Featured Image: Brian Golden
Câu chuyện của nam ca sĩ trẻ Sơn Tùng gần đây được dư luận quan tâm. Đầu tiên, người ta phát hiện những ca khúc hot của anh có giai điệu na ná một vài ca khúc của Hàn Quốc và quy kết anh đạo nhạc. Chuyện sẽ nhanh chóng đi qua nếu như không có chuyện cấm lưu hành những ca khúc này. Thế là báo chí vào cuộc, một bên khẳng định Sơn Tùng đạo nhạc với ý kiến của nhiều nhạc sĩ tên tuổi. Một bên cho rằng Sơn Tùng không đạo nhạc và mới đây phía Hàn Quốc cũng có văn bản xác định Sơn Tùng không đạo nhạc của họ.
Và bây giờ câu chuyện lên tới đỉnh điểm, người Việt bắt đầu chia làm hai phe. Bên ủng hộ Sơn Tùng thì cho rằng thói đố kỵ tài năng, gato của người Việt đang “dìm” Sơn Tùng. Bên kia “chiến tuyến” vẫn khẳng định nam ca sĩ trẻ này đạo nhạc rõ ràng và là sai trái, không thể chấp nhận được.
Câu chuyện mới mà không mới! Bởi trước đến giờ chúng ta cũng quá quen thuộc với những cụm từ kiểu “đạo nhạc” “đạo văn”…mà báo chí từng nhiều lần đưa tin. Mới đây không quá lâu, câu chuyện một số tiến sĩ bị tố đạo luận án. Cái này có vẻ rõ ràng hơn việc đạo nhạc, bởi chỉ cần chỉ rõ đoạn nào được “cóp” là khỏi chối cãi. Nhưng câu chuyện của Sơn Tùng lại ở ranh giới mong manh giữa “đạo” mà “không đạo”!
Ai từng nghe ca khúc Chắc Ai Đó Sẽ Về sẽ đồng ý rằng nhiều đoạn nhịp điệu sao cứ na ná Because I Miss You. Thính giả là vậy, họ không thể đi phân tích theo kiểu “cùng sử dụng nhịp điệu Slow Rock 6/8 với tốc độ nốt đen bằng 48/giây, giọng hát chủ đạo là Đô trưởng” để nói là đạo nhạc hay không. Họ chỉ nghe và thấy nhịp điệu giống nhau thì lên tiếng. Chẳng thể trách mấy triệu thính giả được!
Còn về phía một số nhạc sĩ lên tiếng khẳng định Sơn Tùng “đạo nhạc tinh vi” thì cũng có lý của họ. Họ là những nhạc sĩ chuyên nghiệp đã quen với những sản phẩm âm nhạc được viết bởi sự sáng tạo đúng nghĩa. Tức là vào một hoàn cảnh kia, có cảm xúc nọ, với sự từng trải này, kiến thức âm nhạc đây… họ cho ra đời một bài hát. Và cả cuộc đời họ làm như thế nên việc Sơn Tùng sử dụng nhịp điệu một số đoạn (Sơn Tùng đã thừa nhận) của người khác đưa vào bài hát mình thì dễ dàng những nhạc sĩ trên không thể chấp nhận được là điều đương nhiên!
Sơn Tùng không có tội! Và chính cụm từ “đạo nhạc” nếu gắn liền với anh là một điều sai. Bởi “đạo” ở đây là “ăn cắp”. Rõ ràng, Sơn Tùng chỉ…mượn chứ không ăn cắp.
Câu chuyện của Sơn Tùng khiến tôi nhớ đến việc mình lúc trước hay cộng tác cho báo cười một số bài thơ “cải biên”. Tức là tôi dựa vào mạch của một bài thơ nổi tiếng sau đó tôi bỏ chữ của mình vào thành bài thơ vui. Vậy tôi có đang “đạo thơ” không?. Ví dụ để bạn rõ hơn với bài “Ông Đồ” của cụ Vũ Đình Liên, tôi đã lấy “phần hồn” để viết nên bài thơ của mình như sau:
“Mỗi năm ngày lễ đến
Tụi FA thêm già
Rủ nhau bên bàn nhậu
Cho ngày lễ chóng quaBao nhiêu đứa chưa gấu
Tấm tắc khen nhau tài
Nhìn xuôi rồi nhìn ngược
Vẫn thấy mình đẹp traiNhưng mỗi năm mỗi vắng
Tụi FA nay đâu
Bàn nhậu không còn đắm
Facebook càng thêm sầuFA cứ ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Nhỏ bán hoa cười khẩy
Chắc là tụi này gayNăm nay lễ lại tới
Không thấy FA xưa
Những đứa đang chăm đọc
Chắc FA tới giờ.”
Rõ ràng, khi đọc xong nếu tôi không nói chắc các bạn cũng biết chắc chắn tôi “nhại” theo bài ÔngĐồ nổi tiếng! Vậy là tôi “đạo thơ” rồi? Cũng không đúng bởi câu chữ kia là của tôi khác hẳn câu chữ của cụ Vũ Đình Liên! Nhưng cũng đúng bởi cái hồn thơ, nhịp điệu kia rõ ràng là không phải của chính tôi sáng tạo nên.
Vậy tôi có tội không? Tôi có nên bị gắn mác “đạo thơ” không? Chắc chắn bạn sẽ gật gù: “Làm gì mà tội tình, đạo điếc ở đây. Làm cho vui mà, không sao.” Câu chuyện của Sơn Tùng cũng thế: “Làm gì mà đạo điếc, ăn cắp bản quyền ở đây chỉ là nghe… cho vui thôi mà?”
Nhưng tôi nhận ra có một điều tôi khác Sơn Tùng. Tôi đã “cải biên” hàng trăm bài thơ. Thơ tây có, thơ ta có, thơ kháng chiến của Tố Hữu có, thơ tình Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử thì lại càng nhiều… Nhưng có một điều tôi luôn tuân thủ là ngay sau mỗi cái tên bài thơ tôi luôn dành một dòng in đậm: “Phóng tác theo bài thơ…của nhà thơ…)”
Sơn Tùng cũng có mượn nhịp như tôi nhưng rõ ràng “không ghi nguồn”. Và bị người nghe nói này nọ thì cũng nên… chấp nhận. Có lẽ, một bài hát sẽ khó hơn một bài thơ khi viết theo kiểu câu in đậm của tôi: “Phóng tác theo bài hát…từ đoạn…của nhạc sĩ…”
Nhưng nếu làm được chắc chắn sẽ chẳng ai nói Sơn Tùng mà thay vào đó sẽ im lặng thưởng thức bài hát. Còn chuyện bản quyền, đạo này đạo nọ sẽ chẳng mảy may quan tâm. Nghe nhạc mà, sao phải gồng mình đau khổ mà làm chi, đúng không?
Chuyện đạo nhạc, đạo văn… này nọ ở nước ta vẫn chưa có một quy định rõ ràng. Mà khó có thể có một quy định rõ ràng được. Nhưng tôi nghĩ trước khi lấy của người khác một cái gì (dù nhỏ) thì vẫn nên hỏi ý kiến của họ. Nếu người ta ở quá xa hoặc đã quá cố (như những nhà thơ bị tôi “đạo” thơ) thì cũng nên nói trong tác phẩm của mình. Có thể, việc đó sẽ khiến tác phẩm của mình trở nên “kỳ quái” hơn nhưng cũng rất nên làm.
Người nghe, người đọc ngoài kia sẽ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đâu. “Mượn” xíu cũng chẳng sao, nhưng nên nói rõ ràng. Quan trọng là cảm xúc mình mang lại cho họ mới là điều đáng trân trọng.
Đức Lộc
Bài thơ của Đức Lộc chắc chắn không phải đạo thơ rồi.
Nhưng nếu đặt trường hợp cả hai bài đều là nhạc, thì Đức Lộc đạo nhạc rồi. Vì hai bài này có giai điệu rất giống nhau.
Showbiz vốn lắm chiêu trò, có ai từng nghĩ rằng bên HQ đang troll VN mình một quả đau lòng không? Sau lời khẳng định của một TT uy tín như TT Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam , rồi thì nhạc sĩ lớn như Phó Đức Phương… rằng “Chắc ai đó sẽ về” có đạo nhạc, bên HQ bỗng nhiên xác minh rằng ST không đạo nhạc. Họ muốn cho khán giả VN thấy điều gì? rằng TT Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam, Ns PĐP vốn chỉ là một đám vô học? chỉ biết ghen ghét đố kị với tài năng của ST, đang “dìm hàng” ST? Vu khống ST? Tôi không là fan, cũng chẳng là antifan của anh chàng này, nhưng dù sao tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sự việc “em của ngày hôm qua”, tôi vẫn nghi nghi, và Showbiz thì các bạn biết rồi đấy, lắm chiêu, đừng vội toàn bộ những gì bạn đang thấy, cũng đừng vội tin 1/2 những gì bạn đang nghe 🙂
Khi ra tòa thì kẻ cắp nào cũng cãi là mình chỉ mượn chứ ko ăn cắp,vậy nếu bạn là quan tòa thì xử ra sao ?
Thơ chế thì được,đạo nhạc cho vui thì được nhưng chuyện Sơn Tùng là biến nó thành sản phẩm và đem đi bán,ăn cắp rõ ràng nếu ko ghi rõ nguồn mà nhận là của mình !
Đạo là đạo, nữa nạc nữa mở ko rõ ràng không chấp nhận được !
Hành vi ăn cắp tinh vi như vậy không thể dung thứ. Đất nước mình ít sáng tạo rồi đừng làm cùn mòn khả năng tự thân vận động nữa.
Đây này, xem anh ấy đã đạo bao nhiêu bài: http://goo.gl/ti0pwF
Kết http://goo.gl/TRudNl
Nếu bạn là 1 nhà thơ và bạn chế lại bài thơ ấy, bạn mới là người đạo thơ. Cũng như ST, nếu anh ta không phải là 1 ca sĩ, anh ta có quyền chế biến tùy thích. Bạn lập luận rằng “mượn” chứ không “ăn cắp”, ST không có tội chẳng khác gì đang dung túng cho 1 kẻ cắp, ST chẳng phải con nít hay vị thành niên nữa, anh ta biết mình đang làm gì đấy. Vô tình mà những quan điểm tưởng như “giảng hòa” ấy lại làm cho VN càng ngày càng trở thành đất nước “cái gì miễn thấy hay là được”.
Cái của bạn người ta gọi là thơ chế. Nếu bạn đưa vào bài viết như thế này thì ok, còn nếu xuất bản thành sách và đem đi bán thì xác định ăn gạch như Sơn Tùng nhé.
ST cũng vậy. Khi còn ở giới underground thì làm gì người ta k quan tâm, nhưng đã nổi và thu lợi rồi thì phải mua bản quyền đàng hoàng.
Mình có nghe Kpop nên biết chút chút. Công ty SM đều mua bản quyền các bài khác để làm bài hát chủ đề cho ca sỹ, nên k có chuyện kiện tụng gì ở đây.
tác giả nói là đang đưa lên báo đó cười đó thôi, như vậy là được xã hội chấp nhận. Mình nghĩ mượn cũng dc miễn ghi nguồn đàng hoàng!
Bài viết rất hay. ST-MTP rất có tài, điều anh ta cần là một công ty quản lý và một định hướng tốt hơn.
Mỗi năm hoa đào nở.
Lại thấy bà chủ nhà.
Miệng tươi cười hớn hở
Giá phòng tăng rồi nha.
Bao nhiêu là điện nước
Ngày mai giá mới rồi
Sinh nhật gấu sắp tới
Tiền hết quà có đâu.
FA vẫn còn nhậu
Tấm tắc khen nhau tài
Mấy thằng đã có gấu
Ôi tiền nhậu còn đâu ?
Gấu mỗi năm mỗi vắng
Qua đường không ai hay
Có gấu càng thêm sầu
Phải chi đào đừng nở.
Năm nay hoa đào nở
Nhập hội FA xưa
Bà chủ nhà lại nhắc
Dọn đồ dần đi nha !
Hay lắm thánh thơ.
Bài viết rấthay! Kết nhất vẫn là bài thơ! 😀