28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng

Tối hôm trước có một cô bé vào chia sẻ với tôi rằng: “thường ngày những thứ công nghệ như laptop, điện thoại, ipad…thường có sức sexy hơn so với một cuốn sách. Nhưng em vẫn muốn duy trì thói quen đọc sách“.

Chúng ta phải công nhận rằng hiện nay những phương tiện nghe nhìn thường hấp dẫn con người hơn so với những cuốn sách. Hàng ngày, những cái tựa giật tít, những clip sống động, hình ảnh, âm thanh thu hút…dần dần kéo con người rời xa văn hóa đọc. Có người chẳng bao giờ/ chẳng hề/ hoặc rất hiếm khi cầm tới cuốn sách. Dường như con người dần quên đi một kho tri thức khổng lồ cần được khai thác.

Tất nhiên đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng. Hiện nay có nhan nhản những cuốn sách “thị trường”, được PR truyền thông một cách rầm rộ, thậm chí tác giả đặt những cái tên vô cùng hay ho. Có những cuốn sách đọc rồi chẳng thấy học được điều gì trong đó, văn phong chán ngắt, nội dung nhảm nhí, mua về rồi cảm thấy tiếc rẻ số tiền mình bỏ ra. Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc để nâng cao nhận thức, tích lũy vốn văn học, học những lời hay, ý đẹp.

Cô bé còn chia sẽ thêm rằng: “bản thân em thích mua những cuốn bestseller nhưng chẳng bao giờ đọc hết, đọc chừng 100 trang lại để đó”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân những cuốn sách “nhảm” nhưng viết theo tâm lý người đọc thường thu hút hơn những cuốn sách hay.

ĐỌC SÁCH CẦN SỰ KIÊN NHẪN

Chúng ta cần phải xác định lại MỤC ĐÍCH đọc sách là gì? Đó không đơn thuần là sự giải trí. Đọc sách là một trong những cách để nâng cao khả năng tư  duy, liên kết các thông tin, tìm động lực sống, tìm kiếm kiến thức. Bước vào một cuốn sách là bước vào một thế giới, rồi chúng ta sẽ lượm lặt được ít nhiều điều trong đó.

Tôi đọc sách không hy vọng mình thành công, cũng không kỳ vọng nhiều trong những cuốn sách đó. Tôi tìm tới sách đơn giản khi tinh thần  xuống dốc, tâm lý đang vướng mắc, tôi tìm thấy những suy nghĩ tích cực hơn trong đó, cũng có khi giúp tôi khám phá thêm chính bản thân mình.

Đọc sách giúp Tôi khám phá thế giới, ví dụ như sự đa dạng và phức tạp của thế giới ngầm, hoạt động mafia trong tác phẩm Bố Già, bức tranh về một đất nước Afghanistan nghèo đói và chiến tranh ở 30 năm trước trong tiểu thuyết “Người đua diều”,  bức màn bí ẩn của đời kỹ nữ Nhật Bản trong “Hồi ức của một Geisha”, Hé lộ những bí mật chính trị – kinh tế – xã hội trong “Kỹ nguyên hỗn loạn”, Thế giới phẳng, Lời thú tội của một sát thủ kinh tế…

Có những cuốn sách khó đọc, nó đòi hỏi người đọc phải đủ trình, kiến thức lịch sử xã hội, hoặc những kinh nghiệm sống cần thiết. Tuy nhiên, đừng nản lòng, đọc sách cần phải có sự kiên nhẫn, có thể ở ngay lúc đọc bạn chẳng thể hiểu được, nhưng tới một lúc bất chợt nào đó, gặp phải chuyện gì đó, bạn sẽ bất ngờ nhớ lại những gì đã đọc được đâu đó. Bạn sẽ càng bất ngờ hơn với khả năng liên kết thông tin và tư duy của mình. Không tin à? Bạn thử đọc sách đi. ^.^

Những cuốn sách làm giàu, những cuốn sách dạy kỹ năng, chẳng thể phủ nhận rằng đọc nó khiến chúng ta tìm thêm động lực, thôi thúc bản thân hành động. Đọc nhiều quá, dần cảm thấy chán ngắt, vì chúng thường viết theo một xu hướng, truyền động lực theo cũng những kiểu giống nhau, rồi lại cảm thấy chúng chỉ mang tính lý thuyết mà chẳng thể giúp ta được gì. Cũng có một thời gian Tôi rơi vào tình trạng như thế, tôi đã đọc quá nhiều cuốn thể loại như  Cha giàu – Cha nghèo, Tôi đã làm giàu như thế, Bí quyết tay trắng thành triệu phú, Think and Grow Rich, Phụ nữ thông minh khởi nghiệp…Điều tôi học được là bạn không cần đọc quá nhiều cuốn, cũng không nên đặt kỳ vọng mình sẽ thành công như những người viết chúng, nhưng cũng đừng hoài nghi, chỉ cần bạn tìm thấy chút thông tin bổ ích cho mình trong đó, hoặc đơn giản chỉ cần chúng giúp bạn thêm động lực thôi. Bạn đã thành công khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những gì mình học được.

Hoặc có khi Tôi tìm tới sách chỉ để giải tỏa những áp lực của công việc và cuộc sống. Cho phép mình sống trong một thế giới khác, mơ màng và bay bổng trong những câu chuyện, để rồi học được trong đó tình yêu thương, những giá trị nhân văn của cuộc sống, những tiêu chuẩn đạo đức, cách sống giữa người và người.

Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng. Nhưng hãy duy trì thói quen đọc sách.

-Trang Nguyễn-

*Featured image: spudballoo
spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Tiêu đề bài viết lấy cảm hứng từ câu “Yêu thương chẳng phải chuyện dễ dàng” đúng không? :D. Nếu mình nhớ không nhầm thì câu đó xuất hiện trong một truyện ngắn của Stefan Zweig, thật vui vì được gặp một người đọc quyển sách giống mình.

  2. Mình thích đọc những cuốn sách mà người viết đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, từ đó họ rất tâm huyết để chia sẻ với bạn đọc. Họ là những người đã trải nghiệm, mình đọc sách của họ, rồi mình phân tích, học hỏi, cộng với những gì mình đã trải nghiệm, mình lại có thêm bài học mới, có thêm sự đồng cảm để làm những việc mà mình thấy đúng… Mình đồng tình với quan điểm, không cần đọc nhiều, nhưng đọc có tích lũy và đúc rút ra triết lý. Mỗi một câu chuyện, mỗi một con người mà ta đã gặp, hay mỗi một bài báo về một con người, một vấn đề nào đó, dù nó được viết rất ngắn (so với một cuốn sách) nhưng nếu bạn có sự đồng cảm thì đó cũng chính là một cuốn sách hay.

  3. Tớ cũng từng là một "mọt sách" chính hiệu. Nhưng đọc nhiều, xem nhiều, học nhiều, tớ càng nhận ra rằng sách cũng giống như bạn thân, nên ít mà chất lượng. Mình đồng ý với tác giả, Đọc Sách là một việc khó, đòi hỏi sự kiên nhẫn.Mình nhấn mạnh thêm để duy trì thói quen đọc sách và sự kiên nhẫn có một phần không nhỏ ảnh hưởng của "phương pháp". Đáng tiếc, lối học "đọc-nhớ-thi-quên" thời phổ thông đã giết chết đi cách tự học vốn dĩ là bản lề của phương pháp đọc sách đúng.

  4. Đúng vậy. Chuyện j cũng có bài học của nó, quan trọng là mình có nhìn thấy hay ko. Để viết đc 1 quyển sách, đôi khi tác giả đã trả giá bằng cả cuộc đời mình. Tuy mình chưa đọc nhìu sách, nhưng lại tốn nhiều thời gian để đọc 1 quyển sách…

  5. Mình có thể hiểu ý của tác giả ở đây là có những cuốn mà nội dung chủ đạo không khác gì nhau, mặc dù văn phong và cách tiếp cận có khác nhau. Đọc nhiều quyển hay đọc một quyển thì cũng chỉ mang lại cùng một tác động về tư tưởng 🙂

  6. Đọc bất cứ sách j cũng sẽ học được cái j đó. Sao lại "có những quyển sách đọc rồi chẳng học được j trong đó"? Chính tác giả cũng viết là "Bước vào một cuốn sách là bước vào một thế giới, rồi chúng ta sẽ lượm lặt được ít nhiều điều trong đó." -_- Bất cứ cái j cũng cho ta được 1 bài học nhất định…

  7. Mình cũng từng đọc mấy cái sách làm giàu, thành công. Thực ra thì nó chỉ dạy mình được 1 số điều như là kiên trì, tạo ra giá trị cho xã hội, mọi người cùng thắng, vậy thôi à. Bài viết này rất hay! Đúng là chủ của 1 tiệm cho thuê sách ^^

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI