượng chứ không phải thực vậy, thì nay hành động của anh chàng kia làm mình thấy sợ đó là: “Khôn nhà dại chợ”. Nếu nhìn khách quan thì vẫn thương xót anh chàng lương thiện, nhưng nhìn kĩ có lẽ thế hệ trẻ chúng ta đang suy nhược và người ta đang cổ súy cho cái đó.

    • ha ha! bạn không tưởng tượng đâu! tất cả chúng ta đều bị bệnh. Hãy đọc tất cả những tranh luận những bài viết trong chuyện um sùm này sẽ thấy rất rõ. Nếu chúng ta không như thế này thì cái việc ánh bạn đó làm cũng chỉ là chuyện như bao chuyện trên đời và cũng không cần quan tâm, lúc ấy chẳng ai quan tâm quốc thể làm chi cho mệt. xh chúng ta như một cái máy xay thịt vậy, trước sau gì thì tất cả chúng ta trở thành nạn nhân của nó, tôi, bạn hay bất kỳ ai cũng sẽ không thoát khỏi đâu. Nhưng chúng ta làm được gì? không làm được gì cả vì bệnh đã quá nặng rồi. Sau từng vụ từng vụ như ăn cắp, hôi của, giết trộm chó, tội phạm ngày càng đông hơn, gần đây thêm vụ tham nhũng trong y tế… thì chúng ta có còn quốc thể gì đâu mà sợ mất. Tôi nói về quốc thể chỉ là định nghĩa sao cho đúng thôi.
      Bạn nói đúng đấy, nếu gặp trường hợp như vậy chắc chắn sẽ có nhiều người hành động như vậy hoặc dùng cách cực đoan là bạo lực, đọc các cmt trên các trang thì biết thôi. Điều đó thật đáng sợ. Nhưng biết làm sao?

  5. một cmt của mình trên fb, mình nghĩ nên chép lại ở đây để thên rõ ý bài viết:

    “bạn biết không? có những thứ có thể cho ta hoặc lấy mất của ta điều gì đó mà ta không hề biết. Ví dụ một người sống trong một gia đình đầy tai tiếng, thì khi người đó làm ăn kinh doanh sẽ ít nhiều bị cái tai tiếng đó ảnh hưởng và gây khó khăn. Có lẽ người đó là một người tốt nhưng ai nào biết anh ta có thực sự tốt hay không. những người xung quanh sẽ rĩ tai nhau rằng “này đừng có gần anh ta quá, vì anh ta là thành viên của cái gia đình chuyên ăn cắp và lừa lọc người khác”. chuyện quốc thể cũng giống như vậy, giả như công ty bạn tuyển người, có 2 ứng cữ viên có thành tích như nhau nhưng một người là dân Nhật, một người là dân Việt thì bạn sẽ chọn ai nếu bắt buột phải chọn ngay lúc đó? nếu là tôi thì tôi sẽ chọn cái người Nhật kia, dơn giản vì tôi nghe nói tốt về những đức tính của người Nhật hơn người Việt. Mà tôi thì không có thời gian để phải hiểu rõ từng người một cách thấu đáo rồi mới quyết định. Thế nên dù bạn chẳng xem cái quốc thể ra trò trống gì, nhưng cái quốc thể đó vẫn ảnh hưởng đến bạn dù bạn có muốn hay không, đơn giản vì bạn là một thành viên trong cái quốc thể đó. Tất nhiên mức độ ảnh hưởng của cái quốc thể đó cũng không phải là quá to lớn như người ta ảo tưởng. Bài này của tôi chỉ nhần mục đích là tìm lại được cái nhìn đúng đắn về một sự việc mà thôi. Một hành động không đẹp là một hành động không đẹp. Nhưng có nhiều người biến nó thành vô cùng xấu xa, những người đó sai. Nhiều người thấy công kính như thế là quá bất nhân nên nhảy vào bênh vực, họ bênh vực bằng cách biến hành động không đẹp đó thành không, thành bình thường và có khi là hành động đáng khen ngợi. Những người này cũng sai luôn. thành ra công kích hay bao che đều dễ dàng cả, chỉ có nhìn một vấn đề đúng như bản chất của nó thì mới là khó.”

  6. Thay toi nghiep cho anh mat iphone, cam giac than co the co vi ra nuoc ngoai bi ta cuop trang tron mot so tien qua lon truoc mat ma khong lam gi duoc. Neu ve vn ma bi mat het tien bac hay ho chieu ngay truoc mat, neu nghi rang khoc va quy lay de co the lay lai duoc ho chieu, Tay cung se lam do cac ban a.

    • Đúng nếu là mình thì mình cũng bối rối chẳng biết làm gì, cái chuyện đó mà đi kiện cũng bó tay luôn. Nhưng mình chắc chắn sẽ không hành động như anh ta.
      Còn việc Tây có làm không thì mình không dám chắc, mình nghĩ là họ sẽ không làm vậy, họ sẽ tìm cách liên lạc với đại sứ quán tìm giúp đỡ. Về những thường thức khi đi du lịch thì người nước ngoài hiểu rõ hơn người VN nhiều.

      • Đợt trước có ông tây ở Sài Gòn thì phải, bị cướp hết, phải ngồi thối kèn ở vỉa hè, trước mặt là cái nón xin tiền quyên góp của mọi người. Thiết nghĩ đây là cư xử mang tính cá nhân, do tính cách từng người, anh ta yếu mềm, bí bách, túng quẫn ko biết phải làm gì. Bắt anh công nhân có khi quanh năm ko đọc báo bao giờ phải nghĩ đến quốc thể ư? Thôi thôi, tôi xin, bạn viết tốt đấy, nhưng cũng phải ngẫm cho chín trước khi viết, viết ít thôi nhưng hay hơn thì tốt.

        • Bạn có biết vì sao tôi không trả lời cmt kia trong khi trả lời cmt này không? đó là câu trả lời cho lối cư xữ đấy bạn, trái quan điểm bài viết không sao cả, chỉ ra cái dở cá nhân cũng không sao. Chỉ là khi muốn nói thì làm ơn nói cho rõ ràng. Những ai không tôn trọng mình thì mình cũng không cần tôn trọng họ.
          trở lại cái ông Tây ở SG, hình như bạn nói là phải ngồi thổi kèn ở vỉa hè thì phải? bạn có thấy sự khác nhau không nhỉ? một người mất hết tất cả phải xin tiền để về nước cơ đấy, nhưng người ta còn biết mang sức lao động của họ ra để xin tiền, nói là xin tiền nhưng đây không phải là ăn xin nhé, bạn đã “chín” rồi mà cũng không nhìn thấy à? ông Tây có quỳ lại mọi người để xin tiền không nhỉ?
          Hình như bạn đọc bài của mình mà chả hiểu mô tê gì cả. vậy ở đây mình xin được nói rõ, mình chưa bao giờ bảo là bắt anh công nhân phải nghĩ đến quốc thể. Mình chỉ nói là hành động đó có ảnh hưởng đến quốc thể. Không phải anh không biết là anh vô tội đâu anh bạn, trong khu rừng anh cắm trại, anh không biết dốt lửa trại sẽ gây ra cháy rừng nên anh đốt và rừng cháy. anh có bị phạt hay không? nếu anh cố tình thì anh có thể ngồi tù suốt đời, nếu anh sơ ý do thiếu hiểu biết thì anh sẽ bị phạt nhẹ hơn. đơn giản vì việc anh làm đã ảnh hưởng đến người khác dù việc đó là việc cá nhân của anh. không biết là không có tội sao? Buồn cười.
          điều thứ 2, anh có tiền anh muốn làm gì anh làm, nhưng nếu anh dùng số tiền anh kiếm được để dùng cho những việc vô bổ thì tôi có quyền cười chê anh. anh có thể lấy tiền đó hút ma túy đấy, cờ bạc đấy… rồi anh tán gia bại sản, tôi có quyền cười anh ngu ngốc chứ, vì hành động đó của anh là ngu ngốc thật mà, tôi chỉ nói sự thật thôi. Cái việc làm công nhân vất vả mà bỏ tiền ra mua Iphone 6 thì cũng đáng để chê cười như cái việc chơi ma túy đấy thôi, chỉ là mức độ của nó nhẹ hơn rất nhiều. Còn cái việc quỳ xuống có phải là đáng xấu hổ hay không? xấu hổ thì tôi bảo là xấu hổ. Đó là phê phán cái xấu để người ta nhận ra đấy bạn. dám bỏ tiền mua cái điện thoại cho bạn gái mà lại vì số tiền đó quỳ lạy người khác. bạn đồng ý với hành động đó thì bạn cũng rất có thể sẽ giống anh ta vào một ngày nào đó. Chúc mừng bạn!
          Vốn tôi không muốn nhắc lại việc đình đám này, nhưng bạn khơi thì tôi nói thôi. Trong một cmt ở trên tôi cũng nói thông cảm với anh ta rồi.
          Bạn biết không? có rất nhiều người còn non lắm nhưng cứ tưởng họ đã chín và nghĩ người ta chưa chín hi hi. và có một số người không cần quan tâm mình là non hay chín, chỉ cần nghĩ những gì mình nói khiến nhiều người nhận ra điều gì đó là được. non chín quan trọng lắm sao? bạn nên đọc lại mấy bài nói về nội dung và hình thức của mình đi, có khi sẽ hiểu ra nhiều điều đấy.

          • Hôm nay thứ bảy rảnh rỗi nên cmt reply lại nè. Thứ nhất, ko phải ai cmt cũng là chờ tác giả trả lời nên nhiều khi ko trả lời sẽ hay hơn, đỡ tốn công cho một số người lịch sự phải cmt đáp lại. Thứ hai, đồng ý là non chín ko quan trọng, nghĩ gì viết nấy đi, nếu vậy cũng nên chấp nhận những lời chê bai hay chỉ trích khi bài viết dở ẹc. Thứ ba, tôi sẽ ko hành động như a Thoại, phần lớn người VN ko hành động như a ý, nhưng tôi ko lên án anh ấy vì hành đônhj ấy ko hại đến ai, chỉ khiến cá nhân anh ấy bị thương hại bởi một số người, nhiều người trong cuộc sống này do khuyết tật, do gặp bất trắc cùng đường mà khiến người khác cảm thương. Quốc thể chẳng lên quan gì ở đây hết. Trừ khi người quỳ là ông thủ tướng Tấn Dũng thì lại khác bạn ạ. Thứ tư, xin đừng reply nữa, ai cũng có cái lý của mình, và ko phải ai cũng có time để tranh luận đâu.

          • – “Thứ nhất, ko phải ai cmt cũng là chờ tác giả trả lời nên nhiều khi ko trả lời sẽ hay hơn, đỡ tốn công cho một số người lịch sự phải cmt đáp lại.”

            Bạn không thông báo gì trước cả, vào bài viết của người ta comment, kêu người ta không nên reply thì hơn. Vậy thì bạn cũng không nên comment sẽ hay hơn, đỡ tốn công cho tác giả lịch sự phải cmt đáp lại.

            – “Thứ hai, đồng ý là non chín ko quan trọng, nghĩ gì viết nấy đi, nếu vậy cũng nên chấp nhận những lời chê bai hay chỉ trích khi bài viết dở ẹc.”

            Tại sao tác giả phải đồng ý với ý kiến của bạn. Tại sao không phải là bạn nên chấp nhận rằng bình luận của bạn dở ẹc? Bạn xông vào bài người ta đáp gạch thì cũng đừng mong không bị đáp lại vài cái!

            – “Thứ tư, xin đừng reply nữa, ai cũng có cái lý của mình, và ko phải ai cũng có time để tranh luận đâu.”

            Buồn cười quá, bạn comment những 2 lần tách biệt, rồi còn reply “hẳn” 1 lần, vậy mà còn nói “ko phải ai cũng có time để tranh luận đâu”. Đã thiếu thời gian thế thì bạn nên im lặng ngay từ đầu là vừa, xông đây chi?

            “Ai cũng có cái lý của mình”. Ơ thế thì bạn vào nói ý kiến của bạn làm gì, bạn đã biết ai cũng có cái lý của mình rồi mà. Sao câu này nó lại vả vào việc bạn làm thế này?
            Việc tác giả khơi gợi tranh luận là chuyện của tác giả, bạn không nên phí thời gian vàng ngọc của bạn khuyên giải tác giả “không nên tranh luận” làm gì.

            Buồn quá, chắc hẳn bạn sẽ không có thời gian mà reply cái này của mình đâu nhỉ. Ai chẳng có cái lý của mình phải không bạn, không nên tranh luận làm chi! À mà mình cmt này cũng không mong bạn reply đâu nha, đỡ cho bạn phải “lịch sự” thêm một lẫn nữa…

            Tới tác giả: Không biết bài bạn dở thật hay đầu óc mình dở, nhưng mà mình đọc hoài không hiểu nổi ý tứ của bạn. À cả cái tiêu đề nữa :))

          • à cái bài này quả thật là … dở hơn mấy bài trước hi hi. vì nó viết hơi vội vã, do bức xúc khi đọc nhiều bài viết và cmt của nhiều người. túm lại thì nội dung nó thế này: trong cuộc sống hay xh luôn tồn tại những giá trị đạo đức nhất định. nếu bạn sống trong một xh văn minh bạn sẽ thấy những giá trị đó đúng với bản chất của nó, tức khi người ta nói “tôn trọng tự do cá nhân” thì họ tôn trọng tự do cá nhân của những người khác một cách thật sự. Còn nếu bạn sống trong một xh vô đạo đức thì bạn sẽ có cái nhìn về những giá trị đạo đức một cách lệch lạc, ví như bạn thấy nhiều giáo viên tham tiền quá thì giá trị của “sư” chẳng ý nghĩa gì cả, hay khi quá nhiều kẻ hám lợi thì nhiều người sẽ không còn tin vào giá trị của tình yêu nữa, họ nói tình yêu là phù phiếm.
            khi tốt xấu đúng sai không còn rõ ràng nữa thì cái tôi lên ngôi. có người cmt rằng “tàn sát cả loài người cũng không sao miễn là không thẹn với lương tâm là được!”. đây là câu nói của một người có lương tâm sao? hay mấy câu đại loại như “mỗi người có suy nghĩ của mình” hay “nghĩ thế nào là quyền tự do cá nhân” … nếu nói như họ thì một tên giết người cũng có quyền tự do giết người của hắn chứ. Đó là những suy nghĩ lệch lạc vô cùng, mà không phải chỉ vài người mà gần như 90% suy nghĩ của xh chúng ta ngày nay, vào fb là thấy thôi. Tự do cá nhân phải được tôn trọng nhưng phải dựa trên những giá trị như chân – thiện – mỹ. tất nhiên những giá trị đó cũng có sự dao động nào đó của nó chứ không bất biến.
            trong mắt nhiều người hiện nay nhiều giá trị đạo đức đã không còn tồn tại. khi họ nghe ai đó nói về đạo đức thì họ gọi những người đó là đạo đức giả, vì thật sự trong xh có quá nhiều người nói mà không làm hay làm ngược lại rồi. Và bạn à! khi một xh không còn tin vào điều tốt, không cho cái tốt là cao quý thì xh đó xong rồi đấy. hi hi

          • “Không biết không có tội” đồng ý là quá nhảm, nếu vậy thì hàng triệu thậm chí hàng tỷ người chọn việc không học bất cứ thứ gì để khi lầm lỗi không phải chịu phạt
            cũng giống như sau khi giết người thì nói là không biết giết người là có tội vậy.

  7. Tôi có thể hiêu cảm giác của bạn bây giờ! Nhưng có vẻ, bạn hình như lấn quá sâu rồi thì phải, đừng nên để cảm xúc chi phối những lời văn của bạn, rõ ràng, vụ um sùm gần đây, tôi thấy cách hành văn của bạn khác hẳn trước đó,tôi thấy nhiều hơn ở đây là sự chỉ trích- nhưng việc này dường như đã đủ, khi rất nhiều trang báo mạng những bloger khác cũng là đã viết bài, và bạn cũng đã có , tôi cũng đã đọc và rất thích,người ta nói người trong cuộc thì mù quáng , còn tôi may mắn là người ngoài cuộc, mong là triết học đường phố sớm trở lại, tôi vẫn là một độc giả của Fanpage, chúc bạn một buổi tối vui vẻ!

    • Thật ra cái bài này tuy có nói về cái vụ um sùm đó nhưng không phải là để nói về nó. mà nói về 2 thái cực đang diễn ra xung quanh nó. một đằng thì chỉ trích thái quá, một đằng thì bảo vệ cũng thái quá luôn. thành ra bài này là bài chỉ trích 2 loại chỉ trích đó hi hi. mà nếu vậy thì phải nó về cái vụ um sùm đó rồi, mà hễ nói về nó thì chẳng lẽ đi khen là làm thế đúng rồi? bạn thấy bài viết tôi có vấn đề vì sự việc này bị nhắc đến nhiều quá rồi, nên khi tôi nhắc đến nữa thì nó rất giống như lại ném thêm một hòn đá và cái người không đáng chịu nhiều đá như thế. và vì thế tôi biến thành kẻ ác rồi. cái này tôi hiểu chứ. nhưng biết làm sao bây giờ? còn cảm xúc thì có đấy, vì tức mấy cái cmt bao che một cách mù quáng và ngụy biện thôi. Thường thì tôi viết bài đều do bức xúc chuyện gì đó, ví như thấy người này làm thế không đúng tôi sẽ viết bài bảo “làm thế này mới đúng nè”. tất nhiên cũng do ý nghĩ chủ quan thôi. khi ấy bạn có thể vào phản biện, không sao cả.
      Chúc bạn một ngày mới thật đẹp, khi nào rảnh nhớ vào thảo luận nhé.

    • rất vui vì bạn cùng quan điểm với mình, mình vừa rồi tính vào bài viết về việc đó để nói vài câu, nhưng nghĩ lại cái anh bị hại đó giờ đang chịu quá nhiều búa rìu dư luận rồi nên thôi. Xét ra thì tội cho anh ta, việc anh ta làm tuy không đẹp gì nhưng những gì anh ta đang phải gánh nhận lại vượt quá xa cái giá mà hành động đó phải trả. Đến một lúc nào đó không phải là chỉ trích hay bảo vệ mà là hãy cho nó trôi qua. Đó là cách tốt nhất với mọi người và với anh ta. Vì dù gì thì qua chuyện lần này chúng ta cũng học được nhiều bài học quý giá rồi.

      • Giờ tôi xin phép dùng chính bài viết của bạn để phản biện:

        Xin hỏi tác giả, việc anh ta làm thì có gì sai trái? Dưới góc nhìn của tôi:

        – Anh khóc lóc chứng tỏ anh này là người hiền lành, dễ xúc động và nhạy cảm, không có gì đáng trách. Có thể là con nhà lành, nên may mắn không bức xúc dẫn đến gây gổ đánh nhau, thế mới là làm hại hình ảnh quốc gia.

        – Anh quỳ lạy để xin lại tiền chứng tỏ anh đã rất vất vả kiếm được số tiền này. Tôi không thấy anh nhu nhược, mà chỉ đơn giản là một người trân trọng giá trị sức lao động của bản thân mình. Anh không vì ngại ngùng, sĩ diện hão mà bỏ về, vứt bỏ công sức vất vả của bản thân, sẵn sàng làm những điều anh cho là nên làm để bảo vệ một thứ thuộc về anh. Một lần nữa, anh có thể đã gây gổ, đập phá và làm loạn lên.

        – Trong khi người Sing góp sức bảo vệ hình ảnh đất nước mình, trừng trị kẻ ác, thì các bạn ngồi đây, phê phán hành động của anh chàng này, thay vì động viên, thăm hỏi và bảo vệ anh. Có lẽ chính bạn, và cả tôi, mới là nguyên nhân chính cho hình ảnh tệ hại của đất nước Việt Nam, chứ không phải anh chàng đáng thương, hiền lành này.

        – Tiền của anh là do anh kiếm được, mồ hôi xương máu mà ra. Anh cũng không làm gì trái luật lệ quốc tế và quốc gia, thuần phong mỹ tục và đạo đức dân tộc. Vậy bạn quy chiếu vào hệ giá trị nào để nói hành động của anh ta là không đẹp?

        – Anh ta đi du lịch và mua điện thoại cho bạn gái trong khi lương thì chỉ 4triệu VNĐ/tháng, không hề thể hiện anh ta sĩ gái, mà ngược lại, là người dám hy sinh rất nhiều vật chất vì tình yêu, đặt vật chất dưới tình cảm con người.

        Từ những điều trên, tôi khẳng định không những anh không làm xấu hình ảnh Việt Nam, mà còn làm con người Việt Nam trong mắt quốc tế đẹp lên, dù chỉ chút ít!!!

        Chính những con người như các bạn, và cả chính tôi, chỉ biết nói và viết, không bảo vệ được đồng bào mình, không dám hành động, mới đáng lên án!

        P/S: “Chỉ trích hay bao che thì dễ nhưng để có một cái nhìn đúng đắn thì lại rất khó.”
        Thay vì học để có một cái nhìn đúng đắn, thì ta nên học để có một cái nhìn bao dung thì hơn. Vì đúng đắn chỉ là tương đối, nhưng bao dung thì là tuyệt đối.

        • một người vừa phản biện tôi và tôi đã trả lời (bài về ip6), bạn có thể tham khảo. còn giờ tôi trả lời cho cmt này 🙂

          1. khóc lóc chưa đủ chứng tỏ một người là hiền lành, dễ xúc động hay nhạy cảm bạn à. khóc lóc có thể đại diện cho sự hèn yếu và giả dối. không chỉ hành động cực đoan mới làm hại hình ảnh quốc gia mà còn có cả sự yếu hèn nữa.lại nói, một người hiền lành nhưng có lòng tự trọng sẽ không bao giờ làm như anh ta. bạn có thể tìm một ai đó mà bạn cho là hiền lành để hỏi. thành ra nhận định này của bạn là chủ quan

          2. “Anh quỳ lạy để xin lại tiền chứng tỏ anh đã rất vất vả kiếm được số tiền này” đây là một nhận định phiếm diện. nếu tiền anh ta vất vả kiếm được thì rất khó để anh ta đi du lịch Sing và càng khó hơn khi lấy tiền đó mua ip tặng bạn gái. hãy tìm cho tôi một người làm mỗi tháng 200$ lại đủ tiền đi du lịch nước ngoài và mua ip 6 tặng bạn gái đi. cho tôi xin, việc phi lý vậy cũng nói ra được. bạn có thể nói tiền đó là của anh ta dành dụm từ lâu. cái này lại có vấn đề, làm vất vả dành dụm nhiều tiền từ rất lâu để đi du lịch và mua ip? ha ha! sao bạn biết anh ta làm việc vất vả nào? anh ta nói? và bạn tin? vậy ở góc độ khách quan mà nói, anh ta không vất vả kiếm tiền nhưng anh ta lại coi đồng tiền rất lớn. nếu lúc ấy bạn gái anh ta hoặc anh ta bị gì đó liên quan đến tính mạng thì việc quỳ lạy không những không đáng chê mà còn đáng khen. trong khi chỉ vì số tiền mua một món quà mà lại làm vậy thì…tôi không biết nói sao nữa. Ngoài ra không thể dùng một hành động xấu (bạo lực) để biện hộ cho một hành động ít xấu hơn. như việc một tên ăn cắp bảo nó ăn cắp là đúng vì nó không có cướp của giết người. 🙂

          3. cái nhận định thứ 3 này nói đúng, chúng ta tệ, chúng ta dở hơn những người dân Sing. cái gì đúng tôi thừa nhận. nhưng như ở trên, một cái xấu khác không phải là lý do biện hộ cho cái xấu này.
          4. trên cơ bản, tiền anh ta kiếm được thì anh ta có quyền làm gì với nó cũng được, đốt cũng chả sao. thân thể là của anh ta, anh ta làm gì với nó cũng ok. nhưng sống trong xh luôn tồn tại những nhận định và cái nhìn tốt xấu và đúng sai. nhìn cái xấu cái sai chúng ta chỉ trích,thấy cái đẹp cái đúng chúng ta khen ngợi và ủng hộ. chỉ có như vậy xh mới phát triển. nhưng chê và khen ở mức độ nào cho đúng mới là khó. cái quốc thể gì đó là có tồn tại, nhưng xem nó lớn bằng trời thì chính là suy nghĩ lệch lạc. Hệ quy chiếu nào? cái này khó nói, trong mắt bạn thì vì một cái ip đáng để quỳ lạy còn trong mắt tôi thì nó còn xa mới đáng. có thể con số đó là 20 tỉ hi hi. hoặc có thể cho tôi 200 triệu để tôi quỳ lạy rồi sau đó tôi lấy 100 triệu cho người nghèo để thấy lương tâm bớt cắn rứt hơn cho cái việc quỳ lạy đó. nhưng xét cho cùng thì cái việc bố thí đó cũng là ngụy biện cho cái sự tham 100 tr của tôi thôi. Nhưng bạn à! một xh vì 20 tr để hành động khác với xh vì 200 hay 1 tỉ mới làm vậy. cái số tiền đó càng nhỏ thì cái đạo đức xh đó có vấn đề càng nghiêm trọng.
          5. cái chuyện lương 4tr/tháng dắt bạn gái đi du lịch sing và mua ip cho bạn gái? chuyện vậy cũng tin hi hi. bạn có nghĩ nếu anh ta nói dối thì sao? Anh ta là nạn nhân tôi đồng ý, nhưng khi nhìn thì nhớ nhìn cho kỹ.
          6.Từ những gì bạn nói, tôi thấy buồn cho cái xh này. chỉ nhìn bằng cảm tính, người chỉ trích cũng cảm tính, người bao che cũng cảm tính. tốt xấu đúng sai lẫn lộn.
          câu cuối cùng cho bạn vì phê phán lời tôi: học để có một cái nhìn đúng đắn, sau khi có đúng đắn thì mới học đến bao dung. vì nếu có bao dung mà không phân biệt được đúng sai thì chỉ là sự dung dưỡng cho cái xấu và cái ác tồn tại.
          Tôi khá buồn vì thấy mình dần bị đẩy về một phe nào đó trong khi tôi chỉ muốn đứng ở giữa phân tích sự việc. Nhiều người không phân biệt được ranh giới của sự phê phán. cứ hễ ai chê thì cho về 1 phía, ai khen thì cho về phía còn lại. Phải hoàn toàn chê hoặc hoàn toàn khen mới là đúng với mỗi nhóm người? tôi cũng biết là khi tôi càng phân tích vấn đề thì càng làm tổn hại đến người bị hại kia. trong khi việc làm của anh ta cũng chỉ rất nhỏ thôi, không đáng bị chê trách nhiều vậy. Nhưng có nhiều việc nên nói ra cho tỏ tường vì nó cần thiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI