28 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[Bài dịch] Tại sao nhiều người muốn “thức thần”?

Rất dễ để giải thích tại sao ma tuý như heroin và cocaine lại khiến người ta muốn dùng chúng vì chúng trực tiếp kích thích các vùng tạo ra khoái cảm trong não. Thế nhưng rất khó giải thích tại sao chất thức thần lại khiến người ta hứng thú đến thế. Suy cho cùng thì không có lí do hiển nhiên nào cho việc trạng thái nhận thức khác thường – thường được miêu tả như triệu chứng của ngộ độc hay bệnh tật – lại thú vị đến vậy. Thế nhưng, người ta không chỉ trả tiền cho những trải nghiệm này, họ còn chấp nhận nguy cơ bị bắt. Tại sao lại như vậy?

Câu trả lời đó là những loại thuốc này là lối tắt tới các trải nghiệm tâm linh có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của con người. Lí do tại sao trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta suy xét cách nền văn minh đã được định hình bởi tôn giáo ra sao.

Suốt một thời gian dài, các nhà nhân chủng học đã tranh cãi rằng những người theo đạo thường cộng tác tốt hơn những người vô đạo. Trong các nhóm nhỏ thì tác động của tôn giáo thường ít thể hiện hoặc thậm chí là thể hiện tiêu cực. Tuy nhiên, trong nhóm người lớn hơn, có vẻ tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết nối giữa những người lạ. Thực tế, các học giả cho rằng sự xuất hiện của các thành phố lớn ở Trung Đông 12.000 năm về trước xảy ra là nhờ niềm tin vào “Chúa” – kẻ theo dõi mọi hành động của con người.

Tại sao tôn giáo lại khiến người ta cộng tác tốt hơn? Một mặt, niềm tin rằng một chủ thể đạo đức tối cao vô hình nào đó đang theo dõi khiến người ta dễ kiềm chế việc phá luật để vụ lợi bản thân hơn. Tác động này khá mạnh mẽ, các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ một thứ nhỏ nhặt như bức tranh có hình đôi mắt trên một chiếc hộp có thể khiến người ta trả tiền thật thà hơn gấp 3 lần.

Mặt khác, tôn giáo kết nối con người với một hiện thực lớn hơn họ có thể nhận thức được. Đó có thể là nhóm xã hội phù hợp với họ, sự kết nối là vô cùng quan trọng vì nó giúp con người cộng tác ngay cả khi không có cái lợi trước mắt. Nếu tôi tin rằng mình là một với mọi sinh linh thì có lẽ sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận việc người khác hưởng lợi từ việc làm của mình.

Có lẽ điều đó giải thích tại sao chất thức thần lại kích thích trí tò mò đến thế. Bằng cách tạo ra các trải nghiệm tâm linh, chất thức thần tái tạo các trạng thái nhận thức đóng vai trò quan trọng về mặt tiến hoá, giúp người ta cộng tác với nhau hơn và sinh tồn tốt hơn. Điều này không có nghĩa là việc sử dụng chất thức thần là một bản năng của con người. Nó giải thích rằng việc sử dụng chất thức thần là một công cụ cho phép đạt được các trạng thái tâm linh nhanh chóng.

Pháp luật không thể thay đổi bản tính con người

Nếu điều trên là đúng, thì điều đó có nghĩa là sử dụng thuốc về bản chất không khác gì tụng kinh, tuyệt thực, thiền định, các hoạt động mà tôn giáo sử dụng để đạt được trạng thái nhận thức khác. Những người thuộc trường phái “tự nhiên” có thể sẽ phản đối vì việc sử dụng thuốc không yêu cầu sự kiên nhẫn và kỉ cương thường được nhắc đến trong các hoạt động tâm linh. Điều này là đúng, nhưng cũng có thể phản biện rằng việc mua một chiếc xe không kỉ cương và cần sự nhẫn nại như tự lắp ráp một chiếc. Dù sao thì cũng có nhiều tôn giáo sử dụng chất thức thần trong các nghi thức.

Chất thức thần còn có thể có tác dụng tích cực trong việc nâng cao tinh thần. Hiện nay đã có nhiều bằng chứng rằng chất thức thần có thể chữa lành các bệnh tâm lí mãn tính và trầm cảm. Dù điều này không đảm bảo rằng thứ thuốc này có tác dụng chung cho mọi người, các bằng chứng chứng tỏ rằng một phần lớn dân số có thể cải thiện cuộc sống bằng chất thức thần.

Việc cấm chất thức thần là một việc kém hiệu quả. Nó giống như cấm hoạt động giao cấu không khiến người ta dừng việc thèm muốn sex, cấm chất thức thần không khiến người ta dừng thèm muốn các trải nghiệm thức thần. Một cách tiếp cận hợp lí đó là tạo ra một khung tiêu chuẩn cho phép người dân sử dụng chất thức thần mà vẫn đảm bảo an toàn. Thực tế là không có hệ thống pháp lí nào có thể thay đổi bản tính con người và không có lí do gì cho thấy việc cấm chất thức thần có tác dụng.

Nguồn: The Conversation
Phóng dịch: VN Psychedelic
Edit: Triết Học Đường Phố

*Featured Image: noonexy 
spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,880Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI