27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

10 quyển sách phải đọc trước tuổi 30

Featured image: Thegoodvybe

 

Trong công việc và cuộc sống, tôi thường được nghe câu hỏi: “Đâu là quyển sách gối đầu giường của bạn?” Tôi mỉm cười và trả lời, tôi gối khá nhiều quyển vì ngày xưa không có tiền mua gối nên phải dùng sách để gối. Đây là câu trả lời vui nhưng nó là sự thật, bởi ngày trước tôi thường ngủ chung với sách và dùng nó gối đầu. Nhưng thời nay tôi thấy đa số các bạn trẻ không mấy ai còn mặn mà “ngủ” với sách nữa, thay vào đó là những chiếc Smartphone hay các thiết bị công nghệ.

Tôi nhớ, có lần Anh Nguyễn Cảnh Bình – CEO của Alpha Book đã từng bộc bạch: “Tôi luôn “dành được” cảm giác THƯƠNG HẠI và MUỐI MẶT khi phát biểu với những đồng nghiệp quốc tế rằng, ‘Những cuốn sách Best Seller ở đất nước chúng tôi có doanh số khoảng mười ngàn bản.’ Còn ở nước họ, Hàn, Nhật, Pháp… Thì con số từ một đến ba triệu bản là chuyện bình thường, trong khi dân số của ta chẳng thua kém nước bạn, thậm chí là còn áp đảo.”

Điều đó đã nói lên lý do tại sao nhiều nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách của chúng ta đang “sống” trong tình trạng thoi thóp, và cũng phần nào lý giải cho nguyên nhân vì sao đất nước ta đang là một xã hội dân trí thấp. Tất nhiên, một xã hội dân trí thấp vẫn sinh ra ai đó trở thành thủ tướng hoặc triệu phú, nhưng nhìn chung, khi phải đối chọi với thế giới, xã hội ấy sẽ có sức cạnh tranh kém. Nó sẽ rất khó vươn lên thành một xã hội tri thức, nơi con người đạt tới trình độ tổ chức và công nghệ cao, mà chủ yếu nó vẫn sống dựa vào đất đai, tài nguyên và nhân công giá rẻ. Xét về mặt nhân văn, một xã hội ít đọc sách cũng là một xã hội thô lậu, kém tinh tế, rất khó sinh ra các nhà tư tưởng, nhà văn hoặc nghệ sĩ lớn.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những tên “mọt sách” chẳng qua chỉ giỏi hoa miệng, múa bút chứ đâu có làm được tích sự  gì. Trong một thế giới có tốc độ thay đổi được tính bằng giây thì những kiến thức cũ kỹ trong sách còn ai thèm dùng nữa. Tất nhiên bạn có quyền giữ quan điểm của riêng mình. Nhưng có một thực tế mà chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận là hầu như những người thành đạt đều đọc rất nhiều sách. Và họ cũng rất coi trọng việc chọn trường và chọn sách cho con em họ.

Có thể bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi biết mình đang đọc bài giới thiệu sách của một cậu bé có trình độ lớp 9. Đã mười năm nay tôi chưa một lần được ngồi trên ghế của một ngôi trường chính thống. Thường ngày, tôi vẫn luôn tự nhận mình là kẻ thất học. Nhưng kỳ thực, tôi vẫn luôn đều đặn “đi học” ở hai ngôi trường khác, đó là “trường đời” và những quyển sách. Đối với tôi, sách không chỉ là tệp giấy có in chữ, nó còn là người bạn, người thầy, người dẫn đường thông thái.

Tuy không được đến trường, nhưng tôi lại có may mắn khi đem lòng “yêu sách” ngay từ thuở thiếu thời. Cũng như các bạn, tôi có chút bối rối và khó khăn trong những ngày đầu bước chân vào “làng đọc”. Vừa mù mờ về kỹ năng đọc, vừa chẳng biết đọc gì cho hữu ích và mang lại nhiều giá trị nhất.

Là người ít học – cũng là người trẻ, tôi tự thấy chẳng có tư cách gì để lên lớp hay chỉ giáo cho bạn một điều gì cả. Tuy vậy, qua mười năm miệt mài trong “ngôi trường” rộng lớn ấy. Tôi chắt lọc lại và xin giới thiệu đến bạn những đầu sách dưới đây. Theo cảm nhận của cá nhân tôi đây là những quyển sách rất hay và nhiều giá trị mà những người trẻ chúng ta cần phải đọc. Tôi tin rằng, khi đọc nó bạn sẽ nhận thấy SÁCH là một “ngôi trường” tiện lợi nhất, thân thiện nhất, phí thấp nhất nhưng cung cấp cho ta một lượng kiến thức rất phong phú và bổ ích.

Chúc bạn sẽ có những giờ phút thư  thái và tìm thấy nhiều điều thú vị, hữu ích trong các tác phẩm dưới đây.

1. Thế giới phẳng – Thomas L. Friedman

Thể loại: Kinh tế – chính trị

Bằng những câu chuyện hứng thú và sinh động, Friedman đã mô tả quá trình giác ngộ của bản thân khi ông chạm trán với thế giới phẳng. Nhưng có lẽ điều làm nên giá trị đích thực của cuốn sách với khả năng diễn đạt kiểu “người thật việc thật”, tác giả đã kiến giải sự vận động chính trị – kinh tế thế giới một cách dễ hiểu và rất thuyết phục.

2. Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại – Hàm Châu

Thể loại: Bút ký – chân dung

Với bút pháp đầy cảm xúc khi kể về con người, lại chính xác, khoa học khi kể về những công trình, thành tựu. Hàm châu đã miêu tả vô cùng rõ nét và chân thực về con đường của cha ông, trí tuệ của cha anh. Tác phẩm là bức hoạ hoành tráng phản ánh về giai thoại lịch sử Việt Nam đương đại.

3. Những giấc mơ từ cha tôi – Barack Obama

Thể loại: Hồi ký

Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi là một cuộc nghiên cứu nhạy cảm và tinh tế về chuyến hành trình của Barack Obama vào thế giới tuổi trưởng thành, cuộc tìm kiếm của ông về cộng đồng và vai trò của mình trong đó, một cuộc tìm kiếm sự cảm thông đối với cội nguồn, và sự khám phá của tác giả về chất thi vị của cuộc sống con người. Mẫn cảm và uyên thâm, đây là cuốn sách mà tất cả những người trẻ chúng ta nên đọc, để hiểu chân dung của một trong những vị chính khách có tầm vóc và có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, không chỉ là ảnh hưởng về quyền lực mà còn cả về tư tưởng.

4. Rừng Na Uy – Murakami Haruki

Thể loại: Tiểu thuyết

Có thể nói Rừng Na Uy là một trong những tác phẩm hay nhất mà tôi từng đọc. Một quyển sách dành riêng cho thế hệ trẻ, xoay quanh các nhân vật ở độ tuổi sinh viên. Câu chuyện kể về những cuộc chơi bời vô độ, những khoảng trống vắng trong tâm hồn của những con người trẻ không thỏa hiệp được với cuộc sống, và sự dằn vặt trong sâu thẳm con người họ để tìm cho mình lối thoát. Họ tự “tầm thường hoá” bản thân bằng sự che giấu những khuyết điểm của mình, không mở lòng với nó, sống với nó, cũng như  sống với chính con người thật của họ. Đây là quyển sách cần phải đọc với bạn trẻ ở tuổi sinh viên, để tìm ra “bánh lái” cho chính cuộc đời mình và để cảm nhận tâm trạng của giới trẻ Nhật Bản khi nước này đang ở một giai đoạn phát triển khá giống với Việt Nam hiện nay.

5. Tôi là ai – Và nếu vậy thì bao nhiêu – Richard David Precht

Thể loại: Triết học, xã hội học

Richard David Precht đưa độc giả đi qua hành trình mấy nghìn năm triết học để loại bỏ những tư tưởng sai lầm và chắt lọc những tư tưởng vẫn còn được coi là đúng đắn hoặc vẫn được tiếp tục thảo luận. Đây là cuốn cẩm nang quan trọng để những người trẻ chúng ta hình dung ra quy mô các vấn đề trong xã hội hiện đại, để trả lời cho câu hỏi: Ta là ai? Ta đang sống ở thời đại nào? Ta nên làm gì?

6. Trăm năm cô đơn – Gabriel Gacía Marques

Thể loại: Tiểu thuyết

Trăm năm cô đơn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất đã mang lại giải Nobel cho Gabriel Cacía Marques. Nó là sự kết hợp của thần thoại của thổ dân da đỏ với trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latinh hiện đại, đã đưa tâm hồn xứ  sở này ảnh hưởng khắp thế giới.

7. Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Thể loại: Tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh Việt Nam, gây tiếng vang lớn trên phạm vi quốc tế, được nhanh chóng dịch ra tiếng Anh và đã bán được trên 100.000 bản ở Mỹ, con số sách bán kỷ lục của một tác giả Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm kể về một thế hệ thanh niên trong một cuộc chiến tàn khốc, hủy diệt, những con người để tuổi trẻ trôi đi trong bom đạn và những cơn mưa rừng, trong cô đơn và lãng quên, và trên hết là nỗi buồn. Ta không thấy trong Nỗi buồn chiến tranh tâm trạng “đường ra trận mùa này đẹp lắm” như ở các bài ca chống Mỹ, mà là một tâm trạng đau xót, mất mát, tiếc nuối của tuổi trẻ. Một tâm trạng chán ghét chiến tranh và khao khát hòa bình.

8. Dân chủ và giáo dục

Thể loại: Triết học, giáo dục.

Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục. Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức. Đồng thời nó cũng giúp ta trả lời cho ba câu hỏi. Bản chất của con người là gì? Chúng ta muốn trở thành con người như thế nào? Và làm thế nào để có được con người như ta muốn?

9. Quốc gia khởi nghiệp – Dan Senor & Saul Singer

Thể loại: Kinh tế, chính trị, kể chuyện

Pha trộn giữa một chút khám phá, một chút tranh cãi và những câu chuyện kỳ thú. Cuốn sách đã làm toát lên phẩm chất vượt trội của con người và đất nước Israel, một quốc gia nhỏ bé, một nền kinh tế thần kỳ. Thể hiện khát vọng to lớn về một dân tộc vĩ đại và tư duy toàn biên – toàn diện – toàn cầu. Đó cũng là lời nhắc nhở dành cho thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta phải soi mình và tự vấn chính mình.

10. Trò chuyện triết học – Bùi Văn Nam Sơn

Thể loại: Tập hợp các bài viết về triết học.

Quyển sách không chỉ là “bữa tiệc triết học” hoành tráng để thưởng lãm, mà quan trọng hơn nó có tác dụng như  một thứ hoạt chất kích thích tư  duy nói chung, trong bối cảnh đình trệ tư  duy và tinh thần bế tắc của xã hội. Đọc “trò chuyện triết học” ta có cảm tưởng như đang bước lên những bậc thang ngày càng cao của “tháp ngà triết học”, nhưng không phải để tách rời khỏi xã hội, mà để nhìn qua các cửa sổ thấy được thế giới nhiều hơn, xa hơn, và để trở lại hiểu xã hội nhiều hơn.

Cuối cùng, đối với những bạn trẻ mới bắt đầu bước vào “làng đọc”, theo tôi trước hết nên đọc quyển “phương pháp đọc sách hiệu quả“, một cuốn sách hướng dẫn về kỹ năng đọc rất hay và nổi tiếng. Sự chuẩn bị ấy có ý nghĩa như việc chúng ta “mài rìu” trước khi vào rừng đốn củi vậy. Nó không những giúp ta đốn nhanh mà còn thu về rất nhiều “chiến lợi phẩm”.

 

Nguyễn Văn Thương

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

203 BÌNH LUẬN

  1. ‘Tương lai trong tay ta’ của học giả Nguyễn Hiến Lê. Ông viết cuốn sách này cách đây gần 60 năm, nhưng tôi thấy phần lớn những gì ông nói vẩn còn ứng dụng được cho thời đại này. Chương 1 và 2, hơi chán, nhưng phần còn lại tôi thấy rất huur ích. Xin trân trọng giới thiệu.

  2. Thật ra dù có top bao nhiêu đi nữa mà không có Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie thì vẫn là một danh sách không chính xác. Đó phải là cuốn sách gối đầu giường cho người muốn thành đạt.

  3. Ở đây mình rất đánh giá cao cái tâm của bạn khi viết ra bài này, nhưng thiết nghĩ vấn đề ở đây là cái tiêu đề.
    Theo ý kiến cá nhân thì khi một bài viết được đưa ra công chúng thì chúng ta nên hạn chế dùng những từ hoặc thuật ngữ như: ” Phải”, “nên nhớ”…Những từ này thường mang tính chất ép buộc và thị uy.
    Nếu bạn viết ” 10 quyển sách PHẢI đọc trước tuổi 30″, thì nó hợp với bạn là khi bạn liệt kê 10 đầu sách này rồi tít thêm một câu ” 10 quyển sách PHẢI đọc trước tuổi 30″, rồi dán lên đầu kệ sách thì hợp lý hơn.
    (Ý kiến mang tính chất đóng góp)
    Thân ái,

  4. Bốt cái này vào đây cho dzui. Post nhân dịp nhiều bạn facebook của mềnh chợi trò Ụp sách lên đầu, chắc tác giả bài này cũng có nhã ý ấy.

    Sẵn đang phởn vì vụ Book Challenge, tâm trạng đang lâng lâng thăng hoa mồm muốn lợm mửa vì ly cafe 3-5-2 (3 bắp 5 nành, 2 cà phê), làm luôn cái lists 10 quyển, loại sách đàn ông Vịt Ngan phải đọc trước khi chết theo ngu ý của mình.

    1 – Kamasutra: Không cần nói nhiều về huyền thoại gối đầu giường của hàng triệu triệu đàn ông trên toàn thế giới.

    2 – Tố nữ kinh: Còn gì hấp dẫn hơn khi một cặp tình nhân khỏa thân ngồi trên giường trao đổi với nhau chuyện make love đầy nhẹ nhàng tao nhã thi vị.

    3 – Tư tưởng ông Cụ: Đọc để biết tư tưởng xuyên suốt, kim chỉ nam của cuộc kách mệnh vĩ đại làm nên ngày mà các con giời cãi nhau như mổ bò mãi không thôi: Ngày độc lập. Do cựu bồi bàn, thủy thủ tàu viễn dương và có lẽ là người Việt Nam đầu tiên phượt đúng nghĩa đen chấp bút.

    4 – Nhật ký trong tù: Ivan Bunin nói rằng: điệu nhạc buồn nhất thế giới vẫn có thể làm người nghe cảm thấy hạnh phúc. Hãy đọc Ngục trung nhật ký để biết rằng trong mọi hoàn cảnh ta vẫn có thể thăng hoa tự sướng.

    5 – Kinh thánh và những câu chuyện liên quan đến 1 trong những tôn giáo lớn nhất của loài người: Đọc để cho cái thằng nào đấy đang ba hoa về Adam, Eva, Cain, Abel; về chuyện Moses dẫn bầy đàn nô lệ Do Thái vượt biển Hồng Hải phải nín lặng khi biết rằng ta cũng biết David trym bé từng vật tay thắng Goliath trym to ngang thổ dân châu Phi như thế nào.

    6 – Binh pháp Tôn Tử và Binh thư yếu lược: Đọc để chơi đế chế online trơn tru ngon nghẻ. Có thể dùng vào trò cờ thế kiếm tiền nơi công cộng lúc thất nghiệp. Thậm chí, có thể chém gió quán bia hoặc tại quán trà chanh phô mai que. Đảm bảo hot girl teen girl chân dài đến nách phải mắt tròn mắt dẹt bàng hoàng thán phục.

    7 – Kiều: Nồi thắng cố to vật vã tổng hợp giữa kiếm hiệp kỳ tình Kim Dung, kiếm hiệp trinh thám Cổ Long, tiên hiệp kỳ ảo Tiêu Đỉnh và lãng mạn ma quái Bồ Tùng Linh. Có ma, tiên, Phật. Có gái lầu xanh. Có đỉnh đỉnh đại hiệp, hạ hạ tiểu nhân, đau đớn bán thân, lừa lọc tình tiền, vật vã mưu sinh. Có mưu đồ phản loạn, ân oán phân minh. Trả ơn báo oán không thua gì nàng Tấm hiền thục trong cổ tích. Ly kỳ không phím nào tả xiết.

    8 – Bên thắng cuộc: Hãy đọc để biết ẩn ức chôn sâu của một nhân sĩ dân chủ. Những huyền cơ bí mật thâm sâu chưa từng tiết lộ, chỉ có thể search trên google một cách khéo léo. Hãy đọc để biết vì sao đa phần lãnh đạo Việt Nam các thời kỳ đều lùn tịt và béo ị. Thậm chí, nhiều người từng chăn trâu cắt cỏ, dệt chiếu đóng dép như Lưu Bị bên Tàu suốt thời thơ ấu sau này vẫn có thể đưa ra những quyết sách mang tầm cỡ quốc gia.

    9 – Tứ thư ngũ kinh: Đọc để biết đạo của người quân tử. Cách phân biệt bọn tiểu nhân nhung nhúc và bọn quân tử nửa mùa rởm đời trên facebook. Đọc để lấy cái trích dẫn lúc quá chén nơi quán bia vỉa hè, dẫu có thể trích dẫn sai tùm lum. Đọc để sau cơn say vật vã sau chầu rượu toàn cồn vừa đi vừa nấu, lên facebook ngó nghiêng ta có thể tự sướng mà rằng: Đời vẫn đẹp chán. Các chú hãy còn non xanh lắm, hỡi lũ mục đồng!

    10 – 300 bài hát thiếu nhi: Đọc để biết rằng Quốc Bảo từng đạo nhạc của Blackmore’s night, tại sao bài Gót hồng của Bảo Chấn lại có đoạn chorus giống hệt bài Summer of love của nữ ca sĩ Hương Cảng Vương Phi. Cũng để phục vụ chém gió nơi quán bia vỉa hè. Chống chỉ định khi ngồi với những chuyên gia âm nhạc thực thụ.

    Đây là ngu ý của mình. Đủ cả. Đông Tây kim cổ giao duyên. Từ âm u ma mị huyền bí hàn lâm đến bình dân xích lô xe ôm. Người nào có ý kiến khác, xin được rửa tai lắng nghe

  5. Quyển sách PHẢI đọc trước tuổi 30:
    – Tập đọc
    – Tập viết,
    – SGK các loại
    ……
    Quyển sách NÊN đọc trước tuổi 30:
    – Cái này thì tùy người tùy hoàn cảnh, bản thân quyển sách chỉ là 1 tập các câu chữ được sắp xếp 1 cách có chủ đích, hay hay không nằm ở những gì người đọc cảm nhận được. Bạn đưa đứa cháu lớp 5 của bạn quyển “Almanac – 5000 năm nền văn minh thế giới” và tập truyện Đô-rê-mon – Chuyến du hành vũ trụ? Có lẽ không khó để đoán được lựa chọn cuối cùng 🙂

    • minh tuoi đời chưa đến 23,cũng chưa đọc được nhiều sách lắm.Từ khi còn nhỏ,mẹ đã dạy mình : cốc đầy vô dụng,cốc cạn hữu dụng.Con người ta phải ko ngừng học hỏi để trở nên hoàn thiện hơn.Mục đích của đọc sách chính là để hiểu về chữ lý,nắm chắc chữ lý.Về bài viết của bạn,mình có mấy ý sau:

      1,mình rất cảm ơn bạn đã có ý tốt giới thiệu sách cho những người trẻ ham vui như mình,kì thực trong biển kiến thức mênh mông với vô số cám dỗ từ game và face book thì có đc những dòng chữ quí giá như vậy trên mạng là rất đáng quí.Cảm ơn cái tâm của bạn.

      2,Có thể quan điểm của bạn và mình ko giống nhau,xin lỗi mình ko biết bạn là ai và bao nhiêu tuổi,nên m xin phép đc gọi bạn là bạn.Mình cảm thấy hiện tại thứ làm mình mung lung nhất ko phải là kĩ năng sống,ko phải là ngoại ngữ,ko phải là chuyên môn,vì cái đó ai mà chẳng học.Cái mình mung lung nhất chính là:cách làm người.Và vì vậy hiện tại mình đang tìm đọc những cuốn sách dạy mình cách làm người nhiều hơn .Vd như : Sơ học vấn tâm,Kinh Thánh,..

      3,Một vài cuốn sách về kĩ năng mình cảm thấy hay ,hi vọng sẽ có ích cho các bạn: Đắc nhân tâm,Ba sáu kế nhân hòa,Thư cha gửii con gái(mình ko nhớ rõ tên sách),quẳng gánh lo đi và vui sống.

      4, Rất mong các bác đi trước có thể giới thiệu nhiều đầu sách hơn nữa về cách làm người cho chúng cháu.

  6. Mình thấy tác giả cũng đã đính chính lại là 10 quyển “nên” và bài viết này chỉ theo ý kiến cá nhân của tác giả thôi. Không nên vùi dập người ta như vậy. Đây là ý kiến cá nhân của mình.

  7. Chào anh!
    Những chia sẻ về sách rất hữu ích, và bổ sung thêm cho tôi những sự lựa chọn mới về cách chọn sách hàng tháng, vì mỗi tháng tôi tự nhắc bản thân, đặc biệt là cố gắng tạo thói quen một tháng một quyển sách. Từ kinh nghiệm bản thân mà đã tạo cho tôi thói quen đang hình thành ngày một bền hơn thông qua việc học luyện thi IELTS. Những ngày đầu vật vã suy nghĩ viết thế nào, viết làm sao cho có ý, câu mang ý chính ở đâu, chán nản khi mất khoảng 3,4 tiếng đồng hồ cho một bài viết 300, 400 chữ, và đổ lỗi cho ngày còn nhỏ lười biếng ham chơi mà không nghe theo lời khuyên đọc nhiều sẽ hình thành tư duy, hình thành khả năng viết.

  8. Mình mới đọc Triết học đường phố 1 tuần trở lại đây và vô tình thường đọc và bình luận bài của Nguyễn Văn Thương, chắc vì toàn những chủ đề mình thấy quan tâm và cách viết và suy nghĩ của tác giả mình cũng thấy rất đồng cảm.
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin này, mình cũng rất thích đọc sách và đang tiếc rằng vì con nhỏ nên chưa có nhiều thời gian để đọc. Ban đầu khi đọc tít bài mình cứ nghĩ đây là kết quả của một cuộc khảo sát thống kê nào đó, chứ ko phải là bài giới thiệu của một người. Tuy nhiên thì những quyển sách bạn giới thiệu cũng rất hay, có những quyển mình đang muốn tìm đọc nhưng chưa mua được (về triết học).
    Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm đọc sách của mình thế này. Khi các bạn còn trẻ, còn nhiều nhiệt huyết là lúc các bạn dễ tìm được niềm đam mê khi đọc sách. Các bạn hãy đọc thật nhiều, đặc biệt là các tác phẩm văn học, cho dù bạn chưa đủ trải nghiệm để hiểu hết quyển sách thì quyển sách cũng truyền cho bạn được đam mê, hứng thú và điều đó tạo nên văn hóa đọc của bạn sau này. Càng già, càng trải nghiệm, bạn sẽ đọc sách bằng lý trí nhiều hơn và sẽ ít cảm nhận được sự “chấn động” trong tâm hồn khi đọc những quyển sách hay. (mình nói thuần túy về mặt cảm xúc khi đọc sách. mình nhớ hồi còn học sinh cấp 2 mình đã đọc những quyển tiểu thuyết kinh điển như Ruồi trâu, Chiến tranh và hòa bình, Trà hoa nữ… và cảm thấy rất hay, rất tuyệt, cùng khóc cùng cười với tác phẩm. Sau này mình thú thật là quên cả nội dung của các quyển sách đó, muốn đọc lại để tìm lại cảm xúc mà không được, không cảm nhận được sự mãnh liệt mình đã cảm nhận khi còn trẻ. Rất đáng tiếc).
    Mình xin giới thiệu một số quyển sách mình rất thích và đọc lại nhiều lần (hoặc muốn đọc lại nhưng chưa được :D):
    1. Totochan – Cô bé bên cửa sổ. Tiểu thuyết (hoặc hồi ký?) rất hay của Nhật dành cho thiếu nhi, nuôi dưỡng nét đẹp tâm hồn
    2. Tuổi thơ khát vọng – Tiểu thuyết của VN về cậu bé tật nguyền rất hay, rất cảm động, nên đọc khi còn trẻ hoặc cho con cái đọc 😀
    3. Thần thoại Hy Lạp – Nuôi dưỡng trí tưởng tượng và trong đó còn là những câu chuyện kinh điển về tôn giáo, triết học (mình đoán vậy).

  9. công nhận đọc cái tựa đề cũng thật sự không thấy thiện cảm lắm. Nội dung khởi đầu thì khá tốt, nếu bạn dùng mở đầu này để làm mở đầu cho một bài viết kiểu như về giá trị của những cuốn sách, tại sao chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách….thì hợp hơn. Còn thì một cuốn sách có giá trị và đáng đọc ở lứa tuổi nào hay không thì vẫn còn phải tùy thuộc vào quan điểm của người đọc nữa. Ý kiến riêng

  10. đọc sách là 1 cái mượn … mượn để bổ sung những cái mà mình cảm thấy thiếu thốn … mình chẳng quan tâm cái tiêu đề hay các lời comment bên dưới … cốt lõi 1 điều là mình đang rình các bạn comment những loạt sách hay để mà sưu tầm thôi … dù sao cũng tks Ad… các loạt sách của bạn,mình chưa đọc cuốn nào … =]]zz… vì mỗi người sẽ có cái thiếu khác nhau,nên cái cần cũng khác nhau … cũng như quan niệm về cái đẹp của mỗi con người …

    • Tôi vừa đọc xong đường dẫn giới thiệu của bạn. Và đã có 7 cuốn trong danh sách của tôi trùng lặp với danh sách ở link. Vì đây là những quyển sách rất nổi tiếng được bình chọn và đạt nhiều giải. Nhưng bài giới thiệu của tôi và cảm nhận về sách thì khác nhau. Bởi vậy tôi vô cùng khó hiểu khi anh dùng từ “lọc ra” ở đây. Mong anh vui lòng đính chính lại cmt.

  11. Cảm ơn tác giả về bài viết bổ ích cho dù có vài điểm mình cũng không thích lắm. Mình cũng hay đọc sách những để nói là có sức mạnh thay đổi cuộc đời thì có lẽ mình vẫn chưa tìm thấy. Có điều mình thiết nghĩ nếu như mỗi tác giả có một văn phong viết riêng thì mỗi người cũng có một văn phong đọc riêng, đối với mỗi người mỗi cuốn sách có những ý nghĩa khác nhau, nếu không hợp với họ thì dù cuốn sách đó có được cho là xuất sắc bao nhiêu thì cũng chưa chắc họ đã cảm nhận được như vậy, mình từng có quyển sách hơn một năm trời vẫn không thể nếu đọc hết được vì cảm thấy sự trì triết của nó dù quyển sách cũng được giải này giải nọ. Vậy nên mình tin mỗi người sẽ có lựa chọn cho 10 cuốn sách mà họ phải đọc trước đọc trước tuổi 30 của mình. Dù sao cũng cảm ơn vì những gợi ý của bạn thực sự thú vị và mình chắc chắn sẽ đọc chúng ( dù không chắc có đọc được hết không :)) )

  12. Rất là thú vị. Tranh luận sôi nổi, và có thêm những đầu sách hay xuất hiên.
    Trước hết tôi xin nhận lỗi trong cách dùng từ của mình ở tiêu đề. Lẽ ra tôi dùng từ “nên” thay cho từ “phải”.
    Tôi thành thật cám ơn các bạn đã chia sẽ ý kiến, đặc biết những bạn thẳng thừng đính chính bài viết tôi. Thiết nghĩ tôi cần phải học nhiều, và đọc nhiều hơn nữa để có được góc nhìn và sự tinh tế toàn biên – toàn diện hơn.

    Tôi luôn coi trọng phản biện và thông tin đa chiều, ghét sự bóp nghẹt, trù dập, hay bảo thỉ. Bởi một xã hội không có tương tác giữa các quan điểm khác biệt thì không thể phát triển được. Và những quan điểm tôi đưa ra cũng như cảm nhận về mỗi tác phẩm chắc chắn không thể hoàn toàn đúng, lại càng ko phù hợp bới gu đọc của tất cả các bạn (đó là lý do văn khác toán). Nó chỉ đơn giản là quan điểm và ý kiến cá nhân của tôi. Bạn có quyền tin, có quyền nghe và có quyền bác bỏ. Bởi vậy hy vọng các bạn sẽ tranh luận trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau.

    Còn bạn nào muốn biết tại sao tôi viết như vậy, đưa ra quan điểm như vậy thì vui lòng đọc thêm những bài viết trước của tôi nhé. Vd như bài này http://www.triethocduongpho.com/2014/08/26/bdtt8-dai-gia-thien-son/
    Thân ái!

    Nguyễn Văn Thương.

    • Nói thật, bình thường tôi rất íy rep lại comment trong các bài viết của mìn. Nhưng hôm nhận thấy nhiều bạn cmt và đính chính nhiệt thành quá nên tôi muốn có lời cám ơn các bạn.
      Nhưng tôi ko giải thích, vì đôi lời ko thể nói hêt được. Bạn nào muốn hiểu rõ lý do vì sao tôi viết như vậy thì vui lòng đọc thêm các bài viết trước của tôi nhé.
      Vd như bài nàyhttp://www.triethocduongpho.com/2014/08/26/bdtt8-dai-gia-thien-son/

    • Thú thật là tôi rất ít khi rep comment trong các bài viết của mình. Nhưng ở bài này nhận thấy nhiều bạn tranh luận và đính chính nhiệt tình quá. Dù sao tôi cũng muốn cám ơn tất cả các bạn. Nếu bạn nào quan tâm và muốn hiểu rõ hơn vì sao tôi lại viết, và đưa ra quan điểm như vậy thì vui lòng đọc thêm một số bài viết của tôi nhé.
      Vd như bài này http://www.triethocduongpho.com/2014/08/26/bdtt8-dai-gia-thien-son/

  13. Cho tôi hỏi tác giả một câu là ” Anh/chị đã đọc được bao nhiêu cuốn sách cho tới nay rồi” và ” Những cuốn sách anh/chị đưa lên, anh/chị đã hiểu thực sự về nó chưa”
    Tôi cho rằng khi đưa ra một nhận định thì phải có cơ sở và để khẳng định một cuốn sách phải đọc trước tuổi 30 thì những lời dẫn của bạn không cho thấy nó thực sự đáng đọc cho lắm. Mặc dù một nửa trong số này tôi đã đọc rồi. Lấy ngay cuốn sách “Rừng Na-uy” vậy. Một tác phẩm gây nhiều tranh cãi khi được xuất bản ỏ Việt Nam. Cuốn sách này gây được sự chú ý vì văn phong đặc biệt của nó khi đề cập tới những vấn đề nhạy cảm như tình dục. Theo tôi nó cũng có những giá trị nhân văn nhất định nhưng chưa đến mức trở thành “bánh lái” cho các bạn trẻ. Thật nực cười!!!

    Sách báo ngày càng nhiều, người đọc sách cần phải có những tư duy phản biến để đánh giá những cuốn sách một cách chính xác hơn thay vì bị phang thẳng một câu” phải đọc trước tuổi 30″ như vậy

  14. Giới thiệu sách là tốt, nhưng tôi cũng khá thất vọng vì cái tiêu đề. nội dung chưa đáp ứng được tiêu đề nên rất dễ khiến người khác nghĩ là giật tít. Vì tôi cũng ít đọc sách (cũng có đọc nhưng để đóng góp vào cái chủ đề 10 quyển cần đọc trước 30 thì còn chưa đủ sức) nhưng cũng đóng góp vào vài quyển:
    1. nghìn lẽ một đêm (or truyện cổ Grim, or truyện cổ Andersen…): dành cho tuổi thiếu nhi để học điều tốt xấu, phát triển trí tưởng tượng, đặt nền tản đầu tiên cho tâm hồn.
    2. những tấm lòng cao cả: đây là quyển sách mang tính giáo dục hay nhất mà tôi từng đọc, không chỉ giá trị với con cái mà còn với cả cha mẹ, đây là một tác phẩm bất hủ.
    3. thế giới của Sophie: là một quyển lịch sử triết học theo lối kể chuyện và trò chuyện, rất thích hợp với tuổi mới lớn hay những ai chưa biết gì về triết học. Chính cuốn sách này đã thay đổi cuộc đời tôi.
    4. Kinh Thánh: nhiều người lầm tưởng đây là một quyển sách mang tính tôn giáo nặng nề, thật ra không phải, trong đó hầu hết là kể chuyện về cuộc hành trình của Ngài Jesus, những câu chuyện ngụ ngôn rất ích lợi cho cuộc sống.
    5. Don Quixote: tuy tôi chưa đọc hết cuốn này (vì đọc không nổi) nhưng phải công nhận giá trị của nó, trong nó là các mảnh đời muôn hình muôn vẻ, cho ta vô số bài học về cuộc sống.
    6. Câu chuyện dòng sông: kể về chuyến hành trình đi tìm chân lý của Đức Phật, đây là một tác phẩm hay khiến ta phải suy nghĩ.
    Hết rồi hi hi, những sách còn lại mà mình đọc thì chắc là chưa đủ tầm cỡ để xếp vào đây.

    Nếu ai khác có đọc sách gì hay thì nhớ giới thiệu sơ để mọi người tìm đọc, đó cũng là 1 cách xây dựng chủ đề bổ ích này.

    • Cảm ơn bạn đã giới thiệu Kinh Thánh. Cuốn sách này không chỉ là những câu chuyện ngụ ngôn mà là chân lý sống. Có được chân lý này rồi thì sẽ có tất cả những thứ khác: cuộc sống vĩnh hằng, cảm giác bình an, tình yêu thương, sự hào hiệp giúp đỡ mọi người, lòng khiêm tốn, sự thành thật, v.v

      • Và đó cũng là cuốn sách giết nhiều người nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử.Và bạn hãy nhớ rằng Kinh Thánh Cựu Ước, Tân ước và Jesus là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mình cũng rút ra được rất nhiều điều từ nó, nhưng kinh thánh bản thân nó đã bị viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong suốt lịch sử 2000 năm, nó vẫn có rất nhiều điều cần được xem xét

    • 1/Kinh thánh
      2/Jesus (vì nhiều lý do mình không gọi là Chúa)
      2 điều trên là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và không dính dáng gì cả. Kinh thánh đã bị viết đi viết lại nhiều lần trong suốt 2000 năm lịch sử và rất rất nhiều thứ trong ấy trái ngược hoàn toàn và lệch lạc một cách lố bịch so với những lời dạy thực sự của Jesus cho chúng sinh.20 năm đầu đời của Jesus đã bị ém nhẹm đi đâu? Tại sao Maria đồng trinh lại sinh nở, điều đó có lố bịch đến nhố nhăng không.Mình rất tin vào Jesus, nhưng mình không tin ông ấy đã từng rao giảng về Thiên Đàng và Hoả Ngục được phác hoạ trong kinh thánh (mà theo mình 2 thứ ấy cực kỳ phi lý và lố bịch).Hội Thánh của Cơ đốc giáo đã xuyên tạc đủ mọi thứ về Kinh thánh và Jesus nhằm tạo nên một tôn giáo đầy giáo điều và chủ yếu về mục đích thống trị dân chúng
      Mình đã từng rất tin vào nhà thờ và kinh thánh, nhưng bây giờ mình hướng tới sự thật mà mình nghĩ là hay ho hơn mà những gì mà người Kito Giáo đang mù quáng tin tưởng

      • có vẻ bạn lầm đấy, bạn nói rất nhiều từ lố bịch này nọ nhưng bạn chẳng đưa ra một bằng chứng nào thuyết phục cả. bạn chỉ đưa ra ý kiến phiếm diện của bạn thôi. mong được bạn trích dẫn những chỗ nào bị sửa đổi trong kinh thánh. hãy có trách nhiệm với những gì bạn nói, còn nếu không thì tôi thấy bạn rất lố bịch. 🙂

        • Mình có đọc trong Mật mã Da vinci, sách tâm linh, mình cũng không nhớ hết nữa. Nhưng theo mình đọc được – và mình tin như vậy – rằng nhà thờ tạo ra giáo điều về tội lỗi và địa ngục để nhằm mục đích kiểm soat và thao túng người dân. Vatican là nhà của Chúa, họ để 2/3 số vàng của thế giới ở đó làm gì khi thế giới đầy rẫy khốn khổ, nghèo đói, bệnh tật. Mình nhìn thấy mọi thứ khủng khiếp trên thế giới và trong lịch sử và mình đã từng hỏi “Nếu Thượng đế được miêu tả là Tốt và Yêu thương như nhà thờ rao giảng, tại sao Ngài lại để mọi thứ tệ hại xảy ra. Nhà thờ giải thích rằng do con người tự gây cho nhau, như thế chẳng bằng hòa hay sao. Mình mất niềm tin vào thiên chúa của Thiên Chúa giáo, nhưng mình không bao giờ mất niềm tin vào một Thiên Chúa thực sự, Thiên Chúa mà có thể giải thích được tại sao con người lại chịu những cảnh khủng khiếp trong suốt lịch sử, ví như 6 triệu người Do thái bị giết trong lò đốt, một cô gái trẻ người Nhật bị 3 kẻ bắt cóc và hành hạ tới mức mình không dám tưởng tượng nổi, trong khi hàng tá người đang hưởng “cảnh” giàu sang sung túc, một Thiên Chúa giải thích được các hiện tượng đầu thai lia lịa trên thế giới -luân hồi, giải thích được về ma quỷ, về Niết Bàn của Phật giáo, giải thích được tại sao lại có giàu nghèo, xinh xấu, giải thích được tại sao vũ trụ này được hình thành.
          Tốt lên Thiên đàng, Xấu xuống hỏa ngục. Ai định nghĩa được tốt xấu? Tốt Xấu là bản chất tối thượng của Thượng đế? Mình phản bác lại tôn giáo mình đã từng theo bởi nó quá mơ hồ và vô lý. Nếu bây giờ tôi đâm con dao vào trái tim bạn, tôi xuống hỏa ngục và bạn lên thiên đàng – cứ giả thiết là như vậy đi- liệu bạn có mỉm cười hả hê khi nhìn thấy tôi bị lửa thiêu đốt và kêu gào thảm thiết, bạn có cười được không, nếu đổi ngược vai trò của tôi và bạn, tôi sẽ không cười, tôi sẽ không để một ai xuống hỏa ngục cho dù họ làm bất cứ điều gì với tôi, bởi vì tôi có linh hồn mà, khi tôi chết rồi chẳng phải bất cứ cái gì ai làm với tôi đều trở nên Có Thể Tha Thứ được phải không nào… Mình phản bác lại nó vì cái cách mà nó đang dẫn dắt các con Chiên từng ngày, mình tin rằng nếu cứ tin tưởng một cách mù quáng vào nhà thờ, suốt đời con người chỉ có Địa ngục và Tội lỗi đầy đầu óc, tin vào thượng đế nhưng là một niềm tin đầy sự sợ hãi khi động một tý là thượng đế cho xuống hỏa ngục tang thương. Yêu thương là quan trọng, nhưng có phải đưa ra một thượng đế đầy giận dữ và báo thù là cách duy nhất để hướng con người ta tới cách sống ít thú tính hơn? Phân chia ra các khái niệm Tốt Xấu là cách duy nhất để giáo dục con người? Đã ai nhìn thấy hỏa ngục và thiên đàng. Mình phản bác vì mình ngán ngẩm cái cách mà những người đi nhà thờ ngày nay làm, họ đi vì miễn cưỡng – một phần không nhỏ, mình ngán ngẩm cái sự mà Phật Giáo và Thiên chúa giáo luôn cho rằng mình đúng.
          Nhìn lại thế giới ngày nay mà xem, cỡ 2 tỷ người theo Thiên Chúa giáo và Phật giáo, nhưng thế giới vẫn đang chạy theo vật chất và tàn phá trái đất nhanh hơn bao giờ hết. Cả dòng họ mình theo Thiên Chúa giáo, nhưng họ đánh đá và căm thù nhau. Mình khao khát một cái gì đó sâu sắc hơn là những giáo điều của tôn giáo, mình nói rằng chúng là những giáo điều, giáo điều và rất giáo điều.
          Yêu thương là cần thiết, những lời dạy về cách sống khác giúp con người bớt thú tính hơn, bớt đồng hóa với vật chất.
          Trên hết mọi suy nghĩ hỗn độn và lủng củng bên trên của mình, mình thành thực xin lỗi nếu mình gây tổn thương cho bạn về niềm tin tôn giáo hay cuốn sách mà bạn yêu thích – mình cũng rât thích nó nhưng không phải là tất cả những gì trong đó, mình chỉ đơn giản là chia sẻ suy nghĩ, nhưng mình biết bên trong mình còn thiếu điềm tĩnh. Rất xin lỗi nếu mình lạc đề và ăn nói những chuyện không đâu.
          Trên hết, mình tin rằng con người nên suy nghĩ độc lập và mang tư duy phê phán. Hãy phê phán – phê phán ở đây không có nghĩa là chê bai, hay phản bác – mọi thứ , dù là đó là một cuốn sách được Vatican nói với chúng ta rằng nó được viết bởi thượng đế tối cao, dù đó là cuốn sách được nhiều bộ phim hollywood trích dẫn, dù đó là cuốn sách được hơn một tỷ người sùng bái – Kinh Thánh. Rất cảm ơn bạn đã đọc tới đây! Thân

          • Mình chia sẻ với bạn cài này, nó là thông điệp được một nhà tâm linh người Mỹ -thông qua thiền định- nhận được bở các Đấng sáng tạo – y như cái cách mà Vatican được nói là Chúa trời mặc khải cho những vị ngôn sứ để viết ra Kinh Thánh, mình không mong thay đổi bạn, hay chọc tức bạn hay phỉ báng vào Chúa Jesus hay bất kỳ cái gì đại loại như vậy, mình chỉ mong nhận được hồi âm từ bạn khi đọc xong nó, nó giúp mình thêm hiểu biết, hay ít nhất hồi âm ấy cho mình biết là bạn đã dốc công đọc những gì mình chia sẻ:

            Vào lúc này, chúng tôi mong muốn thắp sáng tâm trí của các bạn liên quan đến câu chuyện thực sự về Jesus Christ. Điều quan trọng cần lưu ý rằng câu chuyện có tính chất biểu tượng của một sinh mệnh đã hy sinh để chữa lành những tội lỗi của quần chúng đã không có nguồn gốc với các sự kiện 2.000 năm trước, nhưng là một chủ đề đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử, rất lâu trước khi người đàn ông các bạn biết đến là Jesus đã bị mang lên cây thánh giá. Nếu các bạn đào sâu vào lịch sử của những nền văn hóa khác, các bạn sẽ tìm thấy những biểu tượng khác mà câu chuyện rất giống với câu chuyện của Jesus. Ý tưởng rằng một vị cứu tinh đã chết cho tội lỗi của các bạn, và trình diễn vở kịch trong một hình thức tương tự như Jesus, là một nỗ lực của các “Chúa bóng tối” để làm cho nhân loại đổ trách nhiệm của mình ra bên ngoài nhằm giữ cho các vấn đề của họ khỏi phải được giải quyết.

            Đi thẳng vào vấn đề. Không ai có thể chết cho tội lỗi của các bạn, các bạn yêu dấu. Vì có hai lý do. (1) Các bạn có tự do ý chí và chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà các bạn làm, và (2) Không có điều gì là một tội lỗi không thể tha thứ hoặc một tội lỗi làm cho bạn trở nên khiếm khuyết. Các bạn vẫn hoàn hảo như ngày Thượng Đế tạo nên bạn, và các bạn sẽ luôn luôn hoàn hảo và vô tội và thánh thiện. Chúa Sananda, trong cuốn sách của anh ấy, “A Course In Miracles “ đã chỉ ra rất rõ điều này.

            Có một số khía cạnh thực trong câu chuyện đã được nói đến trong kinh Tân Ước, nhưng trong đó có nhiều sai lệch. Cho phép chúng tôi thảo luận chi tiết .

            Linh hồn được xem là Jesus đã là một mảnh trực tiếp của nòi giống Sananda. Nói cách khác, Sananda là linh hồn tối cao của Jesus. Sananda, đã quan sát thấy nhân loại một lần nữa lại lúng túng trong đau khổ và ngu dốt, và có một mong muốn can thiệp vào các vấn đề của con người trong một cách mà tôn trọng tự do ý chí, đã đầu thai trong khoảng năm 39 TCN, là con trai của aloeph và Mary. Điều này nói chung rất giống với câu chuyện Kinh Thánh. Ngày sinh của Jesus vào khoảng khoảng 31 tháng ba.

            Chúa Sananda, một sinh mệnh thần thánh mật độ 8, đã hiện thân trong vai Jeshua, hoặc alohua, tùy thuộc vào bản dịch của ai mà các bạn sử dụng. Ở mật độ 8, anh ấy giữ lại nhiều khả năng tâm linh của mình, mặc dù anh ấy đã sinh ra trong môi trường rất đậm đặc. Ngay từ khi là một đứa trẻ, anh ấy đã có khả năng tâm linh và thấy trước nhiều sự kiện đã xảy ra sau đó. Mary và aloeph đã có một số xung đột với nhà cầm quyền ở mức độ nào đó, và họ đã KHÔNG kết hôn khi Mary mang thai. Câu chuyện “sinh nở đồng trinh” đã được dựng lên. Một số nhóm ngoài hành tinh có khả năng làm thụ thai phụ nữ mà không thông qua tình dục thông thường, nhưng trong trường hợp này Jeshua đã đến theo các cách thông thường.

            Để tránh các hậu quả về chính trị và xã hội trong việc sinh con ngoài giá thú, và để loại bỏ sự áp bức của chính quyền lên chính họ, Mary và aloeph đã di cư về phía Galilee, và cuối cùng gần biển Chết, nơi họ đã tị nạn một thời gian với những người Essenes. Mary và aloeph để Jeshua cho họ chăm sóc và quay lại vùng Galilee. Jeshua sau đó gia nhập vào giáo phái Essene. Anh ấy đã dành ba năm xây dựng các đền thờ và nhà ở cho những người Essene, trong khi đó nghe các lời dạy thiêng liêng của họ và học theo pháp môn của những người Essene. Dọc theo bờ biển Chết, Jeshua học được cách tôn trọng mẹ Trái đất và đã giúp một tay trong việc mang lại nhiều mưa, lúc mưa khan hiếm trong khu vực đó. Những người Essene đã là những người ăn chay nghiêm ngặt và giảng dạy sự tôn trọng tất cả các dạng sống. Họ bị chính quyền các vùng đất xem như những người kỳ dị và chống đối xã hội, nhưng ai cũng mặc kệ họ, vì họ được xem như không gây ra một mối đe dọa nào, và luôn luôn trả đầy đủ tiền thuế của họ, mặc dù họ không tin vào những vấn đề như vậy.

            Khi Jeshua lên khoảng 16, anh ấy và một nhóm bạn Essene đi về phía Đông đến Ấn Độ, nơi anh ấy đã gặp một số đạo sư Ấn Độ và các vị Thánh. Anh ấy đã học ở đó trong khoảng hai năm với một đạo sư, người đã dạy anh rất nhiều về những bí ẩn của cuộc sống. Khi anh ấy trở lại và trong chuyến thăm nguy hiểm để gặp cha mẹ ở Galilee, anh ấy đã gặp và đem lòng yêu Mary Magdalene, là một vũ công và người làm trò tiêu khiển, và chỉ đôi khi bán dâm những lúc gặp vận đen. M. Mary và Jeshua yêu nhau rất sâu đậm và có một đứa con. Bởi vì họ chưa kết hôn, nên họ cũng đã trở thành những người ngoài vòng pháp luật của xã hội. Một số bạn Essene của Jeshua cho phép Mary M ở lại các ngôi đền với Jeshua, chống lại các quy tắc của các bậc trưởng lão. Jeshua, Mary M và con trai trẻ tuổi của họ đi tới Ấn Độ lần thứ hai trong một thời gian, nơi đứa bé được ban phúc bởi các bậc đạo sư. Tin tức đã lộ ra rằng Mary M đã có một đứa con ngoài giá thú, mặc dù không ai có vẻ biết người cha (ngoài những người Essenes). Lo sợ cho con cuộc sống của con, Mary M và Jeshua để con cho một vị Thánh Ấn Độ tạm thời chăm sóc và quay trở lại Galilee. Một vài năm sau đó trước khi họ có thể trở lại Ấn Độ, và mặc dầu họ nhớ con trai của họ ghê gớm họ biết rằng nó đã được bình an.

            Mary M và Jeshua thực hiện một chuyến thăm con trai họ một vài năm sau đó, nhưng đứa trẻ vẫn do các vị Thánh Ấn Độ chăm sóc khi họ quay về. Không khí chính trị không ổn định quá nguy hiểm cho việc đưa đứa trẻ cùng trở lại với họ ở Galilee. Mặc dù chỉ dành thời gian ngắn với con trai của họ, ảnh hưởng của họ đã giúp nó rất nhiều khi lớn lên ở Ấn Độ. Con trai của họ đã trở thành một nhà hiền triết khôn ngoan và những lời dạy của anh ấy đã thêm đáng kể vào xu thế của Ấn Độ.

            Jeshua đã nhận nhiều linh ảnh từ tinh thần và gia đình hồn của mình và được lệnh dạy các nguyên tắc tâm linh cao hơn cho bất cứ ai lắng nghe một cách chân thành. Anh ấy bắt đầu rao giảng một cách nghiêm túc vào lúc cuối tuổi hai mươi và đã tập hợp một nhóm khá đông những người đi theo. Tại một thời điểm anh ấy đã có khoảng năm mươi đệ tử. Anh ấy và Mary M giữ mối quan hệ của họ và đứa trẻ một cách hoàn toàn bí mật, thậm chí không thảo luận điều này với các đệ tử thân tín nhất. Với sự sáng suốt cao, Jeshua biết rằng chính quyền cuối cùng sẽ giết mình, nhưng anh ấy đã được dạy bởi cái Tôi Thượng Đế của chính anh ấy để ở lại với con đường của mình và dạy cho càng nhiều người càng tốt về các con đường của tinh thần.

            Các lời dạy của Jeshua của đã bị méo mó rất nhiều trong Kinh Thánh, nhưng một vài sự thật đã được thể hiện trong đó. Anh ấy dạy rằng tất cả chúng ta được tạo ra trong trí tưởng tưởng và giống hệt với Thượng Đế của chúng ta, và rằng chúng ta tất cả đều có những khả năng mà anh ấy đã chứng minh. Anh ấy dạy chúng ta yêu thương nhau và tha thứ cho kẻ thù của chúng ta. Anh ấy đã KHÔNG dạy rằng con đường để đến với Thiên Chúa chỉ duy nhất thông qua anh ấy. Một số người trong các môn đệ của anh ấy đã học được cách sử dụng những món quà tinh thần của họ về sự chữa bệnh và trí sáng suốt, và có những câu chuyện phong phú trong Kinh Thánh về John thể hiện các khả năng chữa bệnh tương tự. Câu chuyện về sự tham gia của Jeshua trong giới tư tế Melchizedek cũng có trong Kinh Thánh, trong sách Hebrews Chương 7. Ngay khi Jeshua đạt một tầng thứ nào đó của sự hiểu biết, gia đình vũ trụ của anh ấy trong các vương quốc thiên thể bắt đầu giao tiếp với anh ấy và nhắc nhở anh ấy về vị trí của anh ấy trong giới chức tư tế Melchizedek.

            Khi Jeshua đã bị mang đến thập tự giá, anh ấy ngay lập tức rời cơ thể của mình một cách có ý thức, thay vì đau khổ trong ba ngày như lời dạy sai lầm. Trong suốt cuộc đời anh ấy liên tục “tha thứ cho họ vì họ không biết những gì họ đã làm”. Sau khi rời khỏi cơ thể của mình, anh ấy tự phóng chiếu hình ảnh giao thoa lade ba chiều trở lại hình dạng con người để xuất hiện với các môn đệ và Mary M trong nhiều lần. Cơ thể được để lại ngôi mộ vì những kẻ cắp đã lấy trộm nó. Anh ấy đã không cần phải phục hồi lại nó, khi anh ấy đã có khả năng vật chất hóa một cơ thể mới ngay khi anh ấy trở về mật độ 8.

            Chúa Sananda đã phân mảnh linh hồn của mình thêm nhiều lần trong suốt lịch sử. Ở thời điểm hiện tại, có tám phân mảnh của Sananda trên Trái Đất. Một số của những linh hồn này tin rằng họ là Jesus, và ở một mức độ nhất định điều đó là chính xác. Tất cả những linh hồn vĩ đại có khả năng tự phân mảnh nhiều lần để làm công việc phụng sự trên các hành tinh mật độ thấp hơn. Thường các linh hồn tối cao phân thành 12 mảnh linh hồn tại một thời điểm, nhưng điều này có thể thay đổi. Nhiều phân mảnh vẫn ở lại trong các mật độ cao hơn để hướng dẫn các phân mảnh trong các thế giới thấp hơn. Thuật ngữ “phân mảnh” không có nghĩa là không đầy đủ hoặc một phần. Mỗi phân mảnh là một sinh mệnh đầy đủ và có chủ quyền. kênh này sử dụng sự tương đồng của việc phân chia tế bào để giải thích điều này trong các bài viết của anh ấy.

            “Chúa Kitô đến lần thứ hai” là sự quay trở lại với tư tưởng Christ, hoặc tư tưởng Thần Thánh của các mật độ cao hơn. Điều này được diễn giải một cách chính xác bởi Paramahansa Yogananda của các bạn và nhiều nhà yoga và các vị Thánh khác. Như hầu hết các bạn đã biết, truyền thống Kitô giáo có rất ít điều phải làm với những lời dạy của Jeshua, và rất nhiều điều phải làm với tội lỗi và luật lệ. May mắn thay, nhiều linh hồn đang mở rộng sự hiểu biết của họ vượt ra ngoài những niềm tin nguyên thủy này. Chúng tôi, các Đấng Sáng Tạo rất dễ chịu khi nhìn thấy rất nhiều người thực sự đang làm “các công việc lớn hơn nữa” mà Jeshua đã dạy.

            Trong cái nhìn vắn tắt này vào công việc của Jeshua, chúng tôi chỉ đề cập rất vắn tắt về Mary M và thiên thần nữ giới, và hầu như không nói một từ về Đức Mẹ Mary. Có rất nhiều bài viết trên các kênh về những sinh mệnh này và chúng tôi không muốn lặp lại các thông tin.

            Chúng tôi hy vọng chúng tôi đã thiết lập tài liệu thẳng thắn về cuộc đời của một người mà các bạn gọi là Jesus. Chúng tôi là các Đấng Sáng Tạo.

          • Chào Nhật Thành liệu Nhật Thành có chắc chắn được những gì mình đã được đọc ;;;hoặc thông điệp được một nhà tâm linh người Mỹ – thông qua thiền định – nhận được bởi các Đấng sáng tạo chẳng hạng, có phải là bản gốc không hay cũng lại là do “ai đó” đã “tái bản” theo mục đích của họ. Đó là ý kiến của mình. Chúc mọi điều tốt đẹp sẻ đến với Nhật Thành và sớm được gặp Thiên Chúa thật sự của “mình”.

          • Đơn giản vì tôi thấy nó mở mang cho mình rất nhiều thứ, yêu nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, trên hết, bạn, tôi và bất kỳ ai có quyền tin tưởng vào bất kỳ điều gì mà chúng ta chọn tín thác, chúng ta có tự do ý chí. Trong thế giới khổng lồ của thông tin, cần có một bình dưỡng khí phù hợp cho tâm trí để không chết ngộp. Chúc bạn của tôi chọn được một bình dưỡng phù hợp cho riêng mình, tôi cũng chọn được một cái cho riêng mình, mặc dù vẫn còn rất loay hoay với nó…

          • Ngay câu mở đầu của bạn “Mình có đọc trong Mật mã Da vinci,” thôi thì mình nghĩ bạn nên xem xét lại. Đó là tiểu thuyết và phóng tác của tác giả mà… nếu đó là thực thì tác giả phải đề tựa cuốn sách của mình là công trình nghiên cứu, chứ không phải là novel… Bạn ơi, nếu bạn tin những gì trong 1 cuốn tiểu, cho dù được sắp xếp trình tự và kết cấu hay thế nào đi nữa, thì bạn có nghĩ là novel của Jules Verne cũng đáng tin như vây không?
            Thứ 2, hoan nghênh bạn về những suy tư câu hỏi. Đặc biệt nhất là về đau khổ. Và câu hỏi lớn nhất đối với người tin có lẽ là “Chúa ở đâu? khi tất cả những chuyện đó xảy ra”. Mình cũng có câu hỏi đó, cũng thấy tất cả những điều đó 🙂 chia sẻ với bạn cảm giác này. tuy nhiên, đó là câu hỏi mà mỗi người phải tự tìm câu trả lời cho mình thôi.
            Chúc bạn bình an ^^

          • ” Kiến thức của con Người là vô cùng, nhưng sự đa dạng về thiên nhiên là vô tận” không có cái gì là tuyệt đối, chỉ có 1 thứ tuyệt đối. Đó là ” NIỀM TIN”
            Chúng tôi đi theo đạo,mặc dù chúng tôi không nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ nhưng chúng tôi “TIN” :

          • Cái vụ mật mã davinci hồi ấy mình đọc mình cũng để cho vui thôi, lớn lên rồi mình nghiên cứu sâu thì thấy có một tài liệu khác cũng trùng với những gì mà Dan Brow viết… nói chung là chúc bạn cũng ngày càng thấu hiểu hơn cuộc sống, tự tìm chân lý cho riêng mình, hi vọng chúng ta đến cuối cùng có chung “một vài” chân lý nào đấy. Thân 😀

          • Mình đọc bài rất dài của bạn và cũng thấy thích quan điểm của bạn. Mình là một người công giáo, nhưng sao mình thấy những cách diễn giải của bạn không giống với những gì mình được học nhỉ.
            Về vấn đề đau khổ… rất tiếc, chính mình cũng đang tự tìm câu trả lời cho bản thân nên không dám lạm bàn về chuyện này.
            Riêng về vấn đề tốt lên thiên đàng, xấu xuống hỏa ngục… hi hì ^^ mình nhớ đây là bài vỡ lòng dành cho các bé từ 10 tuổi trở xuống khi chưa thể giải thích những khái niệm khó hình tượng hóa cho các em thôi.
            Còn mình đã theo học vài khóa giáo lý ở trung tâm mục vụ TP HCM trong các lớp thường huấn thì được định nghĩa rõ ràng và dễ chấp nhận hơn nhiều.
            Thiên đàng hay hỏa ngục, về cơ bản thì ko phải là như mọi người vẫn “bị ấn tương” một bên là đồng cỏ bao la suối chảy róc rách, bên kia là vạc dầu lửa đốt đâu :)) Chính xác thế nào thì chẳng ai làm chứng được cả :)) nhưng mình thích cách giải thích này.

            Khi bạn đối diện với đấng tối cao, cuộc đời bạn và tất cả những việc bạn làm giống như một cuốn phim chiếu chậm, để bạn có thể nhìn lại những việc bạn đã làm, không úp mở, không có che đậy, không có ngụy biện, chỉ có sự thực và chính bạn đối diện với mình. Aii sẽ phán xét bạn? chẳng ai khác ngoài chính bạn. Còn đấng tối cao, sự hiện diện của Ngài tượng trưng cho chân lý, cho tình yêu và cho sự tha thứ. Hẳn bạn còn nhớ khi còn nhỏ, lúc phạm lỗi, bạn lập tức sợ phải đối diện với cha mẹ cho dù bạn biết rằng họ yêu thương bạn. Lúc đó cũng vậy, khi nhìn thấyThượng đế với tất cả chân lý và sự thánh thiện đó, bạn, với con người và hành động của mình đã làm, bạn có cảm thấy xứng đáng không? nếu tâm hồn bạn cảm thấy hối lỗi và mong ước khát khao đc trở về thì chắc hẳn Ngài sẽ đón bạn thôi, vì quyền tha thứ và yêu thương là của Ngài, nhưng bạn cảm thấy tự mình cần đền trả những gì đã làm sai hoặc tự “tắm táp” cho sạch sẽ thì có nơi dừng chân gọi là thanh luyện cho bạn đó 🙂
            Duy chỉ khi bạn cảm thấy xấu hổ với chính con người và bản thân mình. Bạn đã tự lựa chọn hủy hoại lương tâm và phần thiện tính trong bạn đến nỗi không thể nào phục hồi. Bạn sợ cái thiện, bạn sợ hãi chân lý, bạn muốn tránh xa khỏi ánh sáng của tình yêu và chối bỏ, thì cũng chính là lúc bạn tự tách mình ra với Thiên Chúa và chọn cho mình đến nơi không tồn tại cái gì thuộc về Thiên chúa – Không có tình yêu – không có tha thứ- Đó là hỏa ngục. ai đã thử sống trong 1 gia đình không có tình yêu, chỉ có cay nghiệt, thù hằn, dò xét, hành hạ, đay nghiến và không tha thứ…. điều đó chắc hẳn khủng khiếp không thua kém gì bất cứ “vạc dầu” nào. Bạn tưởng tượng trong đó với tất cả những người cư xử như vậy cho đến vĩnh cữu… chẳng phải là hỏa ngục đó sao

          • Cảm ơn bạn “thích” quan điểm của mình, nó làm mình thấy được đồng cảm quá. Dù thế nào đi nữa, mình vẫn đề cao tình yêu lên hàng đầu, trái tim là hơn cái đầu duy lý. Thượng đế mà mình đang tin tưởng không có các khái niệm tốt, xấu, đúng, sai, thiện, ác… tức là tất cả mọi điều đã và đang xảy ra trên thế giới này là Có Lý Do Của Nó.hic mình không muốn đi sâu vào niềm tin của riêng mình nữa. Chúc bạn mỗi ngày đều hiểu thêm hơn về cuộc sống, về Thượng đế, và hãy luôn tin vào chính bản thân bạn nhé, đừng nghe ai nói, cũng đừng nghe mình nói 😀 Thân!

          • Hihi, cảm ơn bạn.
            Mình chỉ muốn chia sẻ với bạn một chút về những gì mình đã tìm hiểu thôi.
            Một phần cũng là vì mình thấy hơi buồn khi bạn phê phán và có cái nhìn thiếu thiện cảm với Công Giáo, dựa trên chính kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn thì nó quá rõ ràng rồi. Nhưng trải nghiệm của mình, và cả những gì mình biết thì không hẳn như vậy. Chỉ mong bạn nếu sau này khi trình bày suy nghĩ của bản thân thì cân nhắc cả những gì mình chia sẻ nhé ^^ hy vọng sẽ có nhiều bao dung hơn, thấu hiểu hơn và yêu thương hơn 🙂 vì chân lý của mọi thứ vẫn là tình yêu không vị kỷ đúng bản chất của nó ;)) mình tin như vậy.
            Chúc bạn vui 😀
            thân

  15. Có lẽ cũng có vài ý kiến phản đối nội dụng bài viết của tác giả rồi, nhưng tôi vẫn muốn đưa thêm vài ý kiến của mình vào.
    Thứ nhất, trước tuổi 30, là cái tuổi còn non dại, chẳng có cái gì gọi là chiêm nghiệm, mà nếu có cũng chả đáng muối bỏ bể trên đời, cho nên hãy đặt những quyển sách như Trăm Năm Cô Đơn hay Rừng Na Uy sang một bên, đợi đến khi ngoài 30 rồi hãy cầm lên mà chiêm nghiệm. Cũng xin phi luôn cuốn Nỗi buồn chiến tranh đi nhé, giá trị nó mang lại chẳng là mấy so với Di họa chiến tranh. Hãy cầm nó lên mà đọc! “Tôi là ai – Và nếu vậy thì bao nhiêu” à? 1 xu cũng đúng mà cả vạn tỷ cũng chẳng sai. Tuy nhiên, cũng nên phi béng cuốn ấy đi. Cầm cuốn Hiểu về trái tim của tác giả, thiền sư Minh Niệm mà đọc nhé.

    Ngoài ra, là người Việt Nam với nhau ấy mà, khi bạn ở tầm 23-24 và đang chuẩn bị vài bước ngoặt cho cuộc đời như xin việc, có người yêu 1 cách đứng đắn, hay cao cả hơn là khẳng định vị trí của mình trong xã hội, thì hãy đọc những bài viết của tác giả Vương Trí Nhàn về phẩm chất và thói quen tật xấu của người Việt nhé! Cực cực giá trị luôn ấy. Ở độ tuổi u30 mà lại là người Việt Nam, có lẽ bài viết về vấn đề thói quen tật xấu là quan trọng hơn tất cả những cuốn sách mà tác giả đã nêu nhiều.

    Ngoài ra thì tốt nhất hãy đọc sách kỹ năng mềm, làm việc nhóm, cải thiện bản thân, học ngoại ngữ, bồi dưỡng nhân cách …. hơn là đọc tiểu thuyết. Tiểu thuyết rất tốt, nhưng nó không phù hợp ở giai đoạn này. Ví như người đang đói mà lại nốc rượu vậy, khó chịu lắm!

      • không phải gu đọc của tôi là kỹ năng mềm đâu bạn :)) tôi chỉ đang nói rằng, tầm tuổi dưới 30 thì những quyển sách như thế có lẽ là có ích hơn so với những quyển sách mang tầm triết lý và yêu cầu suy ngẫm nhiều. Đơn giản bởi 30 tuổi trở đi, có lẽ người ta mới đủ chín chắn trong suy nghĩ để đặt ra những câu hỏi đúng – sai về các vấn đề triết học. Thế thôi!

    • lời bình này của bạn thì mình không đồng ý, cái vấn đề đặt ra là phải đọc trước 30 vậy 10 cuốn này phải cực kỳ có giá trị. với tôi để phát triển thì người ta cần tìm hướng đi cho nhân cách trước. khi định hướng đúng thì mới đi đúng đường. 10 quyển này như là các đốt xương sống còn những kỹ năng mềm hay gì đó chỉ là hoa lá cành để phục vụ thôi. khi tâm trí và tầm nhìn chưa mở mang thì nội việc chọn sách kỹ năng nào trong cả một đống cao như núi thì cũng là một vấn đề rồi. còn cái việc chọn sách đúng lứa tuổi cũng hợp lý nhưng riêng tôi nghĩ nên chọn những cuốn sách có tầm cao nhưng vẫn phù hợp từng lứa tuổi. những quyển đó khá hiếm, nhưng vẫn có. tức ở sự hiểu biết này thì đọc hiểu ở mức độ này, cao hơn sẽ hiểu sâu hơn. còn về các sách nói về tính cách người Việt thì đúng là cần thiết. Tóm lại người đi xa hơn là người nhìn xa hơn chứ không phải người có nhiều kỹ năng hơn. vì sức con người thì có hạn nên biết tập trung vào đâu mới là quan trọng.

      • Một cmt khách quan đầy giá trị. Thú thật, tôi ko có tính bảo thủ, nhưng 10 quyển sách tôi giới thiệu đều được liệt vào “tinh hoa của nhân loại” nhưng rất tiếc đa số các bạn vào đây cmt với sự chủquan và thiển cận quá. Tuy vậy, những quyển sách hay thường khá khó đọc và cũng khó tiêu hoá.

        • Rất cảm ơn bạn đã giới thiệu cho mọi người những cuốn sách được đông đảo giới độc giả nhận xét là có giá trị.

          Bên cạnh đó comment của bạn có câu “Một cmt khách quan đầy giá trị.” Chưa chuẩn vì một quan điểm khi đã qua lăng kính của bất kỳ ai thì đều không khách quan. Kể cả cái mình đang nhận xét bạn cũng chỉ là chủ quan.

        • Hô hô, gì mà tinh hoa của Văn minh nhân loại mới kinh chứ, nâng tầm nó vừa thôi. Với cả gì mà phải đọc trước tuổi này tuổi nọ, nghe sợ ghê. Thế những người không được đọc hoặc ‘gu” đọc sách của họ không giống thế này thì sao, có vấn đề gì không?

          Yêu đọc sách là rất tốt, nhưng lên gân quá thì giống kiểu khoe chữ, hợm chữ chứ không còn là chia sẻ nữa. Cứ để mọi người tự thân tìm, chọn những cái mà họ cho là phù hợp với bản thân, nhé!

      • Không có ý phản đối ý kiến của bạn, tán thành một phần nội dung trong cách phản bác ý kiến phía trên của bạn. Bên cạnh đó, mình cũng có một vài quan điểm về một vài vấn đề bạn nêu ra làm luận điểm, cũng muốn mang ra thảo luận với hy vọng làm sáng tỏ thêm.

        1. Mình đồng ý những cuốn sách này có giá trị, nhưng là giá trị về mặt nào thì mỗi người lại có cách cảm nhận khác nhau nên việc mỗi người có một quan điểm thích tất cả hay loại trừ thì không lấy làm lạ. Cá nhân mình đánh giá cao 2 cuốn.

        1# Trò chuyện triết học – Bùi Văn Nam Sơn. Vì nó giúp cho chúng ta có thêm một cái nhìn khác hơn về sự vật, sự việc thông qua những câu chuyện và cách phân tích lý giải đậm chất triết lý của tác giả. Chưa hẳn là đúng nhất, nhưng ít nhất nó cũng giúp cho nhận thức trở nên khách quan hơn chăng?

        2# Thế giới phẳng – Thomas L. Friedman

        Qua cuốn sách này tác giả muốn khẳng định rằng thời đại công nghiệp đã đi vào lịch sự, nó đã lỗi thời và lạc hậu. Thay thế vào đó là thời đại công nghệ thông tin, trí thức, cái nôi của cái mà ông gọi là thế giới phẳng. Nhưng theo mình quan điểm này có vẻ cũng hơi chưa thực tế cho lắm. Bởi vì nếu xét trên phạm vi toàn cầu, xét một cách trừu tượng tức lược bỏ “nhiều thực tế như “khả năng khai thác công nghệ thông tin của mỗi cá nhân…, tình hình phân hóa giàu nghèo…” thì có vẻ nó đúng. Nhưng nếu xét một cách cụ thể, tỉ mỉ thì điều đó có vẻ chưa thực tế. Bởi vì bên cạnh việc san phẳng vĩ mô không bởi ranh giới địa lý đó thì có một sự phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn do khả năng khai thác công nghệ thông tin của con người là khác nhau, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo so với trước càng trỡ nên rõ rệt và sâu sắc hơn.

        Ví dụ ở Việt Nam những người nông dân vẫn trung thành với đồng ruộng, dẫu công nghệ thông tin đã về tới tận mọi ngóc ngách của đồng quê nhưng do trình độ chưa tốt nên họ không thể sử dụng. Trong khi đó tầng lớp trí thức hiểu biết lại càng có cơ hội nhiều hơn cho kế hoạch tài chính của mình như chứng khoán, ngoại hối…Điều đó dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết, nó rõ ràng là ngược lại với quan điểm phẳng của tác giả.

        ..Còn mấy cuốn khác mình chưa đọc, vì mình đặc biệt thích triết học và kinh tế học và không thích văn học nhiều lắm.

        2. Vấn đề thứ hai mà bạn nhắc tới đó là “để phát triển thì người ta cần tìm hướng đi cho nhân cách trước”. Chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của từ “phát triển ở đây qua câu của bạn”, nhưng nếu nó là phát triển theo nghĩa thông thường nhất của một con người, tức là quá trình vận động của “tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, thể xác” để nhằm tích lỹ nhiều lượng biến đổi về chất nhằm trở thành con người chân, thiện, mỹ hơn thì mình nghĩ cần phát triển tích cách là cái đặt lên trên nhân cách. Không phủ nhận vai trò quan trọng của nhân cách nhưng tính cách còn quan trọng hơn, nhân cách là yếu tố thứ yếu. Ví dụ: Nếu một con người thiếu kiên trì, thiếu quyết đoán, thiếu những tính cách tốt cho thành công thì khi nhân cách có tốt bao nhiêu cũng chỉ như bác hồ nói mà thôi – có đức mà không có tài. Nói cách khác, tính cách sẽ sinh ra cái tài, còn nhân cách đẻ ra cái nhân. Nếu chỉ rèn luyện để thành người có đức thôi thì chỉ cần nhân cách, còn nếu muốn có tài phải rèn luyện những tính cách tích cực để phát huy tiềm năng bản thân khi có một mục đích sống rõ ràng.

        3. Vấn đề thứ 3 mà bạn nhắc tới đó là “10 quyển này như là các đốt xương sống còn những kỹ năng mềm hay gì đó chỉ là hoa lá cành để phục vụ thôi.”. Bạn có bằng chứng hoặc cơ sở nào cho luận điểm này không?

        Trong một xã hội tương thuộc, để sống còn cần cái quan trọng nhất là kỹ năng nghề nghiệp, cái thứ nữa là kỹ năng mềm. Tại vì nếu thiếu kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ không có cần câu cá, còn kỹ năng mềm giống như nước uống vậy. Nếu bạn có kỹ năng nghề nghiệp rồi nhưng giao tiếp, xử lý tình huống kém (kỹ năng mềm) thì không có việc sẽ chết. Còn nữa, sau khi đã có hai có đó thì nếu muốn câu được cá ngoài khơi xa cần có kỹ năng công cụ, tức là tiếng anh và tin học. Thực sự mà nói mấy cuốn sách này tuy hay thật, nhưng đừng nên chiết trung, đề cao hóa một cách thiếu căn cứ như vậy.

        4. có quan điểm này của bạn ” Tóm lại người đi xa hơn là người nhìn xa hơn chứ không phải người có nhiều kỹ năng hơn.” Nhìn xa hơn trong câu này ý là gì? Nếu chỉ nhìn xa hơn thôi mà đi xa hơn thì chắc chỉ cần tập nhìn là đi xa. Nhìn thuộc về phạm trù sáng tạo của trí não giúp hoạch định tương lai dựa trên những phán đoán chủ quan về tương lai và những mong muốn của bản thân. Chỉ mỗi việc đó không thể nói lên rằng họ sẽ đi xa hơn người có nhiều kỹ năng.

        NHỮNG LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI CỦA BẠN MÀ MÌNH TÁN THÀNH.

        1.khi định hướng đúng thì mới đi đúng đường.

        Hay nói cách khác thì có mục đích sống rõ ràng sẽ giúp chúng ta luôn tư duy để đạt được thay vì như một con cừu quanh quẩn rồi lại về vị trí cũ.

        2. vì sức con người thì có hạn nên biết tập trung vào đâu mới là quan trọng.
        Hồi nhỏ em trai mình có một chiếc kính mà khi ánh sáng xuyên qua nó hội tụ lại, nếu chiếu chùm hội tụ đó vào miếng giấy nó sẽ cháy.

        Cảm ơn bạn vì những quan điểm chủ quan giúp tăng thêm góc nhìn cho mọi người và mình.

        • 1. về phần thứ nhất mình đồng ý với bạn, vì mỗi người chúng ta đọc sách với số lượng có hạn nên việc nêu sách nào thường là ý chủ quan của người viết, đa số sách được giới thiệu thì mình chưa đọc nên cũng khg bình luận được, mình chỉ giới thiệu những quyển sách mình từng đọc thôi. qua bài này mình sẽ tìm những quyển sách đó để đọc.
          2. về thứ 2 cũng đồng ý với bạn, nhân cách quan trọng nhưng tính cách cũng quan trọng không kém, tính cách quyết định một người có nghị lực hay không, đức và tài cái nào cũng cần cả.
          3. à đây lại là chủ đề bài viết, như cmt trả lời Phạm Thanh, ta chỉ có giới hạn trong 10 cuốn nên cần chọn cuốn nào là tốt nhất, mang đến cho ta lợi ích nhiều nhất – thành ra mới nói là các đốt sống. vì vậy nên nếu là tôi thì tôi ưu tiên chọn những cuốn giúp phát triển tư duy và nhân cách. Còn những cuốn trau dồi về tính cách lại hiếm mang giá trị cao và sâu. về phần sách kỹ năng thì hằng hà sa số, nếu tôi được chọn 100 cuốn thì tôi sẽ chọn vài cuốn về kỹ năng.
          4. nói về việc nhìn xa, đó là nói về các nhà hoạch định chiến lược. Ví như một công ty có rất nhiều nhân viên sản xuất giỏi nhưng nhà hoạch định bình thường và còn cty khác thì nhà hoạch định tài ba nhưng nhân viên bình thường. bạn nghĩ 2 cty đó cty nào sẽ phát triển hơn? theo ý mình thì cty có nhà hoạch định chiến lược tài ba sẽ phát triển hơn, vì cty đó sẽ định hướng tốt, biết nắm bắt cơ hội, biết mượn lực từ bên ngoài và biết cả chiêu một nhân tài từ cty kia nữa. không có tầm nhìn thì sự chọn lựa kỹ năng trong vô số kỹ năng sẽ có sự sai lạc không cần thiết. Kỹ năng chỉ là công cụ giúp ta làm việc tốt, nhưng sữ dụng công cụ đó thế nào lại do con người quyết định. Huống hồ một người có tư duy và tầm nhìn tốt với một người bình thường học cùng một kỹ năng thì ai sẽ nắm bắt tốt hơn? đó là lý do vì sao mình nêu cao những sách tư duy và nhân cách.

      • Đúng là người đi xa hơn thì nhìn xa hơn. Nhưng người có kỹ năng thì lại biết đi như thế nào cho an toàn, thông minh, và đạt hiệu quả cao. Nếu có thể kết hợp cả 2 thì thật là hay.
        Và phiền bạn có thể tư vấn vài quyển sách được không? Tôi mới ngoài 20 thôi nên ngoài các sách chuyên ngành, vài quyển kỹ năng và những cuốn nêu trên ra thì cũng đang loay hoay lắm.

        • Bạn nói cũng đúng nhưng mình đang đi theo chủ đề bài viết. cái vấn đề đặt ra là 10 cuốn cần thiết nhất. thành ra mới nói những cuốn đó phải là những cuốn giá trị nhất đối với sự phát triển nhân cách, tính cách gì gì đó của bản than. còn những cuốn kỹ năng mềm bị giới hạn trong phạm vi của nó. giả như nếu chỉ chon được 10 cuốn thì trong đó tôi không chon cuốn nào thuộc về kỹ năng mềm cả, tôi chon những cuốn nào lợi ích cho việc phát triển tư duy nhất. còn nếu là 100 cuốn hay 1000 cuốn thì đó lại là chuyện khác.
          Kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng tư duy và tầm nhìn quan trọng hơn. ví như để giải một bài toán lớp 12, thì các kỹ năng mềm là bài giải, còn tư duy là phương pháp giải. khi bạn chỉ học bài giải bạn chỉ giải được 1 loại toán, nhưng nếu bạn có phương pháp giải (tức bạn hiểu tại sao như vậy) thì bạn có thể giải mọi bài toán. 2 cái đó cách biệt một trời một vực. Người có kỹ năng biết đi như thế nào nhưng đi sai đường thì mất tất cả. còn cái thong minh và an toàn không thuộc về kỹ năng, nó thuộc về tầm nhìn bạn à.
          sách thì mình còn giới hạn trong việc đọc nhiều lắm nên cũng khó giới thiệu. nhưng nếu bạn muốn đọc có lien quan đến triết học thì mình biết vài cuốn, đọc cũng dễ hiểu: Thế giới của Sophie, Phân tâm học và tôn giáo, phân tâm học và tình yêu, triết học hiện sinh (trần Thái Đỉnh). nếu bạn không có thành kiến với Công giáo thì nên đọc cuốn Quo Vadis (nhờ cuốn này mà tác giả đoạt giải Nobel văn học)

          • thực ra 2 cuốn kỹ năng mềm duy nhất mà tôi tin đọc là Đắc Nhân Tâm và Đọc vị bất kỳ ai. Nghe qua có lẽ bạn sẽ cho rằng tôi yếu đuối đến mức phải co mình lại mà bảo vệ bản thân như thế. Nhưng thực sự tôi thấy nó cần thiết. Với tôi.

            Việc bạn nói về bài toán lớp 12, tôi lại nghĩ bạn đang đánh giá sai lệch về kỹ năng. Kỹ năng là cách bạn giải quyết vấn đề.Kỹ năng không chỉ là cách để bạn giải một bài toán, mà còn là cách phân tích, cách nhìn nhận trên nhiền phương diện, và cách liên hệ chúng với các việc khác (như là ứng dụng vào đâu, phát triển thêm được gì…).Tư duy, trong trường hợp này lại là 1 phần của kỹ năng.

            Bạn có đề cập đến mấy cuốn sách về phân tâm học. Vậy tôi nghĩ chúng ta cũng nên trao đi đổi lại vài tựa sách nhỉ. Tôi xin đề xuất cuốn 100 nhu cầu tâm lý con người. 2 là 201 cách cư xử với người trái tính. Nếu cặn kẽ hơn, có thể là Không thể bị lừa dối và Đọc vị bất kỳ ai của David Lieberman (nếu bạn không tự tin rằng mình nhìn thấy mọi điều) và Thuật phát hiện lừa dối của Pamela Meyer. Thông cảm nhé, cá nhân tôi thì không thích bị lừa hay cảm giác bị lừa, cho nên đành phải tìm tới mấy cuốn này để thủ thế :))

            À mà xin thêm cái ý là tôi có thành kiến gì với tôn giáo đâu. Tôi không theo Công giáo, Tin Lành, Thiên chúa, Phật giáo, Pháp Luân, Satan hay đại loại gì đó đâu. Nếu ý bạn viết là từ việc tôi có cho rằng Thượng đế là từ con người mà ra, vậy thì xin lỗi đã làm bạn hiểu nhầm nhé. Ý kiến khách quan của 1 người không theo đạo thôi.

          • rất cảm ơn vì những sách bạn giới thiệu. mình hỏi có thành kiến không vì thông thường khi nhắc đến tôn giáo người ta lại liên tưởng ngay đến giáo điều. Riêng về cuốn Quo Vadis thì trong ấy chẳng có bất kỳ cái gì gọi là giáo điều cả, chỉ có tình yêu thương thôi, không những thế nó còn chống lại những quan niệm mang tính giáo điều. nếu nó khg mang tính nhân văn thì đã không giúp tác giả đoạt giải. nếu có khi nào bạn đọc thì nhớ đừng đọc phần giới thiệu nhé. vì phần giới thiệu đó có thể mang tính dẫn dắt bạn lệch khỏi nội dung mà quyển truyện muốn truyền tải. nếu bạn muốn biết thượng đế là gì thì hãy đọc cuốn này. nhưng nó chỉ bổ ích khi đọc nó vô tư thui.

    • @Phạm Thanh Vãi đạn nhỉ, đi đâu cũng gặp nhau :)).
      Vấn đề cái bài viết này hơi to gan đó là ” Phải đọc “, đèo mẹ, nó là đứa đéo nào mà nói là phải với người khác ?
      Trước hết là không nên áp đặt cách suy nghĩ lên người khác, phải làm cái này cái kia, vì bố mày biết làm gì bố mày cần làm :))
      Giả như chú Phạm Thanh mới năm 3 Đh cũng dám phán mấy câu xanh rờn của tuổi 30 đấy nữa thì bỏ mịa luôn :))
      Thôi thì kệ mịa chúng nó :))
      Ấy chết, mình mới lướt qua bài của nó mà mình đã phán rồi :))

        • Vậy bạn nên giới thiệu kỹ hơn những cuốn nào bạn cho rằng nên đọc và những cuốn nào đáng bỏ qua. Còn khi 17 tuổi mình đã đọc Mạc Ngôn và Murakami, mình thấy có sao đâu?

          • Thì tôi đã nêu ra rồi đấy thôi. Việc bạn đọc Mạc Ngôn hay Murakami có ai phản đối đâu. Ý tôi là theo tôi, thì những quyển mà tôi nêu ra có lẽ sẽ đem lại nhiều tác động tích cực hơn thôi. Còn tất nhiên thì trình độ nhận thức của mỗi người lại khác nhau. Nếu bạn có thể hiểu hàm ý sâu xa của tác giả, cũng như trải nghiệm đủ để hiểu hết cuốn sách thì cứ đọc thôi. Đọc cho vui thì không tính.

          • Vậy chứ bạn nghĩ những cuốn sách người ta đọc khi chưa đủ tuổi (như bạn cho là như vậy) thì chỉ cho vui à? Chẳng ai đọc những tác phẩm đau đầu chỉ để “Cho vui”.

          • Tôi nghĩ thế này. 1 cuốn sách, nếu tôi giới thiệu với bạn theo quan điểm của tôi, có lẽ bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của tôi mất. Nếu tự đọc, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Tuy nhiên cũng xin giói thiệu qua về mấy cuốn sách này:

            Về quyển Di họa chiến tranh của nhà văn Minh Chuyên, như tựa, nó kể 1 cách trần trụi về cuộc sống của những người lính sau chiến tranh, với đủ thứ đau đơn trên đời: mất trí nhớ, chất độc da cam, què cụt…. và những vị bồ tát có thật trên đời, đã sẵn sàng cưu mang, nuôi nấng họ. Giá trị quyển sách, theo tôi, vừa đem lại những mặt tối mà xưa nay người ta giấu đi, về số phận người lính, vừa chỉ cho ta thấy trên đời vẫn còn những người giàu lòng nhân ái, những vị Phật sống giữa đời thường. Cuốn sách đem lại cái nhìn gần gũi hơn, chứ không đặt người xem ở vị trí nào xa xăm mà nhìn xuống.

            Về các bài viết của Vương Trí Nhàn, dĩ nhiên rồi, nó nói về thói quen, phẩm chất và thói xấu của người Việt cố hữu xưa nay. Chúng ta có những đức tính không đâu có, nhưng cũng có những thói xấu không ai bằng – câu này tôi không nhớ rõ là của ai viết nhưng nó có thể tóm lược nội dung này. Cái theo tôi nên đọc là những thói xấu của người Việt, để biết đường mà tránh nó ra. Đơn giản thế thôi.

            Về cuốn Hiểu về trái tim. Cuốn sách này đưa ra những khái niệm đời thường, dưới góc nhìn của 1 thiền sư. Cá nhân tôi khi đọc qua cuốn này – chưa dám nói là đọc kỹ, vì còn những điều cần suy ngẫm – nhưng mỗi lần đọc 1 đoạn, tôi lại ngộ ra vài điều, be bé thôi, nhưng cũng gọi là có thu hoạch hơn.

            Có vẻ mâu thuẫn nhỉ? Nhưng tôi nghĩ cuốn sách này khác biệt. Bởi vì những điều thu lượm được từ nó, rất đời thường. Giống như mỗi lần ra đường bạn phải chuẩn bị khẩu trang, áo mũ, thì cái này cũng vậy. Những điều tôi thu được ở đây, có thể dễ dàng trang bị ngay cho tôi, vấn đề là tôi có chấp nhận nó không thôi.

            Và hơn nữa, nó rất gần gũi với đời sống ít ra là của tôi. 1 điều nữa làm cuốn sách này trở nên đặc biệt, là toàn bộ số tiền bán sách, thiền sư Minh Niệm đều đã quyên góp hết.

            Tôi chưa khẳng định cuốn sách nào là chưa đủ tuổi. Tôi chỉ nghĩ, theo quan điiểm cá nhân, rằng có lẽ phần đông chúng ta chưa trải nghiệm đủ để hiểu hết hàm ý của những cuốn đó. Bạn nghĩ xem, tác giả hầu hết cũng phải 4-5 chục tuổi mới ra đầu sách, trong đó mất vài năm, thậm chí chục năm để hoàn thành nó, chọn lọc nó với khối lượng thông tin lớn, vậy thì mất bao lâu chúng ta mới khám phá hết 1 quyển như thế, khi mà trong tay ta có quá ít thứ? Tôi chỉ nghĩ, ở tuổi này, chúng ta có quá ít “chìa khóa” để mở hết những “ổ khóa” trong cuốn sách như đã nêu. Và khi bạn không có chìa khóa mà lại có cái ổ khóa trong tay, bạn làm gì nếu không đi kiếm chìa khóa? Nếu là tôi, tôi sẽ ngồi ngắm nó.

          • Trước hết tôi chân thành cảm ơn bạn vì đã trả lời ý liến cá nhân của tôi. Có lẽ nếu bạn nói rõ ra điều này ngay từ đầu thì sẽ đỡ phải mất công tôi tò mò rồi, nhưng cũng không sao. Đơn giản tôi nghĩ, nếu bạn có ý kiến trái chiều thì nên đưa ra dẫn chứng cụ thể thôi.
            Trong 10 cuốn tác giả trên giới thiệu, tôi đã đọc được 5 cuốn. Tôi cũng đồng ý với 1 số quan điểm của bạn. Ví dụ như cuốn Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu, cuốn đó làm tôi thất vọng, vì hầu như nó không mang lại nhiều giá trị triết học mà chỉ nói nhiều về hoàn cảnh ra đời của các nhà triết học và nghiên cứu về não bộ con người. Có lẽ nó là cuốn sách nghiên cứu về não bộ thì hợp hơn. Còn về cuốn Hiểu về trái tim thì đúng là giá trị của nó mang lại vô cùng uyên thâm, tôi đã mua nó cách đây 6 năm(khi còn là sinh viên), hiện nay tôi vẫn đọc lại, mỗi lần một ít, và nghe lại đĩa của cuốn sách. Hi vọng có nhiều bạn đọc và hiểu được ý nghãi của nó.
            Một lần nữa cảm ơn bạn, và hi vọng bạn luôn nêu ra những dẫn chứng cụ thể cho những ý kiến của mình.
            Chúc bạn sức khỏe và đọc được nhiều cuốn sách hay để giới thiệu đến những bạn yêu sách!

          • Thực sự việc thiếu nêu dẫn chứng là 1 trong những nhược điểm tôi vẫn chưa sửa được. Bởi vì mải mê theo đuổi ý nghĩ mà thường quên đi mất cái gì là cần thiết. Đến lúc nghĩ ra cần bổ sung thì lại thấy mình đã viết quá dài, mà không nỡ xóa phần nào hết, nên đành khi người ta quan tâm mà hỏi lại, lúc đó mới nói sau vậy 🙂
            Và đó cũng là 1 trong số n lí do mà tôi vẫn chưa dám viết 1 bài nào trên này, bởi vì tôi biết với khả năng lôm côm thế này thì có viết cũng chẳng ăn thua :))
            Chân thành cám ơn bạn 🙂

          • Gửi Phạm Thanh, mình rất thích bài viết của bạn.
            Bạn có thể gửi mình email để anh em mình tiện trao đổi không?

          • Bạn nói bạn nêu ra rồi, mình chỉ thấy bạn nêu cái tên sách và tên tác giả, vì sao bạn bảo cuốn này nên để sang bên, cuốn kia thì nên đọc? Bạn có thể trích lược vài đoạn hay ý chính của cuốn đó ra thì mứoi có tính thuyết phục chứ? Ít nhất thì cũng nêu ra được vài điểm như tác giả bài viết! Nếu bạn thực sự thấy nó đúng như lời bạn nói!

      • Theo tôi đoán, bạn PT phân ra 30 tuổi, bởi vì ở tuổi đó, con người thường thì sẽ phải chịu trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà còn cho tổ ấm của mình nữa. Có thể sớm hơn 3-4 năm hoặc cũng có thể muộn hơn. 30 chỉ là con số tương đối. Tôi không nghĩ trên diễn đàn tự do tư tưởng thế này mà các bạn lại cứ gò bó tư duy theo kiểu “nó nói 30 là 30” như thế. Lý luận nó không chằn chặn như kiểu 1+1=2 đâu bạn.
        Tôi thấy tôi và bạn Phạm Thanh có vẻ khá hợp nhau, nên xin trả lời giùm bạn ấy luôn, âu cũng là vì bạn ấy bị ban nick rồi, chẳng rõ lí do. Ngay cả Khổng Tử cũng có câu “Đọc sách mà tin cả và sách thì thà đừng đọc còn hơn”. Nghĩa là sao? Tri thức, đạo đức, chân lý, tư tưởng cứ mỗi thời lại có sự chuyển biến, hoặc phát triển sâu xa hơn hoặc lụi tàn đi. Sách chỉ mang tính gợi mở, khơi cho ta cái tò mò để tự tìm ra con đường trong giới hạn tri thức hiện tại. Hơn nữa, sau khi đọc sách xong, những gì còn đọng lại trong đầu mới chính là cái mà bạn có được. Nếu cứ phải trích dẫn cũng câu cú, đoạn chương như bạn yêu cầu, thì tôi cho đó là loại hủ nho, học vẹt mất rồi. Đọc sách là để tiếp thu tư tưởng, chứ không phải khắc ghi câu chữ bạn à.

        • Bạn ơi, tôi chưa nói chuyện với bạn nên không rõ thế nào, chứ vấn đề này tôi và bạn PT cũng đã giải quyết xong cách đây 2 tháng rồi, bạn có thể xem đoạn hội thoại bên dưới! còn về việc bạn ý bị ban nick tôi k rõ lắm, nhưng đến giờ mới bị ban thì hơi muộn!

          • xem câu trả lời của bạn mới thật buồn cười. Tôi đâu có ý phản bác gì bạn mà bạn có vẻ co về thủ thế và thoái thác như vậy nhỉ? Và ý bạn là sao khi nói “đến giờ mới bị ban là hơi muộn”? Chẳng lẽ 1 nơi đề cao “Chân Thiên Mỹ” lại không lọt tai nổi vài lời khó nghe?

          • Bạn ạ, tôi không nói chuyện/tranh luận với bạn tự dưng bạn vào trả lời thay 1 câu hỏi mà tôi không hỏi bạn, rồi tôi trả lời bạn lại bảo buồn cười? Bạn nhìn lại xem ở đây ai là người đáng buồn cười? tôi chẳng việc gì phải co với cụm thủ thế trước bạn, tôi trả lời như vậy vì tôi là người khi đã giải quyết xong vấn đề rồi thì thôi, tôi và PT đã nói xong, bạn không đọc hết lại nhảy vào “Trả lời giùm”, tôi không phải là người thích nói nhiều những chuyện đã được giải quyết! còn vấn đề ban nick tôi không biết, bạn có thế hỏi ad, tự nhiên bạn đưa vào cmt trên thì tôi chỉ nói quan điểm của tôi thôi! Bạn nói vậy không nhẽ bạn PT hay bạn hay nói những lời khó nghe ở đây chăng?

          • Xem ra có lẽ ý bạn rằng, tôi không nên tham gia bàn luận 1 chuyện “đã từ rất lâu rồi” thì phải. OK. Có thể tôi hơi cổ lỗ khi cứ bươi móc chuyện từ vài tháng trước như vậy. Chuyện đã qua rồi thì nên im đi thì hơn, phải không? Còn các chuyện lịch sử thì chắc là khác, các bạn trẻ phải lục lọi, bới lông tìm vết ra mới chứng tỏ mình là người thông minh. Chắc là thế :))
            Tôi chưa thấy vấn đề được giải quyết chỗ nào cả bạn à. Nếu bạn còn chút kiên nhẫn nào đó, phiền bạn chỉ cho tôi chỗ mà bạn cho là giải quyết vấn đề với? Nói rộng hơn nhé: Các vấn đề lịch sử, nó đã trôi qua rồi, vì sao người ta vẫn cần nghiên cứu? Bởi vì, cái mà được cho là “đã giải quyết”, thực ra chả có gì hơn là cái nhìn tại thời điểm đó thôi. Đúng sai nếu có thể phân định ngay được, thì cần bình luận thêm để làm gì?
            Thứ nữa, tôi chỉ đưa vào chi tiết tôi trả lời thay bạn PT, mà bạn dã lập tức vin vào cái chi tiết đó (như chết đuối vớ được cọc) đẻ xài xể nọ kia, trong khi vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tôi đang thắc mắc bạn vẽ đường thẳng như thế nào đây?

    • sao bạn lại tính cái độ non và giá theo tuổi tác nhỉ.Chất lượng của tư tưởng không hẳn được tính bằng tuổi tác, cũng không hẳn được tính bằng số lượng các trải nghiệm, 2 cái ấy không quan trọng bằng sự đa dạng của trải nghiệm sống và chiều sâu của tư tưởng liên quan đến các trải nghiệm ấy.Cứ cái quan điểm sự lão làng được đánh giá bằng tuổi tác thì có vẻ mang nặng lối tư duy phương Đông quá. Không chừng một cậu bé lớp 12 còn sâu sắc hơn cả tôi và bạn ấy :/

    • cá nhân tôi cho rằng Tôi là ai lại rất xuất sắc. Tuy là một cuốn sách nhập môn triết học, nhưng nó cũng cần có đôi chút kiến thức nền ở độc giả để có thể nắm bắt, thấy thú vị, suy tư hay bật cười trước cách viết dí dỏm và khơi gợi tư duy của tác giả.
      Nếu bạn phạm thanh cho rằng nên phi béng cuốn ấy đi thì thật là tiếc. Tôi cho rằng nó đáng để đọc, đáng lắm. Vì thông thường đã ít những cuốn sách nhập môn triết thì chớ, lại còn viết bằng bao nhiêu ngôn ngữ cao siêu. Một cuốn hay như vậy thì nên đọc để biết Triết học thực sự (ko phải Marx ) đẹp và thú vị dường nào.

  16. Thật sự thất vọng với người giật tít cái bài viết này khi những cuốn sách liệt kê trong đây chỉ toàn do ý kiến cá nhân. Tất nhiên tôi vẫn rất tôn trọng ý kiến cá nhân của bạn, nhưng không vì thế mà bạn giật tít “10 cuốn sách nên đọc trước tuổi 30”. Theo tôi một cuốn sách thật sự đáng giá khi cuốn sách đó là tiêu biểu, sáng chói nhất, được mọi người tôn trọng và yêu mến nhất. Sự ra đời của cuốn sách đó không chỉ tượng trưng cho giá trị của nó lúc bấy giờ mà giá trị của nó còn trường tồn với thời gian. Theo tôi, những cuốn sách có giá trị nhất, xuyên qua mọi thời đại là các cuốn sách về giá trị con người, tính nhân văn, nhân đạo, những cuôn sách về tư duy vượt thời đại, những cuốn sách tiêu biểu cho các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, khoa học…

    • Tác giả đã giải thích ở cuối bài đây còn gì nữa bạn. Đã là quan điểm cá nhân thì làm gì có đúng hay sai mà chỉ là hữu ích hay ko hữu ích mà thôi. Nếu bạn không cùng quan điểm của người khác thì bỏ qua hoặc góp ý chứ sao bạn lại lên giọng phán xét. Chẳng phải những điều bạn vừa nói ra không phải là quan điểm cá nhân sao. Ai chứng thực cho bạn điều đó là đúng.
      Bạn đọc lại đoạn cuối của t/g nhé
      “Là người ít học – cũng là người trẻ, tôi tự thấy chẳng có tư cách gì để lên lớp hay chỉ giáo cho bạn một điều gì cả. Tuy vậy, qua mười năm miệt mài trong “ngôi trường” rộng lớn ấy. Tôi chắt lọc lại và xin giới thiệu đến bạn những đầu sách dưới đây. Theo cảm nhận của cá nhân tôi đây là những quyển sách rất hay và nhiều giá trị mà những người trẻ chúng ta cần phải đọc.”

    • Bạn người buôn gió nói vậy không đúng. Quan điểm bạn ấy đưa ra có gì mà phán xét, hoàn toàn chỉ là góp ý. Tuy vậy tác giả đã viết câu cuối như vậy thì nên sửa lại tiêu đề thay từ “phải” đi, chả có nghĩa lý gì mà phải đọc cả. Cũng nên xem lại những đầu sách mà tác giả đã đưa ra. Một cuốn sách “phải” đọc thì cuốn đó phải cực kỳ xuất sác về nội dung và nhìn lại những quyển trên kia tôi không cam đoan về sự xuất sắc của nó khi chúng ta phân tích nó sâu hơn

    • Mình đồng ý với bạn. Mình đã cố thử nhưng không thể đọc hết các cuốn Trăm năm cô
      đơn, Rừng Na uy, Nỗi buồn chiến tranh. Nói thật, mình chẳng mê cái ông Murakami tí nào, cuốn Biên niên kí chim vặn dây cót cũng không thể đọc hết, mỗi cuốn Kafka bên bờ biển thì mình nhằn được.
      Thật ra dùng từ “phải” thì đúng là buồn cười, có lẽ nên là “nên” thì đúng hơn.
      Cá nhân mình thấy một số cuốn
      rất hay, về văn học châu Âu và Liên Xô có cuốn Giamilia – truyện núi đồi và
      thảo nguyên, Không gia đình, Đôn Qui hô tê, …; văn học Việt Nam mình thích Mẫn và
      tôi, một số tác phẩm của Hà Ân, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Vũ trọng Phụng,… Về chiến tranh Việt Nam mình thích X 30 phá lưới, Ông cố vấn, Bên thắng cuộc,…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI