27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tư duy tiểu nông và nền văn hóa xe máy

Featured Image: Sylvain Marcelle

 

Thời trung học cơ sở tôi vẫn được dạy rằng Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước với 90% dân số làm nông nghiệp, còn bây giờ, tôi xin mượn cách diễn tả trên để nói rằng Việt Nam có nền văn hóa xe máy vì trên 90% dân số Việt Nam chắc hẳn đều đi xe máy hoặc chí ít thì cũng sở hữu một cái xe máy. Xe máy hiện diện trên tất cả ngóc ngách của đất nước này, từ chốn thành thị đến vùng nông thôn, từ miền núi tới miền xuôi, ở các đô thị xầm uất nhất cho tới các buôn làng xa xôi hẻo lảnh. Sự hiện diện của xe máy phổ biến tới mức nếu coi nó là một nét văn hóa thì cũng khó có thể phủ nhận.

Vậy tại sao văn hóa xe máy và tư duy tiểu nông lại được xếp cạnh nhau?

Xe máy là một trong những “chiếc neo” đang kéo cả một đất nước Việt Nam đi chậm lại bởi vì nó khiến cho con người ta có lối suy nghĩ và hành động tiểu nông và gián tiếp gây ra hậu quả cho toàn bộ lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Thứ nhất, xe máy là thủ phạm của tư duy làm ăn manh mún. Xe máy rất tiện, bạn có thể đỗ mọi nơi, dừng mọi lúc, bất kể không gian như thế nào. Bạn có thể dừng ngay giữa ngã tư để mua một vài cân hoa quả, dừng ngay đầu ngõ để mua cân thịt, mớ rau và thế là một cái chợ cóc hình thành nên với chất lượng an toàn thực phẩm không thể kiểm soát được. Nếu mọi người đi ô tô, chúng ta sẽ không thể tùy tiện mua ở bất kỳ đâu, phải vào siêu thị, đó là nơi con người làm việc một cách chuyên nghiệp từ tất cả các khâu từ cái bãi đỗ xe, bán hàng, marketing rồi đến chăm sóc khách hàng.

Cái giá phải trả cho sự bất tiện là sự văn minh trong cách đối xử giữa người với người chứ không phải cảnh chửi bới nhau chì vì cân sai, cân lệch, làm ăn chộp giật và tư tưởng kinh doanh tiểu nông như dân gian vẫn gọi “cái lũ đầu đường xó chợ”. Xe máy ảnh hưởng đến thói quen sống và hành động của chúng ta từ những cái nhỏ nhất.

Thứ hai, xe máy là thủ phạm của việc quy hoạch thiếu tầm nhìn. Chẳng có gì sai khi tôi cho rằng xây dựng ở Việt Nam hiện nay là nội nồi lẩu be bét với đủ các thể loại kiến trúc, những con ngõ nhỏ và sâu tới mức không thấy ánh sáng mặt trời mà giá bán thì trên cũng trên “trời” luôn. Thủ phạm chẳng phải ai khác, đó chính là xe máy, sở dĩ bạn có thể sẵn sàng bỏ cả đống tiền ra để mua một ngôi nhà trong nội đô thành phố bởi vì nó gần, tiện đi lại, điều đó bắt nguồn từ việc bạn chẳng có ô tô. Nếu bạn có ô tô, một ngôi nhà ven đô thành phố cách 15km vào trung tâm, tôi nghĩ cũng chẳng hề hấn gì, nhưng bởi vì mọi người đều đi xe máy, nên giá nhà nội đô thì vẫn cứ cắt cổ mà môi trường sống thì như thế đó, thật là tồi tệ.

Tôi cũng đã tự hỏi tại sao các nhà làm quy hoạch không thể vẽ ra những con đường to hơn, với tám hay mười làn xe như Mỹ, EU, Trung Quốc, mà ở Thái lan, Singapore cũng như vậy rồi, Việt Nam rồi 10 năm nữa cũng thế thôi, những con đường đó sẽ bị phủ kín bởi các khu dân cư, rồi tắc đường ở đó sẽ diễn ra, không lẽ chúng ta lại làm lại chúng, mở rộng lòng đường lẫn vỉa hè với giá cắt cổ như đường Kim Liên ở Hà Nội. Tôi nghĩ về câu trả lời thì thấy rằng thì ra là họ (những người làm quy hoạch) cũng đi xe máy, và họ thấy rằng nếu họ làm con đường 4 làn xe thì chẳng ảnh hưởng gì cả, họ đi xe máy, mọi người cũng đi xe máy, và họ chẳng thấy có sự tắc đường nào xảy ra cả ở thì hiện tại.

Không chỉ là những con đường, mỗi khi xem những bộ phim của Mỹ, tôi rất thích thú với những hình ảnh trong các khu cống ngầm, từ cách đây hàng trăm năm trước, ngoài hệ thống cống ngầm thoát nước, người Mỹ đã có những hệ thống cống ngầm phục vụ tàu điện, mạng lưới điện, đường dây thông tin rất lớn, lớn đến nỗi cả ô tô cũng đi ở bên trong được. Còn ở Việt Nam, khi dự án hạ ngầm đường dây điện, viễn thông, cáp mạng được thực hiện, nhìn cảnh người ta chôn những cái ống bé bằng bắp chân để chạy dây cáp, tôi tự hỏi, liệu sẽ được bao lâu rồi sẽ lại bị đào lên. Tại sao không phải là một cái ống cống rất to, để 100 năm sau con cháu chúng ta nó vẫn có thể đi dây ở bên trong và phải khen rằng “cơ sở ông cha làm thật là nồi đồng cối đá”.

Nếu một xã hội có nhiều xe hơi hơn, chúng ta có thể sẵn sàng di chuyển ra vùng ven đô thành phố, xu thế này khiến cho mật độ dân cư nội đô giảm dần một khi mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn về nhà cửa thay vì cố gắng tìm một vị trí trung tâm như trước kia, mặt bằng bất động sản đồng đều hơn, giá nhà khu trung tâm giảm xuống, chúng ta sẽ có cơ hội quy hoạch lại khu vực trung tâm với những tòa nhà cao tầng mọc lên đủ sức chứa cho hàng nghìn hộ dân mà hoàn toàn hơn hẳn thẩm mỹ. Chắc chắn rằng chỉ cần hai tòa cao ốc với năm mươi tầng có thể đủ sức chứa được hai phường ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, trong khi phần đất còn lại đủ để xây bãi đỗ xe và công viên cho tất cả mọi người. Nhưng chiếc xe máy không cho phép chúng ta làm điều đó, chúng khiến tất cả mọi người co cụm lại ở một vị trí, chất lượng sống giảm xuống rất nhiều về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thứ ba, xe máy là kẻ thù của một nền văn hóa văn minh. Ở thành phố văn minh, những quý ông diện những bộ suit, những cô thiếu nữ khoác lên mình bộ váy chốn công sở, đi chơi thì có quần sooc, áo phông ngắn tay và rất nhiều phong cách thời trang khác nhau thể hiện gu thẩm mỹ của dân cư bản địa. Còn ở Việt Nam ư, ra đường chị em phải quấn quanh mình một đống giẻ bùng nhùng chống nắng, các anh con trai thì đầm đìa mồ hôi trong cái nắng 40 độ, mọi người chỉ còn cách cố phăng phăng bay tới đích họ cần đến, còn đâu thời gian đâu mà suy nghĩ về thời trang, tranh ảnh, nghệ thuật đường phố chắc hẳn cũng chẳng có đất diễn ở cái xứ xở này.

Xe máy đã giết chết thời trang và nghệ thuật ở Việt Nam. Nhờ có xe máy, hàng nhìn con người trẻ mới có thể tụ tập được ở Nhà Thờ Lớn, Ngã Ba, Ngã Tư thi nhau buôn chuyện, thuật ngữ trà chanh chém gió được ra đời. Bạn biết đấy, những cái gì được ví với gió sẽ hời hợt và không có độ sâu, những câu chuyện xung quanh cốc trà chanh thì cũng như vậy. Nếu các bạn đi ô tô, sẽ không còn chốn cho những nơi vỉa hè như vậy, việc đi ô tô khiến các bạn tìm đến những chốn khác, nơi các bạn biết, vang trắng phải đi với đồ ăn như thế nào còn vang đỏ thì cách dùng làm sao. Chắc chắn, tất cả mọi người sẽ trở lên tinh tế và lịch thiệp hơn trong cách giao tiếp với mọi người, chúng ta sẽ có quyền diện những bộ cánh chúng ta muốn mà không lo bị đen, không lo bị bụi bẩn và trông không giống mấy mớ giẻ bùng nhùng và xấu xí.

Đến đây, tôi xin làm một phép so sánh nhỏ mà ai cũng biết, một chiếc xe Toyota Yaris ở Thái Lan có giá bán khoảng 300 triệu, còn một chiếc xe SH ở Việt Nam có giá xấp xỉ 100 triệu, thử so sánh tất cả các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, chi phí marketing, quảng cáo hình ảnh sản phẩm, tôi dám chắc rằng, giá thành sản xuất chiếc SH không có cửa để so sánh với chiếc ô tô kia, và rằng sản xuất xe máy ở Việt Nam lợi nhuận như thế nào. Và tôi tin tưởng rằng nếu giá thành xe ở Việt Nam rẻ như ở Thái, chứ đừng nói tới Mỹ, thì thu nhập hằng năm là 5.000 hoàn toàn có thể sở hữu và nuôi được một chiếc xe hơi.

Ô tô có lẽ không phải là thứ có thể giúp mọi người thể hiện đẳng cấp, nhưng nó giúp bạn chống lại được với cái thời tiết khó chịu ở chốn này và tập trung im lặng trong xe suy nghĩ về những ước mơ hay cảm nhận cái đẹp, thay vì phóng như bay ngoài đường và sàng dựng xe ném một chàng tiếng nóng nếu người khác va vào xe bạn (trời nắng nên nóng trong người mà).

Nếu ai đó còn bối rối về việc cơ sở hạ tầng của Việt Nam có cho phép việc có quá nhiều ô tô như vậy không thì tôi xin nói rằng, đó là bài toán về quả trứng và con gà. Bạn không thể cứ đợi cái này có rồi cái kia mới có được, sẽ chẳng bao giờ có những con đường 12-16 làn xe chạy đâu khi những nhà làm quy hoạch vẫn tư duy xe máy, chừng nào hằng ngày người ta đi làm bằng ô tô, thấy cảnh tắc đường hằng ngày, thì ngày đó đến văn phòng người ta mới chịu tư duy phương án khắc phục, còn bây giờ, tắc đường là việc của cảnh sát giao thông, trì trệ văn hóa ư, tôi không quan tâm đó là việc của bên văn hóa, cho đến khi nào bạn đi xe hơi, tự khắc bạn sẽ hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ. Và nếu còn có xe máy, thì văn hóa Việt Nam và tư tưởng tiểu nông trong kinh doanh chợ cóc, chợ tạm là một câu chuyện dài.

 

Patrick

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

116 BÌNH LUẬN

  1. Mới đọc cũng thấy bài viết không hợp lý , hình như b này không sống ở VN thì phải. Bây giờ cả nước phải nên hạn chế xe hơi ở các đô thị lớn và các vùng xung quanh thì mới giảm thiểu được tắc đường. Giải pháp tốt nhất là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng ở nội thành và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị, nhà ở ở các vùng ngoại thành, các vùng nông thôn…

  2. Xe máy chẳng tốt đẹp gì nhưng vẫn tử tế chán so với ô tô bạn ạ. Theo như mình biết ô tô là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu đó bạn. Bạn cũng đừng sùng bái mấy cái nền văn minh ô tô quá đáng! Mới nhìn thì hào nhoáng thật nhưng nhìn sâu vào bên trong chả tử tế tốt đẹp gì đâu! Kiểu như một ông nhà giàu diện bảnh mà trong đầu lúc nào cũng đầy mưu mô lừa đảo ăn cướp ý bạn!!! FU!!!

  3. bước đầu tiên thì nhà nước nên đầu tư vào phương tiện công cộng thay cho cái sân bay Thành Long. Chủ yếu dân mình ko có khái niệm dùng phuơng tiện công cộng là vì dịch vụ quá tồi, phải có cái đi lại thì mọi ng mới bớt dùng xe máy chứ. Rồi thì nhập xe ô tô 2 chỗ, bé như thế đi cũng ko tốn xăng mà giá mua thì cũng bằng xe máy. Lâu lâu thì dịch vụ buôn bán ô tô cũng phát triển hơn, có xe cũ, lúc đấy những ng có thu nhập thấp cũng có thể sở hữu ô tô.

  4. Thuế nhà nước của chúng ta rất cao, đánh trên xe hơi là cũng phải 300%
    Và hầu như cái nào được cho là đồ mới đều đánh thuế cao cả
    Mình sống bao nhiêu năm nay cảm giác có khi nghĩ thấy nhà nước họ ko muốn người dân được hưởng những công nghệ cao cấp, thành phẩm của các xã hội tân tiến.
    Vấn đề đều nằm ở thuế nhà nước cả thui

  5. Mình ủng hộ tư tưởng này đã nghe phân tích qua trước đây khá khá lâu rồi. Thực ra về vấn đề có oto giá rẻ thì là điều khá đơn giản khi bạn mua xe cũ. Người giàu thì mua xe mới qua sử dụng 1 vài năm rồi bán lại cho người ít tiền hơn giá oto sẽ giảm. Việc này cứ lặp đi lặp lại 1 thời gian là giá xe rẻ bèo và đương nhiên tuổi đời 1 chiếc oto cũng cao hơn 1 chiếc xe máy

  6. Nhìn cái đường Nguyễn Khanh Toàn – HN chiều về đường bưởi h cao điểm, xe máy k thấy đâu, ô tô chiếm làm 4 làn kéo dài gần 1km mới thấy, cấm xe máy để dân tình mua ô tô đi thì hậu quả tắc đường sẽ lớn đến mức nào, lúc đấy thì ngồi trên xe bus chắc đến 10h đêm mới về đến nhà

  7. tôi muốn nói 1 điều vs tác giả là đất nước thụt hậu 1 phần vì có người viết báo như ông.
    chỉ 1 câu ông ngu có đào tạo hay bẩm sinh thế

  8. xin lỗi thánh, em nghĩ thánh sinh ra trong gia đình giàu có, được ăn học đàng hoàng, trong cái thế giới của thánh nó toàn màu hồng, giống như các đạo diễn trẻ của VN bây giờ coi phim họ chả thấy chỗ nào nghèo cả, toàn đi xe hơi ăn nhà hàng dù chả thấy đi làm gì ra tiền cả, giả tạo hết sức, thánh nói sv ra trường làm việc 7,8 tr một tháng, thánh đang mơ hả, nhiều sv mới ra trường bây giờ phải cày cuốc thêm với mức lương 3,4 tr mà còn không đủ sống đơn cử là mấy đứa bạn em nè, còn về xe hơi, thánh nghĩ với dân số hơn 90 triệu và thuế nhập khẩu 300%, tính sơ sơ cho khoảng 1/5 dân số có xe hơi thôi thì phải mua thêm bao nhiêu chiếc và tốn bao nhiêu tiền, và với nền kinh tế như vầy thì phải vay thêm bao nhiêu tiền để mua xe và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cho xe hơi? và mất bao nhiêu năm để trả nợ cho cái sang chảnh không đáng có đó, rồi nhà nước phải đặt thêm bao nhiêu loại thuế, tăng giá xăng thêm bao nhiêu, thu thêm bao nhiêu loại phí cầu đường để giải quyết nợ đó?? còn về cái quả trứng và con gà của thánh thì em xin chịu, để được con gà mà phải để những người lao động phổ thông trở nên nghèo khổ, phục vụ cho số ít người giàu có thì em nghĩ nhà nước mình không chịu đâu, mình đang sống ở xh chủ nghĩa thánh à, tuy nó phát triển chậm nhưng được cái hỗ trợ người dân chứ không phải bốc lột ngấm ngầm như mấy nước phương Tây

  9. ht.việt
    Cảm ơn bạn patrick đã chia sẻ về 1 cách nhìn, Tuy nhiên cũng phải căn cứ vào thực tế Việt Nam về lịch sử, con người, văn hóa nữa. Chúng ta có thể học hỏi, bắt chước nhưng không áp dụng nước ngoài vào được, vì có những điều cốt lõi trên.

  10. Chúng ta cứ tranh cãi điều không thực tế. Điều thực tế là chúng ta phải đấu tranh để thay ngay cái guồng máy tệ hại và mục nát kia. Cần những con người mới sống bằng tâm, tài và vì nhân dân. Còn cứ dựa vào bộ máy quan tham, nhũng nhiễu, hèn kém thì ngày càng tệ. Nhiều bằng cấp nhưng họ có làm được gì ra hồn đâu.
    Trong khi đó ở châu Âu có nhiều bộ trưởng chỉ với trình độ Đại học nhưng họ vẫn thực hiện nhiệm vụ rất tốt.
    Toàn thạc sĩ và tiến sĩ háo danh, tham quyền đắc lợi.

  11. Bạn thân mếm!
    Tôi đã đọc hết bài của bạn và có đôi lời nhận xét như sau:
    1.Đề tài về vấn đề xe máy ở Việt Nam, Thoạt nhìn tất Cả mọi người ai cũng biết, cũng đánh giá được cả.
    2. Bài viết của bạn chỉ là bề nổi của 3 trong 7, cái còn lại nằm bên trong, cái bên trong thuộc vào môi trường, lối sống, cách suy nghĩ và hơn thế nữa đất nước cũng đang đưa ra chính sách để giải quyết.
    3. Cái bạn nghĩ có nhà những người có chức năng và thẩm quyền cũng nhìn thấy.
    4. nếu đặt vấn đề giả sử: những chính sách đưa ra, buộc người dân, phải chuyển nhà ra chung cư ngoại ô ở, cấm tất cả xe máy ngừng lưu thông vào thành phố, và ngưng hoạt động. vậy bạn giải quyết thế nào về việc làm ăn kinh doanh nhỏ lẻ của người dân, những, lúc đó một khối lượng tiền khổng lồ đền bù không giải quyết được người dân không đi, một bãi phế thải xe máy xuất hiện, nền kinh tế lung lay, người dân lấy tìn đâu mua nhà chung cư. VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ BỊ PHÁ VỠ, MÀU SẮC VĂN HÓA TÂY ÂU XUẤT HIỆN………NHƯNG ĐIỀU QUAN TRỌNG VIỆC GIẢI QUYẾT XE GẮN MÁY HAY BẤT CỨ CÔNG VIỆC GÌ ĐỀU ĐƯỢC TIẾN TỪNG BƯỚC, ĐIỀU TRA VÀ VẼ BẢN QUY HOẠCH THẬT KỸ.
    5. Hiện tại bản thử hỏi xem ba, mẹ, anh, chị,em, bạn bè, và những người xung quanh bạn xem có đồng ý đi buýt đi làm, đi chơi, đi học không. Đặc biệt hơn, học chịu đi bộ không giống như bạn so với các nước như Mỹ, Trung quốc, ……Nếu cả nước đồng thanh chịu từ bỏ xe gắn máy thì bạn hãy tính tiếp. Tôi nghĩ bạn nên THỰC HIỆN MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ VẤN ĐỀ NÀY, SẺ THU ĐƯỢC NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ ĐÓ.
    6. Nếu bạn, tôi và tất cả mọi người cùng nhau từ bỏ lối suy nghĩ chỉ cần đáp ứng nhu cầu trước mắt, mà tính đến chuyện xa hơn thì chúng ta sẽ có cuộc sống khác.

  12. Ôi….Gió đâu ma TO thế nhẫy….?

    ai làm ra xe máy: Con Người.
    ai sử dụng xe máy: Con Người.
    và tất cả những gì xoay quanh hay phát sinh từ xe máy thì Con Người gọi là Xã Hội
    mà Xã Hội thể hiện bản chất của Con Người.
    Chốt lại vấn đề thì những điều vớ vẫn cậu nêu ra đều thuộc về Con Người.
    Cái xe máy có tội tình “beep” gì mà la mắng nó chứ?!
    vậy Con Người của cậu là gì? một Con Người có sự kì thị mạnh mẽ và xâu sắc với xe máy ư?hay là một Con Người thả hồn theo những bộ phim Mĩ rồi đưa ra những luận điểm mơ mộng xa rời thực tế?
    (mà hình như theo tớ biết thì hồi đó bố cậu đèo mẹ cậu đi đẻ cậu bằng xe máy đấy.)
    cho tớ hỏi nhỏ cái: thế bây giờ cả họ nhà cậu ai cũng đi ô tô hết à?
    và rồi thì cậu đã làm được gì cho Xã Hội chưa?
    tớ thật sự thấy rất lấy làm quan ngại với mớ suy nghĩ bay bổng của cậu đấy Ngài Chém Gió ợ.
    Nhưng thấy cũng vui, cũng buồn cười…hahaha….

  13. Đây là mình chỉ ra những thiếu sót trong bài viết và trả lời của bạn thôi chứ mình không phủ nhận lợi ích của việc dùng xe ô tô.

    1. Nhà giá 200-800 triệu là nhà trong ngõ hẻm, lối vào nhỏ may ra đủ cho 2 cái xe máy đi trái chiều thì để xe ở đâu? kể cả bạn mua chung cư giá 800 triệu thì sẽ mất thêm phí gửi xe.
    2. Sinh viên ra trường, đi làm 3-4 năm tiết kiệm được 200-300 triệu là sinh viên sống cùng bố mẹ, sinh hoạt phí gần như bằng 0.
    3. Đa số người đi uống trà chanh “chém gió” là học sinh cấp 2-3 và sinh viên đại học chưa có thu nhập hoặc thu nhấp ở mức tối thiểu nên việc đi xe máy là chuyện đương nhiên. Còn việc uống rượu vang và thời trang không liên quan đến nhau thì hoàn toàn không liên quan đến việc có và dùng xe ô tô.
    4. Việc qui hoạch đô thị không phải dễ. Chỉ tính đến di dời, đền bù cho dân và san lấp mặt bằng để làm đường, nới rộng đường thôi cũng đã tốn hàng trăm tỷ đồng rồi. Hơn nữa tiền để làm đường đa số là lấy từ ngân quĩ quốc gia nên nó phải được đánh giá là công trình quan trọng vì còn quá nhiều vấn đề trong các ngành khác mà nhà nước phải quan tâm. Còn đường do công ty phi chính phủ làm thì sẽ thu phí sau khi hoàn thành đường.

    Suy cho cùng thì bài viết của bạn chỉ là 1 lời nhận xét, có chỗ đúng, có chỗ sai nhưng mình mong bạn nên tìm hiểu thực tế nhiều hơn khi viết bài

  14. Bài viết chỉ đưa ra được suy nghĩ một chiều nông cạn, chưa đưa ra được tại sao nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng xe máy nhiều như ở nước ta hiện nay. Tác giả nên suy nghĩ và đào sâu tiếp về nguồn gốc và nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại thay vì việc chỉ phản ánh sự bất lợi và ảnh hưởng đến phát triển của nền kinh tế.

  15. Thế là bạn đang đi ôtô và bắt mọi người phải đi ô tô ?
    những văn hoá như thế này mới là cái riêng, bản chất của VN, bạn muốn như các nước khác thì cứ qua đó mà sống , thế thôi. Và 1 điều nữa bài viết của bạn đang xúc phạm 90% người VN.

  16. Đồng ý với ý kiến của tác giả. Nhưng trong khoảng 1/5 câu “… và sàng dựng xe ném một chàng tiếng nóng nếu người khác…” mà tác giả có nhiều lỗi chính tả như vậy thì thật là không nên 😀

  17. Bài viết không dựa trên chứng cứ thực tế, chủ quang – cảm tính, thiếu logic.
    Văn minh không hệ có 1 sự liên quang gì đến viêc con ng di chuyển bằng phương tiện gì. Hãy xem những ng có xe hơi cư xử có văn minh hơn ng đi xe máy hay không?!
    Xe máy lại càng không liên quang đến giá nhà giá đất, giá nhà đất tăng là quy luật kinh tế tất yếu, khi dân số ngày càng tăng, trong khi diện tích đất thì không thay đổi.
    Các nước phát triển sử dụng xe hơi nhiều hơn xe máy là do vấn đề địa lý. Nước phát triển thường quy hoạch khu công nghiệp cách xa khu dân cư (vì mục đích an toàn cho con ng), ng dân khi đi làm cần phải di chuyển đoạn đường xa (có khi 1h hoặc hơn), nên xe hơi được ưa chuộng vì nó nhanh, an toàn và thoải mái!
    “Sự bất tiện tạo ra sự văn minh” là câu nói vô căng cứ. XH văn minh, khoa học phát triển, kinh tế ổn định, chính là để tạo ra sự tiện lợi, tiến bộ cho mọi con ng. Làm gì có cái gọi là “phát triển mà lại bất tiện”? XH văn minh phát triển là do tầm nhìn của lảnh đạo, con ng cư xử có văn hóa là do giáo dục!
    Triết là phải nhìn góc của vấn đề! Chứ bền nổi đánh giá còn chưa đúng, viết tào lao bằng cảm tính, thì thua cả học sinh cấp 1 tả con gà!

  18. Có một mình luận bên linkhay.com mà mình thấy chuẩn nhất “Bài này kiểu như thủ tiêu sự năng động phản ánh nhu cầu thực tế và thay vào đó là quy hoạch và sáo rỗng theo một bức tranh phác thảo lại hình dáng thiên đường. Cách làm thì vẽ ra một thế giới hoang tưởng cần xây dựng mà không cần biết nguồn lực ở đâu, xã hội sẽ sử dụng nó như thế nào”

  19. Làm những con đường thông thoáng, hệ thống cống ngầm tiện nghi thì các quan lấy gì đút túi? Một đất nước mà “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn” thì chỉ xứng đáng với những bầy hầy như vậy thôi.

  20. Mình cũng vẫn đang đi xe máy ! nhưng mình thấy bài biết quá tuyệ vời . Đi qua nhiều nước kể cả Lào và Cambodia tôi cũng chưa thấy ở đâu nhiều xe máy như VN .

  21. Tư duy tiểu nông là đúng rồi, nhưng xe máy không phải là thủ phạm của bất cứ cái gì trên đây, nó chỉ là một sự chọn lựa hợp lý nhất trong bối cảnh đô thị Việt Nam hiện thời. Đô thị mới là vấn đề cần giải quyết, trong đó sẽ có phần cho giao thông đô thị và tất nhiên xe máy chỉ nằm đâu đó trên đoạn cuối con đường này.

  22. Cô này là cô nào ở quán Bựa của An Hoàng Trung Tướng? Nói nhanh, ngay& luôn. Vì bài này bê nguyên xi ý tưởng của 1 bài về Văn Minh Xe Máy trong đó về rồi biên lại. Bài đó cách đây nhẽ 3-4 niên r

  23. Nói thật là về vấn đề văn hóa xe máy thì tác giả nói không có sai, giao thông VN cần 1 diện mạo mới, và đó không phải là ô tô. Thử tưởng tượng thay mỗi chiếc xe máy bằng việc mỗi người phải có 1 chiếc ô tô để đi làm:
    1. Ô tô đi rất tốn chỗ, 1 người lái 1 chiếc xe 4 chỗ thì chiếm rất nhiều không gian, như vậy là lãng phí, không hiệu quả.
    2. Cũng như vậy, xe ô tô xả ra bao nhiêu khói bụi? Lượng khói xe mỗi người thải ra nhiều như vậy thì thành phố sẽ trở thành một mớ hỗn loạn, có thể là nhìn vào rất giàu có thịnh vượng nhưng sống rất khổ vì ô nhiễm.

    Theo tôi thì tàu điện và giao thông công cộng như ở singapore là rất hợp lý cho tương lai dài lâu, mặc dù nó là một thử thách về tài chính và kỹ thuật nhưng giao thông công cộng hiện đại theo tôi mới là lối đi đúng đắn.

  24. vừa đọc vừa cười cười. chả biết là cười vì cái gì. thấy cũng hợp lý mà cũng thấy tội nghiệp cho chiếc xe máy. trước khi đọc bài của bạn tôi thấy xe máy là một cứu cánh. sau khi đọc bài của bạn. tôi thấy xe máy là “nguyên nhân” là “thủ phạm” là thứ “cần được loại bỏ” để Việt Nam văn minh hơn, giàu mạnh hơn. đắng… à mà thôi…

  25. Nếu có những con đường với nhiều làn xe, lúc đó cơ sở hạ tầng, hệ thống công cộng cũng đã phát triển rồi, lúc đó tôi cũng chẳng muốn đi xe hơi làm gì. Vì xe hơi là kẻ thù của nền văn minh, Những nước như Hà Lan, Đan Mạch, Na uy họ đâu cần đi xe hơi là sành điệu, có tư duy tiểu nông như bạn nghĩ đâu, họ chuộng xe đạp hơn vì xe đạp có nhiều thứ mang lại lợi ích hơn xe hơi nhiều, đi xa họ đã có hệ thống công cộng cực kỳ phát triển rồi. Bây giờ hãy nhìn lại Trung Quốc, Bắc Kinh đó, đường rộng hàng chục làn xe, và xe hơi ai cũng sở hữu nó. Hậu quả là sao, thành phố ô nhiễm, khói bụi xe oto cộng với khí thải các khu công nghiệp đã làm cho Bắc Kinh là nơi ô nhiễm khói bụi, khí thải nhất thế giới. Cho nên những nước văn minh, họ có tư duy cũng văn minh, thì xe hơi không phải là thứ phương tiện mà họ sẽ chọn.

  26. Viết vớ vẩn. Thu nhập thấp không mua nổi oto chả nhẽ đi xe đạp đi làm ? Sang châu âu cũng chả thiếu scooter chạy vè vè ngoài đường. Người ta cũng tiểu nông chắc. Chi phí xây dựng 1 thì đút túi 10 hỏi sao đường bé đường lởm, thằng nào thích chạy oto trên những con đường loằng ngoằng như rắn và đầy ổ gà ? Đút tí tiền cho phường là tha hồ xây dựng lấn chiếm, hỏi sao ngõ bé tí. Không dẹp bỏ triệt để trợ cóc thì hỏi sao 1 con phố suốt ngày tắc vì đầy các bà cưỡi xe đi chợ. Quy hoạch như thế nào, định hướng xã hội ra sao là do thằng lãnh đạo. Chả quan đếch gì đến cái xe máy :-j

  27. cái chỗ mà…. hàng trăm năm ấy!, lúc đó tiền mua vũ khí để chiến tranh còn thíu nha bạn, ăn cũng… bo bo thẳng tiến, (mình cũng nghe và học chứ k có fán)! mình nghĩ bạn viết hay, cải cách và đúng, mà với VN,khoan hãy giảm số xe, giảm mật độ đi đc là giỏi r. Nc ngoài! dù chưa đi lần nào, mà mình có nghe khu làm việc học hành cách nhà ở vài trăm cây, nên đa số đi phương tiện công cộng cho nhanh và rẻ, vậy bạn nghĩ…. VN dời nhìu thứ ra ngoại ô, vậy cái ngoại ô bạn nói… sẽ là đâu, không lẽ lấy đất trồng trọt, canh tác làm ngoại ô, hay…. san lấp biển làm ngoại ô? ngoại ô bạn nói h cũng mọc đầy khu công nghiệp r đấy thôi, vẫn quy hoạch đó!Dân số đông, đất ngoại ô đâu mà có nhiều? Còn về vấn đề ý thức, lịch thiệp, nói thẳng có tiền sẽ lịch thiệp à( phú quý sinh lễ nghĩa mà!), có tiền bác sĩ cũng k hành bệnh nhân, có tiền đi làm việc hành chính cũng k bị hành tới chín, có tiền giáo viên cũng chăm lo học sinh nhiều, có tiền ng ta sẽ bỏ ra nhìu thơi gian để nghỉ ngơi, nghệ thuật này nọ, và…. có tiền này là tiền lương minh bạch của công chức, bác sĩ, giáo viên, có tiền thì họ k cần tiền hối lộ để mạo hiểm sự nghiệp!!và nếu ng dân đủ tiền sống, thỏa mãn bản thân, cũng k sinh gian dối, trộm cắp, thế thôi! mình viết cũng chỉ ám chỉ đa số con ng Việt Nam chứ k phải những thành phần ” ngoại hạm về lòng tham”!!

  28. Tức là theo ý bạn này, xe máy là một cái gì đó xấu xa, nó làm mọi người trở nên suy nghĩ nhỏ nhoi, ngu học
    Dẹp hết xe máy đi
    Phải đi oto, đi oto thì mới văn minh được, văn minh rồi, mới có suy nghĩ văn minh

    Cám ơn bạn vì bài viết hay & kèm theo một ví dụ rất thực tế về cái gọi là “tư duy tiểu nông” từ trong cách hành văn và thể hiện cách nhìn nhận của bạn – qua những cảm nhận và đánh giá hời hợt & hạn hẹp bể nổi của lối sống bên tây về cái gọi là “văn minh” :3

  29. Post bài ở Triết học đường phố mà lại nêu ra khái niệm “cái lũ đầu đường xó chợ” ah ? Bạn có khiếu hài hước đó.

    Cá nhân tôi không thấy việc mua 1 mớ rau cho một bà lão nhăn nheo dậy từ nửa đêm gánh hàng ra chợ bán là một việc làm không văn minh so với việc được phục vụ bởi những “con người làm việc một cách chuyên nghiệp”

    Về quy hoạch thiếu tầm nhìn, vâng, rõ ràng là nó thiếu tầm nhìn, vậy tầm nhìn quy hoạch của bạn là cái gì ? Vẽ ra những con đường to cho 1 thành phố có diện tích nhỏ như Hà Nội ? Theo tôi thấy thì có lẽ không phải xe hơi mà nên phát triển phương tiện công cộng dành cho tầng lớp trung lưu trong xã hội – những người không có khả năng để mua và trả đủ chi phí cho việc vận hành xe hơi. Xe buýt, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao … mọi giải pháp nếu khả thi để thực hiện.

    Xe máy là kẻ thù của nền văn hóa văn minh ? Lí do bạn nêu ra rất hợp lý, nhưng rồi ở 1 thời điểm nào đó, trong một xã hội nào đó tiên tiến hơn, sẽ có người nói “Xe hơi là kẻ thù của nền văn hóa văn minh”, rồi bạn tính sao ?

    Kết luận của bạn thật hùng tráng “cho đến khi nào bạn đi xe hơi, tự khắc bạn sẽ hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ” tôi tương đối nể phục khả năng tư duy của bạn, có lẽ vì tôi không hiểu nổi đi xe hơi thì chân thật ở chỗ nào ? vì trong 1 vài bộ phim tôi xem, một lũ người buôn ma túy và bảo kê gái điếm cũng đi xe hơi – nghề này chắc hơi khó để chân thật, ở VN thì cũng có 1 vài vụ bắt xe hơi chở ma túy. Thiện cái gì ở đây ? vẫn cứ xả khói vào môi trường và đi xe hơi vẫn có khả năng gây tai nạn cho người khác. Còn mỹ ? có lẽ cái này bạn đúng, ai ai cũng đi xe hơi thì nhìn đường phố thật đẹp, có điều ngồi trong xe kéo kín cửa kính và hưởng thụ không khí điều hòa thì có cách nào cảm nhận được gió mang hương hoa hay hơi cỏ xanh trên con đường về các miền quê xa xôi ? thế thì mỹ ở cái gì ? chỉ có thị giác không được coi là “mỹ”

    • 1. Chữ “Cái lũ đầu đường xó chợ” đã được để ở trong ngoặc kép.

      2. Một bà lão phải đi bán rau là sự thất bại của chính sách công nhé. Việc bạn cổ xúy cho hành động này về mặt lý là hoàn toàn sai.

      Những trao đổi về sau của bạn người viết thấy không còn đúng nội dung đơn giản của câu chuyện nữa nên sẽ không bàn luận về comment này.

      • “2. Một bà lão phải đi bán rau là sự thất bại của chính sách công nhé. Việc bạn cổ xúy cho hành động này về mặt lý là hoàn toàn sai.”. Hoàn toàn đồng ý!

      • 1.”Cái lũ đầu đường xó chợ” trong ngoặc kép bạn để như vậy là có ý gì ?
        2. Sự thất bại của chính sách công ? Vậy bạn nêu dùm xem có xã hội của đất nước nào là không có những “sự thất bại của chính sách công” như vậy ? Và quan trọng hơn, trong đầu bạn có giải pháp cụ thể nào để khắc phục những sự thât bại này ko ? Hơn nữa, tôi không cổ xúy, nhìn nhận vấn đề cần nhìn nhận trên nhiều khía cạnh, bạn có hiểu cái thực chất của các tập đoàn bán lẻ dựng nên những siêu thị ko ?
        3. Những trao đổi về sau của tôi hoàn toàn dựa vào nội dung bài viết của bạn và nó cũng đơn giản như bài viết của bạn thôi, nếu bạn không trả lời được thì bạn cứ thẳng thắn nói vậy, có sao đâu nào.

        • Xem cách bạn comment, mình thấy có vẻ bạn đang cay cú do các lập luận của tác giả không giống với cách tư duy của bạn.

          1. Bạn đang xem “Triết học đường phố” chớ không đọc báo cáo khoa học.

          2. Tác giả bày tỏ quan điểm của mình & không có nghĩa vụ giải quyết các vấn đề của xã hội. Việc khắc phục “thất bại của chính sách công” là việc của người làm chính sách.

          3. Đồng ý với Patrick

          • Mình xin lỗi chứ mình ko rỗi hơi mà cay cú, có lẽ mình hơi thiên vị trang “Triết học đường phố” này một chút nên hơi khắt khe với những bài viết của trang.
            1. Vâng, mình đang xem “Triết học đường phố”, nếu có chữ “triết học” thì các bài viết nên có logic, căn cứ một chút, nếu không thì viết kiểu gì cũng ok thôi, lúc đó thì mình sẽ vào trang “Tào lao đường phố” cho phù hợp với nội dung và ý nghĩa các bài viết. Như mình nói, mình hơi khắt khe 1 chút.
            2. “việc của người làm chính sách”, vâng, lập luận này thì nó phổ biến quá rồi. Vì trình độ mình không thấu đáo được “tư tưởng tiểu nông” nó thực chất là thế nào nên cũng không rõ cái kiểu lập luận “không phải việc của tôi” và kiểu nêu ra vấn đề cho sướng mồm rồi bỏ đó, chả biết giải quyết làm sao, nó có thuộc phạm trù “tư tưởng tiểu nông” hay không ?
            3. Bạn đồng ý với Patrick – oki thôi, mình cũng tương đối nể phục khả năng bám sát vấn đề cũng như khả năng mở rộng vấn đề của các bạn 🙂

      • Nếu em nói tới phê phán thì em đọc lại bài viết xem ai phê phán nhiều hơn ai. Suy nghĩ tích cực ? khái niệm này khác với “ảo tưởng” và nếu càng khác biệt với “ảo tưởng được xây dựng trên sự ngu dốt” 🙂

        • tui đồng ý với bác, tác giả cư như là đạo diễn phim truyền hình Việt vậy, nhạt nhẽo, hoang đường và y như đóng kịch, tư tưởng tiểu nông, nghe câu đó là biết tác giả thuộc tầng lớp có tiền rồi

  30. Chấp nhận tác giả đúng về bản chất của xe máy, cũng như vấn đề sử dụng chiếc xe máy tại Việt Nam, cũng không phủ nhận việc sử dụng xe máy làm cho con người của đất nước Việt có tư duy tiểu nông như vậy. Nhưng tôi cũng phải nói rằng từ khi tôi biết xuất hiện chiếc xe máy và đến khi chiếc xe trở nên phổ biến ở mọi ngõ ngách của đất nước con người Việt thì đời sống người dân, nhìn thấy rõ nhất là vùng nông thôn miền núi đã thay đổi đi rất nhiều, từ việc biết đến đến ăn hạt cơm có màu trắng, có mùi thơm của gạo đến việc biết đến các bệnh viện, trường học…. Không xa cách đây khoảng tầm chục năm khi mà chiếc xe máy chỉ có người giàu có hoặc tương đối có của ăn của để mới mua được chiếc xe thì người dân vùng nông thôn còn nghèo lắm lắm, đồng bằng thì họ cọc cạch đạp được xe đạp chứ vùng núi thì có xe đạp chỉ để vác trên vai để leo dốc. rồi thì cả tháng mới xuống đi chợ được 1 lần, đồ ăn thì treo gác bếp, rồi thì khi hết thì nào là đói nào là rốn mấy hơm nữa có chợ, rồi thì….v.v.
    Cũng may khi mà cái phương trời tàu nó đưa được những con xe máy rẻ hơn sang, tuy biết là chất lượng không được như là của hàng đắt tiền kia nhưng ít nhất thì những người nghèo mới biết được đến cái mùi của việc đi lại,giao lưu, mua bán rồi đủ thứ….. vậy đấy
    Đừng trách người ta tư duy tiểu nông hay gì gì đấy…
    Cứ thử nghĩ mà xem với cái cơ chế đồng lương, rùi quản lý, rồi đường sá, rồi đời sống hiện tại của những người như chúng tôi bạn sẽ thấy. Chúng tôi làm cả mấy đời đồng lương có tích góp nhặt nhạnh cũng không đủ để lo cho mình chỗ ở, nói gì đến những ông, những bà chúng tôi trồng khoai sắn mà xem, cái nhà còn chỗ hứng cái xô, chỗ hứng cái chậu mỗi lúc trời mưa. nói chi đến ô tô.
    Rồi lại nói đến chuyện lái chiếc xe, không biết ở các phương trời tây khi mà họ học bằng lái xe có những gian nan của việc học giống ở đất nước mình hay không?…? một câu chuyện thật dài về học luật, nào là luật giao thông, luật đường sá, luật trường, luật lớp…. muôn kiểu luật.

    • Bài viết không có ý trách móc ai cả. Tác giả chỉ đổ lỗi là tại cái xe máy (vật chất) nó tác động đến tinh thần (ý thức) theo quan điểm triết học, cũng không nói chuyện giàu nghèo, vì sẽ chẳng có bài viết nào viết hết cho được từng đó thứ.

  31. Tôi đồng ý với một số lập luận của tác giả, nhưng có 2 ý tôi muốn nói cho rõ.
    1. Việc sắm 1 chiếc ô tô với đa số người Việt Nam trong tình hình hiện tại là điều không tưởng, sinh viên ra trường cũng phải nai lưng ra để kiếm tiền lo cho bản thân và phụ giúp ba mẹ, chưa tính đến việc nếu có khoảng 400-500tr trong vòng phải 6-7năm (sinh viên chất lượng), và khi đó sẽ nghĩ đến việc đầu tư, kinh doanh thứ gì đó chứ không mua ô tô rồi chi vài triệu mỗi tháng cho nó.
    2. Về việc quy hoạch thì phải chăng ta lại phải quy cho việc quản lí yếu kém, trước đây tôi không nghĩ TPHCM lại có những con ngõ vừa đủ người đi mà giá đất lại cao như mặt trời.
    Tóm lại tôi đồng ý rằng xe máy ảnh hưởng nhiều đến tư duy của người dân, tuy nhiên những người quản lí nhà nước phải nhận ra và có những phương án thích hợp. Với tình trạng hiện tại thì tôi thấy chúng ta có thể làm tốt hơn.

  32. Tiêu đề hay, qua cái tiêu đề tất cả chúng ta đã có thể hiểu vấn đề mà bạn muốn nói tới bởi vì tất cả chúng ta đều quá quen với điều đó, Chỉ có điều chúng ta có nói ra hay không. Nguyên nhân do đâu mà ra bạn cũng đã nói lên được 1 phần, tác hại, tác lợi cũng đã rõ. Tuy nhiên cách giải quyết còn quá ngây thơ. Bạn cứ nghĩ muốn làm là làm được hay sao. Muốn thay đổi không phải chỉ ở hệ thống chính trị, tư duy của người lãnh đạo. Thay đổi tư duy của toàn bộ người dân mà trong đó có cả tôi và bạn. Hãy cụ thể bằng chính việc làm của bản thân trước đã, và nếu bạn kêu gọi được chính những người thân của mình thì bạn thật đáng khâm phục. Bản thân tôi khi xả rác vô thùng rác, rất nhiều người bạn của tôi đã cười vì điều đó. Tại sao lại thế nhỉ.

  33. tư tưởng gì mình không thấy, chỉ thấy cách nhìn hạn hẹp, nếu là tư tưởng mới thì phải thấy được thay đổi phải đến từ giáo dục. suy nghĩ như tác giả chả ai suy nghĩ được. xem tựa đề bài viết cảm thấy buồn cười.

  34. Tư tưởng của bài viết khá bùi tai nhưng mình nghĩ vẫn thiếu tính thực tế. Giống như cái kiểu chủ nghĩa hoàn hảo vậy. Nếu dân số việt nam mình còn 1/3 như hiện tại và năng suất làm việc mỗi người tương đương như bên Thái thì điều đó may ra còn thành hiện thực.

      • cũng như không, nói như bạn thì ai đưa ra ý kiến cũng được và trong hàng triệu ý kiến đó bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để lọc ra một ý tưởng đúng đắn có thể áp dụng với thực tế đất nước hay chỉ nêu ra để chứng tỏ ta đây cũng nói được những điều gọi là “triết học”

  35. Uhmmm một bài viết rất thú vị nhưng mình có một số ý kiến thế này.
    1. Phát triển và thiết kế đô thị dù đúng là cũng có một số lý thuyết nền tảng nhưng thật ra khi thật sự đụng vào một đồ án thực sự thì không thể áp dụng một cách máy móc mà tất cả đều phải dựa trên hiện trạng thật rồi đưa ra những giải pháp để phù hợp với từng trường hợp riêng. Thành phố cũng giống như một con người, ko thể ép người này sống giống người kia thì cũng không thể bắt thành phố này trở nên giống thành phố kia.

    2. Nói đến hạ tầng và những con đường lớn. Không biết tôi có hiểu sai ý bạn không nhưng tôi có cảm giác bạn có vẻ thích những con đường hoành tráng nhiều làn xe. Cá nhân tôi không cho đó là một điều tốt. Vì thật ra đường càng nhiều tức là tỉ lệ seal-surface càng cao, ảnh hưởng rất lớn đên khả năng thoát nước bề mặt trong đô thị. Nếu bạn quan tâm thì có sẽ sẽ biết tình trạng ngập ở tpHCM chủ yếu là nguyên do này chứ không hoàn toàn do triều cường hay biến đổi khí hậu gì cả. Nói một cách trực quan thì trong những ngày mưa tầm tã nếu có dịp đi qua những con đường cắt ngang công viên thì sẽ thấy trong công viên thì không bị ngập mà ngoài đường thì các xe thi nhau lội nước. Hạ tầng nặng nhìn fancy vậy thôi chứ đi chung với nó là một đống các vấn đề.

    3. Hệ thống ngầm. Hình ảnh các metro ga ngầm hệ thống cống lớn gì gì đó ở các thành phố châu Âu khi lên film thật sự rất thơ mộng nhưng thực tế nó là nơi của những người vô gia cư và các thành phần outskirt của xã hội. Nói đến hệ thống metro thì nổi tiếng nhất có lẽ là ở Paris. Và nếu đã từng đến Paris thì sẽ biết nó nổi tiếng vì hệ thống quá hoành tráng và còn vì tệ nạn. Bạn tôi từng chứng kiến một đám teenager vây để móc túi trên metro ở Paris và người Paris chỉ đứng nhìn chứ không dám giúp đỡ thì sợ bị trả thù. Bạn tôi cũng mém thành nạn nhân, may mắn là có người đã kín đáo nhắc khéo nó khi chạy vội ra khỏi Metro. Cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu của nó thôi. Và nếu bạn tìm hiểu về lịch sử phát triển của Paris chắc sẽ không thể bỏ qua chi tiết Paris có một giai đoạn vì muốn có những con đường lớn và những toà nhà cao tầng đã phải phá huỷ không ít các công trình kiến trúc cổ. Đos là vết thương rất lớn với những người yêu thành phố này. Cá nhân tôi không muốn chịu đựng nỗi đau đó.

    4. Quy hoạch thiếu đồng bộ. Việc không đồng bộ trong quy hoạch là vì sự quản lý chồng chéo thiếu thống nhất. Nó là vấn đề của việc thiếu kiến thức trong tổ chức và quản lý. Tôi chẳng thấy có liên quan gì đến việc đi xe máy hay đi ô tô cả.

    5. Nếu bạn quan tâm đến quy hoạch và phát triển đô thị thì có lẽ bạn cũng biết xu hướng của phát triển đô thị hiện nay là xây dựng được những khu ở car-free. Vì nhiều lý do, đơn cử một cài cái như ô tô là phương tiện cá nhân lãng phí, lãng phí về cả không gian lẫn năng lượng, vấn đề về bãi đỗ xe, vấn đề môi trường v..v… Nếu ô tô là một điều gì đó tốt đẹp thì có lẽ người ta sẽ không thẳng tay với nó như vậy.

  36. haha.. ngông rất ngông! Tôi thích cách suy nghĩ của bạn. Nhưng bạn chỉ đang phân tích được cái ngọn. Vậy nguồn nó nằm chỗ nào? Văn hóa xe máy (như bạn nói) chỉ là thành tựu hay hậu quả của cái nguồn đó thôi! Chúc bạn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống!

  37. Đọc bài viết của bạn và những phản biện của bạn
    ở dưới thì bạn dường như cố tình đổ lỗi cho chiếc xe máy, ngẫm lại một điều nếu
    biết cách làm thì làm lúa nước và nông nghiệp một cách khoa học cũng sẽ giàu có
    và phát triển một cách bền vững, bạn cứ cho rằng nếu có một cách ô tô thì mua một
    cách nhà ven đô cách chỗ làm 15 km đề hưởng thụ cuộc sống, nếu bạn thực sự biết
    hưởng thụ cuộc sống thì có cái xe máy bạn vẫn có thể hưởng thụ một cách bình
    thường. Mình thấy bài viết của bạn mang tính ngộ nhận quá nhiều, có nghĩa là chỉ
    có một chiều suy ra, còn chiều suy ngược lại thì không thuyết phục, làm gì có
    chuyện comment của bạn có thể nói rằng ta và trời Âu chỉ khác nhau cái xe máy
    và cái ô tô.

    Còn việc nhìn thành phố nhất là Hà Nội và TP
    HCM lộn xộn như vậy là do cách quản lý bạn à, do áp lực của việc đô thị hóa, cơ
    sở hạ tầng không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển đô thị, việc làm ở nông thôn
    không đủ dẫn tới việc nhập cư quá nhiều vào các thành phố lớn, rồi việc quy hoạch
    các trường đại học, cao đẳng chưa hợp lý. Ví dụ nếu ở các vùng nông thôn tạo ra
    việc làm đầy đủ, các khu công nghiệp phát triển ở các vùng nông thôn, người dân
    có việc làm không phải bon chen lên thành phố kiếm sống, và các trường đại học
    được quy hoạch xa trung tâm thành phố, học sinh sinh viên có thêm đất để thực
    hiện nhiều hoạt động ngoại khóa, các hoạt động khác….và nếu có nhiều cái khác
    nữa thì ngay lập tức mật độ dân cư ở khu vực đô thị sẽ giảm và lúc đó dù là ô
    tô hay xe máy thì đều không là vấn đề. Bạn chỉ cần nhìn thành phố Hà Nội, những
    ngày nghỉ lễ, học sinh và sinh viên cùng người nhập cư về quê một phần thì áp lực
    giao thong cũng khác. Đó là vấn đề quy hoạch.

    Tất cả những vấn đề bạn băn khoăn, ở HN và
    TPHCM chỉ cần có người đứng đầu giỏi, biết cách làm và quyết tâm làm thì sẽ ổn.
    Tiền cấp cho các dự án vẫn có, tiền viện trợ của nước ngoài làm cái này cái kia
    vẫn có, có điều làm không đâu vào đâu thì nó thể, bạn đã bao giờ nhìn thấy các
    đường ống cống to nhất của thành phố chưa mà kêu nó bé tẹo… Nếu mà mỗi tỉnh có
    một bác Nguyễn Bá Thanh thì chắc chắn mọi vấn đề gần như sẽ tốt lên rất nhiều.

    Còn rất nhiều điều để nói về bài viết của bạn
    những sẽ nói sau, cảm ơn bạn đã có bài viết để mọi người được đọc và biết thêm
    về một khía cạnh

  38. Tuyệt !!
    Nhưng chắc chắn cải thiện sẽ rất lâu.
    Vấn đề là lịch sử, tiềm thức, văn hóa và tư duy của dân tộc. Cái này nói hơi đao to búa lớn, nhưng thực sự nước ta còn ” tác phong nông nghiệp lúc nước”.

  39. hay, ý tác giả rất hay, nhưng cốt lõi nằm ở cái tư duy của người lãnh đạo đất nước, của những người làm quy hoạch, họ không thoát khỏi cái tư duy tiểu nông như bạn nói. Họ làm đường nhỏ, nâng thuế ô tô cao như mặt hàng xa xỉ và tiếp tục rơi vào vòng lẫn quẫn trên. Nhưng bạn cứ chờ xem, hội nhập là điều không tránh khỏi, và khi cái tư duy bảo thủ kia không tự bỏ đi mà bị cái búa hội nhập đập bể đi, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, dân tộc người ta sẽ làm đường cho dân tộc mình và đến lúc đó… tôi không muốn nói điều đau lòng này

  40. Thực ra vấn đề là Con Người, vấn đề Ko nằm trong “xe” hay “chợ” hay “trách nhiệm của toàn XH”…
    Chúng ta phải nhận lỗi là Chúng ta có quá nhiều Khuyết tật, vì lý do Lịch sử cũng có , mà Khách quan cũng có. Những “Khuyết tật” được bênh vực, che dấu, lấp liếm, hoặc cố tình không nói ra để sửa thì đành…bó tay thôi.
    Rất nhiều “Chuyện” chúng ta biết mà Không Làm Gì Được, lâu dần, chúng sống quen với “nó”, và thế là nó trở thành ” văn hoá” của chúng ta: người lớn nói tục, nói bậy, kể chuyện phải “mặn” mới vui, văn hoá phong bì, văn hoá vỉa hè, “anh hùng núp”, chủ nghĩa thành tích trong mọi nghành, mọi cấp, bằng cấp giả, nạn tham nhũng, vòi vĩnh, làm tiền của ” các nghành chức năng”…vv và vân vân, kể ra không bao giờ hết.
    Bài viết của tác giả tô đậm thêm khuyết tật của Não trạng Con Người Việt nam hiện nay. Tôi cám ơn tác giả đã đánh thức suy nghĩ của nhiều người vô cảm, dù rằng chúng ta chưa thể tìm ra ngay được một giải pháp trọn vẹn.

  41. Mình nghĩ xe máy chỉ là cái cớ để tác giả nói đến hiện trạng đường phố nói riêng và quy hoạch nói chung của các thành phố lớn :3 có đúng không ?

    Dân ta còn nghèo đi xe máy ko có gì là sai …… nhưng có những người đủ tiền tậu oto mà ko dám tậu vì đơn giản …. đường quá hẹp :3

    ~baka~

    • Có lẽ bạn lại hiểu quá rộng vấn đề rồi :D, ý mình chỉ muốn nói là cái xe máy nó ảnh hướng rất xấu tới lối sống và suy nghĩ của mọi người trong công việc và sinh hoạt, vì vậy cần phải có giải pháp để chuyển sang ô tô (bao gồm cả xe cá nhân, xe bus hoặc tàu điện), mà giá xe hơi ở VN quá mắc nên việc chuyển này là không thể, lỗi lầm thuộc về nhà làm chính sách. Chính họ là kẻ gián tiếp kéo sự phát triển chậm lại 😀

      • Mình nghĩ hơi có vấn đề trong cách lập luận của bạn đó Patrick. Thật sự thì ở những nước phát triển hơn nước ta rất nhiều như Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, người ta vẫn sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại đó thôi bạn ơi. Vì đơn giản là nó tiện dụng. Bạn muốn mua thứ gì thì thứ ấy phải phù hợp với túi tiền của bạn thì người ta mới mua chứ. Ở nước ta những người có đủ tiền họ cũng toàn sắm xe hơi để di chuyển cho tiện lợi còn gì nữa chứ. Như vậy quan trọng là có đủ tiền để mua hay không, cho dù loại bỏ đủ thứ các loại thuế mà bạn không đủ tiền mua thì cũng phải chấp nhận đi bộ thôi. Nên nhớ thuế trong trường hợp này là để giảm thiểu dân ta mua sắm 1 mặt hàng nào đó trong điều kiện nước ta chưa cho phép, không nên đổ lỗi tất cả như bạn nói ở trên, khi nào nước mình giàu thì những thứ xa xỉ hàng hiệu sẽ được bán ngang giá với nước ngoài thôi bạn.

        • Bạn có thể tìm hiểu khái niệm về “Butterfly Effect” (Hiệu ứng cánh bướm) để thấy được sức ảnh hưởng rất lớn từ nhiều hành vi tưởng chừng như vô hại, ngoài ra, bài viết này chỉ thảo luận về sự ảnh hưởng của “xe máy” và “xe hơi” tới hành vi của mọi người thôi. Mọi tranh luận khác đều không có tính logic khi bài viết không có luận điểm để chứng minh cho chúng.

          • Quay về với thực tại đi bạn ơi, bạn xem phim quá nhiều rồi đó, thực tế là nước ta quá nghèo để có thể mở rộng đường sá, và thậm chí cần phải có nguồn thu do thuế đem lại để tăng ngân sách và giảm tình trạng thất thoát đôla ra nước ngoài. Thay vì ngồi phê phán tư duy tiểu nông này nọ, và oán trách thuế quá cao hãy tự làm giàu chính bản thân mình lên. Lúc đấy cho dù thuế có cao đến 10 lần đi nữa thì mọi ước mơ của bạn cũng được thực hiện thôi.

          • cái này sai bạn ơi :3 đúng là nước ta còn nợ nhiều nhưng không có thiếu tiền đến độ không mở đường lớn được …….. cái khó ở đây là chúng ta đã quy hoạch mà chỉ nghĩ là …. xe máy chạy ổn là ok :3

            ~baka~

  42. Nói thật tui đánh
    giá rất cao của tư tưởng có phần nhảy vọt và đi trước thời đại của tác giả
    nhưng tui vẫn còn kha khá điều phải thắc mắc như thế này:

    1- Để nuôi 1 chiếc ô tô khoảng 3tr/1 tháng (chi phí gửi
    xe, rửa xe, chăm sóc bao dưỡng định kỳ, xăng xe ….v….v) riêng xăng xe có
    thể còn hơn hoặc bạn dùng máy dầu cũng vậy. Như vậy tác giả nghĩ xem có bao
    nhiêu % người ở HN va TP HCM có thể nuôi đc chưa nói các tỉnh thành trên cả
    nước.

    2- Tâm lý mọi người dân VN nói chung là mua xe là phải
    bền, rẻ, đẹp, mà hiện nay xe đc cho là bền như xe Toyota đi (giá khoảng 400tr), rẻ đi cũng
    100tr, đẹp thì vô giá hoặc cũng có thể hiểu là mua đc 1 chiếc xe là đẹp lắm
    rùi. Xin hỏi nhưng người lao động phổ thông ở HN va TP HCM có thể tiết kiệm đc
    100tr đến 400tr hoặc hơn nữa 1 cách đơn giản hay ko? Họ có thể bỏ tiền ra mua 1
    chiếc xe ô tô hay ko? hay việc họ làm là tiết kiệm tiền để lại những lúc đau ốm
    (những lúc đau ốm và vào 1 bệnh viện ở VN mà ko có tiền nếu như tôi thì thấy
    nhục lắm vì chả bác sĩ nào chăm cho người nhà mình cả đến ý tá tiêm ko đút tiền
    người nhà mình sẽ bị tiêm đau nhìn mà đau lòng lắm) hay để lại làm tài sản cho
    con cháu họ phát triển sau nay những lúc cần có vốn ban đầu. Xin hỏi nếu
    những người tỉnh khác đến các thành phố lớn làm ăn và họ muốn bắm trụ lại đc
    thì họ có muốn 1 chiếc xe với giá đó hay 1 mẩu đất thành phố cắm dùi. (Tất cả
    những người lao động tui nói là những người lao động chân chính và những người
    lao động ko bán lương tâm chỉ vì đồng tiền)

    Cám ơn tác giả vì
    1 bài viết hay

    • Về vấn đề thứ nhất:

      Tôi không tin vào số liệu thống kê thu nhập từ các cơ quan chính phủ mà hiện nay rơi vào khoảng 1.400 USD/người/năm, thực tế thu nhập ở VN cao hơn rất nhiều, chỉ là vấn đề Cục Thống Kê không thể thống kê được con số đó mà thôi. Vậy nên ở vấn đề này tôi không thể trả lời được cho bạn là có bao nhiêu % có thể sở hữu, tôi chỉ muốn nói rằng, có rất nhiều bạn trẻ sau 3-4 năm đi làm kể từ lúc tốt nghiệp đại học có thể tiết kiệm được khoảng 200-300tr (bằng sức lực của họ nhé).

      Về vấn đề thứ 2, bạn có thể suy nghĩ đơn giản như thế này, nếu một chiếc xe mới 2014 có giá USD 20.000 thì một chiếc xe đời 2010 có giá bao nhiêu, một chiếc xe đời 2005 có giá bao nhiêu? Có lẽ chỉ tầm USD 3.000 thôi bạn ah. Nếu bạn có 1 tỷ đồng, với tình hình hiện nay, bạn sẽ không bao giờ mua được nhà trong nội đô, hoặc mua những nơi có chất lượng sống rất thấp. Một giải pháp thông minh hơn được đặt ra là ra ven đô mua một ngôi nhà với giá 800tr – 200tr còn lại bạn có thể mua 2 chiếc xe cũ phục vụ 2 người đi làm mà chất lượng sống của bạn được cải thiện hơn rất nhiều. Đó là thông điệp tôi muốn truyền tải qua bài viết này.

      Còn về những người dân lao động hoặc việc để dành để đi bệnh viện, xin phép được để sang một chủ đề khác, ở bài viết này tôi chỉ muốn nói tới tầm quan trọng của nền văn minh ô tô quyết định chất lượng sống và sự phát triển của mỗi quốc gia thôi.

      • Em xin mạn phép nói thế này, theo như anh, 1 sinh viên ra trường 3-4 năm có thể để dành được 200-300 triệu sao? Cứ cho là 4 năm, và con số là 240 triệu đi, tức là mỗi năm trung bình khoảng 60 triệu, hay là ta phải tiết kiệm được 5 triệu/tháng, chưa nói gì tới tiền sinh hoạt phí, tiền thuê nhà, tiền đi lại, tiền cưới hỏi ma chay…. Coi như là hít không khí để sống và sống ở khách sạn ngàn sao đi, thì cũng chỉ có một bộ phận sinh viên Việt Nam mới gom đủ thôi, với tình hình hiện nay, sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều, bạn bè em, nhiều người làm lương 1 tháng 2tr3, 2tr4 chỉ để đợi thời cơ xin biên chế nhà nước, hoặc là làm doanh nghiệp với mức lương 3tr8- 4tr, thử hỏi sẽ tiết kiệm kiểu gì? Đi cướp ngân hàng chăng???

        • Bạn này suy nghĩ quá mức rồi. Dĩ hẳn bài trên không phản đối hoàn toàn việc đi xe máy. Xe máy vẫn là 1 loại phương tiện giao thông cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên cần có những giải pháp hạn chế, hay đi xe máy với 1 cách quy củ, hệ thống hơn. Bây giờ tràn lan quá đâm ra sẽ nảy sinh các vấn đề tác giả đã nêu trên. Mình nghĩ bạn phản biện như thế thì quá cụt luôn ấy. :)) Nhưng dù sao đó cũng là 1 góc nhìn của bạn.

          • Ồ không nhé, mình chỉ phản biện cái vụ sinh viên ra trường 3-4 năm tiết kiệm được 200-300 triệu thôi, thấy hơi cay đắng nên có ý kiến ấy mà, còn nếu giao thông mà thuận lợi, thì mình vẫn khoái đi phương tiện công cộng hơn, mỗi tội tuyến đường thì ít, đi có 5 km mà phải đi 2 tuyến, xe thì tới muộn, trễ giờ …. Ban có tin mình đi học 5km mà mất hơn 45 phút kể từ khi bước chân ra khỏi cửa tới khi xuống tới cổng trường không? Cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên đành chịu thôi!!!

          • Anh trả lời e cũng hơi cay đắng nhưng mà hãy nhìn theo ánh mặt trời ý, mới tiến xa được, nhìn cái bóng theo sau mình làm gì. Chịu khó học hành, làm thêm lấy kinh nghiệm, trời không phụ ai chăm chỉ đâu.

          • Thế thì sinh viên phải ra trường 5,6 năm anh ạ, chứ 3,4 năm sợ hơi khó, đợi khi tụi bạn nó cưới xin xong hết thì mình mới có xiền để dành, lo mua nhà trước chứ ai mua xe trước ạ :))

          • Mình ra trường 2 năm và mỗi tháng mình có thể để dành hơn 10 triệu với tiền lương. Có thể hơn nếu mình ko tiêu xài hoang phí.
            Mà thấy bản thân vẫn ở mức trung bình, xung quanh rất nhiều người hơn mình.

          • đồng ý, mình đã ra trường 4 năm và hiện tại tài khoản tuy chưa đc 2-300 nhưng nếu muốn có 2-300 thì sẽ có ngay ^^
            đây là điều hoàn toàn có thể bạn ạ
            quan trọng là khả năng mỗi người
            và may mắn nữa
            và thực tế mình chỉ là chiếc đinh gỉ
            còn rất rất nhiều bạn tài giỏi hơn rất nhiều lần nữa cơ

          • Công nhận, các bạn trẻ tốt nghiệp đại học nhà mình tự chụp cho mình cái limit thấp tè.

            Thấy mình lương thấp thì nên tự hỏi sao mình ko thể kiếm nhiều tiền hơn?

          • Mình biết có nhiều sinh viên ra trường được 3-4 năm, từ tay trắng, học tập và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm nên họ cũng tiết kiệm được 600-700 rồi. Thu nhập của họ 20~60tr nhưng chẳng qua báo cáo lương tháng của họ vẫn là 2tr7 để né thuế thôi , chắc cục thống kê dựa vào kết quả này để đánh giá ~_~. Bạn nên chơi với những người như thế thì mới có tư duy khá hơn được. Hơn nữa, muốn tự do tài chính thì không nên phụ thuộc vào đồng lương bạn nhé.
            Thân

        • Tiết kiệm 200-300 triệu là điều có thể, cộng cả lương là các loại tiền thưởng, lễ – tết, với điều kiện là họ sống với bố mẹ. Như thế sinh hoạt phí sẽ giảm đi đáng kể

      • Lý luận của bạn quá sức cảm tính. Bạn không có số liệu & dẫn chứng cụ thể mà chỉ cố gắng bảo vệ quan điểm cá nhân một cách hơi thái quá. Cho hỏi ” bao nhiêu % có thể sở hữu ” là bao nhiêu ? ” rất nhiều bạn trẻ sau 3-4 năm đi làm kể từ lúc tốt nghiệp đại học có thể tiết kiệm được khoảng 200-300tr ” rất nhiều là bao nhiêu ? Xe hơi nào giá 3000 USD, bạn chỉ rõ ra được ko ? Lương sv mới ra trường, mức khá khá thì là 8-10tr. Cày cuốc thêm thì mười mấy. Số sv kinh doanh giỏi & thu nhập mấy chục triệu trong xh bạn cho là bao nhiêu ?

        Không phản đối quan điểm bài xe máy của bạn. Nhưng bài xe máy chuyển sang xe hơi ở vn vào thời điểm này sao? Nực cười lắm bạn. Trong khi các nước phát triển đang phải lo với vấn đề kìm chế lượng xe hơi & tiêu thụ xăng dầu, bạn lại bảo chúng ta phải theo đuôi & theo bằng cách gồng hết sức lên để cho bằng người ta ?! Mình nghĩ là nếu thay đổi thì phải đổi theo một hướng khác, chứ ko phải là từ xe máy lên xe hơi.

        • Bạn sang hỏi Cục Thống Kê xem thu nhập của người VN chính xác là bao nhiêu họ cũng chẳng biết nhé. Xin lỗi bạn World Bank đánh giá ở VN 50% kinh tế là kinh tế ngầm, vậy nên tôi tin ko có số liệu thống kê chính xác ở VN, việc bạn muốn đánh giá thế nào bài viết này là tùy bạn, tôi tôn trọng sự khác biệt.

          Xe hơi giá 3.000 USD bạn lên google search xem giá xe các nước xung quanh như thế nào nhé.

          Không muốn lên xe hơi, bạn muốn lên xe gì, bạn nên tìm hiểu sức mạnh của nền công nghiệp trong sự phát triển của mỗi quốc gia nhé. Bạn muốn làm tàu điện ư, tàu cao tốc hay những phương tiện công cộng hiện đại như vậy, nên nhớ để xây dựng được những hệ thống đó cần con số hàng trăm tỷ USD để nhập khẩu và không mang lại tý công ăn việc làm nào cho người dân VN. Mới có dự án đường cao tốc Bắc Nam hết 65 tỷ USD nhân dân đã kêu ầm rồi, vậy đừng bao giờ nói hiện đại được hệ thống chuyên chở công cộng ở VN. Chúc bạn mạnh khỏe với niềm đam mê xe máy của mình.

      • Hi bác , em nghĩ cái ý tưởng mua nhà ở ngoại ô của bác sẽ rất tuyệt nếu như có một tuyến xe điện ngầm chạy từ ngoại ô vào tp cộng với hệ thống xe bus trong nội thành ngon lành nữa thì hoàn toàn có thể bỏ xe máy , nó sẽ giải quyết được bài toán tiền xăng ô tô ,

    • Oh, không bàn về tư tưởng người dân…tôi hiểu bài của tác giả muốn truyền tải rằng: Đất nước ta vốn là một nước cực kì thuần nông, không chỉ đơn giản bao trùm về mặt sản xuất nông nghiệp mà còn về tư tưởng dân tộc. Nói đúng hơn, hầu hết chúng ta-đều là một anh “nông dân” cả, tư duy “nông dân” ấy là đặc trưng của người Việt. Có nhận xét rằng người Việt thông minh nhưng tôi nghĩ đó là cái “khôn lỏi của một người nông dân” mà thôi. Và tầng lớp lãnh đạo đất nước không hề thoát được khỏi cái tư duy ấy, thể hiện trên nhiều mặt. Trong bài này, ô tô và xe máy là một ví dụ cụ thể. Đánh thuế quá cao đối với ô tô theo ý kiến tác giả là một sai lầm, và cái sai lầm ấy không hẳn là do trình độ nhận thức của các vị lãnh đạo mà chính tư duy “tiểu nông” tồn tại sẵn trong mỗi người dân Việt ảnh hưởng…

    • Về ý 1 thì do đang đánh đồng xe hơi giống xe máy cá nhân. Nếu là xe hơi gia đình thì chi phí hàng tháng sẽ chỉ bằng 1 chiếc xe máy hoặc cao hơn chút. Nhưng khi đi xe hơi, các bạn sẽ phải tính toán kỹ càng trước khi muốn đi đâu, ko có việc cứ đi, tới đâu hay tới đó. Việ này sẽ giúp giảm thiểu sự phí phạm thời gian cũng như xăng xe. Không những thế mọi người sẽ tập được suy nghĩ có kế hoạch và khoa học hơn.

    • để thuận tiện cho người thu nhập thấp chưa mua dc xe hơi, Việt Nam phải hoàn thiện và phát triển hệ thống công cộng: xe buýt, tàu điện ngầm…Đi gần thì lội bộ hoặc đi xe đạp. Đặc biệt, tại các TP lớn, dịch vụ mua bán tại nhà thông qua internet khá phát triển. Người trẻ nên tích cực đưa ra giải pháp, vì thực tế xã hội đã quá nhiều vấn đề rồi. Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Cám ơn bài viết của bạn – @Patrick !

  43. Nói thật tui đáng
    giá rất cao của tư tưởng có phần nhảy vọt và đi trước thời đại của tác giả
    nhưng tui vẫn còn kha khá điều phải thắc mắc như thế này:

    1- Để nuôi 1 chiếc ô tô khoảng 3tr/1 tháng (chi phí gửi
    xe, rửa xe, chăm sóc bao dưỡng định kỳ, xăng xe ….v….v) riêng xăng xe có
    thể còn hơn hoặc bạn dùng máy dầu cũng vậy. Như vậy tác giả nghĩ xem có bao
    nhiêu % người ở HN va TP HCM có thể nuôi đc chưa nói các tỉnh thành trên cả
    nước.

    2- Tâm lý mọi người dân VN nói chung là mua xe là phải
    bền, rẻ, đẹp, mà hiện nay xe đc cho là bền như xe Toyota đi (giá khoảng 400tr), rẻ đi cũng
    100tr, đẹp thì vô giá hoặc cũng có thể hiểu là mua đc 1 chiếc xe là đẹp lắm
    rùi. Xin hỏi nhưng người lao động phổ thông ở HN va TP HCM có thể tiết kiệm đc
    100tr đến 400tr hoặc hơn nữa 1 cách đơn giản hay ko? Họ có thể bỏ tiền ra mua 1
    chiếc xe ô tô hay ko? hay việc họ làm là tiết kiệm tiền để lại những lúc đau ốm
    (những lúc đau ốm và vào 1 bệnh viện ở VN mà ko có tiền nếu như tôi thì thấy
    nhục lắm vì chả bác sĩ nào chăm cho người nhà mình cả đến ý tá tiêm ko đút tiền
    người nhà mình sẽ bị tiêm đau nhìn mà đau lòng lắm) hay để lại làm tài sản cho
    con cháu họ phát triển sau nay những lúc cần có vốn ban đầu. Xin hỏi nếu
    những người tỉnh khác đến các thành phố lớn làm ăn và họ muốn bắm trụ lại đc
    thì họ có muốn 1 chiếc xe với giá đó hay 1 mẩu đất thành phố cắm dùi. (Tất cả
    những người lao động tui nói là những người lao động chân chính và những người
    lao động ko bán lương tâm chỉ vì đồng tiền)

    Và cuối cùng vẫn phải cám ơn bạn vì bạn dám nhìn và nói ra 1 sự thật mất lòng là người nào cũng có đủ dũng cảm nhìn nhận

    • Tác giả hình như đâu có cổ súy cho việc đi ô tô hoàn toàn đâu bạn. Mình nghĩ cần phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng các tuyến xe bus, tàu điện như ở các nước phát triển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI